Đề tài: Dùng các vi mạch tương tự và vi mạch số tính toán, thiết kế mạch đo, thiết kế bộ điều khiển PID để điều khiển ổn định nhiệt độ lò nhiệt (tự lựa chọn thông số lò nhiệt). Yêu cầu: Nhiệt độ lò có dải nhiệt độ từ: t0C =00C ÷ tmax = 0 ÷ (50 + n)0C.. Chuẩn hóa đầu ra của mạch đo nhiệt độ : 1. U=0 ÷ 5V; U= 0 ÷ 5V 2. I=0÷20mA; I=4÷20mA 1. Vẽ sơ đồ khối hệ thống 2. Dùng phần mềm mô phỏng (hoặc mạch thực tế) thiết kế mạch đảm bảo: Dùng cảm biến IC đo nhiệt độ Tính toán thông số bộ điều khiển PID Tính toán các mạch chuẩn hóa nhiệt độ Vẽ mạch nguyên lý hệ thống
Trang 1Bộ Công Thương Cộng Hội Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường ĐH Công Nghiệp HN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 2Năm học : 2017-2018
Đề tài: Dùng các vi mạch tương tự và vi mạch số tính toán, thiết kế mạch đo,
thiết kế bộ điều khiển PID để điều khiển ổn định nhiệt độ lò nhiệt (tự lựa
chọn thông số lò nhiệt).
Yêu cầu: - Nhiệt độ lò có dải nhiệt độ từ: t0C =00C ÷ tmax = 0 ÷ (50 + n)0C
- Chuẩn hóa đầu ra của mạch đo nhiệt độ :
1 U=0 ÷ 5V; U= 0 ÷ -5V
2 I=0÷20mA; I=4÷20mA
1 Vẽ sơ đồ khối hệ thống
2 Dùng phần mềm mô phỏng (hoặc mạch thực tế) thiết kế mạch đảm bảo:
- Dùng cảm biến IC đo nhiệt độ
- Tính toán thông số bộ điều khiển PID
- Tính toán các mạch chuẩn hóa nhiệt độ
- Vẽ mạch nguyên lý hệ thống
- Khi hệ thống không dùng bộ điều khiển PID và mạch phản hồi:
Tính toán mạch đo và cảnh báo:
+ Khi nhiệt độ vượt giá trị t0C= t0C=0÷tmax-(10+2*a) Đóng điện cho hệ thống quạt làm mát sử dụng động cơ KĐB xoay chiều 3 pha 220V/380V=/Y, P=750W chạy làm mát
+ Đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng còi và đèn sáng nhấp nháy (đèn U=48VDC, 30W) với thời gian sáng và tối bằng nhau và bằng:
T0=(5+0,5*a) giây khi nhiệt độ vượt giá trị : t0C= tmax-(10+2*a)+ Dùng LED 7 thanh hiển thị nhiệt độ
Trong đó: a: chữ số hàng đơn vị của danh sách (ví dụ:
STT=3a=3; STT=10a=0) n: Số thứ tự sinh viên trong danh sách.
Trang 3MỤC LỤC CHƯƠNG 1: Tổng quan về mạch đo
CHƯƠNG 2: Giới thiệu về các thiết bị chính
CHƯƠNG 3: Tính toán, thiết kế mạch đo
- Tính toán, lựa chọn cảm biến
- Tính toán, thiết kế mạch đo
- Lựa chọn nguồn cung cấp
- Tính toán, thiết kế mạch khuếch đại, chuẩn hóa
- Tính toán mạch nhấp nháy cho LED
-
Kết luận và hướng phát triển
MỞ ĐẦU
Ngày nay trong các lĩnh vực của đời sống việc đo và kiểm soát nhiệt độ của bất
kì một quá trình, một thiếtbị sản xuất nào đó nằm trong một giới hạn cho phép
làm việc của chúng là một điều rất cần thiết, tránhgây ra hư hỏng thiết bị, thiệt
hại về kinh tế
Với sự phát triển của khoa học của công nghệ các thiết bị đo nhiệt độ càng
ngày càng hiện đại,việc đo nhiệt đọ trở lên dễ dàng và chính xác ơn rất
nhiều.Trong bài tập lớn này với trình độ của một người sinh viên năm 3, em
xin thiết kế một thiết bị đo và kiểm soát nhiệt độ sủ dụng IC cảm biến nhiệt
độ…
Trang 4CHƯƠNG 1: Tổng quan về mạch đo
I Giới thiệu về bộ điều khiển PID
1.Bộ điều khiển PID
Một bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ (bộ điều khiển PID- Proportional Integral
Derivative) là một cơ chế phản hồi vòng điều khiển tổng quát được sử dụng
rộng rãi trong các hệ thống điều khiển công nghiệp
Bộ điều khiển PID được sử dụng phổ biến nhất trong số các bộ điều khiển phản
hồi Một bộ điều khiển PID tính toán một giá trị "sai số" là hiệu số giữa giá trị
bộ điều khiểnvà giá trị đặt mong muốn Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa
sai số bằng cách điều chỉnh giá trị điều khiển đầu vào
Trong trường hợp không có kiến thức cơ bản về quá trình, bộ điều khiển PID là
bộ điều khiển tốt nhất.Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, các thông số
PID sử dụng trong tính toán phải đặt điều chỉnh theo tính chất của hệ
thống-trong khi kiểu điều khiển là giống nhau, các thông số phải phụ thuộc vào đặc
thù của hệ thống
Trang 5Giải thuật tính toán bộ điều khiển PID bao gồm 3 thông số riêng biệt, do đó đôi
khi nó còn được gọi là điều khiển ba khâu: các giá trị tỉ lệ , tích phân và đạo
hàm, viết tắt là P, I, và D
Sơ đồ điều khiển PID được đặt tên theo ba khâu hiệu chỉnh của nó, tổng của ba
khâu này tạo thành bởi các biến điều khiển (MV) Ta có:
trong đó
, , và là các thành phần đầu ra từ ba khâu của bộ điều khiển PID,
được xác định như dưới đây
Khâu tỉ lệ
Đồ thị PV theo thời gian, ba giá trị Kp (Ki và Kd là hằng số)Khâu tỉ lệ (đôi khi
còn được gọi là độ lợi) làm thay đổi giá trị đầu ra, tỉ lệ với giá trị sai số hiện tại.
Đáp ứng tỉ lệ có thể được điều chỉnh bằng cách nhân sai số đó với một hằng số
K p, được gọi là độ lợi tỉ lệ
Khâu tỉ lệ được cho bởi:
trong đó
: thừa số tỉ lệ của đầu ra
: Độ lợi tỉ lệ, thông số điều chỉnh
: sai số
Trang 6: thời gian hay thời gian tức thời (hiện tại)
Độ lợi của khâu tỉ lệ lớn là do thay đổi lớn ở đầu ra mà sai số thay đổi nhỏ Nếu
độ lợi của khâu tỉ lệ quá cao, hệ thống sẽ không ổn định Ngược lại, độ lợi nhỏ
là do đáp ứng đầu ra nhỏ trong khi sai số đầu vào lớn, và làm cho bộ điều khiển
kém nhạy, hoặc đáp ứng chậm
Khâu tích phân
Đồ thị PV theo thời gian, tương ứng với 3 giá trị Ki (Kp và Kd không đổi)
Phân phối của khâu tích phân (đôi khi còn gọi là reset) tỉ lệ thuận với cả biên
độ sai số lẫn quảng thời gian xảy ra sai số Tổng sai số tức thời theo thời gian
(tích phân sai số) cho ta tích lũy bù đã được hiệu chỉnh trước đó Tích lũy sai
số sau đó được nhân với độ lợi tích phân và cộng với tín hiệu đầu ra của bộ
điều khiển Biên độ phân phối của khâu tích phân trên tất cả tác động điều
chỉnh được xác định bởi độ lợi tích phân,
Thừa số tích phân được cho bởi:
trong đó
: thừa số tích phân của đầu ra
: độ lợi tích phân, 1 thông số điều chỉnh
: sai số
: thời gian hoặc thời gian tức thời (hiện tại)
: một biến tích phân trung gian
Khâu tích phân (khi cộng thêm khâu tỉ lệ) sẽ tăng tốc chuyển động của quá
Trang 7bộ điều khiển Tuy nhiên, vì khâu tích phân là đáp ứng của sai số tích lũy trong
quá khứ, nó có thể khiến giá trị hiện tại vọt lố qua giá trị đặt (ngang qua điểm
đặt và tạo ra một độ lệch với các hướng khác)
Khâu vi phân
Đồ thị PV theo thời gian, với 3 giá trị Kd (Kp and Ki không đổi)
Tốc độ thay đổi của sai số qua trình được tính toán bằng cách xác định độ dốc
của sai số theo thời gian (tức là đạo hàm bậc một theo thời gian) và nhân tốc độ
này với độ lợi tỉ lệ Biên độ của phân phối khâu vi phân (đôi khi được gọi
là tốc độ) trên tất cả các hành vi điều khiển được giới hạn bởi độ lợi vi phân,
Thừa số vi phân được cho bởi:
trong đó
: thừa số vi phân của đầu ra
: Độ lợi vi phân, một thông số điều chỉnh
: Sai số
: thời gian hoặc thời gian tức thời (hiện tại)
Khâu vi phân làm chậm tốc độ thay đổi của đầu ra bộ điều khiển và đặc tính
này là đang chú ý nhất để đạt tới điểm đặt của bộ điều khiển Tuy nhiên, phép
vi phân của một tín hiệu sẽ khuếch đại nhiễu và do đó khâu này sẽ nhạy hơn
Trang 8đối với nhiễu trong sai số, và có thể khiến quá trình trở nên không ổn định nếu
nhiễu và độ lợi vi phân đủ lớn
II.Mạch khuếch đại thuật toán
1 Định nghĩa
Mạch khuếch đại thuật toán (operational amplifier), thường được gọi tắt
là op-amp là một mạch khuếch đại "DC-coupled" (tín hiệu đầu vào bao gồm cả
tín hiệu BIAS) với hệ số khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường
có đầu ra đơn Trong những ứng dụng thông thường, đầu ra được điều khiển
bằng một mạch hồi tiếp âm sao cho có thể xác định độ lợi đầu ra, tổng trở đầu
vào và tổng trở đầu ra
Các mạch khuếch đại thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều
các thiết bị điện tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và
khoa học Các mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất
rẻ Các thiết kế hiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số
thiết kế cho phép mạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà
không làm hư hỏng
Ký hiệu một mạch khuếch đại thuật toán như sau:
Ký hiệu của mạch khuếch đại thuật toán trên sơ đồ điện
Trong đó:
Trang 9 V+: Đầu vào không đảo
V−: Đầu vào đảo
Vout: Đầu ra
VS+: Nguồn cung cấp điện dương
VS−: Nguồn cung cấp điện âm
Các chân cấp nguồn (VS+ and VS−) có thể được ký hiệu bằng nhiều cách khác
nhau Cho dù vậy, chúng luôn có chức năng như cũ Thông thường những chân
này thường được vẽ dồn về góc trái của sơ đồ cùng với hệ thống cấp nguồn cho
bản vẽ được rõ ràng Một số sơ đồ người ta có thể giản lược lại, và không vẽ
phần cấp nguồn này Vị trí của đầu vào đảo và đầu vào không đảo có thể hoán
chuyển cho nhau khi cần thiết Nhưng chân cấp nguồn thường không được đảo
ngược lại
2.Nguyên lý hoạt động
Đầu vào vi sai của mạch khuếch đại gồm có đầu vào đảo và đầu vào không
đảo, và mạch khuếch đại thuật toán thực tế sẽ chỉ khuếch đại hiệu số điện thế
giữa hai đầu vào này Điện áp này gọi là điện áp vi sai đầu vào Trong hầu hết
các trường hợp, điện áp đầu ra của mạch khuếch đại thuật toán sẽ được điều
khiển bằng cách trích một tỷ lệ nào đó của điện áp ra để đưa ngược về đầu vào
đảo Tác động này được gọi là hồi tiếp âm Nếu tỷ lệ này bằng 0, nghĩa là
không có hồi tiếp âm, mạch khuếch đại được gọi là hoạt động ở vòng hở Và
điện áp ra sẽ bằng với điện áp vi sai đầu vào nhân với độ lớn tổng của mạch
khuếch đại, theo công thức sau:
Trong đó V+ là điện thế tại đầu vào không đảo, V− là điện thế ở đầu vào đảo và
G gọi là độ lớn vòng hở của mạch khuếch đại
Trang 10Do giá trị của độ lợi vòng hở rất lớn và thường không được quản lý chặt chẽ
ngay từ khi chế tạo, các mạch khuếch đại thuật toán thường ít khi làm việc ở
tình trạng không có hồi tiếp âm Ngoại trừ trường hợp điện áp vi sai đầu vào vô
cùng bé, độ lợi vòng hở quá lớn sẽ làm cho mạch khuếch đại làm việc ở trạng
thái bão hòa trong các trường hợp khác Một thí dụ cách tính toán điện áp ra
khi có hồi tiếp âm sẽ được thể hiện trong phần mạch khuếch đại cơ bản
Một cấu hình khác của mạch khuếch đại thuật toán là sử dụng hồi tiếp dương ,
mạch này trích một phần điện áp ra đưa ngược trở về đầu vào không đảo Ứng
dụng quan trọng của nó dùng để so sánh, với đặc tính trễ hysteresis
III, Mạch so sánh
Khối so sánh có tác dụng so sánh tín hiệu đưa ra từ khối khuếch đại để đưa ra
khối sau Việc so sánh tín hiệu này được ứng dụng cho mạch cảnh báo khi có
sự quá nhiệt độ
Bài này ta sử dụng IC uA741 làm mạch so sánh
Mạch so sánh có nhiệm vụ so sánh 1 điện áp vào với 1 điện áp chuẩn Trong
mạch so sánh tín hiệu ra chỉ có 2 mức, mức điện áp cao( mức H-tương ứng với
mức logic 1 của số 1 hệ nhị phân)và mức điện áp thấp( Mức L-tương ứng mức
logic 0 số 0 hệ nhị phân)
Nguyên lý hoạt động :Mạch gồm hai phầnː mạch ngõ vào là một khuếch đại
thuật toán có hệ số khuếch lớn, và mạch ngõ ra thông dụng của các mạch logic
Theo biểu diễn trong ký hiệu mạch so sánh, với V1 ở ngõ vào thuận, thì
Nếu V1 > V2, Vout là logic 1 (high)
Nếu V1 < V2, Vout là logic 0 (low)
Trang 11Sự bất định xảy ra khi V1 ≈ V2, nhưng thường được khử bằng các phản hồi
dương để tạo trễ
Đặc trưng trễ giống như đối với Trigger Schmitt
CHƯƠNG 2: Giới thiệu về các thiết bị đo
2.1.Cảm biến nhiệt độ LM35
LM35 là một cảm biến nhiệt độ analog
Chân 1: Chân nguồn Vcc
Chân 2: Đầu ra Vout
Chân 3: GND
Một số thông số chính của LM35:
Cảm biến LM35 là bộ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao mà điện áp
đầu ra của nó tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ Celsius Chúng cũng
không yêu cầu cân chỉnh ngoài vì vốn chúng đã được cân chỉnh
Đặc điểm chính của cảm biến LM35
+ Điện áp đầu vào từ 4V đến 30V
+ Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/oC
+ Độ chính xác cao ở 25 C là 0.5 C
Trang 12+ Trở kháng đầu ra thấp 0.1 cho 1mA tải
Dải nhiệt độ đo được của LM35 là từ -55 C - 150 C với các mức điện áp ra
khác nhau Xét một số mức điện áp sau :
- Nhiệt độ -55 C điện áp đầu ra -550mV
- Nhiệt độ 25 C điện áp đầu ra 250mV
- Nhiệt độ 150 C điện áp đầu ra 1500mV
Tùy theo cách mắc của LM35 để ta đo các giải nhiệt độ phù hợp Đối với hệ
thống này thì đo từ 0 đến 150oC
2.2Điện trở , biến trở
a.Điện trở
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ
hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các
loại điện trở có trị số khác nhau
Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.
Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
Trang 13Cách đọc điện trở : vì điện trở rất đa dạng nên để đọc chính xác điện trở ta
cần xác định đúng trị số các vòng màu
Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là
vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
Vòng số 3 là bội số của cơ số 10
Sau khi thiết kế mạch chúng ta sẽ phải lựa chọn loại điện trở phù hợp mạch đo,
để hiển thì đầu ra có thể chính xác
b Biến trở
Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn
Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của
mạch điện
Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây
dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh
sáng hoặc bức xạ từ,
Ký hiệu
Trang 142.3 Bộ khuếch đại thuật toán Opam 741
Cấu tạo bên trong của OP 741
-OpAmp là một linh kiện có nhiều chức năng
Khuếch đại hiệu hai điện thế nhập
Trang 15Khuếch đại điện âm hoặc dương
So sánh hai điện thế nhập
Khi V + > V - Khi V + < V - Khi V + = V -
Ngoài ra, mạch tích phân ,vi phân ,mạch cộng ,mạch trừ
2.4.Transistor.
Nguyên lý hoạt động :Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E
trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E
Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và
E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E
Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện
nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 )
Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện
chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về
Trang 16Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE
làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo
một công thức
IC = β.IB
Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
IB là dòng chạy qua mối BE
β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt
qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp
bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do
từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn
hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào
lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới
tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor
2.5.LED 7 thanh hiện thị nhiệt độ
Muốn biết được nhiệt độ của môi trường mà IC đo được thì ta cần có cơ cấu
chỉ thị, vì mục đích cuối cùng là ta biết được nhiệt độ và đưa ra cảnh báo khi có
sự quá nhiệt Trong hệ thống này ta sử dụng LED 7 đoạn để hiển thị nhiệt độ
Trang 17Led 7 thanh là một linh kiện hiển thị thông dụng, nó bao gồm ít nhất 7 con led
đơn mắc lại với nhau, 7 led đơn được mắc sao cho có thể hiển thị được các số
từ 0 đến 9 và một vài chữ cái thông dụng
Led 7 thanh có nhiều biến thể là anode chung và Cathode chung Anode chung
là các chân dương của led được nối với nhau và Cathode chung là các chân âm
của led được nối với nhau
7 Led đơn trên Led 7 thanh có Anode ( cực +) hoặc Cathode(Cực -) được nối
chung với nhau vào một điểm, được đưa chân ra ngoài để kết nối với mạch
điện
2.6.Đèn và còi cảnh báo
- đèn có U=48VDC, 30W.
Trang 182.7.Nguồn cấp cho mạch :
Trong mạch sử dụng nguồn điện 1 chiều với cấp điện áp 5V,-5V +12V ,- 12V
tùy theo yêu cầu của mạch trên thực tế thì nguồn điện 1 chiều thường được
chỉnh lưu từ nguồn xoay chiều nguồn cấp của chúng ta gồm có :
Máy biến áp có chức năng hạ áp từ 220V xuống cấp điện áp thấp mà ta sử
dụng đó là 5V,-5V, +12V,- 12V
Bộ chỉnh lưu cầu gồm có các điot, tụ điện, và điện và cuộn cảm có tác dụng
chỉnh lưu từ dòng xoay chiều sang dòng 1 chiều sơ đồ nguyên lý của khối
chỉnh lưu:
2.8 IC 555
Khối cảnh báo có tác dụng phát ra tín hiệu cảnh báo khi có sự quá nhiệt độ Ở
bài này ta dùng mạch đèn nháy để cảnh báo, ta sử dụng IC 555 để chạy mạch
đèn nháy