1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

CÁCH VIẾT KỊCH bản phần 3

13 4,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 155,39 KB

Nội dung

Quy tắc: TÊN NHÂN VẬT được viết hoa và cách lề trái 3,5’’. Trước khi một nhân vật nói, biên kịch đưa TÊN NHÂN VẬT để giúp độc giả biết được rằng đoạn hội thoại của nhân vật này sẽ theo sau. Tên nhân vật có thể là một tên bình thường (JOHN) hoặc mô tả hình dáng (GÃ BÉO) hoặc một nghề nghiệp (BÁC SĨ). Đôi khi, bạn có thể có CẢNH SÁT SỐ 1, sau đó là CẢNH SÁT SỐ 2. Việc này cũng được nhưng các diễn viên sẽ thích hơn nếu bạn cá nhân hóa vai của họ bằng tên. Hãy cố để làm cho thống nhất. Mẹo: Khi dùng phần mềm viết kịch bản, bạn không phải lo khi tên nhân vật dài. Chương trình sẽ tự động học và ghi nhớ NHỮNG TÊN NHÂN VẬT của bạn, cho phép sự thống nhất và thoải mái.

CÁCH VIẾT KỊCH BẢN Chương 11 - Góc quay Quy tắc: Góc quay được viết giống như Mở Cảnh, về lề trái, viết hoa. Trước và sau nó là một dòng trống. Một GÓC cho độc giả điểm tập trung trong một cảnh đã thay đổi. Dưới đây là một vài ví dụ. * • GÓC VÀO -- * • CỰC CẬN CẢNH -- * • LIA SANG -- * • GÓC NHÌN CỦA FRANKIE -- * • GÓC NGHỊCH -- (ĐẢO GÓC) Mẹo viết: Là một biên kịch, vì một vài lý do đã được nói trước, bạn nên khôn ngoan trong việc dùng GÓC để tập trung hướng của độc giả. Việc hướng dẫn của bạn có nguy cơ làm gián đoạn việc kể chuyện. Nếu điều bạn thực sự muốn làm là đạo diễn phim, ĐỪNG vội làm thế trong một kịch bản bạn đang muốn bán … hãy chờ cho tới khi nó được chấp nhận và cố thương thuyết để bạn sẽ là đạo diễn. Điều này có khả năng xảy ra nếu bạn đã có một số kịch bản được dựng thành phim. Đôi khi, gọi tên một góc quay là cần thiết. Nếu bạn muốn độc giả nhìn thấy thứ gì đó không rõ ràng trong cảnh hoặc muốn đạt được một cảm xúc nhất định hoặc tạo đỉnh điểm. Công cụ này cho phép bạn đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn mô tả một cuộc bạo động trong tù, một tù nhân kề dao vào cai ngục, bạn muốn độc giả nhìn thấy một người bắn tỉa nhằm vào tù nhân, bạn có thể dùng một cảnh như thế này: MỘT TÙ NHÂN kề dao vào cổ họng của VIÊN CAI NGỤC. TÙ NHÂN (run rẩy) Tao sẽ giết nó. Tao sẽ làm đấy. CAI NGỤC Cho nó ra! Bây giờ! Làm đi! GÓC VÀO - MỘT VIÊN CAI NGỤC CẦM SÚNG Khi anh ta lên đạn, ngón tay bấm vào cò. TÙ NHÂN Tao muốn nói chuyện với lão giám ngục. NGAY BÂY GIỜ! Một cảnh thường dùng là Xen (lồng) cảnh. Xen cảnh thường dùng chủ yếu như là một sự chỉ hướng – tập trung vào điều gì đó quan trọng trong cảnh, thường là điều gì đó khán giả cần đọc hoặc là những thứ quá nhỏ để nhìn thấy trong màn ảnh rộng. XEN CẢNH – TỜ GIẤY TIỀN CHUỘC Mẹo viết: Một khổ mô tả hành động thành công hoặc một dòng đơn có thể đạt được cùng mục đích mà không làm khán giả xao nhãng. Hãy chú tâm tới mạch của câu chuyện và không nên ngắt quãng nó. Chương 12 - Page Breaking: Ngắt trang Mẹo: Nếu làm theo những chỉ dẫn đơn giản của phần mềm trong khi viết kịch bản, vậy thì, những quy tắc sau đây sẽ tự động được tuân theo. Chương trình sẽ: * • Không bao giờ chấm dứt một trang với phần Mở Cảnh. Điều này CHỈ được chấp nhận nếu có một Mở Cảnh hoặc Cảnh khác theo sau. (Ví dụ như một cảnh quay chính và sau đó là mở cảnh nội). * • Không bao giờ bắt đầu một trang mới với một từ nối. * • Tự động đặt từ Tiếp tục: khi nó ngắt một đoạn Hành động hoặc Hội thoại. * • Không bao giờ chấm dứt một trang bằng Tên Nhân vật. Ít nhất phải có hai dòng Hội thoại theo sau tên đó. * • Không bao giờ chấm dứt một trang bằng phần trong ngoặc đơn. Hội thoại PHẢI theo sau. * • Nếu bạn có Hội thoại, một Phần trong ngoặc đơn và sau đó là Hội thoại nữa, ngắt dòng TRƯỚC phần trong ngoặc đơn. Điểm nhấn mạnh Giờ thì bạn đã quen với một số yếu tố và chỉ dẫn cơ bản trong khi viết một kịch bản đem đi duyệt. Với những nguyên tắc trên hoặc đơn giản sử dụng phần mềm, bạn sẽ viết được một kịch bản theo đúng chuẩn. Độc giả sẽ không cho rằng bạn là một người kể chuyện nghiệp dư bởi không biết những quy tắc đơn giản nhất. Dưới đây là một số yếu tố phức tạp hơn mà bạn cần biết. Hội thoại song song Khi hai nhân vật của bạn nói cùng lúc, đó được gọi là hội thoại kép hoặc hội thoại song song. Các nhân vật của chúng ta có thể có một đoạn nói chuyện như thế này: Frankie và Julie đang tranh luận rất căng thẳng. FRANKIE JULIE Biến ra khỏi đời tôi ngay! Anh hét vào mặt tôi đấy à? Tôi không thể chịu đựng được Tôi sẽ đi khi nào sẵn sàng Cái mặt cô thêm phút nào nữa. Thế thôi! Mẹo: Tất cả các chương trình viết kịch bản cho phép bạn viết kiểu hội thoại này dễ dàng nhưng nên tránh làm vậy trừ khi rất cần thiết. Mẹo viết: Các biên kịch nghiệp dư thường sử dụng kiểu hội thoại này để làm nổi bật “xung đột” giữa các bên. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng khiến khán giả phân tâm hoặc ngắt quãng mạch của câu chuyện. Đừng cho người ta lý do để họ có thể đặt kịch bản của bạn xuống bằng một vài cảnh hoặc hội thoại không liền mạch. Đồng thanh Đôi khi trong kịch bản, bạn có một đám đông cùng đồng thanh hô lớn. Có hai cáchbản để viết: Cách đầu tiên là viết nó trong câu mô tả hành động. ĐÁM ĐÔNG trên khán đài mắng nhiếc cầu thủ ném bóng: “Đồ điên!” “Ném bóng như đàn bà!”. Lựa chọn thứ hai là làm như thể với một nhân vật và hội thoại. ĐÁM ĐÔNG Chơi ngu thế! Ném bóng gì như đàn bà! Chương 13 - Viết tắt Ngành công nghiệp phim ảnh sử dụng một vài từ viết tắt trong kịch bản. Việc có sử dụng chúng hay không tuỳ thuộc vào bạn. Một vài người sẽ cảm thấy bị xen ngang giữa chừng trong khi nhiều người khác lại muốn viết tắt. Chúng ta đã nhắc tới một số từ viết tắt trước đó như O.S., O.C., V.O. Dưới đây là một số khác. b.g. = background: hậu cảnh b.g. được dùng trong đoạn mô tả hành động. Frankie ngồi trên giường, thắt dây giày. Ở phía sau, Julie lấy tiền ra khỏi túi của anh. Cô cũng lấy chìa khoá xe của anh. CGI = hình ảnh do máy tính dựng lên CGI mô tả hành động không thể quay một cách bình thường và sẽ đòi hỏi việc sử dụng máy tính để xử lý, như trong phim The Matrix. CGI: Miệng của anh ta bắt đầu tan chảy, sau đó, biến mất hoàn toàn. f.g. = tiền cảnh f.g. được dùng trong đoạn mô tả hành động, giống như b.g., ngoại trừ việc hoạt động này diễn ra ở phía trước SFX = hiệu ứng âm thanh SFX nói về âm thanh cần thiết trong phim. SFX: TIẾNG còi tàu RÚ LÊN. SPFX = hiệu ứng đặc biệt SPFX nói đến một hiệu ứng đặc biệt nào cần dùng (có thể không phải CGI). SPFX: Một tia nắng rọi sáng gương mặt của Frankie. Cơ thể anh từ từ tan chảy. M.O.S. = không tiếng. Chuyện kể rằng có một đạo diễn gốc Đức (có thể là Josef von Sternberg, người phát hiện ra Marlene Dietrich) muốn quay một cảnh không có âm thanh và nói với đoàn làm phim rằng mit out sound (thay vì without sound). Cụm từ này sau đó được đoàn làm phim phát tán. M.O.S. Những con ngựa chạy toán loạn trên phố. POV = góc nhìn Camera “nhìn” hành động từ một góc nhìn cụ thể của một diễn viên. GÓC NHÌN CỦA JULIE – Frankie ngồi trên giường, thắt dây giày. Chùm cảnh MỘT CHÙM CẢNH là một công cụ điện ảnh để mô tả một loạt cảnh, tất cả đều liên quan tới nhau và cùng dẫn tới một kết cục. Mặc dù nó là một từ tiếng Pháp, từ này lại được một đạo diễn người Nga sáng tạo ra. Chùm cảnh được sử dụng để nói đến thời gian trôi đi. Hãy tưởng tượng tới một đứa trẻ, từ khi nó sinh ra, lăn lê, sau đó đi những bước đầu tiên và cuối cùng là chạy. Ví dụ: CHÙM CẢNH 1) John vừa ra đời. Bác sĩ lau người nó và trao cho bà mẹ đang mỉm cười. 2) John lăn người trong cũi. Mẹ nó vỗ tay khích lệ. 3) Nắm chặt tay vào chiếc bàn cà phê, John đi những bước đầu tiên. Mẹ cậu vui sướng ôm con vào lòng. 4) John, đang đeo bỉm, chạy sung sướng qua những bình tưới nước. Mẹ cậu thở dài và với lấy túi đựng bỉm. Bạn cũng có thể đánh dấu các cảnh là A), B), C) nếu thích. Dù là đánh số hay là dùng chữ cũng đều đúng. (Ghi nhớ rằng cảm xúc của bà mẹ thay đổi qua chùm cảnh từ vui sướng tới lo lắng khi John đi lại được). CHÙM CẢNH được xác định như là một cảnh đơn. Điều này là không cần thiết nhưng một vài biên kịch dùng CHẤM DỨT CHÙM CẢNH khi nó kết thúc. Chương 14 - Một loạt cảnh LOẠT CẢNH QUAY cũng khá giống với Chùm cảnh nhưng nó thường được diễn ra tại một địa điểm, nhắc tới một hành động. Hãy nhớ tới bộ phim Earthquake… MỘT LOẠT CẢNH A) Cửa sổ cửa hàng bắt đầu rung lắc. B) Các tấm biển đu đưa. C) Gạch và thuỷ tinh bắt đầu rơi xuống đường. D) Mọi người chạy thoát thân. LOẠT CẢNH được xác định là MỘT CẢNH. Giống như Chùm cảnh, loạt cảnh này là những khổ mô tả hành động và cũng có thể được đánh số 1), 2), 3) PHONG CÁCH Một vài biên kịch sẽ đưa một loạt các cảnh quay vào trong kịch bản mà không ghi chú. Điều này nhìn chung góp phần vào việc làm mạch của câu chuyện trôi chảy hơn. Những dòng mô tả hành động này có thể ngắn, những câu mô tả được đặt ở những dòng độc lập. Piazza de Palma chật cứng khách mua hàng thứ 7. MỘT TIẾNG ĐỘNG LỚN vang lên. Chim bồ câu bay xớn xác, CÁNH SẢI NGẬP TRỜI. Mọi người quay đầu về hướng của MỘT TIẾNG SÚNG KHÁC. Một đứa bé sợ hãi đánh rơi que kem và KHÓC. Một phụ nữ HÉT LỚN. Một kiểu viết khác cho đoạn trên: CỬA HÀNG PIAZZA DE PALMA chật cứng khách mua hàng thứ 7. MỘT TIẾNG SÚNG LỚN vang lên. Chim bồ câu bay xớn xác. Tất cả mọi người quay về hướng của MỘT TIẾNG SÚNG KHÁC. ĐỨA TRẺ SỢ HÃI đánh rơi cây kem và KHÓC. MỘT TIẾNG THÉT vang lên. Mẹo viết: Kiểu viết như thế này sẽ làm tốn thêm diện tích trang nhưng nó cũng giúp người đọc nhanh hơn. Tại sao? Hãy nhìn những khoảng trống trong ví dụ thứ hai … mắt của độc giả có thể đọc được đoạn này nhanh hơn. Một kiểu viết khác liên quan tới việc NHẤN MẠNH vào yếu tố hành động. Thường thì, người đọc sẽ lướt qua một kịch bản, đặc biệt là nếu khổ mô tả hành động rất dài. Dưới đây là một sự lựa chọn về việc làm thế nào là đúng. Chữ nghiêng, đậm hoặc gạch chân không được dùng để nhấn mạnh. Terry NGÃ xuống sàn nhà khi MỘT TIA NẮNG lan vào khắp phòng. Anh nghe thấy TIẾNG KÊU LỚN ở bên ngoài. Terry NÍN THỞ khi một BẢO VỆ hộ pháp đi vào. Dòng ngắn / Thơ / Lời bài hát Đôi khi, bạn cần viết một đoạn hội thoại gồm toàn những CÂU NGẮN. Một ví dụ có thể là khi nhân vật của bạn dẫn ra một bài thơ, hoặc hát một bài. JULIE [...]...Hoa hồng đỏ Hoa violet tím Em đang viết kịch Anh thì sao? Lời bài hát thường được viết hoa JULIE (hát) ROW, ROW, ROW YOUR BOAT GENTLY DOWN THE STREAM MERRILY, MERRILY, MERRILY, MERRILY LIFE IS BUT A DREAM Chương 15 - Xen cảnh Đôi khi trong một kịch bản, bạn có thể muốn xen giữa hai hoặc ba cảnh Những cảnh này xảy ra cùng một thời điểm Thay vì... LENNY Ừ, anh sẽ về sớm thôi Trong những bộ phim cũ, các đạo diễn thường chia đôi màn ảnh trong một đoạn hội thoại như thế Điều đó không thường xảy ra trong ngày nay và trừ khi bạn có lý do thật hay để viết nó vào, tốt nhất là dùng XEN CẢNH . chỉ dẫn cơ bản trong khi viết một kịch bản đem đi duyệt. Với những nguyên tắc trên hoặc đơn giản sử dụng phần mềm, bạn sẽ viết được một kịch bản theo đúng. CÁCH VIẾT KỊCH BẢN Chương 11 - Góc quay Quy tắc: Góc quay được viết giống như Mở Cảnh, về lề trái, viết hoa. Trước và sau nó

Ngày đăng: 16/08/2013, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN