KIM LOẠI + DUNG DỊCH AXIT Bài 1 : Hòa tan hết 25,2 gam kim loại M trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 1,008 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M đã dùng là : A. Zn B. Mg C. Fe D. Al. Bài 2 : Cho 9,72 gam kim loại M phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 0,672 lít khí NO (đktc). Kim loại M đã dùng là : A. Cu B. Mg C. Fe D. Ag. Bài 3 : Hòa tan cùng một lượng kim loại M trong dung dịch H 2 SO 4 loãng và dung dịch HNO 3 loãng thì thể tích khí H 2 và thể tích khí NO bằng nhau (trong cùng điều kiện) và khối lượng muối sunfat bằng 62,81% khối lượng muối nitrat. Kim loại M là : A. Zn B. Mg C. Fe D. Al. Bài 4 : Hòa tan hết 1,3 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A đun nhẹ thấy có 0,112 lít khí thoát ra. Kim loại M là : A. Zn B. Mg C. Fe D. Al. Bài 5 : Hòa tan hỗn hợp gồm Zn, Fe trong 500ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch A và 10,52 gam muối khan. Để trung hòa d .dịch A cần V lít d.dịch B chứa hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,01M. Giá trị của V là : A. 0,5 B. 1,0 C. 1,5 D. 2,0. Bài 6 : Hòa tan hết 5,6 gam hợp kim Cu-Ag bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho A tác dụng với nước clo dư thu được dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được 9,32 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim lần lượt bằng : A. 40,88% và 59,12% B. 50,73% và 49,27% C. 34,3% và 65,7% D. Kết quả khác. Bài 7 : Hòa tan hết 1,68 gam hỗn hợp Cu và Ag bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được khí A và dung dịch B. Cho A tác dụng với nước brom dư thu được dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch Ba(NO 3 ) 2 dư thu được 2,976 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim lần lượt bằng : A. 20,86% và 79,14% B. 30,73% và 69,27% C. 44,43% và 55,57% D. Kết quả khác. Bài 8 : Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Mg, Fe phản ứng hết với dung dịch HNO 3 thu được dung dịch B (không chứa NH 4 NO 3 và V lít khí D gồm NO và N 2 O (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 16,75. Khối lượng muối khan có trong B tính theo m và V là : A. m + 11,76V B. 0,8m + 0,75V C. 1,5m + 10,8V D. m + 12,6V. Bài 9 : Hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I và tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3 (trong đó số mol của X là x mol). Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch có chứa m gam HNO 3 (lấy dư 25%) thì sau phản ứng thu được dung dịch B không chứa NH 4 NO 3 và V lít hỗn hợp khí NO 2 và NO (đktc). Giá trị của m tính theo x và V là : A. 125 10 .63. 22,4 100 V m x = + ÷ B. 75 10 .63. 22,4 100 V m x = + ÷ C. 75 10 .63. 11,2 100 V m x = + ÷ D. 125 10 .63. 11,2 100 V m x = + ÷ Bài 10 : Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al phản ứng với 250ml dung dịch HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H 2 (đktc). Biết H = 100%, phần trăm khối lượng Mg, Al trong A là : A. 40,88% và 59,12% B. 37,21% và 62,79% C. 34,43% và 65,57% D. 44,16% và 55,84%. Bài 11 : Hoà tan 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe x O y trong dung dịch HCl 2M thu được 2,24 lít khí H 2 ở 273 0 C, 1 atm. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và thể tích HCl tối thiểu đã dùng để hòa tan hỗn hợp X là : A. FeO ; 0,25 lít B. Fe 2 O 3 ; 0,5 lít C. Fe 3 O 4 ; 0,25 lít D. Fe 3 O 4 ; 0,5 lít. Bài 12 : Hoà tan hỗn hợp X gồm 1,68 gam kim loại M và 10,44 gam oxit của nó có dạng M x O y trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Cũng lượng X ở trên nếu hòa tan trong dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được 1,008 lít khí NO (đktc). Công thức của M x O y là : A. Al 2 O 3 B. FeO C. Fe 2 O 3 D. Fe 3 O 4 . Bài 13 : Hòa tan hết 11,2 gam hỗn hợp hai kim loại M và M’ trong dung dịch HCl, sau phản ứng cô cạn được 39,6 gam muối khan. Thể tích khí H 2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là : A. 0,896 lít B. 0,672 lít C. 1,008 lít D. 0,784 lít. Bài 14 : Cho 14,5 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng muối clorua khan thu được sau phản ứng là : : A. 35,8 gam B. 25,15 gam C. 36,1 gam D. Kết quả khác. Bài 15 : Hòa tan hết 22,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl sau phản ứng thu được 16,8 lít H 2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là : A. 65,58 gam B. 75,65 gam C. 76,24 gam D. Kết quả khác. Bài 16 : Cho 12,45 gam hỗn hợp X gồm Al và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 1,12 lít hỗn hợp khí (N 2 ; N 2 O) (đktc) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 18,8 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được 0,448 lít khí (đktc). Biết tổng số mol của X là 0,25 mol, tên của kim loại M là : A. Zn B. Mg C. Fe D. Al. Bài 17 : Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO 3 thu được 7,84 lít hỗn hợp khí NO và NO 2 có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Giá trị của x là : A. 0,05 B. 0,06 C. 0,07 D. 0,08. Bài 18 : Thực hiện hai thí nghiệm : Thí nghiệm 1 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V 1 lít khí NO duy nhất (đktc). Thí nghiệm 2 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thấy thoát ra V 2 lít khí NO duy nhất (đktc). Mối quan hệ giữa V 1 và V 2 là : A. V 1 = V 2 B. V 2 = 2V 1 C. V 2 = 2,5V 1 D. V 2 = 1,5V 1 Bài 19 : Thổi một luồng khí CO qua hỗn hợp Fe và Fe 2 O 3 nung nóng thu được 1 chất khí B và hỗn hợp rắn D gồm có Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 . Cho B lội qua nước vôi trong (lấy dư) thu được 6 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn D bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thấy tạo ra 4,032 lít SO 2 (đktc) và dung dịch E. Cô cạn E thu được 24 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Fe và Fe 2 O 3 ban đầu là : A. 58,33% và 41,67% B. 60,25% và 39,75% C. 64,42% và 35,58% D. 54,16% và 45,84%. Bài 20 : Hoà tan hỗn hợp X gồm 1,68 gam kim loại M và 10,44 gam oxit của nó có dạng M x O y trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Cũng lượng X ở trên nếu hòa tan trong dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được 1,008 lít khí NO (đktc). Công thức của M x O y là : A. Al 2 O 3 B. FeO C. Fe 2 O 3 D. Fe 3 O 4 . Bài 21 : Thực hiện hai thí nghiệm : Thí nghiệm 1 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V 1 lít khí NO duy nhất (đktc). Thí nghiệm 2 : Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thấy thoát ra V 2 lít khí NO duy nhất (đktc). Mối quan hệ giữa V 1 và V 2 là : A. V 1 = V 2 B. V 2 = 2V 1 C. V 2 = 2,5V 1 D. V 2 = 1,5V 1 Bài 22 : Cho 5,68 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe 2 O 3 , FeO và Fe 3 O 4 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là : A. 21,78 gam B. 24,2 gam C. 19,36 gam D. Kết quả khác. Bài 23 : Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO 3 loãng sau phản ứng thu được 0,896 lít hỗn hợp khí NO và N 2 O (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 16,75. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là : A. 12,07 gam B. 12,78 gam C. 10,65 gam D. 14,91 gam. Bài 24 : Hòa tan 3,68 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn cần 1 lít dung dịch HNO 3 0,25M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối. Phần trăm khối lượng của Al và Zn trong hỗn hợp đầu lần lượt bằng : A. 27,36% và 72,64% B. 40,25% và 59,75% C. 34,45% và 65,55% D. 29,35% và 70,65%. Bài 25 : Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO 4 0,5M trong H 2 SO 4 . Giá trị của V là : A. 0,05 B. 0,06 C. 0,04 D. 0,03. Bài 26 : Nung m gam bột sắt trong không khí thu được 6 gam hỗn hợp rắn X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 loãng dư thấy thoát ra 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là : A. 5,04 B. 6,3 C. 4,284 D. 7,56. Bài 27 : Để phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch FeSO 4 0,5M cần dùng 100ml dung dịch chứa hỗn hợp KMnO 4 0,2M và K 2 Cr 2 O 7 0,1M trong môi trường H 2 SO 4 . Giá trị của V là : A. 0,25 lít B. 0,32 lít C. 0,48 lít D. 0,5 lít. Bài 28 : Một oxit nitơ (X) chứa 30,43% nitơ về khối lượng. Tỉ khối của X đối với không khí là 1,5862. Cần bao nhiêu gam dung dịch HNO 3 40% tác dụng với Cu để điều chế được 1 lít khí X (ở 134 0 C và 1 atm) ? Giả sử chỉ giải phóng duy nhất khí X. A. 9,45 B. 11,34 C. 7,56 D. 8,19. Bài 29 : Nung m gam bột sắt trong không khí thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít khí NO và NO 2 (đktc) có tỉ khối so với heli là 10,167. Giá trị của m là : A. 78,4 B. 87,4 C. 84,0 D. 75,6. Bài 30 : Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp Mg và Al trong 100ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO 3 4M và H 2 SO 4 7M (đậm đặc) thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO và N 2 O. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là : A. 74,8 gam B. 76,7 gam C. 75,6 gam D. 72,5 gam. Bài 31 : Khử 36 gam oxit M x O y ở nhiệt độ cao cần dùng 15,12 lít H 2 (đktc). Kim loại M thu được đem hòa tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 loãng thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Công thức của M x O y là : A. Al 2 O 3 B. FeO C. Fe 2 O 3 D. Fe 3 O 4 . Bài 32 : Hỗn hợp A gồm Zn và Fe. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,06 mol NO, 0,01 mol N 2 O và 0,01 mol N 2 . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,36 gam hỗn hợp hai muối nitrat khan. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là : A. 22,31% B. 30,25% C. 24,46% D. 29,65%. . một lượng kim loại M trong dung dịch H 2 SO 4 loãng và dung dịch HNO 3 loãng thì thể tích khí H 2 và thể tích khí NO bằng nhau (trong cùng điều kiện) và. trong A là : A. 40,88% và 59,12% B. 37,21% và 62,79% C. 34,43% và 65,57% D. 44,16% và 55,84%. Bài 11 : Hoà tan 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe x O y trong