BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN VIÊN NÉN CHO NGÔ, SẮN TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HUYỆN VĂN YÊN Cơ quan chủ trì đề tài
Trang 1BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VIÊN NÉN CHO NGÔ, SẮN TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN VĂN YÊN
Cơ quan chủ trì đề tài : Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Chủ nhiệm đề tài : TS Trần Trung Kiên
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Trang 2BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VIÊN NÉN CHO NGÔ, SẮN TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN VĂN YÊN
Chủ nhiệm đề tài
TS Trần Trung Kiên
Cơ quan chủ trì đề tài
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Trang 3Phần I:
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài: 3
1.3 Tình trạng đề tài 4
1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
1.4.2 Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.5 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 10
1.5.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10
1.5.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 11
1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 12
1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 13
1.7 Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 14
1.7.1 Nội dung 14
1.7.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 15
Phần II: KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 21
2.1 Kết quả điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Yên, Yên Bái 21
2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất canh tác tại huyện Văn Yên: 23
2.1.3 Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác ngô của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 23
2.1.4 Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 25
2.2 Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm 26
2.3 Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn 27
2.4 Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) 29
Trang 42.4.1 Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2014 29
Trang 5thường) năm 2015 33
2.5 Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2014 và năm 2015 38
2.5.1 Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38
2.5.2 Ảnh hưởng của phân viên nén đến chất lượng của giống sắn KM94 41
2.5.3 Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế 43
2.6 Xây dựng mô hình thử nghiệm 44
2.6.1 Xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho ngô trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 44
2.6.2 Xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 47
2.7 Tổ chức hội nghị đầu bờ tổng kết, tuyên truyền kết quả ứng dụng phân nén cho sắn và ngô 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
1 Kết luận 49
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013 11
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013 12
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013 .12
Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 13
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ 23
Bảng 2.2 Qui mô và tỷ lệ số hộ trồng ngô trên đất dốc của nông dân 23
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng phân bón cho ngô trên đất dốc 24
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ 25
Bảng 2.5 Qui mô và tỷ lệ số hộ trồng sắn trên đất dốc của nông dân 25
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng phân bón cho sắn trên đất dốc 26
Bảng 2.7 Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô thử nghiệm ngô 27
Bảng 2.8 Kết quả phân tích đất năm 2014 27
Bảng 2.9 Kết quả phân tích đất năm 2015 28
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây ngô vụ Xuân và vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái 29
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô VN8960 vụ Xuân 2014 tại Văn Yên – Yên Bái 30
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô LVN99 vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái 31
Bảng 2.13 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân viên nén bón cho ngô vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên - Yên Bái 33
Bảng 2.14 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 34
Bảng 2.15 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 35
Bảng 2.16 Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 36
Bảng 2.17 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân viên nén bón cho ngô tại Yên Bái vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 37
Trang 7Bảng 2.18 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn KM94 năm 2014 và 2015 38
Trang 8Bảng 2.20 Ảnh hưởng của phân viên nén đến chất lượng của giống sắn KM94
năm 2014 và 2015 41Bảng 2.21 Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế năm 2014, 2015 43Bảng 2.22 Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô thử nghiệm 44Bảng 2.23-a: Thời gian sinh trưởng, năng suất và khả năng chịu sâu bệnh của
giống ngô DK6919 ở mô hình với đối chứng bón vãi thông thường củangười dân trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 tại Văn Yên, Yên Bái 45Bảng 2.23-b Thời gian sinh trưởng, năng suất và khả năng chịu sâu bệnh của
giống ngô LVN99 ở mô hình với đối chứng bón vãi thông thường củangười dân trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên,Yên Bái 45Bảng 2.24 Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh ngô bằng phân viên nén so với
phương pháp bón vãi thông thường của người dân 46Bảng 2.25 Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô trình thử nghiệm 47Bảng 2.26 Năng suất sắn mô hình sử dụng phân viên nén so với phương pháp bón
phân truyền thống của người dân 47Bảng 2.27 Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân viên nén so với phương
pháp bón truyền thống của người dân 48
Trang 9Phần I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng trong điều kiện dân số tăng nhanh, biếnđổi khí hậu, tăng đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực – thực phẩm Đấtdốc có giàu tiềm năng nhưng đang bị thoái hóa nghiêm trọng do việc thâm canh tăngnăng suất Trong thời gian gần đây, chính phủ và các nhà khoa học của Việt Nam vàtrên thế giới quan tâm đặc biệt đến vấn đề canh tác bền vững trên đất dốc theo xuhướng bảo vệ và cải thiện độ phì đất để duy trì năng suất cây trồng cao
Năng suất cây trồng tăng nhờ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phânbón Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ trong hệ thống các biện pháp tăng năngsuất cây trồng, phân bón chiếm tỷ trọng 41%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng 13 –20%, thời tiết thuận lợi 15%, sử dụng hạt giống lai 8%, tưới tiêu 5% và các biện pháp
kỹ thuật khác 11 – 18% Ở Đức, các chuyên gia đánh giá tỷ trọng của phân bón trongviệc tăng năng suất cây trồng là 50% và ở Pháp là 50 – 70% Ở Việt Nam, theo số liệucủa Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về tình hình sử dụng phân bón ở nước ta trong vòng 20năm trở lại đây, tỷ trọng này là 40 – 50% Với tỷ trọng này thì các loại cây trồng theođánh giá của bà con nông dân đã cho năng suất cao
Hiệu lực của phân hoá học rất thấp, chỉ khoảng 40 – 50% với phân đạm, 50 – 60%với phân kali và khoảng 40 – 50% với phân lân (Vanek, 2009) Ở Việt Nam hiện nay,hiệu suất sử dụng phân đạm cũng mới chỉ đạt 30 – 45%, lân từ 40 – 45% và kali từ 40 –50% Như vậy, khoảng 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn supe lân và 344 nghìn tấn kaliclorua được bón vào đất hàng năm nhưng cây trồng chưa được sử dụng hết, một phầnnằm lại trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước, phần còn lại bị bốc hơi, gây ô nhiễmnguồn nước, ô nhiễm không khí và gây hiệu ứng nhà kính (Agroviet, 2009) Xét về mặtkinh tế thì lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng đồng nghĩa với lượng tiềnngười nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, tổng thất thoát lên tới gần 30 nghìn tỷđồng (Agromonitor, 2010) Do đó, một giải pháp công nghệ làm tăng hiệu quả sử dụngphân bón, qua đó làm giảm lượng phân bón tiêu thụ là một yêu cầu bức thiết đặt ra vàviệc sử dụng các dạng phân chậm tan là một giải pháp hữu ích
Trang 10Thành quả của phân viên dúi sâu đã được chứng minh trên cây lúa Cây ngô, sắncũng là một trong những cây lượng thực quan trọng, cần được quan tâm và tăng năngsuất để sao cho ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, góp phần vàoviệc xoá đói giảm nghèo Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có thể sử dụngphân viên chậm tan để giảm lượng phân bón và tăng năng suất ngô Tuy nhiên, nhữngloại phân chậm tan của nước ngoài thường có giá thành cao do sử dụng các chất hoáhọc (lưu huỳnh) và khi bón nhiều vào trong đất có thể gây ảnh hưởng đến môi trường(phân bọc polymer) và hiệu quả của chúng phụ thuộc nhiều vào môi trường bên ngoàinhư độ ẩm, mặt khác nơi sản xuất ở xa so với nơi sử dụng dẫn đến chi phí vận chuyểncao, hơn nữa do tính đa dạng về loại đất nên các loại phân trên khó đáp ứng được nhucầu dinh dưỡng cả về lượng và tỷ lệ cho cây trồng Để khắc phục những trở ngại trênTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và sản xuất loại phân viên nén cóchứa các chất điều tiết việc giải phóng các chất dinh dưỡng trong phân bằng nguyênliệu sẵn có trong nước và có thể sản xuất ngay tại địa phương Điểm khác biệt của phânviên nén được sản xuất bởi Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với các loại phânchậm tan trên thế giới là ở chỗ đạm không phải được bọc lại và đạm được kết hợp vớicác chất phụ gia cho vào trong viên phân để tạo thành các hợp chất đạm khó tan hơn,đạm và các chất dinh dưỡng được bọc lại trong những “viên phân” nhỏ hơn trong một
viên phân lớn hơn
Để cho viên phân khi bón vào đất nhanh chóng hút nước hoà tan, phân hoá họcđược trộn với một lượng nhỏ các chất hữu cơ Trong điều kiện đất cây trồng cạn cónhiều khe hở, phân có thể bị mất đi dưới dạng bay hơi, để khắc phục tình trạng này saukhi bón phân viên nén trên đất dốc trồng ngô, sắn được che phủ bởi nilon tự huỷ hoặc
có thể dùng thảm tàn dư cây trồng, về sau có thể sử dụng các nguyên liệu hữu cơ địaphương (tàn dư thân lá ngô, rơm rạ, cỏ v.v.) để sản xuất các tấm thảm che phủ cho ngô.Các biện pháp trồng xen để giữ độ ẩm cũng được khuyến khích áp dụng
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Đất đai của Yên Bái đa dạng
về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới 79,59% tổng diện tích tự nhiên, nhưng phầnlớn diện tích là đât dốc Độ dốc trung bình 25 – 300, có nơi độ dốc trên 450 Cây trồngnông nghiệp trên đất dốc chủ yếu là cây ngô và cây sắn (diện tích trồng ngô trên đất dốckhoảng 13.000 – 16.000 ha/năm, chiếm 59,1 – 62,5% tổng diện tích trồng ngô) Năm
2012, diện tích trồng ngô của tỉnh Yên Bái là 24,7 nghìn ha, năng suất 30,6 tạ/ha, sảnlượng 75,5 nghìn tấn; diện tích trồng sắn là 16,2 nghìn ha, sản lượng 305,3 nghìn tấn
Trang 11(Tổng cục thống kê, 2013) Như vậy, ở tỉnh Yên Bái, cây ngô và cây sắn có diện tíchsản xuất lớn nhưng năng suất còn thấp so với năng suất trung bình của cả nước Mộttrong những nguyên nhân năng suất thấp là do sản xuất trên đất dốc với kỹ thuật canhtác truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là trong đó sửdụng phân bón Ở đất đồi núi, người dân chưa chú trọng đầu tư bón phân cho ngô, sắn,mức bón còn rất thấp, tỷ lệ NPK vẫn còn mất cân đối (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệđạm, lân) Do trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu không thâm canh hoặcmức thâm canh thấp, vẫn chủ yếu dựa vào độ phì của đất và tâm lý ưa chuộng phânđạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã làm trầm trọng thêm sự mất cân đối dinhdưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón chưa cao Việc sử dụng nhiềuphân vô cơ tuy có làm tăng năng suất, sản lượng nhưng lại gây ảnh hưởng đến môitrường và sức khoẻ của cộng đồng Bón phân theo phương pháp truyền thống khôngnhững tốn kém mà còn gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân thấp, phân bón có thểmất do bay hơi, rửa trôi, nhất là ở những vùng đất dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên mộtđơn vị diện tích tăng, hiệu quả kinh tế đem lại thấp Giải pháp hiệu quả cho việc bónphân trên đất dốc là cần phải sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng nguyên tố dinhdưỡng cao để giảm phí vận chuyển và công lao động.
Phân viên nén là một loại phân chậm tan mà nguyên tắc sản xuất là sử dụng cácchất phụ gia có khả năng giữ phân lâu hơn, làm cho phân tan từ từ, vừa đủ cho cây hútvừa có đủ dinh dưỡng mà không bị ngộ độc, không bị mất mát do bị rửa trôi hay bốchơi Tỉnh Yên Bái đã áp dụng phân viên nén dúi sâu cho cây lúa đem lại hiệu quả kinh
tế cao Việc sử dụng phân viên nén cho cây trồng trên đất dốc liệu có đem lại hiệu quảkinh tế cao hay không thì chưa được nghiên cứu ở tỉnh Yên Bái
1.2 Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây ngô, sắn trên đất dốc của huyệnVăn Yên, tỉnh Yên Bái;
- Xác định công thức phân viên nén thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao nhất đốivới ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
- Xác định lượng phân phù hợp cho ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái
- Xây dựng mô hình sản xuất ngô (2 ha), sắn (2 ha) trên đất dốc sử dụng phân viênnén nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế (10 – 15% so với sản xuất của người nôngdân) tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Trang 121.3 Tình trạng đề tài
Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước
1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Theo Berzeni và Gyorff (1996) thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngôcòn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn
Theo Johnson và cs (dẫn theo De., 1973), năng suất trung bình của các giốngngô lai là 6.838 kg/ha, với liều lượng phân bón: 95N – 67P2O5 – 20K2O kg/ha
Theo Shan (1994), mức bón phân được khuyến cáo cho ngô ở Đài Loan là 175
kg N + 95 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha
Các loại phân giải phóng chậm có thể phân thành 2 loại: Loại hoà tan chậm vàloại được bọc hoàn toàn trong nước Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như chất ổnđịnh đạm, chất hạn chế sinh học, thực ra không phải là phân đạm chậm tan mà chúng cótác dụng làm giảm việc mất đạm thông qua việc làm chậm quá trình chuyển hoá đạm.Các loại phân bọc polymer tỏ ra có nhiều hứa hẹn được sử dụng rộng rãi trong nôngnghiệp vì chúng được sản xuất theo cách đạm được giải phóng một cách có kiểm soát.Các chất polymer thông thường có độ bền lớn và tốc độ giải phóng đạm chậm hơn sovới dự đoán và phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ và ẩm độ (Hauck, 1985)
Tiềm năng sử dụng phân chậm tan ở Bắc Mỹ và Châu Âu là rất lớn vì nó làmgiảm chi phí và mang lại lợi ích cho người trồng trọt Việc ứng dụng loại phân viên này
là sẽ rất mạnh đặc biệt là ở nhưng nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn, ở mùa vụ dễ xảy ramất đạm và đối với những cây trồng có bộ rễ ăn nông Ở Hoa Kỳ phân chận tan được
sử dụng nhiều cho ngô (Balkcom et al, 2003)
1.4.1.2 Tình hình nghiên cứu phân viên nén cho ngô ở Việt Nam
Từ những năm 2000 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của tổ chức IFDC,Trường ĐHNN Hà Nội đã nghiên cứu, sau đó đã phối hợp với tổ chức IDE thử nghiệm
để phát triển sản phẩm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cholúa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam Trải qua 5 năm nghiên cứu, thử nghiệm
và triển khai, sản phẩm phân dúi và kỹ thuật bón phân viên nén ngày càng hoàn thiệnđược đông đảo nông dân trồng lúa ở các tỉnh trong vùng dự án và các tỉnh khác quantâm và áp dụng rộng rãi
Trang 13Từ các kết quả nghiên cứu sử dụng phân viên nén cho cây lúa Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại phân viên nén cho ngô Thínghiệm tại trường Đại học Nông nghiệp I trong các vụ xuân 2005, vụ Xuân và vụ Đông
2006 và vụ Xuân 2007 kết quả bước đầu cho thấy sử dụng phân viên cho nén ngô làm tăngnăng suất và giảm được 25 - 35% lượng phân bón
Tại Việt Nam, việc sử dụng các loại phân nén cho hiệu quả đối với nhiều loại câytrồng, sử dụng phân viên nén cho lúa giúp tiết kiệm 50% lượng phân bón so với bón vãithông thường (Nguyễn Tất Cảnh, 2005)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cs (2008) cho thấy: Bón phân viênnén là biện pháp có hiệu quả cao, giúp cây ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn
so với biện pháp bón vãi thông thường Bón phân viên nén với lượng 120 N + 60 P2O5
+ 60 K2O cho hiệu quả cao nhất Biện pháp che phủ, là biện pháp hữu hiệu góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng của phân viên nén
Nghiên cứu và phát triển công nghệ bón phân viên nén cho ngô tại Quảng Uyêntỉnh Cao Bằng đã cho thấy lượng phân viên nén thích hợp là 108N + 90 P2O5 + 90 K2O.Bón phân viên nén góp phần tiết kiệm 6,2% chi phí phân bón, tăng lợi nhuận 9,2 triệuđồng /ha so với biện pháp bón phân rời Sử dụng phân viên nén cho ngô tiết kiệm được
90 kg N/ha so với phương pháp bón thông thường (Nguyễn Hữu Quyết, 2008)
Theo Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Tất Cảnh (2009), việc sử dụng phối hợp phânbón lá Komix với bón phân vãi thông thường hiện nay và bón phân viên nén không ảnhhưởng đến thời gian sinh trưởng, diện tích lá, chỉ số diện tích lá, tích luỹ chất khô củangô LVN4, nhưng làm tăng chỉ số SPAD và làm tăng năng suất (đối với phân vãi thôngthường đã làm tăng 4,4 tạ ngô hạt/ha, 3,6 tạ hạt đối với PVN1 và 6,7 tạ hạt đối vớiPVN2) so với không sử dụng Komix Phân tích hiệu quả kinh tế của từng công thức thínghiệm cũng cho thấy việc sử dụng chế phẩm Komix đã làm tăng lãi thuần lên 19,7%
và 13,3% tương ứng với bón phân nén với liều lượng cao và thấp và 16,5% trongtrường hợp bón vãi
Sử dụng phân viên nén cho ngô chong suất cao hơn so với đối chứng (bón vãithông thường) 20 – 25% (Nguyễn Hữu Quyết, 2008; Nguyễn Văn Hùng và cs, 2008;Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Tất Cảnh, 2009)
Trang 14Theo Hà Thị Thanh Bình và cs (2011), Hà Thị Thanh Bình (2012), mật độ trồngngô lai 9,2 vạn cây, bón phân viên NPK nén với lượng 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg
K2O/ha trên đất bằng Quản Bạ, 150 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha trên đất dốc YênMinh, 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha trên đất hốc đá Đồng Văn là phù hợp
Đề tài đã triển khai được 5,3 ha mô hình thâm canh tăng năng suất ngô trên 3 huyệnnăm 2011 dựa vào kết quả thí nghiệm năm 2010 và thu được năng suất ngô tăng 40,77(82%), 39,2 (97,5%), 40,65 tạ/ha (111,3%), thu nhập tăng 15,57 (68,76%), 6,5(33,97%), 15,4 triệu đồng/ha (109,74%) tương đương trên đất bằng Quản Bạ, đất dốcYên Minh và đất hốc đá Đồng Văn so với sản xuất ngô của nông dân
Theo Nguyễn Văn Phú và cs (2012), cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi vàcho năng suất cao khi bón phân đạm chậm tan với lượng đạm từ 90 – 150 kg/ha; nếubón phân đạm chậm tan với lượng đạm 60 kg/ha, thì cây sinh trưởng yếu, năng suấtthấp hơn đối chứng Với giống ngô LVN4 trong vụ Xuân năm 2011 tại Gia Lâm – HàNội, sử dụng phân đạm chậm tan với lượng bón 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha
sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
Theo Nguyễn Đức Ngà và cs (2012), phân viên nén hữu cơ khoáng chậm tan bónlàm 3 lần cho ngô trồng trên đất cát bao gồm bón lót khi gieo hạt, bón thúc lần 1 khingô có 3 – 4 lá, bón thúc lần 2 khi ngô có 6 – 7 lá với mức bón 143 kg N + 60 kg P2O5
+ 90 kg K2O/ha trên nền phân lót 8 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh Sông Giang cho các chỉtiêu sinh trưởng và năng suất ngô cao nhất
Tóm lại các kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô đều cho thấy phân bón cótác dụng làm tăng năng suất rõ Tuy nhiên, lượng phân cần bón để đạt năng suất nhấtđịnh phụ thuộc vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, tiềm năng năng suất củagiống và điều kiện cung cấp nước cho ruộng ngô Vì vậy, để góp phần nâng cao năngsuất và hiệu quả trong sản xuất ngô cần xác định lượng phân bón và phương pháp bónphù hợp cho từng giống và từng điều kiện cụ thể
Như vậy, nghiên cứu sử dụng phân nén cho ngô ở nước ta còn ít Tại tỉnh Yên Bái,
đã có nghiên cứu sử dụng phân nén dúi sâu cho cây lúa và đã thành công, mở rộng môhình trên toàn tỉnh Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu sử dụng phân nén cho ngô trênđất dốc tại tỉnh Yên Bái
Trang 151.4.2 Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.2.1 Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới
Tác giả Anneke M (2005) cho rằng để đạt được mức năng suất củ tươi 20 tấn/hathì cây sắn đã hấp thu một lượng dinh dưỡng là: 87kgN + 37kgP2O5 + 177kg K2O +35,1kg MgO
Theo tác giả Weite (1987), nếu lúc thu hoạch người ta lấy toàn bộ sinh khối củasắn có trên đồng ruộng (củ tươi, các bộ phận thân lá) thì họ đã lấy đi hầu hết các chấthữu cơ do cây sắn hấp thụ được trong quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm75%N, 92%Ca, 76%Mg Số liệu phân tích được cho thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúcthu hoạch tương đương với lượng P ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) khi thu hoạch cộngvới lượng P ở nhiều bộ phận lá đã rụng (lá già) Riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N:P:K bịlấy đi khi thu hoạch là 2:1:4 Song tính chung cho tất cả các bộ phận ở dưới và trên mặtđất thì tỷ lệ là 3:1:3
Tác giả Howeler khi tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡngđối với cây sắn của các tác giả khác nhau trên thế giới đã đi đến kết luận: Để đạt năngsuất 15 tấn củ tươi/ha, cây sắn lấy đi lượng dinh dưỡng trung bình là 74kgN, 16kgP2O5,87kgK2O, 27kgCa và 12kgMg Nhiều công trình nghiên cứu về bón N, P, K đơn lẻ hoặckết hợp, so sánh phản ứng của cây sắn đối với phân bón là tùy thuộc vào tình trạng dinhdưỡng ban đầu của đất, điều kiện sinh thái của vùng cũng như các loại phân và phươngpháp bón khác nhau
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin vàTrung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên 48% so vớikhông bón phân Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia này thì mức bón N,
P, K dao động trong khoảng: (100kgN + 50kg P2O5 + 100kgK2O)/ha; (60kgN + 120kg
P2O5 + 120kgK2O)/ha; (80kgN + 40kg P2O5 + 80kgK2O)/ha Nghĩa là bón tỷ lệ N:P:K là2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì được bộphì của đất Những công trình nghiên cứu của tiến sỹ Lian thực hiện trên đất than bùn ởMalaysia cho thấy công thức bón N:P:K thích hợp cho sắn là 150-250kgN + 30kgP2O5
+ 80-160kgK2O/ha
Trang 161.4.2.2 Một số kết quả về phân bón cho sắn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám(2000) cho thấy sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp, quá trình canhtác không bón phân hoặc bón ít và chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất trồngsắn Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các cây trồngkhác, mặt khác sắn trồng với mật độ thưa, diện tích che phủ thấp đã làm tăng quá trìnhrửa trôi, xói mòn đất, dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh dưỡng của cây, dovậy phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững
Các tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) chỉ ra rằng: Hậu quả củatập quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất sức sản xuất Sự thoáihóa đất dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm lượng mùn trong đất giảm kéo theo độ phìcũng như lý, hóa tính của đất bị suy giảm
Các tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) cho thấy bón phân NPKcân đối cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân hoặc bón phân mất cân đối, đồngthời ở các công thức bón cho 1 ha: 160kgN + 80kgP2O5 + 100kgK2O và 120kgN +80kgP2O5 + 160kgK2O đem lại hiệu quả cao nhất trên đất nâu đỏ ở Bình Long
Theo kết quả nghiên cứu củ Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cs (1994) cho thấybón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện đặc tính lý, hóa của đấtcũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của sắn
Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998), khi trồng sắn 3 năm liêntục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất sắn giảm xuống chỉcòn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngược lại năng suất sắn tăng lên đến 20 tấn/ha khicung cấp đầy đủ N, P, K và đặc biệt khi bón K ở mức cao
Theo tác giả Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh (2000), lượng phân khoáng bóncho đất trồng sắn ở Đắc Lắc (đất phiến thạch sét và đất bazan nâu đỏ) là 70kgN +50kgP2O5 + 100kgK2O/ha năng suất sắn tăng và đạt hiệu quả cao nhất
Trên đất đỏ và đất xám ở miền Đông Nam Bộ, sắn phản ứng mạnh với các mức bónphân N, P, K đặc biệt đối với N, K Công thức bón phân N, P, K thích hợp cho sắn đạt năngsuất củ và hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất này là: (80kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O)/ha
Trang 17và (160kgN + 80kgP2O5 + 160kgK2O)/ha với tỷ lệ bón kết hợp giữa NPK là 2:1:2 Kết quảnghiên cứu của Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1998-2000), trên đất đỏ và đất xám ở miền ĐôngNam Bộ, công thức bón phân khoáng thích hợp cho sắn là (80kgN + 40kgP2O5 +80kgK2O)/ha Một số công trình nghiên cứu thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trên đất đỏvàng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên ruộng củanông dân cho thấy rõ phản ứng của cây sắn với N và K Trong các nguyên tố đa lượng thì
K là yếu tố hạn chế năng suất sắn Thí nghiệm bón N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng củaĐại học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra rằng nếu bón N, K mà thiếu P thì năng suất săn vẫncao nhưng khi bón N, P mà không bón K năng suất sắn giảm
Ở vùng miền núi phía Bắc, từ những năm 1990, Viện KHKT nông nghiệp ViệtNam (VASI), Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TUAF), Trung tâm Cây có củ, Viện Câylương thực, cây thực phẩm (FCRI) và Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc(NOMAFSI) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các biện pháp canh tác hiệu quả và bềnvững trên đất dốc như bón phân cân đối, hợp lý; trồng xen cây họ đậu với sắn, phủ đất
và trồng băng cây xanh chống xói mòn đất trồng sắn cũng đã và đang được nhiều địaphương ứng dụng trong sản xuất sắn
Khi nghiên cứu kỹ thuật bón phân duy trì dưỡng bằng bón phân khoáng đối vớiđất xám tại Hố Nai thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Hưng lộc cho thấy bónphân N; P2O5 : K20 tỷ lệ 2:1:2 với lượng N là 80 và 160 kg/ha cho năng suất và tỷ lệtinh bột tăng lên và được nông dân áp dụng
Theo các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Nguyễn Hữu Hỷ, Công Doãn Sắt,Phạm Quang Khánh, Phan Thị Công, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Công Vinh, Thái Phiên) thìhầu hết đất trồng sắn tại Việt Nam có chất lượng kém vì bị thoái hoá cả về mặt lý tínhcũng như hoá tính Nguyên nhân chính gây nên thoái hoá đất là do hàng loạt quá trìnhkhoáng hoá không thuận diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của thiên nhiên, cộng với cácbiện pháp canh tác không thích hợp của con người Vì thế, cần thiết phải thay đổi những
kỹ thuật mới cho phù hợp với sản xuất và bảo vệ đất trồng sắn hiện nay
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì bón phân khoáng hợp lý cho sắn
có tác dụng tốt đến việc cải thiện các đặc tính lý, hoá của đất cũng như cải thiện năng
Trang 18suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất sắn Bên canh đó, bón phân hữu cơ làmgiảm dung trọng, tăng độ xốp, điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất, dung tích hấpthu của đất được cải thiện, nhờ đó làm tăng hiệu lực của phân bón Phân hữu cơ cònlàm tăng hiệu lực của phân lân Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác sắn đã đượcnghiên cứu trên toàn quốc Trên đất đỏ vàng tại Trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên, đất đỏ tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, đấtxám Hố Nai 4 đã xác định được bón phân khoáng cân đối cho sắn theo tỷ lệ (N : P2O5 :
K2O = 2 : 1 : 2) với công thức phân bón được nông dân áp dụng vào sản xuất là: (80N+ 40P2O5 + 80K2O kg/ha) và (160N + 80P2O5 + 160K2O)
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyền Viết Hưng (2006) cho thấy đối với giốngsắn KM94 trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, mật độ trồng 15.625 cây/ha(khoảng cách 0,8m x 0,8m – 1cây) kết hợp với tổ hợp phân bón (10 tấn phân hữu cơ+80kgN +40kgP2O5+80kgK2O)/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Với giống sắn mớiKM98-7, mật độ trồng 12.500 cây/ha (khoảng cách 0,8m x 1,0m) cùng với lượng phânbón (10 tấn hữu cơ + 80kgN + 40kgP205 + 80 kgK20)/ha cho năng suất và hiệu quả kinh
tế cao nhất
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai của Nguyễn Viết Hưng (2010) cho thấy: Tổ hợp phânbón thích hợp cho giống sắn KM94 tại Lào Cai là: (10 tấn phân chuồng + 80kgN +60kgP2O5 + 80kgK2O)/ha đã đưa được năng suất bình quân của sắn lên 33,8 tấn/ha
Theo tác giả Nguyễn Viết Hưng và cs (2013), tổ hợp phân bón thích hợp chogiống sắn mới KM414 ở Tuyên Quang là (90kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O)/ha đã đưađược năng suất bình quân của sắn lên 32,8 tấn/ha cao hơn mức bình quân mô hình củangười dân 10,3 tấn/ha
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu bón phân vãithông thường, chưa có nghiên cứu bón phân dạng viên nén cho sắn, đặc biệt trên đất dốc
1.5 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.5.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Từ bảng 1.1 cho chúng ta thấy, năm 2003 diện tích ngô trên toàn thế giới 114,67triệu ha, thì sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu ha, lên 161,01 triệu ha Năm
2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn 156,93 triệu ha Năm 2013 diện tích, năngsuất à sản lượng ngô đạt cao nhất từ trước tới nay, diện tích đạt 184,2 triệu ha, năng suất
Trang 19bình quân 55,2 tạ/ha và sản lượng đạt 1016,7 triệu tấn Chính từ điều nay mà càngkhẳng định thêm vai trò và vị trí của cây ngô trên thế giới
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
1.5.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Số liệu bảng 1.2 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích, năngsuất và sản lượng trong giai đoạn 2003 - 2008 Từ năm 2009 đến năm 2013 diện tích,năng suất ngô có nhiều biến động Năm 2011 năng suất ngô đạt cao nhất 46,8 tạ/ha, tuynhiên diện tích lại giảm so với năm 2008 Năm 2013 diện tích ngô tăng cao trở lại vàđạt 1.172,6 nghìn ha, cao nhất từ trước tới nay, tuy năng suất thấp hơn so với năm 2011,chỉ đạt 44,3 tạ/ha nhưng sản lượng vẫn đạt mức cao 5.193,5 nghìn tấn Tuy diện tích,năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chungcủa thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn rất thấp (năm 2013 năng suấtngô của Việt Nam 44,3 tạ/ha, bằng 80,3% năng suất bình quân của thế giới) Điều nàyđặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn, đặc biệt
là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũngnhư các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô vabiện pháp kỹ thuất canh tác hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuấtngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam(FAOSTAT, 2015) [32]
Trang 20Bảng 1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013 Chỉ tiêu
Năm
Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) (nghìn tấn) Sản lượng
1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới sắn là một trong những cây lương thực chỉ đứng sau lúa, ngô, lúa mì.Diện tích và sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.3
Thông qua bảng số liệu 1.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng sắn trênthế giới có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2008 diện tích là 18,77 triệu ha; đếnnăm 2013 diện tích tăng lên 20,73 triệu ha, tăng 1,96 triệu ha Năng suất cũngvậy, năm 2008 chỉ đạt 12,44 tấn/ha nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 13,34tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha Sản lượng năm 2008 đạt 233,50 triệu tấn, đến năm 2013đạt 276,72 triệu tấn, tăng 43,22 triệu tấn Diện tích, năng suất và sản lượng ngàycàng tăng là do chiến lược phát triển cây sắn trên toàn cầu đã được coi trọng, đặcbiệt là năng suất và sản lượng
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013
(triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Trang 21Sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu phù hợp để sản xuất ethanoltrên toàn Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin Nhiên liệu sinh học hiện có tầm quan trọngtrong cuộc sống hiện đại do các vấn đề chính trị và các mối quan tâm ngày càng tăngtrên tất cả các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Xem xét về vấn đề nàycác nước phát triển và đang phát triển xây dựng chính sách để bắt buộc pha ethanol vàdiesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel).
Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học(UNEP 2009; Peter Baker 2009) ở Trung Quốc, Brazil, Nigeria, Thái Lan, Indonesia,Colombia, Việt Nam Tại Việt Nam và Campuchia sắn được xem là một cây trồng quantrọng để sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học
1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008
đến 2013
(nghìn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Tại Việt Nam, cây sắn được coi là cây công nghiệp chính cung cấp nguồn nhiênliệu cho sản xuất năng lượng sinh học Bộ Công thương đã hoàn thiện việc quy hoạch
và phát triển vùng nguyên liệu cho năng lượng sinh học [1] Khi chương trình NLSHcủa Nhà nước vận hành, các nhà máy sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ một khối lượng sắn
Trang 22rất lớn Năm 2012, sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 16% sản lượng sắn, dự kiến năm 2015chiếm 35%, năm 2020 chiếm 41% và đến năm 2025 chiếm 48% Các tính toán này dựavào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5%/năm, năm 2012 áp dụng E5, năm 2015 áp dụngE10, sản lượng sắn tăng 5%/năm Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệpNLSH làm thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông nghiệp
và nông thôn [6]
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai về các sản phẩm sắn sauThái Lan với 2,00 - 4,00 triệu tấn sắn lát khô tương ứng khoảng 0,4 - 0,8 tấn tinh bộtsắn xuất khẩu Đại lục Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam
và chiếm 90% thu nhập xuất khẩu của ngành công nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan là
2 nước đứng thứ hai và thứ ba trong tốp các nhà nhập khẩu lớn nhất Nhu cầu đãtăng vọt, chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc, trong đó sử dụng để sản xuất ethanol Đất trồng sắn ở Việt Nam tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ven biển Trung
bộ và Vùng Tây Nguyên Ở Việt Nam khoảng 66% diện tích của sắn được trồng trênđất đồi núi, 40% diện tích còn lại được trồng trên các loại đất khác Sắn ưa đất có độ
pH từ 4,5 - 6,0
Tại miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi núi vàkhoảng 68% của diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất cát pha tương ứng Trongkhi đó sắn ở miền Nam, Việt Nam được trồng chủ yếu trên đất cát màu xám, các loạiđất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu vực ven biển miền Trung và ĐôngNam, chiếm khoảng 60% diện tích sắn toàn miền Nam
1.7 Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
1.7.1 Nội dung
- Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm.
- Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường).
- Xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh ngô bằng bón phân viên nén trên đất dốc (đối chứng là mô hình canh tác ngô thông thường tại địa phương).
Trang 231.7.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
1.7.2.1 Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Nội dung điều tra:
+ Điều tra điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Yên – Yên Bái
+ Điều tra diện tích, năng suất và sản lượng ngô, sắn
+ Điều tra tập quán canh tác, mức độ đầu tư sản xuất ngô, sắn của các hộ nông dân.+ Điều tra hiện trạng các giống ngô, sắn đang trồng trong sản xuất
+ Phỏng vấn và lập phiếu điều tra
- Phương pháp điều tra:
Dùng phương pháp RRA (Điều tra nông thôn) và triển khai theo các bước sau:+ Bước 1: Điều tra thu thập thông tin số liệu tại các cơ quan trong huyện và xã
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất câyngô, sắn
+ Bước 2: Điều tra phỏng vấn trực tiếp hiện trạng sản xuất ngô, sắn của một số
hộ dân trong xã
+ Bước 3: Tổng hợp, phân tích số liệu tìm ra các yếu tố hạn chế
- Tiêu chí chọn điểm: Điểm đại diện và điển hình của canh tác ngô, sắn của huyện.
- Địa điểm: Tại 3 xã Đông An, An Bình, Lâm Giang (cây ngô); Đông Cuông,
Mậu Đông, Quang Minh (cây sắn) của huyện Văn Yên – Yên Bái
- Thời gian: Tháng 1 - 2 năm 2014.
1.7.2.2 Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm
- Điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên để lựa
chọn địa điểm triển khai
- Địa điểm lựa chọn làm thí nghiệm: Tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái
- Thời gian thực hiện: Tháng 2 – 3 năm 2014.
1.7.2.3 Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn năm 2014, 2015.
- Lấy mẫu đại diện cho vùng nghiên cứu trước khi tiến hành thí nghiệm theophương pháp thông dụng hiện đang được áp dụng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Trang 24Nguyên Lấy mẫu theo 5 điểm đường chéo khu thí nghiệm sau đó trộn đều lấy ngẫunhiên 3 mẫu phân tích.
- Xác định các nguyên tố, thành phần hóa học trong đất (N tổng số và dễ tiêu,
P2O5 tổng số và dễ tiêu, K2O tổng số và dễ tiêu, CEC, Mùn, pHKCL) trên cơ sở đó đềxuất quy trình cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho việc trồng ngô, sắn Phân tích đất tạiTrường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Số lượng mẫu: 09 mẫu.
- Thời gian: Tháng 3/2014 và tháng 3/2015
1.7.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường)
- Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Vụ Xuân Hè (gieo ngày 17/3/2014), vụ Thu Đông (gieo
ngày 15/7/2014) năm 2014 và vụ Xuân Hè (gieo ngày 16/3/2015) và vụ Thu Đông(gieo ngày 20/7/2015) năm 2015
- Quy mô: 2.000 m2/vụ x 2 vụ/năm x 2 năm = 8.000 m2
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Giống ngô lai VN8960 và LVN99
+ Phân nén NK
+ Phân đạm: Phân Urê (46% N)
+ Phân lân: Phân lân Supe (16% P2O5)
+ Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O)
+ Phân hữu cơ vi sinh
Ghi chú: CT 1 – CT10:Lượng phân khoáng dạng viên nén
Nền: 2 tấn phân vi sinh + 80P 2 O 5
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh,
gồm 11 công thức với 3 lần nhắc lại Diện tích 1 ô là 21 m2 (5 m x 4,2 m) Khoảng cách
Trang 25giữa các lần nhắc lại là 1 m, khoảng cách giữa các ô là 0,3 m Thiết kế hàng ngô theođường đồng mức Gieo 6 hàng/ô, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc Các chỉ tiêu theo dõiđược thực hiện ở 4 hàng giữa của ô Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộngbăng trồng ít nhất 2 hàng ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí nghiệm.
- Quy trình kỹ thuật: Áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT; Quy phạmkhảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây
trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN216 – 2003 (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá: Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56:2011/BNNPTNT và Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân
bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN216 – 2003 (Chi tiết tại
phụ lục 1 kèm theo).
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.+ Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trìnhIRRISTAT
+ Phân tích tương quan giữa các liều lượng NPK và năng suất theo chương trìnhSPSS
+ Tính phương trình tương quan, lượng bón tối đa về kỹ thuật, tối thích về kinh
tế trên phần mềm Excel
1.7.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường)
- Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014 (ngày trồng: 24/3/2014) và năm 2015 (ngày
trồng: 18/3/2015)
Trang 26- Quy mô: 3.000 m2 x 2 năm = 6.000 m2.
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Giống sắn KM94 + phân nén NK
+ Phân đạm: Phân Urê (46% N)
+ Phân lân: Phân lân Supe (16% P2O5)
+ Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O)
+ Phân hữu cơ vi sinh
K2O (bón vãi thông thường)
Ghi chú: CT 1 – CT7: Lượng phân khoáng dạng viên nén
Nền: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 60P 2 O 5
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh,
gồm 8 công thức với 3 lần nhắc lại Diện tích 1 ô là 64 m2(8m x 8m) Mỗi ô thíKhoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1 m, khoảng cách giữa các ô là 0,3 m Thiết kếhàng sắn theo đường đồng mức Trồng với khoảng cách 1m x 1m (mật độ 1 vạncây/ha) Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộng băng trồng ít nhất 2 hàng,khoảng cách, mật độ như trong thí nghiệm
- Quy trình kỹ thuật: Áp dụng theo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT (chi
tiết tại phụ lục 1 kèm theo).
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá:
Trang 27Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và
sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.+ Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trìnhIRRISTAT
+ Phân tích tương quan giữa các liều lượng NPK và năng suất theo chương trìnhSPSS
+ Tính phương trình tương quan, lượng bón tối đa về kỹ thuật, tối thích về kinh
- Địa điểm: Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông năm 2015.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín (có khoảng 75% số cây
có lá bi ở phía ngoài đã khô hoặc chân hạt có chấm đen);
+ Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích khảonghiệm và quy ra năng suất tạ/ha;
+ Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng vớiđiều kiện địa phương;
- Ý kiến của người nông dân: Có hoặc không chấp nhận kỹ thuật mới
- Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý
- Địa điểm: Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Năm 2015
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ trồng đến thu hoạch;
Trang 28+ Năng suất củ (tạ/ha): Cân khối lượng củ sắn tươi thực thu trên diện tích khảonghiệm và quy ra năng suất tạ/ha;
+ Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng vớiđiều kiện địa phương;
- Ý kiến của người nông dân: Có hoặc không chấp nhận kỹ thuật mới
- Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý
trên phần mềm Excel
1.7.2.8 Hội nghị, hội thảo
* Tập huấn kỹ thuật
- Nội dung tập huấn: Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân viên nén cho cây sắn và
cây ngô trên đất dốc để xây dựng mô hình (Quy trình kỹ thuật sử dụng phân viên nénthâm canh ngô trên đất dốc ; Quy trình kỹ thuật sử dụng phân viên nén thâm canh sắntrên đất dốc)
- Số lượng: 01 lớp, tổng số người tham gia tập huấn là 50 người x 1 lớp =
50 người
- Thời gian tổ chức: Tháng 2 năm 2015.
- Thành phần tham dự: các hộ nông dân tham gia và người dân trong xã
- Địa điểm tổ chức: Tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên.
* Tổ chức hội nghị đầu bờ tổng kết, tuyên truyền kết quả ứng dụng phân nén cho sắn và ngô
- Nội dung tổ chức Hội nghị: Trước khi thu hoạch sắn, ngô, tổ chức 02 buổi hội
nghị đầu bờ tổng kết và tuyên truyền vận động nhân dân trong vùng sử dụng phân néncho cây ngô, sắn
- Thành phần tham dự: Đối tượng là đại diện lãnh đạo, cán bộ Sở Khoa học và
Công nghê, Phòng trồng trọt - Sở NN&PTNT; Trung tâm giống cây trồng tỉnh Yên Bái,
Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện,Trạm khuyến nông huyện, Phòng kinh tế Hạ Tầng; Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, cácđoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên xã, trưởng các thôn bản trong
xã và đại diện hộ nông dân trong xã
- Hội nghị: 02 hội nghị.
- Thời gian: Tháng 6 và tháng 11năm 2015.
Trang 29Phần II KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Kết quả điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Yên, Yên Bái
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từtháng 3 năm 1965 Có tọa độ địa lý 104º23' đến 104º23' độ kinh đông và từ 21º50'30''đến 22º12' vĩ độ Bắc
- Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình
- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn
- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên
- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lao Cai
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.391,54 Km2 Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵYên Bái 40 km về phía Bắc Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản, 60 tổdân phố
Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Với vị trínằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái – Khe Sang,đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai Với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ làđộng lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và đặc điểm khí hậu, tập quán canh tác đã chia VănYên thành 3 vùng kinh tế:
- Vùng thâm canh lúa gồm 13 xã: Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A, MậuĐông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác
và Tân Hợp (trong đó: Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ)
- Vùng trồng màu và cây ăn quả gồm 6 xã: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu QuếThượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Đông An
- Vùng trồng quế gồm 8 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, MỏVàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình Văn Yên tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Namlên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Hồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và PúngLuông; Hệ thống sông ngòi dày đặc với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểmtrở, vùng đồi bát úp lượn sang nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng
Trang 30phù sa nhỏ hẹp ven sông Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, cóđỉnh cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển.
Vùng núi cao trung bình có độ cao từ 300 – 1.700 m tập trung chủ yếu ở các xãphía Tây Bắc của huyện Là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có cácbậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng Diệntích có khoảng 35.000ha Trong vùng này, đối với vùng đất đồi núi dốc trên 25º, tầngđất mỏng dưới 30 cm giành cho trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên Nhữngnơi có độ dốc < 25º, tầng đất dày phục vụ cho trồng cây dài ngày như quế, chè, cây ănquả, và một số loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn……
Vùng đồi cao, núi thấp thuộc các xã phía Tây của huyện, vùng này núi đỉnh nhọn,sườn dốc, chia cắt mạnh, hợp thủy trũng sâu, hẹp, phát triển trên nền đá Mắcma axít.Vùng núi đỉnh nhọn, thoải, các thung lũng nông trên nền đá biến chất Nơi có độ dốc >25º thích hợp trồng bảo vệ rừng; nơi có độ dốc <25º, tầng đất dày thích hợp cho các loạicây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc Vùng đất bằng thích hợp cho trồng câyhàng năm
Vùng đồi thấp thung lũng sông Hồng: vùng này bao gồm các xã vùng thấp củahuyện có địa hình dạng đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đối dưới 300 m
Có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùngđồng bằng thích hợp trồng cây lương thực
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình
bị chia cắt nên tạo thành hai tiểu vùng khí hậu:
Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên): Có độ cao trung bình 500 m so với mặtnước biển Đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23ºc Lượng mưa bìnhquân 1.800 mm/năm Độ ẩm thường xuyên 80 – 85%, có những ngày chịu ảnh hưởngcủa gió Lào
Vùng núi phía Nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 -24ºc, độ ẩm không khí 81 – 86%
Các hiện tượng thời tiết khác:
- Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600 m, nhiệt độ càng xuống thấp
số ngày có sương càng nhiều Vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng ít xuất hiện
- Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ vàthường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ Khí hậu Văn Yên ổn định, ítđột biến phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây lương thực, thực phẩm,
Trang 31cây công nghiệp dài ngày ở phía Nam Cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như:sắn, lạc, đậu đỗ các loại ở phía Bắc.
2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất canh tác tại huyện Văn Yên:
Đã tiến hành điều tra tại 06 xã, mỗi xã 03 thôn, mỗi thôn 05 hộ Tổng số hộ điềutra là 90 hộ (ngô: 45 hộ, sắn: 45 hộ) Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5
và bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đất dốc trồng các cây màu vụ xuân 63,0
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đất dốc trồng cây màu trong vụ hè 94,0
Tỷ lệ hộ nông dân trồng ngô trong vụ xuân trên đất dốc 18,3
Tỷ lệ hộ nông dân trồng ngô trong vụ hè trên đất dốc 51,7
Tỷ lệ hộ nông dân trồng ngô cả vụ xuân và vụ hè trên đất dốc 15,0
Tỷ lệ số hộ nông dân ở 03 xã điều tra có đất dốc khá lớn chiếm tới 95,8% Ngườidân sử dụng loại đất này trồng nhiều loại cây màu khác nhau như ngô, đậu tương, sắn,
bí đỏ, khoai Có tới 94% số hộ nông dân sử dụng đất dốc này để gieo trồng cây màutrong vụ hè, và chỉ có 63% số hộ là sử dụng đất để trồng màu trong vụ xuân Điều tra
về tình hình trồng ngô trên đất dốc cho thấy có tới 51,7% số hộ sử dụng đất dốc đểtrồng ngô vụ hè, nhưng chỉ có 18,3% số hộ trồng trong vụ xuân và cũng chỉ có 15% số
hộ trồng ngô trong cả vụ Xuân và vụ Hè
2.1.3 Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác ngô của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Bảng 2.2 Qui mô và tỷ lệ số hộ trồng ngô trên đất dốc của nông dân
Qui mô trồng ngô cấp hộ
Trang 32hộ trồng với qui mô 1000-2000 m2; 4,2% số hộ trồng với quy mô >2000 m2 và chỉ có5,3% số hộ không trồng ngô.
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng phân bón cho ngô trên đất dốc
Trang 332.1.4 Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Tỷ lệ số hộ nông dân ở 03 xã điều tra có đất dốc khá lớn chiếm tới 98,3% Ngườidân sử dụng loại đất này trồng nhiều loại cây màu khác nhau như ngô, đậu tương, bí đỏ,khoai Có 23% số hộ nông dân sử dụng đất dốc này để gieo trồng cây màu trong vụXuân, và 41,3% số hộ là sử dụng đất để trồng màu trong vụ Xuân Điều tra về tình hìnhtrồng sắn trên đất dốc cho thấy có tới 96,9% số hộ sử dụng đất dốc để trồng sắn
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đất dốc trồng các cây màu vụ xuân 23,0
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng đất dốc trồng cây màu trong vụ hè 61,3
Số liệu điều tra cho thấy, hiện nay tỷ lệ số hộ và diện tích trồng sắn trên đất dốctương đối cao Có 3,1% số hộ trồng với qui mô dưới 5000 m2; 61,3% số hộ trồng vớiqui mô 10,000-20,000 m2; 2,6% số hộ trồng với quy mô >20,000 m2 và chỉ có 3,1% số
Có thể thấy việc sử dụng phân bón cho sắn ở Văn Yên còn ở mức khá thấp vàkhông cân đối, người dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu sử dụng phân vô cơ, phântổng hợp nên ảnh hưởng rất lớn đến đất đai, đất đai dần mất đi độ tơi xốp, nghèo kiệtdinh dưỡng và làm cho năng suất cây trồng giảm nhanh chóng
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng phân bón cho sắn trên đất dốc
Trang 34Kết luận chung: Qua kết quả điều tra cho thấy, cần có một giải pháp tổng hợp
các biện pháp kỹ thuật canh tác từ việc lựa chọn phân bón, phương thức gieo trồng đếncác biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như nângcao hiệu hiệu quả kinh tế cho người dân Yên Bái nói riêng cũng như đồng bào khu vựcTây Bắc nói chung
2.2 Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm
Căn cứ vào tiêu chí và mục đính yêu cầu thuyết minh đề ra từ tháng 3 năm 2014, cơquan chủ trì và chủ nhiệm đã phối hợp với tổ chức… khảo sát lựa chọn địa điểm Kết quả
đã lựa chọn được địa điểm xây dựng các thí nghiệm và mô hình nhân rộng, cụ thể:
- Về thí nghiệm: Đã chọn được diện tích 0,5 ha đất thuộc xã Đông Cuông để bốtrí thí nghiệm trên cây ngô và sắn đảm bảo độ dốc >10% Trong đó, thí nghiệm ngôđược bố trí trên diện tích đất của hộ gia đình ông Phương (2000m2) – Thôn Sân Bay, xãĐông Cuông và sắn thực hiện trên diện tích đất của hộ gia đình ông Thái (3000m2) –Thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Trang 35- Mô hình: Diện tích 2,0 ha trên cây ngô và 2,0 ha trên cây sắn Kết quả chọn địa điểmxây dựng mô hình ngô và sắn được thể hiện ở bảng:
Bảng 2.7 Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô thử nghiệm ngô
Bảng 2.8 Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô trình thử nghiệm sắn
2.3 Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn
Nhằm có cơ sở khoa học khi nghiên cứu các nội dung của đề tài, chúng tôi đã tiếnhành lấy mẫu đất để phân tích các chỉ tiêu khoa học trước và sau thí nghiệm ngô, sắnvới tổng số 18 mẫu qua 2 năm, chúng tôi đã thu được một số kết quả ở bảng sau
Bảng 2.8 Kết quả phân tích đất năm 2014
Trang 36Nitơ dễ tiêu (mg/100g )
2 O 5
TS (%)
P 2 O 5
dễ tiêu (mg/100g )
K 2 O TS (%)
K 2 O
dễ tiêu (mg/100g )
CEC (mg/cm)
Trang 37Nitơ dễ tiêu (mg/100g )
2 O 5
TS (%)
P 2 O 5
dễ tiêu (mg/100g )
K 2 O TS (%)
K 2 O
dễ tiêu (mg/100g )
CEC (lđl/100g)
Kết quả sau khi sử dụng phân viên nén bón cho ngô, sắn trên đất dốc được thểhiện qua bảng 2.10 kết quả phân tích đất năm 2015 cho thấy, hàm lượng các chất đã có
sự thay đổi và cải thiện rõ rệt, cụ thể:
- Kết quả phân tích đất trồng sắn cho thấy, hàm lượng các chất đều được cải thiện
ở năm 2015, trong đó hàm lượng mùn, đạm đều tăng
- Đối với ngô sau 3 vụ nghiên cứu sử dụng phân viên nén hàm lượng lân, kali tổng
số đạt cao hơn so với trước khi sử dụng phân viên nén pH đất cũng tăng từ hơn 4 lêntrên 5 Có thể thấy việc sử dụng phân viên nén đã cải thiện dinh dưỡng trong đất mộtcách hiệu quả, đảm bảo sinh trưởng, phát triển của cây trồng
2.4 Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường)
Trang 382.4.1 Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm 2014
2.4.1.1 Ảnh hưởng của phân viên nén đến thời gian sinh trưởng
Vụ Xuân 2014: Thời gian sinh trưởng của giống ngô VN8960 qua các công thức
phân bón khác nhau dao động từ 102 – 104 ngày Nhìn chung các công thức phân nénkhông ảnh hưởng nhiều tới thời gian sinh trưởng, chênh lệch 1 ngày so với công thứcđối chứng (103 ngày)
Vụ Thu Đông 2014: Thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 biến động từ
98 – 101 ngày, trong đó công thức 8 (150 N + 90 K2O) có thời gian sinh trưởng ngắnnhất (98 ngày), tiếp đến là công thức 3 (150 N + 70 K2O) (99 ngày), các công thức cònlại có thời gian sinh trưởng từ 100 – 101 ngày
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
cây ngô vụ Xuân và vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái
CTPB
Thời gian từ gieo đến (ngày)
Trang 392.4.1.2 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
+ Số bắp trên cây:
Vụ Xuân 2014: Số bắp/cây của giống VN8960 ở các công thức phân nén daođộng từ 0,56 – 0,92 bắp/cây Các công thức 1, 2, 3, 6 có số bắp trên cây tương đươngnhau và tương đương so với đối chứng; Các công thức khác cao hơn đối chứng mộtcách chắc chắn ở mức xác suất 95% Nguyên nhân số bắp trên cây ở mức thấp như vậy
là bởi vì điều kiện thời tiết ở thời gian trước trỗ và trỗ cờ tung phấn – là giai đoạn câymẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, gặp hạn kèm nhiệt độ cao đã làm thui hạt phấn ảnhhưởng đến khả năng kết hạt của ngô, rất nhiều bắp không có hạt
Số bắp trên cây của giống LVN99 ở các công thức phân bón biến động từ 0,91– 1,02 bắp trong vụ Thu Đông 2014 Các công thức phân viên nén khác nhau có sốbắp trên cây sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng với độtin cậy 95%
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ngô VN8960 vụ Xuân 2014 tại Văn Yên – Yên Bái
Công
thức Số bắp/cây (bắp)
Số hàng hạt/bắp (hàng)
Số hạt/hàng (hạt)
KL1000 hạt (gam)
NSLT (tạ/ha) (tạ/ha) NSTT
CV (%) 13,8 4,1 4,6 3,2 13,3 12,8
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ngô LVN99 vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái
Trang 40thức
Số bắp/cây (bắp)
Số hàng hạt/hàng (hàng)
Số hàng/bắp (hạt)
KL1000 hạt (gam)
NSLT (tạ/ha) (tạ/ha) NSTT
+ Số hạt trên hàng:
Số hạt trên hàng dao động từ 18,0 – 24,5 hạt trong vụ Xuân 2014 Công thức 9
có số hạt/hàng cao nhất là 24,5 hạt, cao hơn các công thức khác và cao hơn đối chứngmột cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% Các công thức còn lại tương đương so vớicông thức đối chứng
Vụ Thu Đông 2014, Số hạt trên hàng của giống ngô LVN99 qua các công thứcphân bón dao động từ 24,1- 29,9 hạt Trong đó, công thức 8 có số hạt trên hàng đạt giátrị cao nhất (31,7 hạt), cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức xác suất 95% Các côngthức còn lại có số hạt trên hàng tương đương với công thức đối chứng
+ Khối lượng 1000 hạt (KL1000):