Câu 9: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai.. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần
Trang 120 câu hỏi Quần xã Sinh vật
Câu 1: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?
C Phân bố theo chiều thẳng đứng D Phân bố ngẫu nhiên
Câu 2: Mối quan hệ nào dưới đây không gây hại gì cho tất cả các loài tham gia?
C Ức chế - cảm nhiễm D Con mồi - Vật ăn thịt
Câu 3: Sinh vật sản xuất có thể tham gia vào bao nhiêu kiểu quan hệ sau đây?
I Vật chủ - vật kí sinh II Ức chế - cảm nhiễm
III Hội sinh IV Cộng sinh
Câu 4: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống
dưới thấp, hình thành nên
A các quần thể khác nhau B các ổ sinh thái khác nhau
C các quần xã khác nhau D các sinh cảnh khác nhau
Câu 5: Đây là hình ảnh quần xã đồng lúa, em hãy cho biết bao nhiêu phát biểu dưới
đây là đúng khi nói về thành phần hữu sinh của quần xã này?
I Sinh vật sản xuất là: cây lúa
II Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: sâu đục thần lúa, rệp, chuột
III Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là chim sâu, rắn
IV Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất là diều hâu
V Sinh vật phân giải là nấm, vi khuẩn, giun đất
Trang 2Câu 6: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas
Trùng roi có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn Quan hệ này giữa mối
và trùng roi là
A cộng sinh B hội sinh C hợp tác D kí sinh
Câu 7: Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì
A số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn B lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp
C ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng D số lượng loài trong quần xã càng giảm Câu 8: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I Trùng roi sống trong ruột mối là mối quan hệ cộng sinh
II Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt ve bét là mối quan hệ hợp tác
III Cây nắp ấm bắt côn trùng là mối quan hệ vật ăn thịt con mối
IV Dây tơ hồng sống bám trên các cây nhãn là mối quan hệ kí sinh
Câu 9: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào
sau đây sai?
A Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham
gia đều có lợi
B Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn
lớn hơn kích thước cơ thể con mồi
C Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ
thể sinh vật chủ
D Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không
bị hại
Câu 10: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?
A Cây tầm gửi và cây thân gỗ B Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn
C Hải quỳ và cua D Chim mỏ đỏ và linh dương
Câu 11: Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất là:
A Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật
B Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu
C Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng
Trang 3D Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ cá mập trắng
Câu 12: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
B Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài trong quần xã
D Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
Câu 13: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần
xã sinh vật
B Diễn thế sinh thái có thể xảy ra ở cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C Diễn thế thứ sinh luôn dẫn đến hình thành quấn xã ổn định
D Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn
tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 14: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc Cừu được nhập vào châu Úc, thích
ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A động vật ăn thịt và con mồi B ức chế - cảm nhiễm
Câu 15: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã là
A loài đặc trưng B loài ngẫu nhiên C loài ưu thế D loài thứ yếu Câu16: Mối quan hệ nào dưới đây không có loài nào có lợi?
A Vật chủ - vật kí sinh B Hội sinh
C Ức chế - cảm nhiễm D Sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 17: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mỗi trong một quần xã sinh
vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh
dưỡng
B Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi
C Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn
D Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn
Trang 4Câu 18: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau
đây sai?
A Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện
sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào
B Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của
tùng loài
C Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh
giữa
các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
D Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật,
không có sự phân tầng của các loài động vật
Câu 19: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí
hiệu là: A, B, C, D, E, F, G và H Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần
xã thì chỉ loài D và loài F mất đi Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin
đã cho?
A Sơ đồ I B Sơ đồ IV C Sơ đồ III D Sơ đồ II
Câu 20: Hình ảnh dưới đây là hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những
con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào?
A Quan hệ kí sinh B Quan hệ hội sinh C Quan hệ cộng sinh D Quan hệ hợp tác
ĐÁP ÁN
1 C 2 A 3 B 4 B 5 D 6 A 7 B 8 A 9 B 10 A
11 D 12 D 13 C 14 D 15 C 16 C 17 A 18 D 19 B 20 C
Trang 5LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C
- C đúng, kiểu phân bố chỉ có trong quần xã sinh vật là phân bố theo chiều thẳng đứng
- A, B, D sai vì đây là kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
Câu 2: Đáp án A
- A chọn vì “Hội sinh” phản ánh mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã, trong đó một loài
có lợi còn loài kia không có lợi cũng không gây hại gì
- B, C, D loại vì quan hệ “Vật chủ - vật kí sinh”; “Ức chế - cảm nhiễm”; “Con mồi - vật
ăn thịt” đều gây hại cho ít nhất một loài tham gia
Câu 3: Đáp án B
Sinh vật sản xuất là thực vật có thể tham gia vào những mối quan hệ sau đây:
- Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh (ví dụ: tơ hồng và các cây thân gỗ);
- Ức chế - cảm nhiễm (ví dụ: tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật ở xung quanh);
- Hội sinh (ví dụ: Phong lan sống bám trên thân cây gỗ);
- Cộng sinh (ví dụ: cây keo sống cộng sinh với kiến)
Vật sinh vật sản xuất có thể tham gia vào cả 4 kiểu quan hệ trên
Câu 4: Đáp án B
Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành nên các ổ sinh thái khác nhau
Câu 5: Đáp án D
-I đúng
- II đúng vì sâu đục thân lúa, rệp, chuột đều ăn lúa (sinh vật sản xuất)
- III đúng vì chim sâu ăn sâu đục thân và rệp, rắn ăn chuột
- IV đúng vì diều hâu ăn rắn
- V đúng
Vậy cả 5 phát biểu đưa ra là đúng
Câu 6: Đáp án A
Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas Trùng roi
có enzim phân giải được xenlulôzơ ở gỗ mà mối ăn đây là hiện tượng cộng sinh
Trang 6Câu 7: Đáp án B
- A sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng cá thể của mỗi loài càng giảm
- B đúng vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần
xã càng tăng → lưới thức ăn trong quần xã ngày càng giảm
- C sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng hẹp
- D sai vì một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì số lượng loài trong quần xã càng tăng
Câu 8: Đáp án A
- I đúng vì giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi)
- II đúng vì chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu, vậy cả hai loài đều có lợi
- III đúng, cây nắp ấm là vật ăn thịt, côn trùng là con mồi
- IV đúng dây tơ hồng lấy chất dinh dưỡng của cây nhãn
Câu 9: Đáp án B
- A là phát biểu đúng
- B là phát biểu sai ví dụ ở những loài trăn, răn và cá Black Swallower có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn chính nó
- C là phát biểu đúng vì trong quan hệ kí sinh thì vật kí sinh sống nhờ trên cơ thể của vật chủ nên có kích thước nhỏ hơn cơ thể vật chủ
- D là phát biểu đúng
Câu 10: Đáp án A
- A đúng, cây tầm gửi sống trên cây gỗ và lấy chất dinh dưỡng từ thân cây gỗ đây là mối quan hệ kí sinh
- B sai là mối quan hệ hội sinh
- C sai, đây là mối quan hệ cộng sinh
- D sai, đây là mối quan hệ hợp tác
Câu 11: Đáp án D
- Loài b ảnh hưởng nhiều nhất là các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ cá mập trắng Vì theo quy luật khuếch đại sinh học, các mắt xích càng về cuối trong chuỗi thức ăn càng tích
tụ nhiều chất độc hại của các mắt xích phía trước
Trang 7Câu 12: Đáp án D
- Diễn thế sinh thái: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Có 2 nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái:
- Nguyên nhân bên ngoài: do sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã như sự thay đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, núi lửa
- Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm loài ưu thế trong quần
xã
Câu 13: Đáp án C
Chú ý những phương án có từ “chỉ" hoặc “luôn thường lù những phương án sai
- A, B, D là những phát biểu đúng
- C là phát biểu sai vì trong điều kiện thuận lợi và quá trình biến đổi lâu dài điện thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đổi ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xa bị suy thoái
Câu 14: Đáp án D
Cừu tranh giành thức ăn, nơi ở của thú có túi dẫn đến nơi ở của thú có túi bị thu hẹp lại
→ đây là hiện tượng cạnh tranh khác loài
Câu 15: Đáp án C
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng
Câu 16: Đáp án C
- A, B, D loại vì quan hệ vật chủ - vật kí sinh; quan hệ hội sinh; quan hệ sinh vật này
ăn sinh vật khác đều có một loài được lợi
- C chọn vì quan hệ ức chế - cảm nhiễm là không có loài nào có lợi (giữa loài tiết chất độc và loài bị ảnh hưởng không có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau, không cạnh tranh nhau về nguồn sống và nơi ở, loài tiết chất độc chỉ “vô tình” gây hại đến các loài sống quanh nó)
Câu 17: Đáp án A
- A đúng, trong chuỗi thức ăn vật ăn thịt luôn có bậc dinh dưỡng cấp cao hơn con mồi
- B sai vì thường thì số lượng cá thể con mồi nhiều hơn số lượng vật ăn thịt
- C sai vì con mồi không bị vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn
- D sai vì vật ăn thịt có thể sử dụng nhiều loại con mồi làm thức ăn
Câu 18: Đáp án D
Trang 8- A, B, C là những phát biểu đúng
- D sai vì sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật
Câu 19: Đáp án B
Theo bài ra ta có loài A và loài C là sinh vật sản xuất → A và C phải đứng ở đầu sơ đồ
- Sơ đồ I: nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì loài B, D, F mất đi → A sai
- Sơ đồ IV: Nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì loài D, F mất đi phù hợp với kết quả bài toán → B đúng
- Sơ đồ III: nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì loài G, F mất đi → C sai
- Sơ đồ II: nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì loài B, G mất đi → D sai
Câu 20: Đáp án C
Hình ảnh này là hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ cộng sinh Cua trú ngự trong hải quỳ trốn tránh kẻ thù (vì hải quỳ có độc tố) Hải quỳ có thể di chuyển, kiếm được nhiều thức ăn hơn