Báo cáo kế toàn: Tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình SXKD trong một thời kỳ nhất định.. Tài sản ngắn hạn khoản phải thu: Tiền mặt, tiền g
Trang 1I LÝ THUYẾT KẾ TOÁN:
1 Khái niệm:
a Kế toán: Theo luật kế toán “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hính thức giá trị hiện vật và thời gian lao động”
b Vai trò: giám sát, kiểm tra, theo dõi, cung cấp dữ liệu và thông tin về tình hình tài chính
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
c Chứng từ kế toán : là cơ sở để ghi vào sổ kế toán Phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và hoàn thành các mẫu giấy tờ theo thời gian và địa điểm phát sinh
d Kiểm kê: nhằm phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch tài sản thực tế và số ghi trên kế
toán để có phương pháp kịp thời xử lý
e Giá các đối tượng kế toán: là giá trị tài sản của DN dựa trên nguyên tác kế toán và
chuẩn mực kế toán với đơn vị tính là bằng tiền
f Tài khoản kế toán :dùng để phản ảnh và giám sát một cách thường xuyên đối tượng kế toán.
g Ghi sổ kép: là ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào đồng thời ít nhất 2 tài khoản phản ản h
đúng nội dung và và mối quan hệ của hai tài khoản đó
h Báo cáo kế toàn: Tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình
hình SXKD trong một thời kỳ nhất định
2 Các yêu cầu đối với thông tin kế toán theo chuẩn mực kế toán:
a Trung thực: ghi chép đầy đủ, khách quan đúng với thực tế và bản chất nghiệp vụ phát sinh.
b Khách quan: ghi nhận và báo cáo đúng với thực tế.
c Đầy đủ: ghi chép phải đầy đủ không bỏ sót
d Kịp thời : thông tin phải ghi chép kịp thời đúng lúc theo đúng thời gian qui định.
e Dể hiểu : rõ ràng, dể hiểu đối với người sử dụng chúng.
f So sánh: Thông tin và số liệu giữa các lỳ kế toán phải so sánh được.
3 Phân loại kế toán:
a Kế toán quản trị: dùng cho nội bộ DN và người quản lý để ra các quyết định tương lai.Không
chú trọng đến tính chính xác mà chú trọng các yếu tố phi tiền tệ K cần tuân thủ các nguyên tắc
b Kế toán tài chính: dùng cho bên trong và bên ngoài Thu thập và xử lý số liệu trong quá khứ và
hiện tại chính xác, hợp lý và phù hợp Phải tuân thủ các nguyên tắc chung và chuẩn mực kế toán
4 Đối tượng kế toán:
a Đối tượng kế toán : là tài sản thuộc quyền quản lý của đơn vị kế toán Phản ảnh nguồn hình
thành nên tài sản do đâu mà có
b Kết cấu tài sản: được gọi chung là tài sản, nguồn hình thành nên tài sản được goi là nguồn vốn.
Tổng số tài sản = nguồn vốn = nợ phải trả +vốn chủ sở hữu
Doanh thu = chi phí tạo ra doanh thu + kết quả kinh doanh
5 Các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán
a Cơ sở dồn tích: yêu cầu ghi nhận thông tin liên quan đến tài sản, nguồn vốn doanh thu và chi
phí
b Hoạt động liên tục: yêu cầu việc ghi nhận giá trị tài sản dựa trên cơ sở giá gốc Giá gốc là căn
cứ vào chi phí thực tế bỏ ra để có được đối tượng kế toán
Trang 2c Thận trọng: yêu cầu ghi nhận giá gốc vào báo cáo Giá gốc > giá thị trường, lập dự phòng (lổ).
d Nhất quán: phải sử dụng nhất quán liên tục qua các kỳ kế toán các phương pháp chính sách kt.
e Phù hợp: yêu cầu phải phù hợp với chi phí tạo ra doanh thu để xác định đúng kết quả KD.
f Trọng yếu: yêu cầu kế toán k có các sai sót trọng yếu, cho phép các sai sót nhỏ nhưng k làm sai
lệch bản chất sự kiện trung thực của báo cáo
g Đơn vị kế toán: là giới hạn về phạm vi tổ chức công tác kế toán để cấp thông tin cho sử dụng.
h Ký kế toán: Xác định độ dài của một kỳ phải lập báo cáo (tháng, quý, năm).
i Đơn vị tiền tệ: đồng tiền k bị mất giá nhiều và là đồng tiền của quốc gia mà đơn vị hoạt động.
II PHÂN LOẠI TÀI SẢN:
1 Tài Sản :
j Tài sản ngắn hạn (khoản phải thu): Tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, phải thu của
khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ, tạm ứng, hàng mua đang trên đường đến, nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm thành phẩm, hàng gửi
đi bán, chi sự nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh dang dở, đầu tư xây dựng cơ bản dang
dở, đầu tư bất động sản, các khoản dự phòng và các khoản cầm cố-cho vay - ký quỹ…
k Chi phí SX-KD: mua hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu – nhân công trực tiếp, chi phí
máy thi công, chi phí sàn xuất chung, giá thành sản xuất, giá vốn bán hàng, chi phí tài chính – bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
l Tài sản dài hạn: tài sản cố định hữu hình (nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị),
TSCĐ thuê tài chính(hữu hình và vô hình), TSCĐ vô hình, đầu tư tài chính dài hạn…
2 Nguồn vốn:
a Nợ phải trả (khoản phải trả): Phải trả cho ngưởi bán, Vay ngắn hạn ngân hàng, Vay dài
hạn ngân hàng, Khoản ứng trước của người mua, Phải trả cho ngưởi lao động, Thuế chưa nộp, Tài sản hao mòn cố định, Quỹ khen thưởng – phúc lợi, vay và nợ cho thuê tài chính, các quỹ khoa học công nghệ và tất cả các khoản phải trả…
b Vốn chủ sở hữu: vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp, cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ…
III ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ ĐẾN PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN:
1 Tình hình tài chính:
Tài sản này tăng và tài sản khác sẽ giảm
Nguồn vốn này tăng và nguồn vốn khác sẽ giảm
Tài sản này tăng và nguồn vốn khác sẽ tăng
2 Hoạt động kinh doanh:
Doanh thu tăng thì tải sản tăng
Doanh thu tăng thì nợ phải trả giảm
Chi phí tăng thì tài sản sẽ giảm
Chi phí tăng thì nợ phải trả tăng
IV NGUYÊN TẮC PHẢN ẢNH TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1 Tài khoản tài sản: số dư đầu kỳ(nợ), giảm ghi có, tăng ghi nợ Cuối kỳ (nợ)=đầu kỳ(nợ) + nợ - có
Trang 32 Tài khoản chi phí: đầu kỳ (nợ), giảm ghi có, tăng ghi nợ, kết chuyển (có) Cuối kỳ = chênh lệch
3 Tài khoản nguồn vốn: đầu kỳ (có), giảm ghi nợ, tăng ghi có Cuối kỳ (có) = đầu kỳ(có) + có – nợ
4 Tài khoản doanh thu: đầu kỳ(nợ), giảm ghi nợ, tăng ghi có, kết chuyển (nợ).Cuối kỳ = chênh lệch
5 Tài khoản kq kinh doanh: Nợ (chi phí và lợi nhuận(lãi)) và Có (doanh thu, thu nhập, lợi
nhuận (lổ))
V Kế Toán Tổng hợp, Chi tiết và Mối quan hệ giữa Tài khoản - Ghi sổ, Báo cáo tài chính
và Bảng cân đối tài khoản:
1 Kế toán tổng hợp: ghi chép bằng tiền các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các nhóm đối
tượng thực hiện trên tài khoản/sổ, bảng tổng hợp nhằm phản ảnh các thông tin tổng quát
để cung cấp dữ liệu cho báo cáo tài chính Tài khoản cấp 1 được dùng để phản ảnh các số liệu tổng hợp
2 Kế toán chi tiết: Nhằm để biết các thông tin chi tiết hơn như: quy cách phẩm chất, khối
lượng và tình trạng của từng loại hàng hóa vật liệu để ra quyết định quản liệu nguyên liệu
và hàng tồn kho Quản lý tùy theo yêu cầu riêng của các doanh nghiệp
3 Sổ chi tiết: dùng để phản ảnh chi tiết số liệu trên tài khoản cấp 1,2 Nhà nước không quy
định mà thực hiện tùy theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp
4 Mối quan hệ tài khoản cấp 1, 2 và sổ chi tiết:
- Khi phản ảnh nghiệp vụ kinh tế vào tài khao3n cấp 1 thì cũng ghi nhận vào tài khoản
cấp 2 và các sổ chi tiết liên quan
- Tổng số dư hay phát sinh tăng hoặc giảm của các tài khoản cấp 2 thuộc tài khỏan cấp 1
nào đó phải bằng số dư phát sinh tăng hay giảm của tài khoản cấp 1 đó
- Tổng số dư hay phát sinh tăng hoặc giảm của sổ chi tiết thuộc tài khoản cấp 1,2 nào đó
phải bằng số dư tăng hay giảm của chính tài khoản cấp 1, 2 đó
5 Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán với báo cáo tài chính và bảng cân đối tài khoản:
a Báo cáo tình hình tài chính:
- Số liệu trên Bảng báo cáo tình hình tài chính là số dư đầu kỳ của tài khoản chữ T.
- Số dư cuối kỳ của tài khoản chữ T sau khi định khoản là cơ sở lập Bảng báo cáo tình
hình tài chính mới sau khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
b Bảng cân đối tài khoản:
- Số dư đầu tháng : lấy số liệu bên Bảng báo cáo tài chính ban đầu chưa có phát sinh nghiệp vụ Tùy vào tình chất của nghiệp vụ kinh tế sẽ ghi vào nợ hay có của số dư đầu tháng
- Số phát sinh trong tháng : lấy bằng Tổng giá trị của các nghiệp vụ kế toán phát sinh có cùng chung nội dung trong kỳ Ghi nợ hay có tùy vào tính chất các nghiệp vụ kế toán
Trang 4- Số dư cuối tháng: số dư đầu tháng trừ đi phát sinh trong kỳ Số dư cuối tháng trên bảng cân đối tài khoản phải bằng với số dư cuối kỳ trên tài khoản chữ T của mỗi nghiệp vụ kế toán có nội dung giống nhau
Chú ý: Tổng số dư bên Nợ hay Có đầu tháng, phát sinh trong tháng và cuối tháng phải
bằng nhau
VI Định Khoản Các Tài Khoản Đặc Biệt :
1 Tài khoản 214 và 229 (giảm giá trị của tài sản) : ngược lại với kết cấu của nhóm tài
khoản được nó điều chỉnh Giá trị hao mòn ghi số âm (ngoặc đơn) trên Báo cáo tình hình tài chính
a Tài khoản 214: điều chỉnh theo giá trị còn lại của TSCĐ Dư đầu kỳ - Tăng – giá trị cuối kỳ ghi bên Có Giảm hao mòn ghi bên Nợ Các tài khoản liên quan là: 211,
212,213,217
b Tài khoản 229: tài khoản điều chỉnh theo giá thị trường (giá gốc > giá thị trường: lổ các khoản đầu tư) dự phòng tổn thất tài sản Dư đầu kỳ - Tăng – giá trị cuối kỳ ghi bên
Có Hoàn nhập dự phòng ghi bên Nợ Các tài khoản liên quan là: 2291 -> 121 (giảm giá
trị của chứng khoán); 2292 -> 128,221(giảm giá trị khi đầu tư vào đơn vị khác); 2293 ->
131, 138(nợ khó đòi); 2294 -> 152,156(giảm giá trị của hàng tồn kho)
2 Tài khoản 419 (giảm nguồn vốn): ngược lại với kết cấu của nhóm tài khoản được nó
điều chỉnh Giá trị cổ phiếu quỹ ghi số âm (ngoặc đơn) trên Báo cáo tình hình tài chính.
Giá trị hiện có ghi đầu kỳ - Tăng – giá trị cuối kỳ ghi bên Nợ Giảm hao mòn ghi bên Nợ.
3 Tài khoản 412, 413 (tăng, giảm nguồn vốn): ngược lại với kết cấu của nhóm tài khoản
được nó điều chỉnh Giá trị cổ phiếu quỹ ghi số âm (ngoặc đơn) trên Báo cáo tình hình tài chính.
a Tài khoản 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản ): điều chỉnh tăng hay giảm nguồn vốn
do đánh giá lại tài sản Giảm – Nợ, Tăng – Có Kết chuyển sang tài khoản với nghiệp
vụ có liên quan đến việc đánh giá lại tài sản Có thể có số dư Có tăng (dương), giảm –
Nợ (ghi số âm trên BCTHTC).
b Tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái ): điều chỉnh tăng hay giảm nguồn vốn do chênh lệch tỷ giá Giảm – Nợ, Tăng – Có Kết chuyển sang tài khoản với nghiệp vụ có liên quan đến việc tăng hay giảm tỷ giá Có thể có số dư Có tăng (dương), giảm – Nợ (ghi số âm trên BCTHTC).
4 Tài khoản hỗn hợp 131, 331 : liên quan đến tài sản và nguồn vốn gồm phải thu khách
hàng và phải trả cho người bán.
a Tài khoản 131: liên quan đến khỏan phải thu và ứng trước của khách hàng Khoản phải thu ghi Nợ – Khách hàng ứng trước, đã thanh toán ghi Có Khi kết toán tài khoản này có thể có số dư Nợ hay là số dư Có Không được bù trừ cho nhau trong BCTHTC, lập riêng rẽ 131A (phải thu khách hàng – tài sản), 131B (khách hàng ứng
trước – nợ phải trả(nguồn vốn) Tài khoản tổng hợp 131: Có – nguồn vốn, Nợ -Tài sản
b Tài khoản 331: liên quan đến khỏan phải thanh toán và ứng trước cho người bán Khoản phải thanh toán và ứng trước ghi Nợ – Phải trả cho người bán ghi Có Khi kết toán tài khoản này có thể có số dư Nợ hay là số dư Có Không được bù trừ cho nhau
Trang 5trong BCTHTC, lập riêng rẽ 331A (phải thanh toán và ứng trước – tài sản), 331B (phải trả
cho người bán(nguồn vốn) Tài khoản tổng hợp 331: Có – nguồn vốn, Nợ -Tài sản
5 Nhóm tài khoản 242, 335: phân phối theo dự toán (dự trên nguyên tắc phù hợp)
a Tài khoản 242 – chi phí trả trước: Bên Nợ: chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến nhiều kỳ kế toán kế tiếp – Bên Có: chi phí phân bổ kỳ này Số dư ghi bên Nợ :
Số chi phí còn lại cần dược phân bổ Liên quan đến các tài khoản 153, 642…
b Tài khoản 335 – chi phí phải trả: phản ảnh các khoản trích trước chi phí để tính vào các đối tượng có liên quan (trích lương nghỉ phép cho CN) Bên Nợ: khoản trích trước, Bên Có : khoản phải trả trong kỳ Số dư ghi bên Nợ : Số trích trước chưa sử dụng Các
tài khoản liên quan: 334, 6222…
6 Nhóm tài khoản 154, 241 dùng để tính giá thành : dùng để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm – dịch vụ đã hoàn thành.
Tài khoản 154 (chi phí sản xuất dở dang), tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang): Bên Nợ: tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ - Bên Có: Kết chuyển giá sản phẩm
công trình hoàn thành Số dư: Chi phí SX, XDCB còn dở dang.Tài khoản liên quan:621, 622,627, 155
7 Nhóm tài khoản cấp 2 của 521: điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng
Bên Nợ: giảm doanh thu – Bên Có: toàn bộ các khoản giảm Tài khoản liên quan: tùy vào nghiệp vụ kinh tế: 111, 112, 131 và 511(doanh thu bán hàng)
VII Kế Toán Các Hoạt Động Sản Xuất – Kinh Doanh Chủ Yếu:
1 Kế toán tài sản cố định: bao gồm TSCĐ hữu hình (máy móc, NX, kho bãi) và vô hình
(nhãn hiệu, phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả).
a Khái niệm: là loại có tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài qua nhiều năm.
Nguồn lực kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán và quản lý điều hành
b Tiêu chí xác định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời hạn sử dụng trên 1 năm Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
- TSCĐ có thể bị hao mòn, giảm giá trị trong quá trình sử dụng, cần ghi chép đúng.
c Cách tính nguyên giá: sử dụng trên cơ sở là giá gốc (không bao gồm thuế hoàn lại)
- TSCĐ do mua sắm = giá HĐ + chi phí liên quan trước khi sử dụng + thuế- giảm giá
- TSCĐ do XDCB = Giá trị thực tế quyết toán + chi phí đưa vào sử dụng – giảm giá.
- Tài sản được cấp, chuyển = giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp + chi phí phát sinh.
- Tài sản được biếu tặng = giá hội đồng giao nhận + lệ phí
- Tài sản vô hình = tất cả các chi phí thực tế phát sinh để có quyền kiểm soát và sử dụng
Chú ý: Nếu các chi phí phát sinh trong quá trình thành lập hay nguyên cứu tài sản vô
hình đã ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ thì không được tính vào nguyên giá.
Trang 6d Giá trị hao mòn và giá trị còn lại
- Khấu hao : phân bổ có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh do sử dụng
- Giá trị hao mòn lỹ kế: phản ảnh toàn bộ số khấu hao đã trích đến thời điểm hện tại.
- Giá trị còn lại: phản ảnh trên báo cáo, đó là phần giá trị có thể thực hiện của tài sản.
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá - giá trị hao mòn lũy kế
e Kế toán ghi nhận và hao mòn tài sản cố định (thuộc định khoản tài sản)
- Tài khoản ghi nhận TSCĐ 211, 213: Tăng ghi Nợ - Giảm ghi Có Số dư ghi bên Nợ.
- Tài khoản hao mòn 214: Nợ: giá trị TSCĐ thanh lý, bán – Có: giá trị hao mòn tăng trong kỳ Số dư Có: giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ hiện có
f Kế toán tăng và giảm tài sản cố định (thuộc định khoản tài sản)
- Tăng TSCĐ:
Nhận vốn góp hay được cấp : Bên Nợ: 211(TSCĐ hữu hình), 213(TSCĐ vô hình) - Bên Có: 411 (vốn chủ sở hữu).
TSCĐ được mua sắm : Bên Nợ: 211(TSCĐ hữu hình, giá chưa thuế GTGT) hay
213(TSCĐ vô hình, giá chưa thuế GTGT) và 133 (thuế GTGT được khấu trừ)
-Bên Có: các tài khoản 111, 112, 331, 341.
TSCĐ biếu tặng :Bên Nợ: 211(hữu hình), 213(vô hình) Bên Có: 711(thu nhập khác)
- Giảm TSCĐ:
Bán TSCĐ dùng SX, KD : Bên Nợ: 111 (Tiền mặt),112( Tiền gửi), 131(phải thu) Bên Có: 711(thu nhập khác – giá trị chưa thuế GTGT) và 333 (thuế GTGT phải nộp).
Dựa vào biên bản ghi giảm: Bên Nợ: 214 (hao mòn TSCĐ – giá trị hao mòn lũy kế)
và 811(chi phí khác – giá trị còn lại TSCĐ) Bên Có: 211(hữu hình), 213(vô hình).
Các loại chi phí có liên quan đến quá trình chuyển nhượng hay bán : Bên Nợ : 811(chi phí chưa có thuế GTGT) và 133(thuế TGGT đầu vào) – Bên Có: 111(Tiền mặt),112( Tiền gửi), 141(tạm ứng) Thuộc định khoản TS, CP tăng Nợ - giảm Có
g Trích khấu hao tài sản cố định (khấu hao theo đường thẳng):
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ/ Số Năm sử dụng ước tính.
Mức trích khấu hao = (Nguyên giá TSCĐ- giá trị thu hồi) / Thời gain sử dụng
Các giá trị “giá trị thu hồi” và “thời gian ước tính” chỉ là ước tính nên việc trích khấu hao là ước tính kế toán.
Bên Nợ: Một trong các tài khoản 6274(chi phí sản xuất chung – khấu hao), 6414(chi phí bán hàng – khấu hao), 6424(CPhí quản lý doanh nghiệp – khấu hao) Bên Có: 214(hao mòn TSCĐ).
2 Kế toán tính giá – xuất nhập vật liệu, công cụ - dụng cụ, tiền lương và dịch vụ mua ngoài: 2.1Kế toán kê khai và tính giá xuất nhập kho vật liệu:
a Kê khai hàng Tồn kho :
- Hàng tồn kho kê khai thường xuyên: tăng nhân sự, ít sai sót phù hợp cho VL, HH
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập kho trong kỳ - Xuất kho trong kỳ
Trang 7- Hàng tồn kho kiểm kê định kỳ: giảm nhân sự nhưng dễ sai sót phù hợp cho dịch
vụ
Xuất kho trong kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập kho trong kỳ - Tồn kho cuối kỳ
b Giá vật liệu nhập kho :
- Giá mua VL nhập = Giá mua + CP thu mua + Thuế - Chiết khấu giảm giá hàng mua
Lưu ý: giá VL mua nhập kho không bao gồm thuế được hoàn lại ví dụ thuế GTGT
- Giá VL nhập được cấp, góp = giá do hội đồng định giá + Chi phí liên quan + thuế
c Giá vật liệu xuất kho :
- Pp thực tế đích danh: giá trị xuất kho = giá cụ thể từng VL x khối lượng xuất VL
- Pp thực tế bình quân: giá trị xuất kho = giá bình quân x khối lượng xuất kho VL
Giá bình quân= giá VLtồn kho x KLtồn kho+giáVL nhập x KL nhậptrong kỳ
KLtồnkho +KLnhập kho trong kỳ
- Pp thực tế nhập trước xuất trước (FIFO): giá trị xuất kho = đơn giá của vật liệu
nhập kho trước nhân với khối lượng, nếu không đủ thì lấy khối lượng vật liệu nhập kho kế tiếp nhân với đơn giá tương ứng
- Pp thực tế nhập sau xuất trước (LIFO): tại Việt Nam không sử dụng.
Lưu ý:Việc sử dụng P.pháp nào phải dựa trên nguyên tắc nhất quán và do doanh nghiệp quyết định
2.2Kế toán nhập và xuất kho vật liệu :
a Tài khoản sử dụng 152: Bên Nợ : giá trị nhập kho, Bên Có: giá trị xuất kho hay vật liệu trả, giảm giá, chiết khấu thương mại Số Dư : Bên Nợ của VL tồn Định khoản thuộc T.Sản
b Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu :
- Kế toán mua VL nhập kho căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho, chứng từ và Chi phí mua
VL nhập kho (vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi…): Bên Nợ: 152 (Nguyên vật liệu- giá trị không bao gồm thuế GTGT), 133(thuế GTGT khấu trừ) Bên Có: Trả tiền thì ghi vào TK thuộc tài sản giảm: 111(Tiền mặt),112(Tiền gửi), 141(tạm ứng) Mua chịu ghi vào TK
thuộc nguồn vốn tăng: 331(phải trả khách hàng) Bên Có ghi tổng giá trị bao gồm cả thuế
GTGT.
- Kế toán nguyên VL trả lại người bán, chiết khấu, giảm giá: Bên Nợ: TK thuộc nguồn vốn - 331(phải trả khách hàng - giảm) Bên Có: TK thuộc tài sản - 133(thuế GTGT khấu
trừ - giảm),152 (Nguyên vật liệu – giảm, là giá trị giảm giá và không bao gồm thuế GTGT)
- Kế toán xuất kho để sử dụng: Bên Nợ: ghi vào tài khoản chi phí tăng - 621(sản xuất trực tiếp), 627(chi phí sản xuất chung), 641(chi phí bán hàng), 642(chi phí quản lý DN) Bên Có: ghi vào tài khoản Tài sản giảm – 152 (giá trị xuất kho).
2.3Kế toán nhập và xuất kho công cụ dụng cụ:
a Tài khoản sử dụng 153: Bên Nợ : giá trị nhập kho, Bên Có: giá trị xuất kho hay vật liệu trả, giảm giá, chiết khấu thương mại Số Dư : Bên Nợ của VL tồn Định khoản thuộc T.Sản
Trang 8b Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu : các định khoản mua, chi phí tương tự như định
khoản vật liệu Tuy nhiên do đặc tính CC&DC được sử dụng qua nhiều lần khi định khoản xuất kho thì sử dụng phân bổ 1 lần hay nhiều lần
- Phân bổ 1 lần : phân bổ 100% giá trị vào kỳ xuất kho thì định khoản tương tự như vật liệu.
- Phân bổ nhiều lần : bao gồm phân bổ 50% sau đó phân bổ khi hỏng và phân bổ nhiều lần Phân bổ 50%: Kế toán khi xuất dùng: Bên Nợ : 242 (chi phí trả trước tăng - tổng giá trị xuất) Bên Có: 153(Công cụ, dụng cụ - tổng giá trị xuất kho)
Phân bổ lần 1: Bên Nợ ghi vào các tài khoản chi phí tăng và ghi 50% giá trị -627(chi phí sản xuất chung), 641(chi phí bán hàng), 642(chi phí quản lý DN) Bên Có: 242(chi phí trả trước giảm – ghi 50% giá trị) Phân bổ lần 2 khi báo hỏng: Bên
Nợ - ghi vào các tài khoản chi phí tăng và ghi 50% giá trị - 627(chi phí sản xuất
chung), 641(chi phí bán hàng), 642(chi phí quản lý DN) và 111, 112 (nếu bán thanh
lý) Bên Có: 242(chi phí trả trước giảm – ghi 50% giá trị còn lại).
Phân bổ đều : các định khỏan xuất dùng và phân bổ tương tự như định khoản phân bổ
50% Tuy nhiên giá trị của 1 lần phân bổ = Tổng giá trị CC,DC / số tháng dự tính phân bổ
2.4Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
a Khái niệm : là những khoản nợ phải trả cho người lao động Tiền lương là thu nhập
cá nhân và họ phải trích 1 phần để nộp thuế TNCN và bảo hiểm Doanh nghiệp phải nộp khoản phí bảo hiểm, y tế, thất nghiệp và công đoàn theo quy định
b Tài khoản sử dụng 334(phải trả người lao động): Bên Nợ: Các khoản lương,
thưởng bảo hiểm và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước và khấu trừ của người lao
động Bên Có: Các khoản lương, thưởng bảo hiểm và các khoản phải chi Thuộc
định khoản nguồn vốn tăng ghi Có giảm ghi Nợ Tài khoản này có thể có số dư bên
có hay nợ.
c Định khoản tính trích nộp các khoản bảo hiểm:
Bên Nợ: 622(lương CN trực tiếp sản xuất x 23.5%), 627(lương NV quản lý phân
xưởng x 23.5%), 641(lương NV bán hàng x 23.5%), 642(lương quản lý DN x 23.5%)
334(Tổng lương chính x 10.5%) Bên Có: 338 (Tiền lương chính x 34%).
d Tính lương chính, lương phụ và phụ cấp:
Bên Nợ: Thuộc các tài khoản Chi phí(tăng): 622(lương CN trực tiếp sản xuất),
627(lương NV quản lý phân xưởng), 641(lương NV bán hàng), 642(lương NV quản
lý DN) Bên Có: Nếu trả tiền: 111(Tiền mặt) hay 112(Tiền gửi); Nợ chưa trả:
334(Phải trả người lao động – nguồn vốn tăng, 3341, 3348)
e Tính tiền phải trả cho người lao động lấy từ quỹ khen thưởng :
- Khi xác định tiền thưởng từ quỹ khen thưởng (chưa trả): Bên Nợ : 353(quỹ khen thưởng phúc lợi – 3531) Bên Có: 334(phải trả cho người lao động) Định khoản N vốn
- Khi xuất quỹ trả tiền thưởng hay trả lương cho CN : Bên Nợ: 334(phải trả cho người lao động – Nguồn vốn giảm) Bên Có: các TK thuộc tài sản giảm: 111(Tiền mặt) hay
112(Tiền gửi)
Trang 9- Tính bảo hiểm phải trả dùm người lao động: Bên Nợ: 338 (phải trả, phải nộp khác – nguồn vốn giảm) Bên Có: 334(phải trả cho người lao động – nguồn vốn tăng).
- Các khoản khấu trừ lương CN : Bên Nợ: 334 (phải trả người lao động- Nguồn vốn giảm), Bên Có: 138(phải thu khác: bồi thường, tiền nhà, điện nước CN trả - tài sản
giảm), 141(tiền tạm ứng chưa sử dụng hết – tài sản giảm), 333(khấu trừ thuế TNCN – nguồn vốn tăng)
- Khi người lao động vì lý do nào đó chưa lĩnh, kế toán lập bản kê và chuyển qua tài khoản khác: Bên Nợ: 334(phải trả cho người lao động – Nguồn vốn giảm) Bên Có:
338 (phải trả, phải nộp khác – nguồn vốn tăng)
2.5Kế toán các dịch vụ mua ngoài (điện, nước, viễn thông, ngân hàng) :
- Khi xác định chi phí : Bên Nợ: Thuộc các tài khoản Chi phí(tăng): 627(chi phí SX
chung), 641(chi phí bán hàng), 642(chi phí quản lý DN), 133(thuế GTGT được khấu
trừ - tài sản giảm) Bên Có: 331(Phải trả nhà cung cấp – nguồn vốn tăng).
- Khi chi trả: : Bên Nợ: 331(Phải trả nhà cung cấp – nguồn vốn giảm) Bên Có: các
TK thuộc tài sản giảm: 111(Tiền mặt) hay 112(Tiền gửi).
3 Kế toán chi phí sản xuất:
a Khái niệm:
- Chi phí sản phẩm(sản xuất): Là nhưng khoản lợi ích tiêu hao cho qua trình tạo ra
sản phẩm Đối tượng là chi phí các sản phẩm tạo ra trong kỳ
- Chi phí thời kỳ: Là nhưng khao3n lợi ich tiêu hao trong quá trình bán hàng và quản
lý doanh nghiệp Đối tượng tập hợp chi phí là kết quả hoạt động kinh doanh 1 chu kỳ
b Phân loại chi phí sản xuất
- Phân loại theo nội dung(yếu tố) chi phí: Chi phí vật liệu, công cụ -dụng cụ; Chi phí
khấu hao TSCĐ; Chi phí tiên lương và các khoản trích theo lương, Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Phân lại theo vai trò: Chi phí vật liệu trực tiếp, Chi phí vật nhân công trực tiếp, Chi
phí sản xuất chung
- Phân loại theo đặc điểm biến động: Chi phí cố định, Chi phí biến đổi.
3.1Kế toán vật liệu trực tiếp : giá trị vật liệu thực tế sử dụng trực tiếp sx ra sản phẩm trong kỳ
a Tài khoản sử dụng 621: Bên Nợ: giá trị xuất kho thực tế xuất trong kỳ Bên Có: giá trị vật liệu không sử dụng hết – kết chuyển sang TK 154(chi phí SXKD dở dang).Không có số dư
b Phương pháp nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Xuất vật liệu cho hoạt động sản xuất sản phẩm: Bên Nợ: 621 (CP nguyên vật liệu trực tiếp – chi phí tăng) Bên Có: 152 (nguyên vật liệu – tài sản giảm).
- Mua và sử dụng ngay(không qua nhập kho), thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ngay: Bên Nợ: 621(CP nguyên vật liệu trực tiếp–chi phí tăng), 133 (Thuế GTGT được khấu trừ - tài sản tăng) Bên Có: các TK thuộc tài
sản giảm: 111(Tiền mặt),112(Tiền gửi), 141(Tạm ứng) hay TK 331(phải trả cho người bán - Nguồn vốn giảm)
Trang 10- Xuất nguyên vật liệu không sử dụng hết và cuối kỳ nhập kho: Bút toán 1 nhập lại kho: Bên Nợ: 152 (nguyên vật liệu – tài sản tăng) Bên Có: 621 (CP nguyên vật liệu trực tiếp – chi phí giảm) Bút toán 2 kết chuyển chi phí vật liệu đã sử dụng: Bên Nợ: 154 (nguyên vật liệu dang dở – tài sản tăng) Bên Có: 621 (CP nguyên
vật liệu trực tiếp – chi phí giảm)
3.2Kế toán nhân công trực tiếp : các khoản phải trả cho CN: tiền lương, phụ cấp, thưởng
a Tài khoản sử dụng 622: Bên Nợ: chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154(chi phí SXKD dở dang) Không có số dư
b Phương pháp nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Tính toán lương phải trả cho CN : Bên Nợ: 622(lương CN trực tiếp sản xuất –chi phí tăng), Bên Có: 334(Phải trả người lao động – nguồn vốn tăng).
- Tính trích bảo hiểm: Bên Nợ: 622(lương CN trực tiếp sản xuất –chi phí tăng), Bên Có: 338(phải trả, phải nộp khác - nguồn vốn tăng – 3382, 3383, 3384, 3386).
- Cuối kỳ kết chuyển: Bên Nợ: 154 (nguyên vật liệu dang dở – tài sản tăng) Bên Có:
622 (lương CN trực tiếp sản xuất –chi phí giảm)
3.3Kế toán chi phí sản xuất chung: là chi phí nhân công, vật liệu liên quan đến nhiều sản phẩm
a Tài khoản sử dụng 627: Bên Nợ: chi phí sản xuất chung trong kỳ Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154(chi phí SXKD dở dang) Không có số dư cuối kỳ
b Phương pháp nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Tính toán lương phải trả cho CN : Bên Nợ: 627(chi phí sản xuất chung–chi phí tăng), Bên Có: 334(Phải trả người lao động – nguồn vốn tăng).
- Tính trích bảo hiểm: Bên Nợ: 627(chi phí sản xuất chung–chi phí tăng), Bên Có:
338(phải trả, phải nộp khác - nguồn vốn tăng – 3382, 3383, 3384, 3386)
- Tính trích vật liệu, dụng cụ : Bên Nợ 627(chi phí sản xuất chung–chi phí tăng), Bên Có: các tài khoản tài sản giảm 152 (nguyên vật liệu), 153(dụng cụ), 242(chi phí trả trước)
- Tính trích khấu hao TSCĐ(máy móc, nhà xưởng ): Bên Nợ 627(chi phí sản xuất chung–chi phí tăng) Bên Có: 214(hao mòn TSCĐ –tài sản giảm).
- Tính chi phí dịch vụ(điện, nước ) : Bên Nợ: 627(chi phí sản xuất chung–chi phí tăng), 133(thuế GTGT được khấu trừ - tài sản giảm) Bên Có: các TK thuộc tài sản giảm:
111(Tiền mặt),112(Tiền gửi), hay TK 331(phải trả cho người bán - Nguồn vốn giảm)
- Cuối kỳ kết chuyển: Bên Nợ: 154 (nguyên vật liệu dang dở – tài sản tăng) Bên Có:
627 (chi phí sản xuất chung – chi phí giảm)
VIII KẾ TOÁN MUA HÀNG HÓA VÀ BÁN HÀNG HÓA:
1 Mua hàng hóa :
G
iá trị hàng hóa của TK 156 = giá hóa đơn + chi phí mua hàng (vận chuyển, kho bãi) Không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ (133).Ngoài ra kế toán sử dụng tài khoản 151(Hàng hóa đang
đi trên đường) là hàng đã mua nhưng chưa nhập kho do thiếu các chứng từ Giá trị Bên Có là
bao gồm cả thuế GTGT ( TK: 112,111,331…) Giá hàng hóa ( có các từ: bao gồm, trong đó) là