Vận dụng quy trình lập kế hoạch để phân tích kế hoạch hình thành Iphone
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH THEO NHÓM
Đề bài: Giới thiệu một tổ chức và nêu một kế hoạch của tổ chức
Vận dụng quy trình lập kế hoạch để phân tích kế hoạch đó.
Nhóm 7 – Kế hoạch chiến lược hình thành Iphone.
Môn: Quản lí học.
Lớp: Quản lí học 1(117)_13.
Trang 2I GIỚI THIỆU TỔ CHỨC
Apple Inc ( Apple incorporated)
• Loại hình: Công ty công nghệ.
• Trụ sở chính: đặt tại Silicon Valley (Thung Lũng Si-li-côn) ở San Francisco, tiểu bang California
• Thành lập: ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên
thành Apple Inc vào đầu năm 2007
• Ngành nghề: phần cứng máy tính, phần mềm máy tính, phụ kiện, thiết bị di động.
• Sản phẩm: iPhone, iPad, iPhone 7, iPod, Macintosh, Apple Watch, more.
• Người sáng lập: Ba nhà sáng lập ra Apple là Stephen Wozniak, Steve
Jobs và Ronald Wayne
• Logo "thời ngố tàu" đầu tiên của Apple được Wayne phác thảo bằng tay, lấy ý tưởng từ câuchuyện của nhà bác học Issac Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn
Trang 3• Còn "văn phòng" đầu tiên của Apple chính là nhà xe của cha mẹ Jobs.
• Sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc Apple I và có giá là 666.66 USD nhưng bấy giờ, nóchỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ Trong hình là một sản phẩm được "chế"lại từ các nhà sưu tầm, họ đã bổ sung cho cổ máy lớp vỏ bên ngoài, bàn phím cũng như mànhình
• Wozniak chính là người tạo ra những bộ kit cho Apple I, dưới đây chính là sơ đồ thiết kếtrên giấy của ông
Trang 4• Trong lúc đó, Jobs lo việc tìm kiếm nhà tại trợ cho công ty, ông đã ra sức thuyết phục nhữngnhà đầu tư rằng thị trường máy tính cá nhân sẽ sớm bùng nổ Cuối cùng, Apple đã nhậnđược 250.000 USD từ Mike Markkula, số tiền này tương đương 1/3 cổ phần công ty lúc bấygiờ và nó biến ông này thành nhân viên thứ ba của "nhà Táo"
• Sau gần 1 năm hoạt động, Apple chính thức hợp nhất theo sự dẫn dắt của Markkula Sau đó,một người đàn ông không thuộc công ty là Michael Scott được Markkula bổ nhiệm làm chủtịch kiêm CEO Apple vì cho rằng Jobs bây giờ còn quá non trẻ và chưa đủ sức lãnh đạocông ty
Trang 5• Cũng trong năm 1977, Wozniak lại tạo ra thêm cổ máy Apple II và biến nó thành "tâm bão"trong giới công nghệ đương thời.
• Ra mắt cùng Apple II, ứng dụng bảng tính "chuyên nghiệp" là VisiCalc cũng đã "góp gió"vào thành công của thiết bị này và làm thúc đẩy nó đến gần hơn với khách hàng doanhnghiệp
Trang 6• Bước sang năm 2 "tuổi", Apple đã chính thức có một văn phòng riêng cho mình Đó cũngchính là nơi làm việc của các nhân viên và đặt dây chuyền sản xuất Apple II Ngoài ra,khoảng thời gian này cũng là giai đoạn khá căng thẳng đối với các cấp dưới vì phải thườngxuyên tiếp xúc với Jobs, một người nổi tiếng là khó tính.
• Năm 1979, các kỹ sư Apple được viếng thăm những ngôi trường thuộc hệ thống XeroxPARC lừng danh thế giới với sứ mệnh tìm kiếm thêm cổ đông cho công ty Họ dự định bán
ra 100.000 cổ phiếu với giá chỉ 10 USD mỗi cổ
• Apple đã viết tiếp lịch sử của mình bằng việc công bố Apple III vào năm 1980 Mặc dùchiếc máy được bán ra nhằm cạnh tranh với những thiết bị đến từ IBM hay Microsoft nhưng
nó cũng chỉ được xem là phương án tạm thời Xerox PARC cùng Jobs lúc bấy giờ đã nhận ranên đổi khác đi!
Trang 7• Cuối cùng, Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của máy tính chính là những đồhoạ về giao diện người dùng (GUI), thứ mà chúng ta vẫn sử dụng đến ngày nay.
• Ngay sau đó, dự án Apple Macintosh (ngày nay còn gọi là Mac) đã được khởi động và mở
ra kỉ nguyên mới cho máy tính cá nhân với giao diện đồ hoạ trực quan, dù bấy giờ nó chỉ cómàu trắng và đen Sản phẩm đầu tiên của dự án này ra mắt vào năm 1983, cùng với lúcApple giới thiệu vị CEO danh dự là John Sculley
Trang 8• Năm 1984, Apple đã chi 1.5 triệu USD cho quảng cáo cũng có tên "1984" được đạo diễnbởi Ridley Scott Nó được phát sóng trong suất 3/4 của Super Bowl mùa XVIII và sau đókhông bao giờ được chiếu lại bất kì đâu Đây cũng chính là quãng thời gian căng thẳng leothang giữa mối quan hệ của Jobs và Bill Gates khi Microsoft tiết lộ rằng phần mềm mà mìnhđang chăm chỉ phát triển cho những cổ máy Macintosh cũng có thể hoạt động trên một giaodiện đồ hoạ người dùng có tên Windows.
• Ngoài ra, giai đoạn này còn là lúc nội bộ Apple bị "phân mảnh" bởi Jobs - người đứng đầumảng Macintosh và Sculley, người luôn chỉ trích doanh số không như mong đợi của dòngmáy Macintosh và muốn thắt chặt giám sát về những sản phẩm tương lai của công ty
Trang 10• Tuy nhiên với đối thủ của Jobs - ông Sculley thì cảm nhận lại khác, người này cho rằngApple đã tốt hơn khi giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7,một hệ thống đem lại màu sắc cho loại máy Macintosh vào năm 1991 Và nó được sử dụngmãi cho đến khi OS X ra mắt vào năm 2001.
• Vào giai đoạn những năm 90, dưới sự lãnh đạo của Scualley, Apple đã tiến đánh vào nhiềulĩnh vực mới tuy nhiên có vẻ không mấy thành công Từ 1990 đến 1993, thiết bị tạo đượcdấu ấn nhất của Apple chính là chiếc Newton MessagePad nhưng do mức giá của nó đến
700 USD mà chỉ có những tính năng cơ bản nên số phận của thiết bị này cũng rất hẩm hiu
Trang 11• Nhưng đó chưa phải là sai lầm duy nhất và to lớn mà Scualley gây nên Được biết ông này
đã làm tốn rất nhiều chi phí và thời gian của Apple khi cố gắng đưa System 7 lên hệ thống
xử lý mới PowerPC của IBM và Motorola thay vì Intel như trước đây
• Nhân cơ hội đó, Windows đã trổi dậy, tạo được tầm ảnh hưởng và thành công với Windows3.0 Microsoft đã đi ngược lại những gì Apple đang làm cho Mac, họ bán Windows rẻ vàdựa vào lợi thế nền tảng hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn
Trang 12• Sau quá nhiều thất bại mang lại cho công ty, Scualley đã chính thức bị sa thải vào năm 1993
và ban lãnh đạo đã bổ nhiệm Michael Spindler làm tân CEO Ông này là một người Đức và
đã gắn bó với Apple trong suốt quãng thời gian dài từ năm 1980
• Mặc dù đã thay đổi CEO nhưng vận đen vẫn đem bám Apple, một phần cũng do MichaelSpindler tiếp tục dẫm lên vết xe đỗ mà Scualley để lại Chỉ sau một năm lên nắm quyền, vịtân CEO đã cho Apple ra mắt thế hệ Mac đầu tiên chạy trên hệ thống PowerPC Tình hìnhvẫn ngày càng tệ hơn và ông chính thức "nhường chức" lại vào năm 1996
• Nhiệm kỳ của Gil Amelio tiếp tục gây nhiều khó khăn cho Apple, cổ phiếu của công ty đãxuống mức thấp nhất kỉ lục Cuối cùng, Amelio quyết định mua lại những phần thuộc vềJobs ở NeXT để mang ông quay về với Apple Được biết, giao dịch này được thực hiện vàonăm tháng 2/1997 và đã tốn của Apple 429 triệu USD
Trang 13• Vừa quay lại Apple, Jobs tiếp tục thực hiện một cuộc đảo chính mới ngay trong phòng họpvào ngày 4 tháng 7 năm đó Ông thuyết phục hội đồng quản trị hãy bổ nhiệm mình làm CEOtạm thời của Apple và trong tuần tiếp theo, Amelio đã viết đơn từ chức.
• Cũng trong năm 1997, một chiến dịch quảng cáo mới rất nổi tiếng của Apple là "ThinkDifferent" ra đời Chiến dịch cũng nhằm mục đích tưởng niệm các nghệ sỹ và nhà khoa họcnổi tiếng
Trang 14• Dưới thời Steve Jobs, Apple dần dần lấy lại đà tăng trưởng Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa
"nhà Táo" và Microsoft cũng dần cải thiện, minh chứng xác đáng nhất là hãng đượcMicrosoft đầu tư 150 triệu USD vào năm 1997 Tiếp đó, năm 2001, Mac OX X ra đời thaythế System 7, nó dựa trên những đúc kết từ hệ điều hành của NeXT Và vào năm 2006,Apple đã chính thức quay về với nền tảng chung Intel khiến họ gặt hái thêm những thànhcông cho đến ngày nay
•
Trang 152 Steve Jobs
Steve Jobs
Jobs cầm trên tay iPhone 4 tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu 2010
24 tháng 2, 1955
San Francisco, California , Hoa Kỳ
Board of Directors , Walt Disney Company
Chữ ký
II KẾ HOẠCH TẠO RA IPHONE 2
1 Giới thiệu Iphone 2G
Trang 162 Nội dung của một Quy trình lập kế hoạch
Quy trình lập kế hoạch là quá trình trong đó chức năng kế hoạch của một tổ chức được tiến hành Quy trình này gồm nhiều bước và dừng lại ở bước nào đều chỉ có tính quy ước tương đối Trên thực tế, quy trình lập kế hoạch giữ một vai trò quan trọng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cấp quản lý, nhiều ngành chức năng khác nhau như tổ chức, nhân sự, tài chính Do vậy theo quan điểm chung hiện nay, quy trình lập
kế hoạch gồm những bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường: Phân tích và đánh giá môi trường là điểm
bắt đầu thực sự quan trọng của việc lập kế hoạch Để lập kế hoạch có hiệu quả cần phải có những hiểu biết về môi trường, về sự cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh Mục đích của việc phân tích môi trường này là nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức cho
tổ chức.
Bước 2: Xác định mục tiêu: Việc xác định mục tiêu cho chúng ta thấy kết
quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm Hệ thống mục tiêu của tổ chức cần được phân loại dựa trên: vị trí thứ bậc của mục tiêu (mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ hai); thời gian (ngắn, trung hay dài hạn); các bộ phận khác nhau trong tổ chức (của cổ đông, của ban giám đốc hay của người lao động).
Bước 3: Xây dựng phương án: Xây dựng phương án thực chất là việc xác
định hệ thống các giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu Đó chính là các đảm bảo về tổ chức và vật chất cho việc biến mục tiêu thành hiện thực
Do vậy, vấn đề quan trọng không phải là tìm ra tất cả các phương án mà là việc giảm bớt các phương án cần lựa chọn sao cho chỉ còn những phương án
có triển vọng nhất được đưa ra phân tích.
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu: Trong hầu hết các tình
huống đều có rất nhiều phương án và có vô số các biến số ràng buộc cần phải xem xét cho nên việc đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu phải dựa trên những căn cứ nhất định Ví dụ như phương án nào thực hiện được mục tiêu,
có ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, chi phí thấp hay tạo được sự ủng hộ của các cấp và người thực hiện.
Trang 17Bước 5: Quyết định kế hoạch: Sau khi đánh giá và lựa chọn phương án tối
ưu cũng là thời điểm thực ra quyết định, nhà quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một phương án tốt nhất.
3 Kế hoạch chiến lược hình thành nên Iphone 2007
BƯỚC 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
A Phân tích môi trường bên ngoài:
a Phân tích môi trường chung theo mô hình PEST + 1
• Chính trị - Pháp luật:
- Dưới thời kì tổng thống George Walker Bush (nhiệm kỳ 2001-2009) cùng vớinhiều chính sách khiến ông trở thành “một vị tổng thống tệ hại nhất trong lịch sử” – như cựu tổng thống Jimmy Carter mô tả
- Trong đó nhất là về chính sách ngoại giao, đỉnh điểm của những sai lầm trong chính sách đối ngoại của ông được coi là cuộc chiến Iraq, với chi phí ước tính lên đến 3000 tỷ đô la Mỹ trong khi chính quyền Bush dự đoán chỉ mất 50 tỷ đô Đó là một chi phí tài chính khổng lồ chưa kèm theo sự trả giá đắt về nhân mạng lính Mỹ thiệt mạng tại Iraq
- Với chính sách giảm thuế cùng lúc với gia tăng chi tiêu, chỉ trong một nhiệm
kỳ chính phủ Bush biến ngân sách từ tình trạng thặng dư thành thâm thủng Ngân sách với mức thặng dư 230 tỷ đô la khi Clinton rời Toà Bạch Ốc đã trở thành thâm thủng 374 tỷ năm 2003 và 413 tỷ vào năm 2004, dù vẫn thấp hơn mức thâm thủng trong thập niên 1980 của chính phủ Ronald Reagan
• Văn hóa xã hội:
- Sự thay đổi về nhân khẩu học:
+ Mô hình đơn giản hóa của tháp dân số được chia thành 3 nhóm tuổichính Các nhóm gốm có: dân số dưới 15 tuổi, từ 15 đến 64 tuổi và dân số từ 65 tuổi trở lên Với tỉ lệ dân số trẻ khá cao phù hợp với mục tiêu hướng đến nhóm khách hàng ưa chuộng sản phẩm công nghệ
Trang 18+ Tính đến năm 2005, tỉ lệ dân thành thị tại Mỹ chiếm 80,4% (khoảng
252 triệu người) trên tổng số dân Với mật độ phân bổ dân số này tạo điều kiện cho sự thu hút và phân phối sản phẩm công nghệ dễ dàng hơn
- Sự thay đổi về văn hóa:
+ Trong thời kì này, đời sống xã hội của người dùng ngày một nâng cao
vì thế họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có nhiều tính năngtiện ích và thân thiện với người sử dụng
+ Các sản phẩm công nghệ ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộngrãi trên nhiều quốc gia, dân tộc trong khi đó trình độ nhận thức và dântrí cao dẫn đến yêu cầu của người dùng ngày càng khắt khe về sảnphẩm Từ đó đòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra các sản phẩm mang tínhđột phá cao, thiết kế và chất lượng nổi trội
• Tự nhiên:
- Môi trường tài nguyên bị cạn kiêt, giá dầu tăng, biến đổi khí hậu, môi trường bị ônhiễm
- Thiên tai, thảm họa xảy ra nhiều và thường xuyên hơn
Đây là thách thức rất lớn đặt ra với các nhà sản xuất, đòi hỏi họ cần nghiên cứu vàphát triển tạo ra những sản phẩm thân thiện và bảo vệ môi trường
• Công nghệ:
- Tại thời điểm trước 2007, một số sản phẩm điện thoại đến từ nhiều thương hiệucông nghệ đã có tích hợp nhiều tính năng như nghe nhạc, quay phim chụp ảnhvới độ phân giải khá cao lúc bấy giờ (ví dụ như chiếc Nokia 5130 XpressMusic
có độ phân giải QVGA 320 x 240 Pixels) , tuy nhiên những sản phẩm này chưa
có màn hình cảm ứng, khả năng kết nối mạng kém
Điều này làm cho việc tạo ra những sản phẩm công nghệ sau đó phải phát triển vàkhắc phục những nhược điểm của các sản phẩm đi trước đem lại mức độ trải nghiệmcao đến người dùng Bên cạnh đó nhà sản xuất có thể đưa vào nhiều tính năng vượttrội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng từ đó tăng khả năng cạnhtranh với các sản phẩm trên thị trường
b Phân tích môi trường ngành theo mô hình lực lượng cạnh tranh của M.Porter.
• Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:
Quyết định của khách hàng đối với việc sử dụng hay không sử dụng sản phẩm dịch
vụ của tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của tổ chức
- Đối tượng khách hàng mà Apple hướng đến là:
+ Người tiêu dùng cuối cùng: đối tượng khách hàng mà Apple hướng đếnchủ yếu là khách hàng trẻ, những người yêu thích sản phẩm công nghệcao, khách hàng trung thành của tổ chức Cùng với đó là tốc độ phát triểnchóng mặt của công nghệ, con người có xu hướng lựa chọn những sảnphẩm công nghệ cao thiết kế độc đáo, từ đó đem đến một số lượng kháchhàng đông đảo cho nhà Apple Nhưng trên thực tế, do chi phí chuyển đổitiêu dùng các sản phẩm khác nhau thấp tạo ra thách thức lớn đối với nhàsản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm giữ chânkhách hàng
+ Khách hàng thương mại và khách hàng công nghiệp là hai đối tượng ítđược Apple hướng đến do các sản phẩm công nghệ của hãng đều là
Trang 19những sản phẩm hoàn thiện phục vụ nhu cầu sử dụng trực tiếp của ngườidùng.
• Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp:
- Hầu hết các nhà cung cấp lớn của Apple như Foxconn, TPK Holdings, QuantaComputer, Samsung Electronics, Toshiba, … đều nằm tại khu vực Châu Á(Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), nơi có nguồn nhân lực trẻ, giánhân công tương đối rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào với chất lượng ổn định vì vậyApple hạn chế được những vấn đề xảy ra khi thay đổi nhà cung cấp cùng với khảnăng thiết lập giá từ đó giảm thiểu chi phí sản xuất
• Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
- Lĩnh vực công nghệ đang không ngừng phát triển và chiếm ưu thế mạnh mẽ trênthị trường vì vậy để trở thành nhà sản xuất cung cấp các thiết bị công nghệ nhưđiện thoại thu hút của nhiều nhà đầu tư
- Bên cạnh đó rào cản gia nhập ngành cao, muốn gia nhập ngành đòi hỏi các tổchức có:
+ Quy mô lớn, trình độ công nghệ cao
+ Apple có đặc trưng thương hiệu và khách hàng trung thành (người yêucông nghệ) vì vậy các đối thủ phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trungthành này
+ Chi phí chuyển đổi như hệ thống máy móc thiết bị, chi phí đào tạo nhânviên khá cao
• Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
Trên thị trường lúc bấy giờ có rất nhiều thiết bị công nghệ như máy nghe nhạc Zuneđược Microshoft cho ra mắt năm 2006 và đầu năm 2007 Sony cho ra mắt chiếcCamera HDR-HC7 chất lượng ghi hình HD với giá 900-1400$
• Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành:
- Vào thời điểm này, Apple đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưSamsung, Microsoft, Nokia,… họ đều là những đối thủ có thương hiệu vớiđiều kiện công nghệ hiện đại và tiềm lực tài chính lớn mạnh, có sức ảnhhưởng lớn trong cùng lĩnh vực
- Ngoài ra, rào cản rút lui khỏi ngành cao do mức chi phí đầu tư bỏ ra lớn (máymóc, thiết bị, nhà xưởng,…)
B Phân tích môi trường bên trong:
• Marketing
- Chiến lược xúc tiến:
+ Thực hiện chiến lược đóng băng thị trường, công bố tin tức về iPhone
6 tháng trước khi sản phẩm thực sự ra mắt
+ Dựa vào các phương tiện truyền thông để gây tiếng vang cho sảnphẩm thông qua các đánh giá (khi đến lúc khởi động iPhone, Jobs chophép một tờ báo (Time) đến buổi thử nghiệm đặc biệt, và bắt đầuphóng đại quá mức, đúng kiểu của Jobs:”Đây là sản phẩm tốt nhấtchúng tôi từng thực hiện”)