1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách tính 2 phần 3 của một suất thừa kế theo pháp luật

3 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 127,54 KB

Nội dung

Cách tính 23 của một suất thừa kế theo Pháp Luật Cách tính 23 của một suất thừa kế theo Pháp Luật >>> CHIA THỪA KẾ : Vấn đề đặt ra ở 23 1 suất tài sản Điều 644 BLDS 2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”. Theo quy định trên thì cách tính 23 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính theo công thức sau: = 23 x Tổng di sản gốc : Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất Trong đó: Tổng di sản gốc là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS 2015. Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con chung là C, D và E. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và di tặng cho Anh C 12 di sản, còn 12 di sản giao cho Anh D quản lý dùng vào việc thờ cúng. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng. Xác định di sản thừa kế gốc của ông A để lại là 90.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 644, bà B = 90.000.000 đồng : 3 x 23 = 20.000.000 đồng. Vậy, di tặng cho C = 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng; di sản dùng vào việc thờ cúng giao cho D quản lý: 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng. Nếu hiểu di sản gốc là phần di sản còn lại sau khi đã xác định phần được hưởng của những người thừa kế theo di chúc, phần di tặng, phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì không đúng, điều này được minh chứng qua hai ví dụ sau: Ví dụ 1: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A qua đời có để lại di chúc cho C hưởng 12 di sản, cho D hưởng 12 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 100.000.000 đồng. Trong tình huống này, phần di sản mà bà B (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) sẽ không thể xác định được vì di sản không còn để chia. Ví dụ 2: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 12 di sản, cho D hưởng 14 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng. Anh C = 90.000.000 đồng : 2 = 45.000.000 đồng; Anh D = 90.000.000 đồng : 4 = 22.500.000 đồng. Nếu bà B được hưởng theo cách tính: 30.000.000 đồng (phần di sản ông A không định đoạt theo di chúc, được đem chia theo pháp luật) chia cho ba, nhân với hai phần ba (22.500.000 đồng : 3 x 23 = 5.000.000 đồng) Cách tính này không đúng theo quy định tại Điều 644 BLDS. Áp dụng đúng quy định tại Điều 644 BLDS thì bà B được hưởng: B = 90.000.000 đồng : 3 x 23 = 20.000.000 đồng. Trong trường hợp này bà B tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng 20.000.000 đồng mà không phải là 5.000.000 đồng theo cách tính sai do đã hiểu sau bản chất giá trị di sản thừa kế gốc. Cũng có quan điểm cho rằng: Để xác định 23 suất của một người thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng: nếu không có di chúc thì khối di sản này sẽ được chia như thế nào? Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế (bao gồm cả phần di tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng) chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật để xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Bởi lẽ, di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng không phải là một khoản nợ của người để lại di sản. Vì nếu coi đây là một khoản nợ (là nghĩa vụ tài sản) của người để lại di sản thì nó phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 658 của BLDS năm 2015. Do đây không phải là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, nên phần di sản chia thừa kế sẽ không phải đem ra thanh toán cho phần di sản này trước tiên. Để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trong trường hợp người lập di chúc không cho hoặc cho hưởng ít hơn 23 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì cả di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm đồng thời và theo tỷ lệ. >>> Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm này bởi Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu là những người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, trừ các trường hợp: (i) người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản (Điều 620 BLDS); (ii) không có quyền hưởng di sản (Điều 621 BLDS); (iii) người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản và không có người thừa kế thế vị. Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do đó, họ không còn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho những người bị tước quyền hưởng di sản. Vì vậy không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo luật. Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là C và D. Anh C bị kết án về hành vi ngược đãi ông A. Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho cô E là người hàng xóm hưởng toàn bộ di sản. Di sản của ông A là 120.000.000 đồng. Bà B là vợ của ông A tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS, theo đó: B = 120.000.000 đồng : 2 x 23 = 40.000.000 đồng. Theo cách tính trên, thấy rằng hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ có 2 người, bà B và anh D, còn Anh C đã bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS. Bà B và anh D là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A có quyền hưởng di sản. Bà B được hưởng hai phần ba một suất thừa kế chia theo pháp luật. Mọi người cùng thảo luật để đưa ra vấn đề nhé Nguồn: VKSND Hòa Bình và Công ty Luật Minh Tín

Trang 1

Cách tính 2 phần 3 của một suất thừa kế theo Pháp Luật

>>> CHIA THỪA KẾ : Vấn đề đặt ra ở 2/3 1 suất tài sản !!

Điều 644 BLDS 2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất

của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Theo quy định trên thì cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính theo công thức sau:

= 2/3 x Tổng di sản gốc : Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất

Trong đó:

* Tổng di sản gốc là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS 2015.

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con chung là C, D và E Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa

kế của bà B và di tặng cho Anh C 1/2 di sản, còn 1/2 di sản giao cho Anh D quản lý dùng vào việc thờ cúng Di sản của ông A có 90.000.000 đồng

Xác định di sản thừa kế gốc của ông A để lại là 90.000.000 đồng Theo quy định tại Điều 644, bà B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng Vậy, di tặng cho C = 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng; di sản dùng vào việc thờ cúng giao cho D quản lý: 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng

Nếu hiểu di sản gốc là phần di sản còn lại sau khi đã xác định phần được hưởng của những người thừa kế theo di chúc, phần di tặng, phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì không đúng, điều này được minh chứng qua hai ví dụ sau:

Ví dụ 1: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D Ông A qua đời có để lại di chúc cho C

hưởng 1/2 di sản, cho D hưởng 1/2 di sản và truất quyền thừa kế của bà B Di sản của ông A có 100.000.000

đồng Trong tình huống này, phần di sản mà bà B (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) sẽ không thể xác định được vì di sản không còn để chia.

Ví dụ 2: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng

1/2 di sản, cho D hưởng 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của bà B Di sản của ông A có 90.000.000 đồng

Trang 2

Anh C = 90.000.000 đồng : 2 = 45.000.000 đồng;

Anh D = 90.000.000 đồng : 4 = 22.500.000 đồng

Nếu bà B được hưởng theo cách tính: 30.000.000 đồng (phần di sản ông A không định đoạt theo di chúc, được đem chia theo pháp luật) chia cho ba, nhân với hai phần ba (22.500.000 đồng : 3 x 2/3 = 5.000.000

đồng)

Cách tính này không đúng theo quy định tại Điều 644 BLDS Áp dụng đúng quy định tại Điều 644 BLDS thì bà

B được hưởng: B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng

Trong trường hợp này bà B tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng 20.000.000 đồng mà không phải là 5.000.000 đồng theo cách tính sai do đã hiểu sau bản chất giá trị di sản thừa kế gốc

Cũng có quan điểm cho rằng:

Để xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng: nếu không có di chúc thì khối di sản này sẽ được chia như thế nào? Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế (bao gồm cả phần di tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng) chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật để xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Bởi lẽ, di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng không phải là một khoản nợ của người để lại di sản Vì nếu coi đây là một khoản nợ (là nghĩa vụ tài sản) của người để lại di sản thì nó phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 658 của BLDS năm 2015 Do đây không phải là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, nên phần di sản chia thừa kế sẽ không phải đem ra thanh toán cho phần di sản này trước tiên

Để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trong trường hợp người lập

di chúc không cho hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì cả di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm đồng thời và theo tỷ lệ

>>> Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm này bởi Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài

sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó

* Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu là những người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, trừ các trường hợp: (i) người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản (Điều 620 BLDS); (ii) không có quyền hưởng di sản (Điều 621 BLDS); (iii) người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản và không có người thừa kế thế

vị

Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên họ

bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản Do đó, họ không còn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho những người bị tước quyền hưởng di sản Vì vậy không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo luật

Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là C và D Anh C bị kết án về hành vi ngược đãi ông

A Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho cô E là người hàng xóm hưởng toàn

bộ di sản Di sản của ông A là 120.000.000 đồng

Bà B là vợ của ông A tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS, theo đó:

B = 120.000.000 đồng : 2 x 2/3 = 40.000.000 đồng

Theo cách tính trên, thấy rằng hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ có 2 người, bà B và anh D, còn Anh C đã

bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS Bà B và anh D là người thừa kế gốc tại

Trang 3

hàng thừa kế thứ nhất của ông A có quyền hưởng di sản Bà B được hưởng hai phần ba một suất thừa kế chia theo pháp luật

Mọi người cùng thảo luật để đưa ra vấn đề nhé!

Nguồn: VKSND Hòa Bình và Công ty Luật Minh Tín

Ngày đăng: 10/12/2018, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w