1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi văn 10

21 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

Câu 2 2,0 điểm Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng: Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống.. - Cái đẹp của sự sống: Đó có thể là cái đẹp

Trang 1

Đề 1:

Câu 1 (8,0 điểm)

“Người bi quan phàn nàn về cơn gió; người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực

tế điều chỉnh lại cánh buồm.”

(William Arthur Ward )

Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên

Câu 2 (2,0 điểm)

Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng:

Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống

Bằng kiến thức văn học lớp 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề trên

-HẾT-HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI HSGLỚP 10THPT

Hướng dẫn chấm có 03 trang

YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng các mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm

- Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản sau:

Giải thích vấn đề:

- Người bi quan phàn nàn về cơn gió: Người có cái nhìn chán nản tuyệt vọng, tiêu cực, không tin tưởng ở ở tương lai sẽ phàn nàn về những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống

- Người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều: Trái với người bi quan, người lạc quan luôn cócách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai Họ luôn chờ đợi và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến

- Người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm: Người thực tế là những người hiểu rõ và sống với thực tại Họ không ảo tưởng hão huyền Bởi vậy, để đến đích, họ không

“phàn nàn”, không “chờ đợi” mà chủ động “điều chỉnh”, thay đổi những thứ mình có cho phù hợp hoàn cảnh

* Để đến với thành công, con người không nên có thái độ bi quan, cũng không nên chờ đợi vào sự may mắn mà cần đối diện với thực tế, dám thay đổi bản thân

2 Phân tích, chứng minh:

Trang 2

- Sống thực tế giúp con người có cái nhìn, sự đánh giá đúng đắn về bản thân cũng như

về thế giới khách quan Từ đó, xác định cho mình những hướng đi, những con đường phù hợp với năng lực và hoàn cảnh

- Sự nhận thức và tự nhận thức sẽ giúp những người thực tế biết cách tự thay đổi, điềuchỉnh mình theo chiều hướng tích cực để vươn lên

(Dẫn chứng cần cụ thể, tiêu biểu, thực tế)

3 Bình luận:

- Phê phán những kẻ bi quan, cũng như những kẻ sống trong ảo tưởng, hão huyền

- Con người cần có lối sống thực tế, nhưng cần phân biệt thực tế với thực dụng – lối sống quá chú trọng vào vật chất và lợi ích cá nhân

- Sống thực tế nhưng con người cũng cần có những hi vọng và sự lạc quan Đây chính

là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm sự nỗ lực để vượt lên những khó khăn, thử thách của cuộc đời

- Niềm vui trong sáng: những xúc cảm vui sướng lành mạnh của con người khi tiếp nhận một tác phẩm văn học nào đó

- Cái đẹp của sự sống: Đó có thể là cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của tình đời, của tình người…

=> Nhận định chủ yếu bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học

- Học sinh giải thích thêm chức năng thẩm mĩ của văn học Chức năng thẩm mĩ là vẻđẹp do văn học mang lại cho con người Nó có sức hấp dẫn lôi cuốn con người một cách vô tư bằng sự hứng thú của hoạt động nhận thức Nó giúp con người vượt lên trên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, bằng mơ ước Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực, thỏa mãn cho người đọc nhu cầu được nếm trải sự sống

2 Bình luận

- Ý kiến trên đã thể hiện khá sâu sắc chức năng quan trọng nhất của văn học là chức năng thẩm mĩ Vì với tư cách là một hoạt động sáng tạo, văn học đảm nhận chức năng thẩm mĩ tích cực, không một lĩnh vực nào khác thay thế nổi

- Trong rất nhiều lí do dẫn đến sự tồn tại có ý nghĩa của tác phẩm văn học trong đời sống thì việc làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ cho con người có tính chất quyết định

- Văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo tuân theo quy luật của cái đẹp Vì vậy văn học không những làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà còn giúp con người có khả năng nhận thức, hành động theo cái đẹp Một khi tác phẩm văn học làm được điều đó là đã có đóng góp vào việc hoàn thiện nhân cách của con người Bởi lẽ, con người khi đã có nhận thức, hành động theo cái đẹp thì sẽ giảm thiểu được cái xấu, cái ác

Trang 3

Sau đây là một số định hướng:

+ Nhóm truyện cổ tích thần kì: mang lại cho người đọc niềm vui, niềm tin trước sự chiến thắng của cái thiện, của công lí, của lẽ công bằng

+ Nhóm những bài ca dao: mang lại cho con người niềm lạc quan vui sống vượt lên trên hiện thực tăm tối, gian khổ

+ Nhóm những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên: mang lại cho con người sự tận hưởng cái đẹp tinh tế của tạo hóa ban cho đất trời

+ Nhóm những tác phẩm viết về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người mang lại niềm tin, niềm hy vọng rằng phẩm chất tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc đời này

4 Đánh giá, mở rộng, nâng cao

- Những tác phẩm văn học nào mang lại cho bạn đọc những xúc cảm xã hội tích cực

sẽ đứng vững được trước sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian

- Như trên đã nói, chức năng thẩm mĩ có tính chất quyết định đến sự sống của một tác phẩm văn học Nhưng nói như thế không có nghĩa là khước từ việc phản ánh chân thực cuộc sống Những cảm xúc tốt đẹp được hình thành nơi bạn đọc đều bắt nguồn từ sự phản ánh chân thực cuộc sống

- Bài học cho quá trình tiếp nhận văn học:

+ Văn chương vốn mang trên mình nó tính đa chức năng Nó có tác động tích cực đến đời sống tinh thần của con người Nó làm phong phú đời sống tinh thần của con người Nó giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức, hành động và cảm thụ thế giới

+ Đọc văn là quá trình bạn đọc tự đi tìm chân trời của sự sống để thỏa mãn những xúc cảm thẩm mĩ của mình

Đề 2:

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả

nhất” Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên Từ đó rút ra ý nghĩa của việc tự

học

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về cuộc sống và mơ ước của nhân dân ta thời

xưa qua việc tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

-Hết -ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

Trang 4

- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết cần nêu được những ý chính sau:

- Trích dẫn ý kiến: “Trong học tập, tự học là phương pháp hiệu quả nhất”

- Tự học mang lại rất nhiều lợi ích:

+ Tự học giúp con người có ý thức chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề, nắm chắc và nhớ lâu vấn đề

+ Tự học giúp ta tiếp thu kiến thức tù nhiều nguồn khác nhau: bài giảng, sách, báo, truyền hình, mạng internet, kiến thức từ thực tế cuộc sống

+ Tự học giúp chúng ta thu được lượng kiến thức lớn, nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố, nâng cao kiến thức, khả năng thực hành, vận dụng vào cuộc sống

+ Chủ động học tập sẽ giúp ta tìm ra nhiều phương pháp học tập phù hợp, tiết kiệm thời gian, hiệu quả học tập cao

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: mỗi người cần rèn luyện cho mình thói

quen tự học, không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thứcc

- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề (hoặc không viết được gì)

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết cần nêu được những ý chính sau:

- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám

- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống của nhân

Trang 5

dân ta trong xã hội xưa:

+ Xung đột giữa Tấm và hai mẹ con Cám đã cho thấy những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ: cảnh dì ghẻ, con chồng mà nguyên nhân

sâu xa là vì quyền lợi vật chất, thừa kế tài sản của các thanh viên trong gia

đình

+ Cuộc xung đột, đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác để

giành lại cuộc sống và hạnh phúc (thể hiện qua bốn lần hóa thân của Tấm)

Đây là mâu thuẫn mang ý nghĩa xã hội

-> Trong cuộc sống của người dân lao động xưa, ngoài đời sống gia đình

chịu nhiều đè nén họ còn phải chịu những tai họa do các thế lực đen tối trong xã hội gây ra

- Truyện cổ tích Tấm Cám thắp sáng những niềm hi vọng, ước mơ cháy bỏng, sức sống mãnh liệt của nhân dân ta:

+ Tấm "ở hiền gặp lành” nên được bụt giúp đỡ, Tấm gặp được những con

người nhân hậu…

+ Kết thúc có hậu của Tấm chỉ có thể xảy ra trong cổ tích, song qua đó chúng ta càng hiểu thêm về niềm tin bất diệt của nhân dân vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và chính nghĩa trước cái xấu, cái phi nghĩa trong

cuộc sống

- Truyện cổ tích Tấm Cám giúp nhân dân ta có niềm tin, niềm lạc quan, lòng

hướng thiện để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có sức mạnh đấu tranh

vươn lên trong cuộc sống

- Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kì Việt Nam, tác phẩm thấm

đượm giá trị nhân văn sâu sắc…

Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:

“ Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”

Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

Câu 2 (7,0 điểm)

Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn

học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những

Trang 6

I Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

1 Phân tích và lý giải:

Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của

mẹ

a Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon

mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình Nó chứa đựng trong

đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:

- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ

- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống

- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người

mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo,

về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…

- Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn

bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương

b Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:

- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ

- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru

- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ

Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử

Trang 7

mẹ dành cho con Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ

2 Bình luận, đánh giá:

a Vai trò của tình mẫu tử:

- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con

- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống

- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác

- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy

b Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con

c Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và

sự sống của bản thân mình

III Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng chọn lọc

và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong phú Có

thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi

- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp

Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản

Trang 8

2 Chứng minh:

Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh

a Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích:

- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật

- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình

+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt)

+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt)

+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…)

- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc)

- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện

- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

3 Đánh giá:

- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các tác phẩm

- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích

III Biểu điểm:

- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

Trang 9

- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả

- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp

* Lưu ý:

- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày

hè của Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1 (3,0 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lậpluận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những yêu cầu

cơ bản sau:

1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,25)

2 Giải thích nội dung câu nói (0,75)

- "Cuộc sống bị nhuốm màu đen": Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng

- "Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh" (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềmvui, thành công và hạnh phúc

- Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

3 Lí giải vấn đề (1,25)

Trang 10

- Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.

- Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi,đầu hàng số phận Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này

- Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn

- Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối

(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho các ý trên)

4 Bàn luận, mở rộng vấn đề (0,5)

- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

- Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực

5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0,25)

Câu 2 (7,0 điểm)

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận

- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý

- Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh,

tư tưởng, tình cảm, cảm xúc ) Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức

3 Lí giải: Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình? (1,25)

- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể

Ngày đăng: 26/11/2018, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w