1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc

58 551 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 587,5 KB

Nội dung

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng

Trang 1

Lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sảnxuất là lợi nhuận, do đó ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏicác doanh nghiệp sản xuất (DNSX) phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm Bởi vì trong các DNSX hạ giá thành sản phẩm làchỉ tiêu cần thiết để tăng lợi nhuận, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán tăng sứccạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời mang lại sự tiết kiệm laođộng xã hội và tăng tích luỹ cho nền kinh tế Giá thành chính là chỉ tiêu kinh tế

có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Có thể nói giá thành sản phẩm là tấm gương phảnchiếu toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã vàđang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh Với ý nghĩa đó thì hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác trọng tâm của kế toán cácdoanh nghiệp sản xuất

Từ những nhận thức trên và trong thời gian thực tế thực tập tại "Công tySản xuất gạch Block - Đà Nẵng", được sự giúp đỡ của các anh, chị trong công ty

em đã đi sâu tìm hiểu nội dung công tác kế toán giai đoạn sản xuất Tuy nhiên

do có một số mặt hạn chế nên em không thể đi sâu nghiên cứu hết toàn bộ côngtác kế toán giai đoạn sản xuất của toàn công ty mà xin được trình bày đề tài:

"Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng".

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Trang 1

Trang 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải

bỏ ra các loại chi phí khác nhau, thường bao gồm các khoản:

- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu

- Chi phí nhân công

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Các chi phí khác bằng tiền

Tuy nhiên không phải tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tiền là chiphí sản xuất nó còn bao gồm cả những chi phí của các hoạt động khác không cótính chất sản xuất như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý đó là những chi phí thời

kỳ được trừ ra khỏi doanh thu của thời kỳ mà nó phát sinh để tính lãi (lỗ) củahoạt động chính mà không liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở ddoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Xuất phát từ mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường thì mọi sản phẩm tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đếnhiệu quả do nó mang lại để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanhnghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chiphí, khả năng để hạ thấp các loại chi phí này chỉ tiêu thoả mãn được nội dung

đó là giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá cho một khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đãhoàn thành trong thời kỳ đó

1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm riêng biệt có nhữngmặt khác nhau

Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giáthành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành

Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trướctrong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả trong kỳtrước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế Nhưng không bao gồm chi phí trảtrước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưngthực tế chưa phát sinh Ngược lại giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phíphải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ kỳ này

Trang 2

Trang 3

Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đãhoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng,còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dởdang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sảnphẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệmật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chiphí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Chi phí sản xuất trong kỳ là

cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành, sự tiết kiệmhay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đếngiá thành sản phẩm hạ hay cao Việc quản lý giá thành gắn liền với quản lý chiphí sản xuất

2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

2.1 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dungkinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuấtcũng khác nhau Để phục vụ cho công tác hạch toán và quản lý chi phí sản xuấtcần thiết phải tiến hành phân loại chi phí s xs theo các tiêu thức khác nhau

a Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế :

Theo cách phân loại này những chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cócùng nội dung kinh tế sẽ được sắp xếp chung vào một yếu tố chi phí không kểchi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì

Theo quy định hiện hành gồm có các yếu tố chi phí là:

- Chi phí NVL: bao gồm các chi phí về NVL, phụ tùng thay thế công cụdụng cụ mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ

- Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lươngcủa công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

- Chi phí Khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sửdụng cho sản xuất của doanh nghiệp

- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trênnhư: chi phí tiếp khách, hội nghị , thuê quảng cáo

* Tác dụng của cách phân loại này: Giúp doanh nghiệp biết được quátrình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ choviệc lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí

b Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân chia thành nhữngkhoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành là:

Trang 3

Trang 4

- Chi phí NVL trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cáclao vụ, dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanhtoán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụdịch vụ như: tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất vềBHXH, BHYT, KPCĐ

- Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phânxưởng như: tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công

cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộcphận xưởng, bộ phận sản xuất các chi phí dịch vụ, lao vụ dịch vụ mua ngoài vàcác chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng

Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng để hạch toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phítheo định mức, đồng thời phục vụ cho việc phân tích giá thành sản phẩm thựchiện theo kế hoạch giá thành sản phẩm và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau

c Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất ra:

Người ta chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi

- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà khối lượng sản phẩm sảnxuất ra không làm ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng nhưng khôgng đáng kể đến sựthay đổi của chi phí này

- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi theo tỉ lệ trực tiếpvới khối lượng sản phẩm sản xuất ra như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí này tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại cố định cho dùkhối lượng sản phẩm sản xuất ra có bị biến động

Tác dụng: cách phân loại này sẽ cung cấp các dữ liệu để cho các nhà quản

lý lập dự toán chi phí bao gồm: dự toán tiêu thụ -> dự toán sản xuất -> dự toánchi phí vật liệu trực tiếp -> dự toán vật tư -> dự toán chi phí nhân công trực tiếp

và dự toán chi phí sản xuất chung

Xem xét chi phí trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận

d Phân loại chi phí theo chức năng:

Gồm những chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trong phân xưởngnhư: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuấtchung

Chi phí tiêu thụ: gồm những chi phí gắn liền với hoạt động lưu thông sảnphẩm của doanh nghiệp

Chi phí quản lý là những chi phí gắn liền với kết quả hoạt động chức năngtoàn doanh nghiệp

Trang 4

Trang 5

Tác dụng: Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành công xưởng,giá thành toàn bộ từ đó xác định các chỉ tiêu lãi gộp và lãi trước thuế

e Các cách phân loại chi phí khác:

Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong cáccách phân loại trên ngoài ra còn có cách phân loại khác là: phân loại chi phítheo phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng tính giá thành thì chia ra: chiphí trực tiếp và chi phí gián tiếp, phân loại theo khả năng kiểm soát thì chia: chiphí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

2.2 Phân loại giá thành sản phẩm:

Để giúp cho việc quản lý tốt giá thành sản phẩm kế toán cũng cần phânbiệt giá thành:

a Phân loại giá thành theo thời gian và nguồn vốn số liệu để tính giá thành:

Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kếhoạch, được xây dựng căn cứ vào định mức và dự toán chi phí của kế hoạch

Giá thành định mức: là một loại giá thành được tính trước khi bắt đầu sảnxuất sản phẩm Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi củacác định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch

Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành côngviệc sản xuất sản phẩm, căn cứ vào các chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm Nó bao gồm tất cả những chi phí thực tế phát sinh trong đó

có cả những chi phí vượt định mức, ngoài kế hoạch

b Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí:

Giá thành sản xuất: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh có liên quanđến việc chế tạo sản phẩm như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung

Giá thành toàn bộ: dùng để xác định lợi tức trước thuế của thứ sản phẩmlao vụ, dịch vụ

Giá thành toàn bộ = Giá thành SX + Chi phí bán hàng + chi phí QLDN

3 Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

3.1 Vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu hàng đầu của các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Do đó ngoài việc mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần phải có một hệ thống công cụ quản lýchặt chẽ đồng vốn của mình và khả năng sinh lợi của đồng vốn đó Công táchạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm nói riêng có vai trò rất quan trọng vì nó chính là một bộ phận cấuthành nên hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp có vai trò tích cực trong

Trang 5

Trang 6

quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của Nhà nước cũng nhưcác hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp

Việc tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán có ý nghĩa rất đặc biệt: trướchết doanh nghiệp hình thành được cho mình một hệ thống chỉ tiêu thông tin cầnthiết để điều hành có hiệu quả mọi quá trình kinh tế diễn ra, hơn nữa qua số liệu

kế toán được thu thập, xử lý doanh nghiệp có thể tự chủ quyết định những vấn

đề về tài chính, sản xuất kinh doanh thế nào cho có hiệu quả nhất, chi phí đầuvào và hiệu quả của nó là vấn đề mấu chốt trong nghệ thuật quản trị doanhnghiệp: là sự thắng lợi hay thất bại trong cạnh tranh sản xuất, cạnh tranh hànghoá, cạnh tranh giá cả, cạnh tranh thị trường Cuối cùng tổ chức hợp lý công tác

kế toán còn có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với doanhnghiệp

Về hạch toán chi phí sản xuất cho phép doanh nghiệp biết được cơ cấu chiphí đó hiệu quả mang lại của từng loại sản phẩm Việc theo dõi sự vận động củachi phí này giúp nhà quản lý đưa ra những biện pháp hữu hiệu đối với từng loạisản phẩm trong doanh nghiệp Mặt khác hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở đểhình thành nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, mà chỉ tiêu giá thành sảnphẩm lại có ý nghĩa rất nhiều trong các doanh nghiệp sản xuất cụ thể:

+ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế, mỹ thuật tổng hợp đượcdùng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh một cáchtổng quát các mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức của doanh nghiệp

+ Phấn đấu hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyếtđịnh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thu nhậpcho người lao động, nâng cao tích luỹ cho doanh nghiệp

+ Tính toán chính xác giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bánhợp lý của sản phẩm, là cơ sở để kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu haotình hình thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, là căn cứ để xác định kết quả sảnxuất kinh doanh

Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành là một yếu tốquan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế do vậy đòi hỏimỗi doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và nâng cao công tác hạch toán kếtoán của doanh nghiệp mình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanhnghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung

3.2 Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Để công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đápứng đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý thì kế toán hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện được các nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, tính chất sản xuất, sản phẩm

và đơn vịtính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng vàphương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháptính giá thành thích hợp

Trang 6

Trang 7

- Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời mọi chi phí kinh tế phát sinh trongquá trình sản xuất sỏ, kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao lao độngvật tư, các dự toán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sử dụng tiếtkiệm hợp lý NVL, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trongquản lý vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ởtừng khâu sản xuất

- Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính toán chính xác, kịpthời giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ dịch

vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ củacác phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp

II ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất - đối tượng tính giá thành:

1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn xác định trước để tập hợpchi phí sản xuất, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xácđịnh nơi chi phí phát sinh và nơi chịu chi phí để làm căn cứ tính giá thành Đểxác định chi phí sản xuất người ta thường căn cứ vào:

- Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là sản xuất giản đơnhay phức tạp, quá trình chế biến liên tục hay quá trình chế biến song song

+ Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng hạch toánchi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình côngnghệ

+ Đối với công trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng hạch toánchi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi phí sản phẩm quy trình công nghệ hayphân xưởng sản xuất

- Căn cứ vào loại hình sản xuất là sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàngloạt thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là đơn đặt hàng, hoặc sảnphẩm nhóm chi tiết sản phẩm, hoặc bộ phận sản phẩm, giai đoạn sản xuất

- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp thì đối tượnghạch toán chi phí sản xuất có thể là phân xưởng, các công đoạn sản xuất

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất thì đối tượng hạch toán chi phísản xuất là các phân xưởng nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất thành các phânxưởng

Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp: việc lựa chọn đốitượng hạch toán chi phí sản xuất vừa phải bảo đảm kiểm tra, phân tích các chiphí theo yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế nội bộ vừa đáp ứng cho việc xácđịnh giá thành đơn vị sản phẩm một cách thuận lợi

1.2 Đối tượng tính giá thành:

Trang 7

Trang 8

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặclao vụ nhất định đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị do vậy đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm cuối cùng , cũng có thể là sản phẩm trên dây chuyềnsản xuất

2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:

2.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết sản phẩm hay bộ phận sản phẩm:

Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loạitheo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm riêng biệt phù hợp với tính chất quytrình công nghệ

Phương pháp này khá phức tạp chủ yếu áp dụng hạn chế ở những doanhnghiệp chuyên môn hoá cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc mang tính đơn chiếc

và có ít chi tiết hoặc bộ phận cấu thành

2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm:

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phânloại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạpcủa sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm

và quy trình công nghệ sản xuất

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất hàng loạtkhối lượng lớn như dệt, khai thác

2.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm:

Theo phương pháp này các chi phí s xs phát sinh được tập hợp và phânloại theo nhóm sản phẩm

Phương pháp này áp dụng thích hợp ở những doanh nghiệp sản xuất nhiềuchủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau như: đóng giày, may mặc, dệt kim

2.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:

Các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàngriêng biệt Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất theo đơn đặthàng đó là giá thành thực tế của sản phẩm

Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc như:đóng tàu, sửa chữa

2.5 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ:

Theo phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theotừng giai đoạn công nghệ

Ap dụng ở những doanh nghiệp mà quy trình công nghệ sản xuất phải quanhiều bước chế biến

3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

3.1 Phương pháp trực tiếp: (phương pháp giản đơn)

Trang 8

Trang 9

Phương pháp này áp dụng khi đối tượng hạch toán chi phícũng là đối tượng tính giá thành Khi đó giá thành sản phẩmđược tính theo công thức sau:

Giá thành đơn

vị sản phẩm =

Giá trị sản phẩm DDĐK + CP phát sinh TK - Giá trị SP DDCK

Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ

3.2 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:

Ap dụng ở những doanh nghiệp có giá trị sản phẩm phụ không lớn lắmtrong toàn bộ chi phí sản xuất, không đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị sảnphẩm phụ và có khả năng xác định giá trị sản phẩm phụ Khi đó quá trình sảnphẩm chính được xác định:

Giá trị SP

dở dang CK

-Giá trị sảnphẩm phụ

3.3 Phương pháp tổng cộng chi phí :

Ap dụng khi đối tượng hạch toán chi phí là các chi tiết, bộ phận sản phẩm,giai đoạn công nghệ, phân xưởng nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩmcuối cùng

Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuấtcủa các chi tiết sản xuất, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc tổng cộng của giaiđoạn sản xuất phân xưởng tham gia chế tạo sản phẩm

3.4 Phương pháp hệ số:

Ap dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất

sử dụng cùng một lượng nguyên liệu, tiến hành trong cùng một quá trình laođộng nhưng sản phẩm thu được là nhóm sản phẩm cùng loại Do đó đốitượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm nhưng đốitượng tính giá thành là từng thứ sản phẩm thu được theo một

hệ số quy ước nào đó Khi đó giá thành được tính như sau:

Hệ số quy đổicủa sản phẩm i

3.5 Phương pháp tỷ lệ :

Ap dụng trong những trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất lànhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là từngthứ sản phẩm , chi tiết

Phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc địnhmức của tất cả cấc sản phẩm để xác định tỷ lệ phân bổ chi phí

= Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại SP

Trang 9

Trang 10

Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp hệ số (hoặc tỷ lệ) để xácđịnh giá thành của từng thứ, từng loại sản phẩm khi đối tượng hạch toán chi phí

là nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm

Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí để xácđịnh giá thành sản phẩm cuối cùng khi đối tượng hạch toán chi phí là chi tiết, bộphận sản phẩm

III NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT:

1 Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

1.1 Nội dung của hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Chi phí về NVL trực tiếp bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiênliệu phát sinh trong quá trình sản xuất mà doanh nghiệp dùng trực tiếp chosản xuất sản phẩm

Các chi phí về NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩmnên phải hạch toán đầy đủ, chính xác và trực tiếp cho từng đối tượng hạch toánchi phí:

Trường hợp nào có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí thìphải phân bổ theo tiêu chuẩn hợp lý sau

+ Đối với chi phí NVL chính: Có thể phân bổ theo định mức tiêu hao,theo hệ số, theo trọng lượng sản phẩm Nếu phân bổ theo định mức tiêu hao thì:

Hệ số (tỷ lệ)

phân bổ =

Tổng chi phí NVL sử dụng thực tế cần phân bổ Tổng chi phí NVL theo định mức cần phân bổ Sau đó tính được:

Chi phí NVL phân bổ

cho đối tượng i =

Chi phí NVL theo địnhmức cho đối tượng i x

Hệ số (tỷ lệ)phân bổ

Trang 10

Trang 11

Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu: nếu doanh nghiệp đã xây dựngđịnh mức thì phân bổ theo định mức tiêu hao, nếu chưa xây dựng định mức thìphân bổ như sau:

Theo trọng lượng với nguyên vật liệu chính: cách phân bổ này áp dụngthích hợp với loại vật liệu phụ dùng vào sản xuất có liên quan trực tiếp đến trọnglượng NVL chính

Theo số lượng hoặc trọng lượng bán thành phẩm đã chế tạo cách phân bổnày thích hợp với điều kiện hao phí vật liệu phụ cho thành phẩm và bán thànhphẩm là như nhau

Theo số giờ máy chạy: thích hợp trong điều kiện vật liệu phụ có quan hệtrực tiếp với thời gian làm việc của máy móc

Để xác định giá trị NVL, vật liệu sử dụng thực tế trong kỳ thì cuối thángphải kiểm kê xác định vật liệu chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi

+

Giá trị NVL cònlại cuối kỳ chưa

sử dụng

-Giá trịphế liệuthu hồi

1.2 Phương pháp hạch toán:

a Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chiphí NVL trực tiếp

Trang 12

Phương pháp hạch toán:

b Theo phương pháp kiểm kê định kỳ :

Tài khoản sử dụng: TK 611: mua hàng

TK 631: giá thành sản xuất Nguyên tắc hạch toán: chi phí NVL phản ánh trên tài khoản này được ghimột lần vào cuối kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp tiến hành kiểm kê vàxác định giá trị từng thứ NVL tồn kho cuối kỳ để xác định giá trị NVL xuất kho:

Công thức:

Giá trị NVL

xuất trong kỳ =

Giá trị NVLnhập trong kỳ +

Giá trị NVLtồn đầu kỳ -

Giá trị NVLtồn cuối kỳ Phương pháp hạch toán:

2 Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

bổ theo một trong các tiêu thức là:

+ Phân bổ theo tiền lương định mức của từng sản phẩm

+ Phân bổ theo tỷ lệ khối lượng sản phẩm

Xuất kho NL-VL dùng trực tiếp cho sản

xuất

Mua NL,VL đưa vào dùng ngay

Vật liệu dùng không hết nhập lại kho

Kết chuyển CP NL,VL dùng trực tiếp SX sản

Giá trị thực tế NVL mua vào trong kỳ

Giá trị NVL sử dụng cho SX trong kỳ

TK 631

K/c chi phí NVL vào giá thành

SX

Trang 13

Tài khoản sử dụng: TK 622: chi phí nhân công trực tiếp

Nguyên tắc hạch toán vào TK 622

- Không hạch toán vào TK 622 những khoản phải trả về tiền lương và cáckhoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản

để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tuỳ thuộc vàoviệc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX hayphương pháp KKĐK mà sử dụng các tài khoản khác nhau

1.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX:

Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 14

Không hạch toán vào TK 154 những chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí sự nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường

Tài khoản 154 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp KKTX

Phương pháp hạch toán:

1.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK:

Tài khoản sử dụng: TK 631: giá thành sản xuất

TK 631 được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí, theo loại nhómsản phẩm, chi phí tiết, lao vụ, dịch vụ

Phương pháp hạch toán:

Trang 14

TK 138,334

TK 621

TK 622

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp

Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp

Giá trị phế liệu thu

thường

TK 155(632)Giá thành thực tế sản

Giá thành sản phẩm hoàn thành

TK 622

Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp

TK 627

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Trang 15

2 Đánh giá sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quátrình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoànthành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải còn gia công, chế biến tiếp mớitrở thành sản phẩm

Trong các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ sản xuấtliên tục và xen kẽ nhau nên ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường

có khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang và những sản phẩm dở dang nàybao gồm:

- Chi tiết, bộ phận gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hay tại vịtrí sản xuất

- Những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưalàm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm

- Để biết được sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê và tính giá,nguyên tắc của kiểm kê là phải tiến hành đồng thời, tránh trùng lắp, tránh bỏ sót

2.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính

Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang chỉbao gồm chi phí NVL chính còn của chi phí khác tính cho sảnphẩm trong kỳ

Như vậy theo phương pháp này chi phí NVL chính tiêu hao cho sản phẩm

dở dang trong kỳ và thành hpẩm là như nhau, do đó phương pháp này ít chínhxác Chỉ nên áp dụng ở doanh nghiệp sản xuất có chi phí NVL chiếm tỷtrọng lớn và phương pháp này cũng có thể được ứng dụng rộng

ra bằng cách xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chiphí NVL trực tiếp

Số lượng SP hoàn thành + SL SP DDCK

Trang 15

Trang 16

2.2 Xác định giá trị sản phẩm dỡ dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương:

Yêu cầu của phương pháp này là phải ước lượng mức độ hoàn thành củasản phẩm dở dang ở từng công đoạn chế biến do bộ phận kỹ thuật xác định đểquy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương

Công thức:

Số lượng sản phẩm hoàn

thành tương đương =

Số lượng sảnphẩm dở dang x

Số lượng hoànthành tương đương Phương pháp tính:

Đối với chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) tínhcho sản phẩm dở dang cách tính tương tự như phương pháp trên

Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang như sau:

SL SP h thành + SL SP h thành tương đương

Tổng cộng lại ta sẽ được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Phương pháp này chỉ áp dụng khi NCL được đưa vào đều đặn trong quátrình sản xuất sản phẩm

2.3 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:

Phương pháp này tương như như phương pháp xác định giá trị sản phẩm

dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương nhưngtốc độ hoàn thành là 50%

Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà chi phí chếbiến chiếm tỷ trọng nhỏ trong quá trình sản phẩm hoặc sản phẩm dở dang chỉđều ở từng công đoạn: từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối

2.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá thành định mức:

Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở giá thành định mức được xâydựng cho từng nguyên công, từng chi tiết, từng bộ phận kết cấu của sản phẩmcăn cứ vào đó để xác định chi phí của sản phẩm dở dang

Phương pháp này đòi hỏi có định mức chi phí hoàn chỉnh

V PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1 Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn:

Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn là những doanhnghiệp có quy trình công nghệ sản xuất tương đối đơn giản chỉ sản xuất mộthoặc một số mặt hàng với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất không dài, tính chấtsản phẩm làm ra không phức tạp, sản phẩm dở dang không có hoặc có rất ít nhưdoanh nghiệp điện nước, khí nén

Trang 16

Trang 17

Nếu sản xuất một mặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí trùng với đốitượng tính giá thành sản phẩm

Giá thành đơn

vị sản phẩm = Giá trị SP DDĐK + CP SXPSTK - Giá trị SPDDCKSố lượng SP hoàn thành trong kỳ

Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng nhưng được chế tạo từ nhữngvật liệu giống nhau, quy trình công nghệ như nhau, sản phẩm chỉ khác nhau ởquy cách, kích thước thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo nhómsản phẩm, phương pháp tính giá thành là phương pháp liên hợp

2 Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:

Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thường là những doanhnghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ do đó kếtoán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng của người mua

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng

Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm củatừng đơn đặt hàng sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: phương pháp chi tiết,phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay liên hợp

* Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong của doanh nghiệp này là:

- Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặthàng của khách hàng, không kể số lượng đơn vị sản phẩm đó nhiều hay ít, quytrình sản xuất đơn giản hay phức tạp

- Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí NVL, chi phí nhân công phátsinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp chođơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chi phí

- Đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp theo nơi phát sinh chi phíxong sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu chuẩn phù hợp như: giờ công sảnxuất chi phí nhân công trực tiếp

- Việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặthàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo.Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phítập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyểnsang kỳ sau

Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợpđược theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành của đơn vị và giá thành đơn

vị được tính bằng cách:

Tổng giá thành của đơn đặt hàng

Số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng

Trang 17

Trang 18

Tuy nhiên trong các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài như: đóng tàu,chế tạo máy có thể chia đơn đặt hàng chính ra đơn đặt hàng phụ theo giai đoạnhoàn thành của đơn hàng Mỗi đơn đặt hàng lập cho một chi tiết hoặc một bộphận sản phẩm

3 Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục:

Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc loại hình này là quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn hay nhiều bước nối tiếp nhautheo một trình tự nhất định mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm, bánthành phẩm bước trước là đối tượng chế biến ở bước sau

Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽđược tập hợp cho giai đoạn đó, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phânxưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu chuẩn thích hợp

Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản

lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm vàphương án không có bán thành phẩm

Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp kết hợp với phươngpháp tổng cộng chi phí hay hệ số (tỷ lệ)

3.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm:

Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp cóyêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước

có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài

Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giaiđoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sauđược tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục Chi phígọi là kết chuyển tuần tự

Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương

án này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Trang 18

Chi phí NV,VLC  bán thành phẩm

bước 1

 bán thành phẩm bước (n-1 )

Trang 19

3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm:

Theo phương pháp này thì không tính giá thành của bán thành phẩm trongmỗi giai đoạn công nghệ Chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn côngnghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách song song Chính vì thếtrong thực tế người ta còn gọi phương pháp này là phương pháp kết chuyển songsong

* Sơ đồ trình tự tính giá thành theo phương án:

Trang 20

PHẦN II TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK ĐÀ

NẴNG

A GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GẠCH BLOCK:

Công ty Xây dựng và Sản xuất Gạch Block Đà Nẵng là doanh nghiệp Nhànước được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thành lập theo quyết định số1060/QĐ-UB ngày 29/4/1997

Trên cơ sở thống nhất của Bộ xây dựng và Tổng công ty Điện lực ViệtNam bằng nguồn vốn liên daonh của Công ty Xây dựng số 7 (nay là Tổng công

ty xây dựng miền Trung) và Công ty Xây lắp điện 3)

Đây là công ty liên doanh giữa 2 doanh nghiệp Nhà nước với nguồn vốnkinh doanh ban đầu là : 8.050.007.352đ

Trong đó: - Vốn cố định: 7.746.628.974đ

- Vốn lưu động: 303.987.378đ

Mỗi bên liên doanh góp 50% vốn

Sản phẩm của công ty là các loại gạch bêtông block, đa dạng về chủngloại mẫu mã và tuỳ theo nhu cầu của khách hàng như:

Gạch bêtông block được sản xuất trên dây chuyền tự động trên 90% vớicông nghệ cùng ép, bán khô nên có cường độ chịu lực cao

Vật liệu dùng để sản xuất gạch chủ yếu là tại chõo như: ximăng PC30, đá0,5x1, cát, bột màu, phụ gia

Công ty thành lập và đi vào sản xuất chính thức năm 1998 Thời gian đầucông ty gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm vì sản phẩm củacông ty, còn mới mẻ với dân chúng Đến nay qua thời gian tiếp cận thị trườngbằng những chính sách hợp lý công ty đã thu được những kết quả đáng kể

II ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

Trang 20

Trang 21

1 Đặc điểm:

Sản phẩm: gạch xây và gạch lát vĩa hè, gạch sân khấu, công viên, vườnhoa Có cường độ chịu lực cao, khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm cao kích cỡlớn so với gạch đất sét nung (bằng 5 - 12 lần thể tích viên gạch nung truyềnthống) giảm thời gian thi công, tiết kiệm được nhân công, giá thành 1m2 xâydựng bằng gạch block lát đường, vỉa hè: có cường độ chịu lực cao, rất bền đốivới tải trọng xung và lực nằm ngang, sau khi lót xong có thể sử dụng ngaykhông cần trát mạch, tiết kiệm được vật liệu và nhân công, khi cần có thể thayđổi kiểu dáng đường và kích thước, có tính thẩm mỹ cao

Nguyên vật liệu:

- Nguyên vật liệu chính: ximăng, cát vàng, cát trắng, đá dăm

- Nguyên vật liệu phụ: phụ gia, bột màu

Việc cung ứng nguyên vật liệu cho công ty là hoàn toàn thuận lợi vì công

ty nằm gần vùng nguyên liệu có cự ly vận chuyển  10km

Các chỉ tiêu lượng hoá của nguyên vật liệu cung cấp cho công ty như sau:+ Cát hoà khánh : SiO2: 98,6%

Al2O5: 0,2%

Fe2O3: 0,03%

CaO: 0,07%

Tạp chất: 1,1%

Dây chuyền thiết bị: do Hàn Quốc sản xuất 90% là tự động hoá

Năng lực sản xuất" 25.000.000 viên quy tiêu chuẩn (Vqtc/năm)

Trong đó:

+ Kích thước gạch tiêu chuẩn: 190 x 90 x 60

+ Số ngày sản xuất trong năm: 300 ngày

+ Số ca sản xuất trong ngày: 2 ca

+ Hệ số quy tiêu chuẩn (kqtc) của các loại gạch do công ty sản xuất so vớigạch quy tiêu chuẩn

Đối với gạch lẩy: 100 x 90 x 390 có Ktqc = 5,06

Đối với gạch lẩy: 150 x 190 x 390 có Ktqc = 7,04

Đối với gạch lẩy: 190 x 190 x 390 có Ktqc = 9,61

Đối với gạch lát vỉa hè: 60 x 112,5 x 225 có Ktqc = 1,48

Công nghệ sản xuất gạch block của công ty theo công nghệ thông dụnghiện nay là sản xuất bằng phương pháp nâng ép Một dây chuyền sản xuất hoànchỉnh bao gồm các bộ phận: máy sung ép, máy trộn hỗn hợp nguyên liệu phối

Trang 21

Trang 22

liệu, hệ thống khung các loại, máy xếp dỡ vận chuyển đến bãi sản phẩm đượcđiều khiển tự động hoặc bán tự động

2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:

Với đặc điểm của mình công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:

Sản xuất những sản phẩm thoả mãn nhu cầu cần thiết của thị trường vàđem lại hiệu quả kinh tế cao như:

+ Giảm bớt tiêu hao năng lượng (than, củi) để làm gạch

+ Bảo vệ được môi trường, người lao động làm việc trong môi trườngkhông độc hại

+ Bảo vệ được chất lượng công trình , năng suất thi công cao

3 Mục tiêu:

Mục tiêu lâu dài là tạo ra sản phẩm xây dựng đa năng hơn không ảnhhưởng đến môi sinh, môi trường, gạch block là vật liệu xây dựng công trình cóchất lượng cao

Việc sử dụng gạch block trong xây dựng là một trong những biện phápkinh tế lớn, tạo việc làm cho người lao động, giá thành gạch block sản xuất rẻxây lắp nhanh dẫn đến giá thành công trình thấp

Gạch blọc là loại vật liệu xây dựng bền có nhiều ưu điểm lớn so với gạchđất sét nung truyền thống cho nên việc thay thế vật liệu xây dựng từ gạch đất sétnung sang gạch block là sự cần thiết

III ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

1 Bộ máy quản lý của công ty:

Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty là để chỉ đạo và giám sát kế hoạch sảnxuất nói chung và giám sát chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của phân xưởng

và đội xây lắp Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức vận hành theo nguyêntắc trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 22

Hội đồng quản trị

1 Chủ tịch

1 Phó chủ tịch

Phòng kế hoạch KD thuật xây Phòng kỹ

lắp

Phòng tài chính KT

Tổ

SX 1 SX 2Tổ SX 3Tổ hàng Đà Cửa

Nẵng

Cửa hàng Hoà Khánh

Đội XD

số 1 Đội XDSố 2

Trang 23

2 Chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ:

- Hội đồng quản trị: quản lý điều hành trên tần vĩ mô, chính sách

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty trước Hội đồng quản trị

Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinhdoanh, trực tiếp chỉ đạo theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sảnxuất kinh doanh của công ty cũng như có nghĩa vụ bảo tồn vốn kinh doanh, cùngvới sự giúp đớ của kế toán trưởng điều hành công tác tài chính - kế toán vàthông qua phó giám đốc tham mưu giúp việc lãnh đạp của bộ phận khác trongcông ty

- Phó giám đốc: thông qua các đề nghị của các phòng ban, các bộ phậnsản xuất mà bàn bạc với giám đốc để đi đến quyết định tốt hơn nhằm thúc đẩycông ty ngày càng phát triển hơn

- Phòng tổ chức - hành chính: làm công tác tham mưu với lãnh đạo, chịutrách nhiệm trước giám đốc về công tác hành chính, tổ chức thực hiện các quyđịnh của Nhà nước về công tác hành chính, sắp xếp bố trí lao động phù hợptrong dây chuyền sản xuất và các bộ phận khác

Xây dựng các dự thảo nội quy, nội quy kỷ luật lao động, công tác bảovệ quản lý hồ sơ lý lịch, lưu trữ văn thư đúng nguyên tắc, quản lý con dấu vàcác tài liệu khác một cách cẩn thận, chăm lo tổ chức đời sống cán bộ công nhânviên trong công ty

- Phòng kế hoạch - kinh doanh: lập kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiêncứu nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng tiếp nhận sản phẩmchuẩn bị hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng với chi phíkinh doanh nhỏ nhất

- Phòng kỹ thuật - xây lắp: thông qua các phòng ban, phân xưởng lập kếhoạch sản xuất, thực hiện ký kết , thanh lý hợp đồng Định kỳ báo cáo về tìnhhình thực hiện kế hoạch kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lýcông tác an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật

- Phòng tài chính kế toán: thực hiện đúng chức năng quyền hạn thống kêtài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về côngtác tài chính của công ty, theo dõi việc thực hiện các sổ sách kế toán quản lýviệc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Phân tích các hoạt động kinhdoanh của công ty để tham mưu cho giám đốc

Trang 23

Trang 24

- Phân xưởng sản xuất: là nơi sản xuất ra sản phẩm, chịu trách nhiệm trựctiếp về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động, thực hiện các chế

độ vệ sinh công nghiệp, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu thực hiện công nghệtheo đúng quy trình

Trang 24

Trang 25

3 Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty:

IV TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1 Cơ cấu bộ máy kế toán:

Phòng tài chính kế toán gồm 6 người bao gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kếtoán tổng hợp kiêm phó phòng tài chính kế toán, và 4 nhân viên kế toán được tổchức qua sơ đồ sau:

Hệ thống càng nâng gạch sau khi

ép

Hệ thống càng nâng gạch sau khi bảo dưỡng

g máy

ép gạch

Xích tải palết

đỡ gạch

Băng tải TP

Bãi bảo dưỡng gạch ngoài trời Kho thành phẩm

Trang 26

2 Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán

Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán

Tổ chức kiểm tra giám sát và quản lý các nguồn tài chính của công ty, chủtrì theo dõi thu hồi công nợ Giúp giám đốccty thiết lập và quản lý kế hoạch tàichính toàn công ty đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động sản xuấtcủa công ty

Xây dựng, theo dõi quản lý và giám sát thực hiện quy chế tài chính củacông ty, phối hợp với các phòng ban xây dựng các quy chế tài chính của công

ty, các định mức kỹ thuật, thống kê quyết toán, tổ chức bảo quản, lưu giữ tài liệuchứng từ kế toán theo đúng chế độ quy định

Tổ chức kiểm tra giám sát và quản lý các nguồn tài chính của công ty, chủtrì theo dõi thu hồi công nợ

Kiểm tra tính hợp pháp- hợp lệ chứng từ kế toán theo đúng quy định của

Cung cấp các số liệu tài liệu và tham mưu cho công tác điều hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế tài chínhphục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, tổ chức hoạt động thống kê

và thông tin kinh tế toàn công ty

Thực hiện các chế độ, nghĩa vụ đối với Nhà nước, đề xuất trích lập cácquỹ theo chế độ, thực hiện công tác báo cáo theo chế độ quy định

Kế toán tổng hợp, TSCĐ

kiêm phó phòng tài chính

kế toán

Kế toán thanh toán tiền

lương ngân hàng, thuế Kế toán vật liệu, CCDC,

tiêu thụ

Kế toán công nợ quỹ Thủ

Trang 27

Kiểm tra, kiểm soát tình hình thu chi và kết quả sản xuất kinh doanh tạicông ty

Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, phân tíh hoạt động kinhdoanh, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động về nghiệp vụ kế toán, theo dõi, kiểmtra và lập báo cáo kế toán thổng kê định kỳ

Kiểm tra và ký duyệt các chứng từ kế toán như:

+ Phiếu thu - chi tiền mặt, phiếu thanh toán tạm ứng, phiếu thanh toánlương, phiếu nhập - xuất kho vật tư, sản phẩm, hợp đồng mua sắm TSCĐ

2.2 Kế toán tổng hợp, TSCĐ kiêm phó phòng tài chính kế toán :

Có nhiệm vụ giúp cho kế toán trưởng trong công tác chuyên môn nghiệpvụ

Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí chờ phân bổ

Đến kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý

Lập báo cáo kế toán như: bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán Hàng tháng theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ

và lưu trữ hồ sơ TSCĐ

Có thể thay thế kế toán trưởng ký duyệt các các chứng từ khi kế toántrưởng đi vắng

2.3 Kế toán thanh toán, ngân hàng, tiền lương, thuế:

Theo dõi và kiểm tra các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kế toán vềthanh toán, viết phiếu thu - chi tiền

Kiểm tra và thanh toán các khoản tạm ứng, giao dịch với ngân hàng

Định kỳ thanh toán lương xho cán bộ công nhân viên, tính trừ các khoảnBHXH, BHYT

Thanh toán các chứng từ theo chế độ với cơ quan BHXH như: thai sản ốmđau, tai nạn lao động

Định kỳ báo cáo thuế và quyết toán thuế với cục thuế thành phố Đà Nẵngtrước ngày 10 của tháng sau

2.4 Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và tiêu thụ:

Theo dõi và hạch toán chi tiết tình hình xuất - nhập kho vật liệu, công cụdụng cụ

Cụ thể: hàng tuần nhận chứng từ, từ thủ kho chuyển đến kế toán kiểm tra

và ký nhận vào thẻ kho sau đó vào sổ chi tiết vật liệu

Cuối tháng lấy số dư tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ

Trang 27

Trang 28

Tiêu thụ:

- Đối với trường hợp xuất kho:

Căn cứ giấy đề xuất của phòng kinh doanh đã được lãnh đạo công tyduyệt viết hoá đơn (GTGT) sau đó vào sổ tiêu thụ

Cuối kỳ báo số tiền còn phải thu của khách hàng chuyển qua kế toán công

nợ theo dõi

- Đối với trường hợp nhập kho:

Căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm của thủ kho kiểm tra và ký nhận vàothẻ kho sau đó vào sổ chi tiết thành phẩm

2.5 Kế toán công nợ:

Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu - phải trả theo từng đối tượng vàthời gian cụ thể để có kế hoạch thu hồi nợ và trả nợ, theo dõi các hợp đồng muabán trả chậm để kết hợp với kế toán tiêu thụ có kế hoạch thu hồi nợ

2.6 Thủ quỹ:

Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi chứng từ đã có đầy đủ chữ ký của lãnhđạo

Theo dõi và cập nhật hàng ngày vào sổ quỹ

Cuối mỗi ngày phải đối chiếu với sổ kế toán

3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:

3.1 Hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán tại công ty:

Công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồsau:

Trang 28

Chứng từ gốc

Sổ thẻ chi tiết

Bảng tổng hợp Chứng

từ gốc

Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi cuối tháng

Trang 29

Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty:

a Sổ chi tiết:

- Sổ chi tiết vật tư - sản phẩm - hàng hoá

- Sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh

- Sổ doanh thu

- Sổ chi tiết tiền gửi, sổ quỹ, thẻ kho

- Sổ thanh toán với người mua - người bán

- Sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ

- Sổ theo dõi tiền vay, bảng thanh toán lương

b Sổ tổng hợp: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ cái

3.2 Trình tự ghi chép và luân chuyển chứng từ:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kếtoán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng kýchứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khilàm căn cứ chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ chi tiết

Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tếphát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ,tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái

Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu khớp đúng số hiệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết được dùng để lập các báo cáo tài chính

4.3 Lưu trữ và bảo quản chứng từ:

Trình tự, thời gian lập, lưu chuyển chứng từ sổ sách kế toán do kế toántrưởng của công ty quy định Các chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc chứng từbên ngoài vào đều phải tập trung vào từng bộ phận phòng kế toán của công ty.Phòng kế toán kiểm tra kỹ lưỡng chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minhnhững chứng từ ggó là đúng và hợp lệ mới được dùng để ghi sổ kế toán Sau khighi sổ chứng từ phải được phân loại sắp xếp bảo quản và lưu trữ theo quy địnhcủa chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước Mọi trường hợp xuấtchứng từ gốc phải báo cáo với lãnh đạo và kế toán trưởng biết để có biện pháp

xử lý kịp thời

Trang 29

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc loại hình này là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn hay nhiều bước nối tiếp nhau  theo một trình tự nhất định mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm, bán  thành phẩm bước trước là đối tư - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
c điểm của các doanh nghiệp thuộc loại hình này là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn hay nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm, bán thành phẩm bước trước là đối tư (Trang 18)
Ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư , tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
hi chép, tính toán và phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư , tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 26)
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: (Trang 28)
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: (Trang 28)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP (Trang 37)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ (Trang 37)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP (Trang 37)
BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG TTTên SPĐơn  - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
n SPĐơn (Trang 38)
BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG (Trang 38)
BẢNG PHÂN BỔ BHXH, BHYT,KPCĐ CHO TỪNG LOẠI SP TK ghi  - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
ghi (Trang 39)
BẢNG PHÂN BỔ BHXH, BHYT,KPCĐ CHO TỪNG LOẠI SP TK ghi - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
ghi (Trang 39)
BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 42)
BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 42)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 43)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH (Trang 43)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 43)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH (Trang 43)
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG (Trang 47)
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG (Trang 47)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 50)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 50)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 50)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 51)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w