1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực trạng phụ nữ việt nam kết hôn với người nước ngoài ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

79 244 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài nhằm buôn bán người…Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến các hiện tượng trê

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Hường

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31

tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP: Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15

tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

Nghị quyết số 58/2017/NQ-CP: Nghị quyết số 58/2017/NQ-CP của Chính

phủ ban hành ngày 04 tháng 07 năm 2017

về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân

cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Thông tư số 15/2015/TT-BTP: Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư

pháp ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 7

1.1 Khái niệm kết hôn 7

1.1.1 Định nghĩa kết hôn 7

1.1.2 Ý nghĩa của việc kết hôn 9

1.2 Quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài 10

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19

2.1 Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 19

2.1.1 Đánh giá chung 19

2.1.2 Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại các vùng miền 25

2.1.3 Nguyên nhân gia tăng việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay……….32

2.2 Áp dụng pháp luật về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 34

2.2.1 Áp dụng pháp luật về việc đăng ký kết hôn 34

2.2.2 Áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn 48

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT SINH TỪ VIỆC KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO PHỤ NỮ VIỆT NAM KHI KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 55

3.1 Mặt trái của việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 55

Trang 6

3.1.1 Kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ 55

3.1.2 Những biểu hiện tiêu cực từ những cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài 60

3.2 Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài 63

3.2.1 Về áp dụng pháp luật 63

3.2.2 Về công tác xã hội 67

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với sự thành công của công cuộc đổi mới với nhiều chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước ta

đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng ngày càng trở nên phổ biến Số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đang có xu hướng gia tăng qua các năm làm phát sinh không ít vấn đề, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình và xã hội Bên cạnh những yếu tố tiến bộ, tích cực, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đang nảy sinh các hệ lụy như: Hiện tượng lấy chồng là người nước ngoài vì mục đích kinh tế, để xuất ngoại, kết hôn không xuất phát từ tình yêu nam nữ, sự tự nguyện… Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài nhằm buôn bán người…Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên, trong đó sự bất cập của quy định pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đóng vai trò không nhỏ Trước thực trạng trên, việc điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng không chỉ làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế mà còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài

Để kịp thời điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; Thông tư số

Trang 8

15/2015/TT-BTP của Bộ tư pháp ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch Điều này đã tạo điều kiện cho việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có cơ sở pháp lý để thực hiện, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Do vậy, trong thời gian qua, số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng nhanh về cả số lượng và ngày càng đa dạng về phạm vi chủ thể Tuy nhiên, trải qua quá trình áp dụng, những văn bản pháp luật này đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là điều cần thiết Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Nhận thức được tầm

quan trọng đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề “ Thực trạng phụ nữ Việt

Nam kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài cho

luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là vấn

đề có tính thời sự, vì vậy có không ít các công trình nghiên cứu, bình luận, đánh giá về vấn đề này

Trong nhóm luận văn có một vài công trình nghiên cứu như luận văn với

đề tài “Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Tạ Tùng Hoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014; “Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Thị Đà, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016… Khóa luận tốt nghiệp cũng có những đề tài nghiên cứu về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài như “Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Thu Trang, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; “Kết hôn

có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Trần Thị Liên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016… Hầu hết các công trình nghiên cứu này đã nêu lên

Trang 9

các vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về việc xây dựng các quy định pháp luật Việt Nam hoặc nghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý giải về hiện tượng xung đột pháp luật trong khi giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bên cạnh đó, trong nhóm sách, báo, tạp chí chuyên ngành luật cũng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài như: cuốn “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư pháp, năm 2006; bài viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 (1/2011) với nhan đề: "Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật"…Ngoài ra còn có một số giáo trình và bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Các sách, các bài viết nêu trên

đã phân tích, bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu

tố nước ngoài hoặc đi sâu nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể tại địa bàn một tỉnh trên cả nước nhưng lại ít đề cập đến thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế cuộc sống còn những điểm gì chưa được phù hợp, chưa nghiên cứu được toàn diện các vấn đề công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài

Như vậy, cho đến nay các công trình khoa học vẫn chưa nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, các vấn đề phát sinh từ quan hệ kết hôn này và những giải pháp khắc phục nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người phụ nữ Việt Nam trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài Do đó,

so với các công trình nghiên cứu đã từng công bố, đề tài luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lặp về mặt nội dung

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn áp dụng các quy định pháp

luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt

Trang 10

Nam và một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ Việt Nam trong quan

hệ kết hôn với người nước ngoài hiện nay

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung vào một số vấn đề

như sau:

- Tình hình đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà chủ yếu là nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trong ba năm từ năm 2014 đến năm 2016 tại ba vùng miền trên cả nước

- Tìm hiểu một số vấn đề phát sinh, các hệ lụy của việc kết hôn giữa phụ

nữ Việt Nam với người nước ngoài

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Đánh giá được thực trạng đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây; Làm rõ được những điểm tiến bộ và những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật khi điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài; Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo được quyền, lợi ích cho phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam

- Đánh giá thực trạng đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại ba vùng miền trong cả nước trong khoảng thời gian ba năm từ năm 2014 đến năm 2016

- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về kết hôn có yếu

tố nước ngoài

5 Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn

Trang 11

Luận văn đã nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu…Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp trích dẫn, thống kê, thu thập, xử lý thông tin

từ các nguồn tài liệu khác nhau

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là một trong những công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái niệm “kết hôn” đã được

pháp luật quy định, tác giả đã đưa ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài, kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài Việc đưa ra khái niệm này trong tình hình hiện nay là điều cần thiết, đóng góp vào công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật dân sự nói chung, pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu được tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt

Nam với người nước ngoài trong những năm gần đây tại ba vùng miền trong

cả nước, đã phân tích, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

Thứ ba, luận văn đã đánh giá được những hệ luỵ, những vấn đề đặt ra của

thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài và đảm bảo quyền, lợi ích cho phụ nữ Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài

Bên cạnh ý nghĩa khoa học, luận văn cũng mang những ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư liệu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, tham khảo, góp

Trang 12

phần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài Đồng thời, kết quả nghiên cứu ngày cũng có thể được dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật, sử dụng trong các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, là tài liệu cho những người làm công tác xã hội hoặc các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về quan hệ kết hôn

có yếu tố nước ngoài…

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm kết hôn

1.1.1 Định nghĩa kết hôn

Từ xa xưa tới nay, hôn nhân là một trong những yếu tố không thể thiếu trong một xã hội, nó gắn kết giữa hai cá nhân khác giới với nhau cùng xây dựng nên một cuộc sống hạnh phúc ấm no Có thể hiểu, hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội hoặc tôn giáo một cách ngẫu nhiên và tự nhiên Hôn nhân là kết quả của một tình yêu nam nữ nhưng đôi khi cũng là kết quả của một cuộc hôn ước giữa hai gia đình hoặc hai dòng tộc… Dù là kết quả của những nguyên nhân gì đi nữa, hôn nhân vẫn là một mối quan hệ cơ bản trong một xã hội Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người đàn bà được gọi là vợ Ở một số nước trên thế giới, nhất là các nước Hồi giáo, họ vẫn thừa nhận hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ nhưng đồng thời cũng cho phép một người đàn ông thực hiện kết hôn với nhiều người đàn bà cùng một lúc (chế độ hôn nhân đa thê) Chế độ hôn nhân đa thê cũng có thời

kỳ được thừa nhận ở phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc … nhưng hiện nay đã bị bãi bỏ Ở một số bộ tộc hình thành từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh, chế độ đa phu cũng được tồn tại, theo đó một người đàn bà có thể chung sống với nhiều người đàn ông cùng một lúc Trong xu hướng hiện đại ngày nay, hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng được một số nước trên thế giới thừa nhận, họ thấy rằng sự khác biệt về giới tính không phải là điều kiện bắt buộc của hôn nhân Các nước Bắc Âu là nơi phát triển mạnh nhất của xu hướng này Riêng Hà Lan là nước đầu tiên đã thông qua đạo luật cho phép kết hôn giữa những người có cùng giới tính Ðối với xã hội phương Ðông, nhất là đối với xã hội Việt Nam, hôn nhân giữa những người cùng giới tính không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn nhưng cũng không được

Trang 14

pháp luật thừa nhận Mặc dù trên thế giới tồn tại nhiều hình thức hôn nhân khác nhau nhưng tựu trung lại, khi nhắc đến hôn nhân, có thể thấy, về mặt xã hội, sự kiện đánh dấu chính thức cho một cuộc hôn nhân đó là hình thức tổ chức lễ cưới Về mặt pháp luật, hôn nhân được thừa nhận giữa hai cá nhân với nhau thông qua việc đăng ký kết hôn

Như vậy, kết hôn là một sự kiện không thể thiếu trong việc xác lập quan

hệ hôn nhân Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trải qua các đạo luật về hôn nhân và gia đình như Luật HN&GĐ năm 1959 ; Luật HN&GĐ năm 1986 ; Luật HN&GĐ năm 2000 và đến nay là Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành có giải thích về kết hôn, theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm

2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với

nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

Với quy định của pháp luật nêu trên, có thể thấy rằng, kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam có những đặc điểm như sau :

Một là, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau

Đây là một trong những điều kiện để các bên có thể thực hiện kết hôn theo quy định, giới tính được xác lập quan hệ kết hôn phải là một nam và một nữ

có mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng với nhau Mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thể hiện ở các thủ tục như khai Tờ khai đăng ký kết hôn, cùng nhau tới cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền và cùng nhau mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc Ngay trong chính nội dung quy định của pháp luật, Luật HN&GĐ cũng không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính

Hai là, việc kết hôn phải tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết

hôn và đăng ký kết hôn Đây là điều kiện để được pháp luật thừa nhận và bảo

vệ quyền kết hôn của công dân Khi hai bên nam, nữ mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng với nhau và đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ thì các bên có thể đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Trang 15

Như vậy, kết hôn là một sự kiện pháp lý nhằm phát sinh quan hệ giữa vợ

và chồng, là thời điểm xác định quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau

và là cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích cho vợ, chồng trong mối quan hệ hôn nhân Mặc dù kết hôn là quyền nhân thân gắn với mỗi con người và được pháp luật thừa nhận nhưng để được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực hiện thì các cá nhân phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

1.1.2 Ý nghĩa của việc kết hôn

Dưới góc độ pháp lý, việc kết hôn của nam nữ là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, theo đó, quyền lợi về nhân thân của vợ chồng mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ, chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân Quyền lợi về tài sản sẽ hình thành khối tài sản chung, tài sản riêng của

vợ chồng khi phát sinh quan hệ hôn nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ Dưới góc độ xã hội, kết hôn là kết quả của một tình yêu nam nữ được xây dựng trên cơ sở sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng chia

sẻ buồn vui với nhau, là sự ra đời của những đứa trẻ, là nền tảng của gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc kết hôn đã trở nên phức tạp hơn khi có nhiều cuộc hôn nhân diễn ra chớp nhoáng, họ bằng mọi giá kết hôn với nhau nhưng cũng nhanh chóng tan giã vì những nguyên nhân không đáng có, hoặc cảm thấy không còn hòa hợp và không thể sống chung với nhau được nữa Bên cạnh đó, có một vài quốc gia trên thế giới, họ công nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính Những điều này đã làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc kết hôn bởi kết hôn là kết quả của tình yêu nam nữ, là kết quả của ý chí và sự tự nguyện đến với nhau trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, là sự ràng buộc lẫn nhau bởi trách nhiệm, bởi nghĩa vụ và sự yêu thương lẫn nhau… Chính những lối suy nghĩ hiện đại ngày nay đã khiến cho việc kết hôn diễn ra dễ dàng và cũng từ bỏ dễ dàng

Trang 16

Với những ý nghĩa về mặt pháp lý cũng như xã hội của việc kết hôn, kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng mang những ý nghĩa to lớn như thể hiện được quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, góp phần vào sự giao lưu phát triển các nền văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

1.2 Quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài

Nếu như giải thích: kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn thì kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu như sau :

Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với

nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Luật HN&GĐ năm 2014 chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về kết hôn có yếu tố nước ngoài mà chỉ đưa ra cách giải thích về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Cụ thể tại khoản 25 Điều 3 Luật HN&GĐ năm

2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan

hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” Với quy định của pháp

luật nêu trên, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bao gồm các quan hệ như sau : quan hệ kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài ; quan hệ giữa cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ; quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngoài ; quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài ; quan hệ ly hôn

có yếu tố nước ngoài Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có phạm vi rất rộng và nhiều nội dung Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài mà cụ thể là vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài Theo đó, các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp như sau :

Trang 17

Thứ nhất, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau cư trú tại Việt Nam Trong quan

hệ kết hôn này, một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài Công dân Việt Nam và người nước ngoài khi tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phải tuân thủ theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn Bên cạnh đó, nếu việc kết hôn được tiến hàng tại cơ quan nhà nước

có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn

Thứ hai, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng sự

kiện xác lập quan hệ kết hôn được thực hiện theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài

Như vậy, yếu tố nước ngoài được xác định trong quan hệ kết hôn căn cứ vào những tiêu chí sau:

Một là, căn cứ vào chủ thể: phải có ít nhất một trong các bên tham gia

quan hệ kết hôn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài Theo đó, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam đang làm ăn, cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

Hai là, căn cứ vào sự kiện pháp lý để xác lập quan hệ kết hôn theo pháp

luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài

Với phạm vi nghiên cứu về vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Dựa trên những giải thích về kết hôn, kết hôn có yếu tố nước ngoài, có

thể đưa ra khái niệm : Kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là

việc nam giới là người nước ngoài và nữ giới là công dân Việt Nam xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều

Trang 18

kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Theo đó, đối tượng tham gia quan hệ kết hôn này phải là nam giới người nước ngoài và nữ giới là công dân Việt Nam có mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng với nhau

Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có quy định riêng về vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài tiến hành tại Việt Nam, theo đó, tại

khoản 1 Điều 126 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: “ 1 Trong việc kết

hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn” Với quy

định này, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình.Tức là nam giới nước ngoài khi muốn kết hôn với công dân Việt Nam, họ cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo pháp luật nước họ Nữ giới là công dân Việt Nam cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014

Đặc biệt, khi hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, ngoài việc phải tuân thủ theo điều kiện kết hôn của pháp luật nước

họ, nam giới nước ngoài còn cần phải đáp ứng các điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định:

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”

Trang 19

Với quy định của pháp luật nêu trên, khi nam, nữ có mong muốn được kết hôn và chung sống với nhau, ngoài tình yêu giữa hai bên nam nữ, họ còn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định như sau :

Thứ nhất, về tuổi kết hôn Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con

người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân mình Độ tuổi kết hôn được hiểu là độ tuổi mà một người khi đạt đến độ tuổi đó, họ có quyền được xác lập quan hệ hôn nhân với một người khác giới Đối với các quốc gia khác nhau thì việc quy định độ tuổi kết hôn là khác nhau nhưng nhìn chung độ tuổi kết hôn thường được quy định là 18 tuổi,

có nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha

mẹ hoặc pháp luật của nước đó Việc quy định độ tuổi kết hôn không chỉ căn

cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ ở độ tuổi đó để đảm bảo con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực và trí tuệ mà còn đảm bảo cho việc hoàn thiện năng lực nhận thức cũng như năng lực hành vi của cá nhân, có khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập, đảm bảo cho cuộc sống độc lập về kinh tế, góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc Quan niệm của người xưa cho rằng nữ thập tam, nam thập lục nghĩa là nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi là đủ tuổi kết hôn Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, quan niệm của con người cũng dần thay đổi, việc quy định nam, nữ phải đạt đến độ tuổi nhất định mới được quyền kết hôn là dựa trên các nghiên cứu

về y học và khoa học, phải đến độ tuổi chín muồi, cá nhân phát triển đầy đủ

về mặt thể chất và tinh thần thì mới nên thiết lập quan hệ hôn nhân để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân sau này Pháp luật nghiêm cấm những trường hợp kết hôn dưới độ tuổi quy định bởi những người dưới độ tuổi đó đều trong tình trạng chưa hoàn thiện năng lực pháp luật và năng lực hành vi Khác với luật của nhiều nước, Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành không dự kiến bất kỳ một trường hợp nào mà nam hoặc nữ có thể được phép kết hôn một cách ngoại lệ khi chưa đạt độ tuổi quy định Tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thì nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi

Trang 20

trở lên Đây là điểm quy định mới tiến bộ hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000 khi chỉ quy định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên Quy định này đã khắc phục được sự không thống nhất giữa các quy định của pháp luật hiện hành như tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Theo

đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định độ tuổi mà cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình là cá nhân phải đủ mười tám tuổi trở lên Vì vậy, Luật HN&GĐ năm

2014 có sửa đổi độ tuổi nam, nữ khi kết hôn là một điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000, quy định mới này đã tạo sự thống nhất giữa quy định của

Bộ luật Dân sự 2015 và quy định của Luật HN&GĐ năm 2014

Thứ hai, sự tự nguyện của các bên nam, nữ Tự nguyện là sự thể hiện ý

chí tự bản thân mong muốn thực hiện, mong muốn được làm Tự nguyện của các bên nam, nữ trong việc kết hôn được hiểu là sự mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai bên, tự mình quyết định việc kết hôn của bản thân và thể hiện ý chí của chính mình muốn trở thành vợ chồng, có trách nhiệm với nhau suốt cuộc đời Việc kết hôn phải dựa trên ý chí của các bên nam, nữ mà không chịu sự chi phối hay tác động bởi bất cứ yếu tố nào khiến cho việc kết hôn xảy ra mà không theo ý chí và nguyện vọng của họ Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững Pháp luật quy định việc kết hôn phải có sự tự nguyện của hai bên nam, nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình khi thực hiện kết hôn Đây cũng là quy định cho thấy quyền con người luôn được đề cao và tôn trọng bởi con người sinh ra có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc Quyền được tự do lựa chọn hạnh phúc và thể hiện ý chí tự nguyện khi kết hôn là một trong những quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân Pháp luật cũng quy định việc xem xét ý chí tự nguyện của các bên được thể hiện thông qua các hành vi của các bên nam nữ Họ phải cùng nhau có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn để cùng nhau khai và nộp tờ

Trang 21

khai đăng ký kết hôn cho cơ quan có thẩm quyền Pháp luật không cho phép

cử người đại diện trong việc đăng ký kết hôn và cũng không cho phép những người kết hôn vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn Như vậy, sự tự nguyện của các bên nam nữ là cơ sở quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện ý chí của các bên trong việc cùng nhau chấp thuận những quyền lợi cũng như trách nhiệm với nhau trong quan hệ vợ chồng Pháp luật nghiêm cấm việc cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn và cản trở kết hôn bởi kết hôn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, mọi hành vi có dấu hiệu lừa dối, cưỡng ép, cản trở việc kết hôn pháp luật có những chế tài xử

lý nghiêm khắc quy định tại Bộ luật Hình sự

Thứ ba, người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự Năng lực

hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015) Theo đó, khi một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, họ có khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Họ đủ nhận thức được rằng việc kết hôn với một người là họ sẽ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương người sẽ là vợ, chồng của mình và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm

2015 quy định: “1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần ” Với quy định này, có thể hiểu người mất

năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và đã được Tòa án tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự Như vậy, đối với những trường hợp kết hôn khi một người mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác

mà họ không nhân thức được và không tự chịu trách nhiệm đối với những hành vi mà mình đang thực hiện, được Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân

Trang 22

sự theo quy định của pháp luật, họ không đáp ứng được điều kiện kết hôn Trên thực tế, có rất nhiều người mắc các bệnh tâm thần đến mức họ không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng người có quyền, lợi ích liên quan không yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, khi họ

có yêu cầu đăng ký kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn rất khó có thể nhận biết được người đó có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không Vì vậy, đối với những trường hợp nam, nữ đến làm thủ tục đăng ký kết hôn, trên cơ sở quan sát, nhận biết năng lực hành vi dân sự của cá nhân thông qua hành vi mà

cá nhân thực hiện, cơ quan đăng ký kết hôn nếu thấy nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bất thường thì yêu cầu giám định về sức khỏe tâm thần Như vậy, việc kết hôn đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, pháp luật quy định trường hợp, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015) và trường hợp, người hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015) Đối với hai trường hợp này, trong một hoàn cảnh nào đó,

họ vẫn có thể đủ tỉnh táo và nhận thức được hành vi của mình, việc pháp luật chỉ quy định những người mất năng lực hành vi dân sự không đủ điều kiện kết hôn mà không có quy định áp dụng đối với người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người hạn chế năng lực hành vi dân sự Đây là một vấn đề cần quan tâm bởi lẽ khi pháp luật chỉ quy định người mất năng lực hành vi dân sự không đủ điều kiện kết hôn thì trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu đáp ứng các điều kiện kết hôn khác thì họ vẫn có quyền kết hôn Điều này đang là một bất cập trong quy định của pháp luật, bởi có những cuộc sống hôn nhân được xác lập nhưng cuộc sống của họ như địa ngục khi người chồng nghiện các chất kích thích như rượu, bia… thường xuyên đánh đập vợ con những lúc không làm chủ được hành vi của bản thân Vì vậy, năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân là một trong những điều kiện quan trọng để xác định

Trang 23

chủ thể có khả năng thực hiện và đảm bảo được các nghĩa vụ thiêng liêng của

vợ chồng khi kết hôn

Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

Một là kết hôn giả tạo Kết hôn là kết quả của tình yêu nam nữ muốn gắn

bó và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng nên một gia đình hạnh phúc Việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên nam nữ, cùng chung ý nguyện muốn được trở thành vợ chồng của nhau Pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng hạnh phúc, duy trì giống nòi mà chỉ kết hôn nhằm một mục đích thương mại hay bất cứ một mục đích nào khác Kết hôn giả tạo có thể mang lại những hậu quả đáng tiếc, mục đích của hôn nhân không đạt được dẫn tới sự đổ vỡ trong hôn nhân

Hai là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng có vợ Pháp luật Việt

Nam quy định khi kết hôn nam nữ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Những người được quyền kết hôn phải là những người chưa có vợ

có chồng hoặc đã có vợ có chồng nhưng vợ hoặc chồng chết hay vợ chồng đã

ly hôn Pháp luật nghiêm cấm những người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhằm xóa bỏ chế độ đa thê Hôn nhân một vợ một chồng lấy tình yêu giữa nam và nữ làm cơ sở xác lập hôn nhân và lấy tình yêu làm cơ sở duy trì quan hệ hôn nhân Tuy nhiên đối với những trường hợp nam nữ lấy nhau nhưng không đăng kí kết hôn và chung sống với nhau như vợ chồng trong trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có

vợ, có chồng ở miền Nam nhưng khi tập kết ra Bắc lại lấy vợ, lấy chồng khác, trường hợp này vẫn được nhà nước công nhận hôn nhân thực tế và khuyến khích họ đi đăng ký kết hôn để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng đối với phụ nữ và trẻ em Để đảm bảo cho nguyên tắc kết hôn một vợ, một chồng; pháp luật đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, ví dụ như khi đăng kí kết

Trang 24

hôn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn phải xác minh tình trạng hôn nhân của các bên nam, nữ và chỉ tiến hành đăng kí kết hôn cho họ khi cả nam và nữ đều đang không có vợ, có chồng

Ba là, kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi ; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi ; cha chồng với con dâu ; mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Quy định

này không chỉ hạn chế các quan hệ hôn nhân đi ngược lại luân thường đạo lý, tránh sự loạn luân trong xã hội mà còn hạn chế các hậu quả suy thoái về giống nòi khi có các quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu về trực

hệ

Như vậy, nam, nữ muốn kết hôn với nhau, ngoài tình yêu nam, nữ, các bên còn phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn mới được pháp luật cho phép kết hôn và chung sống với nhau

Trong chương 1 – Luận văn đã trình bày và phân tích được một số vấn

đề liên quan đến việc kết hôn có yếu tố nước ngoài như khái niệm kết hôn; khái niệm kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài Luận văn cũng phân tích được trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện kết hôn như thế nào theo Luật HN&GĐ năm 2014, đây sẽ là căn cứ cho việc áp dụng pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam với người nước ngoài

Trang 25

Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Đánh giá chung

Trong những năm gần đây, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần Các quan

hệ về các vấn đề dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều Để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật chung, luật hôn nhân và gia đình

có yếu tố nước ngoài nói riêng Trong những năm gần đây, một loạt các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh trực tiếp về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài được ban hành như: Luật HN&GĐ năm 2000 nay đã được thay thế bằng Luật HN&GĐ 2014; Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành…Ngoài ra về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài còn được quy định và được điều chỉnh bởi các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã

kí kết và tham gia

Với sự điều chỉnh của pháp luật đã giúp cho các quan hệ kết hôn có yếu

tố nước ngoài có cơ sở pháp lý, đồng thời làm cho các quan hệ kết hôn có yếu

tố nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều Điều đáng lưu ý là các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong thời gian gần đây diễn ra rất phức tạp trên cả phương diện quy mô và tính chất Điều này thể hiện ở số lượng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng một cách đáng kể Qua tình hình nghiên cứu cho thấy:

Trang 26

* Nếu chia theo đối tượng kết hôn thì tình hình kết hôn giữa công dân

Việt Nam với người nước ngoài được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Nguồn: Báo cáo Sở Tư pháp các tỉnh gửi Bộ Tư pháp năm 2014-2015

Theo báo cáo thống kê năm 2014 về kết quả kết hôn có yếu tố nước

ngoài của Sở Tư pháp các tỉnh gửi Bộ Tư pháp về vấn đề kết hôn có yếu tố

nước ngoài có thể nhận thấy trong biểu đồ trên như sau:

Năm 2014, tổng số cặp kết hôn có yếu tố nước ngoài trên phạm vi cả

nước là 14.545 trường hợp kết hôn, trong đó trường hợp công dân Việt Nam

cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài là 6.904 trường hợp kết hôn,

trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định

cư ở nước ngoài là 6.641 trường hợp kết hôn, số còn lại chiếm số lượng khá ít thuộc các trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với

nhau và trường hợp người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài tại Việt

Nam Có thể nhận thấy, thực trạng đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp các tỉnh

trên phạm vi cả nước chủ yếu được thực hiện bởi các đối tượng đó là công

dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài và trường hợp

công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư

CDVN kết hôn NNN

Trang 27

ở nước ngoài Trong đó, số trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài chiếm số lượng lớn hơn so với công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

là 263 trường hợp, không có sự chênh lệch nhiều

Năm 2015, với số liệu báo cáo về kết quả kết hôn có yếu tố nước ngoài của các Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp (Kỳ báo cáo năm chính thức 2015 từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015), có thể thấy, số trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trên phạm vi cả nước có xu hướng tăng lên với tổng số trường hợp đăng ký kết hôn là 15.672 trường hợp, tăng 1.127 trường hợp so với năm 2014 Trong đó, trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài tăng lên đáng kể là 9.132 trường hợp, tăng 2.228 trường hợp so với năm 2014 Công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có xu hướng giảm mạnh so với năm 2014 là 5.230 trường hợp, giảm 1.411 trường hợp kết hôn Có thể thấy, xu hướng công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài đang ngày càng gia tăng, thể hiện ở sự gia tăng đáng kể của các trường hợp đăng ký kết hôn qua từng năm

Như vậy, với tình hình diễn biến gia tăng số lượng các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có thể nhận thấy xu hướng hội nhập quốc tế, giao lưu hợp tác quốc tế của nước ta đang được đẩy mạnh qua từng năm, mỗi năm lại có những sự thay đổi khác biệt Bên cạnh đó, nhận thức và tầm hiểu biết của người dân cũng được nâng cao, hướng tới một xã hội với sự giao lưu của nhiều nền văn hóa với các nước trên thế giới

Năm 2016 đánh dấu mốc thời gian có hiệu lực của Luật hộ tịch năm

2014, theo đó, pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài có những điểm mới, tiến bộ khiến cho việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện với nhiều thủ tục đơn giản hóa hơn Việc chuyển thẩm quyền đăng ký kết hôn từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xuống Ủy ban nhân dân cấp huyện là bước đột phá mới Năm 2016, báo cáo gửi Bộ Tư pháp với

Trang 28

số liệu thống kê kết quả đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên phạm vi cả nước, tính đến hết năm

2016 (từ 01/01/2016 đến 31/12/2016), tổng số trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh trên cả nước là 13.463 cặp thực hiện đăng ký kết hôn, có xu hướng giảm so với năm

2015 là 918 trường hợp kết hôn Trong đó, số người kết hôn là công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài là 13.306 người

Với số liệu thống kê nêu trên có thể nhận thấy, mặc dù số trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài trong phạm vi cả nước có sự biến động qua các năm, có thể tăng hoặc giảm số trường hợp kết hôn Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài thì liên tục tăng qua các năm, sự gia tăng này đang trở thành một xu thế của công dân Việt Nam định cư trong nước muốn kết hôn với người nước ngoài

* Nếu chia theo Quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng công dân Việt

Nam kết hôn với công dân nước ngoài nhiều nhất, có thể thống kê theo biểu

Trang 29

Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài có sự khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Nhìn vào biểu đồ thống kê nêu trên

có thể thấy, chủ yếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện giữa công dân Việt Nam kết hôn với các công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ, Trung Quốc (Đài Loan) và quốc gia và vùng lãnh thổ khác

Năm 2014, trong tổng số trường hợp kết hôn trong phạm vi cả nước là 13.312 trường hợp kết hôn thì có tới 4.726 số trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ, 3.194 số trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) và 3.976 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác Còn đối với các quốc gia như Canada, Trung Quốc (Đại lục), Hàn Quốc, số trường hợp kết hôn chiếm số lượng ít hơn các quốc gia khác như Canada là 521 trường hợp, Trung Quốc (Đại lục) là 185 trường hợp và Hàn Quốc là 709 trường hợp

Năm 2015, số trường hợp kết hôn trong phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng với số trường hợp kết hôn là 14.423 trường hợp, tăng 1.111 trường hợp so với năm 2014 Trong đó, số trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc (Đại lục), Trung Quốc (Đài Loan), Hàn Quốc , quốc gia và vùng lãnh thổ khác có xu hướng biến động, chủ yếu là sự gia tăng số trường hợp kết hôn so với năm 2014 Cụ thể, số trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) tăng 600 trường hợp so với năm 2014 với số lượng là 3.794 trường hợp Ở Hoa Kỳ, có 5.010 trường hợp, tăng 284 trường hợp so với năm 2014 Các quốc gia còn lại có sự gia tăng chậm và khoảng cách chênh lệch cũng không nhiều so với năm 2014 Tại quốc gia và vùng lãnh thổ khác có xu hướng giảm nhẹ từ 3.976 trường hợp năm 2014 xuống còn 3.971 trường hợp năm 2015

Trang 30

Có thể thấy, hầu hết những công dân Việt Nam có xu hướng kết hôn với người nước ngoài tại các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan… bởi những

lý do như có sự đồng điều trong nền văn hóa, lịch sử; pháp luật của các quốc gia này về kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng có sự đơn giản hóa và không rườm rà về mặt thủ tục Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy, hầu hết các quốc gia này, những người đàn ông không có trình độ học vấn cao hoặc kinh tế không khá giả, họ khó có thể tìm kiếm một người vợ trên đất nước họ nên họ

có xu hướng và mong muốn tìm được những người vợ ở đất nước khác, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam

*Nếu chia theo Giới tính cư trú trong nước trong quan hệ kết hôn với

người nước ngoài, có thể nhận thấy có sự chênh lệch khá nõ nét qua biểu đồ dưới đây:

Nguồn: Báo cáo Sở Tư pháp các tỉnh gửi Bộ Tư pháp năm 2014-2015

Nhìn vào biểu đồ nêu trên, có thể thấy:

Năm 2014, trong tổng số 13.571 trường hợp kết hôn trong phạm vi cả nước thì có 11.243 trường hợp kết hôn có đối tượng nữ là công dân Việt Nam

cư trú ở trong nước kết hôn với người nước ngoài Còn lại chỉ có khoảng

Trang 31

2.328 trường hợp nam giới là công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài

Năm 2015, số trường hợp kết hôn trong phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng từ 13.571 trường hợp lên đến 14.474, tăng 903 trường hợp kết hôn, trong đó, cứ gia tăng về số lượng các trường hợp kết hôn thì trường hợp nữ công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài cũng có

xu hướng gia tăng liên tục, tăng 781 trường hợp so với năm 2014 là 12.024 trường hợp trong khi giới tính nam có xu hướng tăng nhẹ trong một năm từ 2.328 trường hợp lên 2.450 trường hợp, tăng 122 trường hợp

Với sự chêch lệch khá lớn về khoảng cách giữa giới tính nam và nữ khi tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, có thể nhận thấy, xu hướng phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng

Với tình hình kết hôn theo các số liệu nêu trên, phải chăng các cô gái Việt Nam đã không còn tìm thấy sự hòa hợp đồng điệu với những người đàn ông Việt Nam, họ muốn tìm đến những người đàn ông ở đất nước khác Hay

do những người đàn ông ở đất nước khác có những điểm gì khiến nhiều cô gái Việt Nam muốn được xác lập quan hệ vợ chồng hoặc có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới sự chênh lệch như kết quả nghiên cứu nêu trên

2.1.2 Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại các vùng miền

Qua việc nghiên cứu, đánh giá tình hình chung công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trên phạm vi cả nước, có thể nhận thấy, tỷ lệ giới tính nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam luôn chiếm đa số trong các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài và gia tăng liên tục qua các năm Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa ở nhiều vùng miền có sự khác nhau nên việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nhiều vùng miền cũng có sự khác nhau Cụ thể :

Trang 32

2.1.2.1 Khu vực Miền Bắc

Khu vực Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên,

Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La Với địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, sự giao lưu phát triển kinh tế còn chậm, mật độ dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí vẫn chưa được nâng cao nên việc tiếp cận pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế Có thể thấy trong những năm qua, tình hình các cô gái dân tộc có xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng đáng kể Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác kết hôn có yếu tố nước ngoài của Sở Tư pháp các tỉnh gửi Bộ

Tư pháp trong hai năm trở lại đây, từ năm 2014 đến năm 2015, tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực Tây Bắc Bộ ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm Cụ thể, năm 2014, tại địa bàn tỉnh Lào Cai, số trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là 14 trường hợp trong đó, trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước kết hôn với người nước ngoài chiếm tới 12 trường hợp, 2 trường hợp còn lại là công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài Tại địa bàn tỉnh Yên Bái, số trường hợp kết hôn là 15 trường hợp, trong đó, có tới 14 trường hợp là công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài

Từ năm 2016, với việc thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, số trường hợp kết hôn tại các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ có xu hướng gia tăng nhưng không đáng kể, mỗi năm chỉ tăng lên 3 – 5 trường hợp mỗi tỉnh Điều đáng chú ý ở đây, theo số liệu thống kê cho thấy, đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ giới tính nữ là công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài luôn chiếm đa số Như ở Lào Cai, trong số 14 trường hợp kết hôn thì có 11 trường hợp kết hôn nữ giới là công dân Việt Nam cư trú trong nước Yên Bái có 15 trường hợp thì cả 15 trường hợp là nữ giới kết hôn với nam giới là người nước ngoài… Nhìn chung, tỷ lệ

nữ giới là công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có xu hướng chiếm đa số Các nước mà phụ nữ Việt Nam hướng tới kết hôn là nam giới

Trang 33

tại các quốc gia Trung Quốc (Đài Loan); Hàn Quốc… và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác Có thể hiểu được phần nào lý do các cô gái Việt Nam chủ yếu kết hôn với người Trung Quốc (Đài Loan); Hàn Quốc là do sự tiếp giáp

vị trí địa lý cũng như sự giao lưu về văn hóa và kinh tế đang được thúc đẩy giữa các quốc gia Đồng thời, nhu cầu tìm kiếm những người vợ Việt Nam của những người nam giới nước ngoài tại các đất nước này cũng ngày càng nhiều

Khu vực Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn,

Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh Các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ với dân cư đông đúc hơn, có những nơi, nền kinh tế và trình độ dân trí cũng được nâng cao, đặc biệt có Quảng Ninh là nơi phát triển khá mạnh về lợi thế du lịch nên sự xuất hiện của nhiều người nước ngoài đến tham quan, du lịch hay sinh sống là điều dễ hiểu Cũng theo báo cáo của hai năm liên tiếp từ 2014 đến 2015 của Sở Tư pháp các tỉnh và báo cáo về kết quả kết hôn có yếu tố nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Bộ Tư pháp năm 2016, nhìn chung, số lượng các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài tại các tỉnh có sự biến động, thay đổi qua các năm, đặc biệt

ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh là nơi có số trường hợp kết hôn với người nước ngoài chiếm số lượng cao hơn so với các tỉnh còn lại trong khu vực Tỷ lệ nữ giới là công dân Việt Nam cũng chiếm đa

số trong các trường hợp kết hôn Như Thái Nguyên có 48 trường hợp thì có

45 trường hợp là nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, Phú Thọ có 136 trường hợp thì có 122 trường hợp là phụ nữ Việt Nam; Bắc Giang

có 144 trường hợp thì 143 trường hợp là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước, Quảng Ninh có 148 trường hợp thì có 129 trường hợp là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước

Khu vực Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam,

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc Có thể nói, khu vực đồng bằng sông Hồng là trung tâm phát

Trang 34

triển kinh tế với sự giao lưu của nhiều vùng miền, thu hút nhiều sự di cư từ các khu vực khác đến sinh sống khiến cho mật độ dân cư khá đông đúc Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực này cũng trở nên sôi nổi hơn, số trường hợp kết hôn khá lớn, trong đó phải kể đến Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng Mỗi năm ở các tỉnh, thành phố này đều có trên 400 trường hợp kết hôn với người nước ngoài và liên tục tăng qua các năm Tỷ lệ nữ giới là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước kết hôn với người nước ngoài chiếm đa số trong các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố Tại Hà Nội, kể từ khi áp dụng quy định pháp luật theo Luật Hộ tịch năm

2014, chuyển thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, theo số liệu thống kê năm 2016, số trường hợp kết hôn là

406 trường hợp trong đó có 403 trường hợp là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài; Hải Dương có 503 trường hợp thì có tới

345 trường hợp là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài; Hải Phòng có 495 trường hợp thì cả 495 trường hợp đều là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài Phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước chủ yếu kết hôn với các công dân tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc (Đài Loan), Hàn Quốc…Như tại Hải Phòng, trong số

495 trường hợp kết hôn thì có 35 trường hợp kết hôn với công dân Hoa Kỳ,

33 trường hợp kết hôn với công dân Canada, 11 trường hợp kết hôn với công dân Trung Quốc (Đại Lục), 94 trường hợp kết hôn với công dân Trung Quốc (Đài Loan), 99 trường hợp kết hôn với công dân Hàn Quốc và 223 trường hợp còn lại kết hôn với công dân tại quốc gia và vùng lãnh thổ khác

Với số liệu thống kê tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực miền Bắc nêu trên, có thể nhận thấy, thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với người nước ngoài đặc biệt là phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài diễn ra khá phổ biến trên nhiều địa bàn tỉnh, thành phố, xu hướng muốn lấy chồng ngoại của nhiều cô gái Việt Nam ngày càng

Trang 35

trở nên phổ biến hơn không chỉ ở các tỉnh vùng đồng bằng mà miền núi trung

du cũng có xu hướng ngày càng nhiều hơn

2.1.2.2 Khu vực Miền Trung

Miền Trung được chia làm ba tiểu vùng nhỏ trong đó Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng Ở khu vực miền Trung, tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng có sự biến động, ở hầu hết các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ số trường hợp kết hôn đều có xu hướng tăng qua các năm nhưng không có sự gia tăng đột biến Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, số trường hợp đăng ký kết hôn có

sự gia tăng đáng kể như ở Thanh Hóa năm 2015 là 105 trường hợp kết hôn đến năm 2016, số trường hợp kết hôn đã tăng lên 122 trường hợp; Nghệ An từ

171 trường hợp tăng lên 211 trường hợp; Thừa Thiên Huế có số lượng trường hợp kết hôn chiếm tỉ lệ cao trong khu vực, năm 2015 là 380 trường hợp đến năm 2016 tăng lên 405 trường hợp Trong đó, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam cư trú ở trong nước kết hôn với người nước ngoài chiếm tới 90% số trường hợp kết hôn theo thống kê

Đối với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, là khu vực có những tỉnh nằm

trong vùng trọng điểm kinh tế của miền Trung với sự giao lưu phát triển kinh

tế với nhiều vùng miền và nhiều quốc gia Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực này có sực chênh lệch giữa các tỉnh Theo số liệu thống kê năm 2016 của Phòng Tư pháp các huyện gửi Bộ Tư pháp thì Khánh Hòa là một trong những tỉnh có số lượng trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài cao nhất trong khu vực là 398 trường hợp, tiếp đó là Bình Thuận có 294 trường hợp

Tại khu vực Tây Nguyên, có tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có số lượng trường

hợp kết hôn cao nhất vùng là 187 trường hợp, trong đó, số trường hợp phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài chiếm đa số trong các trường hợp nêu trên

Trang 36

Như vậy, so với các năm trở về trước, tình hình kết hôn tại khu vực miền Trung có sự gia tăng về số lượng trường hợp kết hôn Các quốc gia và vùng lãnh thổ có công dân kết hôn với phụ nữ Việt Nam hầu như không có sự thay đổi nhiều, chiếm đa số vẫn là các nước như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc…

2.1.2.3 Khu vực Miền Nam

So với các khu vực miền Bắc và miền Trung, khu vực miền Nam là nơi

có tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài diễn ra khá sôi nổi và chiếm tỷ lệ cao so với các vùng miền trong cả nước Trong những năm gần đây, từ 2014 đến năm 2016, số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có

xu hướng biến động qua từng năm, nhìn chung là sự gia tăng số trường hợp kết hôn nhưng không có sự gia tăng đột biến ở các tỉnh trong khu vực Theo

số liệu thống kê của các Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp trong 2 năm liên tiếp

2014 -2015, hàng năm, tại khu vực miền Nam có trên 10.000 trường hợp đăng

ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng trên 70% số trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài trong phạm vi cả nước Điều đáng nói, trong số các trường hợp kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là phụ nữ Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, số lượng này chiếm hơn 95% trường hợp kết hôn Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố có số lượng kết hôn với người nước ngoài cao nhất cả nước Năm 2016, với việc thực hiện quy định mới của Luật Hộ tịch năm 2014, chuyển thẩm quyền đăng ký kết hôn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, với số liệu thống kê năm 2016, cả thành phố có 2.468 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó có tới 2.227 trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài và 235 trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài Đồng Nai có tới 1.071 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài theo số liệu thống kê năm 2016, trong đó có 643 trường hợp công dân Việt

Trang 37

Nam kết hôn với người nước ngoài và 428 trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo số liệu báo cáo của Sở Tư pháp các tỉnh, công dân Việt Nam cư trú trong nước chủ yếu kết hôn với công dân tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc(Đài Loan)… Ở thành phố Hồ Chí Minh, số công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kỳ là 1.075 trường hợp, Canada là 150 trường hợp, Trung Quốc (Đài Loan) là 246 trường hợp và Hàn Quốc là 52 trường hợp, còn lại là quốc gia và vùng lãnh thổ khác Tại Đồng Nai, số lượng công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kỳ là 553 trường hợp và công dân Hàn Quốc là 296 trường hợp Cần Thơ, trong tổng số 681 trường hợp kết hôn thì có tới 439 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân Đài Loan… Việc thống kê số liệu tỷ lệ kết hôn theo giới tính có thể nhận thấy, hầu hết các trường hợp kết hôn với người nước ngoài, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài luôn chiếm đa số (95%) so với nam giới Ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh, trong tổng số 2.468 trường hợp kết hôn thì có tới 2.050 trường hợp là nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài Đồng Nai có tới 935 trường hợp nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trong tổng số 1.071 trường hợp Thành phố Cần Thơ, số trường hợp nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là 700 trường hợp trong tổng số 743 trường hợp…(theo số liệu thống kê năm 2016)

Như vậy, có thể nhận thấy, việc kết hôn với người nước ngoài của phụ

nữ Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều khu vực Nếu như những năm trở về trước, tình hình đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài phổ biến diễn ra ở các tỉnh miền Tây với số lượng các trường hợp kết hôn chiếm đa số trên phạm vi cả nước thì hiện nay, tình hình kết hôn này cũng được lan rộng ra các vùng miền trên cả nước, mặc dù ở các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Trung chiếm số lượng không cao nhưng đã khẳng định pháp luật HN&GĐ có yếu tố nước ngoài đã và đang tiếp cận đến gần công dân hơn, thấy được sự nâng cao nhận thức của công dân Việt Nam

Trang 38

nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong việc mở rộng giao lưu văn hóa

và lựa chọn hạnh phúc cả đời cho chính mình

2.1.3 Nguyên nhân gia tăng việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Với tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trong phạm vi cả nước đang có xu hướng biến động, liên tục tăng về số trường hợp kết hôn như hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc kết hôn giữa phụ

nữ Việt Nam với người nước ngoài gia tăng như hiện nay

Có một thực tế không thể phủ nhận là có nhiều trường hợp việc kết hôn với người nước ngoài xuất phát từ tình yêu thực sự Kết hôn vì tình yêu chân chính tạo ra nhiều điểm tích cực, nó tạo ra sự đan xen, sự tiếp cận đa dạng văn hoá, tạo điều kiện để giao lưu học hỏi, tuy nhiên, cũng còn nhiều trường hợp việc kết hôn không xuất phát từ tình yêu thực sự, mà có nhiều lý do dẫn đến những cuộc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, kết hôn vì mục đích kinh tế Do hoàn cảnh gia đình khó khăn,

xuất thân từ những vùng có điều kiện kinh tế chậm phát triển, những cô gái Việt Nam không được học hành, phải bươn trải để kiếm sống, không có nghề nghiệp ổn định nên họ có mong muốn được lấy chồng nước ngoài với ước mong “ đổi đời” được sống cuộc sống hạnh phúc hơn, giàu có hơn và giúp đỡ được cho gia đình trong lúc khó khăn

Thứ hai, kết hôn vì trào lưu Ở những vùng miền có tỷ lệ phụ nữ Việt

Nam kết hôn với người nước ngoài liên tục gia tăng, những cô gái trẻ vì chưa nhận thức được đầy đủ, chưa thấy được những hệ lụy, những rủi ro của việc lấy chồng nước ngoài Họ chỉ thấy những bạn bè, những người thân sau khi kết hôn với người nước ngoài về nước ăn mặc sang trọng, hào phóng đã khiến cho bộ phận phụ nữ nông thôn bị ảnh hưởng, chạy theo xu hướng lấy chồng nước ngoài để được sang nước ngoài sinh sống giống như nhiều phụ nữ Việt Nam khác, họ chấp nhận vội vã kết hôn để theo trào lưu cho bằng chị bằng

Trang 39

em Đây là bộ phận có nhận thức kết hôn lệch lạc, làm mất đi giá trị của hôn nhân khiến cho hôn nhân dễ đổ vỡ, không hạnh phúc

Thứ ba, kết hôn vì môi giới hôn nhân Những cá nhân, tổ chức môi giới

hôn nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ Họ có những chiêu trò và những đường dây khép kín cho hoạt động môi giới hôn nhân Các cá nhân, tổ chức môi giới thường tìm đến những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, họ giới thiệu và vẽ ra tương lai cho những cô gái đang có mơ ước đổi đời, họ dụ dỗ, lôi kéo các cô gái trẻ, có ngoại hình ưa nhìn đưa lên thành phố nuôi ăn ở để có cơ hội giới thiệu với người nước ngoài có mong muốn lấy vợ Việt Nam Bên cạnh đó, chúng còn thực hiện nhiều thủ đoạn như cho gia đình nạn nhân vay tiền để trang trải cuộc sống và ép phải cho con gái lấy chồng nước ngoài theo môi giới của bọn chúng Trước những thủ đoạn tinh vi và lừa gạt của các các nhân, tổ chức môi giới, những cô gái trẻ nhẹ dạ

cả tin đã không thể thoát khỏi những cuộc hôn nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro trước mắt Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các cô gái Việt Nam sau khi lấy chồng nước ngoài có cuộc sống khá giả hơn, họ trở về Việt Nam và lôi kéo những cô gái trẻ đi theo con đường lấy chồng nước ngoài để đổi đời Thực tế này đã khiến cho những vùng nông thôn ngày càng vắng bóng những cô gái trẻ, số vụ kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ngày càng tăng lên đáng kể

Không chỉ vậy, pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài còn nhiều quy định lỏng lẻo cả về thủ tục đăng ký kết hôn cho đến chế tài xử phạt đối với những đường dây môi giới hôn nhân bất hợp pháp Đây là những kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức môi giới hôn nhân lợi dụng để luồn lách pháp luật nhằm thực hiện đăng ký kết hôn cho phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài

Thứ tư, kết hôn vì nhiều nguyên nhân khác Ngoài những phụ nữ Việt

Nam kết hôn với người nước ngoài mong muốn đổi đời thì cũng có những phụ nữ Việt Nam kết hôn với mong muốn được sang nước ngoài sinh sống, được xuất khẩu lao động, được đi máy bay một lần, được tiếp xúc với văn hóa

Ngày đăng: 24/11/2018, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w