Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nội dung, vai trò và biểu hiện hoat động của quy luật giá trị qua các giai đoạn của CNTB. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này Luận văn, bài tập lớn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, các quy luật kinh tế luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó chi phối và tác động tới tất cả các hoạt động diễn ra trong kinh tế, giúp các nhà kinh tế dự báo rủi ro, hoạch định ra những kế hoạch phù hợp để nền kinh tế có thẻ phát triển ổn định Bên cạnh đó, đối với các nhà tư bản và các doanh nghiệp, để
có thể tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả, việc tìm hiểu, phân tích và vận dụng các quy luật kinh tế luôn được một trong những mối quan tâm hàng đầu Trong các quy luật kinh tế, vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị, các biểu hiện về nội dung và vai trò của quy luật giá trị qua các thời kì của chủ nghĩa tư bản được thấy rõ Có những vấn đề nổi trội như khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, sự phân hóa giàu nghèo, đều có nguyên nhân từ quy luật giá trị Ví dụ điển hình như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã réo một hồi chuông cảnh tỉnh các nước tư bản về cách áp dụng quy luật giá trị vào việc vận hành nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa Vậy quy luật giá trị là gì? Nội dung, biểu hiện và vai trò của quy luật giá trị qua các giai đoạn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu vấn đề này
B NỘI DUNG.
I Quy luật giá trị.
1 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưư thông hàng hoá Yêu cầu chung của quy luật giá trị là sản xuất, trao đổi hàng hoá phải được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, hay nói cách khác, phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Người sản xuất có thể tự quyết định hao phí lao động xã hội cá biêt để sản xuất
ra một loại hàng hóa nào đó Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa không được quyết định
Trang 2bởi hao phí lao động cả biệt của từng người sản xuất, mà bằng giá trị xã hội tất yếu
để sản xuất ra hàng hóa đó Hay nói cách khác, trong trao đổi hàng hóa, phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất cho người sản xuất dựa trên thời gian lao động cần thiết Trong nền sản xuất hàng hóa, với người sản xuất, vấn đề quan trọng là họ có bán được sản phẩm hay không, có thu được vốn và kiếm được lợi nhuận hay không Để
có thể làm được điều đó, hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra loại hàng hóa đó phải phù hợp với mức phí lao động xã hội có thể chấp nhận được Ở đây, phù hợp có nghĩa là hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng lao phí lao dộng xã hội Mức phí lao động cá biệt càng thấp thì chủ thể kinh doanh càng có khả năng phát triển, thu được nhiều lợi nhuận, mở rộng sản xuất, ngược lại, mức phí lao động cá biệt cao sẽ dẫn đến thua lỗ, việc kinh doanh sản xuất ngưng trệ hay phải dừng lại vì phá sản
Trong lưu thông và trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động
xã hội cần thiết, có nghĩa là phải trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá Hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau, hay được mua, bán với giá cả bằng giá trị và bằng nhau
Quy luật giá trị được thể hiện qua sự dao động của giá cả hàng hóa, vì giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của hàng hóa Vậy nên, giá cả phụ thuộc trực tiếp vào giá trị của hàng hóa đó Giá cả của hàng hóa cao khi hàng hóa đó có nhiều giá trị và ngược lại, giá cả hàng hóa thấp khi hàng hóa có giá trị thấp Xét trên phạm vi toàn
bộ nền kinh tế, tổng giá trị của hàng hóa phải bằng tổng giá cả Tuy nhiên, xét trên quy mô nhỏ hơn, dưới sự tác động của các nhân tố khác như cạnh tranh, quan hệ cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hóa trên thị trường thường xuyên tách rời với giá trị của hàng hóa đó, vận động lên xuống quanh trục giá trị (trục giá trị thẳng, ổn định) Thông qua sự vận động của giá cả, ta thấy được sự tác động của quy luật giá trị vào thị trường và vào nền kinh tế
2 Tác động và vai trò của quy luật giá trị
Trang 3Trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, quy luật giá trị có tác động to lớn với ý nghĩa thực tiện và ý nghĩa lý luận, đó là điều tiết lưu thông hàng hóa, chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải nhân tố kém phát triển, kích thích các nhân tố tích cực phát triển và phân hóa xã hội
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị điều hóa, phân bổ lại các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực vủa nền kinh tế Tác động này được thể hiện thông qua quy luật cung cầu Cụ thể như khi cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống thấp hơn giá trị của hàng hóa khiến người sản xuất lỗ vốn, buộc phải dừng sản xuất và chuyển sang ngành khác và ngược lại Bên cạnh đó, sự biến động của giá cả thị trường cũng góp phần điều tiết lưu thông vì khi đó, hàng hóa sẽ di chuyển từ nơi co giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, giúp hàng hóa được lưu thông xuyên suốt
- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển:
Trong nền sản xuất hàng hóa, người sản xuất tự quyết định việc sản xuất kinh doanh của bản thân, do đó việc tiết kiệm chi phí lao động cá biệt sẽ được đặt lên hàng đầu Người sản xuất nào có chi phí lao động cá biệt càng nhỏ so với chi phí lao động cần thiết thì sẽ thu được lãi cao, tăng khả năng tích tụ và tích lũy tư bản, tiếp tục tái sản xuất mở rộng Ngược lại, người nào có chi phí lao động cá biệt lớn hơn chi phí lao động xã hội sẽ vỡ nợ, thua lỗ, phá sản Vậy nên, người sản xuất phải tìm mọi cách để chi phí lao động cá biệt thấp nhất có thể Muốn vậy, họ cần cải tiến kĩ thuật, phát triển khao học công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thực hiện tiết kiệm
và đẩy mạnh năng suất lao động Kết quả là lực lượng lao động xã hội sẽ được thúc đẩy để phát triển trình độ
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo người sản xuất hàng hóa
Trang 4Quá trình cạnh tranh sẽ dẫn đến kết quả, những người có điều kiện sản xuất xuất thuận lợi, có lực lượng sản xuất chất lượng sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp, từ
đó trở thành người giàu, tiếp tục đầu tư vào tài liệu sản xuất và tái sản xuất mở rộng Bên cạnh đó, những người không có điều kiện thuận lợi, khả năng quản lý và cso trình độ thấp, lực lượng sản xuất kém phát triển sẽ có mức phí lao động cá biệt cao, dẫn đến thua lỗ, phá sản Từ đó, phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo
II Nội dung, vai trò và biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị qia các giai đoạn của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền
1 Hoạt động và biểu hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
a) Sự cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh trong kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (Nhà sản xuất, nhà phân phối, xí nghiệp, doanh nghiệp, thương nhân, ) nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu dung hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho bản thân
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh có 2 loại là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, ganh đua với nhau, theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch bằng cách tiết kiệm hao phí lao động cá biệt, tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá cả thị thường của hàng hóa Như trong nội dung của quy luật giá trị đã nêu rõ, mỗi đơn vị sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của bản thân do có cách tổ chức quản lý, điều kiện sản xuất, trình
Trang 5độ lực lượng sản xuất và năng suất lao động khác nhau, tuy nhiên, giá cả của hàng hóa sẽ được quyết định bằng giá thị trường Qua đó ở trường hợp này, biểu hiện của quy luật giá trị được thấy rõ
Cạnh tranh giữa các ngành với nhau là trong điều kiện tự do cạnh tranh, các tổ chức, cá nhân cạnh tranh với nhau nhằm tìm ra nơi đầu tư có lợi hơn, bằng cách
tự do di chuyển tư bản từ ngành có ít cơ hội kiếm ra lợi nhuận sang ngành có cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn (ví dụ như ngưng đầu tư vào các ngành có mức cung lớn hơn cầu, thay vào đó đầu tư vào các ngành cung nhỏ hơn cầu), từ đó hình thànhh lợi nhuận bình quân Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và quá trình chuyển hóa từ giá trị hàng hóa sang giá trị sản xuất Khi đó, quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất
Trong chương X, phần II, quyển IV bộ Tư bản, Mác viết:
No matter how the prices are regulated, we arrive at the following:
1) The law of value dominates price movements with reductions or increases in required labour-time making prices of production fall or rise It is in this sense that Ricardo (who doubtlessly realised that his prices of production deviated from the value of
commodities) says that "the inquiry to which I wish to draw the reader's attention relates
to the effect of the variations in the relative value of commodities, and not in their absolute value".The average profit determining the prices of production must always be approximately equal to that quantity of surplus-value which falls to the share of
individual capital in its capacity of an aliquot part of the total social capital Suppose that the general rate of profit, and therefore the average profit, are expressed by money-value greater than the money-money-value of the actual average surplus-money-value So far as the capitalists are concerned, it is then immaterial whether they reciprocally charge 10 or 15% profit Neither of these percentages covers more actual commodity-value than the other, since the overcharge in money is mutual As for the labourer (the assumption being that he receives his normal wage and the rise in the average profit does not therefore imply an actual deduction from his wage, i.e., it expresses something entirely different from the normal surplus-value of the capitalist), the rise in commodity-prices
Trang 6caused by an increase of the average profit must correspond to the rise of the money-expression of the variable capital
Tạm dịch: Cho dù giá cả có biến động như thế này, chúng ta vẫn dẫn đến
2 kết luận sau:
1) Quy luật giá trị quy định sự biến động của giá cả với sự tăng hay giảm của thời gian lao động cần thiết khiến giá cả sản xuất tăng hay giảm theo Điều đó đã được Ricardo (người một mực tin rằng giá cả sản xuất thay đổi phụ thuộc vào giá cả hàng hóa) nói rằng: “Câu hỏi tôi muốn những người đọc suy nghĩ đều liên qua tới ảnh hưởng của sự đa dạng trong sự tương đối của hàng hóa, không phải sự tuyệt đối của chúng”
2) Lợi nhuận bình quân, thứ mà quyết định giá cả sản xuất, phải luôn luôn bằng với lượng giá trị thặng dư trong mỗi phần của tư bản cá nhân trong khả năng là một phần của tư bản toàn xã hội Giả sử rằng
tỷ suất lợi nhuận, và tỷ suất lợi nhuận trung bình, được thể hiện bởi giá trị tiền bạc hơn là giá trị tiền bạc của giá trị thặng dư trung bình thực sự Như các nhà tư bản nghiên cứu, nó không quan trọng liệu rằng họ thu 10 hay 15% lợi nhuận Con số phần trăm nào cũng không thể hiện được giá trị hàng hóa thực sự, vì lượng lợi nhuận là như nhau Đối với người lao động (giả sử rằng anh ta nhận lương bình thường và sự tăng lên trong lợi nhuận bình quân không đồng nghĩa với sự giảm xuống tương đối trong lương của anh ta, ví dụng như, nó thể hiện điều gì đó hoàn toàn khác so với giá trị thặng dư thông thường của nhà tư bản), sự tăng lên trong giá trị hàng hóa gây ra bởi
sự sự tăng lên của lợi nhuận bình quân phải đáp ứng được sự tăng lên của giá trị tư bản khả biến biểu hiện ra bằng tiền…
Tư bản Tỷ suất giá
trị thặng dư
Giá trrị thặng dư
Khối lượng Tỷ suất lợi
nhuận
II 70 c + 30 v 100% 30 130 30%
III 60 c + 40 v 100% 40 140 40%
IV 85 c + 15 v 100% 15 115 15%
Trang 7Ta xét một ví dụ để hiểu về sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Ở đây, trong cùng một điều kiện sản xuất và một lượng tư bản đầutư, ta thấy sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận bình quân dựa trên sựa khác nhau giữa cấu tạo hữu cơ của tư bản Trong ví dụ trên, ngành III là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, và ngành V là thấp nhất Khi các nhà tư bản nhận thấy điều này, họ xem xét lại việc đầu tư của mình, do đó sẽ ngừng đầu tư tư bản vào các ngành như các ngành IV,
V, và đầu tư vào các ngành như ngành các II, III Khi đó, mức cung của các ngành II, III tăng lên, khiến giá cả hàng hóa của ngành đó giảm đi, khiến tỷ suất của các ngành
đó giảm xuống Tương tự, do mức tư bản giảm đi, mức cung ở các ngành IV, V giảm
đi, kéo theo tỷ suất lợi nhuận cũng giảm theo Vậy nhận thấy, sự di chuyển tư bản một cách tự do kéo theo là ngành có mức cung lớn hơn cầu giá cả sẽ giảm xuống và ngược lại, giá cả tăng lên với ngành có mức cung nhỏ hơn cầu gía cả sẽ tăng lên Điều này ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của các ngành và hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng thương của tổng giá trị thặng
dư của toàn xã hội và tổng giá trị tư bản xã hội đầu tư vào tất cả các ngành Trước cạnh tranh thì tỷ suất lợi nhuận của các ngành là hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên sau cạnh tranh, các tỷ suất lợi nhuận bình quân được san bằng thành một tỷ suất chung Khi đó, với một lượng tư bản bằng nhau được đầu tư vào bất kỳ ngành nào, ta đều thu được một giá trị lợi nhuận nhất định, được gọi là lợi nhuận bình quân Lợi nhuận bình quân chính là số lợi nhuận bằng nhau thu được từ những tư bản bằng nhau đầu tư vài các ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào
b) Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Trang 8Giá cả sản xuất của hàng hóa được tính bằng tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân của hàng hóa đó, trong đó, chi phí sản xuất là giá trị lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản ứng trước, bỏ ra để sản xuất loại hàng hóa đó
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Nhưng xét trong điều kiện tự do cạnh tranh, giá cả hàng hóa phụ thuộc trực tiếp vào giá cả sản xuất của hàng hóa đó Với hàng hóa có chung một điều kiện sản xuất, cùng loại và chất lượng tương đương nhau, sẽ được bán ở cùng một giá, nhưng phải đáp ứng hai điều: một là, những giá trị cá biệt khác nhau phải được chung quy lại ở một giá trị xã hội, và điều này thể hiện sự cạnh tranh giữa những người sản xuất cùng một loại hàng hóa, và cũng như là sự tồn tại của một thị thường chung mà các hàng hóa đó được bán
ở đó; hai là, nói rằng một hàng hóa có giá trị sử dụng thì giống như chỉ để nói lên điều
xã hội mong muốn Khi ta chỉ xét đến hàng hóa cá nhân, ta có thể nhận định rằng có một nhu cầu cho một loại hàng hóa nhất định, và số lượng đã được thể hiện bởi giá cả
mà không cần xét đến số lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tổng giá trị hàng hóa sẽ bằng tổng giá cả sản xuất dù ở mỗi ngành, tổng giá trị hàng hóa và tổng gia cả sản xuất có thể không bằng nhau
Tóm lại, trong điều kiện tự do kinh doanh, giá trị thặng dư trở thành lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất, và quy luật giá trị được biểu hiện bằng quy luật giá cả sản xuất
2 Hoạt động và biểu hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến một trình độ nhất định, sinh ra tích tụ tư bản và tập trung sản xuất, sẽ xuất hiện các xí nghiệp độc quyền Các nhà tư bản liên tục tích tụ tư bản và tiến hành tái sản xuất mở rộng, trở thành nhà
tư bản lớn Sau đó, các nhà tư bản lớn liên minh lại để chiếm đoạt trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó, nhằm mục đích thu được lợi nhuận
Trang 9độc quyền cao, đó chính là quá trình thành lập môt tổ chức độc quyền Độc quyền sinh ra nhờ cạnh tranh tự do, đối lập với cạnh tranh tự do Tuy nhiên, độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh, mà còn khiến cạnh tranh thêm đa dạng và gay gắt Lý do là
vì sẽ luôn có sự cạnh tranh về năng suất lao động giữa các tổ chức chức độc quyền, khi xí nghiệp đã phát triển đến một quy mô nhất định, có lực lượng sản xuất lớn Người tiêu dùng sẽ luôn tìm đễn những hàng hóa có giá cả thấp nhưng giá trị sử dụng cao, vậy nên, sẽ vẫn tồn tại cạnh tranh thông qua việc theo đuổi giá trị thăng dư siêu ngạch
Khi đó, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện những loại hình cạnh tranh mới: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền (các tổ chức độc duyền sẽ tìm mọi cách để chèn ép các xí nghiệp ngoài độc quyền, dung nhiều biện pháp như độc chiếm nguồn nguyên liệu và nhân công, ); cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau (có thể là cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền cùng ngành, kết thúc là các bên thỏa hiệp hoặc có bên phá sản; có thể là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành nhưng liên quan chặt chẽ với nhau như chung nguồn nguyên liệu, kỹ thuật tương tự nhau, ); cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền (các nhà tư bản trong tổ chức độc quyền tranh giành nhau phần thị trường có lợi, tranh giành về cố phiếu của tổ chức, )
Giai đoạn tư bản chủ nghĩa độc quyền được phát triển từ giai đoạn tư bản chủ nghĩa cạnh tranh, hay các tổ chức độc quyền nhờ sự cạnh tranh trong nền kinh tế
mà hình thành Độc quyền dù mang hình thức mới nhưng không vượt khỏi hay phủ định đi những quy luật kinh tế, hay cụ thể là quy luật giá trị, mà chỉ phát triển và mở rộng những quy luật kinh tế đó, khiến chúng có những biểu hiện mới
Do chiếm được vị trí độc quyền về một loại hàng hóa nào đó trong nền kinh tế, các tổ chức độc quyền áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận cao nhất: giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán Các tổ chức độc quyền đặt mức giá cả độc quyền thấp khi mua các tư liệu sản xuất, ép giá nguồn
Trang 10nguyên liệu, sau đó kiểm soát lượng hàng hóa bán ra, đặt mức giá cả độc quyền cao nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao (trong đó giá cả độc quyền cao được tính bằng tổng giá cả sản xuất và lợi nhuận độc quyền) Về bản chất, điều này không đi ngược lại với quy luật giá trị, vì việc áp đặt mức giá cả độc quyền cao đó chỉ là chiếm đoạt một phần giá trị thặng dư của người khác (công nhân làm việc không công trong các xí nghiệp, các nhà tư bản nhỏ bị thua thiệt trong quá trình cạnh tranh với các tổ chức độc quyền, ) Lượng giá trị lợi nhuận độc quyền của các tổ chức độc quyền dôi
ra chính là lượng giá trị thặng dư của người khác mất đi Vậy nên xét trên góc độ toàn
bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn độc quyền, tổng giá trị hàng hóa vẫn bằng tổng giá cả
Tóm lại trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền
III Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò của quy luật giá trị qua các giai đoạn
tư bản chủ nghĩa
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hóa, ở đó chịu tác động và chi phối trực tiếp của quy luật giá trị Thực tế đã cho thấy những biểu hiện hết sức rõ ràng của quy luật giá trị như giá trị hàng hóa, sự vận động của giá cả, và những quy luật hệ quả của quy luật giá trị như quy luật cung cầu, Không những thể, quy luật giá trị có có những vai trò hết sức to lớn như điều tiết sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế, kích thích lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy cải tiến kĩ thuật công nghệ, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, đào thải yếu tố kém phát triển, thúc đẩy yếu tố tích cực phát triển đồng thời phân hóa giàu nghèo Như vậy, có nghĩa là quy luật giá trị vừa có những mặt tích cực, vừa có những mặt tiêu cực Vì vậy, việc hiểu rõ quy luật giá trị và áp dụng một cách chính xác, khéo léo, làm thế nào để phát huy những mặt tích cực, và hạn chế những mặt tiêu cực của quy luật giá trị