TỔNG QUAN BÀI HỌCĐẠI CƯƠNG TÍNH CHẤT VI SINH HỌC KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHẨN ĐOÁN VI SINH DỊCH TỄ PHÒNG, TRỊ BỆNH • Phân loại khoa học... TÍNH CHẤT VI SINH HỌC Hình thái họcTrong bệnh phẩm h
Trang 1Streptococcus pneumoniae
PGs Ts TRẦN ĐỖ HÙNG
Trang 2TỔNG QUAN BÀI HỌC
ĐẠI CƯƠNG TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
CHẨN ĐOÁN VI SINH
DỊCH TỄ PHÒNG, TRỊ BỆNH
• Phân loại khoa học
Trang 3ĐẠI CƯƠNG
Phân loại khoa học
Ngành (phylum) Firmicutes
Họ (familia) Streptococcaceae
Loài (species) Streptococcus
pneumoniae
Trang 4ĐẠI CƯƠNG
Lịch sử
1880, Louis Pasteur phân lập lần đầu tiên
từ ổ áp xe
1883, Talamon tìm được phế cầu trong đờm,
máu, khối viêm phổi gan hóa
1909, Netter tìm ra vai trò gây bệnh của
phế cầu trong bệnh viêm màng não cấp
(nhiễm trùng thần kinh trung ương ở một số bệnh nhân viêm phổi nặng)
Trang 5Louis Pasteur (1822 – 1895)
Nhà hóa học, vi sinh học người Pháp
Được xem là 1 trong 3 người thiết lập nền
tảng của Vi sinh học (cùng với Ferdinand
Cohn và Robert Koch)
Tác giả của nguyên tắc sử dụng Vaccin,
lên men vi sinh
Ông là giám đốc viện Pasteur cho đến khi
qua đời
Các công trình nghiên cứu lớn
Tinh thể học
Quá trình lên men
Nghiên cứu về bia và rượu vang
Từ 1878 đến 1880 ông phát hiện ra 3 chủng
vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu
Trang 6TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Hình thái học
Cầu khuẩn Gram dương
Hình thái điển hình: song cầu hình
ngọn nến , hai đầu to giáp vào
nhau, 2 đầu nhọn quay ra ngoài
Biến thành Gram âm
tiêu bản nhuộm Gram
Trang 7TÍNH CHẤT VI SINH HỌC Hình thái học
Trong bệnh phẩm hoặc môi trường nuôi cấy có nhiều albumin thì có vỏ
Không có lông, không
di động
Không sinh nha bào
Trang 8Phản ứng phồng nang phát hiện vỏ polysaccharide của phế cầu
Trang 9So sánh với Streptococci khác
Trang 10TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Nuôi cấy
Pneumococci khó mọc ở
môi trường thông thường
như thạch dinh dưỡng (NA)
Phải dùng môi trường giàu
dinh dưỡng như tim óc hầm
Pneumococci trên thạch máu
Trang 11TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Nuôi cấy
Phế cầu phân biệt 2 loại khúm
Dạng S: tròn, 1 mm, mặt bóng hơi lõm Đó là những VK có nang và có khả năng gây bệnh
Dạng R: bờ không đều, mặt gồ ghề Đó là
những VK không nang và không có khả năng gây bệnh
Pneumococci dạng S có thể biến thành dạng
R, mất nang và mất khả năng gây bệnh
Ngược lại dạng R có thể biến thành dạng S
khi cho vào canh cấy chất DNA của dạng S
Trang 12Trên môi trường thạch máu
người có vòng tan máu dễ
nhầm với liên cầu tiêu huyết
Trang 14TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Tính chất vi sinh vật hóa học
Phế cầu không có men catalase
Hai thử nghiệm để phân biệt với liên cầu
Bị ly giải bởi muối mật hoặc mật (Neufeld dương tính)
Không phát triển đc trong môi trường có ethylhydrocuprein (thử nghiệm optochin dương) – Taxo P
Trang 15Resistant: đề kháng Susceptible: nhạy
Phế cầu tan trong
muối mật
Trang 16TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Hệ thống kháng nguyên
Kháng nguyên nang
Cấu tạo bởi polysaccharide
Căn cứ vào thành phấn polysaccharide mà
người ta phân biệt 80 type
Phản ứng phồng nang (Quellung reaction):
Trộn VK với kháng huyết thanh đặc hiệu type trên một phiến kính
Khi gặp kháng HT tương ứng VK sẽ bị phồng nang
Quan sát hiện tượng qua kính hiển vi
Trang 18TÍNH CHẤT VI SINH HỌC
Hệ thống kháng nguyên
Kháng nguyên thân, gồm
Kháng nguyên M: đặc hiệu cho mỗi type
Cacbonhydrat C: chung cho tất cả
pneumococci Đặc biệt loại kết tủa với
C-reactive protein (CRP) là loại globulin thấy ở huyết thanh 1 số bệnh nhân
Trang 20KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Cơ chế bệnh sinh
Khả năng gây bệnh là do sự lan tràn của
pneumococci vào các mô
Vi khuẩn không sinh độc tố Độc tính một
phần do nang của VK quyết định (nang ngăn chặn thực bào)
40 – 70% người khỏe mạnh có mang phế cầu độc lực, nhưng k bị bệnh do màng nhầy của đường hô hấp đề kháng cao với VK (những
yếu tố làm giảm sức đề kháng này sẽ tạo điều kiện cho VK gây bệnh)
Trang 21KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Cơ chế bệnh sinh
Các điều kiện tổn thương màng nhầy
Có những bất thường ở đường hô hấp: nhiễm virus hay vi khuẩn khác làm tổn hại TB niêm mạc.
Ngộ độc rượu hay thuốc: làm giảm hoạt động thực bào, giảm phản xạ ho => dễ hít vào các vật lạ
Suy dinh dưỡng, thể trạng suy sụp
Những bất thường về động tuần hoàn: phổi ứ nước, suy tim,…
Trang 22KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Bệnh lý
Nhiễm pneumococci gây tràn dịch có sợi tơ huyết vào các phế nang
Tiếp theo là hồng cầu và bạch cầu
=> tạo nên một phần phổi bị cứng
VK có thể theo đường bạch huyết ở phổi để vào máu
Vách phế nang vẫn còn nguyên vẹn trong quá trình nhiễm khuẩn
Trang 24KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Bệnh lý
Các tế bào đơn nhân sẽ tích cực thực bào
chất thải và chất dịch sẽ dần dần được tái hấp thu
Pneumococci sẽ bị thực bào hết và đc tiêu
hóa bên trong TB
Trang 26KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Biểu hiện lâm sàng
Khi chưa có kháng sinh thì bệnh bắt đầu hồi phục 15 – 20 ngày khi cơ thể đã có miễn dịch cao
Tỷ lệ tử vong ~30% tùy thuộc tuổi và tình
trạng bệnh lý
Nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ tử vong cao
Với KS liệu pháp kháng sinh bệnh thường đc chữa khỏi
Từ đường hô hấp VK có thể lan đến các vị trí khác của cơ thể
Trang 27KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Biểu hiện lâm sàng
Nhiễm khuẩn huyết do pneumococci thường
có 3 biến chứng nguy hiểm
Trang 29VI SINH LÂM SÀNG
Bệnh phẩm: bệnh phẩm có thể là đàm, mủ
máu, dịch não tủy, dịch khớp, Tùy tình trạng bệnh lý
Trang 31VI SINH LÂM SÀNG
Nuôi cấy phân lập
Bệnh phẩm có nhiễm nhiều các vi khuẩn như đờm, chất ngoáy họng được cấy vào môi
trường thạch máu có gentamycin 5 mcg/1ml môi trường
Tủ ấm 37oC, khí trường 5 – 10% CO2 trong bình nến
Phế cầu có vỏ (gây bệnh) khuẩn lạc sẽ có
đỉnh, sau 24h khuẩn lạc lõm ở giữa (phân
biệt với S viridans cũng thường trú ở đường
hô hấp và tiêu huyết )
Trang 32VI SINH LÂM SÀNG
Nuôi cấy phân lập
Đồng thời cũng cấy vào thạch máu, thạch nước báng
Sau 24h nhận xét hình thái khuẩn lạc => nhuộm soi nếu là son cầu gram dương => tiếp tục các thử nghiệm để xác định
Trang 33VI SINH LÂM SÀNG
Nuôi cấy phân lập
Bệnh phẩm là máu, dịch não tủy
Cấy vào canh thang máu hoặc canh thang nước báng, ủ ấm 37 o C, 5 – 10% CO2 , theo dõi phân lập tương tự liên cầu
Trang 34VI SINH LÂM SÀNG
Các thử nghiệm xác định phế cầu
Thử nghiệm Neufeld (tan trong muối mật)
Lấy 2 ống nghiệm cho vào mỗi ống 0.25 ml
nước muối sinh lý vô khuẩn
Trộn khuẩn lạc phế cầu vào để có độ đục bằng
Trang 35VI SINH LÂM SÀNG
Các thử nghiệm xác định phế cầu
Thử nghiệm Neufeld (tan trong muối mật)
Nếu là phế cầu thì nhuộm soi ống thứ 1 còn vi khuẩn, ống thứ 2 không còn VK nào do phế cầu
đã bị ly giải
Hiện nay người ta thường dùng khoanh giấy Optochin thay thử nghiệm neufeld
Trang 36Optochin test
Trang 37VI SINH LÂM SÀNG
Các thử nghiệm xác định phế cầu
Thử nghiệm Optochin
Dàn đều dd vi khuẩn trên môi trường thạch
máu, để cho khô rồi đặt khoanh giấy optochin
có ethyl hydrocuprein, để 37 o C, sau 24h nếu có vòng vô khuẩn từ 14mm trở lên là phế cầu
Trang 39VI SINH LÂM SÀNG
Phân biệt chủng gây bệnh
Gây bệnh thực nghiệm để phân biệt chủng ký sinh với chủng gây bệnh
Trang 40VI SINH LÂM SÀNG
Chẩn đoán gián tiếp
Không có ý nghĩa nên không được dùng chẩn đoán trong PTN
Trang 42cầu nặng như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ
Bệnh lây theo đường hô hấp, phòng bệnh không đặc
hiệu chủ yếu bằng về sinh đường hô hấp
ĐIỀU TRỊ
Phế cầu nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh, nếu điều trị sớm, khả năng phục hồi rất nhanh
Thuốc lựa chọn là Penicillin nhưng hiện nay đã xuất
hiện sự kháng thuốc Cần điều trị theo KS đồ