1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 23cn 8

4 312 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Trường THCS : Năm học : 2008-2009 Môn học : Công nghệ Lớp : 8 Số tiết : 1 Ngày soạn : 26/11/08 Người soạn : Vũ Thị Thanh Ngày dạy: Người dạy: Bài 23 : Thực hành ĐO VÀ VẠCH DẤU I.Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS : 1. Kiến thức: - Biết sử dụng dụng cụ đo và kiểm tra kích thước. - Sử dụng được thước, mũi vạch dấu, mũi chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng phôi. 2. Kĩ năng : - Sử dụng đúng các thao tác đo bằng thước lá và thước cặp. - Sử dụng đúng các bước để thực hiện vạch dấu trên mặt phẳng. 3. Thái độ : - HS tích cực và hứng thú trong học tập. - Đảm bảo an toàn trong các hoạt động. - - Hình thành tác phong làm việc theo quy trình. II.Trọng tâm và những chuẩn bị cần thiết. 1. Trọng tâm: II. Nội dung thực hành. 1. Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp. 2. Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng. III. Báo cáo thực hành 2. Chuẩn bị cần thiết : - GV: + Nội dung: -Nghiên cứu kĩ bài 23 SGK. - Sử dụng thành thạo dụng cụ đo. + Đồ dùng : - Tranh vẽ H 23.1, H 23.2, H 23.3, H 23.4 và H23.5 SGK. - Các dụng cụ đo. - HS : + Đọc trước bài 23 SGK. + Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. Phương pháp: Trực quan , thảo luận nhóm. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ : (3 ph) - 1 - Câu hỏi: Em hãy cho biết để đảm bảo an toàn khi dũa và khoan, em cần chú ý những điểm gì? Trả lời: Để đảm bảo an toàn khi dũa và khoan cần chú ý: không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt; Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan ; Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan ; Không cúi gần mũi khoan ; Không dùng tay hoặc vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay. 3. Giới thiệu bài mới : (1 ph) Ở bài 20 các em đã được biết về một số dụng cụ đo như thước lá thước cặp và trong bài hôm nay các em còn được biết thêm về một số dụng cụ vạch dấu. Vậy chúng ta sử dụng chúng như thế nào, để biêt được điều đó thì hôm nay cô và các em sẽ đi vào bài 23 Thực hành ĐO VÀ VẠCH DẤU. 4. Phát triển bài: (38 ph) - 2 - - 3 - Thời gian Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng (2ph) (10ph) Hoạt động 1: Chuẩn bị GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. GV: Chia lớp làm 2 nhóm , cử nhóm trưởng. Hoạt động 2: Hướng dẫn ban đầu * Tìm hiểu cách sử dụng thước cặp: GV: Treo tranh vẽ H23.1 lên bảng và thước cặp thật và yêu cầu HS quan sát, cho biết các bộ phận chính của thước cặp? HS: Quan sát và trả lời GV: Nhận xét và kết luận. GV: Kiểm tra vị trí “ O” của thước, điều chỉnh vít hãm, thao tác đo mẫu và yêu cầu HS quan sát. HS: Quan sát GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết cách đọc trị số đo? HS: Trả lời GV: Nhận xét và kết luận. I. Chuẩn bị II. Nội dung thực hành. 1. Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp. a. Đo kích thước bằng lá. b. Đo bằng thước cặp. - Thao tác đo: + Tay trái cầm chi tiết đặt giữa hai mỏ thước, tay phải giữ cán thước, khi đó ngón tay cái của tay phải đẩy khung động di chuyển tới tiếp xúc với bề mặt cần đo, mỏ của thước không bị lệch. + Kẹp chặt khung động (20ph) GV: Gọi 1-2 HS lên đo thử. HS: Lên đo. GV: Nhận xét. GV : Yêu cầu HS cho biết các thao tác đo? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. * Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng: GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết vạch dấu là gì?Nếu vạch dấu sai thì sẽ gây ra hậu quả gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Em hãy cho biết dụng cụ vạch dấu gồm có những gì?Và quy trình lấy dấu gồm những bước nào? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Để thực hiện vạch dấu ke cửa ta thực hiện theo các bước nào? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và kết luận ghi bảng. GV: Biểu diễn mẫu thao tác vạch dấu và yêu cầu HS quan sát. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thực hành. GV: Yêu cầu các nhóm về vị trí làm việc. HS: Về vị trí. bằng các ngón cái và ngón trỏ của tay phải, các ngón tay còn lại của tay phải giữ cán thước. Siết chặt vít hãm. Khi đó, tay trái giữ mỏ của cán thước. 2. Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng. a. Lý thuyết. b. Thực hành vạch dấu ke cửa. B1: Bôi vôi hoặc phấn màu lên khắp bề mặt tấm tôn. B2: Dùng các dụng cụ cần thiết vẽ hình dáng của chiếc ke cửa lên tấm tôn phẳng theo trình tự SGK. B3: Dùng chấm dấu tại các điểm O , A , A’ , O’, B’ , B. V. Hướng dẫn về nhà : ( 1ph) - HS về đọc trước bài 24 SGK. - Chuẩn bị bảng phụ. - 4 - . THCS : Năm học : 20 08- 2009 Môn học : Công nghệ Lớp : 8 Số tiết : 1 Ngày soạn : 26/11/ 08 Người soạn : Vũ Thị Thanh Ngày dạy: Người dạy: Bài 23 : Thực hành. khoan đang quay. 3. Giới thiệu bài mới : (1 ph) Ở bài 20 các em đã được biết về một số dụng cụ đo như thước lá thước cặp và trong bài hôm nay các em còn được

Ngày đăng: 18/08/2013, 11:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w