1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp học sinh mầm non

19 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

trẻ phải cần được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ, dần dần cháu biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, biểu cảm rõ ràng những ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, tất cả những điều đó đều phụ thuộc nhiều vào cô giáo

Trang 1

1 Đặt vấn đề:

1.1 Lý do thực hiện đề tài:

- Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ

có giao tiếp mà tâm lý con người được hình thành và phát triển Đặc biệt kỹ năng giao tiếp được coi là chìa khóa để mở cửa cho sự thành công của mỗi con người

Để mang lại sự thành công lớn trong cuộc sống và trong các hoạt động học tập, mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp

- Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những

cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới như trước đây

và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên như các cụ ta

có câu:

Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây

- Đạo đức con người không phải có sẵn, mà phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non, hay nói cách khác trẻ mầm non phải được hình thành những bước đi đầu tiên về nhân cách Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động

mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và thích sáng tạo… Những phẩm chất ấy, con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn là tương lai của đất nước, là thế hệ kế thừa cho mai sau

Trang 2

Chính vì vậy, trẻ phải cần được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản ngay từ khi còn nhỏ Từ đó trẻ học được kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đạo đức, đáp ứng được nhu cầu tình cảm ham hiểu biết của trẻ, dần dần cháu biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, biểu cảm rõ ràng những ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, tất cả những điều đó đều phụ thuộc nhiều vào cô giáo

- Đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến việc rèn nề nếp và kỹ năng giao tiếp cho trẻ Là một giáo viên dạy lớp trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho

trẻ mẫu giáo Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp” cho các cháu, tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay, cái đẹp, để các

cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là con ngoan, trò giỏi, có hành vi văn minh đúng đắn và giao tiếp một cách lịch sự

1.2 Phạm vi đề tài:

- Đề tài này áp dụng ở các độ tuổi mầm non

- Thực hiện cho các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non

- Ứng dụng cho những giáo viên trong các trường mầm non, mẫu giáo

2 Nội dung đề tài:

- Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ, ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình Do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm

mĩ Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫn

Trang 3

của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng Điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người

- Dạy trẻ cách giao tiếp là nhằm đáp ứng phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đối với trẻ mẫu giáo dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, khi giao tiếp trẻ luôn tìm ra cái mới lạ thông qua mọi hoạt động của cô, trẻ nói, phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai Chính vì vậy là giáo viên dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học; Thường xuyên trò chuyện thảo luận, gợi mở cho trẻ tiếp cận với cuộc sống hàng ngày, trong khi thực hiện trẻ sẽ phát triển giao tiếp một cách mạnh dạn hơn

2.1 Phần thực trạng:

2.1.1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên làm việc

- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, có khả năng sáng tạo về đổi mới phương pháp và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học thêm sinh động, hấp dẫn trẻ phục vụ chương trình mầm non mới

- Phụ huynh học sinh các cháu nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và trò chuyện vui vẽ đến con, nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

2.1.2 Khó khăn:

- Một số cháu không học qua lớp mẫu giáo mầm, chồi

- Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc

Trang 4

Có nhiều cháu mới đi học chưa biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép còn trả lời trống không với người lớn tuổi, bạn bè và cô giáo

- Một số cháu gia đình chưa có sự quan tâm nhiều, các cháu đi học không đều,

có hôm đi học rất sớm, có hôm rất muộn

2.2 Các giải pháp:

2.2.1 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động giờ đón -trả trẻ:

- Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong ngày Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học cả cái tốt và cái chưa tốt Vì thế, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường mầm non

- Bản thân tôi là giáo viên trẻ chưa tự tin khi giao tiếp cùng phụ huynh nên những năm học trước chưa dám mạnh dạng đề xuất, hay trao đổi cùng cha mẹ trẻ trong giờ đón trả trẻ về tình hình sức khỏe của các cháu cũng như trao đổi với phụ huynh về công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ cũng như các thay đổi trong trương trình học của trẻ và đặc biệt là hướng dẫn rèn trẻ kỹ năng giao tiếp trong giờ đón trẻ và trả trẻ Cũng vì lý do đó mà học sinh lớp tôi phụ trách năm học trước rất thụ động trong việc chào hỏi các cô, các bác trong trường cũng như người thân trong nhà mà phải cần có sự nhắc nhở của người lớn Được sự động viên, hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu đến năm học này tôi đã tự tin khi giao tiếp với phụ huynh để có sự kết hợp tốt nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong công việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ, đặc biệt là phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

- Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về những mong muốn của trẻ và dạy trẻ thói quen sống có trách nhiệm Tôi nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên và cởi mở

về những gì mong muốn ở bé Bên cạnh đó đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là tốt cho bản thân trẻ Tuy nhiên tôi không làm điều đó một cách áp đặt Tôi để trẻ nghĩ rằng : “Cô giáo là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ” Lớp tôi có rất nhiều trẻ khi đến lớp chưa mạnh dạn chào cô và chào bố mẹ, thường xuyên phải nhắc nhở nhưng trẻ vẫn chưa thực sự mạnh dạn

Trang 5

và chưa có thói quen nề nếp và kỹ năng trong việc chào hỏi Vì vậy, tôi đã thực hiện phối kết hợp cùng cha mẹ trẻ giúp cho trẻ dần dần mạnh dạn và tự tin chào cô

Có những trẻ luôn tìm ra mọi tình huống không bằng lòng với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ở nhà sau đó đến lớp nhõng nhẽo không muốn vào lớp, lúc đầu tôi rất băn khoăn không hiểu lí do vì sao Sau khi tìm hiểu và quan sát cử chỉ điệu bộ của trẻ mới biết mỗi ngày đi học trẻ tìm ra mọi lí do Do vậy trong giờ đón trả trẻ tôi phải

là người tạo cho trẻ có tình huống được thể hiện ngôn ngữ riêng của mình, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe học tập của trẻ để cha mẹ cùng

cô giáo kết hợp rèn trẻ

- Như một người bạn tôi đã tâm sự và phân tích cho trẻ hiểu, luôn âu yếm vỗ

về trẻ Từ đó đã hiểu được tâm lí của trẻ giúp cho trẻ có được cảm giác thoải mái khi vào lớp Có những trẻ được bố mẹ chiều chuộng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của trẻ làm gì cũng đã có người giúp việc chỉ cần nhìn vào một đồ dùng đồ vật nào

đó đã có người đáp ứng ngay mà không cần dùng ngôn ngữ yêu cầu hoặc xin phép Biết được điều đó tôi đã trao đổi với phụ huynh vì sao con lại chưa mạnh dạn, chưa

có những kĩ năng ứng xử đúng mực với cô giáo và các bạn và ở lứa tuổi này trẻ đã

có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân mình nhưng con chưa làm được điều đó chính bản thân gia đình cũng đã biết Tôi cùng kết hợp với phụ huynh uốn nắn rèn trẻ từ đó trẻ rất mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người

- Khi đến giờ trả trẻ tôi gợi hỏi trò chuyện với trẻ để trẻ nói lên suy nghĩ của mình về buổi đến trường hôm nay của trẻ Tôi hỏi trẻ: Cháu thích gì? Cháu không thích điều gì? Hôm nay cô dạy con bài học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau như thế nào? …Từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi người Trong hoạt động này tôi nhắc nhở trẻ

về kể lại cho bố mẹ những hoạt động con được tham gia trong ngày hôm nay, những gì con đã được làm, những gì con chưa làm được

- Tôi đã ân cần trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón trả trẻ, thông báo nhanh với cha mẹ về tình hình của trẻ trong ngày, lắng nghe bố mẹ trẻ trao đổi một số đặc điểm của trẻ Từ đó, giúp mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ với

Trang 6

các thành viên trong gia đình quan tâm tới trẻ nhiều hơn trong cách giao tiếp, tiếp xúc hàng ngày

Ví dụ : Khi trẻ chơi góc gia đình: bố mẹ đưa con tới trường( góc học tập) và

lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ Nếu trẻ chỉ chào

cô không chào bố mẹ thì lúc này tôi sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ “ học sinh của cô giáo ngoan quá đã biết chào cô nhưng vẫn còn quên chưa chào bố mẹ cô giáo nhắc học sinh chào bố mẹ đi” Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tôi đã tạo cho trẻ môi trường được thực hành làm người lớn đồng thời tạo điều kiện rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng

* Kết quả: Qua một năm thực hiện biện pháp này tôi đã thấy được sự thay đổi

rõ ràng của học sinh Từ phải nhắc nhở các cháu giờ rất tự tin mạnh dạn chào hỏi, không những chào hỏi các cô tại lớp, các cô các bác trong trường, người thân trong nhà các cháu còn vui vẻ chào hỏi những người lớn xung quanh trẻ và bố mẹ của các bạn trong lớp

2.2.2 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học:

- Chúng ta đã và đang thực hiện trương trình giáo dục mầm non mới, lấy trẻ làm trung tâm, trong đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở Cách dạy trẻ kể lại được câu truyện cô dạy cũng là trong giờ học hàng ngày hay những buổi dạo chơi, tham quan, lễ hội của quê hương gợi cho trẻ những điều thú vị ấn tượng của mình vào hình thức kể truyện được sinh động cũng là cách thúc đẩy, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ

- Trong hoạt động chung mỗi câu hỏi gợi mở cô đặt ra là đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh

Ví dụ: Trong giờ toán thêm bớt 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4: Cô có 3 chậu hoa và 4 cây hoa các con làm thế nào để số cây hoa bằng số chậu hoa? Trẻ sẽ tìm ra các cách như thêm 1 chậu hoa để số chậu hoa và cây hoa bằng nhau và đều bằng 4, bớt một cây hoa để số hoa bằng số chậu và đều bằng 3

Trang 7

- Là giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ, tôi luôn quan tâm đến từng lời nói cử chỉ của mình để làm mẫu cho trẻ trong mọi hoạt động

- Với trẻ mầm non việc nghiên cứu tìm kiếm những hình ảnh động được thiết

kế trên các phần mềm là rất cần thiết Trẻ rất hứng thú và tò mò khi được quan sát các hình ảnh động Đối với trẻ lớp tôi mỗi khi được xem những hình ảnh ở trong các đoạn video hay các đoạn phim hoạt hình… trong các hoạt động học dường như lúc đó ngôn ngữ mới của trẻ lại được bộc bạch ra và ngôn ngữ cũ lại trở thành một dụng cụ để trẻ giao tiếp với các bạn

Ví dụ: Trong giờ âm nhạc “ Đêm Pháo hoa” để trẻ tri giác đầy đủ cảnh bắn pháo hoa cũng như mầu sắc hình dạng của pháo hoa tôi đã cho trẻ xem đoạn videoclip về cảnh bắn pháo hoa do tôi downloads trên youtube Kết quả sau khi xem đoạn video trẻ rất hứng thú tham gia phát biểu nhận xét về nội dung trong đó

- Chính vì vậy, tôi đã xây dựng một số giáo án điện tử để kích thích, phát triển ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật trong các hoạt động học

(giáo án điện tử: Truyện Gấu con chia quà, Gấu con bị đau răng, Thơ Em yêu nhà

em,Âm nhạc Đêm pháo hoa) Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho

trẻ

- Đối với trẻ mầm non trẻ rất thích chơi tự do và được nói ra những ngôn ngữ

mà trẻ mới học Nhưng khi được người lớn quan tâm trò chuyện hỏi đến thì trẻ tỏ

ra nhút nhát sợ hãi vì không biết mình nói gì nói đúng hay sai, vì vậy tôi phải luôn

là người bạn thân nhất của trẻ, hiểu tâm lí và suy nghĩ của trẻ để gợi mở giúp trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học

- Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ tự tin được giao tiếp cùng cô

Ví dụ: trong giờ văn học hay âm nhạc (tôi tập chung rèn các cháu còn nhút

nhát trong giao tiếp và sợ đám đông): Cô thấy các con đọc thơ rất là hay và thuộc bài thơ rồi, bạn Cẩm Tiên có giọng đọc thơ rất là hay nhẹ nhàng tình cảm Bạn Cẩm Tiên đọc lại bài thơ cho cả lớp cùng nghe nhé!… Các con thấy bạn Cẩm Tiên

Trang 8

đọc thơ như thế nào? Bạn đọc thơ rất hay diễn cảm, bạn Cẩm Tiên hơi nhút nhát một chút nhưng hôm nay bạn đã mạnh dạn đọc thơ cho cả lớp cùng nghe các bạn khác ai dũng cảm, mạnh dạn như bạn Cẩm Tiên lên đọc thơ nào? Qua đó tôi vừa rèn khả năng trình bày trước lớp, trước đám đông cho trẻ mà còn tạo điều kiện cho trẻ học tập nhau và có tinh thần cố gắng thi đua trong học tập Như vậy trong tất cả các hoạt động học rất cần sự mạnh dạn tự tin giao tiếp của trẻ từ đó mới giúp cho trẻ tư duy phát triển và tự tin học bài

- Cho trẻ xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát huy ngôn ngữ của mình Cô giáo thường xuyên tổ chức hình thức kể truyện, đọc thơ đóng kịch cho trẻ tham gia

Ví dụ : Trong bài thơ “Em yêu nhà em”, “Thương ông”, “Lấy tăm cho bà”,

“Mẹ của em”, Câu chuyện “Tích chu”, “Gấu con chia quà”, “Gấu con bị đau răng”

…trẻ rất thích đọc bởi nội dung của các bài thơ đó rất gần gũi với trẻ, phản ánh thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và trẻ thật sự hào hứng khi đọc, diễn

tả lại bài thơ và kể truyện cùng bạn về gia đình mình Không những vậy, qua nội dung truyện và bài thơ trẻ còn đóng làm ông, bà bố mẹ, làm anh, chị…trẻ thể hiện

cử chỉ của các nhân vật đó giúp cho các bạn trong nhóm có thể tự học tập cách giao tiếp của nhau và tự tin thể hiện vai nhân vật mà mình thể hiện

- Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi tôi phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện

Để phát triển tư duy cho trẻ, phản xạ nhanh, sử dụng ngôn ngữ chính xác, yêu cầu trẻ phải tri giác một sự vật, 1 hiện tượng và nói nhanh những gì trẻ thấy

Ví dụ : Trong trò chơi: “Nhìn hình ảnh kể sự việc” Tôi cho trẻ xem một số

hình ảnh như trẻ khoanh tay, bê cốc bằng hai tay… Hỏi trẻ: Đố các con biết hình ảnh này được nói như thế nào? Có thể sẽ có cháu nói: Cháu mời ông uống nước, cháu lấy nước cho ông ….Qua đó tôi vừa có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với

người thân, người lớn trong nhà và kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho trẻ

Trang 9

- Có thể nói trong tất cả các hoạt động học cô giáo phải là người sáng tạo tìm

ra mọi hình thức để thúc đẩy phát triển tư duy, ngôn ngữ phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ

- Tóm lại hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với người thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ

2.2.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc:

- Đối với trẻ mẫu giáo vui chơi đóng vai trò chủ đạo Trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc Chính vì vậy tôi đã chọn hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

- Ở tuổi mẫu giáo việc chơi nhóm, bạn bè là một nhu cầu bức bách Đối với trẻ ở lứa tuổi này không phải chỉ thiếu bánh kẹo hay đồ chơi mà là thiếu bạn bè để cùng chơi với nhau, điều đó thường làm trẻ buồn chán Không phải ai cũng thay thế bạn bè của trẻ Nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho chúng chơi với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục

- Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhau Trẻ mầm non vốn từ của trẻ còn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình còn nói trống không, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn, vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn

- Trò chơi thứ nhất là trò chơi phân vai theo chủ đề (chơi bán hàng, đóng vai bác sĩ, chơi cô giáo… ) góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua trò chơi

sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có Và quan hệ qua lại giữa con người với con

Trang 10

người sẽ rất tốt nếu người lớn thể hiện sự hứng thú của mình với trò chơi của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi Các loại đồ chơi thường làm sẵn cho trẻ – bé chỉ sắp xếp theo ý cô Tôi thay đổi theo phương thức lấy trẻ làm trọng tâm, vì giờ vui chơi là của cháu, cháu rất tha thiết được suy nghĩ chơi theo sự hứng thú của mình Cô chỉ nên là người quan sát giúp ý kiến dưới hình thức cùng hòa nhập chơi với cháu

* Qua trò chơi cửa hàng ăn uống Cô hướng dẫn gợi mở cho trẻ là người bán hàng con phải làm những công việc gì Con phải giao tiếp với khách hàng như thế nào…Trẻ được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, đi mua hàng, nấu món ăn mời khách, xếp bàn ăn, mời chào khách Còn khách hàng thì phải làm những công việc

gì, đến cửa hàng ăn uống con sẽ yêu cầu chủ cửa hàng làm món ăn gì?, khi ăn xong con phải làm gì? Trẻ được tiếp xúc giao tiếp nhiều cách khác nhau, ngôn ngữ phát triển, trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động hàng ngày cô uốn nắn cho trẻ từng câu nói như khi chơi nấu ăn cô sẽ gợi ý cho trẻ nói “ Mẹ ơi con giúp mẹ vo gạo nhé, con chuẩn bị chảo để mẹ rán cá nhé, hôm nay nhà mình làm cơm mời khách nấu những món gì Cô hướng dẫn trẻ làm mẹ nói với con phải nấu đủ 4 nhóm thực phẩm, cứ như vậy cô dần dần phát triển giao tiếp giữa các trẻ với nhau, cho trẻ được hoá thân vào những người gần gũi quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, công an, bộ đội, công nhân, bác sĩ, y tá, phi công…Trẻ lớp tôi rất thích được cùng

cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự gần gũi cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin

kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy

* Góc văn học:

- Khi tham gia góc văn học trẻ được hoá thân vào các nhân vật trong truyện, trẻ tự phân vai để diễn tả lại ngôn ngữ giọng điệu của các nhân vật Điều quan trọng cô giáo phải luôn gợi mở, không áp đặt trẻ gợi ý cho những trẻ nhút nhát học tập các bạn mạnh dạn đóng vai

Ngày đăng: 29/11/2018, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w