1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ tịch hồ chí minh bậc vĩ nhân giữa đời thường

45 102 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 63,19 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ đề: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – BẬC VĨ NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Trang 2

2.1 Con người trí tuệ 10

2.2 Con người chiến sĩ 14

2.3 Con người nghệ sĩ 19

Chương 3: Nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh 24

3.1 Ý chí và nghị lực – sự quyết tâm tạo nên những điều phi thường 24

3.2 Khiêm tốn – Giản dị 26

3.3 Chan hòa – Đoàn kết 30

3.4 Cần, kiệm, liêm, chính,Chí công vô tư 34

Lời kết 43

Tư liệu tham khảo 44

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cáchmạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc và đổi mới đất nước Trong suốt cuộc đời cốnghiến cho Tổ quốc Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, Người đã để lại cho chúng ta một disản tinh thần to lớn với những giá trị về mặt tư tưởng, văn hóa, đạo đức và quan trọng hơnhết chính là sự lãnh đạo sáng suốt đưa nhân dân Việt Nam từ vùng u tối của một đất nướcthuộc địa hướng tới ánh sáng của độc lập, tự do, của văn minh thời đại.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là mục tiêu phấn đấucủa không chỉ cán bộ Đảng viên nói riêng mà còn là của toàn thể nhân dân Việt Nam nóichung Đặc biệt đối với thế hệ thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh càng là ngọn đuốc vĩnhcửu dẫn đường và soi sáng, mở mang và nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệmvới Tổ quốc và ý thức rèn giũa bản thân ngày một tốt đẹp hơn, xứng đáng với vai trò làtương lai của dân tộc Vì vậy, nhận thức kĩ càng, tường tận, thấm nhuần và thực hành theotư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng mà thế hệ thanh niên Việt Nam cầnphải ý thức được Muốn vậy thì trước hết mỗi con người Việt Nam phải có hiểu biết rõ vềcuộc đời và những phẩm chất cao đẹp của Người, để từ đó hiểu được sâu sắc hơn về quákhứ hào hùng của dân tộc và sự cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành choquê hương, con người Việt Nam Chỉ có như thế thì mỗi người mới tự giác nhận thứcđược và mỗi người mới thấm nhuần và học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch HồChí Minh.

Vì lý do đó, bài tiểu luận được hình thành với mục đích cung cấp một cái nhìn baoquát nhưng có chiều sâu về cuộc đời, sự nghiệp và những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịchHồ Chí Minh, đặc biệt đi sâu vào những nhân cách, những phẩm chất cao đẹp của Ngườitrong những khía cạnh đời thường và rất con người bởi lẽ ở đó, mỗi chúng ta sẽ có thể họctập theo Người từ những điều nhỏ nhất

Trong quá trình thực hiện tiểu luận không tránh khỏi sai sót, sự góp ý của thầy vàcác bạn sẽ giúp chúng em hoàn thiện hơn về mọi mặt và cũng là nguồn động viên lớn củanhóm chúng em Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chương 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 (năm Canh Dần) tại quêngoại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh NghệAn Thuở nhỏ (từ 1 đến 10 tuổi) Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung.

Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An.Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải chèo chốngvới thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lũ,mất mùa thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong tiềm thức của người dânNam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông NguyễnSinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưngông sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội vàđậu Phó bảng Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xunịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhâncách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con Thân mẫu Chủtịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học Bà làmột phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái.Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con Cuộc đờicủa bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tìnhnghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình Bà Hoàng Thị Loan qua đờitại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh(1884 - 1954) còn gọi là Bạch Liên và anh cả của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tứcNguyễn Tất Đạt (1888 - 1950) Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thươngngười và tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kếtán tù đày.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nướclúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước Tháng 6 năm 1911,Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiềunước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Người hòa mình với những phong trào của

Trang 5

công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạtđộng cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng Năm 1917, thắng lợi của Cáchmạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủnghĩa Mác - Lênin Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giảiphóng dân tộc và giải phóng giai cấp Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những ngườiViệt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xãhội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp Đầu năm đó, Người gửi đến Hộinghị Versailles (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", đòi Chính phủ Pháp phảithừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam Tháng 12 năm 1920, tạiĐại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thànhgia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánhdấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩayêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thànhlập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân cácnước thuộc địa Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợthuyền”, Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽchế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa Ngày30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứuvề chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩđại Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủtịch Quốc tế Nông dân

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổiNhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnhphong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyềntrong cả nước.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh vàPhân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liênminh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình

Trang 6

Dương Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhàlao của tỉnh Quảng Tây Trong thời gian một năm 14 ngày nơi tù ngục, Người đã viết tậpthơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tựdo

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) Tại đâytheo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họpquyết định Tổng khởi nghĩa Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc ViệtNam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc củaĐảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào Đại hội tán thành chủ trương tổng khởinghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt NamDân chủ Cộng hòa Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong cả nước Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàndân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về taynhân dân lao động Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người tuyên bố trước nhân dân cả nước vànhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Génevađược ký kết Miền Bắc được giải phóng Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thànhthuộc địa kiểu mới của chúng Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cảnước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miềnBắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Dưới sự lãnh đạo của Người,nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếnchống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nướctiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng dotuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Trang 7

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Dichúc lịch sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sauchiến tranh Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân tađoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủvà giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đãhoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ướcthiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kínhyêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhàhoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củaViệt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất ViệtNam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Người luôn luôn gắn cáchmạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đãtôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của ViệtNam".

Trang 8

Chương 2: NHỮNG NÉT LỚN TRONG CON NGƯỜI HỒ CHÍ MINH

Bác Hồ được sinh ra trong gia đình nho giáo với truyền thống hiếu học; Bác lớnlên trong hoàn cảnh nước nhà bị xâm lấn, dân tộc lầm than Bác đã trải qua vô vàn nhữngtruân chuyên, phong ba nơi xứ người trong suốt những năm tháng trưởng thành Tất cảnhững yếu tố ấy tạo nên một Hồ Chủ Tịch vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc ViệtNam Con người Bác là tổng hòa những tính cách đáng kính của một nhà lãnh đạo, để rồiở Người ta luôn cảm nhận được một trí tuệ xuất chúng, một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, mộttinh thần chiến sĩ luôn cống hiến hết lòng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụkính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, mộtnhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.Người đã được UNESCO tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóathế giới.

Tháng Năm

Một nghìn tám trăm chín mươi (1890)Đêm hè

Trời im sao câm mệt mỏi,Một tiếng khóc

Rung xé không gianVòi vọi.

Vách đất nhà tranh.Tiếng khóc

Vào đời

bé Nguyễn Sinh Cung.Ai biết?

Trang 9

Tiếng khóc ấy Để

Hai mươi mốt năm sau

Trở thành tiếng nói một thanh niênHầm tàu Sài Gòn/ Đi tìm chân lý rồi

Ai biết?

Ba mươi năm sau

Thành tiếng nói Việt NamVang giữa Pa-ri.

Và năm nhăm năm sau,Chủ tịch Hồ Chí MinhMở

Việt Nam dân chủ cộng hòa ?

Trang 10

2.1 Con người trí tuệ

Người dành cả cuộc đời để cống hiến cho Cách mạng dân tộc thống nhất nước nhà,sự thành công của đường lối Cách mạng Việt Nam chính là minh chứng xác đáng nhấtcho trí tuệ xuất chúng của Người.

Ngay từ khi còn là một thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm có tư duy và hìnhthành ý thức của một nhà Cách mạng Có lần trả lời phỏng vấn của một nhà báo ngườiNga, Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữPháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minhPháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ranước ngoài" Người còn nói: “Sau khi xem xét nước Pháp và các nước khác, tôi sẽ về đểgiúp đồng bào mình.” Một lần trả lời nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trongđó ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏiách thống trị của Pháp, Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ranước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bàotôi” Trong Bác đã nung nấu một hành trình vĩ đại chắc chắn sẽ thực hiện trong tương lai;hành trình này, con đường này không phải con đường tiến thân dành riêng của Bác mà làcho đồng bào, cho dân tộc Việt Nam, cho cả thế hệ hôm nay và mai sau Tầm nhìn xuyênthế kỉ này đã được khẳng định đúng đắn trong suốt quá trình đấu tranh của dân tộc ta.

Hồ Chí Minh vĩ đại trên tư cách nhà tư tưởng mác xít sáng tạo đầy bản lĩnh củacách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX Người đề xướng lý luận chống chủ nghĩa thực dân cũvà mới, ngọn cờ đầu của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụthuộc Người phát hiện ra tính đặc thù của quy luật thành lập Đảng cách mạng kiểu mới ởViệt Nam Đảng là sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân vàphong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam Người còn phát hiện ra quy luật phát triển củacách mạng Việt Nam trong thời đại mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chỉra tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Dung dị mà sâu sắc, Người đã viết: Không ai cóthể ngăn cản mặt trời mọc thì cũng không một thế lực nào có thể ngăn cản các dân tộc tiếntới Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản.

Trang 11

Đối với dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người cầm lái con thuyềncách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, mà Người còn là kiến trúc sư thiên tàikiến tạo chế độ xã hội, Nhà nước và quân đội ta theo những tiêu chí của một xã hội vănminh Không có một đảng chính trị nào, một cuộc cách mạng nào như cuộc Cách mạngTháng Tám năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng cách mạng trong điều kiện thù trong giặcngoài đã ngay lập tức thiết lập thể chế dân chủ trao quyền lực cho nhân dân Chỉ trongvòng chưa đầy một năm (từ tháng 8-1945 đến đầu năm 1946), dưới sự lãnh đạo của Chủtịch Hồ Chí Minh, một nhà nước hiện đại dựa trên hiến pháp và chế độ dân chủ cộng hòa,cùng với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở (bao gồm Quốc hội, Chính phủ,Tòa án, Quân đội, Công an… đến Mặt trận Dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị,xã hội…) được thiết lập và đi vào hoạt động Dưới sự lãnh đạo của Người, đường lốikháng chiến, kiến quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, tạo ra sức mạnh vô địch đưa hai cuộc kháng chiến chốngthực dân, đế quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trí tuệ của Ngườithể hiện ở từng đường đi nước bước, từng chiến dịch một – từ nghiên cứu tình hình chođến vạch ra kế hoạch và theo dõi sát sao từng nhất cử nhất động của mỗi trận đánh Đặcbiệt, trí tuệ của Người còn là ở sự bình tĩnh được tôi luyện từ trong chiến tranh và tầmnhìn xa trông rộng của Người: chiều ngày 7-5-1954, trong niềm vui tưng bừng của chiếnthắng Điện Biên Phủ, Bác đã gửi thư khen ngợi quân đội và nhân dân tại mặt trận ĐiệnBiên Phủ Đồng thời, Người cũng đã chỉ ra nguy cơ chiến tranh còn kéo dài bởi đế quốcMỹ đang lăm le can thiệp vào Việt Nam: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu Bấtkỳ cuộc đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổmới đi đến thắng lợi hoàn toàn…”.

Năm 1966, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kiên quyết đánhthắng giặc Mỹ xâm lược Trong Lời kêu gọi này, Người đã nêu lên một chân lý lớn củadân tộc ta và cũng là một chân lý của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Đây

Trang 12

không phải là lần đầu tiên, duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến hai giá trị này Ngườitừng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta đượchoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành.” Mỗi một dân tộc có nhiều giá trị về vật chất và tinh thần, song“Độc lập và Tự do” là giá trị cơ bản, là tiền đề cho các giá trị khác Trong bối cảnh toàncầu hóa, hội nhập quốc tế và trước những thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc ngày nay, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn còn nguyên giá trị.

Trong cả cuộc đời Cách mạng của Người, trí tuệ xuất chúng không chỉ là đường lốiCách mạng sáng suốt, chủ trương đúng đắn mà còn là những tinh tế, khôn ngoan trongứng xử của Người đối với lãnh đạo các nước khác trong các cuộc gặp gỡ chính trị Trongcuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập của đất nước, tự do củanhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao tiếp với nhiều đối thủ Với các đối tượng này,Người đã ứng xử bằng phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão luyện, một nhàngoại giao từng trải để giành thắng lợi Nhiều người thường nhắc tới câu chuyện về cáchứng xử của Bác trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ nước Pháp Hải ngoại Marius Moutetnăm 1946 Ông ta đi từ trên thang gác xuống đón Bác, Bác đi lên Moutet giơ tay ra bắttay, nhưng Bác lại bế bé gái đi cùng ông ta lên đã, âu yếm cháu trong khi vẫn bước lên.Chỉ khi ở bậc thang ngang với Moutet, Bác mới đưa tay ra Nếu Bác giơ tay đáp lại ngaythì trong tấm ảnh của các nhà báo chụp phút đó Bác sẽ ở vị thế dưới Moutet, là điều mangý nghĩa tượng trưng không hay cho ta

Cũng có thể nói, trên bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống của người dân Việt Namngày hôm nay, chúng ta đều tìm thấy những tinh hoa tư tưởng cốt lõi của Người, và vớisự chỉ bảo của Người, chúng ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của chính cuộcsống đương đại Như thế, tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ là những ý tưởng hết sứcđẹp đẽ để đem ra trưng bày, mà tư tưởng của Người thực sự đang toả sáng, có ý nghĩa vàsức mạnh hướng dẫn hành động hiện hữu vô cùng to lớn

Tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam Đây không phải là một sựtôn sùng quá mức với Người, vì thực sự những giá trị vật chất và tinh thần từ tư tưởng nàyđem lại quả vô cùng lớn, được bạn bè thế giới khẳng định, còn với kẻ thù, cho dù có

Trang 13

những kẻ trực tiếp đối nghịch với ta, không muốn ủng hộ cách mạng Việt Nam cũng buộcphải thừa nhận và ca ngợi.

Trang 14

2.2 Con người chiến sĩ

Bác đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại thế giới nói chung là nhà lãnhđạo xuất sắc, không chỉ vậy, người còn là một chiến sĩ dũng cảm, giản dị, cống hiến tậntụy cho con đường Cách mạng nước nhà

Hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trước hết là ở lòng trung thành vô hạn củaquân đội ta với Đảng, với nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Quân đội ta làquân đội nhân dân, do dân mà ra, vì dân mà chiến đấu” Quân đội ta “trung với nước, hiếuvới dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là vinh dựcủa người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta” Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định: “Đảng ta là một đảng cách mạng… Đảng ta là một đảng lãnh đạo” ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân là vì dân Vì dân là điểm xuấtphát và cũng là nội dung, là mục tiêu phấn đấu của Đảng Hồ Chí Minh nhiều lần nhấnmạnh: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dântộc; Đảng không có mục đích nào khác là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…Trướclúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viênvà cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chícông, vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, làngười đày tớ thật trung thành của nhân dân ” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định rằngchúng ta chỉ tiến hành chiến tranh khi không còn con đường nào khác, không còn bất kỳtia hy vọng nào để cứu vãn hoà bình do kẻ thù ngoan cố và hiếu chiến Vì thế, chúng taluôn phải chuẩn bị lực lượng và sẵn sàng, khi đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nhân dânthì phải chủ động và kiên quyết, không ngừng thế tấn công để kết thúc chiến tranh mộtcách có lợi nhất, trong điều kiện lực lượng ta và địch quá chênh lệch thì: “Đánh bại ý chíxâm lược từng bước, đi đến đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của kẻ thù” Đó là tinhthần và ý chí mạnh mẽ, bất khuất của người bộ đội cụ Hồ

Con người chiến sĩ của Bác không chỉ thể hiện rõ qua lòng trung thành, lo nghĩ chodân, cho nước của Bác mà còn ở sự kiên cường, vững chãi của Bác khi đối mặt với hiểmnguy, gian nan và thử thách Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngàyBác làm phụ bếp trên tàu Latútsơ Tơrêvin Bác làm việc trong môi trường lao động khổ

Trang 15

cực, trong bếp thì nóng, dưới hầm thì lạnh, phải lao động từ lúc bốn giờ sáng quét dọn,đốt lò, lấy than, xuống hầm khiêng thực phẩm vào bếp, lao động quần quật từ sáng đếntối, ít có thời gian rảnh rỗi Khó nhất là thời gian đầu chưa quen lao động chân tay nặngnhọc và môi trường lênh đênh trên sóng biển Nhiều lúc tưởng chừng như Bác không vượtqua nổi thử thách đầu tiên Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khănsức chịu đựng của Bác ngày càng rắn rỏi Những ngày ở trên nước Mỹ (1912), NguyễnTất Thành làm thuê tại Brúclin (ngoại thành Niu Oóc), còn ở nước Anh (1913), NguyễnTất Thành nhận quét tuyết cho một trường học, rồi nghề đốt lò và nhận việc rửa bát thuê,sau đó thợ làm bánh cho khách sạn Cáclơtơn Những ngày trở lại Pháp (1917) cuộc sốnghết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thợ làm ảnh và nhiều nghề khác như: làm đồ giảcổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… tiền kiếm được chẳng được bao nhiêu, cuộc sống vô cùngkhó khăn, ăn uống thiếu thốn, tiết kiệm Những ngày đông giá lạnh, buổi sáng trước khi đilàm, Người để một viên gạch cạnh bếp lò, chiều về, Người lấy viên gạch ra, bọc vào tờbáo cũ lót xuống giường nằm cho đỡ lạnh Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạtđộng vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rènluyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục lao vào những hoạtđộng chính trị Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài và phải nằm gai nếmmật ở vô số nhà tù, chính con người chiến sĩ trong Người đã giúp Người vượt qua tất cảnhững gian lao để về với dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, kiên cường, hăng hái và dũng cảmlà không đủ, mà còn cần phải có sự bình tĩnh và sáng suốt mới là một người chiến sĩ thựcthụ Người âm thầm chiến đấu năm này qua năm khác trong lòng địch hoặc ở những nơixa vắng không ai biết tới, không rời bỏ mục tiêu cuối cùng của cách mạng trong khôngkhí hòa bình, không nao núng trước mọi cám dỗ về vật chất, đó mới chính là tinh thầndũng cảm của những người cách mạng chân chính, những người làm chủ được bản thânmình.

Là người sáng lập và rèn luyện quân đội ta trưởng thành, lớn mạnh, là vị Tổng Tưlệnh tối cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, phát triểnquân đội ta một cách toàn diện, chính quy, hiện đại Chủ tịch Hồ Chí Minh biết nắm vữngvà xử lý một cách khách quan, khoa học nguyên tắc về mối quan hệ giữa tư tưởng, lý luận

Trang 16

và thực tiễn Vì vậy, không chỉ bằng câu nói, bài viết, lời dạy bảo ân cần mà thông quacác hoạt động thực tế của mình, Người đã dành cả tấm lòng thương yêu vô bờ như tìnhcảm cha con, bác cháu, đồng chí cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân ViệtNam Đối với Bác, tình cảm quan tâm và yêu thương dành cho cán bộ, chiến sĩ quân độinhân dân Việt Nam cũng chính là tình đồng đội giữa Bác và họ, đây cũng là một nét đẹptrong hình tượng người chiến sĩ của Bác.

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hayquát mắng chiến sĩ Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoàitrước Cách mạng tháng Tám Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Báccho gọi lên Việt Bắc Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưamới cho đồng chí ấy vào gặp Bác Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nênđồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa Đến nơi, Bác đã chờ sẵn Trên bànđặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còncốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:- Chú uống đi

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Trang 17

Một ngày tháng 7 năm 1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đếnmời cơm tiễn chân trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diệnChính phủ ta bên cạnh Chính phủ Pháp Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýc-xăm-bua, Mông-pac-nát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm Bác nói Bác rất yêu Paris, Paris đãdạy cho Người nhiều điều Bỗng tiếng còi báo động rú lên Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầuBác và các đồng chí khác xuống hầm Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.

- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên Mời Bác vào hầm trú ngaycho.

Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:

- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩntrước.

Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnhvệ.

Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.

Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thườngdành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất Mùa đông, thương anh emchiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bàotặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ Bác thường nói: “Chiến sĩcòn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!” “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng làđầy đủ lắm rồi!”.

Con người chiến sĩ của Bác còn là ở sự tận trung với Tổ quốc và không màng danhlợi, xem việc cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân màkhông hề đòi hỏi một đặc ân, đặc quyền Có lần, các nhà báo nước ngoài đặc biệt quantâm đến tiểu sử và cả những quan niệm sống của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lờingắn gọn câu hỏi của các nhà báo, rằng: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quýchút nào Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức

Trang 18

làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận Bao giờđồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”

Tháng 5/1969, sức khoẻ Bác lúc đó đã yếu lắm, nhưng Người vẫn đến thăm Hộinghị cao cấp toàn quân họp tại đình Hội đồng ở cuối đường Xoài Bác dặn anh em bố trísao để các đồng chí quân đội không biết Bác yếu, vì nếu biết sẽ ảnh hưởng đến tư tưởngtoàn quân nên khi mọi người hướng ra cửa chính đón Bác thì Người bí mật đi cửa sau.Buổi gặp gỡ rất vui vẻ, phấn khởi, cuối cùng Bác căn dặn: “Phải cố gắng học tập và luônluôn gương mẫu về đạo đức cách mạng” Khi chia tay, mọi người đều muốn tiễn Bác raxe, nhưng như thế thì lộ bí mật, thế là Bác hô khẩu lệnh: “Tất cả đứng dậy!”, rồi “Đằngsau quay!”, trong lúc mọi người nghe lệnh, anh em lại nhanh chóng dìu Bác ra xe về nhàsàn Lần gặp gỡ cuối cùng của Bác Hồ với các cán bộ chiến sỹ quân đội nhân dân ViệtNam đã diễn ra như thế

Hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ đáng kính sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi ngườilính, mỗi chúng ta mãi về sau Dù Người bận rộn như thế nào, vẫn luôn chăm chỉ rènluyện sức khỏe, mỗi sáng sẽ đều đặn dậy sớm cùng chạy bộ, tập thể dục với các chiến sĩcùng đơn vị Bác sẵn sàng chia sẻ bát chè duy nhất trong ngày của mình với một anhchiến sĩ thông tin vừa băng rừng về Bác sẽ không chấp nhận nếu ba lô của Bác nhẹ hơncác anh chiến sĩ khác khi hành quân Người chiến sĩ Cần – Kiệm – Liêm – Chính luôntrung với Đảng hiếu với Dân sẽ còn sống mãi trong lòng của dân tộc Việt Nam.

Trang 19

Từ rất nhỏ, khi mới 5 tuổi Bác Hồ đã có thể tức cảnh thành thơ, có thể kể đến haibài thơ sau:

CON ĐƯỜNG

Núi cõng con đường mòn

Cha thì cõng theo conNúi nằm ì một chỗCha thì cúi lom khomĐường bám lì lưng núiCon tập chạy lon ton

Trang 20

Cha siêng hơn ngọn núiCon đường lười hơn con

Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Bác cũng rất đặc biệt Người xem văn nghệ làvũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái Lúc ở trong tù ngục,Bác cũng đã từng quan niệm:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹpMây gió trăng hoa tuyết núi sôngNay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Năm 1951, trong thư gửi các họa sĩ tại Đại hội Văn hóa nghệ thuật ở chiến khu Việt Bắc,Bác viết: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trậnấy”.

Sự nghiệp sáng tác văn học của Bác in đậm dấu ấn ở 3 thể loại: văn chính luận, truyện vàkí, thơ ca

Ở thể loại văn chính luận, Người dùng lối tư duy sắc sảo, giàu trí tuệ, lập luận sắc bén,giàu chất luận chiến, dẫn chứng xác thực và tính thuyết phục Các tác phẩm ở thể loại nàyđược Bác viết với mục đích chính trị, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua nhữngchặng đường lịch sử Tiêu biểu có thể kể đến như “Bản án chế độ thực dân Pháp Đây làtác phẩm chính luận sắc sảo nói lên nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diệnchế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống lại ách áp bứcbóc lột Tiếp đó là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, đây là một văn kiện chính trị có giá trịlịch sử lớn lao phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ củadân tộc ta và đã giành chiến thắng Tác phẩm tuyên bố quyền độc lập của dân tộc ViệtNam trước nhân dân Việt Nam và cả thế giới, được viết với cảm hứng phấn chấn, giàu

Trang 21

cảm xúc, cấu trúc chặt chẽ, lý lẽ sắc bén Ngoài ra là một số tác phẩm khác như: Lời kêugọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966); Bản Dichúc (1965-1969).

Ở thể loại truyện và kí, các tác phẩm của Bác Hồ đem lại cho người đọc những rung cảmsâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa Một số tác phẩm nổibật như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Chuyện con rùa, Những con người biết mùi hunkhói, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu Hay Nhật ký chìm tàu, Vừađi đường vừa kể chuyện, Giấc ngủ 10 năm… Tất cả các tác phẩm này nhằm vạch trần bộmặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, thể hiện lòng yêu nước nồng nànvà tinh thần tự hào dân tộc Hàm chứa chất trí tuệ sắc sảo, nội dung các tác phẩm hướngvề những vấn đề lớn của nhân sinh, của quốc gia và cách mạng với cách viết hiện đại cảvề ngôn từ, cách xây dựng nhân vật Ngòi bút của Bác chủ động, sáng tạo, khi là lối kểchân thực tạo không khí gần gũi, có khi lại là giọng điệu châm biếm thâm thúy và tinh tế.Người thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, mang giá trị vềvăn học và chính trị, đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn laovới một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.

Ngoài văn chính luận và truyện, kí, Bác còn để lại một di sản thơ ca phong phú Tiêu biểutrong sự nghiệp văn chương của Bác, có thể nhắc đến tập thơ “Nhật ký trong tù” đượcBác sáng tác vào năm 1942 khi bị giam giữ tại nhà tù Tưởng Giới Thạch Nhà tù của bọnđế quốc đã trở thành nơi “dừng chân bất đắc dĩ” của người chiến sỹ cách mạng, của BácHồ Bị cầm tù, nỗi dằn vặt lớn nhất của Người không phải chỉ là bị giam cầm trong bốnbức tường vôi lạnh, bị đòn roi, cùm kẹp, bị tra tấn tàn bạo Đâu phải cảnh:

“Không rau, không muối, canh không có,Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là

…Mỗi người nửa chậu nước nhà pha,Ai muốn pha trà đừng rửa mặt,Ai cần rửa mặt, chớ pha trà”.

Trang 22

Đâu phải là:

“Bốn tháng cơm không no,Bốn tháng đêm không ngủ, Bốn tháng áo không thay, Bốn tháng không giặt giũ”

Để rồi:

“Răng rụng mất một chiếc, Tóc bạc thêm mấy phần, Gầy đen như quỷ đói, Ghẻ lở mọc đầy thân”

Cũng đâu phải là, cổ đeo gông, chân vướng xiềng Giải tới giải lui mười tám nhàlao ở tỉnh Quảng Tây đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chửa tan” cho đến khi “Chim mỏi vềrừng tìm chốn ngủ” Đi trên con đường “Núi cao rồi lại núi cao điệp trùng”, trên conđường dài “Năm mươi ba cây số một ngày, áo mũ dầm mưa, rách hết giay” Chỗ ngủ thì:“Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai”

Thực sự, “Nhật ký trong tù” không chỉ là nỗi niềm giải khuây trong lúc Bác bịgiam cầm mà còn là một bản án tố cáo sự độc ác tột cùng của chế độ đô hộ thời bấy giờ.Thật hiếm thấy ai trên thế gian này, có sự kết hợp hài hòa đến tuyệt diệu giữa cốt cách củamột nhà cách mạng lỗi lạc với một nhà văn hóa, nhà thơ lớn, một tâm hồn nghệ sĩ, mộtnhân cách sống cao đẹp, một nghị lực phi thường nơi Bác Hồ, khiến cho nhân loại nểphục, kính trọng Xin được mượn những dòng cuối trong bài Trường ca về Bác củaNSND Lê Quang Huy để bày tỏ phần nào sự xót xa, kính yêu cũng như đầy tự hào về mộtcon người vĩ đại – Hồ Chủ Tịch

Nỗi đauxa nước

Ngày đăng: 24/11/2018, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w