Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Kỹ thuật nuôi gà con từ 0-6 tuần tuổi Chuẩn bị dụng cụ úm gà - Quây úm gà: +Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà). +Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng. - Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10cm. - Dụng cụ sưởi ấm +Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có chao công suất 100 W. +Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc). - Máng ăn, máng uống: +Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây. +Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con. +Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con. Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con - Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần, mùa đông xuân sau 3-4 tuần thì bỏ quây. - Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm. Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn. - Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza. - Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống. - Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sửoi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp. + Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh. + Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng. + Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán Thức ăn và cách cho ăn
KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Kỹ thuật nuôi gà con từ 0-6 tuần tuổi Chuẩn bị dụng cụ úm gà - Quây úm gà: +Dùng cót ép cao 45cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà). +Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng. - Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10cm. - Dụng cụ sưởi ấm +Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có chao công suất 100 W. +Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc). - Máng ăn, máng uống: +Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây. +Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con. +Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con. Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con - Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25 con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần, mùa đông xuân sau 3-4 tuần thì bỏ quây. - Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm. Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn. - Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza. - Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống. - Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sửoi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp. + Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh. + Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng. + Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán Thức ăn và cách cho ăn - Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí. Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm. - Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm dạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10- 15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn. - Chế độ ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí. - Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng. Quản lý đàn gà - Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn. - Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tượng khác thường. - Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y .) hàng ngày. Vệ sinh phòng bệnh - Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng. - Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch. Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt Nên lựa chon thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như dịp lễ tết, mùa cưới). Lịch tiêm phòng Tuổi Văcxin và thuốc phòng bệnh Cách sử dụng 1-4 ngày đầu Thuốc bổ như vitamin B1, B-Complex Cho gà uống 5 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 1) Nhỏ vào mắt, mũi 7 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 1 Văcxin Đậu gà Nhỏ vào mắt, mũi Chủng vò màng cánh 10 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 1 Tiêm dưới da cổ 15 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro (lần 2) Nhỏ vào mắt, mũi 25 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 21 Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn Nhỏ vào mắt, mũi Trộn vào thức ăn tinh 40 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 2* Tiêm dưới da cổ 2 tháng tuổi Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh gà Rù Tiêm dưới da 1-3 tháng tuổi Thuốc phòng bệnh cầu trùng Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn 2 tháng tuổi Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng Tiêm dưới da 2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi Tẩy giun Bệnh cúm trên gia cầm NGUYEN NHÂN : Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng. - Có 3 thể lâm sàng phổ biến: a.Cúm có tính sinh bệnh cao: - Tử số cao có thể 100%. - Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng ở đầu. Mồng, mào, tích tím bầm. Tiêu chảy phân xanh. - Sau 3 ngày mắc bệnh, một số con còn sống sẽ có các biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh hoặc đi xoay vòng. - Trên những loài gia cầm non cái chết xẩy ra thình lình mà không có triệu chứng gì trước đó. b. Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa: - Bệnh số cao, tử số có thể 50-70%. - Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược. c. Cúm có tính sinh bệnh thấp: - Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ. - Xù lông, giảm ăn, giảm uống. BỆNH TÍCH: - Tím bầm và thủy thủng ở đầu. - Có bọng nước và lở loét ở mào gà. - Phù thủng quanh hốc mắt. Thủy thủng bàn chân gà. - Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. - Máu xuất hiện quanh lổ huyệt. - Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết. - Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi. - Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết. - Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM: a.Ở các vùng, trại có dịch: - Tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt. Dọn sạch phân, chất độn chuồng. - Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh. - Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ, áo, quần, ủng, kính che mắt, găng tay, khẩu trang… - Không tự ý nuôi gia cầm, thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng. - Sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB. b.Ở vùng, trại chưa có dịch: -Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm. - Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm, thủy cầm từ các vùng có dịch. - Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại. - Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại. -Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại (3 ngày/1 lần), dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB. -Tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nhất là vitamin C và các chất điện giải có trong VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống Bệnh Newcastle (bệnh dịc tả gà giả) NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxoviridae. [http://agriviet.com] TRIỆU CHỨNG: -Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày trong điều kiện thí nghiệm, 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. a.Thể quá cấp tính: chết trong 24-48 giờ với những triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… b.Thể cấp tính: - Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng và tích gà. - Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, thở khó và càng nặng hơn khi tích tụ dịch viêm trên đường hô hấp-gà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt. - Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi bệnh sau một thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…) (hình 1) và sự bất thường về đẻ trứng. c.Thể bán cấp tính và mãn tính: diễn biến trong thời gian dài và những biểu hiện chung biến mất hay thầm lặng, biểu hiện xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi (hình 2). Có thể liệt nhẹ nhưng không có triệu chứng về tiêu hóa. BỆNH TÍCH: - Viêm túi khí, viêm màng kết hợp mắt và viêm phế quản. - Khí quản bị viêm và xuất huyết. Viêm túi khí dày đục chứa casein. - Ruột có những vùng xuất huyết hay hoại tử định vị chủ yếu ở nơi tạo lympho thường ở hạch amydale manh tràng. -Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết trên bề mặt BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Đây là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra. - Chủng ngừa vaccin Newcastle theo đúng liệu trình. - Không mua gà bệnh từ nơi khác về để tránh lây lan. - Vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng 1 trong 2 chế phẩm ANTIVIRUS-FMB hoặc PIVIDINE -Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress. Bệnh Gumboro NGUYÊN NHÂN: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp [http://agriviet.com]TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh ngắn từ 2-3 ngày. - Bệnh xuất hiện một cách thình lình và mãnh liệt với triệu chứng đầu tiên là gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông. - Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20% BỆNH TÍCH: - Xác chết khô, cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat. - Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi, lông xơ xác, chân khô. - Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau. - Lách lúc bắt đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó thì bất dưỡng. - Ở ngày thứ ba sau khi nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước và trọng lượng. Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 2-3 lần thể tích bình thường. Ơ ngày thứ năm, những bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước rồi bắt đầu bất dưỡng. Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1/3-1/6 trọng lượng túi Fabricius bình thường BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Chủ yếu phòng bệnh bằng vaccin theo đúng lịch, định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB với liều 2-3ml/1 lít nước. - Thường xuyên bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh. - Bệnh do virus không có thuốc đặc trị. Khi bệnh đã nổ ra cần thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế tỉ lệ chết: + Cách ly gia cầm bệnh và gia cầm khỏe mạnh. + Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôI bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB +Bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa stress, mất nước, mất chất điện giải Bệnh Marek NGUYÊN NHÂN: Do virus herpes gây nên thuộc họ Herpesviridae, rất lây truyền chuyên biệt trên gà, bệnh xảy ra chủ yếu trên Gà thịt TRIỆU CHỨNG: Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh 3-4 tuần. a. Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn. Không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. - Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước khi chết. - Bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng. Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh. Uể oải, nhạt màu mồng và tích gà. - Giảm tỉ lệ đẻ. b. Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi. - Đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt. Cánh xả xuống một hoặc hai bên. Một số có hiện tượng viêm mắt, viêm mống mắt, dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt. - Gà trống suy giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm đẻ BỆNH TÍCH: *Thể cấp tính: - Khối u là bệnh tích chủ yếu, tất cả các cơ quan (buồng trứng, dịch hoàn, gan, thận, da, phổi, cơ, dây thần kinh ngoại biên) đều có thể phát triển khối u. - Gan, lách sưng to hơn so với bình thường, nhạt màu, bở. - Trường hợp khối u ở gan làm gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám. - Trường hợp khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột sẽ làm các tổ chức này dầy lên. - U ở cơ làm tổ chức cơ dày lên, mặt cắt khối u có màu trắng xám. *Thể mãn tính: - Bệnh tích ở dây thần kinh hông, thần kinh cánh: sưng to gấp 4-5 lần so với bình thường, thủy thủng, mất màu vân óng ánh. - Mắt: biến đổi màu sắc mống mắt, biến dạng con ngươi BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Đây là bệnh do virus gây ra, do đó không có thuốc đặc trị. Vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh. - Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh, tách riêng gà bệnh và gà khỏe, để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới, không nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà bệnh. - Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống, gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh. - Hàng ngày quét, nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông. - Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con. Nuôi riêng gà con và gà mái đẻ. - Sát trùng trứng, cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus. - Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB theo tỉ lệ 2-3ml/1 lít nước, phun ướt bề mặt. -Bổ sung VITAMIN C-SOL với liều 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C với liều 1g/1 lít nước giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (I Căn bệnh - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (I là bệnh đường hô hấp cấp tính, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao ở gà con dưới 1 tháng tuổi, và giảm đẻ mạnh ở gà mái đẻ. - Bệnh do một loại virus thuộc nhóm Myxovirus gây nên. Triệu chứng Gà dưới một tháng tuổi: - Bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở khò khè, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng rít, chảy nước mũi, nước mắt. - Gà con tiêu chảy nặng, phân loãng trắng. - Gà thường tụm lại thành từng đám quanh đèn sưởi, tỷ lệ chết cao ở những đàn không có kháng thể mẹ truyền. Gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ trứng: - Gà chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, gà há mỏ thở. - Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước. - Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, giảm tới 70% và kéo dài hàng tháng. - Trứng dễ vỡ, vỏ trứng mỏng, sần sùi, méo mó - Trong một vài trường hợp bệnh kéo dài sau 1- 2tuần đàn gà tự khỏi Bệnh tích - Bệnh tích tập chung chủ yếu ở đường hô hấp: phế quản, khí quản xuất huyết thành từng vệt dài hoặc xuất huyết điểm, có nhiều chất nhầy bên trong khí quản. - Túi khí viêm dày đục, xuất huyết hoặc có bã đậu, bệnh thường ghép với CRD nên rất khó phân biệt. - Thận viêm sưng, phù, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng. - Đối với gà đẻ, bệnh tích trên đường hô hấp không đặc trưng nhưng buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, tỷ lệ đẻ giảm mạnh. - Thận sưng to hoặc xuất huyết, hoại tử, thận chứa đầy Urate rất đặc trưng. Phòng bệnh Bước 1 - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, che bạt ngược để đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi - Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, 100gr/1m2 chuồng nuôi - Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi. Bước 2 Vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Dùng vaccin theo lịch sau: Ngày tuổi Loại vaccin Cách dùng 5 MEDIVAC IB-ND Nhỏ mắt, mũi 21 MEDIVAC IB-ND Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống Bước 3 - UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải. - DOXYCIP 20% liều100gr/ 2tấnTT/ngày, liên tục 3ngày. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, dùng liên tục. Xử lý khi sảy ra dịch: Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh IB, trong trường hợp xảy ra bệnh dùng các loại thuốc trợ lực bổ sung vitamin, điện giải, và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn kế phát. - UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày - HEPATOL liều1ml/1lít nước uống, nhằm giải độc, tăng cường chức năng gan, thận - MG-200 100gr/1tấn TT/ngày, liên tục 3-5ngày, phòng nhiễm khuẩn kế phát Bệnh báng nước Căn bệnh - Bệnh báng nước xảy ra quanh năm nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. - Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chăm sóc, quản lý kém, đặc biệt trong giai đoạn úm, không đủ nhiệt, kém thông thoáng, thiếu oxy và hàm lượng khí độc cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh. - Khi gà đã mắc bệnh rồi thì việc điều trị hầu như không có kết quả. Triệu chứng - Triệu chứng của bệnh báng nước tuỳ thuộc vào mức độ bệnh - Thông thường tỷ lệ bệnh khoảng 0,5-1%, gà mắc bệnh từ rất sớm nhưng biểu hiện bệnh rõ vào giai đoạn 5-25 ngày tuổi, đôi khi trước khi xuất thịt mới phát hiện bệnh, gà kém ăn, chậm chạp, sệ bụng do tích nước trong xoang bụng. - Gà thường chết do bội nhiễm với các vi khuẩn gây bệnh khác như bệnh cầu trùng, bệnh E.coli, bệnh CRD . - Trong một số trường hợp bệnh nặng tỷ lệ bệnh lên tới 10-20%, đàn gà này dễ mắc các bệnh như cầu trùng, E.coli, CRD, dẫn tới tỷ lệ chết rất cao, tiếp tục nuôi đàn gà này sẽ tốn kém về thuốc điều trị bệnh, tiêu tốn thức ăn cao, không có hiệu quả kinh tế. Bệnh tích - Gà bệnh thường gầy, nhưng bụng lại rất to do tích nước - Vùng da bụng gần hậu môn thâm tím, hoặc tím xanh, da mỏng, ít lông, dễ dính bẩn do bụng nặng thường tiếp xúc với nền chuồng. - Khi mổ khám, trong xoang bụng chứa đầy nước dịch mầu vàng, đôi khi lẫn máu, nhiều trường hợp phát hiện thấy có bã đậu, màng fibrin, sợi huyết lợn gợn như thạch lẫn trong nước dịch. - Nếu ghép với bệnh E.coli thì thấy rõ lớp màng trắng hoặc vàng bao phủ toàn bộ phủ tạng rất đặc trưng. - Ngoài ra còn thấy gan, mật sưng to, sung huyết hoặc thoái hoá trắng, thận sưng to, có xuất huyết. - Màng bao tim bị viêm có mủ, các túi khí bị hoại tử, viêm dính. Phòng bệnh Bước 1: Vệ sinh - Vệ sinh phòng bệnh tốt, chuẩn bị chuồng úm phải sạch sẽ, ấm, thoáng khí, bật đèn sưởi ấm trấu trước khi đưa gà vào úm. - Nên có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. - Tăng nhiệt độ về mùa đông bằng cách thêm bóng đèn hoặc tăng thêm nguồn nhiệt chứ không đậy kín quây úm. Bước2 . KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Kỹ thuật nuôi. hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp [http://agriviet.com]TRIỆU