• Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: "Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.. Nhân dịp đó, Long
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 6
Đề số 1 ( (Thời gian làm bài: 90 phút)
A MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)
Lĩnh vực nội dung
Văn Phương
học thức biểu
đạt
Nội dung
C1
C 2 C10 C12
1
3
Tiếng
Việt
Tập
làm
văn
Từ loại
Cấu tạo từ C 3
Từ mượn
Nghĩa của
từ Viết bài
văn tự sự
C5 C8 C6
C 4 C11
C9
C7
C13
2 2
1
3
1
Tổng số câu
Trọng số điểm
2 0,5
8 2
2 0,5
1 7
13 10
Mỗi câu trắc nghiệm 0, 25 điểm Câu tự luận 13 được 7 điểm
Trang 2B NỘI DUNG ĐỀ
I Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
• Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
"Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng Nhân dịp đó, Long Quân
sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần Khi thuyền rồng tiến ra giữa
hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !"
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh."
(Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1)
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
A Miêu tả
B Tự sự
C Biểu cảm
D Nghị luận
2 Đoạn trích trên kể lại nội dung gì ?
A Lê Thận nhặt được lưỡi gươm của Long Quân
B Lê Lợi nhặt được chuôi gươm của Long Quân
C Lê Lợi dùng gươm của Long Quân đánh giặc
D Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trả gươm
Trang 33 Trong các từ sau, từ nào là từ láy ?
A gươm giáo
B mỏi mệt
C che chở
D le lói
4 Trong câu "người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh ",
từ "le lói" được dùng với nghĩa nào ?
A Ánh sáng mạnh, chói chang
B Ánh sáng nhỏ nhưng mạnh
C Ánh sáng nhỏ, yếu
D Ánh sáng dịu, ưa nhìn
5 Dòng nào dưới đây là cụm danh từ ?
A một con rùa lớn
B đã chìm đáy nước
C sáng le lói dưới mặt hồ xanh
D đi chậm lại
• Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 11:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại Người ta
gọi cậu là Thạch Sanh.Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
6 Từ nào là từ Hán Việt ?
A lưỡi búa
B gia tài
C khôn lớn
D gốc đa
Trang 47 Từ nào dưới đây có thể thay thế thích hợp nhất cho từ "gia tài" trong
đoạn văn trên ?
A của cải
B gia sản
C tài sản
D vật chất
8 Từ nào sau đây là từ láy ?
A thiên thần
B thần thông
C lủi thủi
D Thạch Sanh
9 Trong cụm danh từ "mọi phép thần thông", từ nào là từ trung tâm ?
A thần thông
B phép
C mọi
D thần
10 Trong đoạn trích trên, nhân vật Thạch Sanh được giới thiệu như thế nào ?
A Cậu bé mồ côi, cô đơn
B Gia đình nghèo khổ
C Nghèo khổ, có tài năng
D Con trai Ngọc Hoàng
11 Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích trên là gì?
A Chỉ có một mình
B Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương
C Đói nghèo, khổ sở, đáng thương
D Vất vả, lam lũ, cực nhọc
Trang 512 Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ?
A Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống
B Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí
C Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng
D Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán
II Tự luận (7 điểm)
13 Kể lại truyện "Sự tích hồ Gươm" với ngôi kể là nhân vật Lê Lợi.