1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của việt nam

21 176 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 179 KB

Nội dung

Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, lànhững biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây r

Trang 1

Phần I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề, như lạm phát, thấtnghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, khí hậu …vv.Trong đó “ khí hậu” là vấn đề môitrường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH), suythoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái nguồn tài nguyên nước ngọt, suy thoáitầng Ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễn các chất hữu cơ độc hại khóphân hủy …vv Những vấn đề này có mỗi tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sống con người cũng như sự phát triển của xã hội Trong đó dù ởmức độ quốc gia hay phạm vi toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môitrường nóng bỏng nhất và hơn thế nữa nó còn được coi là vấn đề quan trọng tácđộng tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay của toàn thế giới

Gần đây nhất, Thảm họa kép động đất, sóng thần và một loạt những dưtrấn xảy ra tại đảo Sulawesi (Indonesia ) với số người thiệt mạng trong động đất,sóng thần kinh hoàng khoảng hơn 1.300 người Theo ước tính, ít nhất 65.000ngôi nhà bị phá hủy và khoảng 60.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.Hiện có hơn 48.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn Phải chăng đây là sự

“lên tiếng” của thiên nhiên bởi những hành động phá hoại thiên nhiên của conngười (Theo Nguồn tin Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia )

Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH 20năm qua vì bão, lũ và sạt lở đất (chuồi), theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chứcGermanwatch (Đức) công bố tháng 12/2015 Trong đó, ĐBSCL là 1 trong 3đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồngbằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh) Tác động củaBĐKH đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêuxoá đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững Theo Ủyban liên chính phủ về BĐKH, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diệntích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tíchnông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam” là một yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng và cần thiết hiện nay

Trang 2

Phần II:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khíquyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi cácnguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu:

Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, lànhững biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng

có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệsinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế

- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người

1.2 Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tựnhiên và do các yếu tố nhân tạo Tuy nhiên các nguyên nhân gây ra biến đổi khíhậu do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu

kỳ kể từ quá khứ đến hiện tại Vì vậy, tác động lớn nhất là do chính con người

1.2.1 Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên)

Bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất,

sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu,

và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.

1.2.2 Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người)

Xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tănglượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người

Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứngnhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác Tuynhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quátrình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhàkính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp Trong suốtgần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khíquyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm) Hiện tại, con số này

đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độnhanh hơn nữa Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽlàm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do

Trang 3

trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhàkính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.

Khí hậu Trái đất chịu ảnh hưởng rất lớn của cân bằng nhiệt khí quyển Khiyếu tố này bị ảnh hưởng sẽ tác động rất lớn gây biến đổi khí hậu Cân bằng nhiệtxảy ra nhờ các khí nhà kính như CO2, CH4, NOx… hấp thụ bức xạ hồng ngoại domặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát

xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát rangoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là

về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất Nếu không có cácchất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng

33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18 oC Hiệu ứng giữ cho bềmặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là

“Hiệu ứng nhà kính” (greenhouse effect)

1.3 Những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu:

- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… Dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn

- Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên

Sự nóng lên của toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà cònảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển Theo đó, ở vùng biển sâuhơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dầnlên Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng,núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên

- Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland

Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lầnmức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởibăng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại

- Nền nhiệt độ liên tục thay đổi

Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 cao hơn nhiệt độ trung bìnhcủa thập niên 80 Bước sang thế kỷ XXI, mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung

Trang 4

bình lại cao hơn Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự giatăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất Nhiệt độ trung bình toàn cầutính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trong thế kỷ qua

- Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên

Theo phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland,các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí carbondioxide (CO2) dao động từ 180 - 300ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độtheo khối lượng, tính theo phần triệu)

1.4 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủa con người và các sinh vật trên Trái đất

- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đấtthấp, các đảo nhỏ trên biển

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khácnhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệsinh thái và hoạt động của con người

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thànhphần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển

1.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội

1.5.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Nước biển dânglàm mất diện tích đất canh tác Gây ra các hiện tượng thời tiết cựa đoan như: hạnhán, lũ lụt, sa mạc hóa… Cường độ lạnh trong mùa đông giảm dần, thời giannắng nóng dài hơn gây ảnh hưởng đến sợ phát triển của các loài cây trên cácvùng miền Nước biển dâng còn gây ra hiện tượng xâm nhập mặn, khả năng tiêuthoát nước giảm gây khó khăn cho công tác thủy lợi

Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật,dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơgia tăng các loài “thiên địch” Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làmthay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất,sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về

số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệtcủng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm

Trang 5

1.5.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp

Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi

sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng.Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các loài cây ánhiệt đới sẽ mất dần Số lượng quần thể các loài động thực vật quý hiếm sẽ ngàycàng suy kiệt và nguy cơ tiệt chủng tăng Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽlàm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hạitài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH

và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển

BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạngsinh học Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hòa khíhậu, chống xói mòn …) và kinh tế của rừng bị suy giảm

Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng dẫntới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sảntăng cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao, làm gia tăng nạn phá rừng

1.5.3.Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản

Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trênbiển Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về một số thủy sản, quá trình khoánghóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm chothủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh hưởng đếnnăng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trình suy thoáicủa san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệ cộng sinhgiữa san hô và tảo Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nướcngọt trong các rừng ngập mặn Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượngnuôi trồng giảm đi rõ rệt

Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một

số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp ảnh hưởng đếnnơi cư trú của một số loài thủy sản; khả năng cố định chất hữu cơ của HST rongbiển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinhdưỡng cho sinh vật đáy Do đó chất lượng môi trường sống của nhiều loài thủysản xấu đị

1.5.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp

Phần lớn các khu công nghiệp đều trên vùng đồng bằng thấp trũng

dễ bị tổn thương trước nguy cơ biến đổi khí hậu đặc biệt là nước biểndâng; vùng nguyên liệu công nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi về quy mô sảnxuất cũng như về khối lượng sản phẩm Công nghiệp chế biến lương thực,

Trang 6

thực phẩm cũng gặp nhiều trở ngại đối với quá trình chế biến sản phẩm trồngtrọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản, thủy sản.

1.5.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng

Biến đổi khí hậu kéo theo gia tăng cường độ lũ, cả đỉnh lũ và trong một sốtrường hợp cực đoan, các nhà máy thủy điện buộc phải xả lũ và các sông đang ởmức báo động rất cao Hạn hán làm giảm thời gian phát điện và hiệu suất điệnnăng trong trường hợp hạn hán khốc liệt Sa sút về tiềm năng điện gió Có khảnăng làm giảm tiềm năng của những nguồn năng lượng khác trong tương lai

Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cung ứng và nhu cầu năng lượng.Khó khăn hơn cho hệ thống vận chuyển dầu và khí từ dàn khoan trên biển đến cácnhà máy hóa – lọc dầu; làm trội thêm chi phí thông gió và làm mát hầm lò khai thácthan và làm giảm hiệu suất của các nhà máy điện.Tiêu thụ điện cho các thiết bị sinhhoạt như điều hòa nhiệt độ, quạt điện, bảo quản lương thực, thức ăn gia tăng theonhiệt độ Chi phí tưới và tiêu trong sản xuất lúa, cây công nghiệp gia tăng

1.5.6 Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thông nội bộ, cảng biển và cảnghàng không có thể bị ngập Xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đường, nhất là

ở vùng núi, các công trình giao thông đường bộ, đường sắt cũng nhưđường ống.Thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công trình giao thôngvận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và phương tiện giaothông vận tải Tăng nguy cơ rủi ro đối với giao thông vận tải, Ảnh hưởng đếnnhiều hoạt động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ và phương tiện Tăng chiphí điều hòa nhiệt độ, nhất là trong vận chuyển hành khách

1.5.7 Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch

Mực nước biển dâng khiếnmột số công trình trên các bãi biển đều phải dầndần nâng cấp để thích ứng Gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của dukhách bởi những tác động không mong muốn của thời tiết Ảnh hưởng của cáctia tử ngoại Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp phát triển dulịch bền vững Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững vềkinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện

tự nhiên và do đó gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển du lịch

II ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

2.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu

Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tannhanh trong những thập niên tới Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu Á

Trang 7

dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dựbáo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm.

Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở củahàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ vàTrung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do biếnđổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiều loại hình thiên tai vàthời tiết cực đoan diễn ra với quy mô và tần suất ngày càng lớn Tại Hội nghịLHQ về BĐKH (COP 23) ở Born, Đức (11/2017), số liệu thống kê cho thấy trêntoàn thế giới, từ 1996-2016, thiên tai do BĐKH làm chết 520.000 người, gâythiệt hại kinh tế 3.160 tỷ USD

2.2 Biến đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn: Việt Nam có hai

vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ sông Hồng, diện tích 17.000km2 vàchâu thổ sông Cửu Long (Mê Kông), diện tích gần 35.000km2 Châu thổsông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của chế độ thủy triều từbiển truyền vào vùng hạ lưu qua những con sông và kênh rạch chằng chịtnhư: sông Tiền, sông Hậu hoặc như Gành Hào, Bồ Đề… Thủy triều từ vịnhThái Lan qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung, Ông Đốc, CửaLớn… Sự xâm nhập mặn do triều Biển Tây ít hơn so với triều Biển Đông.Hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu là gây hạn trên phạm vi ngàycàng rộng hơn, nhất là vụ lúa đông xuân bởi không thể lấy nước nhiễm mặn

ở kênh rạch để tưới Nước mặn tràn lên sẽ làm chết hàng loạt cây cối trênnhững cánh đồng rộng lớn Ngay cả khi độ mặn thấp hơn 1% cũng làmgiảm năng suất cây trồng và thủy sản nước ngọt Ngoài ra, sự xâm nhậpmặn còn gây ra vấn nạn thiếu nước sạch sinh hoạt ở các vùng dân cư

Khô hạn kéo dài, mưa ít thì xâm nhập mặn càng sâu hơn Chẳng hạn, vàonăm 2005, trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên mức độ xâm nhậpmặn đã tiến sâu vào tới 60 – 80 km ; tuyến sông Hậu 60 – 70km Ở các sôngVàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông xâm nhập sâu tới 120 – 140km gây thiệt hại rất lớn.Tỉnh Long An, thiệt hại 16 tỷ đồng; hơn 14.000ha mía giảm năng suất từ 5 –10%; hơn 1.000ha lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị nhiễm mặn TỉnhSóc Trăng thiệt hại 46 tỷ đồng Tỉnh Hậu Giang 9.000 ha bị xâm nhập mặn, thiệthại 11,4 tỷ đồng…

Thứ hai, bão và nước dâng do bão: Những năm gần đây do biến đổi khí

hậu, thời tiết có những diễn biến thất thường nên thiên tai xảy ra dồn dập với

Trang 8

cường độ ngày càng cao hơn Nhiều trận bão tàn phá nặng nề, gây thương vongngười, phá hoại nhà cửa, thuyền bè và cướp trắng mùa màng, phá hủy hàngnghìn ki-lô-mét đê sông, đê biển, đường bờ biển cũng bị hạ thấp nhanh chóng,nước dâng cao và xâm nhập mặn càng sâu hơn Trong thời gian 30 năm qua,người ta ghi nhận được có một nửa trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào ViệtNam đã làm dâng cao mực nước trên 1m và có 11% số cơn bão làm dâng caomực nước biển trên 2m.

Thứ ba, nguy cơ xói lở: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với

cường độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và có xu hướng gia tăngmạnh trong một thập niên gần đây Bờ biển nước ta chỉ có 2.800km đêbiển, trong đó có 1.400 km đê trực tiếp với biển và khoảng 1.400km đê cửasông Hệ thống đê hầu hết được đắp bằng đất theo phương pháp thủ công

để lấn biến, ngăn mặn, phần lớn đã xuống cấp Nếu vì lý do nào đó mà cáccon đê bị vỡ thì ruộng đồng sẽ bị nước biển làm cho nhiễm mặn không thểgieo trồng được trong nhiều năm Trên các tuyến đê biển của miền Bắctrong 5 năm qua đã có tới 165 vị trí sạt lở tổng cộng tới 252km, đe dọa trựctiếp đến an toàn các khu vực thành phố, thị xã và khu tập trung dân cư…Ngập úng ở vùng châu thổ diện rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông giatăng cường độ xâm thực ngang, gây sạt lở lớn ở các vùng ven bờ trên nhiềukhu vực từ Bắc vào Nam Ở các vùng ven biển đã thấy rõ hiện tượng vùngngập triều cửa sông mở rộng hình phễu trên diện rộng, nhất là ở hạ du các

hệ thống sông nghèo phù sa như các hệ thống sông Thái Bình, Bạch Đằng,ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai ở vùng venbiển Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh Bờ biển miền Trung

từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận cũng đang bị sóng biển xâm thực khámạnh, nhiều khu vực tốc độ sạt lở bờ biển từ 15-30m/năm

Thứ tư, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản và du lịch suy giảm Các vùng ven biển Việt Nam có số dân khoảng 18 triệu người, chiếm gần

1/4 dân số cả nước, trong đó diện tích đất sử dụng chiếm 16% tổng diện tích cảnước 58% số dân vùng ven biển chủ yếu sống dựa và nông nghiệp và đánh bắtthủy sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000người chế biến và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá.Biến đổi khí hậu sẽ gây đe dọa ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội.Đặc biệt, hầu hết nông dân Việt Nam có rất ít đất canh tác, đặc biệt là nông dânvùng ven biển Vì vậy, việc mất đi một phần rất lớn quỹ đất trồng do biến đổikhí hậu, nước biển dâng cao, cùng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặtViệt Nam trước một thách thức rất nghiêm trọng

Trang 9

Thứ năm là, sự tổn hại về đa dạng sinh học và hệ sinh thái Theo đánh giá

của Ngân hàng Thế giới đối với các sinh cảnh tự nhiên quan trọng ở Việt Namdựa trên những kịch bản nước biển dâng, cứ 1m nước biển dâng lên có thể ảnhhưởng tới 27% sinh cảnh tự nhiên, trong đó 33% ở khu bảo tồn, 23% các vùng

có đa dạng sinh học chủ chốt Những tác động tiềm tàng này đang tăng lên từ1/4 đến 1/3 tất cả các vùng sinh cảnh tự nhiên then chốt ở Việt Nam Những khuvực này phần lớn là các khu bảo tồn và đề nghị bảo tồn hiện nay của Việt Nam,thường tập trung trên các đảo và khu vực bờ biển Rõ ràng là đa dạng sinh họcViệt nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khi nước biển dâng

Ngoài những ảnh hưởng xấu vừa nêu, biến đổi khí hậu – nước biển dângcao sẽ nhấn chìm và phá hủy kết cấu hạ tầng và tài nguyên du lịch, từ đó làmgiảm lượng khách và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu người,trong đó đa phần là người nghèo

Thứ sáu là, sự phá hủy các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng Theo

IPCC (Công ước khung về biến đổi khí hậu), do tác động của biến đổi khí hậutoàn cầu, khả năng mực nước biển sẽ dâng cao 1m vào cuối thế kỷ XXI, hệ quả

là hằng năm Việt Nam có 40.000km2 vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề,trong đó có 90% thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn, thiệt hại

về tài sản có thể lên tới 17 tỷ USD

Tại 24 tỉnh, thành phố vùng duyên hải nước ta có 266 cảng biển lớn, nhỏ;lại là nước có nhiều tiềm năng về dầu khí trong khu vực Nước biển dâng caokèm theo mưa bão lớn sẽ đe dọa tàn phá các kết cấu hạ tầng quan trọng, gâyngập lụt các tuyến đường sắt ở vùng duyên hải, sân bay, phá hủy cầu cống và hệthống ống dẫn cùng nhiều công trình kết câu hạ tầng giao thông khác

Thứ bảy là, ô nhiễm nguồn nước sạch và suy thoái môi trường Mực nước

biển dâng còn ảnh hưởng trực tiếp đến đến nguồn nước sạch và vệ sinh môitrường Do ngập lụt trong thời gian dài, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chấtthải từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác… bị rửa trôi,xuống hồ ao, sông suối trôi nổi khắp nơi, dịch bệnh dễ xảy ra và khó kiểm soát,sức khỏe của người dân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng Các công trình cấp nước sạchtập trung bị hư hỏng hoặc do nguồn nước cấp bị ô nhiễm gây khó khăn cho việc

xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân

2.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu của Việt Nam hiện nay

Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1oC vànước biển dâng cao 1m Trong 45 năm (1956-2000) có 311 cơn bão và áp thấpảnh hưởng đến Việt Nam Mỗi năm chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để

Trang 10

khắc phục hậu quả thiên tai Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại11.600 tỷ đồng, hơn 400 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 halúa, phá huỷ 1.300 công trình đập, cống thủy lợi Đặc biệt, theo các kịch bảnBĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước Khi đó sẽ có10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP Đặc biệt, 20% diệntích TPHCM sẽ bị ngập.

Bên cạnh đó, từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiềucông ước quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu toàncầu Đây là một trong những cơ sở pháp lý để Việt Nam thực hiện lồng ghépcác yếu tố bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào mục tiêu vàchiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịuảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng.Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt

độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thểdâng 1m Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bịngập Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP),các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng mỗi năm và khiếnkhoảng 17 triệu người không có nhà

Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác độngxấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở ĐBSCL.Trong những năm gần đây, tuy rừng có tăng lên về diện tích nhưng tỷ lệ rừngnguyên sinh vẫn chỉ khoảng 8%

Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), Nước ta với bờ biến dài vàhai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nôngnghiệp Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồngbắng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l Ước tính Việt Nam sẽmất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọanghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chụctriệu người dân

Ngày đăng: 30/10/2018, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w