mà có nhiều vụ án cần phải điều tra bổ sung theo các căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như: Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát, Tòa án không thể tự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HẢI CHÂU
CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2NGUYỄN THỊ HẢI CHÂU
CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
Chuyên ngành : Luật hình sự
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ
HÀ NỘI - 2010
Trang 31.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về trả hồ sơ để điều tra bổ sung 13
1.2.1 Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung 13
1.2.2 Các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung 19
1.2.2.1 Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với
vụ án mà Viện kiểm sát và Tòa án không thể bổ sung được
Trang 42.2.1 Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung 55 2.2.2 Những bất cập, hạn chế trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ
sung tại Viện kiểm sát nhân dân
57
2.3 Trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại tòa án nhân dân 61 2.3.1 Thực trạng trả hồ sơ tại Tòa án nhân dân 61 2.3.2 Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung 70
2.5 Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong trẩ hồ sơ để
điều tra bổ sung
72
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẾ
ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP
75
3.1 Các yêu cầu nâng cao hiệu quả chế định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung
75
3.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả
hồ sơ điều tra bổ sung
77
3.2.1 Cần sửa đổi, bổ sung Điều 168 và Điều 179 Bộ luật Tố
tụng hình sự theo hướng quy định cụ thể về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn và trách nhiệm trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
77
3.2.2 Kiến nghị về việc tăng thời gian điều tra đối với các tội rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự
82
Trang 53.2.3 Sửa đổi, bổ sung Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 83
3.2.4 Cần sửa đổi, bổ sung Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự 83
3.3.3 Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
88
3.3.4 Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự bằng việc
tạo điều kiện cho luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo
90
Formatted: Indent: First line: 0", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 20 pt
Trang 6Danh mục các bảng
Số hiệu bảng
2.1 Các Viện kiểm sát nhân dân có tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra
bổ sung thấp
54
2.2 Các Viện kiểm sát nhân dân hạ thấp dần tỷ lệ trả hồ sơ để
điều tra bổ sung
54
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự và xử lý công minh, đúng đắn kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải triệt để tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đồng thời giáo dục mọi người đề cao ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Điều tra là một giai đoạn tố tụng quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giai đọan này c ơ quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ phục vụ cho việc chứng minh, làm sáng rõ
vụ án hình sự Vì vậy, mọi hành vi và quyết định của cơ quan điều tra và Điều tra viên trong giai đoạn này rất quan trọng Việc điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn tố tụng tiếp theo
Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và ra các quyết định phù hợp với kết quả kiểm sát việc khởi tố, kết luận điều tra của cơ quan điều tra; truy tố người pha ̣m tội ra trước Tòa và thực hiện quyền công tố tại phiên tòa
Xét xử là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Vì Tòa án sẽ quyết định người bị truy tố phạm tội và phải chịu hình pha ̣t theo quy định của pháp luật hoặc tuyên bố người bị truy tố không phạm tội Trong thực tế, không phải vụ án nào Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra thì Viện kiểm sát đều ra quyết định truy tố và Tòa án đều đưa ra xét xử được,
Trang 8mà có nhiều vụ án cần phải điều tra bổ sung theo các căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như:
Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát, Tòa án không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Như vậy là dù theo trình tự tố tụng thông thường hay theo trình tự của một vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cũng có mối quan hệ liên quan, gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau và chế ước lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn diện vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chúng tôi thấy còn có những bất cập trong pháp luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi, bổ sung cho hợp lý hơn để thể hiện rõ hơn chức năng tố tụng của từng cơ quan, phát huy hiệu quả công việc của từng cơ quan tiến hành tố tụng cũng như đặt ba cơ quan này trong một mối quan hệ về công việc hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Mối quan hệ giữa ba cơ quan :
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có ý nghĩa đă ̣c biệt quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Việc xác định rõ chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cần được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện
Theo tinh thần của Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì Tòa án là trung tâm, công tác xét xử là trọng tâm và phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa Do đó, để ra được bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục, trong quá trình chuẩn bị xét xử cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng Trước khi xét xử và tại phiên tòa, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trang 9Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung được quy định tại Điều 168 và Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng trong thực tiễn xét xử vẫn còn vướng mắc, bất cập cần được giải thích hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi bổ sung quy định này
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm mục đích đưa ra những kíến nghi ̣ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn hiện nay không
những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề
mang tính cấp thiết
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Chế định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự Việt Nam " cho luận văn thạc sĩ
của mình
2 Tình hình nghiên cứu
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án được quy định trong
Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam Ba cơ quan tiến hành tố tụng có mối quan
hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn
đề này Trong đó, đáng chú ý là các công trình sau đây: GS.TSKH Lê Cảm -
TS Nguyễn Ngọc Chí (Đồng chủ biên), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, do GS.TSKH Lê Cảm, TS Nguyễn Ngọc Chí và ThS Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, 2005; PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, 2004; PGS.TS Trần Văn Độ, Hoàn thiện quy định của pháp luật về giới hạn xét xử, Tạp chí Toà
án nhân dân, số 3/2000; PGS.TS Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hoàn thiện
Trang 10thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp, Tạp chí Toà án nhân dân, số 6/2001; PGS.TS Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 02/2004; PGS.TS Trần Văn Độ, Một số vấn đề về quyền công tố, Tạp chí Luật học, số 3/2001; ThS Nguyễn Phúc Lưu, Bàn về việc trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung, Tạp chí Kiểm sát, số 11/2006; Mai Văn Lư, Bàn về quy định: "Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung" trong điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm
sát, số 11/2010
Trong các công trình trên, ở mức độ này hay mức độ khác vấn đề trả
hồ sơ để điều tra bổ sung đã được đề cập đến, nhất là các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thậm chí có người đặt vấn đề xem xét tính hợp lý, cần thiết của chế định này trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; nhiều nội dung liên quan chưa có được cách nhìn và giải quyết thống nhất; các công trình chưa giải đáp triệt để được những vướng mắc trong thực tế
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định đó, tìm ra những bất cập, hạn chế để đề xuất những kiến nghị cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này trong hoạt động tố tụng hình sự
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đặt cho mình các nhiệm
vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 11- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và mối quan hệ giữa ba cơ quan tiến hành tố tụng;
- Phân tích các quy định của pháp luật về chế định trả hồ sơ điều tra
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung và thông qua chế định này sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số quy phạm pháp luật hình sự, một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài
được tốt hơn
Luận văn nghiên cứu về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung và mối quan hệ giữa cơ quan điều tra , Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân từ trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự ra đời và các quy định của pháp luật về chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành
4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách tư
pháp, về đấu tranh phòng và chống tội phạm
Trang 12Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê Đồng thời, tác giả sử dụng những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm của ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; nghiên cứu các bản án hình sự, các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như những thông tin trên mạng internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học pháp luật tố tụng hình sự và các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu đồng bộ đề cập một cách
có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những
điều kiện cụ thể của từng trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong thực tiễn truy
tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung và việc áp dụng chúng trong thực tiễn
Luận văn cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số trường hợp có thể áp
dụng chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung và đề xuất sửa đổi Điều 119; Điều 121; Điều 179; Điều 196; Điều 199 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung và
các cơ quan tiến hành tố tụng
Chương 2: Thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chế định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung trong cải cách tư pháp ở nước ta
Trang 13Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TRẢ HỒ SƠ
ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG VÀ CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG VÀ CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Tố tụng hình sự Việt nam được xây dựng dựa trên những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, phong tục tập quán cũng như hệ thống pháp luật hiện hành Những nguyên tắc được xác định trong tố tụng hình sự là tiền đề và cơ sở để xây dựng nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Điều 1 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định "Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng" Do đó, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định nhưng có quan hệ phối hợp với nhau, chế ước lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Chủ thể được Nhà nước giao thẩm quyền điều tra vụ án là Cơ quan điều tra Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra giữ một vị trí quan trọng, là cơ quan thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, phục vụ cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án Điều tra là giai đoạn tố tụng gần như là đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Vì vậy, hoạt động của Điều tra viên và quyết định củ a cơ quan điều tra trong giai đoạn này rất quan trọng Quan trọng vì đây là khâu đầu tiên để chứng minh có hành vi phạm tội hay không và chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền lập hồ sơ vụ án hình sự Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định:
Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy
Trang 14định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội
để làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm [35]
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Cơ quan điều tra được pháp luật cho phép tiến các hoạt động điều tra như Khởi tố bị can, hỏi cung, khám xét, tạm giữ đồ vật, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra… Qua hoạt động điều tra của mình, Cơ quan điều tra lập hồ sơ vụ án hình sự đề nghị Viện kiểm sát truy tố người có tội ra trước Tòa Hồ sơ vụ án hình sự là một loại hồ sơ quan trọng trong hệ thống hồ sơ của Nhà nước là nguồn thông tin trực tiếp phản ánh toàn bộ diễn biến vụ án, quá trình và kết quả điều tra Tại giai đọan này, cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng để thu thập chứng cứ, thực hiện đúng, đủ trình tự, thủ tục, các biện pháp
do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho việc chứng minh làm sáng rõ vụ án hình sự, làm cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án
Chứng cứ trong hồ sơ một vụ án hình sự luôn là yếu tố quyết định để kết luận hành vi phạm tội của một người nào đó Để giải quyết đúng đắn một
vụ án thì điều tra viên phải chứng minh được sự kiện phạm tội, người thực hiện tội phạm và việc chứng minh này không có con đường nào khác ngoài việc dựa vào chứng cứ thu thập được với những biện pháp như hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường… Vì quá trình thực hiện hành vi phạm tội
là quá trình diễn ra trong quá khứ, do đó để hình dung ra diễn biến của nó, điều tra viên cần phải lựa chọn vào việc đánh giá những sự kiện hay tài liệu
đã thu được một cách khách quan và lôgic Nếu việc điều tra thu thập chứng
cứ không đầy đủ hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn tố tụng tiếp theo Các biện pháp điều tra chỉ được phép tiến hành sau khi khởi tố vụ án hình sự, tức là sau khi đã xác định rõ ràng rằng có một vụ án hình sự đã xảy ra Trong việc điều tra cơ quan điều tra phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định
Trang 15vô tội, làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội Mục đích chủ đạo và xuyên suốt của hoạt động điều tra là chứng minh tội phạm và người phạm tội
Đối với nhiệm vụ "điều tra bổ sung" theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc của Tòa án lại đặt điều tra viên trước một yêu cầu khắt khe và cụ thể hơn, đó là ngoài những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra còn phải thực hiện theo đúng yêu cầu đã nêu trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát và Tòa án Thông thường đó là còn thiếu những chứng cứ vô cùng quan trọng đối với vụ án; có tội phạm khác, có đồng phạm khác hoặc là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng Khi nhận được yêu cầu điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát hoặc của Tòa án
Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung và quan điểm giải quyết vụ án Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại các Điều 164, 169 của Bộ luật Tố tụng hình sự
Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và
chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện
quyền của mình là hoàn toàn độc lập, không bị ảnh hưởng của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội và của công dân Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với tổ chức của tòa án
Trang 16Theo Hiến pháp năm 2002 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Viện kiểm sát nhân dân
có hai chức năng chính là: Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp Đây là hai chức năng độc lập, nhưng trong thực tiễn công tác, nó có
mối quan hệ mật thiết với nhau
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định cụ thể tại Điều 23
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:
1.Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình
sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án
2 Viện kiểm sát, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này
3 Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành
vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội [21]
Viện kiểm sát kiểm sát đảm bảo việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắc phục, bảo đảm mọi hoạt động điều tra phải được tiến hành theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự Khi tội phạm được phát hiện, vụ án được khởi tố điều tra là thời điểm quyền của Viện kiểm sát cũng được phát động Đó là việc Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát hoạt động của cơ quan điều tra như khởi tố… Khi Viện kiểm sát ra Quyết định truy tố bị cáo ra trước Tòa và Tòa án trong quá trình nghiên
Trang 17cứu ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đó là lúc Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa Theo quy định của tố tụng hình
sự, Viện kiểm sát được trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có những căn cứ quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng hình sự
Xét xử là một giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tố tụng giai đoạn này là sự tổng kết của cả một quá trình tố tụng Vì nó quyết định "sinh mệnh chính trị" của một con người Chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử, khác với hai cơ quan tiến hành tố tụng trên, Tòa án với chức năng "cầm cân, nảy mực" của mình, Tòa án cần sử dụng hết mức sự công tâm, sự nghiêm minh, khách quan để nghiên cứu, xem xét khi nghiên cứu hồ sơ vụ án; lắng nghe, phân xử, phán xét công minh tại phiên tòa khi ngồi giữa với một bên "buộc tội" là đại diện Viện kiểm sát và một bên "gỡ tội" là luật sư
Giai đoạn xét xử là bước cuối cùng, quyết định cho câu hỏi lớn mà các
cơ quan tiến hành tố tụng đã tốn bao nhiêu công sức đi tìm, đó là: có tội phạm xảy ra không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, quyết định tội danh, mức hình phạt, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, vấn đề trách nhiệm bồi thường dân sư, án phí… Tóm lại, Tòa án bằng phán quyết của mình trước phiên tòa và được ghi nhận trong bản án sẽ quyết định người bị khởi tố, truy
tố phạm tội và phả i chi ̣u hình pha ̣t theo quy định của pháp luật hoặc tuyên bố ngườì bị khởi tố, truy tố không phạm tội
Tư tưởng cải cách Tư pháp hiện nay đòi hỏi "phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa" Vì vậy, để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục, trong quá trình chuẩn
bị xét xử hoặc tại phiên tòa, Tòa án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án; nhưng khi Tòa án trả hồ sơ theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Tòa án phải ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát mà không
Trang 18trả trực tiếp cho Cơ quan điều tra Sở dĩ tố tụng hình sự quy định như vậy là
vì Viện kiểm sát là cơ quan truy tố bị can ra trước Tòa án chứ không phải là
Cơ quan điều tra, vì thế Tòa án nhận hồ sơ từ Viện kiểm sát chuyển đến, chứ không phải là từ Cơ quan điều tra Hơn nữa, Viện kiểm sát là cơ quan quyết định chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hay tự mình điều tra bổ sung Điều đó cũng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tại các Điều 104, 106, 108 và 109 của Bộ luật Tố tụng hình sự Đồng thời cũng phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử của Tòa án tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã đưa ra xét xử" Đó là các bị cáo, hành vi và tội danh trên phải do Viện kiểm sát truy tố
và đã được Tòa án quyết định đưa ra xét xử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Mặc dù mỗi cơ quan tiến hành tố tụng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có một trách nhiệm, mục đích chung là: Xác định sự thật của
vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội
và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội [21, Điều 10]
Xác định sự thật của vụ án là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của tố tụng hình sự, bảo đảm để xử lý vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Có thể nói xác định sự thật của vụ án vừa là nội dung vừa là bản chất của hoạt động tố tụng hình sự, của mối quan hệ giữa các cơ quan tiến
Trang 19hành tố tụng Để xác định sự thật của vụ án đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải phối hợp, kết hợp để tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể nhưng phải trên cơ sở vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan được quy định trong tố tụng hình sự
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một hoạt động của Viện kiểm sát và Tòa án nhằm mục đích để giúp các cơ quan tiến hành tố tụng khác thực hiện tốt nhiệm vụ quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA
BỔ SUNG
1.2.1 Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam "Điều tra bổ sung là hoạt động điều tra thêm về vụ án hình sự của cơ quan điều tra theo yêu cầu của Viện kiểm sát hay Tòa án nhằm phát hiện, thu thập bổ sung tài liệu,
chứng cứ để giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan" [15, tr 94]
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định pháp lý được quy định tại Điều 168 và Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự Đây
là quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện khi có căn cứ pháp luật nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm
Điều 168 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc Viện kiểm ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có đồng phạm khác hay có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra
Trang 20bổ sung trong thời hạn truy tố quy định tại khoản 1 Điều 166 của Bộ luật Tố tụng hình sự
Thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm
ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong giai đoạn trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm trong thời hạn cụ thể được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án [21]
Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Thẩm phán cũng cần nêu rõ thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự và những vấn đề cụ thể cần điều tra bổ sung Đó là: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án
mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; hoặc khi phát hiện có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Tại phiên tòa Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung, quyết định yêu cầu điều tra bổ sung trong giai đoạn này cần tuân thủ quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quyết định đó phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản
Trang 21Sự khác nhau giữa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa là:
Thứ nhất, về thời điểm: Thời điểm Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án
hình sự sơ thẩm ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là trong khi nghiên cứu hồ sơ và trước ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Thời điểm Hội đồng xét xử yêu cầu điều tra bổ sung là tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
và tại phòng nghị án
Thứ hai, về điều luật áp dụng: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
trong khi nghiên cứu hồ sơ trước ngày mở phiên tòa căn cứ vào Điều 176 và một trong số các căn cứ tại Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự
Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa áp dụng Điều 199 và một trong số các căn cứ của Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Thứ ba, về thẩm quyền quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trước khi xét xử sơ thẩm, thuộc thẩm quyền Thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa thuộc thẩm quyền Hội đồng xét xử
Thứ tư, về hậu quả pháp lý: Hậu quả pháp lý của trả hồ sơ để điều tra
bổ sung trong giai đoạn trước khi xét xử sơ thẩm là xóa sổ thụ lý vụ án Hậu quả pháp lý của trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại phiên tòa là hoãn phiên tòa Phiên tòa sẽ được tiến hành khi có kết quả điều tra của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
Tuy có những điểm giống và khác nhau nhưng trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều mục đích chung và cốt lõi nhất đó là việc làm sáng rõ nội dung, bản chất của vụ án hình sự
Về hậu quả việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
- Vụ án tiếp tục đưa ra xét xử mà không bổ sung chứng cứ mới Đó là trong trường hợp Tòa án đã trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung nhưng Viện
Trang 22kiểm sát không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án hoặc đã qua điều tra bổ sung nhưng không tìm được chứng cứ mới nên tiếp tục truy tố bị cáo ra trước Tòa với tội danh cũ
- Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra
vụ án
- Vụ án có bổ sung chứng cứ và tiếp tục đưa ra xét xử
Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đặt ra trong giai đoạn xét xử phúc thẩm nhưng khoản 1
Điều 246, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã đưa ra quy định: "Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tòa, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới" Vấn đề "bổ sung" chứng cứ
mới này cũng được chia thành hai giai đoạn là trước khi xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm và cũng do hai chủ thể có thể đưa ra yêu cầu là Viện Kiểm sát và Tòa án Về bản chất thì vẫn là việc Tòa án và Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ và nếu yêu cầu bổ sung chứng cứ mới đó xuất phát từ phía tòa án, thì Tòa án vẫn phải trả hồ sơ thì mới có thể thực hiện được việc
bổ sung chứng cứ mới, nhưng luật không quy định việc bổ sung chứng cứ mới này phải thực hiện bằng một quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trong quyết định, bản án của mình Tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được (Điều 250 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, Viện kiểm sát truy tố lại và Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục chung
Giai đoạn giám đốc thẩm cũng không đặt ra vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng theo quy định tại Điều 287 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003, thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.7 pt, Don't keep with next
Trang 23Xuất phát từ điều luật này tại cấp Giám đốc thẩm, vụ án hình sự có thể
bị hủy để điều tra lại do các nguồn sau: Tòa án tự kiểm tra phát hiện ra (tự
Tòa án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhận thấy và kiến nghị lên cấp giám đốc
thẩm; Do Tòa án cấp trên kiểm tra nhận thấy); Do giải quyết khiếu nại (có
đơn yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm của cá nhân công dân, cơ quan tổ
chức ) Tuy vậy, cho dù xuất phát từ nguồn nào thì vụ án cũng chỉ có thể
xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm khi người có thẩm quyền có quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm.Trong trường hợp hủy bản án hoặc quyết định bị
kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam
bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi
Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án
Quy định này của giai đoạn Giám đốc thẩm là phù hợp vì Giám đốc
thẩm không phải là một cấp xét xử theo nguyên tắc được quy định tại Điều 20
của Bộ luật Tố tụng Việt Nam năm 2003 về thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
1 Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ
án phải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định phúc thẩm có
hiệu lực pháp luật
2 Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới
thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm [21]
Về căn cứ để hủy bản án hoặc quyết định để điều tra lại tại Điều 250
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 bao quát hơn căn cứ để trả hồ sơ để điều
tra bổ sung được quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt
Formatted: Indent: Left: 0.79", First line:
0.59", Space Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt
Trang 24Căn cứ để hủy bản án hoặc quyết định để điều tra lại tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự lại bao quát hơn căn cứ tại Điều 250 Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều đó là phán ánh đúng quy trình giải quyết vụ án hình sự, vì đến cấp giám đốc thẩm thì vụ án đã được trải qua hai cấp xét xử
Tuy vậy ở các điều luật này đều đưa ra một quy định rất được chú trọng khi xem xét đến vấn đề phải điều tra lại, đó là "khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng"
Về hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung và hủy bản
án có hiệu lực pháp luật để điều tra lại giống nhau ở chỗ là đều là việc Cơ quan điều tra sẽ nhận lại hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển lại theo yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát hay của Tòa án nhưng khác nhau về thời hạn điều tra Về thời hạn để điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì thời hạn điều tra phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:
Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra
bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ được trả lại
hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra [21]
Về thời hạn điều tra của Cơ quan điều tra sau khi Tòa án hủy bản án
có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì thời hạn điều tra và việc gia hạn điều tra được tính theo thủ tục chung được quy định tại Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.65 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.65 pt
Trang 25tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi
kết thúc điều tra; Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính
chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết
hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm
sát gia hạn điều tra [21]
Những phân tích và so sánh trên của chúng tôi không đơn thuần chỉ là
so sánh về sự khác nhau và giống nhau của trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở các
giai đoạn tố tụng khác nhau được tiến hành bởi các chủ thể giống và khác
nhau cũng như hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở từng
giai đoạn Mục đích của chúng tôi là qua việc so sánh và phân tích để hiểu
một cách sâu sắc về bản chất pháp lý của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung để có thể đưa ra khái niệm ban đầu về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung như sau:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự quy
định Viện kiểm sát hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc cơ
quan điều tra để điều tra thêm về vụ án hình sự Theo các căn cứ được quy định
trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm mục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa
án xét xử vụ án một cách công minh, chính xác, khách quan, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
1.2.2 Các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung
1.2.2.1 Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với
vụ án mà Viện kiểm sát và Tòa án không thể bổ sung được
Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Viện
kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi
nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy: Còn thiếu những chứng cứ quan trọng
đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được
Điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định
Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung: Khi
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.3 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.3 pt
Trang 26cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được
Chứng cứ quan trọng đối với vụ án là những chứng cứ dùng để kết luận những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu thiếu những chứng cứ này thì vụ án không thể giải quyết khách quan, toàn diện, đúng pháp luật Đó là là những chứng cứ mà thiếu nó thì không thể xác định được sự thật vụ án như: không thể xác định bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì là tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; các tài liệu có liên quan và thiếu nó không thể
xử lý được vật chứng, không thể áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp tư pháp cũng như quyết định về bồi thường thiệt hại Để xác định việc điều tra của cơ quan điều tra đã đầy đủ hay chưa, Kiểm sát viên, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ cần căn cứ các quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự
về đối tượng chứng minh như: có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay không cố ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích hoặc động cơ phạm tội;
những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
Về chứng cứ để kết luận "có hành vi phạm tội xảy ra hay không" là những chứng cứ để xác định có đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự hay thuộc các trường hợp không phải
là hành vi phạm tội (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính )
Chứng cứ quan trọng đối với vụ án là những chứng cứ sau:
Chứng cứ để kết luận về "thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội" là những chứng cứ xác định về thời gian, địa điểm xảy
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.85 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.85 pt, Tab stops: Not at 0.44"
Trang 27ra hành vi phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện
tội phạm
Ví dụ về chưa làm rõ được thời gian, địa điểm phạm tội: Vụ Lê Thơ bị
khởi tố về tội Cố ý gây thương tích do Viện kiểm sát quân sự trung ương trả
hồ sơ vì chưa làm rõ được thời gian, địa điểm gây án
Chứng cứ để kết luận "người thực hiện hành vi phạm tội" là những
chứng cứ kết luận về một con người cụ thể có đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự
Chứng cứ để kết luận "có năng lực trách nhiệm hình sự hay không" là
những chứng cứ xác định bị can, bị cáo khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; có mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình hay không
Ví dụ: Vụ Lê Phước Hải (Phú Yên) bị truy tố về tội giết người, Tòa án
yêu cầu giám định tâm thần đối với bị can
Chứng cứ để kết luận chính xác tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại
khi nghi ngờ họ là trẻ em, người chưa thành niên có liên quan đến việc xác
định năng lực trách nhiệm hình sự và giải quyết vụ án
Ví dụ: Vụ Văn Trung Hiếu (Kiên Giang) bị truy tố về tội hiếp dâm trẻ
em nhưng cơ quan điều tra chưa xác định được chính xác tuổi của người bị
hại; Vụ Nguyễn Lâm Tới (Hà Nam) bị khởi tố về tội mua bán trái phép chất
ma túy và vụ Phạm Văn Sỹ (Hải Phòng) bị khởi tố về tội dâm ô nhưng đều
chưa xác định chính xác tuổi của bị can Nên đã bị Viện kiểm sát trả hồ sơ để
điều tra bổ sung do chưa xác định được chính xác độ tuổi của người bị hại, bị
can (nguồn từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Chứng cứ để kết luận "có lỗi hay không có lỗi" là những chứng cứ để
xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có lỗi hay
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.35 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.35 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.35 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt, Tab stops: Not at 0.44"
Trang 28không có lỗi; nếu có lỗi thì thuộc trường hợp lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả) theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Bộ luật hình sự
Ví dụ: Vụ Đặng Văn Bằng (Đăk Lăc) bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng quá trình điều tra,
Cơ quan điều tra không xác định được điểm va chạm giữa hai phương tiện, nên không có căn cứ xác định lỗi Do đó Viện kiểm sát đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung do chưa có đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội
Chứng cứ để kết luận "mục đích, động cơ phạm tội" trong trường hợp quy định mục đích, động cơ phạm tội là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm hoặc là căn cứ để giải quyết vụ án
Chứng cứ để kết luận những tình tiết định khung hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo có ý nghĩa đối với việc xem xét khi quyết định hình phạt
- Ví dụ: Vụ Trần Ngọc Tú (Tây Ninh) bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung để điều tra, xác minh về việc bị cáo không có giấy phép lái xe theo quy định
Chứng cứ để kết luận về "tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra" là những chứng cứ để đánh giá tính chất, hậu quả của hành
vi phạm tội trong trường hợp quy định là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm hoặc là căn cứ để giải quyết vụ án
Ví dụ: Vụ Phan Huỳnh Lâm (Tiền Giang) bị khởi tố về tội tham ô tài sản chưa xác định được số tiền đã tham ô; vụ lê Công Sang (Phú Yên) phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng không trưng cầu giám định thiệt hại về tài sản; vụ Nguyễn Văn Phúc (Long
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.3 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.3 pt, Tab stops: Not at 0.44"
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.3 pt
Trang 29An) bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy nhưng không làm rõ được thiệt hại thực tế của cầu bị hỏng do xà
lan va vào cầu… nên đã bị Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì chưa
làm rõ được hậu quả của vụ án
Chứng cứ để kết luận về vị trí, vai trò của người phạm tội trong vụ án
có đồng phạm liên quan đến việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với bị
can, bị cáo
Lời khai của người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan đến vụ án nhưng chưa được thu thập nên không có căn cứ để
đánh giá chứng cứ và kết luận về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo
Ví dụ: Chưa lấy lời khai của người bị hại: Vụ Phạm Văn Trụ (Phú
Yên) bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản và vụ Lê Thị Năng (Tây Ninh) bị khởi
tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa lấy lời khai của những người
bị hại
Lời khai của người làm chứng: Vụ Ngô Văn Trí (Phú Yên) bị truy tố
về tội cố ý gây thương tích, tại phiên tòa, bị cáo và luật sư cung cấp người
làm chứng mới nên Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Chứng cứ để kết luận về hành vi phạm tội, người phạm tội có mâu
thuẫn nhưng chưa thực hiện các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự như: đối chất, nhận dạng, dựng lại hiện trường, thực nghiệm
điều tra, khai quật tử thi, giám định, giám định lại hoặc giám định bổ sung, để
khẳng định hay bác bỏ các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án
Ví dụ: Về các chứng cứ đã thu thập trong hồ sơ vụ án có mâu thuẫn:
Vụ Đào Văn Trúc (Phú Yên) bị truy tố về tội cố ý gây thương tích nhưng tại
phiên tòa người bị hại khai do bị người khác đánh
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23 pt
Trang 30Chưa thực nghiệm điều tra, đối chất: Vụ Phạm Văn Vinh (Hải Phòng)
bị khởi tố về tội cướp giật tài sản nhưng quá trình điều tra vụ án không thực nghiệm điều tra, đối chất (nguồn từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Do từ trước đến nay chưa có sự thống nhất nhận thức về các căn cứ trả
hồ sơ để điều tra bổ sung nên trong thực tế có nhiều trường hợp Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không đúng với quy định tại các Điều 168, 179 Bộ luật Tố tụng hình sự
Theo bảng phân tích lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các vụ án do Viện kiểm sát nhân dân các cấp trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để bổ sung về chứng
cứ trong các năm từ năm 2002 đến hết năm 2008 là 19.746 vụ trong đó trả hồ
sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ là 14.704 vụ, chiếm tỷ lệ 73,76% (Phụ lục 1)
Riêng trong năm 2008 số vụ trả hồ sơ để bổ sung chứng cứ là 2.383
vụ trên tổng số 3042 vụ Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chiếm tỷ
lệ 78% (phụ lục 7)
Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao Từ năm 2002 đến năm
2006, Tòa án các cấp trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để bổ sung là 12.085 vụ trong đó có 5.010 vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ, chiếm tỷ lệ 41.45% (Phụ lục 2) Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang Từ năm 2005 đến hết năm 2008 Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang trả hồ sơ để điều tra bổ sung 83 vụ trong đó trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ là
53 vụ Trong đó có những vụ trả vì không đủ chứng cứ kết tội bị cáo
Theo số liệu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong năm 2008 Tòa
án các cấp đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung 2969 vụ trong đó có 2.254 vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ, chiếm tỷ lệ 75% (phụ lục 8)
Ví dụ: Tại Quyết định số 03/2006/HSST-QĐ ngày 21/3/2006, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.6 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.6 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.6 pt
Trang 31bị cáo Phan Trọng Nam sinh năm 1960; Bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt
tài sản" theo khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
với lý do: Cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
không thể bổ sung tại phiên tòa được Với những lập luận sau:
Do quen biết Ngọc Em, và qua Em bà Lợi quen biết Nam Khi gặp
Nam đã nói tên tuổi chức danh công tác, đưa đi xem công xưởng văn phòng
Nam nói có quen biết nhiều cán bộ ở Văn phòng Chính phủ có thể giúp bà
Lợi, ông Chung, anh Hoàng thắng kiện Hai bên thỏa thuận chi phí Nam
đưa các tấm ảnh ghép chụp với các cán bộ lãnh đạo để bà Lợi, ông Chung,
anh Hoàng tin mà giao tiền Thực tế sau đó có công văn của Bộ Xây dựng do
ông Hoàn soạn thảo, những nơi mà bà Lợi, ông Chung khiếu nại đều có ý kiến
bằng công văn chỉ đạo hướng giải quyết cho địa phương Nam có đi cùng ông
Chung, anh Hoàng đến gặp ông Chủ tịch tỉnh Đồng Nai nhờ giải quyết khiếu
nại của Chung Như vậy chứng tỏ Nam không có hành vi gian dối làm cho bà
Lợi tin để giao tiền, khi giao tiền đều viết biên nhận Sau đó có đến các cơ
quan có trách nhiệm để nhờ giải quyết, quá trình giải quyết Nam đã nhận nợ
và hoàn trả lại đầy đủ, người bị hại có đơn đề nghị Nam không phải lừa đảo vì
khi nhận tiền có viết biên nhận và trên thực tế Nam có thuê tư vấn để đạt được
kết quả như mong muốn Xác định Nam không có ý thức chiếm đoạt, chưa đủ
yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tại Quyết định số 01/2009/HSST-QĐ ngày 02/01/2009, Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Định quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình
Định để điều tra bổ sung đối với Bùi Thị Hoa bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Bình Định truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản" để điều tra bổ sung về các vấn đề sau: Làm rõ việc
vay mượn tiền của những người bị hại trong vụ án; làm rõ các khoản vay, nợ
của Bùi Thị Hoa với hai bị cáo khác cùng vụ án; sau khi khởi tố vụ án, khởi tố
bị can chưa lấy lời khai của một số người bị hại trong vụ án
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt
Trang 32Từ bảng phân tích lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cũng như từ thực tế trả hồ sơ
để điều tra tại Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cho thấy số lượng
hồ sơ bị trả lại để điều tra thêm về chứng cứ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những hồ sơ bị trả để điều tra bổ sung
Trong số những vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại Tòa án nhân dân
để điều tra bổ sung về chứng cứ có nhiều vụ án sau khi điều tra bổ sung dẫn đến Đình chỉ và Tạm đình chỉ vụ án.Trong các năm từ năm 2004 đến 2006 có
97 vụ án bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ chiếm tỷ lệ 1,19 % số vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Phụ lục 2)
Ngoài các chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo thì còn những chứng cứ quan trọng khác để xử lý vật chứng, để áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp tư pháp cũng như quyết định việc bồi thường thiệt hại nhưng không được điều tra đầy đủ Đây là vấn đề tồn tại tương đối phổ biến, vì khi chứng minh hành vi phạm tội của bị can, Cơ quan điều tra thường chú trọng đến việc thu thập các chứng cứ để chứng minh tội phạm, chứ ít quan tâm đến việc thu thập các tài liệu liên quan đến việc xử lý vật chứng, áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp tư pháp cũng như quyết định việc bồi thường thiệt hại Ví dụ: Cơ quan điều tra thu giữ chiếc xe ô tô là phương tiện dùng vào việc phạm tội, nhưng lại không thu giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu chiếc xe đó Trong vụ án người bị hại đã chết, nhưng không lập lý lịch người bị hại để xác định những ai là người đại diện hợp pháp của người bị hại để giải quyết vấn đề bồi thường về tổn thất tinh thần
Như vậy, chứng cứ và đánh giá chứng cứ là hai phạm trù khác nhau
Theo Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự thì:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.85 pt
Trang 33và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi
phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những tình
tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [21]
Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy của Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán và Hội thẩm xác định, đánh giá sau khi đã nghiên cứu một cách
tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án (Điều 66
Bộ luật Tố tụng hình sự)
Theo chúng tôi, đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy của Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân sau khi đã nghiên cứu
khách quan các tài liệu trong vụ án để xác định tính hợp pháp, tính khách
quan, tính liên quan của chứng cứ và khả năng chứng minh (xác định đối
tượng chứng minh) của tổng hợp các chứng cứ thu thập được
Mối quan hệ giữa chứng cứ với đánh giá chứng cứ là mối quan hệ
giữa tồn tại khách quan với nhận thức chủ quan của con người Vì vậy, khi
nghiên cứu hồ sơ, Điều tra viên, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa
phải phân biệt cái gì là chứng cứ còn vấn đề nào thuộc lĩnh vực đánh giá
chứng cứ để quyết định việc có trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không Nếu
tổng hợp các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định đối tượng chứng
minh theo quy định của Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát,
Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1.2.2.2 Khi có căn cứ để cho rằng bị can, bị cáo phạm một tội khác
hoặc có đồng phạm khác
"Bị can, bị cáo phạm một tội khác hoặc có người đồng phạm khác"
quy định tại khoản 2 Điều 168 và điểm b khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Tố
tụng hình sự cần được xác định là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khởi tố hoặc truy tố về tội không đúng với tội phạm mà bị can, bị cáo
đã thực hiện
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.85 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.1 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.1 pt
Trang 34Ngoài tội phạm đã khởi tố, truy tố còn có căn cứ để khởi tố, truy tố bị can, bị cáo về tội phạm khác
Ngoài bị can, bị cáo đã bị khởi tố, truy tố còn có người đồng phạm khác hoặc người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi
tố, truy tố
Khi áp dụng căn cứ "bị can, bị cáo phạm một tội khác hoặc có người đồng phạm khác" để trả hồ sơ điều tra bổ sung, Viện kiểm sát, Tòa án cần chú
ý thực hiện như sau:
Trường hợp thuộc điểm b khoản 1 Điều 179 nếu Tòa án thấy bị cáo phạm tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố thì Tòa án không trả hồ sơ điều tra bổ sung để thay đổi tội danh mà có thể xét xử bị cáo theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự, đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại điểm 2.2 Điều 2 mục II Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, nếu không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát vẫn truy tố, Tòa án vẫn xét xử vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đối với hành vi phạm tội hoặc người phạm tội chưa bị khởi tố, truy
tố thì tách ra để điều tra, xử lý sau theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 117
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nếu trong thời hạn quyết định truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử mà có căn cứ để nhập vụ án thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để khởi tố, truy tố, xét xử người đồng phạm khác trong cùng một vụ án theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự
* Bị cáo phạm một tội khác
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.6 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.6 pt, Tab stops: Not at 0.63"
Trang 35Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 sử dụng từ ngữ "bị cáo" trong căn
cứ này theo chúng tôi là không đúng Bởi lẽ, trong thời hạn chuẩn bị xét xử,
Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chỉ được ra một trong những
quyết định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu ra quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì phải dùng từ "bị can" mới đúng Điều 50 Bộ
luật Tố tụng hình sự định nghĩa bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa
ra xét xử, nếu tại phiên tòa Hội đồng xét xử quyết định yêu cầu điều tra bổ
sung thì mới dùng từ "bị cáo"
Cũng chưa có giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể, chính thức, nên thực
tiễn xét xử có nhiều ý kiến khác nhau về căn cứ này
Ý kiến thứ nhất cho rằng, bị cáo phạm một tội khác là khác với tội mà
Cơ quan điều tra khởi tố,Viện kiểm sát truy tố Ví dụ: Cơ quan điều tra kết
luận, Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ
luật hình sự, nhưng Kiểm sát viên, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án lại cho
rằng bị cáo phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự
Ý kiến thứ hai thì cho rằng, bị cáo phạm một tội khác là ngoài tội mà
Viện kiểm sát truy tố bị cáo còn phạm thêm tội (có thể một tội hoặc có thể
nhiều tội), tức là còn bỏ lọt tội Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội gây
rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật hình sự, nhưng Thẩm phán nghiên
cứu hồ sơ lại cho rằng bị cáo còn phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 104
Bộ luật hình sự, nên đã trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố thêm bị cáo về tội
cố ý gây thương tích
Ý kiến thứ ba lại cho rằng, bị cáo phạm tội khác bao gồm cả trường
hợp bị cáo phạm tội khác với tội Viện kiểm sát đã truy tố và bị cáo phạm
thêm tội
Chúng tôi đồng ý với ý kiến thứ nhất, vì nó phù hợp với thực tiễn xét
xử và phù hợp với Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự về giới hạn của việc xét
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.2 pt, Don't keep with next
Trang 36xử Và cũng phù hợp với cách hiểu của Tiếng Việt ở chỗ "khác" có nghĩa là không cùng, không giống với cái hiện có
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Việc trả hồ
sơ điều tra bổ sung với lý do để yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố bị can xuất phát từ quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự, đó là:
1 Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
2 Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc
bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra
3 Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.2 pt
Formatted: Indent: Left: 0.79", First line:
0.59", Space Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.65 pt
Trang 37khởi tố Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản
theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này [21]
Đây là một trong những vướng mắc, bất cập từ quy định của pháp luật
dẫn đến các trường hợp Viện kiểm sát thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị
can đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- Vì bỏ lọt người phạm tội: Vụ Diệp Hoàng Anh (Phú Yên) bị khởi tố
về tội trộm cắp tài sản, Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu khởi tố Nguyễn Văn
Lợi về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; vụ Nguyễn Hữu Sơn
(Phú Yên) bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích, Viện kiểm sát yêu cầu khởi
tố Nguyễn Thanh Tùng vì đồng phạm với Sơn; vụ Trần Hoài Mạnh (Kiên
Giang) bị truy tố về tội cố ý gây thương tích Tòa án yêu cầu khởi tố người
đồng phạm khác là Trần Trung Hậu về tội này
- Vì bỏ lọt hành vi phạm tội: Vụ Trần Thế Nam (Đăk Lăk) bị khởi tố
về tội cướp tài sản, Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố bổ sung về tội cố ý gây
thương tích …
- Yêu cầu khởi tố bổ sung tội phạm khác: Vụ Phạm Ngọc Lợi (tp Hồ
Chí Minh) bị truy tố về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia, Tòa án yêu cầu khởi tố bổ sung tội hủy hoại tài sản; vụ Tạ Văn
Bình (Hà Nội) Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố bổ sung năm bị can về tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy …
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì lý do khác hoặc việc trả hồ sơ để
điều tra bổ sung không được chấp nhận
* Có đồng phạm khác
Trong khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân
công chủ tọa phiên tòa phát hiện còn có đồng phạm khác chưa bị khởi tố, truy
tố (người phạm tội khác là đồng phạm với bị cáo) thì ra quyết định trả hồ sơ
cho Cơ quan điều tra (nếu là Viện kiểm sát trả) và Viện kiểm sát để điều tra,
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.65 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.1 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.1 pt, Tab stops: Not at 0.63"
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.1 pt
Trang 38truy tố lại (nếu là Tòa án trả hồ sơ) Việc xác định có thêm người phạm tội, nhưng người này phải là người đồng phạm với người bị truy tố thì mới thuộc trường hợp trả hồ sơ, nếu phát hiện có người phạm tội, nhưng người này lại không phải là đồng phạm theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự:
1 Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
2 Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
3 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm [19]
thì Viện kiểm sát, Tòa án không được trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà chỉ có quyền khởi tố tại phiên tòa theo Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự
Thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp xác định đồng phạm trong một
vụ án không phải dễ dàng, nó là kết quả của sự đánh giá chứng cứ, nên nó phụ thuộc vào nhận thức của của người tiến hành tố tụng Như chúng ta đã biết, nhận thức là một quá trình tư duy và tùy thuộc vào từng chủ thể nhận thức:
Thẩm phán đánh giá khác Kiểm sát viên và Điều tra viên hoặc ngược lại Do
đó, không ít trường hợp Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố thêm người phạm tội, nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận vì cho rằng Thẩm phán xác định vụ án có đồng phạm khác là không có căn cứ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 và điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chỉ khi nào xác định có đồng phạm khác thì Viện kiểm sát, Tòa án mới trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng thực tiễn xét xử có
Formatted: Indent: Left: 0.8", First line:
0.59", Space Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.1 pt, Tab stops: Not at 0.63"
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.7 pt, Tab stops: Not at 0.63"
Trang 39những trường hợp người có hành vi phạm tội không phải là đồng phạm với
người mà Cơ quan điều tra đã kết luận hoặc Viện kiểm sát đã truy tố, nhưng
không thể tách ra xét xử bằng vụ án khác mà nhất thiết phải xét xử cùng vụ án
với người bị truy tố
Ví dụ: Trần Thị A bị truy tố về tội chứa mại dâm, khi nghiên cứu hồ
sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong số gái bán dâm bị bắt quả tang có
Nguyễn Thị B là người chưa đủ 18 tuổi bán dâm cho Lê Văn C được thể hiện
tại bản tự khai và biên bản lấy lời khai Nếu xét về mối quan hệ giữa A và C
trong vụ án thì A phạm tội chứa mại dâm còn C phạm tội mua dâm người
chưa thành niên, việc không truy tố C là bỏ lọt tội phạm nên đã quyết định trả
hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm truy tố C với lý do là bỏ lọt
người phạm tội Trong trường hợp này hầu hết Viện kiểm sát chấp nhận yêu
cầu của Tòa án Tuy nhiên về lý luận, có vấn đề phải xem xét, đó là C không
đồng phạm với A mà chỉ là người có hành vi phạm tội liên quan với A, không
truy tố C và A trong cùng vụ án sẽ làm cho việc xác định sự thật của vụ án
không bảo đảm, mà yêu cầu Viện kiểm sát truy tố C là không đúng với quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự
- Trả hồ sơ điều tra bổ sung để yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố bị
can hoặc khởi tố bổ sung
Các vụ án do Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu
thay đổi quyết định khởi tố bị can hoặc khởi tố bổ sung chiếm tỷ lệ 7,98%;
Tòa án các cấp trả hố sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu thay đổi tội danh hoặc
khởi tố bổ sung chiếm tỷ lệ 11,54% Trong đó các dạng và các trường hợp
điển hình như:
- Để thay đổi quyết định khởi tố bị can: Sau khi kết thúc điều tra vụ
án, Viện kiểm sát có căn cứ xác định bị can phạm tội khác với tội khác với tội
phạm đã khởi tố nên đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung và yêu cầu Cơ quan điều
tra thay đổi quyết định khởi tố bị can, như: Vụ Nguyễn Minh Tuấn (Tiền
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.7 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt
Formatted: Indent: First line: 0.59", Space
Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.65 pt, Tab stops: Not at 0.63"
Trang 40Giang) yêu cầu thay đổi từ tội gây rối trật tự công cộng sang tội cố ý gây thương tích; vụ Huỳnh Phương Đông (Bình Định) yêu cầu thay đổi từ tội Cưỡng đoạt tài sản sang tội cướp tài sản; Vụ Trần Quốc Huế (Phú Yên) yêu cầu thay đổi từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sang tội tham ô tài sản; vụ Trịnh Văn Điện (Hải Phòng) yêu cầu thay đổi từ tội chống người thi hành công vụ sang tội lây truyền HIV cho người khác…
1.2.2.3 Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện [38, Điều 4]
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/QĐ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là vi phạm của Cơ quan điều tra
và Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra
Như vậy là trong thực tiễn có vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng và
có vi phạm thủ tục tố tụng không nghiêm trọng Qua thực tiễn xét xử cho thấy