Phântíchgiáoán địa lý phổ thông BÀI PHÂNTÍCHGIÁOÁN ĐỊA LÝ 10 Sở GD – ĐT TPCần Thơ Trường THPT Nguyễn Việt Hồng Lớp: 10 A1 GVGD: Võ Minh Hồ Tiết: 20 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 20 - LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức cơ bản: -Khái niệm lóp vỏ địa lý và giới hạn của nó. -Nguyên nhân và biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. -Ý nghĩa thực tiễn của quy luật. 2. Kỹ năng địa lý cần đạt: Phântích sơ đồ, hình ảnh để thấy rõ sự tác động qua lại của các thành phần tự nhiên; để trình bày về lớp vỏ địa lý cũng như quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của nó. -vận dụng kiến thức đã học để phântích vấn đề - các hiện tượng để làm rõ quy luật thống nhất va hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. 3.Giáo dục môi trường: -Có ý thức và hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên. -Rèn luyện tính cẩn trọng trong học tập, nghiên cứu trong các hoạt động lao động, sản xuát có tác động vào tự nhiên, II. Phượng tiện dạy học: -Sơ đồ, hình ảnh trong sách giáo khoa địa lý 10. -Một số hình ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên. -Các hình ảnh về cảnh quan tự nhiên trướcc và sau khi có sự tác động của con người. -Hình vẽ, siơ đồ, lát cắt… III. Phương pháp dạy học: -Đàm thoại gợi mở. -Phương pháp giảng giải. -Phương pháp thảo luận hóm. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông IV.Tiến trình dạy học: 1.Vào lớp: -Ổn định tổ chức. -Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1. Nêu nguyên nhân của hiện tượng phân bố đất và thực vật theo vĩ độ. Câu hỏi 2. Nêu nguyên nhân của hiện tượng phân bố đất và thực vậtu theo độ cao. Câu hỏi 3. Em hãy lấy ví dụ để chứng tỏ rằng mỗi đới khí hậu thường có một số kiểu thảm thực vật và đất đặc trưng riêng. 3.Vào bài: Bài 20 LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ I. LỚP VỎ ĐỊA LÝ: Trong nội dung này giáo viên cần giúp học sinh làm rõ khái niệm lớp vỏ địa lý và giới hạn của nó. Giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa lớp vỏ địa lý và lớp vỏ Trái Đất. 1.Khái niệm lớp vỏ địa lý: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. Các lớp vỏ bộ phận của lớp vỏ địa lý gồm có 5 thành phần: -Khí quyển. -Thạch quyển. -Thuỷ quyển. -Thổ nhưỡng quyển. -Sinh quyển. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Giáo viên nêu ra khái niệm và các bộ phận của lớp vỏ địa lý nhưng không cần phântích hay làm rõ các thành phần này vì học sinh đã đựoc hoc về các thành phần này trong các bài trước (trong chương III). Ở đây giáo viên cần làm rõ nội dung về “Sự xâm nhập và tác động lẫn nhau, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý. Ví dụ như: Nước, đất đai và không khí không hề tách biệt nhau vì một trong các thành phần này đều có thể có chứa các thành phần còn lại ( đất chứa nhước và khôngkhí, không khí có chứa nước dưới dạng hơi,…); hay: nước, khí và khoáng chất được sinh vcật hấp thu qua quá trình dinh dưỡng của mình. Đồng thời sinh vật cũng thường xuyên trả các chất đó vào môi trường cũng qua các quá trình dinh dưỡng của mình. Chẳng hạn như khi cây xanh quang hợp sẽ hấp thu nước và khí Cacbonic nhưng đồng thời cũng thải khí Ôxi lại môi trường. Khi sinh vật chết thì xác của chúng bị phân hủy, các chất khoáng, nước hay khí sẽ được trả lại môi trường. Đặc biệt, trong nội dung này giáo viên cần giúp học sinh phân biệt giữa lớp vỏ địa lý và lớp vỏ Trái Đất. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đàm thoại gợi mở. Ở đây, sự phân biệt hai Giáo viên và học sinh sử dụng sơ đồ Lớp vỏ Trái Đất (hình 7.2 trang 26) và sơ đồ lớp vỏ địa lý (hình 20.1 trang 74) để giúp học sinh phântích và tìm ra những khác biệt của hai lớp vỏ này. Nếu có điều kiện giáo viên sử dụng máy chiếu để chiếu cả 2 sơ đồ này lên cùng một lúc sẽ dễ dàng hơn cho việc dạy và học. Vì khi chiếu cả 2 sơ đồ lên cùng một lúc sẽ giúp học sinh dễ dàng đối chiếu những khác biệt cau 2 sơ đồ này; nếu không có điều kiện thì sử dụng sơ đồ trong sách giáo khoa. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm hai người, sau đó giáo viên kẻ bảng so sánh lên bảng để ghi ý kiến của học sinh khi đã chuẩn xác. Dựa vào việc phântích các kiến thức đã học và 2 sơ đồ trên ta được bảng so sánh với các nội dung sau: Lớp vỏ địa lý Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp bề mặt của Trái Đất ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển. -Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km. -Tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương (ở đại dương); ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá. -Hỗn hợp gồm 5 quyển thành phần: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Lớp vỏ Trái Đất -Là lớp vỏ bao bọc bên ngoài Trái Đất. -Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km -Giới hạn từ bề mặt Trái Đất đến lớp Manti. -Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit và badan. II – QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Phần kiến thức của nội dung này gồm: -Trình bày khái niệm và nguyên nhân về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. -Phân tích một số vấn đề để hiểu rõ tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. -Những biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. Phương pháp mà gaío viên có thể sử dụng trông nội dung này là thảo luận nhóm và đàm thoại gợi mở. Trước tiên giáo viên trình bày khái niệm cho học sinh. 1. Khái niệm Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của các lớp vỏ địa lí. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Nguyên nhân tạo nên quy luật này là gì? và cho bhọc sinh thảo luận nhóm hai người để tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân gồm có: -Tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp cảu ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. -Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. 2. Biểu hiện của quy luật Quy luật thống nhát và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý biểu hiện như thế nào? Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân và dựa vào trang 75 của sách giáo khoa để tìm ra những biểu hiện của quy luật này. -Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. -Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Những biểu hiện của quy luật này được thể hiện qua các ví dụ cụ tghể trong nội dung này. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh phântích các ví dụ để tìm ra đâu là nguyên nhân và kết quả trong các ví dụ này. Phần này giáo viên có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm, chia lớp ra thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phântích 1 ví dụ. Yêu cầu mỗi nhóm dựa vào một ví dụ trong sách giáo khoa để chứng minh sự thay đổi của một thành phầ tự nhiên dẫn đến sự thay đổi của các tành phần tự nhiên khác. Đặc biệt yêu cầu học sinh chú ý phântích rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả để thấy các mối quan hệ nhân quả phức tạp. Ở v í dụ 1 . Vào mùa lũ, do lượng mưa tăng lên (nguyên nhân) ==> lưu lượng nước sông, tốc độ dòng chảy, lưu lượng phù sa, mức độ xói lở cũng tăng cường lên. Nhưng khi mùa mưa đi qua sông ngòi trở lại bình thường. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Địa hình Sự thay đổi của khí hậu Sông ngòi Thổ nhưỡng ảnh hưởng Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Ở v í dụ 2: Nguyên nhân:Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt Kết quả: -làm chế độ dòng chảy thay đổi, -làm tăng quá trình xói mòn, -mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, -quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn. Ở v í dụ 3: Nguyên nhân: Rừng bị phá huỷ. Dẫn đến (kết quả) -khí hậu bị biến đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn. -dòng chảy không ổn định. -đất đai bị thoái hoá, sinh vật bị suy giảm dần dần. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Thổ nhưỡng Sự thay đổi của khí hậu Địa hình Thực vật ảnh hưởng Sông ngòi Địa hình Sự thay đổi của khí hậu Thổ nhưỡng Khí hậu ảnh hưởng Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Giáo vên có thể yêu cầu học sinh cho thêm một hay một vài ví dụ khác (nếu có điều kiện và thời gian cho phép) để chứng minh mối quan hệ chặt chẽ của các thành phần trong tự nhiên và cũng để học sinh thấy rõ tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. 3. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm ra Giáo viên và học cần làm rõ nội dung như sau: Do lớp vỏ địa lí mang tính thống nhất và hoàn chỉnh nên chúng ta có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng. Từ đó chúng ta cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng toàn diện về môi trường để nắm được tình trạng của môi trường hiện tại là như thế nào và trong tương lai nó sẽ phát triển theo hướng nào. Thông qua việc nghiên cứu về môi trường có thể dự báo trước được những tác động của con người đối với môi trường tự nhiên ttrong hiện tại sẽ làm cho nó phát triển ra sao trong tương lai. Từ đó có những điều chỉnh các hoạt động của con người mmột cách hợp lý, hạn chế những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên để có thể phát triển một cách bền vững. Giáo viên cần nhấn mạnh nội dung sau: Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động can thiệp vào các mối quan hệ chặt chẽ của các thành phần tự nhiên, có thể làm biến đổi môi trường tự nhiên và dẫn đến những hậu quả rất khó lường như lũ lụt, bão tố, hạn hán… Đối với hình (20.2 trang 76) trong sách giáo khoa: Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Giáo viên có thể phântích cho học sinh thấy được những tác động xấu của con người vào môi trường tự nhiên, đã phá vỡ tính lien kết chặt chẽ của các thành phần trong tự nhiên. Đó là, khi con người chặt phá rừng thì đất đai dưới tán rừng này không còn được bảo vệ nữa, vì thế khi có mưa lớn, đất đai bị rửa trôi, xói mòn một cách nghiêm trọng, làm cho đất đai nghèo nàn, bạc màu, thậm chí đất đai không còn tồn tại ở vị trí cũ mà đã bị cuốn đi hết, nhất là khi con người phá rừng trên các sường núi, sườn đồi… Ngoài ra, giáo viên còn có thể cho học sinh xem thêm một số hình ảnh để cho hoc sinh thấy được những ảnh hưởng xấu khi con người tác động vào môi trường tự nhiên,làm phá vỡ các mối liên kết chặt chẽ, sẽ gây hậu quả như thế nào mà trước hết là nó tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 Phântíchgiáoán địa lý phổ thông Việc xây đập trên sông làm cho mực nước dâng cao, dẫn đến ngập lụt các vùng xung quanh; việc dẫn nước để tưới cho các vùng khô hạn hoặc việc làm khô các đầm lầy nhất định ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người. Võ Minh Hồ Trang 9 6055190 . -Giới hạn từ bề mặt Trái Đất đến lớp Manti. -Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit và badan. II – QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN. và học sinh sử dụng sơ đồ Lớp vỏ Trái Đất (hình 7.2 trang 26) và sơ đồ lớp vỏ địa lý (hình 20.1 trang 74) để giúp học sinh phân tích và tìm ra những khác