1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ

225 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

nghiên cứu. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Năm 2016, dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam 45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ thương mại chiếm 33,4%; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến hiệu quả không cao; với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, trong đó khu vực nông thôn là 2,10% (Tổng cục Thống kê, 2016). Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp theo hướng phát triển nguồn lao động nông thôn là có tay nghề cao và thông thạo lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc thành thạo, có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc, lao động nông thôn cần được rèn luyện để linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học, nhà quản lý, gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp vững chắc thì yếu tố nguồn lực con người là quan trọng, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để sử dụng nguồn lực lao động nói chung và năng lực của lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quốc gia. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Với tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước t ính là 55,9%, riêng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, do cũng một phần sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ, lực lượng lao động nông nhàn dư thừa, hiệu quả ngày công lao động thấp, cung lao động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Người lao động phổ thông tự tìm công việc qua người thân, qua bạn bè giới thiệu hoặc trực tiếp tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu về việc làm của lao động nông thôn của các công trình nghiên cứu trong nước, cho thấy trình độ học vấn, đào tạo nghề, tuổi, giới tính, thu nhập, chính sách,… là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015; Trần Thu Hồng Ngọc, 2013; Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014; Phạm Ngọc Nhàn, 2015;…); còn đối các nghiên cứu ngoài nước về các 2 nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phân tích việc làm và thu nhập của người lao động trong nông nghiệp, được thực hiện bởi lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp trên đất của mình, hoặc trường hợp lao động nông thôn thực hiện sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác mà lao động là người được thuê mướn, hoặc trường hợp lao động việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn (D. Rocheleau, F. Weber, and A. Field-Juma, 1988; Woldehanna, T., 2002; Wayne Howard, Michael Swidinsky, 2000; David Stifel, 2010; Pascual, U. and Barbier, E. B., 2005; Reardon T., 1999; Junior Davis, 2006;…). Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vừa nêu chưa làm rõ nhu cầu của bản thân người lao động mong muốn có việc làm, đang là hiện trạng thực tế cần được nghiên cứu, nhằm tìm rõ thêm những nhân tố ảnh hưởng việc nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được lựa chọn nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ - -

PHẠM ĐỨC THUẦN

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

2018

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

TÓM LƯỢC IV ABSTRACT VI

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Mục tiêu chung 3

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU 4

1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4

1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.6.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.6.2 Phạm vi không gian 5

1.7 GIỚI HẠN NỘI DUNG TRONG NGHIÊN CỨU 5

1.8 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

2.1 CÁC KHÁI NIỆM 7

2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm 7

2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu 9

2.1.3 Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu 10

2.2 CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÓ LIÊN QUAN 16

2.2.1 Lý thuyết về hành vi gia đình 16

2.2.2 Khái quát về cung ứng lao động 17

2.2.3 Các lý thuyết tạo việc làm cho người lao động 18

2.2.4 Lựa chọn bộ ba - làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà và nghỉ ngơi 20

2.2.5 Nghiên cứu về lý thuyết nông dân ghét rủi ro 22

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 26

2.3.1 Nghiên cứu về đào tạo nghề, việc làm 26

2.3.1.1 Về đào tạo nghề 26

2.3.1.2 Về việc làm 28

2.3.2 Nhóm đối tượng nghiên cứu 31

Trang 3

2.3.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về On-Farm 31

2.3.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về Off-Farm 33

2.3.2.3 Tổng quan các nghiên cứu về Non-Farm 35

2.3.3 Về mô hình nghiên cứu 38

2.3.3.1 Khung nghiên cứu 38

2.3.3.2 Phương pháp tiếp cận 47

2.3.3.3 Mô hình nghiên cứu nhân tố 50

2.3.3.4 Mô hình nghiên cứu hồi quy 53

2.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 56

2.4.1 Về việc làm 56

2.4.2 Về mô hình nghiên cứu 58

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64

3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 64

3.1.1 Phương pháp tiếp cận 64

3.1.2 Khung nghiên cứu 64

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 67

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 67

3.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 69

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 70

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 72

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 72

3.3.2 Phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) 73

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) 73

3.3.4 Phân tích mô hình nghiên cứu hồi quy (Binary Logistic model) 77

3.3.5 Phương pháp phân tích tổng hợp 81

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 82

Chương 4.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 82

4.1.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 82

4.1.1.1 Đặc điểm kinh tế của thành phố Cần Thơ 82

4.1.1.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội của thành phố Cần Thơ 85

4.1.1.3 Khái quát một số đặc điểm kinh tế - xã hội của 04 huyện 88

4.1.2 Đánh giá các điều kiện kinh tế của địa phương tác động đến việc làm của lao động nông thôn 91

Trang 4

4.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ 91

4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động 99

4.1.2.3 Tình hình về doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ 100

4.1.2.4 Thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm phi nông nghiệp của thành phố Cần Thơ 102

4.1.3 Đánh giá tổng quan về lao động nông thôn 104

4.1.3.1 Dân số và dân tộc của trên địa bàn thành phố Cần Thơ 104

4.1.3.2 Tuổi và tình trạng sức khỏe của người lao động nông thôn 105

4.1.2.3 Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động 107

4.1.4 Thực trạng đào tạo nghề của người lao động nông thôn 108

4.1.5 Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn 113

4.1.5.1 Hiện trạng việc làm 115

4.1.5.2 Nơi làm việc 116

4.1.5.3 Kinh nghiệm làm việc 117

4.1.5.4 Hiện trạng về thu nhập 118

4.1.5.5 Thuận lợi và khó khăn việc làm của người lao động nông thôn 122

4.1.5.6 Nhu cầu về việc làm 123

4.1.6 Đánh giá các chính sách của địa phương tác động đến việc làm của lao động nông thôn 134

4.1.6.1 Chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn 134

4.1.6.2 Chính sách về đào tạo nghề 136

4.1.6.3 Chính sách về việc làm 140

Chương 4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 145

4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn 145

4.2.1.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp trong nông thôn 146

4.2.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp trong nông thôn 152

4.2.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp 157

4.2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn 145

4.2.2.1 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp 164

Trang 5

4.2.2.2 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu

cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp 167

4.2.2.3 Mô hình Binary Logistic đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp 169

4.2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thành phố cần thơ 145

4.2.3.1 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động nông nghiệp 174

4.2.3.2 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động phi nông nghiệp 177 4.2.3.3 Giải pháp nhu cầu việc làm cho người lao động làm thuê trong nông nghiệp 179

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 182

5.1 KẾT LUẬN 182

5.2 KIẾN NGHỊ 183

DANH MỤC BÀI BÁO 185

TÀI LIỆU THAM KHẢO 186

PHỤ LỤC 196

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tên biến và đo lường các biến được sử dụng trong mô hình 50

Bảng 2.2: Đánh giá tổng quan tài liệu về việc làm 57

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các huyện 69

Bảng 3.2: Đối tượng khảo sát và số quan sát 71

Bảng 3.3: Diễn giải các biến trong phân tích nhân tố nhân tố EFA 75

Bảng 3.4: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy 79

Bảng 4.1: Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của TP Cần Thơ 86

Bảng 4.2: Giải quyết và tạo việc làm mới cho lao động nông thôn 87

Bảng 4.3: Diện tích, dân số 88

Bảng 4.4: Các khoản mục xã hội của 04 huyện 90

Bảng 4.5: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế 92

Bảng 4.6: Tăng trưởng tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế 92

Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế 93

Bảng 4.8: Tăng trưởng giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế 94

Bảng 4.9: Nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 96

Bảng 4.10: Hiện trạng sử dụng đất qua các giai đoạn của TP Cần Thơ 98

Bảng 4.11: Cơ cấu lao động phân theo khu vực 99

Bảng 4.12: Doanh nghiệp theo ngành kinh tế trên địa bàn TP.Cần Thơ 100

Bảng 4.13: Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn, kỹ thuật 101

Bảng 4.14: Mức lương bình quân của doanh nghiệp trả cho người lao động 102

Bảng 4.15: Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ 103

Bảng 4.16: Tuổi của người lao động 105

Bảng 4.17: Tình trạng sức khỏe của người lao động nông thôn 107

Bảng 4.18: Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động nông thôn 108

Bảng 4.19: Về lao động việc làm 114

Bảng 4.20: Hiện trạng việc làm 6 tháng qua của người lao động nông thôn 115

Bảng 4.21: Nơi làm việc của người lao động nông thôn 116

Bảng 4.22: Kinh nghiệm làm việc của người lao động nông thôn 117

Bảng 4.23: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành 118

Bảng 4.24: Thuận lợi việc làm của người lao động nông thôn 122

Trang 7

Bảng 4.25: Khó khăn việc làm của người lao động nông thôn 123

Bảng 4.26: Lý do có nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn 126

Bảng 4.27: Lý do không có nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn 127

Bảng 4.28: Việc làm của người lao động nông nghiệp có nhu cầu 128

Bảng 4.29: Việc làm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhu cầu 128

Bảng 4.30: Việc làm của người lao động phi nông nghiệp có nhu cầu 129

Bảng 4.31: Lợi ích có việc làm của người lao động nông thôn 130

Bảng 4.32: Phương thức chuyển đổi việc làm của người lao động nông thôn 132

Bảng 4.33: Nguồn thông tin tìm việc làm của người lao động nông thôn 133

Bảng 4.33: Kết quả tích nhân tố lao động nông nghiệp 147

Bảng 4.34: Kết quả tích nhân tố lao động làm thuê trong nông nghiệp 153

Bảng 4.35: Kết quả phân tích nhân tố lao động phi nông nghiệp 159

Bảng 4.36: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm cùa lao động nông nghiệp 164

Bảng 4.37: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp 167

Bảng 4.38: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động phi nông nghiệp 170

Bảng 4.39: Kiểm định giả thuyết 173

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 2.1: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối lớn giữa việc kiếm tiền và

việc làm ở nhà 21

Hình 2.2: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối nhỏ giữa việc kiếm tiền và việc làm ở nhà 21

Hình 2.3: Thuê lao động trong hộ gia đình nông dân 24

Hình 2.4: Thuê lao động ngoài hộ gia đình nông dân 24

Hình 2.5: Các nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình 38

Hình 2.6: Tương quan cung cầu lao động và các nhân tố tác động 39

Hình 2.7: Phân cấp nhu cầu của Maslow 39

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 41

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu động lực làm việc trong lĩnh vực công tại Thành phố Hồ Chí Minh 42

Hình 2.10: Mô hình Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất (LILAMA) 43

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên 44

Hình 2.12: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên khu vực công tại Việt Nam 46

Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài 66

Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu của đề tài 67

Hình 4.1: Bản đồ hành chính của thành phố Cần Thơ 83

Hình 4.2: Tổng sản phẩm bình quân đầu người theo giá hiện hành 97

Hình 4.3: Tỷ lệ giới tính lao động nông thôn 106

Hình 4.4: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 110

Hình 4.5: Hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 110

Hình 4.6: Công việc chính của người lao động nông thôn 114

Hình 4.7: Thu nhập của người lao động nông thôn 119

Hình 4.8: Thu nhập của lao động nông nghiệp 120

Hình 4.9: Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp 120

Hình 4.10: Thu nhập của lao động phi nông nghiệp 121

Hình 4.11: Nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn 124

Hình 4.12: Các chính sách của địa phương tại khu vực nông thôn 145

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Asia Development Bank- Ngân hàng Phát triển Á châu

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

FDI Foreign Direct Investment - đầu tư trực tiếp nước ngoài

FGD Focus Group Discussion- Thảo luận nhóm

GAP Good Agricultural Practices- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product- tổng sản phẩm trong nước

GlobalGAP Global Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt toàn cầu ILO International Labor Organization- Tổ chức Lao động Thế giới KIP Key Informants Panel- Người am hiểu

LĐTB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

NGO Non-Governmental Organizations - các tổ chức phi Chính phủ NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ

NQ-TƯ Nghị quyết Trung ương

ODA Official Development Assistance- nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức PRA Participantory Rural Appraisal- Đánh giá nông thôn có sự tham

gia QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng

SWOT Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats - Mạnh-Yếu-Cơ

hội-Thách thức TTLT Thông tư Liên tịch

UN United Nation - Liện hiệp quốc

USD United States Dollar - đôla Mỹ ($)

VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices- thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt ở Việt Nam

WB World Bank- Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization- Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Trong Chương 1, các nội dung được trình bày như sau: giới thiệu tổng quan; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi trong nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; đối tượng - phạm vi trong nghiên cứu; giới hạn nội dung trong nghiên cứu; đóng góp của nghiên cứu

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước Năm 2016, dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam 45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ thương mại chiếm 33,4%; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1% Dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lực lượng lao động

cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến hiệu quả không cao; với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong

độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, trong đó khu vực nông thôn là 2,10% (Tổng cục Thống kê, 2016)

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp theo hướng phát triển nguồn lao động nông thôn là có tay nghề cao và thông thạo lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc thành thạo, có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc, lao động nông thôn cần được rèn luyện để linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc Do đó, việc tìm ra các giải pháp để giải quyết việc làm

đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học, nhà quản lý, gia đình và toàn xã hội phải quan tâm Để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp vững chắc thì yếu tố nguồn lực con người là quan trọng, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để sử dụng nguồn lực lao động nói chung và năng lực của lao động nông

Trang 11

thôn nói riêng một cách hiệu quả, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị

và phát triển kinh tế

Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quốc gia Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn Với tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước tính là 55,9%, riêng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, do cũng một phần sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ, lực lượng lao động nông nhàn dư thừa, hiệu quả ngày công lao động thấp, cung lao động ngày càng tăng Bên cạnh đó, nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn Người lao động phổ thông tự tìm công việc qua người thân, qua bạn bè giới thiệu hoặc trực tiếp tại các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu về việc làm của lao động nông thôn của các công trình nghiên cứu trong nước, cho thấy trình độ học vấn, đào tạo nghề, tuổi, giới tính, thu nhập, chính sách,… là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động nông thôn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015; Trần Thu Hồng Ngọc, 2013; Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014; Phạm Ngọc Nhàn, 2015;…); còn đối các nghiên cứu ngoài nước về các

Trang 12

nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phân tích việc làm và thu nhập của người lao động trong nông nghiệp, được thực hiện bởi lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp trên đất của mình, hoặc trường hợp lao động nông thôn thực hiện sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác mà lao động là người được thuê mướn, hoặc trường hợp lao động việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn (D Rocheleau, F Weber, and A Field-Juma, 1988; Woldehanna, T., 2002; Wayne Howard, Michael Swidinsky, 2000; David Stifel, 2010; Pascual, U and Barbier, E B., 2005; Reardon T., 1999; Junior Davis, 2006;…) Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vừa nêu chưa làm rõ nhu cầu của bản thân người lao động mong muốn có việc làm, đang là hiện trạng thực tế cần được nghiên cứu, nhằm tìm rõ thêm những nhân tố ảnh hưởng việc nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ

Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố Áp lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề

tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được lựa chọn nghiên cứu

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn nhằm đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

Trang 13

(2) Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp

và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

(3) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới

1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ?

- Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới?

1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu đuuợc đặt ra và kiểm định (trong luận án) là: không

có sự khác biệt về nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ

1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.6.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm của bản thân người lao động được hình thành trong khu vực nông nghiệp và theo từng đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nhằm giải quyết tính thỏa mãn về nhu cầu việc làm của bản thân người lao động; theo đó, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của từng đối tượng lao động nông thôn, và đề xuất giải pháp ưu tiên cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm

Đối tượng khảo sát của luận án (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp) là những người lao động trong độ

Trang 14

tuổi lao động tại khu vực nông thôn, các đối tượng này tham gia lao động và làm việc trong khu vực nông thôn, gồm những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của

cả vật chất, thu nhập bằng công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn,…; đồng thời, cũng khảo sát đối tượng lao động nông thôn không có nhu cầu việc làm trong độ tuổi lao động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng có liên quan, nhằm xây dựng các giải pháp cụ thể và phù hợp hơn cho từng đối tượng lao động nông thôn

1.7 GIỚI HẠN NỘI DUNG TRONG NGHIÊN CỨU

Do đề tài có nội dung nghiên cứu rộng nên phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn:

- Chỉ tập trung nghiên cứu đến nhu cầu việc làm của bản thân người lao động nông thôn (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp), nên việc nghiên cứu về của thị trường cung hoặc thị trường cầu lao động việc làm trên địa bàn thành phố Cần Thơ cần có thời gian khảo sát nhiều năm liên tục nên không được đề cập trong nội dung luận án này Bên cạnh đó, luận án cũng không nghiên cứu về yêu cầu trình độ có tay nghề cao của người lao động nông thôn để đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của các công ty nước ngoài (trong quá trình hội nhập quốc tế)

- Trong phần kết quả thảo luận, các đánh giá thực trạng về các chính sách (đào tạo nghề, việc làm, giáo dục, đầu tư,…) chỉ mang tính thống kê sơ bộ kết quả đạt được của các cấp chính quyền của địa phương đạt được trong thời gian qua,

Trang 15

thông qua đó định hướng các giải pháp cho nhu cầu lao động nông thôn của thành phố

1.8 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của địa phương, kết hợp với kết quả

thông tin thứ cấp và sơ cấp từ các hộ ở thành phố Cần Thơ, nghiên cứu đã có những đóng góp như sau:

- Mô tả tổng quan về lao động nông thôn về thực trạng đào tạo nghề, việc làm, thu nhập của người lao động nông thôn ở các huyện; tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn tại 04 huyện gồm: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh

- Đề xuất được một số giải pháp giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố,… làm cơ sở để nhà quản

lý tham khảo để hoạch định các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh

tế - xã hội thành phố Cần Thơ ngày một phát triển; các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học nghiên cứu và thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn,…

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương này được trình bày các khái niệm, một số mô hình lý thuyết tạo việc làm cho người lao động, tổng quan các nghiên cứu về đào tạo nghề, việc làm, , nhóm đối tượng nghiên cứu, mô hình nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu, trên

cơ sở đó xây dựng các khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án

2.1 CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm

Việc nghiên cứu về khái niệm nhu cầu việc làm chưa có một định nghĩa chung và rõ ràng nhất Nên cần nghiên cứu một số định nghĩa và giải thích về nhu cầu, về việc làm, về khả năng có việc làm, về quyết định đi làm hoặc tìm kiếm công việc để thỏa mãn nhu cầu việc làm của bản thân người lao động

Thứ nhất, nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong

muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người

có những nhu cầu khác nhau, hoặc trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể xem nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và

do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm

lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng (wikipedia.org, 2016)

Thứ hai, quan điểm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù

hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó) Sức lao động do người lao động sở hữu Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý hoặc không Thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết

để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân chia việc làm thành nhiều loại Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính và việc làm phụ (Nguyễn Đình Kháng, 2005): (i) Việc làm chính: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất hay có thu nhập cao nhất; (ii) Việc làm phụ: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính

Trang 17

Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả,… việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…)

để sử dụng sức lao động đó Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc làm Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật; những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó Vì vậy, việc làm là sự thỏa mãn nhu cầu việc làm mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn

Thứ ba, theo tổng hợp của Vũ Kim Khôi (2012) có nhiều cách lý giải khác

nhau về “khả năng có việc làm”, có 03 yếu tố quan trọng cấu thành khả năng có việc làm, tuy nhiên chúng lại tạo nên sự mơ hồ cho những yếu tố sau đây: (1) Khả năng có việc làm được thể hiện bằng việc sinh viên tốt nghiệp thật sự có được việc làm; (2) Khả năng có việc làm được thể hiện qua những kinh nghiệm, giá trị mà sinh viên đã đạt được khi học đại học (từ hoạt động chính khóa hoặc ngoại khóa); (3) Khả năng có việc làm được thể hiện qua những thành công và tiềm năng của sinh viên Như vậy, khái niệm khả năng có việc làm lại nhấn mạnh đến khả năng

có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp, vì vậy không nên nhầm lẫn với việc có được việc làm (được tuyển dụng) bất kể việc làm đó có đúng chuyên môn hay không Dĩ nhiên là khi bỏ qua các yếu tố khác, nếu khả năng có việc làm của một sinh viên càng cao thì sinh viên đó sẽ càng nhanh có được việc làm đúng chuyên môn

Thứ tư, khái niệm quyết định đi làm của Tạ Đức Khánh (2009) được khái

quát như sau: quyết định đi làm là quyết định về việc sử dụng thời gian Có hai cách sử dụng thời gian đi làm hoặc nghỉ ngơi, giải trí Người lao động có thể làm việc ở nhà, được coi là sản xuất gia đình như chăm sóc trẻ nhỏ, may vá, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi,… hoặc có thể đi làm kiếm tiền để mua thực thẩm, nhà ở, quần áo và thuê người chăm sóc trẻ nhỏ Vì đi làm kiếm tiền và sản xuất tại gia đình là hai cách sử dụng thời gian đề làm việc, tạm thời không phân biệt giữa hai hình thức này và đều coi là đi làm có trả công hay đi làm nói chung Vì vậy, quyết định đi làm được coi như là một sự chọn lựa giữa nghỉ ngơi và làm việc kiếm tiền

Trang 18

(hay làm việc trên thị trường lao động) Và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc khuyến khích làm việc có thể được hiểu theo cách này

Từ các định nghĩa, giải thích vừa nêu trên có liên quan đến nhu cầu và việc

làm, có thể định nghĩa nhu cầu việc làm như sau: “Nhu cầu việc làm là những khả

năng của bản thân người lao động để thích nghi với điều kiện môi trường làm việc nhằm thỏa mãn theo mong muốn có việc làm hoặc tìm kiếm công việc cho bản thân người lao động”

2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu

- Nhóm làm nông nghiệp (On-Farm)

Theo D Rocheleau, F Weber, and A Field-Juma (1988), cho rằng việc thực hiện sản xuất nông nghiệp và canh tác trên các cánh đồng của chính nông dân, trong đó nguồn lực đất đai là môi trường để người nông dân trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp Từ định nghĩa đơn giản này, ta có thể xác định bốn yếu tố chính trong trên đồng ruộng, gồm: người nông dân, đất của nông dân, sự tham gia của nông dân, và môi trường làm việc của người nông dân

Như vậy, On-Farm là người lao động nông thôn có đất đai nông nghiệp và làm việc, sản xuất trên đất đai của họ (gọi tắt là nông nghiệp)

- Nhóm làm thuê mướn trong nông nghiệp (Off-Farm)

Theo Woldehanna, T (2002), cho rằng sự tham gia công việc sản xuất nông nghiệp và nguồn thu nhập từ việc làm thuê, gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, trồng trọt hỗn hợp cây trồng và vật nuôi ở trên trang trại Tiền lương làm việc bao gồm công việc làm thuê và được trả, thường được gọi là thu nhập chính cho công việc, làm nông và làm việc bằng tay trong sản xuất nông nghiệp

Như vậy, Off-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất của chính họ,

mà họ làm thuê, sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác (gọi tắt là làm thuê trong nông nghiệp)

- Nhóm làm phi nông nghiệp (Non-Farm)

Luật Đất đai số 45 (2013), đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất

Trang 19

nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở

Thủ tướng Chính phủ (2009), đào tạo nghề cho lao động nông thôn được học nghề phi nông nghiệp, trong đó đặt hàng dạy nghề cho người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2012), ban hành Quyết định phê duyệt

về danh mục nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng phục

vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Tóm lại, Non-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại), các ngành nghề không trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt là phi nông nghiệp)

2.1.3 Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu

- Khái niệm nông thôn: nông thôn là khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó

cộng đồng cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông (nông, lâm, ngư nghiệp);

có mật độ dân cư thấp và quần cư theo hình thức làng, xã; có cơ sở hạ tầng kinh tế

xã hội kém phát triển, trình độ về dân trí, trình độ và khoa học kỹ thuật cũng như tư duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường là thấp kém hơn so với đô thị; có những mối quan hệ bền chặt giữa dân cư dựa trên bản sắc văn hóa, phong tục tập quán cổ truyển về tín ngưỡng, tôn giáo,… (Hoàng Việt và Vũ Đình Thắng, 2013)

- Lao động

+ Khái niệm lao động: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con

người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”, (Quốc hội, 2013)

+ Lao động đang làm việc: là những người đang có việc làm để tạo ra thu

nhập, thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người

đó tham gia Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gồm những người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động (Quốc hội, 2012)

+ Lao động trong độ tuổi: là những lao động trong độ tuổi theo qui định

của Nhà nước có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho

xã hội Theo qui định của luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến

Trang 20

hết 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 55 đối với nữ, tính theo năm dương lịch (Quốc hội, 2012)

+ Lao động ngoài độ tuổi: là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi lao

động theo quy định của Nhà nước: bao gồm nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi;

thanh niên dưới 15 tuổi (Quốc hội, 2012)

+ Lao động nông nghiệp: nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ

những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp

được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng

Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm

lý trong độ tuổi lao động (từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và một bộ phận dân cư ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp

Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt

được trong một thời gian lao động nhất định, đó cũng chính là năng suất lao động Chất lượng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị của lao động và tri thức của người lao động

- Khái niệm về nguồn lao động nông thôn

+ Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc

ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động (Quốc hội, 2012)

+ Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm Tuy nhiên,

do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn

- Khái niệm về lao động nông thôn

+ Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người

sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội

Trang 21

+ Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cả vật chất của những người lao động nông thôn Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn,…

- Số lao động tham gia nền kinh tế: chỉ tiêu phản ánh tất cả những người

trong thời gian quan sát đang có việc làm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc làm các công việc sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình, hoặc đã có công việc làm nhưng đang trong thời gian tạm nghỉ việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ (Tổng Cục thống kê, 2014)

- Thời giam làm việc

+ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Quốc hội, 2012)

+ Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ hoặc là 6 giờ đối với

người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015)

Như vậy, trong luận án này chọn số giờ chuẩn là 08 giờ/ngày, số giờ làm việc 40 giờ/tuần, và số ngày làm việc trong tháng là 22-24 ngày/tháng

- Thất nghiệp và người thất nghiệp

+ Cơ bản trên thị trường lao động cạnh tranh sẽ làm cho mọi người đều luôn

có việc làm Tuy nhiên, thất nghiệp vẫn là một hiện tượng phổ biến trên thị trường lao động, là vấn đề trung tâm trong nền kinh tế thị trường hiện nay

+ Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp và người thất nghiệp (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Khánh, 2008):

+ Thất nghiệp, theo đúng nghĩa của từ là mất việc làm hay sự tách rời sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất Định nghĩa thất nghiệp của Tổ chức Lao động thế giới - ILO (2010), được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành, theo đó, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành

+ Theo P A Samuelson và W D Nordhaus (Paul A Samuelson và William D Nordhaus, Kinh tế học, tập 1, Viện Quan hệ Quốc tế, 1989), người

Trang 22

thất nghiệp là người không có việc làm được trả công, và đang có ngưỡng cố gắng

cụ thể để đi tìm một công việc trong bốn tuần qua, hoặc bị cho thôi việc nhưng đang chờ được gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ được trở lại làm việc

+ Ở Việt Nam, theo Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13: người thất nghiệp

là người từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc: (i) Có hoạt động đi tìm việc trong bốn tuần qua; hoặc không có hoạt động đi tìm việc trong bốn tuần qua vì lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được; (ii) Hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc

Như vậy, thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng

lao động, có nhu cầu về việc làm nhưng không tìm được việc làm

- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: đây là một nhân tố và có quan

hệ với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý

có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử như: gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch qua lớn giữa các khu vực; đồng thời sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, kỹ thuật công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,…) để tăng trưởng kinh

tế có hiệu quả (Nguyễn Đình Kháng, 2005)

- Điều kiện phát triển nông thôn ở địa phương: phát triển nông thôn phải

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2008)

- Tuổi thọ bình quân: tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh) (Tổng

cục Thống kê, 2004)

Trang 23

- Giới tính: là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ (Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2005)

- Tình trạng sức khỏe: là trạng thái tốt về thể chất, tinh thần và xã hội

nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân sống của con người trong đó thỏa mãn về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (Luật Bảo hiểm Xã hội số 71, 2006)

- Trình độ học vấn: để chỉ trình độ học vấn cao nhất mà chủ hộ và các thành

viên trong hộ đã hoàn thành các lớp học, tính theo năm (Tổng cục Thống kê, 2004)

- Trình độ chuyên môn: tên chuyên ngành ghi trên chứng chỉ, trung cấp

nghề, trung cấp chuyên nghiệp, bằng cao đẳng, đại học, sau đại học, hoặc một bằng chuyên môn đã được nhà nước công nhận hay một tổ chức, cơ quan, đơn vị công nhận cho người lao động để được làm việc theo chuyên môn mà họ được đào tạo (Tổng cục Thống kê, 2004)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát

triển kinh tế của một quốc gia, đặt biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số của một quốc gia, các lợi thế tự nhiện, nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa,… (Nguyễn Trần Quế, 2004)

- Chuyển dịch cơ cấu lao động: là sự vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao

động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước Sự chuyển hóa này luôn diễn ra theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội (Trần Hồi Sinh và nhóm nghiên cứu, 2006)

- Vốn ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục: chỉ tiêu phản ánh toàn

bộ chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích bổ sung tài sản cố định, tài sản lưu động, trong đó có đầu tư cho giáo dục - đào tạo (Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2012)

- Người sử dụng lao động: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã,

hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu

là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê

Trang 24

lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh (Quốc hội, 2006)

- Tiền lương: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao

động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định (Quốc hội, 2006)

- Chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương: là các biện pháp

tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu đã lựa chọn hay là tổng thể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế có liên quan đến Nhà nước và các ngành có liên quan nhằm tác động vào Nhà nước theo

những mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định (Đinh Phi Hổ, 2012)

- Đào tạo nghề: là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng

lực theo những tiêu chuẩn nhất định Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quảhơn trong công tác của họ (Võ Xuân Tiến, 2010)

- Vay vốn: là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các

định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Cổng thông tin Ngân Hàng, 2013)

- Thông tin thị trường lao động: là tình trạng, xu hướng việc làm; thông

tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động (Quốc hội, 2013)

- Đất sản xuất: đây là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp

Quy mô đất nông nghiệp càng lớn sẽ góp phần làm tăng sản lượng Các tài nguyên khác dưới các tầng đất, từ rừng, biển,… cũng là các đầu vào của sản xuất (Đinh Phi Hổ, 2006)

- An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy

hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động (Quốc hội, 2015)

Trang 25

2.2 CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CÓ LIÊN QUAN

2.2.1 Lý thuyết về hành vi gia đình

Howard N Barnum (1978), phân tích về hành vi hộ gia đình trong ngắn hạn có tác động đến sự thay đổi của các biến ngoại sinh sau liên quan đến hộ nông dân: (i) quy mô lao động gia đình và nguồn cung lao động; (ii) giá của sản phẩm nông nghiệp chính, vấn đề được quan tâm là độ co giãn của cả sản lượng và thặng

dư thị trường; (iii) công nghệ, những thay đổi trong công nghệ trong nông nghiệp

là những thành tố cơ bản của tất cả các chiến lược phát triển nông thôn và có thể được dự báo sẽ có những phản ứng tích cực về các quyết định của hộ gia đình; và (iv) mức lương cho lao động nông nghiệp, đặc biệt, tính đàn hồi của cung lao động trong gia đình và nhu cầu về lao động được thuê Lao động được lựa chọn riêng biệt để nhấn mạnh rằng mức đầu vào lao động được xác định chỉ bằng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Trong trường hợp không có sự tham gia của thị trường lao động, sự phân hóa giữa sản xuất và tiêu dùng sẽ không hoàn chỉnh Trong trường hợp này, số lao động sử dụng trong sản xuất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đánh giá chủ quan của công việc đối với hộ gia đình Tuy nhiên, với một thị trường lao động tích cực, đánh giá chủ quan xác định mức độ lao động do hộ cung cấp nhưng không phải là tổng nhu cầu lao động của hộ gia đình trong sản xuất Thay vào đó, tổng nhu cầu lao động được xác định bởi điều kiện tối đa hóa lợi nhuận và các phân đoạn sản xuất và tiêu dùng của mô hình có thể được ước tính riêng biệt

Trong nghiên cứu về vai trò của thị trường lao động của Howard N Barnum and Lyn Squire (1984) cũng nhận định rằng: tập trung vào độ co giãn của cung lao động hộ gia đình và không có nhu cầu về thuê lao động Mặc dù mô hình không xác định được quy mô của lực lượng lao động gia đình nhưng nó cho phép đánh giá tác động của di cư đối với hành vi của các thành viên còn lại trong gia đình Số người phụ thuộc mô hình không xác định số người phụ thuộc, nhưng nó cho phép đánh giá tác động của các chính sách kế hoạch hóa gia đình đối với tiêu dùng gia đình và cung ứng lao động Một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu là phân tích các yếu tố quyết định nhu cầu và cung ứng lao động nông nghiệp và những ảnh hưởng của sự thay đổi trong những yếu tố quyết định, thông qua thị trường lao động, có ảnh hưởng đến việc phân phối thu nhập Mặc dù tỷ lệ tiền lương, có vai trò cân bằng ở trung ương cân bằng nhu cầu và cung nhân lực, được xác định trên

Trang 26

thị trường lao động, các quyết định thực tế dưới sự cung và cầu lao động được; nghĩa là, ở mức của trang trại cá nhân cho nhu cầu lao động, và ở mức độ của từng

hộ gia đình để cung cấp lao động Tuy nhiên, đối với hộ nông dân, quyết định cung

và cầu lao động do lao động trong hộ thực hiện Mặc dù một số hộ gia đình ban đầu không tham gia vào thị trường lao động bằng cách thuê mướn hoặc bán các dịch vụ lao động, những hộ gia đình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ Ý nghĩa quan trọng của một thị trường lao động đang hoạt động là nhà ở, quyết định về mức độ sản xuất và sử dụng lao động có thể được thực hiện độc lập với quyết định của hộ gia đình về tiêu dùng Nghĩa là, nếu hộ gia đình lựa chọn giải trí nhiều hơn, cần phải thuê nhiều lao động hơn, thu nhập từ nông nghiệp giảm xuống và gia đình có thu nhập thấp hơn để mua hàng tiêu dùng Ngoài ra, nếu hộ gia đình lựa chọn nhiều lao động của mình cho doanh nghiệp nông nghiệp thì cần có ít lao động hơn, thu nhập từ tiền mặt của nông hộ cao hơn và hộ gia đình có thu nhập cao hơn để mua hàng tiêu dùng Trong một số trường hợp, hộ gia đình thậm chí có thể tham gia lao động trên thị trường, trong trường hợp đó lao động có thể được coi là tiêu cực Do

đó, trong khi các quyết định sản xuất được đưa ra trước và độc lập với các quyết định tiêu dùng, các quyết định tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào mức lợi nhuận do trại nuôi cung cấp Theo đó, dự toán về mặt sản xuất của mô hình được thảo luận trước, dự toán mặt tiêu dùng đối với các mức lợi nhuận nông nghiệp đã xác định trước sản xuất của gia đình

2.2.2 Khái quát về cung ứng lao động

Với ngiên cứu của Orazio Attanasio (2004) cho rằng: khi một hộ gia đình

có những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu, hộ gia đình có thể thay đổi thành phần của tiêu dùng chung, giữa những thứ không bền, bền và giải trí Khi giảm thời gian giải trí thì nó có nghĩa là tăng thu nhập Trong nghiên cứu về khám phá vai trò của nguồn cung lao động nữ như là một cơ chế bảo hiểm chống lại rủi ro thu nhập cá nhân trong gia đình Ở đây để định lượng chi phí phúc lợi cho sự gia tăng về sự không chắc chắn, không có bảo hiểm và để cho thấy chi phí bổ sung của sự không chắc chắn khi các quyết định việc làm của nữ giới không được phép Khả năng đưa ra quyết định cung ứng lao động giảm thiểu chi phí phúc lợi của sự không chắc chắn Nghiên cứu này xem xét vai trò tự bảo hiểm có thể được cung cấp bởi nguồn cung lao động

Trang 27

Theo Shoshana Grossbard (2010) nhận định: việc ra quyết định trong các

hộ gia đình được định nghĩa này là phạm vi của tính chất của người ra quyết định,

và các giả định liên quan đến việc cùng nhau ra quyết định trong các hộ gia đình nhiều người Định nghĩa được sử dụng ở đây cho phép sự sống chung của các thành viên gia đình là những người ra quyết định độc lập Không chỉ các thành viên hộ gia đình không nhất thiết phải hợp tác, như được giả định hợp tác trong quá trình

ra quyết định của hộ gia đình, nhưng họ không thể cư xử theo như việc không hợp tác trong quá trình ra quyết định, theo đó xem nhu cầu thiết lập sự cân bằng phân

bổ cho hộ gia đình

2.2.3 Các lý thuyết tạo việc làm cho người lao động

Khái quát về các kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực thành thị và nông thôn, trong đó việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp hay nói cách khác là việc lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, do chưa giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, việc dư thừa lao động khu vực nông thôn, gia tăng việc làm ở khu vực thành thị, (Trần Xuân Cầu

mở rộng đầu tư, tăng sản lượng công nghiệp nhanh sẽ tạo ra được nhiều việc làm hơn Tuy vậy, bằng kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nước chậm phát triển có tốc độ tăng sản lượng công nghiệp tương đối cao, nhưng tốc độ từng công ăn việc làm lại tụt hậu khá xa, trong một số trường hợp thậm chí việc làm không tăng Nguyên nhân cơ bản là năng suất lao động tăng nhanh, tiết kiệm hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đã làm cho tổng sản lượng sản xuất ra tăng lên nhưng không cần bổ sung thêm lao động, kết quả là việc làm mới không được tạo ra Vì vậy, mặc dù sản lượng tăng nhanh nhưng lại không tạo thêm được công ăn việc

Trang 28

làm Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng, không thể quá chú trọng đến việc mở rộng và phát triển công nghiệp hiện đại để giải quyết vấn đề việc làm ở thành thị vì ở hầu hết các nước đang phát triển khu vực này chỉ thu hút từ 10-20% lực lượng lao động Giữa mức tăng sản lượng công nghiệp và mức tăng việc làm luôn có một khoảng cách

Hiện tượng các cơ hội việc làm ở thành thị tăng lên chậm chạp trong bối cảnh tốc độ công nghiệp hóa khá nhanh và dòng người lao động không có tay nghề không ngừng đổ ra thành thị Điều đó cũng có nghĩa là tốc độ công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển chậm hơn nhiều so với tốc độ đô thị hóa ở các nước đó

 Chuyển giao lao động giữa hai khu vực

Đây là mô hình về lao động di cư từ nông thôn ra thành thị Mô hình này tập trung xem xét các yếu tố xác định cung và cầu lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn, có tính đến những khía cạnh kinh tế của việc di chuyển và thể chế của các nước đang phát triển

W.Arthur Lewis (1954) đưa ra lý thuyết này nhằm giải thích sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hóa, trong đó ông quan tâm đến sự thiếu hụt lao động có thể có trong khu vực công nghiệp mở rộng Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm gắn với điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển Tác giả cho rằng, một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: (i) khu vực nông nghiệp tự cung cấp truyền thống lao động dư thừa có năng suất thấp; (ii) khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động khu vực hiện đại có năng suất cao

mà lao động khu vực nông nghiệp có xu hướng chuyển dần sang Tăng sản lượng trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng

áp lực việc làm ở thành thị Mặc dù, có tác dụng nhất định trong hướng dẫn phân tích và hoạch định chính sách giải quyết việc làm nhưng không thể áp dụng máy móc mô hình Lewis tạo việc làm cho người lao động vào các nước đang phát triển cũng như Việt Nam, vì mô hình này dựa vào ba giả định chỉ phù hợp với kinh tế

các nước phương Tây Cụ thể: Một là, mô hình này ngầm giả định rằng tốc độ di

chuyển lao động và tăng việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn Tốc độ tích lũy vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng của khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao Tuy vậy, như đã chỉ rõ ở mô hình tạo việc làm, thực tiễn ở các

Trang 29

nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng của khu vực hiện đại ở thành thị và tăng

việc làm có thể trái ngược nhau Hai là, mô hình này giả định rằng ở khu vực nông

thôn thừa lao động, trong khi đó có sự toàn dụng lao động ở thành thị Các công trình nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng ở các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp

ở thành thị luôn cao hơn nông thôn, chứ không phải toàn dụng lao động được Ba

là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn lực cung cấp lao

động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt mặc cho sự biến động lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế thị trường

2.2.4 Lựa chọn bộ ba - làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà và nghỉ ngơi

Trên cơ sở lý thuyết của Chayanov về nông hộ tối đa hóa lợi ích, Tạ Đức Khánh (2009) đã trích dẫn của Chayanov trong việc nghiên cứu sản xuất tại nhà của nông hộ và cho thấy rằng: có một sự lựa chọn bộ ba trong việc sử dụng thời gian; nghĩa là người lao động có thể sử dụng thời gian để làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà hay nghỉ ngơi

Với việc tăng lên trong tỷ phần tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thì

sự thống trị của hiệu ứng thay thế của phụ nữ đã nhạt dần, quy mô tương đối giữa hai hiệu ứng giữa nam và nữ đã bắt đầu trái ngược Sự khác nhau về mặt lịch sử trong hiệu ứng thay thế giữa nam và nữ và sự gia tăng tỷ phần lao động nữ có thể hiểu được nhờ sự xem xét tác động thay thế của việc tăng lương trong lựa chọn giữa đi làm kiếm tiền và làm việc tại nhà trong toàn bộ hai hiệu ứng tăng lương thay đổi có liên quan đến vai trò của nam và nữ trong sản xuất tại nhà Nói cách khác, sự khác nhau giữa hai hiệu ứng của nam và nữ là kết quả của vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình

Hình 2.1 và Hình 2.2 cho thấy sự đánh đổi giữa giá trị hàng hóa dịch vụ và thời gian làm việc ở nhà để giữ cho độ thỏa dụng không đổi Hình 2.2 minh họa sự đánh đổi giữa hàng hóa và nghỉ ngơi Đường bàng quan (U) thoải hơn Hình 2.1 cho thấy việc giảm số giờ làm việc ở nhà có thể dễ dàng bù đắp lại bằng việc có thêm hàng hóa Hay việc giảm thời gian dành cho các công việc ở nhà như nấu ăn, lau nhà, chăm sóc trẻ được thay thế dễ dàng thông qua việc mua một lò vi sóng, thức ăn nấu sẵn, máy giặt, thuê cô bảo mẫu,…

Trang 30

Hình 2.1: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối lớn

giữa việc kiếm tiền và việc làm ở nhà

Ngày nay, phụ nữ vẫn có truyền thống là người sản xuất chính trong các công việc tại nhà Do vậy, tiền lương tăng lên hiệu ứng thay thế giữa làm việc tại nhà và làm việc kiếm tiền mạnh hơn (Hình 2.1) Tuy nhiên, khi phụ nữ đã tăng số giờ đi làm kiếm tiền và thay thế nhiều hàng hóa vào các công việc làm ở nhà nhưng việc thay thế hơn nữa sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn Tóm lại, nhiều hộ gia đình hiện nay ở tại điểm có độ dốc cao giữa làm việc ở nhà và làm việc kiếm tiền

Sự thắng thế của hiệu ứng thay thế đối với phụ nữ trong lịch sử đã phản ánh vai trò đáng chú ý của phụ nữ trong việc sản xuất tại gia đình và sự điều chỉnh trong sản xuất tại gia đình trong những thập kỷ gần đây khi tỉ phần tham gia lao động của phụ nữ tăng lên

Hình 2.2: Hiệu ứng thay thế (khi lương tăng) tương đối nhỏ

giữa việc kiếm tiền và việc làm ở nhà

Đường bàng quan (U) dốc hơn Hình 2.1, khi đường ngân sách (W) không đổi phản ánh những khó khăn trong việc thay thế giờ rãnh rỗi, nghỉ ngơi bằng các hàng hóa để giữ cho độ thỏa dụng không đổi Các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi coi thời gian như một đầu vào cơ bản nên khả năng sử dụng thời gian một cách kinh

Wcũ

0

Trang 31

tế bị hạn chế Như vậy, khó có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng hàng hóa thay thế Hay nói cách khác, đường bàng quan (U) dốc hơn (Hình 2.1) đường bàng quan tại Hình 2.2, có nghĩa là nghỉ ngơi có giá trị hơn đường bàng quan (U) tại Hình 2.2, khi đó điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan (U) và đường ngân sách (W) tại Hình 2.2 chuyển sang bên phải tại Hình 2.1 và có ít thời gian lao động hơn được lựa chọn Nếu đường bàng quan (U) dốc đến mức không tiếp xúc nào với đường đường ngân sách (W) thì độ thỏa dụng sẽ được tối đa hóa tại điểm giao nhau giữa

03 đường: Đường bàng quan (U) - Đường ngân sách (W) - Thời gian để rỗi, nghĩa

là người lao động không muốn làm việc và sẽ không trong lực lượng lao động

2.2.5 Nghiên cứu về lý thuyết nông dân ghét rủi ro

Theo Frank Ellis (1993) định nghĩa về lao động: sự phụ thuộc vào lao động gia đình là một định nghĩa kinh tế của người nông dân Do sản xuất tư hữu của người nông dân được xác định một phần bởi lao động việc làm hoặc tiền lương và

sự tách biệt quyền sở hữu các phương tiện sản xuất từ lao động, cơ sở lao động gia đình của nông dân là một hoặc những đặc điểm phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư nhân Bên cạnh đó, không loại trừ việc sử dụng lao động được nhận thuê trong thời gian thu hoạch cao điểm; cũng như việc bán sức lao động của các thành viên trong hộ nông dân Sự chiếm ưu thế của lao động gia đình trong sản xuất cũng

có ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường lao động trong các cộng đồng nông dân, vì nhiều tiêu chí chủ quan khác nhau đối với các hộ gia đình cá nhân có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của lao động nhàn rỗi trên thị trường lao động

Định nghĩa kinh tế của người nông dân: cho đến nay, các khái niệm về quá trình chuyển đổi, tiếp xúc với các thị trường lao động có sự phụ thuộc, sự khác biệt bên trong nội bộ nông nghiệp, tiếp cận đất đai, lao động gia đình, chưa rõ về lợi nhuận và điển hình một yếu tố quan trọng trong sản xuất tự cung tự cấp Những điều này cho nông dân một dạng nhất định với các thay đổi, xã hội, hành động kinh

tế và sử dụng các nguồn lực Sự phân biệt nông dân từ các nhà sản xuất nông thôn khác, từ nông thôn và người lao động ở thành thị, và từ nhà tư bản Họ không phân biệt nông dân với bất cứ người nông dân nào khác

 Các quyết định của hộ gia đình với một thị trường lao động

Sự là giả định chính về thị trường lao động cả dự đoán về các sản phẩm trung bình và cận biên của lao động trong các hộ gia đình và về đặc điểm nhân

Trang 32

khẩu học (hộ gia đình và quy mô hộ gia đình) để giải thích hiệu quả kinh tế hộ gia đình Giả định về khả năng tiếp cận đất đai linh hoạt cũng rất quan trọng cho việc trì hoãn việc bắt đầu giảm biên lợi nhuận biên cho lao động Nó cho phép các gia đình nông dân trong nông nghiệp điều chỉnh linh hoạt để thay đổi hoàn cảnh trong gia đình, và nó cho phép có được một sinh kế từ nuôi trồng từ lực lượng lao động trong gia đình

Sự phát triển tiếp theo hoặc mô hình hộ gia đình tập trung vào tác động sự hợp lý của mô hình làm thay đổi các giả định chính này, đồng thời mở rộng khả năng của nó để xử lý các quyết định sản xuất và tiêu dùng Trước khi đưa ra các chi tiết của sự thay đổi như vậy, trước tiên hãy xem xét tác động của việc cho phép lao động cạnh tranh

Người nông dân trong hộ gia đình làm nông nghiệp: các Hình 2.3 và Hình 2.4 cho biết khi hộ gia đình thuê lao động từ bên ngoài để làm việc nông nghiệp của hộ gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với mức lương trên thị trường, trong cả hai trường hợp sự tồn tại của một thị trường lao động cạnh tranh có nghĩa là một (ww') được đưa vào tính toán thu nhập hoặc việc tạo ra sự thiếu hụt thu nhập trong gia đình Mức chi phí tiền lương này thể hiện cơ hội cho các hộ gia đình sử dụng thời gian lao động gia đình thay thế, đó là hoạt động “ở nhà” (tức là hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình), làm nông, hoặc làm việc lương trong sản xuất nông nghiệp

Việc sử dụng thời gian đầu trong số những cách sử dụng thời gian này được gọi là “hoạt động tại gia thay vì giải trí”, vì điều này tránh được ý nghĩa hoài nghi rằng chỉ cần sử dụng thời gian ngoài công việc là dành cho những hoạt động nhàn rỗi, thời gian “ở nhà” bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc hàng ngày của gia đình như chế biến, sửa nhà, nước và vận chuyển, chăm sóc trẻ

em và do đó trên đó là một phần của việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình Những dịch vụ biến động này được sản xuất trong hộ gia đình để sử dụng trực tiếp chứ không phải để trao đổi thị trường được giới thiệu trong tài liệu tân cổ điển như hàng hóa Z

Trang 33

Hình 2.3: Thuê lao động trong hộ gia đình nông dân

Hình 2.4: Thuê lao động ngoài hộ gia đình nông dân

Tác động của chi phí cơ hội bên ngoài của thời gian lao động là việc định giá lao động của hộ gia đình không còn được xác định chủ quan, và không thay đổi theo cấu trúc gia đình trong hộ Thay vào đó nó được đưa ra, và không thay đổi (ít nhất

là cho phân tích tĩnh) bởi thị trường Điều này cho phép tách biệt, trong tổng thể tối

đa hóa tiện ích, giữa phân bổ lao động liên quan đến thời gian gia đình hoặc thu nhập

Trang 34

giảm, và phân bổ lao động liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chức năng sản xuất)

Sự chia tách này xảy ra vì hộ gia đình có thể thuê lao động trong hộ gia đình hoặc thuê lao động ngoài hộ gia đình về chi phí cơ hội của nó là tiền lương

Trong Hình 2.31 số tiền lao động mà gia đình họ đã chuẩn bị sẵn sàng để sản xuất nông nghiệp do Lc chi trả, trong đó thu nhập (Y) mà hộ gia đình chuẩn bị sẵn sàng hy sinh trong một giờ làm thêm tại nhà (Z) {dY/dZ} được tính bằng lương Điều này được thể hiện bởi điểm của tiếp tuyến giữa đường thờ ơ và thời gian chi phí tiền lương Đồng thời sử dụng tối ưu trong việc sản xuất mẫu được cung cấp bởi LT ở đâu sản phẩm cận biên của lao động bằng tiền lương Sự khác biệt giữa LT và Lc, là số lượng lao động được thuê bởi hộ gia đình cho công việc làm nông nghiệp

Tương tự như trong Hình 2.4, hộ gia đình chuẩn bị thực hiện Lc, giờ lao động trong công việc làm nông nghiệp hoặc làm công ăn lương ngoài nông trại Trong trường hợp này Lc lớn hơn mức tối ưu hoặc sử dụng lao động trong sản xuất nông nghiệp, LT và sự khác biệt giữa hai là lượng tiền lương phi nông nghiệp, lao động hộ gia đình được chuẩn bị để cung cấp cho thị trường lao động Trong cả hai trường hợp, mức sản lượng nông nghiệp không còn được xác định bởi sở thích tiêu dùng chủ quan của hộ gia đình, nó được xác định bằng cách tối đa hóa lợi nhuận đối với tiền lương Vì vậy, cũng vậy, yếu tố nhân khẩu học về sản lượng nông nghiệp và đầu vào lao động của nông nghiệp biến mất

Sự tồn tại hay không của một thị trường lao động rõ ràng là rất quan trọng đối với mô hình hộ nông dân hoạt động như thế nào và loại hoặc dự đoán nó cung cấp Nó có thể được hiển thị cho dù việc hoàn thành đầy đủ các đặc điểm của các tiêu chuẩn khác nhau về tiêu dùng và sản xuất đối với hộ nông dân, trong trường hợp không có một thị trường lao động, phản ứng của sản lượng và việc sử dụng lao động sự thay đổi về giá cả và chi phí là không xác định hoặc tiêu cực Ngược lại, khi thị trường lao động được đưa ra thì các quyết định sản xuất trở nên độc lập với các quyết định tiêu dùng, và phản ứng của hộ gia đình đối với sự thay đổi, ví

dụ như giá cả hoặc sản phẩm trở nên có thể dự đoán được và tích cực (tức là giá sản phẩm tăng cao sẽ làm tăng sản xuất và sử dụng lao động)

Trang 35

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.1 Nghiên cứu về đào tạo nghề, việc làm

Khái quát các nghiên cứu về yếu tố đào tạo nghề, trình độ chuyên môn của người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm của người tuyển dụng lao động, cùng với sự chuyển dịch lao động, các chính sách của nhà nước có tác động đến việc làm cho người lao động nông thôn; mô hình nghiên cứu về lao động, việc làm

2.3.1.1 Về đào tạo nghề

Đào tạo nghề là một trong những vấn đề đề được nhiều các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm trong thời gian qua Việc đào tạo nghề giúp cho bản thân người lao động được trang bị về tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc,… nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động và thích ứng với điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp

Về chất lượng đào tạo nghề chưa đạt, mặc dù tỷ lệ lực lượng lao động của ĐBSCL đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (trong đó, lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ có tỷ lệ rất thấp), nguyên nhân nhà nước chỉ tập trung vào dạy nghề “ngắn hạn,

sơ cấp” chỉ đủ để người dân làm quen với nghề chứ chưa đảm bảo thạo nghề Việc đào tạo nghề này không đủ hấp dẫn và không đảm bảo để họ trở thành một lực lượng công nhân công nghiệp hay công nhân nông nghiệp có tay nghề, kỹ năng

mà nhà đầu tư hay doanh nghiệp mong đợi, là khẳng định của Hạ Thị Thiều Dao (2009) Còn nguyên nhân chủ yếu theo nghiên cứu của Dương Ngọc Thành và Trương Thị Ngọc Chi (2012), khi lao động không muốn tham gia đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phương, là do người dân chưa thấy hiệu quả chương trình đào tạo trong thời gian qua Bên cạnh đó, việc đào tạo ngành nghề chưa gắn với đầu ra (nơi tuyển dụng), từ đó người lao động không muốn tham gia đào tạo Để đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp cao cần có sự tham gia của nhà nước để kết hợp kiến thức dân gian của các nghề tiểu thủ công nghiệp thành giáo trình dạy nghề Lao động có tay nghề cao sau khi đào tạo dễ dàng được doanh nghiệp tuyển dụng và

bố trí công việc phù hợp hơn lao động yếu tay nghề Còn việc xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận chưa được thật sự chú trọng; hình thức dạy nghề chủ yếu dưới hình thức ngắn hạn chiếm 58,30%, chưa có mô hình đào tạo nghề cụ thể, rõ ràng; quy mô tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ đáp ứng 21,16% nhu cầu được đào tạo

Trang 36

nghề của người dân lao động nông thôn trên địa bàn thành phố, trong nghiên cứu của Lê Quang Hảo (2011)

Với nghiên cứu của Nguyễn Văn Sánh (2009) vấn đề thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2005 của thành phố Cần Thơ đã cho thấy có bước phát triển nhưng không đáng kể, nguồn lực lao động tại vùng ven là lực lượng lao động trẻ là chủ yếu chiếm 40%, nếu lực lượng lao động thiếu đào tạo về chuyên môn, kỹ năng thì sẽ không thích ứng với quá trình

đô thị hóa và phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ Do đó, việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng lao động là việc hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển tiếp theo Về sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh

tế gây ra tình trạng thiếu, thừa lao động; về đào tạo nghề được thực hiện hàng năm nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo (nhất

là đào tạo ngắn hạn dưới 03 tháng) ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2005-2010, thì nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống;

đã được Hoàng Tú Anh (2012) kết luận Còn đối với các cơ chế, chính sách của nhà nước về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp Cùng với đó là công tác dự báo của thị trường lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo nghề, đó là khẳng định của Tuấn Bùi (2009) Chất lượng đào tạo ở các chương trình đào tạo cho nguồn nhân lực ở ĐBSCL chưa cao, lực lượng lao động lớn với trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động chưa đáp ứng kịp, nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên (kinh tế, học vấn chính quy có tỷ suất sinh lợi thấp, giáo dục thiếu thiết thực,…), là kết quả nghiên cứu của Võ Tòng Xuân và nhóm nghiên cứu (2005)

Tóm lại, qua các nghiên cứu cho thấy, thực trạng chất lượng đào tạo nghề

chưa đảm bảo, đào tạo ngành nghề chưa gắn với đầu ra (nơi tuyển dụng), chưa có

mô hình đào tạo nghề cụ thể, rõ ràng, sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thiếu, thừa lao động, nguyên nhân nhà nước chỉ tập trung vào dạy nghề “ngắn hạn, sơ cấp” chỉ đủ để người dân làm quen với nghề chứ chưa đảm bảo thạo nghề, dẫn đến việc tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ được đào

Trang 37

tạo là khó khăn Do đó, việc nghiên cứu về yếu tố đào tạo nghề (trình độ chuyên môn) có ảnh hưởng thế nào đế nhu cầu việc làm của lao động trong nông thôn

2.3.1.2 Về việc làm

Việc làm là một nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và giải quyết được việc làm cho người lao động của các cơ quan quản lý nhà nước là góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế; tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

và nông thôn Do đó, việc nghiên cứu về việc làm là chủ đề được đã được quan tâm từ các nhà khoa học, nhằm tìm ra những nguyên nhân bất cập và đề xuất phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn

Trong nghiên cứu Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), nếu các yếu tố khác (tuổi, giới tính, số năm học tập, số doanh nghiệp, chương trình tạo việc làm,…) không đổi, thì một năm đi học gia tăng khả năng có việc làm phi nông nghiệp tăng khoảng 3% Bên cạnh đó, chương trình tạo việc làm cũng có tác động tích cực đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp của người lao động ở nông thôn Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn cũng tác động làm tăng khả năng có việc làm phi nông nghiệp, theo nghiên cứu của Nguyên nhân chính đưa người lao động đến với các các khu công nghiệp ở Tiền Giang có công việc và thu nhập ở mức tạm chấp nhận được,

do các trình độ học vấn và tay nghề của người lao động thấp, theo nhận định của Nguyễn Quốc Nghi (2010) Việc làm của lao động bị ảnh hưởng bởi khả năng làm việc của họ, để lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình, lao động cần nhiều kênh thông tin tìm việc làm Tuy nhiên, lao động nông thôn là không thường xuyên tiếp cận các thông tin về tuyển dụng, không tham gia các hoạt động tư vấn việc làm, chưa mạnh dạn tự tìm kiếm việc làm cho bản thân, do hạn chế tay nghề và khả năng giao tiếp kém, là khẳng định của Dương Ngọc Thành và Trương Thị Ngọc Chi (2012)

Việc làm và thu nhập của người lao động có những ảnh hưởng, do việc nhận thức của lao động về đào tạo nghề nông thôn chưa tốt, việc kết nối giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học vẫn còn một số thiếu sót, và việc tiếp cận thông

Trang 38

tin việc làm còn hạn chế, theo nhận định của Lê Hoàng Phúc (2012) Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ thuật cũng như các ngành dịch vụ cao cấp rất chậm do trình độ lao động thấp; việc chuyển dịch từ lao động phổ thông sang lao động có trình độ chuyên môn vẫn còn chậm, chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành Thành phố

Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, của Trần Hồi Sinh và nhóm nghiên cứu (2006) Tại địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong nghiên cứu của Lương Mạnh Đông (2008), thì nhu cầu việc làm của lao động nông thôn về cơ hội việc làm trong địa bàn huyện cũng chưa thực sự đáp ứng được lao động trong vùng, các cơ sở sản xuất khá phong phú và đa dạng nhưng còn manh mún nhỏ lẻ chưa thu hút được lao động, do vậy có nhiều lao động đã đi làm ở địa phương khác Trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động nên gặp khó khăn trong tìm việc làm Cơ chế chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh Theo thống kê tỷ lệ người đang làm việc trong tổng dân số vùng ven thành phố Cần thơ năm 2008 chiếm khoảng 61%, chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 45%, trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm phần lớn (70%), nên cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo thêm thu nhập hoặc có việc làm ổn định hơn (Nguyễn Văn Sánh, 2009) Việc làm thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp ít là lựa chọn để làm việc do khó tìm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm Thuận lợi lớn nhất của lao động nam là có nhiều công ty tuyển dụng, bên cạnh đó việc không có vốn để sản xuất là khó khăn lớn nhất gây trở ngại đến việc tìm việc làm; c ác yếu tố sức khỏe, đào tạo nghề, vốn sản xuất và việc làm tiểu thủ công nghiệp ảnh hưởng đến khả năng có được việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của lao động nam; muốn có việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động nam cần nâng cao năng lực bản thân, tích cực tham gia đào tạo nghề nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ về vốn ở các dạng khác nhau, hỗ trợ các ngành thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề nông thôn nhằm hỗ trợ cho lao động nam có điều kiện thuận lợi để tìm việc làm hoặc sản xuất tại địa phương, của Trần Thu Hồng Ngọc (2013)

Đối với quá trình đô thị hóa tại thành phố Cần Thơ, đã ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn, trong đó nhóm làm thuê trong nông nghiệp chiếm tỷ

Trang 39

lệ thấp; trong số người có thay đổi việc làm thì phần lớn tập trung vào những người không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thấp, là nhận định của (Võ Thanh Dũng, 2007) Cũng tương tự tại thành phố Pleku, tỉnh Gia Lai những năm qua quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có kết quả chưa cao với tình hình thực tế, nền kinh tế vẫn chưa phát triển kịp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn khá lớn, chất lượng nguồn lao động thấp, cơ chế chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh, Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc và khó khăn, trong nghiên cứu của Hoàng Thị Nguyệt Nga (2012)

Về yếu tố thu nhập theo nghiên cứu của Richard J Smith and Richard W Blundell (1986) cho rằng, hộ gia đình tác động đến việc làm của người phụ nữ có muốn tham gia vào thị trường lao động không, nếu thu nhập của hộ gia đình cao thì họ không tham gia thị trường lao động; ngược lại, nếu thu nhập của hộ gia đình thấp thì họ tham gia thị trường lao động

Về yếu tố trình độ học vấn của lao động nông thôn trong nhận định của Đặng Kim Sơn (2008) về thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn rất thấp, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị trong thời gian qua, mặt dù Đảng và nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện cho các vùng nông thôn về giáo dục phổ thông Yếu tố trình độ học vấn thấp cũng được Đinh Thắng (2009) xem là một hạn chế khá lớn cho việc phát triển kinh tế nông hộ trong nghiên cứu về tìm giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nếu không

có trình độ họ sẽ không làm gì để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn của hộ, với yếu

tố trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc khả năng tiếp cận khoa học công nghệ đang ngày càng tiên tiến Người lao động tương đối hài lòng với việc làm của mình trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên - Huế hiện tại của

họ, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên (tính chất và áp lực công việc; thu nhập và các chế độ đãi ngộ; quan hệ và đối xử; triển vọng phát triển của ngân hàng và năng lực lãnh đạo; điều kiện làm việc; cơ hội đào tạo và thăng tiến), theo Phan Thị Minh Lý (2011) phân tích

Về yếu tố giới tính thì theo Peter Kuhn (2004), đã đưa ra một mô hình cạnh tranh độc quyền mua tốt nhất đặc trưng cho thị trường lao động và đã áp dụng quan điểm mới này cho một loạt các chủ đề “truyền thống” trong kinh tế lao động, từ

Trang 40

cung ứng lao động, phân biệt đối xử về giới, với các tác động của công đoàn về tiền lương và việc làm, tạo ra những cái nhìn mới trong từng trường hợp

Tóm lại, các nhân tố về tuổi, giới tính, số năm học tập, số doanh nghiệp,

chương trình tạo việc làm, thu nhập, thông tin việc làm,… có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình Tuy nhiên, lao động nông thôn nhận thức về đào tạo nghề nông thôn chưa tốt để làm hành trang cho việc làm, lao động nông thôn không thường xuyên tiếp cận các thông tin về tuyển dụng, không tham gia các hoạt động tư vấn việc làm, chưa mạnh dạn tự tìm kiếm việc làm cho bản thân, cơ hội việc làm trên địa bàn chưa thu hút được lao động, do vậy việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương găp nhiều khó khăn (có nhiều lao động đã đi tìm kiếm việc làm ở địa phương khác) Do đó, việc phân tích các nhân tố tuổi, giới tính, trình

độ, thu nhập, thông tin việc làm,… có tác động thế nào đế nhu cầu lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ

2.3.2 Nhóm đối tượng nghiên cứu

2.3.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về On-Farm

Với nghiên cứu của Mary C Ahearn, Hisham S El-Osta, and Joe Dewbre (2002), nhận định ngoài công việc làm ruộng, hầu hết gia đình nông dân đều có người làm việc phi nông nghiệp Không có sự khác biệt về tác động của các chương trình trang trại của chính phủ đã ảnh hưởng đến việc phân bổ lao động của các hộ điều hành trang trại đến các hoạt động việc làm phi nông nghiệp Với một sự khác biệt nhỏ trong tác động giữa các loại trả lương vào giờ lao động phi nông nghiệp

do nhà chủ trang trại chi trả lương, cho thấy có thể không có sự khác biệt giữa các loại hình chi trả lương trong chừng mực, ảnh hưởng đến quyết định làm việc ngoài nông trại, nhưng có thể có sự khác biệt giữa các loại chi trả lương với quyết định

về số giờ giao cho công việc phi nông nghiệp Mong muốn của nhiều nông dân chuyển đất sản xuất nông nghiệp của mình cho các thế hệ tương lai, và lợi ích

“không phải là tiền trả” từ nông nghiệp; Một loạt các thách thức khác liên quan đến quyết định phân bổ thời gian là những thách thức liên quan đến các yêu cầu

về việc làm phi nông nghiệp với sự biến thiên và thời gian nhạy cảm liên quan đến quá trình của sản xuất nông nghiệp của người lao động trong nông trại Thay đổi

cơ cấu trang trại có thể dẫn đến sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn, và do đó ảnh

Ngày đăng: 29/10/2018, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Alexis M. Herman, 1999. Letter from the secretary: “Factors driving high- and low-skilled workers' wages farther apart”. U.S. Department of Labor.https://www.dol.gov/oasam/programs/history/herman/reports/futurework/report/chapter2/main2.htm#5b , truy cập ngày 24/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors driving high- and low-skilled workers' wages farther apart
11. Dương Ngọc Thành và Trương Thị Ngọc Chi, 2012. Báo cáo đề tài cấp Bộ: “Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ”, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ
12. Dương Ngọc Thành, 2015. Báo cáo đề tài cấp Bộ: “Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long”, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long
14. Đặng Kim Sơn, 2008. Báo cáo: “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Viện Chính sách và Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nghị về Quy hoạch Nguồn nhân lực Việt Nam tại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp
35. Lê Xuân Bá, 2006. Báo cáo nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2005/IAE/SF/002, truy cập ngày 22/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam
76. Trần Thế Như Hiệp, 2013. Báo cáo tổng kết: “Phân tích thực trạng lao động, đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng lao động, đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
88. Võ Minh Sang, 2012. Báo cáo khoa học: “Nghiên cứu vấn đề lao động - việc làm của người dân quận Cái Răng - thành phố Cần Thơ”, UBND Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vấn đề lao động - việc làm của người dân quận Cái Răng - thành phố Cần Thơ
89. Võ Tòng Xuân và nhóm nghiên cứu, 2005. Báo cáo chuyên đề: “Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo Lao động có kỹ năng: Lỗ hổng nghiêm trọng trong phát triển ở Việt Nam:http://www.tapchithoidai.ca62nnThoiDai13/200813_HongLeTho_2.htm, truy cập ngày 26/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long
6. Chul-Woo Kwon, 2003. Off-farm labor supply responses to permanent and transitory farm income. Economics Working Papers, (2002–2016).206, http://lib.dr.iastate.edu/econ_las_workingpapers/206,truycậpngày21/6/2017 Link
8. D. Rocheleau, F. Weber, and A. Field-Juma, 1988. FAO Corporate Document Repository, Unit 5: On-Farm Research.http://www.fao.org/wairdocs/ilri/x5545e/x5545e08.htm#5.7%20on%20farm%20adaptations, truy cập ngày 20/6/2017 Link
12. Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., 1998. Multivariate Data Analysis, 5th Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, http://www.scirp.org/(S(351jmbntvnsjt1aadkposzje))/reference/ReferencesPapers.aspx?ReferenceID=1799390, ngày truy cập 15/3/2015 Link
17. Renos Vakis, Elisabeth Sadoulet, Alain de Janvry, and Carlo Cafiero, 2004. Testing for separability in household models with heterogeneous behavior:A mixture model approach. CUDARE Working Papers.http://escholarship.org/uc/item/4hs3g5dj, truy cập ngày 20/6/2017 Link
29. Takahiro Ito and Takashi Kurosak, 2007. Weather Risk, Wages in Kind, and the Off-Farm Labor Supply of Agricultural Households in a Developing Country. https://hermes-ir.lib.hit-u.ac.jp/rs/bitstream/10086/15113/1/D07-226.pdf, truy cập ngày 21/6/2017 Link
30. Tăng Minh Trí, 2016. Employee motivation in public sector: Evidence from Ho Chi Minh City.http://tampub.uta.fi/bitstream/handle/10024/99521/gradu- Link
7. Cổng thông tin Ngân Hàng, 2013. Ngân hàng của bạn - Doanh nghiệp: http://laisuat.vn/ngan-hang-cua-ban/Loai-hinh-vay-von-36.aspx, truy cập ngày 22/5/2015 Link
18. Đinh Thắng, 2009. Tìm giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn: http://www.baohoabinh.com.vn/default.asp?NewsID= 34265&Cat=12, truy cập ngày 12/3/2014 Link
27. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2005. Một số khái niệm cơ bản về giới: http://hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=115&NewsId=516&lang=VN, truy cập ngày 20/4/2014 Link
80. Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, 2010. Khả năng việc làm,http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_157939.pdf, truy cập ngày 20/9/2015 Link
82. Tổng Cục thống kê, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188, truy cập ngày 25/4/2015 Link
83. Tuấn Bùi, 2009. Giải pháp nào cho đào tạo nghề ở khu vực nông thôn?: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/giaoducthoidai.vn/Giai-phap-nao-cho-dao-tao-nghe-o-khu-vuc-nong-thon/3195549.epi,truycậpngày26/4/2015 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w