1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

Một số giải pháp tích hợp gây hứng thú trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ 56 tuổi

23 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Rấtnhiều giáo viên luôn trăn trở, làm sao để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngôn ngữ,làm sao cho trẻ học mà chơi chơi mà học, làm sao để trẻ tiếp nhận kiến thức về ngônngữ một cách dễ dà

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CÔN ĐẢO

TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ -  -

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN Cấp cơ sở phục vụ thi đua khen thưởng

năm học 2017-2018

Giải pháp:Một số giải pháp tích hợp gây hứng thú trong lĩnh vực phát

triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi

Tác giả sáng kiến :Võ Thùy Dương – Giáo viên

Côn Đảo, Tháng 12/2017

Trang 2

NỘI DUNG TRAN

G

1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 4

1.5 Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng 5

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG

GIẢI PHÁP

6-18

3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp 193.4 Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp 19- 20

MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GÂY HỨNG THÚ TRONG HOẠT

ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ 5-6 TUỔI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trang 3

1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp

Ngôn ngữ là vốn sống của con người, là mối dây liên hệ mật thiết giữa ngườivới người, giữa con người với xã hội Ở lứa tuổi mầm non, việc giáo dục lĩnh vựcphát triển ngôn ngữ luôn được các giáo viên quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu Rấtnhiều giáo viên luôn trăn trở, làm sao để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngôn ngữ,làm sao cho trẻ học mà chơi chơi mà học, làm sao để trẻ tiếp nhận kiến thức về ngônngữ một cách dễ dàng và khắc sâu được.Theo nội dung giáo dục lấy trẻ làm trungtâm, lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là trẻ được trải nghiệm, được hòa nhập, được vuichơi, được thể hiện tối đa khả sáng tạo và trí tưởng tượng của mình Những điều đóthôi thúc giáo viên chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp giáo dục mới,siêu tầm các nội dung như: thơ, bài hát, vè dân gian, trò chơi dân gian, trò chơi vậnđộng… nhằm bổ trợ cho việc tổ chức hoạt động học ngôn ngữ được diễn ra thuậnlợi, trẻ được hòa mình vào tiết học, được vui chơi thoải mái

Bên cạnh đó, là một giáo viên có thâm niên dạy lớp 5-6 tuổi, qua nhiều nămhọc tôi thấy trong giờ học, không phải lúc nào trẻ cũng chú ý lên cô, không phải lúcnào trẻ cũng thực hiện đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra Chính vì vậy bản thânngười giáo viên cần phải luôn luôn đổi mới chính mình, đổi mới phương pháp, đổimới hình thức và đặc biệt là luôn lồng ghép các nội dung thích hợp vào trong tiết họcngôn ngữ để kích thích trẻ hứng thú tham gia cùng cô tối đa

Với những mong muốn trẻ được hòa mình vào tiết học, giáo viên có thêmnhiều nội dung tích hợp để lồng ghép, để tổ chức tiết học giáo dục ngôn ngữ được tốthơn, dễ dàng hơn, chất lượng hơn tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài:

“Một số giải pháp tích hợp gây hứng thú trong lĩnh vực phát triển ngôn

ngữ trẻ 5-6 tuổi”

1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

Đã có rất nhiều giáo viên, giảng viên các trường nghiên cứu về đề tài này, tôicũng đã tham khảo qua rất nhiều sách báo, mạng internet, thử nghiệm trên tình hình

Trang 4

thực tế tại lớp tôi đang giảng dạy để đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tếcủa lớp, giai đoạn phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó cũng cần ở trẻ sự tập trung, biết lắng nghe, và tích cực hoạt độngcùng cô Để làm được điều đó giáo viên cần phải luôn nhanh nhẹn, nhiệt tình, tíchcực với trẻ, nắm bắt tốt các đặc điểm tâm sinh lý, sở thích cá nhân của trẻ, sáng tạotrong các hoạt động giáo dục ngôn ngữ thì mới thực hiện ứng dụng tốt các giải pháp

1.3 Mục tiêu của giải pháp

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn tìm được một số giảipháp nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Trẻ được tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ, học mà chơi chơi mà học

Trẻ học tốt hơn hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Giáo viên có thêm kho dữ liệu bài thơ, bài hát, trò chơi giúp tích hợp vào nộidung giảng dạy

Thông qua quá trình nghiên cứu được sự trợ giúp, góp ý của đồng nghiệp vàban giám hiệu tôi sẽ rút ra thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân nhằm chăm sóc,giáo dục trẻ tốt hơn

1.4 Các căn cứ đề xuất giải pháp.

1.4.1 Cơ sở lý luận

Để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên cần đảm bảo nộidung và sự hứng thú của trẻ.Việc lồng ghép tích hợp các hoạt động giúp cho tiết họckhông khô cứng trẻ tiếp thu nhanh, giáo viên dễ dàng trong việc soạn giảng, các tiếtdạy cũng trở nên không gò bó phát huy tích cực khả năng sáng tạo tư duy của trẻ.Đây là một trong những mục tiêu của ngành giáo dục mầm non

1.4.2 Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình giảng dạy tôi cũng thường xuyên sử dụng các bài thơ ngắn, tròchơi để gây hứng thú cho trẻ, kích thích khả năng sáng tạo, cũng như khả năng ngônngữ của trẻ.Tuy nhiên trong năm học việc tìm hệ thống trò chơi , thơ, ca dao, vè, bài

Trang 5

hát tích hợp vào các tiết dạy phù hợp với từng chủ đề gây không ít khó khăn cho giáoviên Chính vì vậy bản thân tôi đã tìm tòi sưu tầm và sáng tác một số bài thơ, vè, tròchơi nhỏ, hoạt động tích hợp đóng góp vào kho kiến thức chung phục vụ cho công tácgiảng dạy của giáo viên được tốt hơn.

1.5 Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng

1.5.1 Phương pháp thực hiện

Giáo viên nghiên cứu chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi, từ đó đưa

ra những nhận định ban đầu chung về khả năng phát triển giai đoạn phát triển của trẻ

để đưa ra các hình thức, nội dung hoạt động phù hợp

Thường xuyên quan sát, kiểm tra khả năng tập trung, sự chú ý của trẻ tronghoạt giáo dục ngôn ngữ

Dùng toán thống kê phân tích số liệu, rút ra kết luận

Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và ban giám hiệu để điều chỉnh các giảipháp cho phù hợp và hoàn thiện hơn

1.5.2 Đối tượng

“Một số nội dung tích hợp gây hứng thú trong hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ5-6 tuổi” được thực hiện tại lớp 5-6 tuổi B – trường mầm non Tuổi Thơ - huyện CônĐảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với tổng số trẻ là 30 cháu Nam: 14 cháu - Nữ: 16cháu Và có thể áp dụng với tất cả trẻ 5-6 tuổi

Trang 6

- Được sự quan tâm sâu sát của phòng Giáo dục Huyện, ban giám hiệu nhàtrường, sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.

- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát

- Giáo viên trong lớp đều đạt trình độ trên chuẩn, có thâm niên dạy lớp 5-6 tuổi

- Bản thân có tinh thần học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân, thường xuyênsáng tạo trong các hình thức giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi

- Hội phụ huynh học sinh lớp nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết

2.2 Nội dung giải pháp

Giải pháp 1: Ứng dụng văn hóa dân gian vào tích hợp trong các hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Dân gian là một nét văn hóa gần gũi, dễ đi sâu vào lòng người, biết sử dụngvăn hóa dân gian hợp lý không những làm cho hoạt động giáo dục thêm sinh động màcòn giúp trẻ dễ nhớ dễ thuộc

Ví dụ: đưa hò vè, đồng dao vào tiết học nhận biết chữ cái, trẻ sẽ dễ dàng ghinhớ sâu bài học

Đồng dao chữ cái

Tròn như quả bóng Chính là chữ o

Chữ I cười vang

T, c tươi trẻ

Trang 7

Thêm mũ đội đầuChứ ô bạn nhéThêm cái râu nhẹ

Ở phía trên đầuChữ ơ mau mauCười tươi cùng bạnChữ a vui vẻChữ ă ham làmChữ â vội vàng

đi ngay kẻo trễChữ e thỏ thẻChữ ê rộn ràng

Chữ u buồn bả

đi với chữ ưChữ d nhanh chân

Đ thì chậm chạp

P thì hay nói

H thì trầm ngâm

r hát rất hayChữ k hâm mộ

Y dài thì thích

đi với chữ BBạn nhớ xong chưa

Ta cùng học chữ

Trong hoạt động kể truyện “cây khế” giáo viên có thể lồng ghép ca dao về cây khế để trẻ dễ hình dung, liên tưởng

“Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi !

Mặt trăng sánh với mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng mày khế ơiKhế chua mà nấu ốc nhồi

Cái nước nó xám nhưng mùi nó ngon”

Một số ca dao tục ngữ ca ngợi công ơn của ba mẹ, tình yêu thương anh chị em, rất đơn giản, dễ nhớ dễ thuộc phù hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ đề gia đình

Trang 8

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn

chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy

 Ngày nào em bé cỏn conBây giờ em đã lớn khôn thế nàyCơm cha, áo mẹ, công thầyNghĩ sao cho bỏ những ngày ước

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để buồn lên mắt mẹ nghe con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Hoặc trong chủ đề quê hương đất nước bác hồ giáo viên có thể khéo léo tích hợp lồng ghép câu ca dao ca ngoại Bác Hồ:

Tháp 10 đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác HồCon đang đi giữa đêm trườngNhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con

Trang 9

Công Cha như nước, như nonNhư gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn.

Cụ Hồ ở giữa lòng dânTuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê,

Mỗi khi thư Cụ gửi vềRộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng,

Ai ngoài muôn dặm trùng dươngCũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ

Giáo viên cũng có thể lồng ghép các điệu lý để giúp tiết học nhẹ nhàng gần gũihơn như: “ Lý kéo chài” có thể lồng ghép vào bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhàthơ Huy Cận; Bài hát “ Lý cây bông” có thể lồng ghép vào bài thơ “ màu hoa.” Kho tàng dân gian rộng lớn và rất quý báu, giáo viên có thể khai thác tối đanhững chất liệu dân gian này áp dụng vào trong tiết dạy giáo dục chữ cái với đặc thù

là có vần điệu dễ nhớ dễ thuộc, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và hứng thú với tiết học hơn

Giải pháp 2: Khơi gợi ở giáo viên và trẻ sự sáng tạo không ngừng nghỉ

Trên nền những chất liệu có sẵn, thêm một chút sáng tạo chúng ta đều có thểtạo ra một cái gì đó mới mẻ để kích thích sự chú ý và tích cực học tập ở trẻ

Ví dụ như đặt lời mới cho một bản nhạc phù hợp với nội dung giảng dạy.Không chỉ giáo viên sáng tạo mà có thể khuyến khích trẻ cùng sáng tạo với cô để tạohiệu quả tốt nhất cho nội dung học cũng như sự hứng thú của trẻ như : trên nền nhạcbài hát “ nhà của tôi” giáo viên có thể cùng trẻ đặc lời mới cho bài hát tương ứng với

đề tại dạy bài thơ “ cái bát xinh xinh”

“Đố bạn biết , chúng tôi có gì đâyXin trả lời, đó là cái bát hoaCái bát đó, rất gần gũi yêu thương

Trang 10

Cái bát đó, chính là của chúng tôi.”

Với đề tài thơ “ Mùa xuân” chúng ta có thể đặt lời mới theo giai điệu của bàihát “đi cấy”

“Xuân về trên mọi miền quê Xuân về trên mọi miền quê bao nhiêu là người nônức đón xuân Hoa khắp nơi đón mừng mùa xuân, đón chào mùa xuân Bao loài hoaquý ngát hương thơm lừng, ngát hương thơm lừng í rằng cầu cho cầu cho cây tốt tươiđón chào mùa xuân.”

Với đề tài thơ “ chú bộ đội hành quân trong mưa” chúng ta có thể đặt lời mới

về các chú bộ đội dựa theo giai điệu của bài hát “ lý kéo chài”

 “ Hát lên nào hỡi những chiến sĩ

Hãy cùng nhau ta hát câu ca (hò ơi)

Cùng nhau ta bước xông pha(khoan hỡi khoan hò)

Hát lên (mà) tiến bước ơ ơ là hò

Mong cho nước mình, luôn luôn yên bình

ơ hò ơ hò là hò ơ ơ….”

Trong đề tài thơ “ Dưới ánh trăng thu” chúng ta có thể đặt lời mới trên nền nhạcbài lý cây đa

“ Cùng nhau ca hát,nhảy múa trong hội đêm rằm, thật vui quá ta cùng nô đùa và

ca múa dưới ánh trăng rằm

Ải ơi ta cùng đến đây tùng tùng trong đêm ngày rằm,vui cùng chú Cuội chị

Hằng và ca múa cho thật yêu đời, và vui nói trong đêm trung thu”

Ngoài những nội dung có sẵn có giáo viên cũng có thể sáng tác những tác phẩmhay, gần gũi với trẻ, kích thích trẻ sáng tạo, học tập cùng cô, với nội dung phong phú

Trang 11

Và cây khế nhỏChim lại bay tới

Ăn khế trả vàng Anh lấy quá nhiềuChim bay không nổiLiền nghiêng đôi cánhKhiến cho người anh

Và cả túi vàngCùng rơi xuống biển( Sáng tác Cô Đỗ Thị Diệu Hiền – 5-6 tuổi A trường MN Tuổi Thơ Đề tàitruyện cây khế)

VÈ CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè khăn đỏ

Một hôm mẹ bảo

Mang bánh cho bà

Khăn đỏ vội đi

Không vâng lời mẹ

Đi đẩu đi đâu

Nghĩ rồi lại nóiHãy hái thêm hoaMang sang biếu bà

Bà vui lắm đấyCòn mình thì chạyĐến ngay nhà bà

Ăn thịt không tha

Cả hai bà cháuMay nhờ chú thợĐến ngay kịp thờiCho sói một búa Thế là chết tươi

Trang 12

(Sáng tác cô Võ Thùy Dương, lớp 5-6 tuổi B, trường MN Tuổi Thơ, đề tài kể

truyện sáng tạo Cô bé quàng khăn đỏ)

Nhà xây lâu quá

Hai anh chê cười

Rồi bỗng 1 hôm

Chó sói đến nhà

Anh cả anh haiThật là run sợNhà xô cái đỗ

Cả hai lợn anh Tìm em cầu cứuNgôi nhà bằng gạch

To lớn vững vàngChó sói giang thamKhông vào nhà được

Từ đó nhà lợnCùng sống vui tươi Bên những ngôi nhàĐược xây bằng gạch

(Sáng tác cô Võ Thùy Dương, lớp 5-6 tuổi B, trường MN Tuổi Thơ, đề tài đóng

kịch Ba chú lợn con)

Trang 13

Một số câu hát ngắn về chữ cái và cách đánh vần, giáo viên có thể tích hợp vàochơi trò chơi chữ cái hoặc hát theo giai điệu tích hợp trong tiết học chữ cái.

 Tròn tròn như quả bóng

Là chữ oCho đội thêm chiếc mũThành chữ ô

Cho đeo thêm cái râuThành chữ ơ

O,ô,ơ…o,ô,ơCùng học chữ o,ô ,ơ nào

 Ư là ư là ưTôi có chữ ưNào bạn đọc cùng tôiTôi bắt được sư tử rồi

 Là một nét thẳng dài

Đó là chữ gì đâyy l…y lyTôi có chữ y rồi

 Con dê con dêd ê…dê

có cao trào để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động học

Ví dụ như mở đầu bài thơ hoặc câu truyện cô có thể cho trẻ hát nhảy múa mộtđoạn nhạc sôi động, còn trong quá trình bé tập viết chữ cái hoặc khi đang kể truyệngiáo viên nên khéo léo lồng ghép nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm Những điều

Trang 14

này giúp bé có thể dễ dàng cảm thụ tình cảm trong tác phẩm thơ truyện, dễ dàng ghinhớ kiến thức hơn, đồng thời giáo viên có thể khuyến khích trẻ nhảy múa 5 phút giảilao giữa các hoạt động Hoặc trong các tiết thơ giáo viên có thể cho trẻ đọc thơ theogiai điệu:

Ví dụ như trong bài thơ “trăng sáng” giáo viên có thể mở đoạn nhạc có giai điệu

du dương nhẹ nhàng để trẻ đọc thơ theo giai điệu đó

Giáo viên cũng có thể làm 1 đoạn nhạc với giai điệu khi nhanh khi chậm, khirộn ràng, khi nhẹ nhàng tình cảm để cho trẻ đọc theo tiết tấu của giai điệu

Hoặc với bài thơ “ cái bát xinh xinh” giáo viên có thể phổ nhạc lời thơ để trẻ hátnội dung bài thơ theo nền nhạc nhẹ nhàng tình cảm, điều này giúp trẻ có thể điềuchỉnh tông giọng phù hợp với nền nhạc và nội dung bài thơ

Với các câu truyện giáo viên trong lúc kể hoặc cho trẻ kể có thể mở nhạc nhàng

để trẻ kể trên nền nhạc êm dịu điều này giúp trẻ có giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảmhơn

Giáo viên cũng có thể lựa chọn những bài hát có sẵn phù hợp với nội dung đềtài để tích hợp thêm nhiều màu sắc cho hoạt động học

Ví dụ như: Với bài thơ “chú bộ đội hành quân trong mưa có thể lồng ghép vớibài hát “ giọt mưa và em bé, cháu yêu chú bộ đội…”

Với câu truyện “tích chu” giáo viên có thể lồng ghép với bài hát “ cháu yêu bà”

Âm nhạc là chất kích thích sự hứng thú của trẻ rất lớn, chính vì vậy giáo viênnên tận dụng một cách phù hợp để có hiệu quả học tập cho trẻ tốt nhất

Giải pháp 4: Tạo hứng thú học tập thông qua hoạt động chơi đóng vai

Trò chơi đóng vai là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ, thông qua trò chơiđóng vai trẻ được trãi nghiệm cuộc sống xung quanh, được học hỏi các bài học vềquan hệ xã hội, được tập làm “người lớn” theo nhu cầu bắt chước của trẻ, chính vìvậy đưa trò chơi đóng vai vào hoạt động giáo dục ngôn ngữ là một điều hết sức tựnhiên và cần thiết

Trang 15

Giáo viên có thể tạo ra tình huống đóng để trẻ nhập vai vào nhân vật thể hiện,hoặc tạo tình huống mở để trẻ tự do sáng tạo theo ý thích, ví dụ như trong bài thơ “tếtđang vào nhà”, giáo viên có thể cho trẻ hóa thân thành em bé trong bài thơ và đọc thơvới giọng điệu trẻ con vui tươi, sau đó hóa thân thành mẹ và đọc thơ với giọng điệunhẹ nhàng tình cảm, hóa thân thành ông đọc thơ với giọng điệu của người già Trẻ sẽđược trãi nghiệm các cảm xúc của từng vai chơi bên cạnh đó trẻ không cảm thấy chánkhi phải đọc thơ nhiều lần

Tương tự như vậy với tiết kể truyện cô bé quàng khăn đỏ, giáo viên có thể chotrẻ kể truyện sáng tạo thông qua việc đóng vai các nhân vật trong câu truyện Ví dụnhư là chó sói kể truyện, bác thợ săn kể truyện… trẻ được liên tưởng và nhìn nhậnnội dung truyện theo nhiều hướng khác nhau, thông qua đó trẻ càng khắc sâu nộidung bài học

Giải pháp 5: Lồng ghép trò chơi vận động vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Đối với các hoạt động giáo dục ngôn ngữ đa phần là hoạt động tĩnh nhiều, giáoviên cần lồng ghép các trò chơi vận động một cách hợp lý vào nội dung bài dạy, giúptrẻ hoạt động theo phương thức tĩnh động tĩnh Giúp trẻ vừa khắc sâu kiến thức, vừađược thoải mái vận động Ví dụ như ở hoạt động kể truyện “Tích Chu”, xen kẽ vớinội dung kể truyện, giáo viên có thể cho trẻ chơi chuyền nước, hoặc ghép tranh kếthợp với các vận động xoay người, bật, nhảy lò cò…để chuyển tiếp giữa các hoạtđộng, việc phối hợp hợp lý này giúp trẻ tăng cường sự tập chung, và ghi nhớ bài học

Ngày đăng: 29/10/2018, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w