Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

116 506 3
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đứng trước tình thế toàn cầu hoá nền kinh tế, mở cửa hội nhập tạo sự cạnhtranh cùng phát triển thì mỗi doanh nghiệp luôn tạo ra cho mình những chiến lượckinh doanh sao cho đạt hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu Một trong những chiếnlược kinh doanh đó thì không thể không kể tới chiến lược giá thành sản phẩm của cácdoanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng Các doanhnghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưu để không chỉ cho rađược những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ - mỹ thuật,…mà cònphải có một giá thành hợp lý không chỉ đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệpmà còn mang tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Chính vì thế, mà trong xu thế phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn đóng vai trò quantrọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh Làm thế nào để sử dụng chi phí mộtcách tiết kiệm mà đạt hiệu quả cao là một câu hỏi lớn – luôn được quan tâm từ cácnhà quản lý Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn đối với các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phảithi công các công trình - hạng mục công trình trong thời gian dài, địa điểm thi cônglại không cố định,…nên việc quản lý chi phí phát sinh thường gặp khó khăn Mặtkhác, với vai trò - ý nghĩa của công tác kế toán là luôn cung cấp những thông tin mộtcách chính xác, kịp thời,… giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những chiến lượckinh doanh đúng lúc.

Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên qua quá trình nghiên cứu cơ sở

lý luận cùng với thời gian thực tập tại Công Ty Kỹ Thuật Xây Dựng Phương Bắc

em đã lựa chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của

mình

Trang 2

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận em xintrình bầy 3 phần chính sau:

Phần I: Những lý luận chung về hạch toán chi phí phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp.

Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp tại Công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.

Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp

Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành với sự giúp đỡ, quan tâm tậntình- chu đáo của thầy Trần Đức Vinh cùng các anh- chị trong phòng kế toán của

công ty Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, xong do hạn chế về mặt thời gian

cũng như sự nhận thức và trình độ nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu sót Do vậy, em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp, chỉ bảocủa thầy - cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốthơn cho công tác kế toán thực tế sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2007 Sinh viên: Dương Thị Kim Oanh

Trang 3

1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp

Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng củanền kinh tế quốc dân với chức năng tái sản xuất TSCĐ cho các ngành, các lĩnh vựccủa nền kinh tế So với các ngành sản xuất khác thì ngành XDCB có những đặc điểmriêng biệt và biểu hiện cụ thể - rõ ràng nhất là ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo rasản phẩm của ngành Chính đặc điểm sản xuất xây lắp đã chi phối và ảnh hưởng đếncông tác tổ chức kế toán nói chung và chi phí sản xuất- tính giá thành sản phẩm nóiriêng trong các doanh nghiệp xây lắp.

Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng, vật kiến trúc có qui mô lớn kếtcấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài không thuộc đối tượng lưu thông,… với đặcđiểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phảilập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất và xây lắp phải sosánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bởt rủi ro phải muabảo hiểm cho công trình xây lắp.

Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủđầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ(vì đã qui định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựngthông qua hợp đồng giao nhận thầu,…).

Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe, máy,thiết bị thi công, người lao động,…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặcđiểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do

Trang 4

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưavào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc và qui mô, tính phức tạp của từng côngtrình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chiathành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tácđộng rất lớn các nhân tố môi trường như nắng, mưa,…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổchức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiếtkế, dự toán.

Như vậy, với đặc điểm sản xuất xây lắp đã nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đếnkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán, vừa đáp ứngyêu cầu chung về chức năng - nhiệm vụ của kế toán trong một doanh nghiệp sản xuấtvừa đáp ứng với đặc thù riêng của loại hình doanh nghiệp xây lắp.

1.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp

Nhiệm vụ đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trongcác doanh nghiệp xây lắp là:

Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổsách kế toán phải phù hợp với quy định của Nhà nước Các chuẩn mực cũng như chếđộ kế toán.

Xác định được đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm xây lắp dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệsản xuất sản phẩm xây lắp.

Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chiphí sản xuất.

Tính toán chính xác giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành và thườngxuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác tính giá thành của doanh nghiệp

Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệpnhằm cung cấp thông tin cần thiết cho ban quản lý, giúp nhà quản trị đưa ra những quyếtđịnh kinh doanh kịp thời và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

2 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Trang 5

2.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất2.1.1 Khái niệm

Chi phí được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất trong DN xâylắp là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào bao gồm yếu tố về tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm xây lắp Hay nói cách khác, quátrình sản xuất sản phẩm xây lắp là quá trình kết hợp của 3 yếu tố trên.

Như vậy, chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao độngsống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giáthành của sản phẩm xây lắp.

Theo đó, chi phí về tiền công là biểu hiện bằng tiền của lao động sống còn chiphí về nguyên vật liệu,…là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá.

2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Trong các DN sản xuất nói chung và các DN xây lắp nói riêng có nhiều loạichi phí sản xuất với nội dung kinh tế, công dụng và đặc tính khác nhau nên cần phảicó sự phân loại chi phí để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán Phân loại chiphí là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo nhữngđặc trưng nhất định nhằm mục đích đáp ứng thông tin cần thiết và tạo điều kiện thuậnlợi cho việc sử dụng thông tin kế toán Do đó, đòi hỏi việc phân loại chi phí sản xuấtphải khoa học và thống nhất.

Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau như phân loại theo nội dung kinh tế,theo công dụng, theo vị trí … Mỗi cách phân loại này đều đáp ứng ít nhiều cho mụcđích quản lý, hạch toán, kiểm tra,… ở các góc độ khác nhau Trong kế toán tài chính,chi phí sản xuất thông thường được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản là phân theokhoản mục chi phí và phân theo yếu tố chi phí.

* Phân theo yếu tố chi phí: là việc phân chia chi phí thành những yếu tố chi

phí khác nhau nhằm phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế

Trang 6

ban đầu đồng nhất mà không xét đến công dụng cụ thể hay địa điểm phát sinh của chiphí.

Để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể và tuỳ theo yêu cầu- trình độquản lý mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau Theo quy định hiện hànhở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 5 yếu tố chi phí sau:

Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu

chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinhdoanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

Yếu tố chi phí nhân công: Phản ánh toàn bộ số tiền lương và các khoản trích

như BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương của CNSX, công nhân sử dụng MTC vànhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận/ đội sản xuất

Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố

định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinhdoanh trong kỳ.

Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài

dùng vào sản xuất kinh doanh.

Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa

phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Cách phân loại

này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng nhằmtạo thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm Theo quy định hiện hành ở Việt Nam,chi phí sản xuất ở đơn vị xây lắp bao gồm:

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Là các chi phí của các vật liệu chính, vật

liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc…cần thiết để tham gia cấuthành thực thể sản phẩm xây lắp.

Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp

lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoảntrích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp.

Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện

khối lượng công tác xây, lắp bằng máy Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chiphí thường xuyên và chi phí tạm thời:

Trang 7

Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: Lương chính, lương phụ củacông nhân điều khiển máy, phục vụ máy…; chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phíkhấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.

Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thicông; chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán,…) Chi phí tạm thời cóthể phát sinh trước (được hạch toán vào TK 142) sau đó được phân bổ dần vào bênNợ TK 623 Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí xây, lắp trong kỳ,trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, sử dụng TK335 (ghi Nợ TK 623,Có TK 335).

Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng

gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theotỷ lệ quy định (19% của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xâylắp), chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chiphí CCDC và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội…

2.2 Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp2.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp

Mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuấtchính là sản phẩm sản xuất, do đó sản phẩm sản xuất luôn là mối quan tâm rất lớn bởiđó là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DN.

Trong DN sản xuất nói chung thì “giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đếnkhối lượng công tác, sản phẩm-dịch vụ đã hoàn thành”.

Tuy nhiên, đối với DN xây lắp thì sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, nó cóthể là các công trình- hạng mục công trình hay là khối lượng công việc hoặc giai đoạn

công việc có một giá thành riêng Do đó, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chiphí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo qui định.

2.2.2 Phân loại giá thành

Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý và công tác hạch toán giá thành cũng như yêucầu xây dựng giá cả hàng hoá nên giá thành cũng được xem xét dưới nhiều góc độ,

Trang 8

Với DN xây lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp sau:

* Xét theo thời điểm tính toán và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành

được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế:

Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây

lắp công trình, giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá qui địnháp dụng cho từng vùng lãnh thổ.

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Thu nhập chịu thuế tính trướcTrong đó, thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo định mức qui định.

Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể

ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụngtrong đơn vị Giá thành kế hoạch cho phép tính toán các chi phí phát sinh sao cho chiphí sản xuất thực tế không vượt quá tổng số chi phí sản xuất dự kiến trong kế hoạch,do đó giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản lý giá thành của DN.

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán

Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản

xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh Hay nói cách khác, đó là toàn bộcác chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây, lắp mà đơn vị đã nhậnthầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán

Mối quan hệ giữa 3 loại giá thành trên về mặt lượng:

Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế

* Xét theo phạm vi phát sinh chi phí: thì giá thành được chia thành giá thành

sản xuất và giá thành toàn bộ:

Trong đó, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): phản ánh tất cả nhữngchi phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình trong phạm vi đơn vị thi côngbao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC.

Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ, giá thành tiêu thụ): Phản ánh toàn bộ cáckhoản chi phí phát sinh trong thi công (chi phí sản xuất) và chi phí ngoài thi công (chiphí bán hàng và quản lý) Do đó, giá thành toàn bộ được tính theo công thức:

Giá thànhtoàn bộ =

Giá thành sản xuấtsản phẩm tiêu thụ +

Chi phí quản lý

Chi phí tiêu thụsản phẩm

Trang 9

2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, đó là 2 mặt thống nhất của quá trình sản xuất: Một mặt là hao phí phải bỏ ratrong quá trình sản xuất, một mặt là kết quả thu được từ hoạt động sản xuất.

Về bản chất chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoáđược biểu hiện bằng tiền Tuy nhiên, giữa chúng lại có sự khác nhau căn bản:

Chi phí sản xuất chỉ gồm những chi phí mà DN bỏ ra để sản xuất sản phẩmtrong kỳ, không tính đến việc sản phẩm đó đã hoàn thành trong kỳ hay chưa.

Về mặt giá trị, thì chi phí sản xuất nhìn chung khác với giá thành sản phẩmxây lắp Tổng chi phí sản xuất = Tổng giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ chỉ khigiá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Về mặt thời gian, thì chi phí sản xuất chỉ phản ánh những hao phí liên quanđến kỳ hạch toán, còn giá thành thì bao gồm cả các khoản chi phí phát sinh từ kỳtrước chuyển sang nhưng liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành kỳ này.

Về phạm vi biểu hiện: Giá thành sản phẩm là một khái niệm gắn với một khốilượng sản phẩm xây lắp nhất định, không có khái niệm giá thành chung chung màphải là giá thành cụ thể của từng sản phẩm, còn chi phí sản xuất lại không gắn vớimột sản phẩm cá biệt nào Giá thành sản phẩm được tính dựa trên các chỉ tiêu chi phísản xuất.

Tổng giá thànhcủa sản phẩm xây

lắp hoàn thành

= Chi phí sảnxuất dở dang

đầu kỳ

+ Chi phí sảnxuất phátsinh trong kỳ

- Chi phí sảnxuất dở dang

cuối kỳ

Như vậy, CPSX và GTSP có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó CPSXlà cơ sở để tính GTSP, việc quản lý tốt giá thành chỉ được thực hiện triệt để khi DNtiến hành quản lý tốt CPSX vì sự tiết kiệm hay lãng phí CPSX sẽ ảnh hưởng trực tiếptới GTSP xây lắp.

Trang 10

3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

3.1 Kế toán chi phí sản xuất

3.1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạntập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Đốivới mỗi DN sản xuất thì vấn đề xác định đúng đối tượng hach toán chi phí sản xuất cóvai trò đặc biệt quan trọng trong kế toán CPSX và tính GTSP, giúp cho việc tínhGTSP được chính xác và kịp thời Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng đối tượng CPSXphụ thuộc nhiều vào yêu cầu quản lý, phân tích chi phí,…đặc biệt là đặc điểm quitrình công nghệ của từng DN Do đó, đối với DN xây lắp thì đối tượng hạch toánCPSX có thể là từng công trình – hạng mục công trình hay các giai đoạn công việccủa hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình,…từ đó mà xác địnhphương pháp hạch toán CPSX thích hợp.

Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phươngpháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của đốitượng hạch toán CPSX Thực chất của phương pháp kế toán CPSX chính là việc mởcác sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí tương ứng với các đối tượng kế toán chi phí đãđược lựa chọn, cuối kỳ tổng hợp chi phí theo từng đối tượng Vì vậy, dựa trên đốitượng chi phí trong DN xây lắp, kế toán xác định các phương pháp hạch toán CPSXsau: phương pháp hạch toán CPSX theo từng công trình- hạng mục công trình, theo cácgiai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình…

3.1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Khái niệm: Chi phí NVLTT bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính- phụ, vật

kết cấu,…cần thiết để tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp

* Tài khoản sử dụng:TK 621- Chi phí NVLTT, TK này dùng để phản ánh các

chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây, lắp, sản xuất sản phẩm,…của DNxây lắp Được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí.

* Nguyên tắc hạch toán TK 621:

- Chỉ hạch toán vào TK 621 những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp đểtạo ra sản phẩm xây lắp trong kỳ sản xuất kinh doanh Chi phí NVL phải tính theo giáthực tế khi xuất sử dụng.

Trang 11

- Trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVLTT vào bên NợTK 621 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL này hoặc tập hợp chung choquá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp nếu không thể xác định cụ thể rõ ràngNVL sử dụng cho từng công trình.

- Cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành kết chuyển (nếu NVL đã được tập hợpriêng cho từng đối tượng sử dụng) hoặc tiến hành phân bổ và kết chuyển (nếu NVLkhông được tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào các tài khoản liênquan để phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Nếu tiến hànhphân bổ phải dựa trên các tiêu thức phân bổ hợp lý.

- Chỉ kết chuyển những chi phí trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất, chế tạosản phẩm xây lắp vào Tk 154 để tính giá thành công trình xây lắp mà không bao gồmnhững NVL sử dụng không hết nhập kho hoặc được để lại tại hiện trường.

- Đối với trường hợp NVL mua về nếu sử dụng ngay (không qua kho) cho sảnxuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chiphí NVL của khối lượng NVL mua vào là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào Nếusử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịuthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí NVL là giá mua bao gồm cả thuếGTGT đầu vào.

* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621:

Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản

xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho.

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạtđộng xây lắp trong kỳ vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiếtcho đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ, laovụ, …

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

* Phương pháp hạch toán:

Khi mua hoặc xuất NVL sử dụng cho hoạt động xây lắp:

Trang 12

cho sản xuất nhập kho, đem bán TK 111, 112 TK 154

Mua vật tư sử dụng ngay K/c chi phí NVLTT

TK 133 Thuế GTGT

3.1.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

* Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính- lương phụ, phụ cấp

lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản phảitrả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao động thuê ngoài theo từng loạicông việc

* Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

* Nguyên tắc hạch toán TK 622:

- Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương và cáckhoản phụ cấp,…cho nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng của bộ máy quản lýDN hoặc bộ phận hoạt động bán hàng.

* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622:

Bên Nợ: - Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm

tiền lương, tiền công của lao động

Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ Tài khoản 154 – Chi phí sản

xuất, kinh doanh dở dang.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

Trang 13

* Phương pháp hạch toán:

Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩmxây lắp, ghi:

Nợ TK 622: Chi phí NCTT

Có TK 334: Phải trả công nhân viên.

Sơ đồ1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí NCTT

TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương, phụ cấp Kết chuyển

lương phải trả chi phí NCTT TK 335

Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX

3.1.4 Hạch toán chi phí sử dụng Máy thi công

* Khái niệm: - Máy thi công là các loại xe, máy được sử dụng trực tiếp để thi

công xây lắp cho các công trình như: Máy ủi, máy xúc,…máy thi công có thể do DNtự trang bị để sử dụng lâu dài hoặc do DN đi thuê từ bên ngoài để phục vụ công tácthi công cho kịp tiến độ thi công.

- Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các máy thi côngnhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy.

* Tài khoản sử dụng: TK 623- chi phí sử dụng máy thi công* Nguyên tắc hạch toán TK 623:

- TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trườnghợp DN xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừathủ công vừa kết hợp bằng máy.

- Không hạch toán vào TK 623 các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tínhtrên tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.

- Nếu chi phí sử dụng MTC phát sinh cho nhiều công trình một lúc thì đượcphân bổ cho từng công trình- hạng muc công trình theo những tiêu thức thích hợp:

Trang 14

dụng MTC cầnphân bổ chotừng đối tượng

MTC cần phân bổ

của từng đối tượngTổng tiêu thức pbổ

của tất cả các đốitượng

* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 623:

Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạt

động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trựctiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng,…)

Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vào bên Nợ TK 154

TK 623 không có số dư cuối kỳ.

TK 623 có 6 tài khoản cấp 2:

+ TK 6231- Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp

lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công TK này khôngphản ánh khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính trên tiền lương phải trả của côngnhân sử dụng máy thi công Khoản này được hạch toán vào TK 627- Chi phí SXchung.

+ TK 6232 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phụcvụ xe, máy thi công.

+ TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ, dụng cụ lao độngliên quan đến hoạt động xe máy thi công.

+ TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thicông sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.

+ TK 6237 - Chi phí mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuêngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiềnthuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ…

+ TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụcho hoạt động của xe, máy thi công…

* Phương pháp hạch toán:

Trang 15

Việc hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm tổchức công tác thi công bằng máy của đơn vị xây lắp (phụ thuộc vào hình thức sửdụng máy thi công):

- Nếu DN thực hiện xây lắp hoàn toàn bằng máy tức là DN có tổ chức độimáy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toánriêng: Thì các TK áp dụng là TK 621, 622, 627

+ Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công:Nợ TK 621, 622, 627: chi tiết sử dụng máy

Nếu DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộphận trong nội bộ:

Kết chuyển: Nợ TK 632:

Có TK 154: chi tiết sử dụng máyGiá bán- doanh thu:

Nợ TK 623: chi phí sử dụng MTCNợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 511, 512

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Trang 16

Sơ đồ1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công trong TH DN có tổchức kế toán riêng cho đội máy thi công

TK 152,111,331, TK 621 TK 154- CPSDMTC TK 152,111, Mua- XK NVL K/c CP NVLTT Các khoản giảm trừ

TK 334 TK 622 TK 623 Lương nhân viên K/c CP NCTT giá thành MTC

điều khiển MTC cung cấp lẫn nhau trong nội bộ

TK 152,153,214, TK 627 TK 632 Chi phí quản lý K/c Cp SXC GV dịch vụ MTC

đội MTC bán lẫn nhau trong nội bộ

- Nếu DN không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thicông riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công:

+ Tập hợp chi phí sử dụng MTC: Nợ TK 623: Chi phí sử dụng MTC

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)Có TK111, 112,…

+ Sau đó phân bổ và kết chuyển vào từng công trình:Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD

Trang 17

TK 152,111, TK 623 TK 152, 111 NVL phục vụ MTC Các khoản giảm

Chi phí sd MTC TK 334

Tiền lương phải trả Công nhân sd MTC

TK 153, 142, 242 TK 154

CCDC phục vụ MTC TK 214

Khấu hao MTC K/c Chi phí sử dụng MTC TK 111,112,…

dịch vụ mua ngoài chi phí khác phục vụ MTC TK 133

3.1.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung

* Khái niệm: Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản

phẩm sau chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SD MTC Đây là những chi phíphát sinh trong phạm vi các phân xưởng, tổ/đội công trường xây dựng gồm: Lươngcủa nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích trên lương theo tỷ lệ qui định

Trang 18

(19%) của nhân viên quản lý đội và CNTT tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí vật liệu, CCDC và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội.

* Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí SX chung thực tế phát sinh.Bên có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.

- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí SXC vào bên nợ TK 154.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

TK 627 có 6 TK cấp 2:

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương,

lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xâydựng, khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính theo quy định hiện hành trên tiền lươngphải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhânviên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiêp).

TK 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng cho đội xây dựng,

như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc đội xâydựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,… (chi phí không có thuế GTGTđầu vào nếu được khấu trừ thuế).

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ xuất

dùng cho hoạt động quản lý của đội xây dựng (chi phí không có thuế GTGT đầu vàonếu được khấu trừ thuế).

TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng

chung cho hoạt động của đội xây dựng.

TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng, như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài,chi phí điện, nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật,bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại,…khôngthuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí của đội, tiền thuêTSCĐ, chi phí trả cho Nhà thầu phụ (chi phí không có thuế GTGT đầu vào nếu đượckhấu trừ thuế).

Trang 19

TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các

chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng, khoản chi cho lao độngnữ (chi phí không có thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế).

* Phương pháp hạch toán:

Chi phí SXC được tập hợp vào bên Nợ TK 627 được chi tiết theo từng yếu tốchi phí sau đó tiến hành phân bổ cho từng công trình- hạng mục công trình theonhững tiêu thức phù hợp như: theo tiền lương CNSX, theo chi phí NVLTT,…

- Tập hợp chi phí SXC:

Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 Thuế GTGT khấu trừ (nếu có)Có TK 111,112,152,142,214, 331,…- Phân bổ chi phí SXC:

Nợ TK 154 – chi phí SXKDDDCó TK 627- chi phí SXC

Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp chi phí SXC

Trang 20

Chi phí VL,CCDC Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí SXC TK 334

Tiền lương phải trả Nhân viên quản lý đội

TK 352 TK 154

Trích trước chi phí bảo hành công trình TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ K/c Chi phí sản xuất chung TK 111,112,331,…

Chi phí SXC khác Mua ngoài TK 133 Thuế GTGT

3.1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất:

Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đãxác định tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chiphí sd MTC, chi phí SXC vào bên Nợ TK 154- chi phí SXKDDD, tài khoản này đượcmở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

* Nguyên tắc hạch toán TK 154:

- Chi phí sản xuất kinh doanh hạch toán trên TK 154 phải được chi tiết theođịa điểm phát sinh chi phí, theo loại hoặc nhóm sản phẩm- sản phẩm, hoặc chi tiết bộphận sản phẩm,…

Trang 21

- Chi phí SXKDDD phản ánh trên TK 154 chỉ gồm những chi phí: Chi phíNVLTT, chi phí NCTT, chi phí sd MTC và chi phí SXC mà không phản ánh nhữngchi phí như: chi phí bán hàng- quản lý, chi phí tài chính,…

* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154- chi phí SXKDDD:

Bên Nợ: - Các chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sd MTC, chi phí SXC

phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thànhxây lắp theo giá khoán nội bộ.

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầuchính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán

Bên Có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao được coi là tiêu thụ

hoặc bàn giao cho đơn vị thầu chính xây lắp.

- Trị giá phế liệu thu hồi,…các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầuchính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang, chưa hoàn thành

cuối kỳ và giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhchưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp2:

TK 1541- xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp vàphản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ.

TK 1542- sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩmkhác và phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (các thành phẩm, cấu kiện xâylắp).

TK 1543- Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phảnánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ.

TK 1544- Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành côngtrình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xâylắp còn dở dang cuối kỳ.

Trang 22

* Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất:

Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 621- chi phí NVLTT

Có TK 622- chi phí NCTT

Có TK 623- chi phí sử dụng MTCCó TK 627- chi phí sản xuất chung.

- Nếu có thiệt hại trong sản xuất xây lắp ghi giảm chi phí:Nợ TK 1388, 334,811,…

Sơ đồ1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

TK 621 TK 154 TK 155 K/c chi phí NVLTT Chờ tiêu thụ

TK 622

K/c chi phí NCTT

TK 623 TK 632

K/c chi phí sử dụng MTC

Bàn giao cho chủ đầu tư TK 627

K/c chi phí SXC

Trang 23

3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, cònđang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm DN cần thiếtphải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Với đặc điểm thi công của các công trình xây dựng là thời gian thường kéodài, khối lượng công việc lớn, kết cấu phức tạp, nên cuối kỳ kế toán sẽ có nhữngcông trình - hạng mục công trình chưa hoàn thành Do đó, sản phẩm dở dang trongsản xuất xây lắp là các công trình- hạng mục đang thi công dở dang, chưa hoàn thànhhoặc khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu,chưa chấp nhận thanh toán.

Xác định sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp chính là việc tínhtoán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dangcuối kỳ Việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khốilượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.

Nếu qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giátrị sản phẩm dở dang là tổng chi phí luỹ kế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗikỳ Cụ thể:

Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ =

Giá trị sản phẩmxây lắp dở dang đầu

+ Chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳNếu qui định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý(theo giai đoạn hoàn thành) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tớiđiểm dừng kỹ thuật hợp lý đã qui định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sởphân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đãhoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng Cụ thể công thứcnhư sau:

Giá trị khốilượng xâylắp dở dang

cuối kỳ=

lượng xây lắphoàn thành theo

Trang 24

3.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp

3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp

Để tính giá thành sản phẩm được một cách chính xác, kịp thời đồng thời có thểkiểm tra và quản lý được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành thì công việc đầu tiênđòi hỏi nhà quản lý cần phải làm trong công tác tính giá thành đó là xác định đốitượng tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác đinh sản phẩm,bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành có tầm quan trọng đặc biệt, giúp kế toánghi sổ và lập thẻ tính giá thành chính xác.

Đối với DN xây lắp, đối tượng tính giá thành là các công trình- hạng mụccông trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắpcó tính dự toán riêng đã hoàn thành,…

Cần phân biệt giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành, tuy nhiên trong DN xây lắp thì đối tượng tính giá thành thường trùng với đốitượng tập hợp chi phí sản xuất

Tuỳ theo mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và tính gía thành mà DNcó thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.

3.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương phápđược sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuậttính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.

Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm: phương pháp tính trực tiếp,phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số,…Để tính giá thành sản phẩmxây lắp hoàn thành thì tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí- tính giá thành vàmối quan hệ giữa chúng để có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tínhgiá thành nói trên.

Trong DN có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:

* Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng

cho các DN xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối

Trang 25

lượng sản xuất lớn, có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giáthành Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính như sau:

* Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng đối với các công

trình- hạng mục công trình được chia thành nhiều giai đoạn thi công do đó đối tượngtập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành làcác công trình- hạng mục công trình đã hoàn thành.

Khi đó, giá thành của toàn bộ công trình- hạng mục công trình đã hoàn thànhđược xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn thi công Cụ thể:

Z = Dđk + C1 + …+ Cn + Dck

Trong đó, Z là giá thành thực tế của toàn bộ công trình- hạng mục công trình Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

C1,…Cn là chi phí sản xuất của từng giai đoạn.

* Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp mà

đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm nhưng đối tượng tính giáthành lại là sản phẩm từng loại Khi đó, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phisản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc dự toán) của các công trình- hạngmục công trình liên quan.

Giá thành thựctế sản phẩm

hoàn thành =

Giá thành kế hoạch

Tỷ lệ giữa chi phíthực tế so với kế

hoạch (dự toán)

Như vậy, để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành ta có thể tính bằngnhiều phương pháp khác nhau, trong DN xây lắp thì sản phẩm cuối cùng là các côngtrình- hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng do đó hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành là tính được giá thành của sản phẩm đó Tuy nhiên, vớiđặc thù của ngành sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp

Giá thànhsản phẩmxây lắp

Chi phíSXKDdang đầu

Chi phíSX phátsinh trong

Chi phíSXKD dởdang cuối

kỳ

Trang 26

-thành được thanh toán với chủ đầu tư Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việctính giá thành các hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượngcông tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ.

Sau khi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩmhoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư kế toán ghi:

Nợ TK 632- giá vốn hàng bán

Có TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh

Để phục vụ cho mục đích so sánh, phân tích chi phí sản xuất và tính giá thànhvới dự toán, kế toán cần lập thẻ tính giá thành chi tiết theo khoản mục chi phí Căn cứđể lập thẻ tính giá thành là sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kỳ này, bảng kê đánhgiá sản phẩm dở dang cuối kỳ và thẻ tính giá thành kỳ trước Nếu trong kỳ DN cónhiều công trình hoàn thành thì kế toán lập bảng tổng hợp giá thành.

2.CPSXKD PS3.CPSXKD CK

4.Giá thành SP

4 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theophương thức khoán gọn trong doanh nghiệp xây lắp

4.1 Đặc điểm phương thức khoán gọn

Phương thức khoán sản phẩm xây lắp được thực hiện giữa DN và các đơn vịnội bộ của DN như tổ/đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng trong DN đó hiện nay là rấtphù hợp với cơ chế thị trường vì nó có thể phát huy được những khả năng sẵn có trênnhiều mặt tại đơn vị cơ sở Giữa DN và các đơn vị nhận khoán phải ký hợp đồngkhoán, khi thực hiện xong phải thanh lý hợp đồng để làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Theo qui định hiện nay có 2 phương thức khoán gọn bao gồm:

Trang 27

+ Phương thức khoán theo công trình: Theo phương thức này, đơn vị giaokhoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình cho bên nhận khoán Đây là phươngthức được áp dụng phổ biến nhất ở các DN xây lắp hiện nay.

+ Phương thức khoán theo khoản mục chi phí: Đơn vị giao khoán chỉ khoánnhững khoản mục chi phí đã thỏa thuận với bên nhận khoán, phương thức này thườngáp dụng cho những công trình thi công phức tạp, có giá trị lớn,…

4.2 Hạch toán CPSX và tính GTSP theo phương thức khoán4.2.1 Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng

Tại đơn vị giao khoán: Kế toán sử dụng TK 1413- tạm ứng chi phí xây lắp

giao khoán nội bộ, để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản tạm ứng.

Sơ đồ1.7: Hạch toán CPSX và tính GTSP xây lắp theo phương thức khoán gọn tạiđơn vị giao khoán

TK 621, 622

TK 111, 112,152,… TK 1413 623, 627 TK 154 Tạm ứng cho đơn Chi phí thực tế P.S

nhận khoán căn cứ vào K/c chi phí quyết toán

Tạm ứng bổ sung TK 133 Thuế GTGT

Hoàn ứng còn thừa

Tại đơn vị nhận khoán: Do không tổ chức bộ máy kế toán riêng nên chỉ có

nhiệm vụ tập hợp các chứng từ liên quan đến khối lượng xây lắp nhận khoán và nộpcho đơn vị giao khoán.

4.2.2 Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Tại đơn vị giao khoán: Kế toán sử dụng TK 1362- phải thu về giá trị khối

lượng xây lắp giao khoán nội bộ, TK này được mở chi tiết cho từng công trình đối vớinhận khoán và chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán.

Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau:

Trang 28

Sơ đồ 1.8: Hạch toán CPSX theo phương thức khoán tại đơn vị giao khoán

TK 111,112,… TK 1362 TK 154 ` Giá trị xây lắp giao

T/ứng cho đvị nhận khoán khoán nội bộ TK 133 T/ứng bổ sung Thuế GTGT Hoàn ứng còn thừa

Tại đơn vị nhận khoán: Kế toán sử dụng TK 3362- Phải trả về giá trị khối lượng xây

lắp giao khoán nội bộ để phản ánh giá trị khoán xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán.Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau:

Sơ đồ1.9: Hạch toán tại đơn vị nhận khoán

TK 621 TK 154 TK 3362 TK 111,112,… Giá trị XL giao khoán bàn giao

(1) Nhận tạm ứng TK 622 TK 512

Tổng Doanh thu

hợp (2) Bổ sung tạm ứng TK 623 CPSX TK 3331

Thuế GTGT

TK 627 TK 632 Hoàn ứng K/c GV

(2)

Trong đó: (1) Đơn vị nhận khoán không hạch toán xác định kết quả (2) Đơn vị hạch toán có xác định kết quả

5 Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình

Theo qui định, nhà thầu thi công phải có trách nhiệm bảo hành công trình, nhàthầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình.

Nội dung bảo hành gồm: Khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng,khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành sử dụng không bình thường do lỗi của

Trang 29

nhà thầu gây ra Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và theo cấpcông trình

Trình tự hạch toán như sau:

Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình

TK 621 TK 154 TK 352 TK 627 K/c giá thành bảo hành

công trình hoàn thành Trích dự phòng bảo TK 622 hành phải trả Tổng TK 711

hợp Hoàn nhập Bổ sung thêm dự TK 623 CPBH dự phòng phòng phải trả

TK 627

Theo qui định thì tất cả các DN xây lắp thuộc mọi loại hình, mọi thành phần kinhtế đều phải mở sổ, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng qui địnhcủa chế độ sổ kế toán này Các hình thức sổ kế toán qui định áp dụng thống nhất đối vớiDN xây lắp gồm: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung, hình thức sổ kế toán nhật ký- sổcái, hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹthuật mà lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quiđịnh của hình thức sổ kế toán đó gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối

Trang 30

chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán Sau đây, em xintrình bầy hình thức sổ Nhật ký chung là hình thức sổ mà đơn vị thực tập đang áp dụng.Hình thức Nhật ký chung đuợc áp dụng cho các DN có qui mô lớn, sử dụng kếtoán thủ công hoặc kế toán máy, yêu cầu quản lý cao Tất cả các nghiệp vụ kinh tế-tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinhvà theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chungđể ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung như sau:

Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thứcNhật ký chung

623, 627, 154Chứng từ gốc về chi phí

Các bảng phân bổ

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết chi phíThẻ tính giá thành

Trang 31

hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau giữa kếtoán Việt Nam và kế toán tại một số nước trên thế giới, ta có thể thấy sự khác biệt đóqua việc nghiên cứu kế toán tại Pháp và Mỹ.

7.1 Kế toán Mỹ:

Theo kế toán Mỹ thì chi phí được hiểu là giá trị của các nguồn lực đã hao phíđể có được các hàng hoá, dịch vụ và chi phí được phân loại thành chi phí sản phẩm vàchi phí thời kỳ Trong đó, chi phí sản phẩm là chi phí phát sinh trong quá trình sảnxuất tạo ra sản phẩm như: Chi phí NVLTT, chi phi NCTT, chi phí SXC và tạo nên gíavốn hàng bán khi sản phẩm đó được tiêu thụ Còn chi phí thời kỳ là những phí tổnđược tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ để xác định lợi nhuận gồm chi phí bánhàng và chi phí quản lý.

Kế toán Mỹ có 2 phương pháp hạch toán chi phí sản phẩm cơ bản là:

+ Hạch toán chi phí theo công việc: Theo phương pháp này thì chi phí đượcghi nhận riêng theo từng công việc.

+ Hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất: Theo phương pháp này chi phí sảnphẩm được tập hợp, theo dõi từng giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.

Theo kế toán Mỹ thì các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT được coilà chi phí trực tiếp nên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào TK sản phẩm dởdang, còn chi phí SXC được coi là chi phí gián tiếp nên được theo dõi riêng sau đómới phân bổ vào TK sản phẩm dở dang.

Kế toán Mỹ cơ nhiều điểm tương đồng với kế toán Việt Nam như: đều có 2phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểmkê định kỳ, đều có cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí gồm chiphí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC và đều có phương pháp hạch toán chi phígiống nhau như hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ,…

Tuy nhiên giữa kế toán VN và kế toán Mỹ vẫn có sự khác biệt:

Hệ thống tài khoản của kế toán Mỹ mang tính hướng dẫn bao gồm các tàikhoản được sử dụng phổ biến trong công tác kế toán của DN, tài khoản dùng để hạchtoán các khoản chi phí mang tính đặc thù riêng của từng DN sẽ do DN tự xác định saocho phù hợp.

Trang 32

Các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT khi phát sinh được tập hợpthẳng vào TK sản phẩm dở dang do kế toán Mỹ không sử dụng TK chi phí NVLTT,chi phí NCTT Chỉ có chi phí SXC được theo dõi riêng trên TK chi phí SXC trướckhi đuợc phân bổ vào TK sản phẩm dở dang Nhưng kế toán Việt Nam thì các chi phíđều được tập hợp riêng sau đó mới kết chuyển để tính giá thành Với việc hạch toánnhư vậy sẽ cung cấp thông tin phục vụ quản lý một cách thuận tiện hơn.

Sơ đồ 1.12: Hạch toán tổng hợp CPSX và tính GTSP theo kế toán Mỹ.

TK NVL TK SPDD TK thành phẩm TK GVHB Chi phí NVLTT Giá trị sản phẩm Giá vốn thành

hoàn thành phẩm tiêu thụ TK Cp SXC

Cphí NVL

gián tiếp

TK phải trả NBán ` Cp dịch vụ mua ngoài cho SX

TK khấu hao TSCĐ KH TSCĐ dùng cho SX TK phải trả CNV

Cp nhân công gián tiếp

Cp nhân công trực tiếp

7 2 Kế toán Pháp:

Theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất được hiểu là số tiền bỏ ra để mua các yếutố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho DN Chi phí được chia làm 3

Trang 33

loại là chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí đặc biệt,trong từng loại chi phí đó lại được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí.

Kế toán Pháp chỉ cho phép hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ và ghi nhận chi phí theo từng yếu tố chi phí trên các tài khoản chi tiết

Kế toán pháp sử dụng các TK để tập hợp chi phí theo yếu tố chi phí và nhómtài khoản sử dụng trong kế toán chi phí gồm: TK 60- mua hàng, TK 61- dịch vụ muamua ngoài, TK 63- thuế và lệ phí, TK 64 – chi phí nhân viên, TK 65 – chi phí thôngthường khác, TK 66- chi phí tài chính, …

Mặt khác kế toán Pháp chỉ sử dụng một hình thức sổ duy nhất là hình thứcnhật ký chung Như vậy ta có thể nhận thấy sự giống và khác nhau giữa kế toán Phápvà kế toán Việt Nam Trước hết, nhận thấy kế toán Pháp và kế toán Việt Nam đềuquan niệm chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏra trong kỳ sản xuất và đều có cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế.

Tuy nhiên kế toán Pháp chỉ có một phương pháp hạch toán hàng tồn kho làkiểm kê định kỳ nhưng kế toán Việt Nam sử dụng thêm phương pháp kê khai thườngxuyên Nếu kế toán Pháp chỉ sử dụng một hình thức sổ duy nhất là hình thức là nhậtký chung thì kế toán Việt Nam được phép sử dụng 4 hình thức sổ kế toán là Nhật kýchung, Nhật ký- sổ cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ Trong khi kế toán Phápcó sự phân biệt rõ ràng giữa kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích(kế toán quản trị) nên để thực hiện việc quản trị chi phí và giá thành thì kế toán quảntrị phải xây dựng kế toán quản trị riêng trong khi kế toán tài chính của Việt Nam còncó thể phục vụ trong kế toán quản trị.

Trang 34

Sơ đồ 1.13: Hạch toán tổng hợp CPSX và tính GTSP theo kế toán Pháp

TK mua hàng TK giá phí sản xuất TK giá vốn Xuất kho vật liệu TK thành phẩm

đưa vào sx Giá thành

nhập kho giá thành sản phẩm tiêu thụ TK CP phân chia

chi phí trực tiếp

TK SPDD Phân bổ chi phí gtiếp trị giá

SPDD

TK giá phí phân phối

Chi phí trực tiếp K/c giá phí phân phối Phân bổ chi phí

gián tiếp

Trang 35

Tiền thân của công ty là Xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắc, là xí

nghiệp liên doanh được thành lập theo giấy phép đầu tư số 146/ CP ngày 08/12/1990của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Với số vốn đầu tư ban đầu của xí nghiệp là 224.327 USDSố vốn pháp định là 224.327 USD

Trong đó: Bên Việt Nam góp 78.828 USD chiếm 33% vốn pháp định Bên nước ngoài góp 150.499 USD chiếm 67% vốn pháp định.

Do hoạt động có hiệu quả nên xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắctiếp tục xin phép việc phát triển vốn đầu tư và vốn pháp định của xí nghiệp trong năm1997 theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 146/GDPDDC4 ngày 24/04/1997:

Các bên liên doanh gồm:

- Bên Việt Nam: Công ty TNHH thương mại và đầu tư công nghệ JPET- Bên nước ngoài: Các ông Kurt Bergstrom, Stafan Lennart Anaker và LarsV.Pearson quốc tịch Thuy Điển do ông Kurt Bergstrom làm đại diện.

- Vốn đầu tư của công ty là: 2.000.000 USD- Vốn pháp định của công ty là: 650.000 USDTỷ lệ vốn góp Pháp định của công ty như sau:

- Bên Việt Nam: 214.500 USD chiếm 33% vốn pháp định bằng máy móc, thiết

Trang 36

- Bên nước ngoài: 435.500 USD chiếm 67% vốn pháp định bằng máy móc,thiết bị và tiền nước ngoài.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thuận tiện trong giao dịch,ngày14/11/1998 thì xí nghiệp khung nhôm dân dụng Phương Bắc được đổi thành doanh

nghiệp liên doanh có tên gọi "Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc"

Doanh nghiệp liên doanh này có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tàikhoản tại ngân hàng theo pháp luật Việt nam.

Thời gian hoạt động cuả công ty là 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầutư.

Từ một xí nghiệp nhỏ với số vốn đầu tư thấp và cơ sở vật chất chưa đầy đủ,hiện nay công ty đã được mở rộng cả về vốn lẫn trang thiết bị xây dựng.

Bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị công ty còn chú trọng tới việc đào tạo, bồidưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật, không ngừng nâng cao tay nghềcho đội ngũ công nhân viên bằng cách cử đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Là một đơn vị đến nay đã có hơn 16 năm trưởng thành và phát triển Mục tiêucủa công ty là tiếp cận nhanh thị trường nên trong thời gian qua công ty luôn cố gắngđể ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng, có những chính sách phù hợp để khuyếnkhích sự hăng say lao động, năng suất làm việc và thu hút khách hàng Điều này đãgiúp cho công ty hoạt động đạt kết quả cao thể hiện rõ nét trên kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty Sau đây là một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty từ năm 2003 đến năm 2006.

Bảng: Một số chỉ tiêu trên BCKQKD và BCĐKT của công tyĐvt: ngđ

1 Tổng doanh thu 8.125.347 9.326.600 11.546.980 14.022.310 2 Trích nộp ngân sách 102.756 112.457 124.382 146.420

Trang 37

Qua bảng chi tiêu trên ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty năm sau luôncao hơn năm trước, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày một cải thiện.Đồng thời mức lợi nhuận hàng năm của công ty cũng được tăng một cách đáng kể,làm cho thu nhập bình quân đầu người/ tháng của công nhân viên cũng được cảithiện Điều này rất quan trọng cho việc thúc đẩy năng suất làm việc của các côngnhân viên, đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ Mặt khác, còn có thể nhận thấy trìnhđộ quản lý của công ty đã chặt chẽ hơn, không lãng phí chi tiêu được thể hiện thôngqua chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm từnăm 2003 đặc biệt trong năm 2005, điều này đồng nghĩa với việc làm cho lợi nhuậntăng lên Chứng tỏ hiệu quả quản lý doanh nghiệp của ban Giám đốc

2 Đặc điểm qui trình công nghệ

Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp sản xuất đặc biệt, sản phẩm xây lắp saukhi hoàn thành trở thành tài sản và được bàn giao cho chủ đầu tư, vì vậy giá trị củasản phẩm là rất lớn Do đó, để sản xuất ra một sản phẩm thì tại công ty Kỹ thuật xâydựng Phương Bắc đã thực hiện theo một qui trình công nghệ cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.1: QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP

Quá trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khi công ty tham gia đấu thầu hoặcđược giao thầu xây dựng Sau khi nhận nghiên cứu hồ sơ mời thầu xây lắp của kháchhàng thì công ty lập hồ sơ dự thầu bao gồm đơn xin dự thầu, thuyết minh về giá, đơncam kết, các giấy tờ chứng minh về kinh nghiệm và khả năng thi công, bố trí nhân

Đấu thầu

Ký kếthợp đồng

Phần mái và hoàn

Đổ móngKhởi

công

Trang 38

giao nhận thầu xây lắp được thực hiện giữa hai bên thể hiện quyền và nghĩa vụ củamỗi bên trong đó phải ghi rõ các thoả thuận về giá trị công trình, thời gian thi công,phương thức thanh toán, bảo hành,

Khi hợp đồng xây lắp có hiệu lực công ty tiến hành tổ chức sản xuất Với đặcđiểm của sản phẩm xây lắp có giá trị lớn nên cần được lập dự toán một cách chi tiếtvà bao quát toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc mọi công việcvà trong quá trình sản xuất luôn luôn so sánh dự toán, lấy dự toán làm thước đo.

Trên cơ sở các mẫu đã thiết kế, công ty giao khoán trực tiếp cho các đội xâydựng, các đội xây dựng tiến hành thi công chia theo từng giai đoạn từ khâu đào móng,xây thô (phần thân), đổ bê tông (phần mái) và hoàn thiện công trình.

Giai đoạn thi công móng gồm 6 bước:

+ Bước 1: Công tác chuẩn bị mặt bằng và giác móng+ Bước 2: San lấp mặt bằng

+ Bước 3: Công tác đào đất móng, bê tông gạch vỡ lót móng+ Bước4: Công tác thi công bê tông móng, cốt thép móng+ Bước 5: Công tác đệm cát nền, bê tông gạch vỡ nền+ Bước 6: Công tác xây móng và cổ móng

Giai đoạn Phần thân gồm 2 bước:

+ Bước 1: Công tác xây tường

+ Bước 2: Công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông phần thân.

Giai đoạn phần mái và hoàn thiện:

+ Công tác thi công lập mái

+ Giàn giáo chát, công tác trát tường, ốp lát

+ Thi công cửa, quét vôi, thi công điện, cấp thoát nước,

Sau khi hoàn thiện bên giao thầu sẽ nghiệm thu công trình, công ty tiến hànhquyết toán và bên giao thầu có nhiệm vụ thanh toán như hợp đồng xây lắp đã ký kết

Tuy nhiên, đối với những công trình nhỏ hoặc hạng mục công trình không cầntham gia đấu thầu thì công ty chỉ cần gửi bảng báo giá tới khách hàng và sau đó kýkết hợp đồng và thi công công việc theo hợp đồng như đã thoả thuận.

Trang 39

3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh:

Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty:

Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc là doanh nghiệp liên doanh đượcthành lập theo quyết định của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư do đó theo quyếtđịnh phê duyệt việc mở rộng phạm vi hoạt động của công ty ngày 15/1/1999 của Bộ

Kế hoạch và đầu tư đã xác định: Nhiệm vụ kinh doanh chính của công ty gồm các

lĩnh vực sau:

+ Nhận thầu thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp,+ Lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện, điện lạnh trong các công trình,+ Trang trí nội- ngoại thất công trình,

+ Giám sát kỹ thuật xây dựng và quản lý xây dựng,

+ Chế tạo, sản xuất các kết cấu khung nhôm và sản phẩm nhôm dùng trongcông trình dân dụng và công nghiệp.

Với những nhiệm vụ kinh doanh của mình và để thực hiện tốt nhiệm vụ kinhdoanh ấy, mang lại kết quả kinh doanh cao công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanhvới mô hình như sau:

Sơ đồ 2.2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Trong đó: Tại Công ty là nơi làm việc của ban Giám đốc, của phòng kế toán và

Phân xưởng Tổ/đội xây dựng

Tổ điện nước

Công ty(Trụ sở chính)

Tổ cơ khí

Trang 40

ban, thực hiện công tác kế toán và thiết kế kỹ thuật Đồng thời, là nơi mà Ban Giámđốc đưa ra các quyết định kinh doanh chỉ thị xuống các phân xưởng, các tổ/ đội xâydựng làm việc theo quyết định ấy.

Phân xưởng và các tổ/ đội xây dựng thường xuyên được chỉ đạo bởi công ty và

có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu, đề nghị của công ty Mặt khác, cũng phải báo cáovề tình hình thực hiện cho các phòng ban trên công ty biết để có hướng giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh mới.

Tại tổ/ đội xây dựng thì đứng đầu là ban điều hành hiện trường có nhiệm vụ

chỉ đạo chung Tổ/ đội xây dựng được phân thành các tổ/ đội riêng biệt như: tổ nề, tổmộc, với chức năng - nhiệm vụ khác nhau nhằm đảm bảo việc hoạt động sản xuấtkinh doanh diễn ra nhanh và hiệu quả, các công việc không bị chồng chéo lên nhaugiữa các tổ Trong đó:

+ Tổ nề: Có nhiệm vụ tiến hành thi công về các mặt như: xây, trát, bê tông,làm móng, làm sàn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban điều hành.

+ Tổ cơ khí: Gia công chi tiết và các cấu kiện lắp đặt các bộ phận của côngtrình tại xưởng trên những nguyên vật liệu như tôn, thép, sắt, sau đó tiến hành lắpđặt tại công trình.

+ Tổ mộc: Gia công chi tiết và các cấu kiện lắp đặt các bộ phận như hệ thốngcửa,

+ Tổ lắp đặt điện nước: Sau khi các công việc do các tổ khác gần như đã hoàn

thành thì tổ lắp đặt điện nước có nhiệm vụ lắp đặt hệ thống điện nước cho công trình.

* Thị trường kinh doanh của công ty : Địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp nội

ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước.

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:35

Hình ảnh liên quan

Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp, ghi: - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

n.

cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp, ghi: Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hoàn thiện hoá và tính toán các  chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

Hình th.

ức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hoàn thiện hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng: Một số chỉ tiêu trên BCKQKD và BCĐKT của công ty - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ng.

Một số chỉ tiêu trên BCKQKD và BCĐKT của công ty Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng chi tiêu trên ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày một cải thiện - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ua.

bảng chi tiêu trên ta có thể nhận thấy doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày một cải thiện Xem tại trang 37 của tài liệu.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán kiểu tập trung có nghĩa là toàn doanh nghiệp chỉ có một phòng kế toán làm  nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ph.

ù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán kiểu tập trung có nghĩa là toàn doanh nghiệp chỉ có một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán Xem tại trang 43 của tài liệu.
- Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ. - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

p.

đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ Xem tại trang 46 của tài liệu.
Sơ đồ 2.6: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NKC - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

Sơ đồ 2.6.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NKC Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán Mẫu B01- DN Bảng báo cáo kết quả kinh doanh        Mẫu B02 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                   Mẫu B03- DN Thuyết  minh báo cáo tài chính            Mẫu B09 - DNNhật ký  - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

Bảng c.

ân đối kế toán Mẫu B01- DN Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B02 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03- DN Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09 - DNNhật ký Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ Công trình: Đại sứ quán Na-Uy - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ng.

trình: Đại sứ quán Na-Uy Xem tại trang 57 của tài liệu.
Công ty còn lập bảng kê chi tiết xuất vật tư cho từng công trình- hạng mục công trình (Mẫu số 04) vào cuối kỳ. - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ng.

ty còn lập bảng kê chi tiết xuất vật tư cho từng công trình- hạng mục công trình (Mẫu số 04) vào cuối kỳ Xem tại trang 57 của tài liệu.
Dựa trên bảng chấm công (Mẫu số 08), phiếu báo làm thêm giờ kế toán có nhiệm vụ tính lương và lập bảng thanh toán lương, lương làm thêm (Mẫu số 09) cho  công nhân trong từng tổ, bảng phân bổ tiền lương và bảng tổng hợp thanh toán  lương (mẫu số 10) cho cô - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

a.

trên bảng chấm công (Mẫu số 08), phiếu báo làm thêm giờ kế toán có nhiệm vụ tính lương và lập bảng thanh toán lương, lương làm thêm (Mẫu số 09) cho công nhân trong từng tổ, bảng phân bổ tiền lương và bảng tổng hợp thanh toán lương (mẫu số 10) cho cô Xem tại trang 63 của tài liệu.
BẢNG TỰ CHẤM CÔNG Công trình: Đại sứ quán Na-Uy - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

ng.

trình: Đại sứ quán Na-Uy Xem tại trang 64 của tài liệu.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG LÀM THÊM CNTT Tháng 12 năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

h.

áng 12 năm 2006 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt. MST: 0100144446-1 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

Hình th.

ức thanh toán: Tiền mặt. MST: 0100144446-1 Xem tại trang 70 của tài liệu.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG NVPX Tháng 12 năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

h.

áng 12 năm 2006 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Kế toán căn cứ trên các hoá đơn, chứng từ lập bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài theo quí (Mẫu số 19). - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

to.

án căn cứ trên các hoá đơn, chứng từ lập bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài theo quí (Mẫu số 19) Xem tại trang 78 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI Quí IV năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

u.

í IV năm 2006 Xem tại trang 79 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

h.

áng 12 năm 2006 Xem tại trang 80 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC Quí IV năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

u.

í IV năm 2006 Xem tại trang 83 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXC Quí IV năm 2006 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

u.

í IV năm 2006 Xem tại trang 85 của tài liệu.
trong kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí SXC (mẫu số 2 6) và tiến hành phân bổ chi phí SXC chung cho từng công trình, hạng mục công trình. - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc

trong.

kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí SXC (mẫu số 2 6) và tiến hành phân bổ chi phí SXC chung cho từng công trình, hạng mục công trình Xem tại trang 85 của tài liệu.
MỤC LỤC SƠ ĐỒ- BẢNG BIỂU - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc
MỤC LỤC SƠ ĐỒ- BẢNG BIỂU Xem tại trang 114 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan