1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế và chế tạo máy khắc laser

56 329 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CẮT KHẮC LASER Máy cắt khắc laser hoạt động dựa theo nguyên lý hai trục, có tốc độ di chuyển nhanh, chính xác,cơ cấu đơn giản, cứng, vững.. Tron

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

- Tên đề tài: Thiết kế và chế tạo máy cắt khắc laser

- GVHD: TS Nguyễn Văn Nhanh

- Họ tên sinh viên: Huỳnh Trọng Nghĩa

- Email: nghiahuynh1812@gmail.com

- Ngày nộp khoá luận tốt nghiệp (ĐATN): 28/12/2017

- Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp (ĐATN) này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Tôi không sao chép

từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2017

Ký tên Huỳnh Trọng Nghĩa

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong suố t thờ i gian từ khi bắt đầu làm đồ án tốt nghiệp đến khi kết thúc đồ

án, em đã cảm nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, quý thầy

cô và bạn bè Đó là đô ̣ng lực để chúng em vượt qua khó khăn để hoàn thành thật tốt nhiê ̣m vụ được giao trong quá trình làm đồ án

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Nhanh đã hết lòng hướ ng dẫn tận tình và truyền đa ̣t cho em những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cũng như giúp em hoàn thành thâ ̣t tốt kỳ đồ án tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn trường cũng như viện kỹ thuật HUTECH đã tạo điều kiện cho em có cơ hội làm luận văn tốt nghiệp kì này

Em xin gử i lời cảm ơn thầy Nguyễn Văn Nhanh đã giành thời gian quý báu để nhận xét và đánh giá đồ án của em Đó là những lời nhâ ̣n xét có ý nghĩa rất

lớ n đối với em sau này

Trang 3

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CẮT KHẮC LASER

Máy cắt khắc laser hoạt động dựa theo nguyên lý hai trục, có tốc độ di chuyển nhanh, chính xác,cơ cấu đơn giản, cứng, vững Cơ cấu hai trục của máy, làm di chuyển đầu laser trong không gian hai chiều Trong đó, mỗi trục được điều khiển di chuyển tịnh tiến theo bộ truyền và động cơ Động cơ được

sử dụng là động cơ bước nên vị trí của máy có độ chính xác cao Trong đó, động cơ bước được gắn trên trục x, để truyền động cơ cấu thông qua cơ cấu truyền đai răng và puly Động cơ truyền động của trục, sẽ truyền động quay cho thanh truyền động bằng một khớp nối nối trục Puly sẽ được gắn cố định trên thanh truyền, để khi động cơ truyền động quay puly sẽ quay theo một góc bằng góc quay của động cơ Để chắc chắn và cơ cấu hoạt động tốt hơn, thì ở mỗi đầu thanh truyền có một cơ cấu puly đai răng hoạt động cùng lúc nhau, giúp tránh bị lệch trục cơ cấu trục y Cơ cấu chuyển động trên trục y, tương tự như trục x, cơ cấu truyền động của trục y cũng là cơ cấu puly đai răng Nhưng sự khác biệt là puly được gắn trực tiếp lên trục động cơ, thay vì gắn trung gian qua thanh truyền như trục x Đầu laser được gắn chặt trên con trượt của trục

y Bản vẽ thiết kế được xử lý bằng phần mềm Inkscape, ta được một file Gcode, từ file Gcode này thông qua phần mềm điều khiển mà hai trục x,y chuyển động đưa đầu laser cắt/khắc theo biên dạng của bản vẽ thiết kế

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

TÓM TẮT ĐỒ ÁN 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 10

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 10

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

1.5 Phương pháp nghiên cứu 11

1.5.1 Cách thức nghiên cứu 11

1.5.2 Phương tiện nghiên cứu 11

1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 11

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 13

2.1 Sơ lược về sự phát triển tia laser 13

2.1.1 Laser 13

2.1.2 Tính chất của laser 13

2.1.3 Ứng dụng của laser 14

2.2 Tình hình nghiên cứu 15

2.2.1 Ngoài nước 15

2.2.2 Trong nước 16

2.3 Hướng nghiên cứu 17

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 18

3.1 Phần cơ khí 18

3.1.1 Động cơ bước 18

3.1.2 Bộ truyền đai 22

3.2 Phần điện 26

Mạch driver laser: 29

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 31

Trang 5

4.1 Những yêu cầu cơ bản của đề tài 31

4.2 Cơ sở chọn phương án thiết kế 31

4.3 Phần cơ khí 31

4.4 Phần điện 35

4.5 Lựa chọn giải pháp 36

Phần cơ khí 36

Phần điện 38

4.6 Trình tự công việc tiến hành 39

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY CẮT KHẮC LASER 40

5.1 Tính toán tốc độ quay của động cơ 40

5.2 Tính toán thiết kế bộ truyền đai răng 41

5.3 Thiết kế cơ khí 43

Mô hình tổng thể 43

Cơ cấu truyền động trục y 45

Cơ cấu gá bộ laser 45

Gá động cơ trục x 46

Gá động cơ trục y 46

Hướng chuyển động tịnh tiến các trục 46

Chương 6: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM 47

6.1 Hệ thống điều khiển của máy 47

6.2 Các bộ phận và cấu trúc cơ khí 48

6.3 Các bộ phận và cấu trúc hệ thống mạch điện điều khiển 48

6.4 Lập trình điều khiển 49

6.5 Qúa trình thực nghiệm 52

6.6 Sản phẩm thực tế 52

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 54

7.1 Kết luận 54

7.2 Phần làm được 54

7.3 Phần chưa làm được và những hạn chế 55

7.4 Kiến nghị và hướng phát triển 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Minh họa tia laser 13

Hình 2: Ứng dụng laser trong cơ khí 14

Hình 3: Ứng dụng laser trong y học 14

Hình 4: Ứng dụng laser trong giải trí 15

Hình 5: Phân bố các ứng dụng chính của laser 15

Hình 6: Máy khắc laser công nghiệp 16

Hình 7: Máy cắt khắc laser mini 16

Hình 8: Động cơ bước trong thực tế 19

Hình 9: Động cơ biến từ trở 19

Hình 10: Động cơ đơn cực 20

Hình 11: Động cơ hai cực 20

Hình 12: Động cơ nhiều pha 20

Hình 13: Các bộ phận cấu thành nên động cơ bước 21

Hình 14: Mạch điều khiển 26

Hình 15: Driver A4988 28

Hình 16: Mạch nguyên lý driver laser 29

Hình 17: Adapter 30

Hình 18: Chân đế cao su 37

Hình 19: Tấm nhôm 38

Hình 20: Mô hình máy cắt khắc laser 43

Hình 21: Truyền động theo trục x 44

Hình 22: Truyền động theo trục y 45

Trang 7

Hình 23: Cơ cấu gá bộ laser 45

Hình 24: Hướng chuyển động của các trục 46

Hình 25: Các bộ phận cơ khí chính của máy 48

Hình 26: Giao diện phần mềm điều khiển bằng Tiếng Việt 51

Hình 27: Giao diện chỉnh sửa thông số máy 51

Hình 28: Hình ảnh thực tế của máy 52

Hình 29: Hình ảnh khi máy đang hoạt động 53

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1: Ưu điểm và nhược điểm của các loại động cơ 31

Bảng 2: Ưu điểm và nhược điểm của các bộ truyền 32

Bảng 3: Ưu điểm và nhược điểm của đồ gá 34

Bảng 4: Ưu điểm và nhược điểm của các loại vật liệu 34

Bảng 5: Ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu di chuyển 35

Bảng 6: Ưu điểm và nhược điểm của PIC, ARM, ARDUINO 35

Bảng 7: Thông số động cơ bước KH56KM2- 912[5] 40

Bảng 8: Step của một số động cơ bước thông dụng[12] 41

Bảng 9: Các thông số bộ truyền đai răng gờ hình thang[6] 42

Sơ đồ 1: Hệ thống điều khiển của máy 47

Sơ đồ 2: Lưu đồ điều khiển hệ thống 49

Sơ đồ 3: Lưu đồ giải thuật nội suy 50

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNC Computerized Numerical Control

SCARA Selective Compliance Assembly Robot Arm

LASER Light Amplification by Stimulated Emission of

Radiation

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, nước ta đang cố gắng hướng tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa Việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò rất quan trọng Các máy móc thiết bị làm việc nhanh, hiệu quả và chính xác để thay thế con người nhằm tăng năng suất

và hiệu quả công việc

Nhận thấy tầm quan trọng này, nhóm đã tiến hành nghiên cứu chế tạo, tính toán và thiết kế máy cắt khắc laser, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người

sử dụng

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, máy cắt khắc laser đã giải quyết được vấn đề vẽ tranh, cắt các biên dạng phức tạp trên các vật liệu khác nhau, có kích cỡ bất kỳ Máy cắt khắc laser cần thiết cho nhu cầu cắt khắc các loại, việc đáp ứng nhanh, chính xác thực hiện trong thời gian ngắn

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu: ‟Thiết kế và chế tạo máy cắt khắc laser” được thực hiện theo các mục tiêu sau:

 Thiết kế và chế tạo cơ khí cho máy, theo cơ cấu 2 trục

 Xây dựng chương trình điều khiển máy cắt khắc theo bản vẽ thiết

kế

 Máy có thể thao tác trên nhiều vật liệu khác nhau như: mica, gỗ,vải,…

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

 Các cơ cấu liên quan đến máy cắt khắc laser

 Các loại máy cắt khắc laser đã có trên thị trường

 Cách thức hoạt động của máy

Trang 11

 Điều khiển động cơ bước

 Giao tiếp và điều khiển bằng máy tính

 Nội suy đường thẳng, đường cong theo 2 trục

 Những sách chuyên ngành trong thư viện trường

 Các trang tài liệu về một số máy móc thiết bị của công ty có liên quan

 Nghiên cứu trên các lĩnh vực các máy tự động phục vụ trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm

1.5 Phương pháp nghiên cứu

 Tham khảo các tài liệu trên các trang web và một số sách liên quan

1.5.2 Phương tiện nghiên cứu

 Sử dụng phần mềm Solidworks 2013 thiết kế cơ khí cho đề tài

 Dùng phần mềm tự thiết kế để lập trình cho mạch điều khiển chính

 Dùng driver A4988 để điều khiển động cơ bước

 Sử dụng đầu laser và động cơ bước chung một bảng mạch

1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp

Đồ án gồm bảy chương với các nội dung sau:

Trang 12

Chương 1 : Giới thiệu Giới thiệu lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa

học và thực tiễn của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài,…

Chương 2 : Tổng quan nghiên cứu đề tài Trình bày tổng quan,

sơ lược về lĩnh vực nghiên cứu, các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước

Chương 3 : Cơ sở lý thuyết Trình bày các cơ sở lý thuyết cần

thiết để thực hiện đề tài

Chương 4 : Phương hướng và các giải pháp Trình bày các mô

hình phần cứng thiết bị, các mạch điện điều khiển sau đó chọn các giải pháp thích hợp Lập trình tự công việc

Chương 5 : Tính toán và thiết kế máy cắt khắc laser: Tính toán

các thông số của máy như : thông số động cơ, thông số bộ truyền đai răng, thiết kế phần cứng, lắp ráp và mô phỏng chuyển động

Chương 6 : Chế tạo và thử nghiệm : Chế tạo mô hình thực tế,

vận hành kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm

Chương 7 : Kết luận và hướng phát triển Trình bày các kết quả

đã và chưa đạt được, đề nghị và đưa ra hướng phát triển cho đề tài

Trang 13

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Sơ lược về sự phát triển tia laser

2.1.1 Laser

Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation, và có nghĩa là "khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích" Electron tồn tại ở các mức năng lượng riêng biệt trong một nguyên tử Các mức năng lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ đạo riêng biệt của electron xung quanh hạt nhân Electron ở bên ngoài sẽ có mức năng lượng cao hơn những electron ở phía trong Khi có sự tác động vật lý hay hóa học từ bên ngoài, các hạt electron này cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao hay ngược lại

Hình 1: Minh họa tia laser

2.1.2 Tính chất của laser

Độ định hướng cao: tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán

Trang 14

Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia laser: Có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn

Trang 15

Hình 4: Ứng dụng laser trong giải trí

Hình 5: Phân bố các ứng dụng chính của laser

Trang 16

Hình 6: Máy khắc laser công nghiệp

Hình 7: Máy cắt khắc laser mini

Trang 17

trình nghiên cứu, chế tạo máy khắc laser nhưng vẫn chưa hoàn chình và chưa vào hoạt động rộng rãi Việc sản xuất vẫn phải nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về, với giá thành và chi phí vận chuyển cao

2.3 Hướng nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề cắt khắc các hình dạng phức tạp trên các vật liệu như mica, vải, gỗ,… ngoài ra phải đảm bảo đạt năng suất cũng như độ chính xác cao của sản phẩm Qua nghiên cứu, nhóm nhận thấy để đáp ứng yêu cầu đáp ứng nhanh, chính xác, độ cứng vững thì cấu hình tương tự máy CNC 2 trục được đưa ra và chọn lựa Theo một số tài liệu tham khảo và hiểu biết về thực tế, thì nhóm nhận thấy trong các loại cơ cấu dạng 2 trục, thì việc sử dụng cơ cấu truyền đai là phổ biến nhất, khả năng tạo chuyển động tốt, hạn chế được hư hỏng cơ cấu, khi quá tải hay sai sót, bên cạnh đó chi phí hoàn thành cũng rẻ hơn khá nhiều so với các cơ cấu khác Ngoài ra máy hoạt động theo cấu hình 2 trục sử dụng bộ truyền đai có thể dễ dàng chỉnh sửa, thay thế hay lắp ráp, đặc biệt giúp cơ cấu máy gọn nhẹ hơn Từ đó, việc di chuyển của máy cũng trở nên linh hoạt hơn

Trang 18

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Phần cơ khí

3.1.1 Động cơ bước

A Vai trò của động cơ bước

Động cơ bước có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều khiển chuyển động

kỹ thuật số, tự động hóa, được sử dụng hầu hết trong tất cả các máy tự động,…

Ta có điều khiển động cơ bước quay một góc bất kỳ, chính xác, dừng lại một vị trí nào đó mà ta muốn Một số ứng dụng của động cơ bước như: Máy CNC, máy in, ổ cứng, ổ đĩa quang, robot,…

B Cấu tạo của động cơ bước

Động cơ bước là một động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường Chúng thật chất là một động cơ không đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động rotor, có khả năng cố định rotor vào các vị trí cần thiết

Về cấu tạo, động cơ bước có thể được coi là tổng hợp của hai loại động cơ: Động cơ một chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc công suất nhỏ

Trang 19

Hình 8: Động cơ bước trong thực tế

Động cơ được dùng trong hệ thống vòng hở đơn giản, những hệ thống này đảm bảo cho hệ thống điều khiển gia tốc với tải trọng tĩnh

C Hoạt động

Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử, đưa các tín hiệu điều khiển vào stator theo thứ tự và một tần số nhất định

Tổng số góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rotor phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi

D Một số loại động cơ bước

Hình 9: Động cơ biến từ trở

Trang 20

Hình 10: Động cơ đơn cực

Hình 11: Động cơ hai cực

Hình 12: Động cơ nhiều pha

Động cơ bước có thể được phân loại dựa theo cấu trúc hoặc cách quấn các cuộn dây trên stator

Dựa theo cấu trúc rotor, động cơ bước được chia thành 3 loại:

 Động cơ bước từ trở biến thiên

 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu

 Động cơ bước lai

Trang 21

Dựa theo cách quấn dây trên stator, động cơ bước được chia thành hai loại:

 Động cơ bước đơn cực

 Động cơ bước lưỡng cực

Hình 13: Các bộ phận cấu thành nên động cơ bước

E Các đặc trưng của tín hiệu điều khiển động cơ bước

Tín hiệu điều khiển động cơ bước là các xung rời rạc kế tiếp nhau, việc điều khiển động cơ bước phụ thuộc vào các thông số sau của xung điều khiển:

- Dòng điện I, kể cả cực tính

 Trạng thái không hoạt động:

Khi không có cuộn dây nào được cấp điện:

- Đối với động cơ phản kháng, rotor sẽ quay trơn

- Đối với động cơ vĩnh cửu và động cơ kiểu hỗn hợp, rotor có

xu hướng dừng ở các vị trí mà đường khép từ thông giữa các cực của rotor và stator là nhỏ nhất

Trang 22

 Trạng thái giữ:

- Khi một số cuộn dây pha được cấp điện một chiều, rotor mang tải sẽ được giữ chặt ở vị trí góc bước nhất định do lực điện từ tổng F sinh ra mômen giữ

 Trạng thái dịch chuyển bước:

- Rotor sẽ dịch chuyển từ vị trí bước đang được giữ sang vị trí bước tiếp theo khi các cuộn dây pha được cấp dòng phù hợp

 Trạng thái quay quá giới hạn:

- Trong chế độ không tải, nếu xung điều khiển có tần số quá cao, động cơ sẽ quay vượt tốc Ở trạng thái này động cơ không thể đảo chiều, không thể dừng đúng vị trí, nhưng vẫn tăng giảm tốc từ từ Muốn dừng và đảo chiều động cơ phải xuống dưới tốc độ tới hạn để hoạt động trong chế độ bước

Theo hình dáng và tiết diện đai có 4 loại:

- Đai dẹt: có tiết diện hình chữ nhật

- Đai thang: có tiết diện hình thang

- Đai tròn: tiết diện hình tròn

- Đai răng: gồm nhiều gân ngang hình thang trên bề mặt tiếp xúc với bánh đai răng

Theo kiểu truyền động: truyền động theo hai trục song song cùng chiều, ngược chiều, giữa hai trục chéo nhau

B Các phương pháp căng đai

Trang 23

 Điều chỉnh lực căng theo tải trọng:

- Lực căng đai sẽ tự thay đổi theo sự thay đổi của tải trọng, vị trí bánh căng: đặt bánh căng trên nhánh chùng, cách trục bánh nhỏ

một khoảng 1/3 khoảng cách trục

C Cơ sở tính toán thiết kế bộ truyền đai

 Lực tác dụng lên đai:

 Lực căng trên nhánh đai dẫn: F1 = F0 + ∆F

 Lực căng trên đánh đai bị dẫn: F2 = F0 - ∆F

Xét điều kiện cân bằng bánh đai dẫn:

 F1 - F2 = Ft

Ta có:

o F1 = F0 + Ft/2

o F2 = F0 - Ft/2

Trang 24

Hình 3.7: Mối quan hệ F1, F2, 𝛼, f Xét điều kiện cân bằng một phân tố đai:

- Tăng 𝛼: dùng bánh căng đai

- Tăng f: dùng đai thang

 Ứng suất trên đai:

- Ứng suất kéo: do các lực F0, F1, F2, Fv

- Ứng suất uốn: khi đai bị uốn qua các bánh đai

- Ứng suất do lực căng ban đầu: 𝜎0 = 𝐹0

Trang 25

 Trượt trơn: trượt trơn từng phần và trượt trơn toàn phần

- Tính theo khả năng kéo

- Tính đai theo độ bền lâu

 Tính đai theo khả năng kéo:

 Theo điều kiện và hệ số để đai không bị trượt trơn: 𝜑 ≤ 𝜑0 tính 𝜎𝑡

≤ 2𝜎0𝜑0

 Tính đai theo độ bền lâu:

 u = 𝑣

𝐿 ≤ 𝑢𝑚𝑎𝑥 , 𝑢𝑚𝑎𝑥 = 3÷10

Trang 26

3.2 Phần điện

a Mạch điều khiển

- Thiết kế board mạch điều khiển đáp ứng được yêu cầu ý tưởng đưa ra

- Nguyên lý hoạt động dựa trên mạch điều khiển Arduino

b DRIVER A4988

A4988 là driver điều khiển động cơ bước cực kì nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều chế độ làm việc Điều chỉnh được dòng ra cho động cơ, có thể tự động tắt điện khi quá nóng A4988 hỗ trợ nhiều chế độ hoạt động của động cơ bước lưỡng cực như : full ,1/2,1/4, 1/8 và 1/16

Allegro có tính năng điều chỉnh giới hạn hiện tại, quá dòng và quá nhiệt và 5 độ phân giải nhỏ khác nhau (xuống đến 1/16 bước) Nó hoạt động từ 8 V đến 35 V

và có thể cung cấp lên đến khoảng 1A cho mỗi giai đoạn mà không có một tản nhiệt hoặc luồng không khí cưỡng bức (nó được đánh giá cho 2 A cho mỗi cuộn với khả năng làm mát bổ sung đầy đủ) Bo mạch này được trang bị các khe cắm đầu gối 0.1 "gồm có nhưng không được hàn

Hình 14: Mạch điều khiển

Trang 27

*Thông số kĩ thuật:

- Công suất ngõ ra lên tới 35v, vòng đỉnh 2A

- Có 5 chế độ full bước : full ,1/2,1/4, 1/8 và 1/16

- Điều chỉnh dòng ra bằng triết áp, nằm bên trên Current Limit=VREF*2.5

- Tự động ngắt điện khi quá nhiệt

*Cách sử dụng:

- Bật động cơ thì thông qua pin ENABLE, Mức Low là bật module, mức high là tắt module

- Điều khiển chiều quay của động cơ thông qua pin DIR

- Điều khiển bươc của động cơ thông qua pin step, mỗi xung là tương ứng với mỗi bước ( hoặc vi bước)

- Hai chân sleep và Rết luôn nối với nhau

- Kết nối giữa 1 vi điều khiển nối chung với A4988

- Kết nối giữa A4988 với Board điều khiển

Trang 28

*Hình ảnh Driver A4988:

*Thông số của Driver A4988

c Cổng nối tiếp RS232

Ưu điểm của giao diện nối tiếp RS232 :

+ Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao

+ Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp

Hình 15: Driver A4988

Ngày đăng: 01/11/2018, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w