1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Huong dan su dung lightroom 4x

35 1,4K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 11,09 MB

Nội dung

Phần mềm chỉnh sửa ảnh của các dòng máy chuyên nghiệp

Trang 1

Phần 1: Sử dụng Lightroom (để quản lý và hậu kỳ) đơn giản và hiệu quả

Giao lưu với các bạn ảnh, thử tìm hiểu xem anh em xung quanh xử lý ảnh bằng phần mềm nào,hầu hết các bác chơi ảnh lâu nói là Photoshop (PS) Có lẽ Vì PS có trước và nó hoàn toàn có thể xử lýmọi vấn đề của hình ảnh rồi nên nhiều người đã biết PS và quá quen sử dụng PS không muốn tìm hiểu

Ra đời sau Ps nhưng Lr cũng là của Adobe nên nó thừa hưởng được tất cả những tinh hoa của PS và ai

đã biết về Ps thì chuyển sang sử dụng Lr là không trở ngại gì vì nó đơn giản hơn (Develop của Lr giốngCamera Raw của Ps) Tuy nhiên Lr là một phần mềm thương mại nên nó đc thiết kế rất hoàn chỉnh,khoa học và phát triển riêng ra một hướng để đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu ngày càng cao vềhình ảnh của người dùng; vì đã có PS với đầy đủ các tính năng cho mọi nhu cầu xử lý hình ảnh rồi(đương nhiên là giá khá cao) nên Adobe chỉ cần phát triển Lr với những tính năng cơ bản và những tiệních mới, nhắm tới nhu cầu của một tầng lớp người dùng với mức giá hợp lý hơn

Trước đây bản thân cũng chỉ biết có Photoshop (PS) nhưng từ khi biết Lr, sự đơn giản khi sử dụng

và hiệu quả của nó nên đã chuyển sang kết hợp sử dụng cả 2 phần mềm: Ligghtroom là phần mềmchính trong workflow giúp quản lý dữ liệu và thực hiện phần hậu kỳ cơ bản (correction), Photoshopdùng để làm sâu hơn, kỹ hơn nếu có nhu cầu can thiệp vào nội dung bức ảnh (Edit, retouch vàdesign….) và các phần mềm xử lý ảnh khác (nếu cần)

Thấy trên diễn đàn nhiều bạn muốn tìm hiểu và sử dụng Lr (qua tài liệu tiếng Việt) nên mình chia

sẻ chút ít kinh nghiệm và sẽ trình bày theo cách trực quan, cụ thể để các bác mới làm quen dễ thựchành Hy vọng là hữu ích với ai có nhu cầu

Để đơn giản, chỉ nêu ra các thao tác chính, những điều cần lưu ý theo thứ tự bố cục của phầnmềm, còn đi sâu vào các chức năng khác các bạn tự tìm hiểu, nếu có trở ngại thì trao đổi sau

Vì điều kiện thời gian nên hồi này mình không thường xuyên lên VNphoto vì vậy các bạn

có ý kiến cần trao đổi về nội dung bài viết xin liên hệ trên Facebook theo địa chỉ https://www.facebook.com/hongquan.le.758

Trang 2

Khi cài đặt xong, mở Lr lên, chương trình sẽ mặc định tạo New Catalog trong My Pictture, bạn đặttên cho Catalog và nên chuyển nó vào một thư mục trong ổ đĩa không phải là ổ C để tránh trường hợpphải cài đặt lại hệ điều hành, dữ liệu của bạn sẽ bị mất Nếu bạn là người cần làm việc với Lr nhưng sửdụng trên nhiều máy tính thì bạn có thể tạo Catalog (file/ New Catalog…) hoặc là (file/Export asCatalog) đang làm vào ổ cứng di động để dễ dàng mang theo, làm việc bình thường trên bất cứ máytính nào có cài đặt Lr và nên thường xuyên backup vào một máy tính chính để đề phòng bất trắc (khiđóng, chương trình luôn nhắc bạn).

II Chức năng quản lý ảnh (Module Library)

1 Import ảnh

Để sử dụng Lr, việc import là bắt buộc.Import hình ảnh từ bất cứ nguồn dữ liệu nào đượckết nối với máy tính kể cả trực tiếp từ máy ảnhđang kết nối với máy tính, bạn vào file/ Importphotos…,chọn source, chọn ảnh, chọn nơi lưu trữrồi nhấn Import là xong

Trong một catalog, 1 bức ảnh chỉ có thểimport 1 lần duy nhất , Lr sẽ cảnh báo Already inCatalog (khi có ảnh trùng lặp trong Catalog)

Đối với file ảnh gốc, để tránh lưu trữ trùng lặp tốn ổ cứng cần lưu ý:

Nếu Import từ nguồn bên ngoài (thẻ nhớ, USB…) thì có 2 lựa chọn: chuyển qua DNG hoặc giữnguyên format, lưu vào một chỗ (tùy chọn) trong máy tính và add thông tin vào catalog (copy as PNG,copy) Nếu file ảnh đã được lưu trong ổ cứng (kể cả ổ cứng di động), ngoài 2 lựa chọn trên, Lr chothêm 2 lựa chọn nữa là Move (chuyển tới vị trí mới), add (giữ nguyên vị trí) và add thông tin vàocatalog.Ta nên chọn Move hoặc Add để không bị trùng

Để thuận tiện cho quản lý, bạn nên tạo các Collection cho phù hợp, sau này tìm kiếm dễ dàng vànhập ngay Keywords cho từng ảnh hoặc collection để sau này dễ dàng tìm kiếm

2 Đánh dấu ảnh

Sau khi Import vào Catalog, Lr cho phép ngườidùng phân loại hình ảnh bằng cách đánh dấu hìnhảnh vào bất cứ lúc nào, chỉ cần nhấp chuột phải vào

1 ảnh hoặc nhiều ảnh đã chọn sẽ có ngay nhiều cáchđánh dấu để lựa chọn

Đánh dấu theo Flag và Rejected

Đánh dấu theo số sao

Hoặc đánh dấu theo màu

Trang 3

Việc đánh đấu này giúp ích cho việc phân loại để tiện cho việc quản lý, xử lý và sử dụng ảnh Ví

dụ trong 1 collection ảnh cưới , đánh 3 sao cho những ảnh định in khổ 10x15, đánh 4 sao cho ảnhmuốn in 13x18 hay 5 sao cho những ảnh cần xử lý kỹ để in ra khổ lớn…

4 Tạo Watermarks

Vào Edit/edit Watermarks….Nếu dùng chữ:

Nếu dùng hình ảnh (logo): sau khi thiết kế logo, save ở định dạng PNG để hình ảnh có BG trongsuốt

5 Export ảnh

Ảnh sau khi đã chỉnh sửa, phân loại xong trong LR

đương nhiên là cần phải được Export ra để sử dụng

cho những mục đích khác nhau

Giả sử trong 1 collection muốn Export những hình

đã đánh dấu 3 sao để đi in khổ 10x15,

có cả Watermark:

Nhấn Ctrl+A để chọn hết rồi tiếp:

Trang 4

Copy in 10x15 mang ra Lab là xong!

III Chức năng chỉnh sửa ảnh (Module Devolop)

1 Chỉnh sửa từng ảnh và hàng loạt ảnh:

Devolop đáp ứng hầu hết các nhu cầu về chỉnh sửa bức ảnh thông thường như Crop, chỉnh ánh sáng, màu sắc, blend màu, tăng giảm độ nét, khử nhiễu….Cái này giống

Camera Raw trong PS nên bác nào làm

rồi coi như là vô tư nhé, bác nào mới làm quen thì tạm thời tự vọc, nếu cần sau

này mình làm demo trên một bức chân

dung hay phong cảnh thì cụ thể hơn

Điều muốn nói ở đây hiêu quả của Lr

khi chỉnh sửa ảnh hàng loạt, chỉ cần

cân chỉnh các thông số trên 1 bức ảnh

mẫu cho đúng yêu cầu rồi nhấn + Presets

và chọn nhửng thông số chỉnh sửa cần đưa vào rồi nhấn Creater, sau đó chọn từng

ảnh hoặc một loạt ảnh tương tự như ảnh làm mẫu rồi nhấn vào preset đã tạo là

xong, cái này mình thấy giúp ích nhiều

Trang 5

cho các bác chụp sự kiện (cưới hỏi) số lượng hình nhiều, cần ra hình ngay, chỉ cần biết set máy

để ảnh chụp ra tương đối đồng đều (lỡ có xấu đều cũng không sao), Preset 1 phát là ok, sau đó vừakiểm tra vừa Crop lại là xong

Ngoài khả năng chỉnh sửa các thông số kỹ thuật chung trên toàn bức ảnh, Adobe không ngừngcải tiến khả năng chỉnh sửa riêng cho từng vùng ảnh, từ 7 thông số chính được kiểm soát trong vùngchọn bởi Brusch và Gradurated Filter trong Lr3 thì trong Lr4 tất cả các thông số cơ bản (12) đã đượcđưa vào điều chỉnh, giúp người dùng có thể chỉnh sửa một bức ảnh lúc chụp chỉ ở mức bình thường trởthành một bức ảnh nghệ thuật thực sự !

Trong Lr, việc điều chỉnh chỉ làm trên 1 lớp duy nhất nên việc điều chỉnh rất đơn giản và nhanhchóng Bạn chọn vùng bằng quét Brusch rồi điểu chỉnh các thông số cho vừa ý (có thể điều chỉnh trướckhi quét) Các thuộc tính như Size, Feather, Flow và Density có thể điều chỉnh đc dễ dàng nên có thểtạo ra một vùng ảnh hưởng của sự điều chỉnh rất mượt mà, tinh tế ; việc điều chỉnh Size của Brusch cóthể bằng phím cuộn trên con chuột nên thao tác rất dễ dàng Việc bỏ vùng chọn cũng rất dễ dàng, chỉcần ấn Alt và quét Brusch đè lên vùng đã chọn là xong (khỏi phải làm Mask như trong PS)

Bộ lọc màu của Lr cho phép điều chỉnh riêng 3 thuộc tính cơ bản của 8 màu đơn sắc giúp điều chỉnhmàu sắc của bức ảnh hài hòa đẹp mắt, theo ý muốn người chỉnh Cái vụ ám màu này màu nọ là chuyệnnhỏ !

Với Chức năng Split Toning có thể điều chỉnh và hòa trộn màu sắc giữa vùng sáng và vùng tối củabức ảnh tạp nên các hiệu ứng màu sắc rất ấn tượng, kết quả không thua kém gì việc Blend màu phứctạp trong PS và không sợ bị bết màu!

Trên đây chỉ nêu ra một vài tính năng cơ bản của Lr mà bản thân hay sử dụng để làm hậu kỳ, Lrcòn rất nhiều tính năng khác rất hay, các bác cứ làm thử sẽ thấy!

Trang 6

ngay file này.

3 File ảnh gốc được giữ nguyên

vẹn khi xử lý trong Lr:

Khi chỉnh sửa trong Lr, file ảnh gốc được

giữ nguyên vẹn, dữ liệu chỉnh sửa được

lưu trong 1 file khác

có dung lượng rất nhỏ trong Catalog

History sẽ thể hiện đầy đủ các bước đã

Mình vừa mới vọc mấy món đồ chơi mới trong Lr4, rất là tuyệt vời, sẽ từ

từ cập nhật sau, bước đầu ta cứ làm quen cách mần ăn với Lightroom từA-Z một cách sơ lược đã

Trang 7

Phần 2: hậu kỳ ảnh với Lightroom

Mục đích giới thiệu những tính năng về quản lý và xử lý (chỉnh sửa) hình ảnh của Lightroom tớinhững ngưới mới bắt đầu nên trong phần 1 chỉ giới thiệu những nét chính và đi thẳng vào vấn đề là Lrgiúp được gì cho cái thú vui ảnh ọt của chúng ta và việc sử dụng Lr là rất dễ dàng, đơn giản Sau khi ra mắt phần 1, đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, đồng thời là những ý kiến đề nghịmuốn được tìm hiểu sâu hơn về khả năng xử lý hình ảnh của LR Đáp lại sự quan tâm của các bạn vàvấn đề này cũng đã nằm trong dự kiến nên tranh thủ chia sẻ thêm cách hậu kỳ ảnh bằng Lr, kết hợpthêm với Photoshop và phần mềm xử lý ảnh khác (nếu muốn) Đây có có thể coi là ví dụ để minh họacho những nội dung đã nêu ở phần 1

Hậu kỳ đối với ảnh kỹ thuật số

Trước khi bắt tay vào việc hậu kỳ trong LR, thiết nghĩ cũng nên trao đổi vài ý kiến để có chungcái nhìn về công đoạn hậu kỳ ảnh:

Từ trước tới nay, làm hậu kỳ vẫn luôn là một công đoạn không thể thiếu trong nhiếp ảnh Từ lúclên ý tưởng, chụp ảnh, đến xử lý hậu kỳ luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau để cho ra bức ảnh có giátrị sử dụng tốt nhất, nhờ tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ làm cho công việc hậu kỳ trong thời ảnh kỹthuật số thuận lợi hơn, dễ dàng hơn nhưng các yêu cầu cơ bản cũng không thay đổi mấy :

• Kiểm tra từ tổng thể tới chi tiết sản phẩm sau khi chụp để có quyết định sử dụng tiếp;

• Chỉnh sửa, khắc phục các hạn chế, sai sót từ công đoạn chụp ảnh làm cho các sản phẩm hìnhảnh đạt đủ yêu cầu về kỹ thuật (đúng sáng, đúng màu ) nhất là càng giống như thật càng tốt; khôngsai sót về nội dung (bố cục chặt chẽ, không còn chi tiết thừa, phản cảm….);

• Sử dụng các kỹ xảo để lý tưởng hóa bối cảnh, nhân vật trong ảnh, làm nổi chủ đề của tác phẩm(làm trời xanh hơn, da người mịn màng hơn…), làm chophù hợp với từng mục đích sử dụng (bố cục lại,Style màu sắc…); hậu kỳ có thể chỉ là chuyện bình thường của người này nhưng lại sẽ là cơ hội sángtác lần thứ 2 của người khác

• Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát hành sử dụng (có thể chỉ tạo Watermarks, ấn định Size

để in ấn, đưa lên Web nhưng cũng có thể là để thiết kế Poster hay Album…)

Khi chiếc máy ảnh còn đơn thuần là công cụ cơ khí, kết quả sau khi chụp thể hiện ra trên phimnhựa hay giấy ảnh thì đã bao gồm thành quả của quá trình xử lý hậu kỳ trong Buồng tối rồi, cái côngviệc trong “Dark room” thời này không phải ai cũng được làm

Sang thời kỹ thuật số, từ chiếc máy compact đời đầu cho tới chiếc DSRL khủng bây giờ, bên trong

nó có cả 1 chiếc máy tính (có máy bây giờ có tới 2 chíp CPU) và phần mềm xử lý hình ảnh rồi (hi hi…chắc là không phải nguyên con photoshop CS6 !), khi bạn lựa chọn thể loại ảnh định chụp hay thay đổicác thông số hình ảnh trên máy ảnh thì xem như bạn đã chọn hay tạo thêm 1 Preset trong phần mềm

xử lý ảnh, máy sẽ tự động áp Presets này vào ảnh trước khi Save vào thẻ nhớ, có thể coi đây cũng là 1bước hậu kỳ vì vậy “ảnh nguyên bản” được chụp từ máy ảnh kỹ thuật số ra thì cũng có 5, 7 đường

“nguyên bản”

Công nghệ máy tính phát triển như vũ bão, các phần mềm xử lý ảnh ngày càng giúp người dùngcan thiệp sâu hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn vào hình ảnh nên việc tự hậu kỳ bằng các phần mềm xử lýảnh đã nhanh chóng trở nên phổ cập trong giới yêu nhiếp ảnh Chắc không phải là sự ngẫu nhiên khiAdobe đặt tên “Lightroom” cho một phần mềm xử lý ảnh

Sự cạnh tranh nhau quyết liệt giữa các nhà SX máy ảnh là cơ hội để các thượng đế được chiềuchuộng tới bến luôn Không phải ngẫu nhiên sau khi đã yên ổn chọn định dạng JPEG để lưu ảnh vào thẻnhớ, máy ảnh sau này lại có thêm Raw Khi chọn Raw, hình ảnh từ sensor sẽ được ghi thẳng vào thẻnhớ mà không qua xử lý trong máy ảnh nên các bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được tha hồ kéolên kéo xuống khi làm trên máy tính :D

Cơ hội để thấy được ảnh nguyên bản có lẽ chỉ là lúc đọc file Raw trên máy tính còn nếu có xemtrên máy ảnh thì hầu như đa phần là bị “lừa tình” rồi :D

Giờ đây vẫn còn không ít người coi việc hậu kỳ ảnh sau khi chụp là việc phụ, tùy thích, thậm chícòn cho rằng hậu kỳ chỉ là cứu cánh của những người tay nghề chụp ảnh còn yếu Thú vui “ảnh nguyênbản” không chỉ của những người chỉ thich đứng sau máy ảnh chứ không thích ngồi trước máy tính màcòn là hoài niệm của những ai lỡ có một máy ảnh từ cái thời cuộn phim chỉ có 36 kiểu, bấm máy rồi coinhư là xong, phải đắn đo lắm trước mỗi lần bấm máy Giờ thì người ta có thể lập nhóm yêu thích ảnhnguyên bản để chơi nhưng chắc chẳng ai dám mở 1 Studio dành riêng cho những khách hàng yêu thíchảnh nguyên bản!

Trong một dây chuyền, kết quả của công đoạn trước sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và kếtquả của công đoạn sau Với một bức ảnh được chụp tốt, đúng thời thì công đoạn hậu kỳ rất nhe nhàng

và muốn nâng tầm cho nó cũng rất dễ Dù rằng khi hậu kỳ có thể khắc phục được nhiều lỗi khi chụpnhưng đừng ỷ vào nó để chụp cẩu thả vì đây là cách dễ nhất để bạn bỏ đi cơ hội có được những bứcảnh khiến người xem phải trầm trồ Cái phương châm thà bắt lầm hơn bỏ sót cũng chỉ là bất đắc dĩtrong trường hợp bất khả kháng thôi, chứ cứ bắn thả dàn rồi lại miệt mài xóa thì cũng thấy thương cái

Trang 8

Công việc hậu kỳ có thể coi như công việc hoàn thiện căn nhà đã xây, nếu căn nhà được xây cẩnthận theo một thiết kế hoàn chỉnh thì việc hoàn thiện rất thuận lợi để khi xong nó là ngôi nhà đẹp.Nếu làm chủ được công đoạn hậu kỳ người chụp sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm khi gặp nhữngtình huống ánh sáng, màu sắc hay BG phức tạp (Chẳng sợ máy ảnh không nhìn được ánh sáng giốngmắt mình hay máy chỉ biết nhìn đời bằng màu xám… !) chỉ tập trung vào việc lựa chọn góc máy, sănbắt các khoảnh khắc đẹp, khi hậu kỳ bạn sẽ có cách làm cho bức hình giống như bạn đã chứng kiếnbằng mắt! Công đoạn hậu kỳ sẽ là thất bại khi chất lượng hình ảnh không được cải thiện mà còn tệhơn so với chưa làm.

Khác với lúc chụp, khi hậu kỳ ta có thể bình tâm phóng to, thu nhỏ, ngắm nghía kỹ bức hình vàthấy rõ sự khác biệt giữa “cái nhìn” của mắt người và ống kính Sự khác biệt giữa 2 “cái nhìn” dẫn tớihai trường hợp trái ngược: ở tấm ảnh có những đường nét kỳ thú truyền cảm những ý tình mới lạ màlúc ngắm cảnh ghi hình không thấy có Trái lại những hình ảnh lộng lẫy của cảnh vật làm cho ta ngẫnngơ đến run cả người lúc ra ảnh lại biến đâu mất! Hậu kỳ chính là lúc để làm nổi lên những đường nét

kỳ thú mà ta mới phát hiện, đồng thời tái hiện lại cảnh vật lộng lẫy mà ta đã chứng kiến

Với sự tiến bộ của công nghệ máy tính (cả ở phần cứng lẫn phần mềm), hiện nay ngoài nhữngcông cụ hỗ trợ tự động rất hữu hiệu nó còn cho người làm hậu kỳ cái cảm giác của người họa sĩ cầmcây cọ để hoàn thiện một bức tranh đã có phác họa từ bức ảnh đã chụp bằng chuột và bàn phím.Lightroom là một công cụ xử lý hình ảnh, công cụ có tinh xảo thế nào vẫn chỉ là công cụ nếukhông nằm trong tay người biết dùng Vấn đề là người dùng muốn làm gì và trình độ sử dụng của họtới đâu (cũng chỉ vẻn vẹn mấy món cưa, bào, khoan đục… trong thùng đồ nghề thợ mộc nhưng trongtay ông này thì ra các sản phẩm mỹ nghệ nhưng còn ông khác thì hihi…chỉ để làm chuồng gà!)

2 phần mềm xử lý ảnh của Adobe là Photoshop và Lightrom được sử dụng nhiều để hậu kỳ ảnhsau khi chụp Để làm chủ một cách hiệu quả công đoạn hậu kỳ ảnh nên kết hợp sử dụng cả 2 phầnmềm: Ligghtroom là phần mềm chính trong workflow giúp quản lý dữ liệu và thực hiện phần hậu kỳ cơbản (correction), Photoshop dùng để làm sâu hơn, kỹ hơn nếu có nhu cầu can thiệp vào nội dung bứcảnh (Edit, retouch và design….)

Hậu kỳ cơ bản với Lr

I/ Devolop (Các chức năng và công cụ chỉnh sửa ảnh - tương tự Camera Raw trong Photoshop)

Giao diện chính của Develop

1 Các Chức năng chỉnh sửa ảnh trong Develop

1.1 Histogram:

Lr cho phép biểu thị các thông số về ánh sáng, sắc độ của bức ảnh đang duyệt dưới dạng đồ thị,trên Histogram bạn đọc được sự phân bố màu và sắc của tấm ảnh hiện duyệt Một bức ảnh chụp đúngsáng sẽ rất trong trẻo, tươi tắn, khi đó Histogram của nó cũng trải kín từ trái qua phải khung biểu đồ

Trang 9

(nếu ánh sáng hài hòa thì độ thị sẽ cân đối vùng giữa nếu chụp High key hoặc low key thì đồ thị sẽ lệch

về 1 phía tùy từng trường hợp)

Đặt biệt Histogram của Lr là một giao diện tương tác, có thể chỉnh ánh sáng của ảnh trực tiếp trên đó

Trên Histogram, toàn dải nhạy ánh sáng (Dynamic Range) được chia thành các vùng: Blacks,shadows, Exposure, Whiters và Highlights khi rà chuột trên đồ thị, vùng sáng có giá trị tương ứng sẽsáng lên Muốn điều chỉnh giá trị vùng sáng nào của ảnh, ta giữ chuột trái để điều chỉnh (di dời) vùng

đồ thị qua lại (hiểu nôm na là ta di dời vùng ảnh đó sang vùng khác của Dynamic Range), đồng thờitheo dõi, cảm nhận sự biến đổi trên ảnh cho đến khi thấy vừa ý Có khá nhiều cách để chỉnh sửa vềánh sáng cho ảnh nhưng đây là một cách làm rất hiệu quả (có lẽ chỉ có được ở Lr?)

1.2 Chỉnh Basis (các thông số cơ bản)

a/ Chỉnh cân bằng trắng (WB):

Để có cơ sở cho các bước cân chỉnh khác, ta thực

hiện Cân bằng trắng Cân bằng trắng là một quá trình

thay đổi màu sắc của toàn bộ bức ảnh sao cho đúng với

thực tế nhất, hay nói cách khác là chỉnh sửa sao cho

màu trắng trên hình đúng chính xác là màu trắng mà

mắt người cảm nhận, từ đó các màu khác cũng đúng

Với WB, Lr cho ta rất nhiều lựa chọn (nếu chụp

JPEG chỉ có 3 lựa chọn: As shot, Auto và Custom),

Thường thì khi đã đặt trên máy ảnh ở chế độ AWB rồi

thì ta chọn AS Shot để lấy theo kết quả tự chỉnh của

máy ảnh nhưng bạn nên thử hết và cảm nhận, nếu

muốn tùy chọn thì chỉnh Temp, Tint sao cho ra kết quả

mong muốn

Trang 10

Có thể nhấn W rồi chỉ dụng cụ lấy mẫu vào vùng màu trung tính trên ảnh (R=B=G), nên làm thử

để có kinh nghiệm nhận diện vùng màu trung tính; Nếu chụp với graycard thì sau khi chọn vào đó sẽ cóngay kết quả chính xác, nhấn W để cất dụng cụ lấy mẫu đi

Trong ví dụ này ta chọn thử Daylight

b/ Chỉnh sáng: Ngoài độ sáng trung bình của ảnh

(Exposure), Lr cho phép chỉnh riêng rẽ 4 mức sáng

khác (Blacks, shadows, Highlights và Whiters ), trong

phần này Lr hỗ trợ sẵn 1 chế độ tự động, khi click vào

Auto, Lr sẽ tự động chỉnh các thông số cho bạn, nếu

chưa vừa ý bạn điều chỉnh lại

Giai đoạn đầu mới làm, chưa có kinh nghiệm

trong việc thay đổi các thông số, ta nên tận dụng các

Presets mà chương trình đã có như một sự gợi ý để từ

đó rút kinh nghiệm

Phía trên 2 bên Histogram có 2 tam giác nhỏ, khi

click vào đó sẽ đổi thành 2 hình vuông sáng, khi này

hệ thống cảnh báo của Lr hoạt động, những vùng

sáng xuất hiện màu đỏ cho biết vùng sáng này mất

chi tiết, bạn cần giảm Whiter (có thể là cả Highlight)

xuống cho hết màu đỏ; Những vùng tối xuất hiện màu

xanh cho biết vùng tối này đã mất chi tiết, bạn cần

tăng Shadow lên cho hết màu xanh

Trong các trường hợp khác: nếu bức ảnh mờ mờ

như phủ 1 lớp sương (phía bên đầu trái đồ thị có một

đoạn có giá trị =0), bạn giảm Blacks xuống; khi bức

ảnh có vẻ âm u, màu trắng chỉ xám xám (phía bên

phải cuối đồ thị có một đoạn có giá trị =0), bạn cần

chỉnh Whiters lên sao cho 2 đầu đồ thị vừa đủ chấm

vào 2 mép khung biểu đồ

Trên đây chỉ là những nét cơ bản, bạn nên tự tìm

hiều thêm ý nghĩa của các thông số rồi tự điều chỉnh

các thông số để cảm nhận sự thay đổi và chọn cho

mình một cách làm, một trình tự riêng

Trang 11

c/ Chỉnh Clarity: là chỉnh sự rõ ràng chi tiết của bức hình, có thể tăng Clarity lên cho hình

phong cảnh để nổi rõ chi tiết nhưng lại phải giảm bớt Clarity với ảnh chân dung khi muốn làm cho làn

da người mịn màng, mềm mại

d/ Chỉnh Vibrance và Saturation: để thay đổi mức đậm nhạt màu sắc trên bức hình Khi tăng

thông số Vibrance tức là chúng ta chỉ tăng sự bão hòa cho màu còn yếu, chưa bão hòa Khi tăngSaturation là tăng độ bão hòa của tất cả các màu Thường chỉ nên chỉnh Vibrance để kéo những màuyếu lên cho đồng đều Khi chụp Raw, bức ảnh thường rất nhạt màu, ta phải tăng Vibrance vàSaturation lên

1.3 Tone Curve

Cũng như trong PS, Tone

Cuver ở Lr là chức năng điều

chỉnh kết hợp cả ánh sáng và

màu sắc rất lợi hại:

• Độ sáng, độ tương phản

trên toàn bộ tấm ảnh (Tonal

Range), bao gồm một dải giá trị

thể hiện mức độ sáng/tối, chạy

từ điểm màu có giá trị tối nhất

tới điểm màu có giá trị sáng

nhất của tấm ảnh đó, hoặc trên

sáng và màu sắc, tạm thời giới

thiệu sơ bộ về chức năng này

cùng các giao diện sử dụng của

Tương quan về giá trị giữa cácvùng Highlight, Light, Darks và Shadows ở bức ảnh ban đầu đượcbiểu diễn là 1 đường thẳng trên đồ thị:

Lr cho phép thay đổ sự tương quan đó bẳng cách uốn đồ thị thành đường cong (Cuver) trên toàn

đồ thị hay từng đoạn, tạo nên sự thay đổi tương phản về độ sáng khác nhau (trên toàn bức ảnh haygiữa các vùng phạm vi sắc độ hoặc trong 1 vùng phạm vi sắc độ) một cách dịu dàng, mềm mại hay độtngột gấp khúc Có thể dùng chuột trái để uốn cong trực tiếp từng đoạn và cũng có thể dùng công cụStop directly adjrusting để chỉnh trực tiếp tại vùng sáng cụ thể trên ảnh

Trang 12

Trong Tone Cuver, Lr cho sẵn 3 lựa chọn có

mức tương phản khác nhau (linear, Medium

Contrat và Strong Contrat) trong từng kênh

cho cả 4 kênh (RGB, R, G và B)

Để vào điều chỉnh Cuver cho các kênh màu

ta làm click chuột vào biểu tượng ở góc phải,

phía dưới

Nguyên tắc chuyển màu trên từng kênh như sau:

Trang 13

Kênh Red: tăng sáng được màu Đỏ, giảm sáng được màu Xanh ngọc (Cyan)

Kênh Green: tăng sáng được màu Xanh lá, giảm sáng được màu Tím (Magenta)

Kênh Blue: tăng sáng được màu Xanh dương, giảm sáng được màu vàng

Ứng dụng nguyên tắc trên, Tone Cuver còn có thể dùng để khử ám sắc trong nhiều trường hợpkhi chụp bị ánh sáng phản chiếu vào ống kính gây lệch sắc thái ở một màu nào đó khá hiệu quả;

Ngược lại, cũng dựa vào nguyên tắc trên người ta có thể Blend thêm màu bất kỳ vào một màuhay một một vùng sắc độ trên ảnh khá dễ dàng

1.4 Chỉnh màu sắc (HSL-Color- B&W)

Lr cung cấp cho ta tính năng chỉnh màu sắc của bức hình qua một giao diện khá đơn giản và trựcquan, có thể chỉnh riêng rẽ từng thuộc tính cơ bản (Hue, Saturation và luminance) của 8 màu để chỉnhsửa hoặc tạo ra một bố cục màu sắc tùy ý cho bức ảnh :

HSL (Hue, Saturation, Luminance):

HSL cho chỉnh riêng từng thuộc tính Hue,

Saturation và Luminance với các màu

Ngoài cách chỉnh thông số trên các thanh trượt,

ta còn có thể tương tác về màu sắc ngay trên

bức ảnh Dùng công cụ Stop directly adjusting

để điều chỉnh trực tiếp các thông số Hue,

Saturation và Luminance của một vùng màu cụ

thể trên ảnh (dùng chuột trái điều khiển lên,

xuống) Với công cụ này màu sắc của bức ảnh

được tùy chỉnh dễ dàng theo cảm nhận và gu

Color:

Chỉnh các thuộc tính của riêng từng màu,

Ví dụ: chỉnh 3 thuộc tính của Orange

Trang 14

Đây là tính năng cho phép thay đổi và hòa

trộn Tone màu giữa vùng sáng và vùng tối của bức

ảnh, với tính năng này có thể tạo hiệu ứng (blend)

màu sắc rất hấp dẫn cho bức ảnh Có thể lần lượt

tăng Saturation rồi chỉnh Hue cho phần Highlinght

và Shadow và chỉnh Balance để cân bằng giữa 2

Lr cho điều chỉnh với biên độ khá rộng từng thuộc

tính của sharpness (Amount, Radius, Detail

và Masking) đề kiển soát độ sắc nét của bức

ảnh, khi chỉnh có thể dùng công cụ

Trang 15

Adjust detail zom area rồi click chuột vào

để phóng lớn từng vùng ảnh cụ thể để kiểm

tra

Noise Reduction:

Trong trường hợp ảnh chụp thiếu sáng

phải chỉnh lại cho đúng sáng hoặc chụp với

mức ISO cao thường bị noise (nhất là vùng

Shadow), tính năng giảm nhiễu (noise) của Lr

tỏ ra khá ấn tượng, Lightroom giảm noise bằng

cách gia tăng độ "soft" (giảm sharpen và

contrast) cho vùng nhiễu vì vậy khi giảm nhiễu

phải ngăn ngừa mất nét, Lightroom có những

biện pháp riêng cho từng loại nhiễu:

Luminance Noise: (còn gọi là

Monochrome Noise hoặc grayscale noise) là

nhiễu do hạt nhiễu đen, trắng và xám (không

có màu) giống như những hạt muối tiêu lấm

chấm Khi tăng mức độ giảm Luminance Noise

ta phải kết hợp chỉnh Luminance Detail để kiểm

soát mức độ mất nét và chỉnh Luminance

Contrast để tăng giảm tương phản cho những

hạt muối tiêu lấm chấm để làm mất noise một

cách hợp lý

Color Noise: là những hạt nhiễu có màu,

khi tăng mức độ giảm nhiễu Color Noise ta phải

chỉnh Color Detail để ngăn ngừa bệt màu và

mất nét

1.7 Lens corrections

Đây là tính năng để hiệu chỉnh hình ảnh cho cáctrường hợp ảnh chụp bị hiện tượng méo phối cảnh,quang sai, hoặc bị tối 4 góc do Lens gây ra

Profile

Ở lựa chọn này, trong trường hợp chụp bằng các Lens đờimới đã được Lr cập nhật thì khi chọn Profile, chươngtrình sẽ tự động hiệu chỉnh theo lens được dùng và cũng

có thể điều chỉnh thêm trong phần Amount theo ý.Chọn Remove chromatic Aberration để loại bỏ hiện tượngquang sai

Manual

Trường hợp chụp bằng Lens cũ, MF, hoặc các Lens mà Lr chưa

cập nhật Profile…, khi chọn Manual, Lr sẽ cung cấp một

giao diện để hiệu chỉnh lại một cách chi tiết các trường

hợp méo hình học, tối góc và viền màu do len gây ra

Trang 16

Trong hình trên, nếu chọn Constrain Crop, khi crop, Lr sẽ tự loại bỏ phần méo ra khỏi khuôn hình.

ngoài ra Camera Calibration còn cho phép điều chỉnh trực tiếp các thuộc tính Hue, Saturation của

3 kênh màu R,B,G cơ sở (Primary) nên mức độ thay đổi màu sắc cho bức ảnh rất lớn

Trang 17

1.13 Collections:

Khi bạn mới khởi động Lightroom lần đầu sẽ không có tên một thư mục nào cả Bạn có thể tạo ranhiều bộ sưu tập (Collections), và một ảnh có thể nằm ở nhiều bộ sưu tập khác nhau Để thuận tiệncho việc quản lý cũng như xử lý hàng loại, khi Import hình vào Lr cần tạo ngay các Collections

Cách tạo Collections: chọn ảnh /nhấn (+) trên thanh Collections/ chọn loại Collections/ Đặt tên/Nhấn Create;

Xóa Collections: nhấn (-) /Delete;

Thêm ảnh vào Collections (đã tạo): Chọn ảnh rồi dùng chuột trái kéo vào Collections

Quick Collection: là một tính năng tiện ích, cho phép người dùng chọn nhanh các ảnh đã chỉnh

sửa trong 1 phiên làm việc Bạn chỉ cần gõ phím B đưa ảnh vào Quick Collection, gõ B lần nữa xóa ảnhnày khỏi Quick Collection

Bộ sưu tập này chính là thư mục tạm của các ảnh "đã xử lý” để chờ tác vụ tiếp theo: in, gửi mail,tạo trang web v.v

1.14 Chỉnh sửa hàng loạt ảnh :

Một đặc điểm khác của Lr là Chỉnh sửa hàng loạt ảnh (Streamline photos edit)

Lr không chỉ cho phép ta chỉnh sửa những thông số trên từng bức ảnh mà còn cho phép áp dụng

Ngày đăng: 18/08/2013, 07:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị qua lại (hiểu nôm na là ta di dời vùng ảnh đó sang vùng khác của Dynamic Range), đồng thời theo dõi, cảm nhận sự biến đổi trên ảnh cho đến khi thấy vừa ý - Huong dan su dung lightroom 4x
th ị qua lại (hiểu nôm na là ta di dời vùng ảnh đó sang vùng khác của Dynamic Range), đồng thời theo dõi, cảm nhận sự biến đổi trên ảnh cho đến khi thấy vừa ý (Trang 9)
Đồ thị hay từng đoạn, tạo nên sự thay đổi tương phản về độ sáng khác nhau (trên toàn bức ảnh hay giữa các vùng phạm vi sắc độ hoặc trong 1 vùng phạm vi sắc độ) một cách dịu dàng, mềm mại hay đột ngột gấp khúc - Huong dan su dung lightroom 4x
th ị hay từng đoạn, tạo nên sự thay đổi tương phản về độ sáng khác nhau (trên toàn bức ảnh hay giữa các vùng phạm vi sắc độ hoặc trong 1 vùng phạm vi sắc độ) một cách dịu dàng, mềm mại hay đột ngột gấp khúc (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w