1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIRUT gây BỆNH CHO tôm

23 323 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Sự phát triển ồ ạt nghề nuôi tôm thiếu đảm bảo kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng dịch bệnh phát sinh nghiêm trọng. Việc tìm giải pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh virus ở tôm rất cấp thiết. Tại hội thảo "Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Nam" do Bộ Thủy sản và Trung tâm Khoa học tự nhiên & công nghệ quốc gia tổ chức tại TP.HCM,Viện Sinh học nhiệt đới (Trung tâm Khoa học tự nhiên & công nghệ quốc gia), cho biết đã nghiên cứu thành công chế phẩm gây miễn dịch thụ động ngăn ngừa được bệnh virus ở tôm. Cơ chế kháng bệnh của tôm bị hạn chế so với động vật có xương sống do sự khác biệt tiến hóa biểu hiện ở chỗ không có và không sáng tạo ra được kháng thể đáp ứng lại kháng nguyên lạ xâm nhập. Huyết tương (hemocyte) là các tế bào bảo vệ nguyên thủy, có khả năng thực bào các tác nhân lạ; các phân tử lectin có hoạt tính miễn dịch. Lectin là các phân tử glycoprotein có khả năng gắn với tiểu phần đường của các phân tử khác, đặc biệt ở các tác nhân lạ. Vi khuẩn, virus hay độc tố cũng có thể có lectin bề mặt. Các phân tử lectin này một mặt có thể giúp nối kết tác nhân lạ với huyết bào tôm, hoạt hóa chúng, làm tăng hoạt động thực bào và hoạt tính kháng khuẩn; mặt khác vi khuẩn hay virus cũng có thể sử dụng lectin để sáp nhập vào tế bào tôm ở vị trí các thụ thể (receptor), khởi đầu cho quá trình nhiễm. Tôm cũng có sự đáp ứng tế bào và thể dịch đối với tác nhân virus nhưng không có tế bào tạo ra kháng thể và không có sự bảo vệ đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy sự nhiễm virus tồn tại dai dẳng trong đời sống của tôm. Từ năm 1995 đến nay, sự tiến hành nghiên cứu tác nhân virus gây bệnh ở tôm sú trên cơ sở sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào in vitro. Nhờ có công cụ tế bào và các phương pháp nghiên cứu virus ổn định, nhóm đã phát triển được một số virus gây bệnh phổ biến ở tôm như virus hội chứng đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), đỏ đuôi hay còn gọi là hội chứng Taura (TSV) ... làm nguồn kháng nguyên gây tạo miễn dịch ở gà để thu nhận kháng thể từ trứng (gà bảo vệ thế hệ sau của chúng bằng cách truyền các kháng thể của mẹ từ huyết thanh đến lòng đỏ trứng trong suốt thời kỳ đẻ trứng) tạo chế phẩm ức chế virus gây bệnh ở tôm sú (ASV). Chế phẩm từ nguyên liệu là lòng đỏ trứng gà siêu miễn dịch cho tôm ăn định kỳ khoảng 2-3 tuần một lần (mỗi lần cho ăn ba ngày liền, lượng chế phẩm cho ăn tính bằng 20% lượng thức ăn hàng ngày) để phòng ngừa virus gây bệnh. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với tôm từ 30-45 ngày tuổi nhằm khảo sát khả năng tồn tại miễn dịch thụ động ở tôm có sử dụng ASV cho thấy khi cho tôm ăn 20% chế phẩm ASV liên tục trong bảy ngày trước hoặc ngay sau khi gây nhiễm virus liều thử thách, tôm có tỷ lệ sống là 70-80% sau 30 ngày gây nhiễm và không thay đổi sau 50 ngày theo dõi tiếp tục. Nếu không được ăn ASV tôm chết 100% trong vòng 17-23 ngày. Kết quả cũng cho thấy nếu tôm chịu đựng được qua ngưỡng gây chết ở liều thử thách thì sẽ sống và phát triển hoàn toàn bình thường. Việc cho ăn ASV trước khi thử thách với virus vẫn bảo vệ được 80% tôm sống chứng tỏ khả năng tồn tại miễn dịch thụ động của tôm nhờ sự có mặt của các globulin miễn dịch có trong chế phẩm ASV. Kết quả này đã mở ra một triển vọng mới trong điều trị bệnh virus ở tôm. Đặc biệt đây là chế phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghệ sinh học nên không có hóa chất, kháng sinh, độc tố và lại bổ dưỡng vì lòng đỏ trứng gà là nguồn đạm dinh dưỡng rất tốt. Từ kết quả này, Viện Sinh học nhiệt đới đã chính thức đề nghị Bộ Thủy sản cho phép thử nghiệm chế phẩm ASV trên diện rộng. Bộ Thủy sản cũng rất quan tâm tới vấn đề này và sắp tới sẽ cho tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế virus của chế phẩm ASV trên đồng ruộng và sử dụng trong đề tài về nuôi tôm sạch bệnh do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chủ trì.

VIRUT GÂY BỆNH CHO TÔM I.Lời mở đầu: Sự phát triển ồ ạt nghề nuôi tôm thiếu đảm bảo kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng dịch bệnh phát sinh nghiêm trọng. Việc tìm giải pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh virus ở tôm rất cấp thiết. Tại hội thảo "Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Nam" do Bộ Thủy sản và Trung tâm Khoa học tự nhiên & công nghệ quốc gia tổ chức tại TP.HCM,Viện Sinh học nhiệt đới (Trung tâm Khoa học tự nhiên & công nghệ quốc gia), cho biết đã nghiên cứu thành công chế phẩm gây miễn dịch thụ động ngăn ngừa được bệnh virus ở tôm. Cơ chế kháng bệnh của tôm bị hạn chế so với động vật có xương sống do sự khác biệt tiến hóa biểu hiện ở chỗ không có và không sáng tạo ra được kháng thể đáp ứng lại kháng nguyên lạ xâm nhập. Huyết tương (hemocyte) là các tế bào bảo vệ nguyên thủy, có khả năng thực bào các tác nhân lạ; các phân tử lectin có hoạt tính miễn dịch. Lectin là các phân tử glycoprotein có khả năng gắn với tiểu phần đường của các phân tử khác, đặc biệt ở các tác nhân lạ. Vi khuẩn, virus hay độc tố cũng có thể có lectin bề mặt. Các phân tử lectin này một mặt có thể giúp nối kết tác nhân lạ với huyết bào tôm, hoạt hóa chúng, làm tăng hoạt động thực bào và hoạt tính kháng khuẩn; mặt khác vi khuẩn hay virus cũng có thể sử dụng lectin để sáp nhập vào tế bào tôm ở vị trí các thụ thể (receptor), khởi đầu cho quá trình nhiễm. Tôm cũng có sự đáp ứng tế bào và thể dịch đối với tác nhân virus nhưng không có tế bào tạo ra kháng thể và không có sự bảo vệ đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy sự nhiễm virus tồn tại dai dẳng trong đời sống của tôm. Từ năm 1995 đến nay, sự tiến hành nghiên cứu tác nhân virus gây bệnhtôm sú trên cơ sở sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào in vitro. Nhờ có công cụ tế bào và các phương pháp nghiên cứu virus ổn định, nhóm đã phát triển được một số virus gây bệnh phổ biến ở tôm như virus hội chứng đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), đỏ đuôi hay còn gọi là hội chứng Taura (TSV) . làm nguồn kháng nguyên gây tạo miễn dịch ở gà để thu nhận kháng thể từ trứng (gà bảo vệ thế hệ sau của chúng bằng cách truyền các kháng thể của mẹ từ huyết thanh đến lòng đỏ trứng trong suốt thời kỳ đẻ trứng) tạo chế phẩm ức chế virus gây bệnhtôm sú (ASV). Chế phẩm từ nguyên liệu là lòng đỏ trứng gà siêu miễn dịch cho tôm ăn định kỳ khoảng 2- 3 tuần một lần (mỗi lần cho ăn ba ngày liền, lượng chế phẩm cho ăn tính bằng 20% lượng thức ăn hàng ngày) để phòng ngừa virus gây bệnh. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với tôm từ 30-45 ngày tuổi nhằm khảo sát khả năng tồn tại miễn dịch thụ động ở tôm có sử dụng ASV cho thấy khi cho tôm ăn 20% chế phẩm ASV liên tục trong bảy ngày trước hoặc ngay sau khi gây nhiễm virus liều thử thách, tôm có tỷ lệ sống là 70-80% sau 30 ngày gây nhiễm và không thay đổi sau 50 ngày theo dõi tiếp tục. Nếu không được ăn ASV tôm chết 100% trong vòng 17-23 ngày. Kết quả cũng cho thấy nếu tôm chịu đựng được qua ngưỡng gây chết ở liều thử thách thì sẽ sống và phát triển hoàn toàn bình thường. Việc cho ăn ASV trước khi thử thách với virus vẫn bảo vệ được 80% tôm sống chứng tỏ khả năng tồn tại miễn dịch thụ động của tôm nhờ sự có mặt của các globulin miễn dịch có trong chế phẩm ASV. Kết quả này đã mở ra một triển vọng mới trong điều trị bệnh virus ở tôm. Đặc biệt đây là chế phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghệ sinh học nên không có hóa chất, kháng sinh, độc tố và lại bổ dưỡng vì lòng đỏ trứng gà là nguồn đạm dinh dưỡng rất tốt. Từ kết quả này, Viện Sinh học nhiệt đới đã chính thức đề nghị Bộ Thủy sản cho phép thử nghiệm chế phẩm ASV trên diện rộng. Bộ Thủy sản cũng rất quan tâm tới vấn đề này và sắp tới sẽ cho tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế virus của chế phẩm ASV trên đồng ruộng và sử dụng trong đề tài về nuôi tôm sạch bệnh do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chủ trì. II.Chế phẩm sinh học chống bệnh đốm trắng trên tôm sú Hội chứng của bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome) trên tôm sú thường xuất hiện khi môi trường xấu, những nơi có mật độ trại nuôi cao và bệnh thường xảy ra sau khi thay nước. Virus gây bệnh có từ nguồn nước và những loài giáp xác hoang dã, gây bệnh cho tôm ở mọi giai đoạn nuôi với tỷ lệ chết rất cao, có khi tới 100%. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trong vỏ kitin, đường kính 0,2 - 3 mm. Triệu chứng bệnh trong tự nhiên: tôm nổi gần mặt nước, lờ đờ, suy giảm đột ngột lượng thức ăn tiêu thụ, lớp vỏ kitin lỏng, thân thường chuyển sang màu đỏ hồng, thường chết trong lúc đang lột xác. Ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã liên tiếp xảy ra dịch bệnh hội chứng đốm trắng gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Vừa qua, Kỹ sư Hứa Quyết Chiến thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công hai chế phẩm sinh học có tác dụng ức chế quá trình sinh sản của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú, đó là chế phẩm SH’99. Thành công của chế phẩm này là tác nhân giúp tôm sống chung với virus gây bệnh đốm trắng, tôm vẫn đẹp và không bị chết. Ngoài ra cơ chế tác động của chế phẩm không tạo ra khả năng cho virus thích nghi và hình thành những nòi mới. Chế phẩm SH’99 không phải là thuốc diệt virus, tác dụng của chế phẩm này là ức chế quá trình sinh sản của virus. Bình thường virus đạt ngưỡng gây hại (damage threshold) ở ngày thứ 60 (xuất hiện triệu chứng bệnh) và ngưỡng kinh tế (economic threshold) ở ngày thứ 80 (tôm chết). Vai trò của chế phẩm SH’99 làm chậm sự gia tăng nồng độ của virus. Những kết quả thí nghiệm cho thấy ngưỡng gây hại khi sử dụng chế phẩm SH’99 khoảng ngày thứ 150 và ngưỡng kinh tế vào ngày thứ 170. Trong khi đó, nuôi tôm thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là nên thu hoạch vào ngày thứ 120, trọng lượng trung bình đạt 25 - 30g/con, tôm ở tuổi càng lớn khả năng nhiễm đốm trắng càng cao. Do vậy, nếu nuôi tiếp, tôm sẽ tăng trọng chậm, dễ nhiễm bệnh và tốn nhiều chi phí. Hiệu quả phòng bệnh của chế phẩm SH’99 đã được tác giả khẳng định qua các thực nghiệm cụ thể. Ao nuôi đối chứng khi tôm bị bệnh đốm trắng thiệt hại 100%, còn ao nuôi có sử dụng chế phẩm SH’99 đạt tỷ lệ sống từ 58 - 68%. Chế phẩm SH’99 gồm 2 loại: chế phẩm SH’99 - S1 được sử dụng phòng bệnh; Chế phẩm SH’99 - S2 được sử dụng nhằm tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn, kích thích tôm tăng trưởng, đồng thời vẫn có tính chất như SH’- S1. Hai loại chế phẩm này đã được thực nghiệm trên diện tích khoảng 70 ha ở 4 vụ nuôi (kể cả vụ nghịch) tại Sóc Trăng, Bạc Liêu được bà con đánh giá cao. Hiện nay, KS. Hứa Quyết Chiến đang tiến hành thủ tục đăng ký cung ứng các chế phẩm này cho người dân. Ngoài bệnh đốm trắng, tôm thường bị nhiễm bệnh phân trắng. Trong quá trình nuôi tôm, không được sử dụng kháng sinh, nên việc tìm ra một hợp chất từ thảo mộc có hoạt tính sinh học có thể trị được bệnh phân trắng trên tôm là rất cần thiết. Hiện nay, KS. Chiến đang tiếp tục nghiên cứu hợp chất có thể trị bệnh phân trắng trên tôm. Hợp chất này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, tạm được đặt tên là PT-04. Bạn đọc quan tâm tới các chế phẩm trên, liên hệ với KS. Hứa Quyết Chiến, ĐT: 0908190384. Nguồn:Báo Khoa học phổ thông Xử lý tin: Lê Phượng Vi rut đốm trắng Qua các tài liệu nghiên cứu về bệnh virus trên tôm sú của Việt Nam và nước ngoài cho thấy rất hiếm có trường hợp tôm bị chết do virus ở những giai đoạn sớm. mà thường xuất hiện triệu chứng tôm bệnh ở giai đoạn postlarvar muộn đến juvenile. Mặc dù nguồn virus có thể được truyền từ tôm bố mẹ. Như vậy. ở guai đoạn 1 – 5 tôm sú đã mang mầm bệnh nhưng virus không có khả năng phát triển hoặc phát triển rất chậm. Ngoài ra những nghiên cứu về sinh lý tôm cũng cho thấy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6 dịch tế bào tôm cũng chuyển dịch dần dần từ acid sang kiềm (nếu không có sự chuyển dịch này tôm không lột xác được. không lớn – chết). Nếu lồng hai mối quan hệ tế bào – virus. ký chủ – virus vào với nhau sẽ xuất hiện một mâu thuẫn. Virus sẽ không xâm nhập được vào tế bào khi: pH dịch tế bào thấp (acid) Protein thụ cảm không tương thích Nồng độ một số cation hóa trị nhiều cao Trong trường hợp này tôm không phát triển được – chết. ngược lại nếu tôm phát triển bình thường thì khả năng bùng nổ dịch bệnh lại cao. Vấn đề cần được đặt ra là làm sao cho tôm vẫn phát triển được bình thường và tỷ lệ chết do virus là thấp nhất. Theo quan điểm bệnh học – ký chủ không bị ảnh hưởng nhiềudo sự có mặt của ký sinh mà bị ảnh hưởng do mật độ của ký sinh đó gây ra. Như vậy. nếu có cách nào đó làm cho virus phát triển chậm thì tỷ lệ tôm sống sẽ cao. khả năng cho năng suất thu hoạch cao và không có dư lượng của kháng sinh, chloramphenicol. Đó cũng chính làvai trò của SH’99 và mục đích nghiên cứu Thành phần chính của SH’99 là một số acid hữu cơ Kết quả thử nghiệm in vitro 1.Ảnh hưởng của SH’99 đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà Ở pH thấp số lượng tế bào tất cả các công thức đều có số lượng tế bào thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức có pH 7 &7.5. So sánh với công thức đối chứng hầu hết ở các nồng độ SH’99 số luợng tế bào không có sự khác biệt. Nói một cách khác SH’99 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà. 2.Ảnh hưởng của SH’99 đến khả năng ức chế virus đốm trắng (WSSV) 2.1.Hình thái tế bào Virus đốm trắng được lây nhiễm vào tế bào sơ phôi gà đã được sử lý SH’99 ở các nồng độ khác nhau. Sau 24 giờ quan sát hình thái tế bào. Ở công thức V (đối chứng) sau 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn bộ tế bào đã bị nhiễm sưng phồng và vỡ. Trong khi đó công thức SH’99 2% và 1% tế bào vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, ở hai công thức còn lại tế bào bị chết toàn bộ, tuy nhiên khác với kiểu chết của tế bào đối chứng, các tế bào này chết quắt lại và bông lên (không có hiện tượng sưng phồng và vỡ). Như vậy, qua hình thái tế bào sau khi được lây nhiễm virus , thấy rằng hai nồng độ SH’99 2% và 1% có thể virus không xâm nhập được vào trong tế bào , còn hai nồng độ còn lại thì virus đóng vai trò cảm ứng hình thành phản ứng tự hoại của tế bào 2.2 Bước đầu xác định hàm lượng ADN tương đối ở các công thức (phương pháp đo tử ngoại khả kiến) Ở công thức đối chứng các pH 5.5; 6; 6.5 chỉ số Y là cao nhất (Y = AU 260nm / AU 280nm) còn hai pH 7; 7.5 có chỉ số Y thấp hơn. So sánh với công thức đối chứng ở tất cả các nồng độ SH’99 đều có chỉ số Y thấp hơn có ý nghĩa và sự gia tăng chỉ số này tương quan nghịch với nồng độ SH’99 (biểu đồ 2). Bằng phương pháp đo quang phổ hồng ngoại (biểu đồ 3). Khi bị nhiễm virus công thức đối chứng và hai công thức 0.5% và 0.25% gia tăng đáng kể hàm lượng C và N, trong khi đó ở công thức đối chứng không bị nhiễm virus và hai công thức 2% và 1% SH’99 lây nhiễm virus không xuất hiện mũi C&N(độ nhạy 3%). Hình ảnh tương tự cũng nhận thấy ở hai công thức đối chứng và SH’99 0.25% bị nhiễm virus khi xét các mũi có nguồn gốc mạch vòng. Ở công thức Đối chứng +virus và 0.25% SH’99 đều thấy xuất hiện cả ba mũi (bước sóng 1630; 1527; và 532 cm -1) Công thức SH’99 0.5 % có sự gia tăng rõ rệt ở hai mũi 1630 cm -1và 532 cm -1 so sánh với các công thức còn lại. Riêng hai công thức SH’99 2% và 1% có những phản ứng tương tự giống với công thức đối chứng không lây nhiễm virus. Bulletin® v3.6.10, Copyright ©2000-2009, Jelsoft Enterprises Ltd. Phòng, trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng KTNT - Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta liên tục tăng do thị trường tiêu thụ mạnh và có nhiều ưu điểm hơn tôm sú. Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản vẫn tỏ ra lo lắng vì tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với một số dịch bệnh. Bà con cần đề phòng một số bệnh thường gặp sau: Bệnh TAURA Triệu chứng phổ biến là trên cơ thể tôm và các bộ phận khác xuất hiện màu đỏ hoặc đen hồng, tôm biếng ăn, bơi lờ đờ hoặc rúc vào đìa nuôi. Gan, tụy vàng hơn bình thường, mang sưng, thường chết lúc lột xác. Thời gian ủ bệnh ngắn, có thể gây chết 95% tôm nuôi. Bệnh do vi khuẩn Vibrioharveae và 3 loại vi -rút gây ra, có thể lây nhiễm sang tôm sú. Bệnh thường xuất hiện khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến lúc trưởng thành, lột xác. Bệnh rất khó phát hiện bằng mắt thường. Do không có thuốc đặc trị nên bà con phòng bệnh bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế xáo động của các yếu tố môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng. Bệnh nhiễm cầu trùng Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng, nước mặn khiến tôm bị rụng đầu, gan sưng, lúc đỏ lúc trắng, vỏ mềm. Bệnh lây lan nhanh. Hạn chế bằng cách thay nước sạch thường xuyên, cách ly những ao bị bệnh. Cho tôm ăn thức ăn có trộn Acid Flohidric. Bệnh nhiễm khuẩn tôm giống Tôm bị đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen hoặc rữa mang, gan sưng đỏ. Tuy mức độ gây hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến chết hàng loạt. Do vậy, cần áp dụng các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn. Trong quá trình nuôi, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh như điều tiết môi trường sinh thái phù hợp với sinh trưởng của tôm. Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt hoặc trộn tỏi vào thức ăn để diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột. KS. Phương Thanh Báo điện tử Kinh tế nông thôn - Toà soạn: 57 Hàng Chuối, Hà Nội; ISSL 1859-2456 Tôm bị hội chứng Taura do virus - Thời kỳ cấp tính: Tôm postlarvae hay tôm lớn của loài P.vannamei khi bị bệnh cho thấy sự chuyển màu đỏ nhợt, đặc biệt là và các chân bơi, nên người nông dân Ecuador đã đặt tên cho bệnh này, khi xảy ra lần đầu, là bệnh đỏ đuôi - Tail Red Diseasse. Sự thay đổi màu là do sự phình to của sắc tố đỏ trong biểu mô vỏ. Sự dày mọng của các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm, là dấu hiệu đầu tiên của sự hoại tử cục bộ. Tôm bệnh còn có một số dấu hiệu khác như: mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác. Khi dịch bệnh xảy ra, một số loài chim biển sẽ tấn công ao có tôm bệnh. Ở tôm he chân trắng (P.vannamei), giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao (40 – 90%). Trong khi đó loài P. stylirostris đã có sức đề kháng, chống lại sự cảm nhiễm của loại virus này. - Thời kỳ chuyển tiếp: Dù giai đoạn chuyển tiếp của Taura Syndrome chỉ diễn ra trong trong thời gian ngắn, nhưng cũng thể hiện một số dấu hiệu: Có nhiều điểm bị thương tổn mầu nâu, đen trên vỏ kitin, màu đen là của sắc tố Melanin, là sản phẩm cuối cùng của cơ chế hoạt động miễn dịch tự nhiên ở tôm. Ở thời kỳ này tôm bệnh có thể có, hay không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ của các phần phụ. Tôm bệnh ở thời kỳ này vẫn có thể bắt mồi bình thường. - Thời kỳ mãn tính: Những con tôm bị bệnh do cảm nhiễm Taura Syndrome nhưng sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp, thì sẽ bước sang thời kỳ mãn tính. Thời kỳ này có thể kéo dài cho đến cuối đời của những con tôm bị bệnh. Tôm bị bệnh ở thời kỳ mãn tính, sau vài lần lột xác, cơ thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh lý ở các thời kỳ trước biến mất, nhưng trong cơ thể tôm vẫn mang virus gây bệnh cho đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, không có các dấu hiệu đặc thù để có thể dùng làm cơ sở sàng lọc những cá thể mang virus. Nếu các con tôm mang mầm bệnh thành thục, khi tham gia sinh sản có thể truyền virus gây bệnh Taura cho đàn ấu trùng. Đặc điểm mô học của hội chứng Taura do virus: Trên các lát cắt mô bệnh học thể hiện các vùng bị hoại tử trên biểu mô vỏ kitin, trên bề mặt cơ thể, phần phụ, mang, ruột sau, dạ dày, mô liên kết, cơ vân và biểu mô. Các vết thương tổn ở biểu mô dưới vỏ chứa một đám tế bào có nguyên sinh chất bắt màu Eosin không bình thường, nhân tế bào bị kết đặc, phân tán và thoái hóa (pyknotic và karyorhectic). Ở pha cấp tính và pha chuyển tiếp, trong mô của một số cơ quan có sự xuất hiện các thể vùi hình cầu, kích thước 1-20µm, bắt màu trung gian giữa màu hồng của Eosin và màu tím của Hematoxylin. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các tế bào vi khuẩn dạng hình que. Một dấu hiệu khác thể hiện bệnh Taura ở thời kỳ cấp tính, đó là sự vắng mặt của các tế bào máu hay các dạng tế bào khác của phản ứng miễn dịch trong phần mô bị hoại tử. Phân bố và lan truyền bệnh Lần đầu tiên bệnh này xuất hiện ở Ecuador năm 1992, và nhanh chóng lây lan đến các quốc gia khác nhau ở khu vực châu mỹ la tinh như: Hawaii, bờ biển Thái Bình Dương của Colombia, Costa Rica, Ecuado, Salvado, Guatemale, Honduras, Mexico, Nicaragua, Parama, và Peru. TSV đã được báo cáo từ tôm nuôi dọc bờ biển Đại Tây Dương: Brazzil, Columbia, Venezuela, Tây nam của Mỹ: Florida, Nam California và Texas. Vài năm gần đây, tôm he chân trắng, là loài tôm he rất nhậy cảm với TSV, đã được di giống đến nuôi ở châu Á, như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam . và bệnh TSV đã xuất hiện ở ngoài phạm vi châu Mỹ. Đã có báo cáo đầu tiên về bệnh TSV trên tôm he chân trắng (P. vannamei) nuôi tại Đài Loan có nguồn gốc giống nhập từ Trung Mỹ, bệnh đã xảy ra trên diện rộng, tới 90% ao đìa nuôi tôm he chân trắng tại đây đã bị bệnh (Chien Tu, 1999). Việt Nam, đã nhập giống tôm he chân trắng từ Trung Quốc và Đài Loan năm 1999, nuôi tại Quảng Ninh , Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Do việc kiểm tra chất lượng giống khi nhập nội thực hiện chưa tốt, nên đến 2001, một số ao tôm nuôi tại Hải Phòng, Nam Định đã xuất hiện bệnh "đỏ đuôi" và các dấu hiệu mô học đặc thù của bệnh TSV, kiểm tra bằng kỹ thuật RT-PCR cho kết quả dương tính với TSV. Như vậy, Việt Nam cũng đã nằm trong bản đồ phân bố của bệnh TSV.(Bùi Quang Tề, 2003). Ngoài tự nhiên, có nhiều loài tôm he châu mỹ có thể bị cảm nhiễm bệnh này như P. vannamei, P.stylirostris và P.setiferus, nhưng tôm he chân trắng là loài nhậy cảm nhất với TSV. Ngoài ra, hậu ấu trùng và ấu niên của nhiều loài tôm he khác đã nhiễm virus này trong điều kiện thí nghiệm: P. azetecus, P. duorarrum, P. chinensis, P.monodon, p. japonicus. Bệnh TSV thường xảy ra ở giai đoạn ấu niên, từ 14-40 ngày tuổi. Tôm lớn cũng có thể xuất hiện bệnh này nếu giai đoạn ấu niên chưa bị bệnh. Bệnh này có thể gây chết từ 40- 90% tùy theo kích cỡ tôm bị bệnh. Bệnh TSV có thể lây nhiễm theo 2 trục ngang và dọc. Đặc biệt sự lây nhiễm theo trục dọc rất phổ biến, do những con tôm bị bệnh ở thời kỳ mãn tính, sau vài lần lột xác, những dấu hiệu của bệnh TSV biến mất, nhưng trong cơ thể vẫn mang mầm bệnh. Tôm he chân trắng lại có thể thành thục trong ao, nên rất khó tránh nguy cơ đưa những con tôm mang mầm bệnh vào tham gia sinh sản, chúng sẽ sản sinh ra các đàn tôm giống mang mầm bệnh. Nguồn nước chứa các chất thải từ tôm bệnh và những con chim ăn tôm chết đã trở thành nguồn lây bệnh từ nơi này tới nơi khác. Phương pháp chẩn đoán bệnh Để chẩn đoán sơ bộ có thể căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài, loài tôm bị bệnh, giai đoạn tôm bị bệnh và nơi xuất hiện bệnh. Để chẩn đoán chính xác cần sử dụng các phương pháp hiện đại như: Phương pháp miễn dịch học (ELISA), phương pháp chuỗi phản ứng tổng hợp (PCR hay RT-PCR). Ở thời kỳ cấp tính của bệnh, có thể dùng phương pháp mô học để chẩn đoán bệnh TSV. Các tiêu bản mô có nhuộm màu H&E được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại e"400 lần, thể hiện các vùng mô bị hoại tử trên lớp biểu bì ngoài cơ thể, các phần phụ, mang, ruột và dạ dày. Tại các tổ chức biểu bì, mang, dạ dày xuất hiện một số tế bào có nhân bị phân tán hay đặc quánh, các thể vùi hình cầu có đường kính 1-20 mðm. Trong thời kỳ chuyển tiếp của bệnh TSV, những dấu hiệu ở biểu bì giai đoạn cấp tính mất dần và được thay bằng sự thâm nhiễm và tích tụ của các tế bào máu. Sự tích tụ tế bào máu có thể bắt đầu từ vùng mô bị melalin hóa, thành các đốm nâu, đen, đó là đặc trưng giai đoạn chuyển tiếp của bệnh. Những dấu hiệu ăn mòn của vỏ kitin, cho thấy rõ là do sự xâm nhập của vi khuẩn Vibrio spp., là tác nhân cơ hội trong hội chứng Taura. Có thể dùng phương phương pháp thử nghiệm sinh học (Biossay) để chẩn đoán bệnh TSV: Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) ở tuổi ấu niên không nhiễm virus TSV, được dùng làm "đàn tôm chỉ thị" để để kiểm tra và nhận biết sự hiển diện của TSV trong đàn tôm nghi ngờ. Tôm chỉ thị được nhốt giữ trong một bể nhỏ và dùng thịt của đàn tôm nghi ngờ làm thức ăn. Một bể khác làm đối chứng, nhốt giữ đàn tôm chỉ thị nhưng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp bình thường. Nếu đàn tôm cần kiểm tra (+) với TSV, thì các dấu hiệu chính và các vết thương tổn mô bệnh học đặc thù của TSV sẽ xuất hiện ở tôm trong bể thí nghiệm, trong vòng 3-4 ngày. Trong khi ở bể đối chứng, tôm vẫn rất mạnh khỏe, không có dấu hiệu bệnh TSV. Phương pháp phòng bệnh Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp tương tự như bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. Ngoài ra, trong công tác nhập giống tôm he chân trắng vào quốc gia, hay vào khu vực nuôi, cần coi trọng công tác kiểm dịch, để tránh mang mầm bệnh nguy hiểm TSV vào vùng nuôi. Khi gây tạo đàn tôm he chân trắng bố mẹ, không dùng tôm từ những ao đã bị bệnh TSV trong quá trình nuôi thương phẩm. Ở nhiều nước thuộc Trung Mỹ, người ta đã phổ biến hướng phòng bệnh bằng cách dùng Postlarvae của tôm he chân trắng bắt từ tự nhiên, hạn chế sử dụng Postlarvae được tạo ra từ những con tôm mẹ thành thục trong điều kiện nhân tạo. Điều này có thể cải thiện tỷ lệ sống bằng cách hạn chế tác hại của bệnh TSV. Một chiến lược quản lý khác cũng đã được thực hiện để chống tác hại của TSV, là sau khi bệnh TSV đã xảy ra ở giai đoạn ấu niên, gây hao hụt đầu con trong ao nuôi, người ta thực hiện chế dộ thả bù cho đủ mật độ ban đầu. Nguồn: Đỗ Thị Hòa ,Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội-DHTS Nha Trang 2004 PHÁT HIỆN VIRUT GÂY BỆNH ĐẦU VÀNG TRÊN TÔM SÚ BẰNG KỸ THUẬT RT-PCR Phan Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Chương, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Văn Hảo, Hồ Huỳnh Thuỳ Dương Khoa Sinh học - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG Tp HCM Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II TỔNG QUAN Virut gây bệnh đầu vàng (YHV-Yellow Head Virus), tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990, có vật chất di truyền là ARN. Đây là một trong những tác nhân chính gây bệnh đầu vàng ở tôm cùng với một số virut tương cận như GAV (Gill-Associated Virus) và LOV (Lymphoid Organ Virus). YHV tác động trên tôm chủ yếu ở giai đoạn tôm con đến tôm gần trưởng thành. Tôm bệnh sẽ chết hàng loạt sau 2 - 4 ngày, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể. Các quan sát mô bệnh học cho thấy tình trạng hoại tử của những tế bào có nguồn gốc ngoại phôi bì và trung phôi bì cùng với sự hình thành những thể vùi ưa kiềm trong tế bào chất. Với khả năng lây nhiễm và gây chết nhanh, bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của những quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển. Do chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu nên công tác phòng ngừa và chẩn đoán bệnh sớm là rất cần thiết. Các phương pháp chẩn đoán truyền thống như mô bệnh học hay dựa trên kinh nghiệm của người nuôi không cho phép phát hiện sớm và đặc hiệu tác nhân gây bệnh. Nhiều phương pháp phân tử như lai tại chỗ, Western blot, RT-PCR được phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm vừa kể trong việc phát hiện YHV trên tôm sú. Chúng tôi thiết lập quy trình RT-PCR trên ARN YHV đồng thời xác định tính đặc hiệu và độ nhạy của quy trình. Quy trình sau đó được áp dụng để phát hiện YHV trong 20 mẫu tôm sú nghi nhiễm. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP Mẫu tôm: Các mẫu tôm nghi nhiễm YHV và ARN YHV do Viện NCNT Thuỷ Sản II cung cấp. Các mẫu này được bảo quản trong cồn tuyệt đối và giữ ở -20 0 C. Phương pháp tách chiết ARN (TriZol): Mẫu tôm được nghiền trong dung dịch TriZol (guanidinium thiocyanate, phenol pH8, glycerol, sodium acetate). 200 µl dịch nghiền được ly giải và loại protein tiếp tục bằng dung dịch TriZol. Sau đó ARN được tủa bằng isopropanol. Sau ly tâm, cặn được làm khô và hòa lại trong 50 µl H 2 O đã xử lý DEPC (Diethyl pyrocarbonate) Đoạn mồi cho phản ứng RT-PCR: Chúng tôi sử dụng các phần mềm Annhyb và ClustalX để thiết kế các đoạn mồi dùng cho phản ứng RT-PCR dựa trên các trình tự hệ gen YHV được công bố (Tang & Lightner, 1999). Các đoạn mồi này gồm đoạn mồi xuôi YHVf và các đoạn mồi ngược YHVr và YHVi với trình tự như sau : YHVf 5'-GTGACC ATYTYAACTGCAAGATCTCACGRCAACTCA-3', YHVr 5'-CTGCYACTGAATTTCC GACGAGAGTGTTAGGAGG-3', YHVi 5'-GTCTCACACACATGGACTTC-3'. đoạn mồi do hãng GENSET OLIGO (Singapore) tổng hợp và cung cấp. Phương pháp RT-PCR : bao gồm hai bước RT và PCR. Trong bước RT, phản ứng được thiết lập với1 hạt bead RT-PCR (Amersham), 1 µl đoạn mồi YHVr, 19 µl ARN, ủ ở 42 0 C- 45 phút. Để tiến hành phản ứng PCR, cho thêm vào hỗn hợp RT 2 µl đoạn mồi YHVf, 1.5 µl đoạn mồi YHVi và nước vừa đủ 50 µl. Chương trình PCR : 95 0 C-3'; 15 chu kỳ 94 0 C-30", 62 0 C-30", 72 0 C-30"; 36 chu kỳ 94 0 C-30", 48 0 C-30", 72 0 C-30"; 72 0 C-6'. Phương pháp Southern Blot : Các sản phẩm PCR sau điện di và biến tính được chuyển lên màng lai nylon (Hybond N+ - Amersham) và tiến hành lai với mẫu dò là trình tự đoạn mồi YHVi được đánh dấu bằng DIG - dUTP. Bộ kit DIG Nucleic Acid Detection (Boehringer Mannheim) được sử dụng để phát hiện các phân tử lai. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN Kết quả thiết kế đoạn mồi và chương trình PCR tương ứng: Các đoạn mồi thiết kế cho phản ứng RT và PCR dùng để nhân bản một trình tự trên ARN hệ gen của YHV có vị trí bắt cặp dự kiến theo sơ đồ sau (hình 1). Hình 1 : Sơ đồ bắt cặp các đoạn mồi và sản phẩm PCR từ ARN hệ gen YHV Chúng tôi kiểm tra hiệu quả nhân bản của các cặp đoạn mồi thiết kế cũng như các chương trình PCR tương ứng trên ARN YHV có (hình 3) và không có (hình 2) kết hợp với dịch chiết tôm. Kỹ thuật PCR sử dụng ở đây là kỹ thuật PCR semi-nested, gồm hai bước : (1) PCRI cho phép nhân bản đoạn ADN có kích thước 303 bp, (2) PCRII nhân bản đoạn ADN có kích thước 186 bp từ sản phẩm PCRI. Hình 2 : Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRI và II từ RNA YHV. 1,2 : Sản phẩm PCRI (303 bp); 3 : Thang X 174 Hae-III; 4,5 : Sản phẩm PCRII (186 bp). Hình 3 : Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRII từ RNA YHV trộn với dịch chiết tôm 1 : Thang 186 bp 2, 3, 4, 5 : 1 µl, 5 µl, 10 µl, 15µl RNA YHV trộn với dịch chiết tôm Các kết quả trên cho thấy tín hiệu dương tính nhận được có cường độ cao, với kích thước như dự kiến ; đồng thời không thấy sản phẩm ký sinh. Phản ứng tiến hành trên dịch chiết tôm kết hợp với ARN YHV cũng cho kết quả dương tính rõ và có cường độ tương ứng với hàm lượng ARN trong mẫu. Điều này cho thấy đoạn mồi và chương trình PCR hoạt động tốt. Tính đặc hiệu của sản phẩm PCR : Chúng tôi sử dụng mẫu dò đặc hiệu cho YHV để kiểm tra tính đặc hiệu của các sản phẩm PCR nhận được. Phản ứng Southern blot được tiến hành trên các sản phẩm PCR khác nhau, được nhân bản từ ADN MBV (Monodon Baculovirus), ARN YHV và ADN WSSV (White Spot Syndrome Virus). . nghiên cứu và chẩn đoán nhanh các Baculovirus gây bệnh cho tôm Trong các trại nuôi tôm, bệnh do virut gây ra cho tôm đang ngày càng phát triển, đặc biệt ở. cho tôm ở bất cứ ao nuôi tôm nào. Ðiều tệ hại hơn virus loại này không chỉ gây bệnh cho tôm sú mà còn gây bệnh cho tất cả các loại tôm, cua biển kể cả tép

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bắt cặp các đoạn mồi và sản phẩm PCR từ ARN hệ gen YHV - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Hình 1 Sơ đồ bắt cặp các đoạn mồi và sản phẩm PCR từ ARN hệ gen YHV (Trang 9)
Hình 3: Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRII từ RNA YHV trộn với dịch chiết tôm - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Hình 3 Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRII từ RNA YHV trộn với dịch chiết tôm (Trang 10)
Hình 2: Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRI và II từ RNA YHV. 1,2 : Sản phẩm PCRI (303 bp);  - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Hình 2 Kết quả điện di trên gel agarose 2% các sản phẩm PCRI và II từ RNA YHV. 1,2 : Sản phẩm PCRI (303 bp); (Trang 10)
Hình 4 A, B: Kết quả điện di và Southern blot với mẫu dò đặc hiệu cho YHV 1,2 : Sản phẩm PCR từ MBV; 3,4 : Sản phẩm PCRI từ YHV; 5: Thang X174-  Hae III; 6,7: - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Hình 4 A, B: Kết quả điện di và Southern blot với mẫu dò đặc hiệu cho YHV 1,2 : Sản phẩm PCR từ MBV; 3,4 : Sản phẩm PCRI từ YHV; 5: Thang X174- Hae III; 6,7: (Trang 11)
Kết quả (hình 4A và B) cho thấy tín hiệu lai là hoàn toàn đặc hiệu cho các mẫu YHV. Độ nhạy của quy trình RT-PCR : Độ nhạy của quy trình được xác định bằng cách tiến hành phản ứng RT-PCR trên ARN YHV (30 µg/µl) pha loãng nhiều bậc. - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
t quả (hình 4A và B) cho thấy tín hiệu lai là hoàn toàn đặc hiệu cho các mẫu YHV. Độ nhạy của quy trình RT-PCR : Độ nhạy của quy trình được xác định bằng cách tiến hành phản ứng RT-PCR trên ARN YHV (30 µg/µl) pha loãng nhiều bậc (Trang 11)
Hình 6: Kết quả phát hiện YHV trên 20 mẫu tôm nghi nhiễm đầu vàng. 11: Thang 100 bp ; 1 - 21: Sản phẩm PCR từ các mẫu tôm nghi nhiễm - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Hình 6 Kết quả phát hiện YHV trên 20 mẫu tôm nghi nhiễm đầu vàng. 11: Thang 100 bp ; 1 - 21: Sản phẩm PCR từ các mẫu tôm nghi nhiễm (Trang 12)
Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc,  không có thể vùi - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
irus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi (Trang 13)
hình thành trong nhân tế bào ở giai đoạn muộn của quá trình gây nhiễm. Dạng này tồn tại trong môi trường, gây nhiễm các cá thể trong quần thể - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
hình th ành trong nhân tế bào ở giai đoạn muộn của quá trình gây nhiễm. Dạng này tồn tại trong môi trường, gây nhiễm các cá thể trong quần thể (Trang 21)
Bảng 4: Hàm lượng protein của dịch tế bào nhiễm virut - VIRUT gây BỆNH CHO tôm
Bảng 4 Hàm lượng protein của dịch tế bào nhiễm virut (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w