1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh thừa thiên huế

141 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nên ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên HuếBắc Á - CN TT Huế tuy chỉ mới thành lập và chí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN TRẦN MINH TÂM

ĐẨY MẠNH THU HÚT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA

KHÁCH HÀNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN TRẦN MINH TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

ĐẨY MẠNH THU HÚT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA

KHÁCH HÀNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Mã số : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS HOÀNG HỮU HÒA

HUẾ - 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Luận văn không sao chép bất

kỳ một công trình nghiên cứu nào

Tác giả luận văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được

bày tỏ lòng biết ơn tới các cơ quan và cá nhân đã tạo điều

kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

hoàn thành luận văn này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo

và các cán bộ công chức của Trường Đại học Kinh tế Huế

đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.

TS Hoàng Hữu Hòa - người Thầy trực tiếp hướng dẫn,

giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng

ban của ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên

Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình công tác,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

trong nghiên cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu

để hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,

động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt

thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: PHAN TRẦN MINH TÂM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HOÀNG HỮU HÒA

Tên đề tài: ĐẨY MẠNH THU HÚT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác huy động vốn từ khối doanh nghiệp cũng như tiền gửi tiết kiệm củadân cư đang gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa cácngân hàng thương mại, cũng như có thêm hoạt động của các tổ chức phi ngân hàng

về huy động vốn như: Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện, Kho bạc huyđộng trái phiếu Vì vậy, khách hàng thực sự có rất nhiều lựa chọn gửi tiền tại cácngân hàng Và ngân hàng để thu hút vốn thì đưa ra nhiều chương trình quảng cáo,chiêu thị, khuyến mãi hấp dẫn… Như vậy, yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửitiền của người dân tại các ngân hàng?

Nhận thức được tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nên ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế(Bắc Á - CN TT Huế) tuy chỉ mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động vàonăm 2010 nhưng đã có cái nhìn một cách triệt để cùng với những chiến lược kinhdoanh cụ thể nhằm thu hút khách hàng mới tiềm năng cũng như giữ chân chăm sóckhách hàng cũ lâu năm gửi tiền tiết kiệm bằng các chính sách chăm sóc, ưu đãikhách hàng…Chính những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc

Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứuđề xuất (được tác giả tổng hợp và có hiệuchỉnh từ các nghiên cứu trong và ngoài nước) với 7 nhân tố nhằm đo lường quyếtđịnh gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng Nghiên cứu sử dụng phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, thu được 152 bảng hỏi hợp lệ Nghiên cứu sửdụng các phương pháp phân tích: thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu: thống

kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbah’s Alpha, phương pháp phân tíchnhân tố EFA, hồi quy tương quan

3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềngân hàng thương mại và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàngthương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng

cá nhân tại NHTM Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửitiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế Đề xuấtcác giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của kháchTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

hàng tại ngân hàng Bắc Á - CN TT Huế trong thời gian đến.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ATM Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động

Bắc Á – CN TT Huế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á – Chi nhánh

Thừa Thiên Huế

Đô la Mỹ

Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương

Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN vi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU viii

MỤC LỤC ix

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ xiv

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 7

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 9

1.1.4 Khái niệm và vai trò của tiền gửi tiết kiệm đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại 10

1.1.5 Khái quát về nguồn tiền gửi của Ngân hàng thương mại 14

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại 17 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại và đề xuất mô hình nghiên cứu 19TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng 19

1.2.2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại NHTM 26

1.2.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo đề xuất 33

1.3 Kinh nghiệm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm ở một số ngân hàng trên thế giới và trong nước 35

1.3.1 Trên thế giới 35

1.3.2 Trong nước 36

1.3.3 Bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 43

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 43

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 43

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế 43

2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 45

2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 - 2017 45

2.2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 – 2017 45

2.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 - 2017 49

2.2.3 Chính sách thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế trong thời gian qua 56

2.3 Kết quả khảo sát khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế 58

2.3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 58

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế 63

2.3.4 Phân tích hồi quy 68

2.4 Đánh giá chung về thu hút tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế 72

2.4.1 Kết quả đạt được 72

2.4.2 Hạn chế 73

2.4.3 Nguyên nhân 74

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 75

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 77

3.1 Định hướng công tác thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế 77

3.1.1 Định hướng chung của ngân hàng TMCP Bắc Á 77

3.1.2 Định hướng của ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế trong việc thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm 79

3.2 Giải pháp đẩy mạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng Bắc Á - CN TT Huế 79

3.2.1 Giải pháp cải thiện nhân tố “Lợi ích” 79

3.2.2 Giải pháp cải thiện nhân tố “Dịch vụ cung cấp & Chương trình xúc tiến”.82 3.2.3 Giải pháp cải thiện nhân tố “Nhận biết thương hiệu” 85

3.2.4 Giải pháp cải thiện nhân tố “Ảnh hưởng người thân” 86

3.2.5 Các giải pháp khác 88

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 98 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế năm 2017 45

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 - 2017 46

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 – 2017 48

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm phân theo kỳ hạn của Ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 - 2017 51

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm phân theo loại tiền của Ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2014 - 2017 51

Bảng 2.6: Phân tích thành phần chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế giai đoạn 2015 - 2017 54

Bảng 2.7: Thống kê lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại một số NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 31/12/2017 58

Bảng 2.8: Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát 59

Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo 63

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định KMO 64

Bảng 2.11: Tổng phương sai trích 65

Bảng 2.12: Các nhân tố mới được hình thành sau khi phân tích EFA 66

Bảng 2.13: Kết quả xoay nhân tố đối với nhóm biến “Quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng” 68

Bảng 2.14: Ma trận hệ số tương quan 69

Bảng 2.15: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng 70

Bảng 2.16: Kiểm định F 70

Bảng 2.17: Hệ số tương quanTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ 70

Trang 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 33Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế 44Hình 2.2: Các giao dịch khách hàng thường thực hiện khi đến ngân hàng Bắc Á –

CN TT Huế 61Hình 2.3: Các kênh thông tin mà khách hàng biết đến ngân hàng Bắc Á – CN TT Huế 62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta tính đến thời điểm hiện tại có hơn 110 tổ chức tín dụng (TCTD) (Ủyban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2017) và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Riêngtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng hơn 25 ngân hàng Với số lượngNgân hàng lớn, muốn nắm giữ một vị thế vững mạnh và phát triển trên thị trường đòihỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) luôn phải cạnh tranh với nhau hết sức gaygắt về cả vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ,… nhằm gia tănghiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, quan trọnghơn cả hiện nay vẫn là nguồn vốn bởi trong giới ngân hàng có câu: “Ai có nguồn vốnlớn, người ấy chiếm lĩnh thị trường” Do đó, các ngân hàng muốn tồn tại và pháttriển trong môi trường kinh doanh luôn đan xen giữa cơ hội và đầy rẫy thách thứchiện nay thì phải luôn nổ lực không ngừng, biết tận dụng và khai thác những cơhội và tiềm năng sẵn có, đồng thời phải có những hướng đi và giải pháp kinhdoanh đúng đắn, hợp lý nhằm gia tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng

Tuy nhiên, công tác huy động vốn từ khối doanh nghiệp cũng như tiền gửitiết kiệm của dân cư đang gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng giatăng giữa các ngân hàng thương mại, cũng như có thêm hoạt động của các tổ chứcphi ngân hàng về huy động vốn như: Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện,Kho bạc huy động trái phiếu Vì vậy, khách hàng thực sự có rất nhiều lựa chọn gửitiền tại các ngân hàng Và ngân hàng để thu hút vốn thì đưa ra nhiều chương trìnhquảng cáo, chiêu thị, khuyến mãi hấp dẫn… Như vậy, yếu tố nào ảnh hưởng đếnquyết định gửi tiền của người dân tại các ngân hàng?

Nhận thức được tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nên ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế(Bắc Á - CN TT Huế) tuy chỉ mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động vàonăm 2010 nhưng đã có cái nhìn một cách triệt để cùng với những chiến lược kinhdoanh cụ thể nhằm thu hút khách hàng mới tiềm năng cũng như giữ chân chăm sóc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

khách hàng cũ lâu năm gửi tiền tiết kiệm bằng các chính sách chăm sóc, ưu đãikhách hàng…

Chính những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút tiền gửi tiết kiệm của kháchhàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế, luận văn đề xuất một số giải phápmang tính thực tiễn nhằm giúp ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế đẩy mạnh thuhút nguồn gửi tiết kiệm của khách hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến tiền gửi tiếtkiệm của khách hàng tại ngân hàng thương mại

Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhân có tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàngTMCP Bắc Á – CN TT Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế

- Thời gian: phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCPBắc Á - CN TT Huế giai đoạn 2014 – 2017; nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng

10 đến tháng 12 năm 2017; đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn gửi tiết kiệm củakhách hàng tại ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế đến năm 2025.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp

- Luận văn nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tổng kếthoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế, về tình hìnhhoạt động kinh doanh, bảng cân đối nguồn vốn và tài sản, cơ cấu nhân lực và cácthông tin các có liên quan

- Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu còn tiến hành thu thập thông tin từ cácwebsite, sách báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, mô hình nghiên cứu và các giáotrình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Xác định cỡ mẫu:

Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng _ChuNguyễn Mộng Ngọc [6]: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặcbằng năm lần số biến quan sát Với 29 biến quan sát trong phiếu điều tra, kích cỡmẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:

n ≥ 5 * k= 5 * 29 ≥ 145 (quan sát)Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, luậnvăn nghiên cứu quyết định chọn 180 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát Kết quả thuhồi được 152 bảng hỏi đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

- Về phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêunghiên cứu Đảm bảo mẫu được chọn mang tính đại diện và có thể thu thập được thôngtin chính xác nhất Đối với điều tra thử ban đầu, luận văn nghiên cứu chọn ra 30 kháchhàng đến giao dịch tại ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế một cách ngẫu nhiên đểthu thập những thông tin cơ bản rồi xây dựng bảng hỏi chính thức Sau đó sẽ tiến hànhnghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng các phương pháp chọn mẫu tối ưu nhất đảmbảo cho quá trình thu thập thông tin chính xác, khách quan

Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa đểtiến hành khảo sát chính thức khách hàng Các bước khảo sát được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định địa điểm điều tra và thời gian tiến hành điều tra

Địa điểm điều tra được thực hiện tại ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huế.Thời gian điều tra được tiến hành trong vòng 1 tháng

Bước 2: Xác đinh lượng khách hàng ước tính đến chi nhánh giao dịch trong ngày (X) và tính bước nhảy K.

Theo số liệu xin từ phòng kinh doanh, ngân hàng TMCP Bắc Á - CN TT Huếthì trung bình 1 ngày có tầm 200 khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Trong khi

số mẫu chúng ta cần điều tra sẽ là n = 180 trong 1 tháng (điều tra từ ngày thứ 2 đếnthứ 6 hàng tuần) Vậy 1 ngày ta sẽ điều tra x = 180/20= 9 khách hàng

Như vậy, ta có bước nhảy K là: K= X/x = 200/9 = 22 Như vậy cứ cách 22khách hàng kể từ khách hàng đã phỏng vấn ta sẽ tiến hành phỏng vấn khách hàngtiếp theo Đến khi đảm bảo đủ 9 phiếu điều tra trong 1 ngày thì sẽ dừng lại đểchuyển qua ngày thứ hai Nếu khách hàng từ chối thì bỏ qua và chọn người kế tiếp.Trường hợp khách hàng trùng với mẫu điều tra trước thì cũng bỏ qua và chọn kháchhàng ngay sau đó để tiến hành phỏng vấn

Trang 23

- Kiểm định độ tin cậy của bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phươngpháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trìnhnghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu,phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp cần thiết cho vấn đề nghiêncứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau Giữa các nhóm biến

có liên hệ qua lại với nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một ít nhân tố cơ bản

- Phân tích hồi quy bội: Là phương pháp phân tích nhằm xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố sau khi được rút trích trong phân tích nhân tố khám pháEFA đến biến phụ thuộc, với các kiểm định thống kê phù hợp

4.4 Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp này được vận dụng để khảo sát ý kiến của chuyên gia làm cơ

sở cho việc điều tra khách hàng và tìm ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu của đềtài luận văn

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu vàphần kết luận, kiến nghị Nội dung chính của Luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động tiền gửi tiếtkiệm của ngân hàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngânhàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế;

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tạiNgân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng ra đời đánh dấu một bước phát triển lớn đối với nền kinh tế củaloài người Từ buổi đầu sơ khai ngân hàng đơn thuần chỉ là nơi cất giữ tài sản cógiá, hoặc là để người cần vốn đến vay và nhận tiền gửi từ những người khác Nhữngngười đến vay hay gửi tiền thường là các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và tổchức Trước đây, khi gửi tiền vào thì khách hàng phải trả lệ phí cho ngân hàng bằngmột số phần trăm nào đó Nhưng hiện nay chỉ khi khách hàng đến vay tiền mới phảitrả một khoản phí gọi là lãi suất cho vay, còn khi gửi tiền khách hàng lại nhận được

từ ngân hàng một khoản tiền gọi là lãi suất gửi tiền Như vậy, bản chất ngân hàng từkhi ra đời đến nay vẫn không thay đổi, có chăng thì chuyển từ dạng này sang dạngkhác Khi các ngân hàng ra đời thì cần có một ngân hàng đầu não quản lý Do đó,ngân hàng được chia thành hai dạng: ngân hàng nhà nước(NHNN) và ngân hàngthương mại(NHTM)

Tại mỗi quốc gia có một quan niệm riêng về NHTM Dù không thống nhấtvới nhau, tuy nhiên về bản chất NHTM cũng là một doanh nghiệp, nhưng là doanhnghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền

Tại Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010

[4]: “NHTM là loại hình ngân hàngđược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và

các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Khoản 3-Điều 4), và định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (Khoản 12-Điều 4).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Như vậy, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanhtiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trongnền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùngcho xã hội [1].

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Xétvề chức năng, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hànghóa như các doanh nghiệp thông thường; mà nó thực hiện các chức năng trung gian tíndụng, trung gian thanh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho các kháchhàng… NHTM có các chức năng cơ bản sau [2]:

Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng cơ bản, đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trung gian tín dụng là hoạtđộng “cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từ những người

có vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng sang những người cần vốn

Nói cách khác, để thực hiện chức năng này, một mặt, NHTM huy động vàtập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hìnhthành nguồn vốn cho vay; mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngânhàng tiến hành cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận hành liên tục của guồng máy kinhtế- xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa

là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay đểcho vay

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo ra lợi íchcho tất cả các bên trong mối quan hệ là người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay

và đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế

Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng làm chức năng thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêucầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiềnhàng hóa dịch vụ hoặc nhập tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bánhàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Chức năng trung gian thanh toán là sự kế thừa và phát triển chức năng ngânhàng là thủ quỹ của các doanh nghiệp, tức là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tàikhoản và chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Việc làm trung gian thanh toáncủa ngân hàng ngày nay đã phát triển ở tầm cao hơn, NHTM không chỉ là trunggian thanh toán truyền thống như trước nữa, mà còn thực hiện quản lý các phươngtiện thanh toán: NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế vàquản lý chúng giúp tiết kiệm chi phí cho các chủ thể tham gia thanh toán và nângcao khả năng tín dụng của ngân hàng Vì vậy, chức năng trung gian thanh toán có ýnghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, thực hiện các chức năng trung gian của mình, NHTM nắm trongtay một bộ phận lớn nhất của cải xã hội dưới dạng giá trị nhưng không có quyền sởhữu chúng, mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc, đòi hỏi NHTMphải chịu trách nhiệm vật chất đối với những người chủ sở hữu thực của các tài sảnnày và sử dụng tài sản vốn đúng với điều kiện ràng buộc sao cho có hiệu quả nhất,đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn

Chức năng tạo tiền

Chức năng này là chức năng riêng có của NHTM được thể hiện thông quahoạt động tín dụng và đầu tư của các NHTM trong mối quan hệ với tỷ lệ dự trữ bắcbuộc của NHNN hay nói cách khác, quá trình tạo bút tệ là quá trình biến mức tiềngửi ban đầu thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụthanh toán, tín dụng qua nhiều ngân hàng Chức năng tạo bút tệ có ý nghĩa kinh tế

vô cùng to lớn bằng cách thực hiện chức năng tạo tiền, với việc cho vay không có

sự xuất hiện của tiền mặt, các NHTM đã giảm được khối lượng tiền mặt lưu thông,tiết kiệm được chi phí, giúp điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp chính sách ổnđịnh giá cả, tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, làm tăng tổng phương tiện thanhtoán trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu chi trả của xã hội

Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác

Tận dụng những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin và những mốiquan hệ rộng rãi với khách hàng, các NHTM ngày càng mở rộng và triển khai thêmTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới như: tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh và đại lýphát hành, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ uỷ thác để nhận tiền hoa hồng, séc,giúp tiết kiệm chi phí, đem lại sự tiện lợi và hiệu quả cao.

Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

Sự tồn tại của hệ thống tiền tệ riêng biệt ở mỗi nước, nhu cầu mua bán khácnhau của khách hàng hay sự hạn chế về ngôn ngữ đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải

có hoạt động của NHTM trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối vớihoạt động ngoại thương, việc tài trợ của NHTM cho hoạt động ngoại thương đã gópphần thúc đẩy việc buôn bán giữa các nước và giảm bớt phí tổn giao dịch

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là các hoạt động nhằm tạo vốn cho ngân hàng, hình thành tàisản nợ cho ngân hàng Huy động vốn là hoạt động nền tảng, tạo điều kiện và tền đềcho hoạt động của NHTM Các NHTM thực hiện huy động mọi nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi trong nền kinh tế dưới mọi hình thức để thực hiện nhiệm vụ đầu tư, chovay đối với các thành phần kinh tế, giúp họ đổi mới trong sản xuất kinh doanh, gópphần phát triển gia tăng sản xuất…[2]

NHTM huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

- Vay vốn ngắn hạn của NHNN;

- Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN

Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng tạo uy tín chongân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh,

mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư, manglại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó, các NHTM phải căn cứ vào chiến lược, mụctiêu phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước để đưa ra các loại hình huyđộng vốn phù hợp.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Hoạt động tín dụng

NHTM được cung cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của NHNN

- Cho vay: NHTM được phép cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hìnhthức: cho vay ngắn hạn; cho vay trung dài hạn

- Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uytín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh

- Chiếc khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

- Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phảithành lập công ty cho thuê tài chính riêng

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạtđộng: cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trongnước, thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch

vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ thanh toán khác…

Các hoạt động khác

NHTM được phép tham gia các hoạt động khác như: góp vốn mua cổ phần,tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứngdịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản vật quý giá…

1.1.4 Khái niệm và vai trò của tiền gửi tiết kiệm đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Khái niệm về tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do bản thân NHTM tạo lập hoặc huyđộng được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”

Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốnkhác Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh

Do vậy, hoạt động huy động vốn càng hiệu quả thì tổng nguồn vốn của ngân hàng

sẽ tăng, là tiền đề để tiến hành hoạt động sử dụng vốn.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Theo Luật các tổ chức tín dụng, Số: 47/2010/QH12, điều 4 định nghĩa:Hoạtđộng huy động vốn (còn gọi là Nhận tiền gửi) “là hoạt động nhận tiền của tổ chức,

cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi kháctheo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận” [4]

1.1.4.2 Vai trò cùa tiền gửi tiết kiệm đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại

Đối với hoạt động của NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi tiết kiệm nói riênggóp phần mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhkhác Không có nghiệp vụ huy động tiền gửi, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợcho hoạt động của mình bởi tiền gửi được xem là kênh huy động chủ lực của hầuhết các ngân hàng Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động tiền gửi, NHTM có thể

đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ

đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện công tác huy động tiền gửitiết kiệm để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói, nghiệp vụhuy động tiền gửi tiết kiệm góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng [1]

Việc huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng không những đem lại chongân hàng một nguồn vốn khổng lồ để kinh doanh mà còn giúp cho ngân hàng cóthể nắm bắt được những thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổchức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngânhàng có căn cứ xác định mức vốn cho vay đối với những khách hàng đó

Với mỗi ngân hàng, quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hútvốn Đồng thời, khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tíndụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay Do đó, nếu tiềm lực về vốn lớnthì ngân hàng có thể điều chỉnh giảm lãi suất đầu ra, từ đó tạo cho ngân hàng ưu thếtrong cạnh tranh và giúp cho ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hìnhthức liên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán

Bên cạnh đó, phát triển huy động vốn dân cư giúp ngân hàng thu hút kháchhàng mới, giữ chân khách hàng cũ từ đó nâng cao vị thế hình ảnh của mình KháchTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

hàng cá nhân với số lượng lớn, là cầu nối trong tiến trình xâm nhập thị trường thôngqua khả năng truyền thông nhanh và rộng Nếu ngân hàng làm khách hàng hài lòngthì ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí quảng cáo vô hình trong việc mở trộngkhách hàng cũng như mở rộng thị trường và gia tăng thị phần cho ngân hàng.

Ngoài ra, vốn lớn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín củangân hàng trên thị trường Nói cách khác, khách hàng cảm thấy yên tâm sử dụngsản phẩm dịch vụ của ngân hàng nếu họ tin tưởng vào ngân hàng đó Uy tín ngânhàng là một tài sản vô hình và không thể lượng hóa được

Huy động vốn cá nhân tạo ra các nguồn thu từ chênh lệch giữa lãi tiền gửi vàlãi tiền vay, thu từ các loại phí dịch vụ… lợi nhuận từ các nguồn khác nhau sẽ bổsung cho nhau khi thị trường có biến động mạnh Mặt khác, việc huy động và chovay đối với một khối lượng lớn là khách hàng cá nhân sẽ giúp ngân hàng phân tánrủi ro, ít bị động vào các khách hàng lớn và như vậy hoạt động của ngân hàng thêmbền vững hơn

Vì vậy, nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa quantrọng đối với ngân hàng mà nó cũng rất có ý nghĩa đối với khách hàng

Đối với khách hàng

Nghiệp vụ huy động tiền gửi cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họcất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi với hệ thống kho két và các quy trình kỹthuật nghiệp vụ chặc chẽ, với nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, tuyệt mật… ngânhàng là nơi an toàn nhất để các cá nhân , hộ gia đình tin tưởng gửi tiền

Mặt khác, nghiệp vụ huy động tiền gửi còn cung cấp cho họ một kênh tiếtkiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăngtiêu dùng trong tương lai

Cuối cùng, nghiệp vụ huy động tiền gửi giúp cho khách hàng có cơ hội tiếpcận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngânhàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cầncho tiêu dùng.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Đối với nền kinh tế

Vai trò to lớn nhất của hoạt động huy động vốn của NHTM đối với nền kinh

tế là nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn vốn Thông qua qua nghiệp vụ huyđộng vốn mà hệ thống Ngân hàng đã tập trung hầu hết các nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích luỹ trở thành nguồnvốn lớn của nền kinh tế Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển nềnkinh tế vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển”không ngừng của nó thông qua hệ thống luân chuyển trung gian là các NHTM Đặcbiệt, trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướngCNH - HĐH nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, do đó vốn đầu tưcho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực trong đónguồn từ các Ngân hàng huy động được là rất quan trọng vì nó tạo sự vững chắccho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài

Thông qua nghiệp vụ huy động vốn giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soátkhối lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá,…) một cáchhợp lý nhằm điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả Đồngthời nhà nước có thể sử dụng các biện pháp tích cực để tìm kiếm nguồn vốn huyđộng cho sự phát triển của nền kinh tế từ trong và ngoài nước thông qua việc pháthành các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…

Ngoài ra, việc huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng còn có ý nghĩaquan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ,thúc đẩy phát triển kinh tế

Như vậy, tiền gửi tiết kiệm có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt độngkinh doanh của ngân hàng, là đầu vào không thể thiếu để thực hiện các hoạt độngkinh doanh của NHTM; do đó, ngân hàng luôn phải chú trọng đến việc phát triểnnguồn tiền gửi một cách ổn định, cả về quy mô và chất lượng dịch vụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

1.1.5 Khái quát về nguồn tiền gửi của Ngân hàng thương mại

Một đặc trưng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là đivay để cho vay; vì vậy, khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vựcphi tài chính, huy động vốn là một nghiệp vụ kinh doanh của NHTM

Ngoài việc huy động từ vốn chủ sở hữu, các NHTM còn có thể huy động từcác nguồn khác như: huy động nguồn tiền gửi, huy động vốn thông qua phát hànhgiấy tờ có giá và huy động vốn qua đi vay

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, là lẽ sống củacác NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng; khi một ngânhàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ

và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó, ngân hàng huy động tiền của cácdoanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư

Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền cóchất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thứchuy động nguồn tiền gửi tiết kiệm khác nhau, bao gồm:

1.1.5.1 Tiền gửi của doanh nghiêp và các tổ chức xã hội

Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi không kỳ hạn)

Đây là tiền của doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ vàthanh toán hộ; trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệpđều được ngân hàng thực hiện; tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng huyđộng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán (TGTT) của họ vào thanh toán Những lúctạm thời nhàn rỗi, số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng; do đó, ngân hàng

có thể sử dụng cho hoạt động của mình Tuy nhiên, do TGTT là loại tiền gửi không

kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngânhàng, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửi này Chính vìvậy, đối với TGTT ngân hàng thường trả lãi suất thấp, hoặc thậm chí không trả lãicho khách hàng; do không được hưởng lãi cao nên khách hàng thường duy trì số dư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàngngày của họ.

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng khách hàng không lớn, nhưng do làtrung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NHTM có số lượngkhách hàng rất đông, khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán củatất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể

Qua nghiệp vụ này, cả khách hàng và ngân hàng đều thu được những lợi íchnhất định:

Đối với khách hàng: nhờ gửi tiền vào ngân hàng mà thu được lãi tiền gửi,nhưng vẫn có thể rút tiền bất cứ lúc nào hoặc thực hiện thanh toán chuyển khoảnqua ngân hàng

Đối với ngân hàng: mặc dù loại tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền có thểrút ra bất kỳ lúc nào, song giữa việc gửi tiền vào và rút ra có sự chênh lệch nhấtđịnh về thời gian và số lượng, nên trên các tài khoản này luôn có số dư, ngân hàng

có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay

Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suấtlại thấp nên để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa rahình thức tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào luôn có sự thỏa thuận giữa ngân hàng

và khách hàng về thời hạn rút tiền; là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh và được gửi tại ngân hàng với mục đích an toàn, sinh lãi

và một số mục đích khác như sử dụng hợp đồng tiền gửi để cầm cố vay vốn, bãolãnh, tích lũy dần để thực hiện một mục đích chi tiêu nào đó trong tương lai Tiềngửi này là lượng tiền tạm thời được giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốnnhưng chưa có nhu cầu sử dụng (vốn lưu động), hoặc sử dụng cho những mục tiêuđịnh sẵn vào một thời điểm nhất định (các quỹ của doanh nghiệp)

Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thỏathuận Tuy nhiên, trên thực tế, do quá trình cạnh tranh, để thu hút tiền gửi tiết kiệm,các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

không được hưởng lãi hoặc hưởng mức lãi suất không kỳ hạn nhằm hấp dẫn kháchhàng hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định nên ngân hàng có thể sửdụng loại tiền gửi này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh; vì vậy, đểkhuyến khích khách hàng gửi tiền, các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạnkhác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng Với mỗi kỳ hạn, ngânhàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc: kỳ hạn càng dài thì lãisuất càng cao

1.1.5.2 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Tiền gửi tiết kiệm (hay còn gọi là ký thác tiết kiệm) là khoản tiền để dành của cánhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tích lũy và hưởng lãi, bao gồm:

Tiền gửi thanh toán

Nội dung và tính chất hoàn toàn giống như tiền gửi thanh toán của các doanhnghiệp và tổ chức xã hội đã trình bày ở trên

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là khoản tiền nhàn rỗi mà người dân tạm thời gửi vào ngân hàng dokhông có kế hoạch chi tiêu cụ thể nên họ có thể rút tiền vào bất cứ thời điểm nào,song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, chỉ gửi

và rút Mục đích của người gửi là an toàn và tích lũy Loại hình này người gửi cũngđược hưởng lãi, nhưng về nguyên tắc, lãi suất cho loại hình này bao giờ cũng thấphơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, vì nó làm cho ngân hàng không chủ động

về thời gian sử dụng vốn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Về nội dung thì tương tự như hình thức tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp

và các tổ chức xã hội đã nêu trên Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơnlãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và thường lãi suất được áp dụng theonguyên tắc: thời hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao bởi vì ngân hàng có thể chủđộng sử dụng nó cho hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là để cho vay trung và

Trang 35

Tuy nhiên, ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiêncứu để đưa ra các hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng phong phú

và phức tạp của đối tượng dân cư Đặc biệt, cần có cơ chế trả lãi hợp lý, linh hoạt cụthể tạo niềm tin khuyến khích dân cư gửi vào ngân hàng ngày càng lớn

Như vậy, tiền gửi tiết kiệm của dân cư có ý nghĩa rất quan trọng:

Đối với ngân hàng: tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn huy động thường

xuyên của ngân hàng Nguồn này có được do tích lũy từ thu nhập, tiền lương, tiềnthưởng của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, công nhân đã nghỉ hưu, nhữngngười sản xuất kinh doanh… Tuy số tiền gửi của mỗi người là không nhiều nhưng

số người gửi rất đông nên tiền gửi tiết kiệm thật sự là một nguồn vốn kinh doanhquan trọng của ngân hàng, đồng thời nguồn này còn có tác dụng làm giảm mức lạmphát, ổn định giá cả thị trường Thông thường, đây là nguồn ổn định nhất trong cácnguồn mà ngân hàng huy động nên tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng trong việccân đối vốn cũng như trong việc sử dụng vốn

Đối với nền kinh tế: tiền gửi tiết kiệm góp một phần vốn đầu tư vào nền kinh

tế, cung cấp nguồn vốn tín dụng tại chỗ cho nhân dân Mặt khác, tiền gửi tiết kiệmphản ánh khả năng phát triển của nền sản xuất, mức sống của người dân; nếu nềnsản xuất phát triển, thu nhập của người dân càng nhiều thì nó tác động trở lại đếnnền kinh tế

Đối với người dân: giúp cho người dân tích lũy được vốn của mình để phục

vụ cho những kế hoạch chi tiêu trong tương lai

1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại

1.1.6.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi tiết kiệm hằng năm

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăngtrưởng dư nợ Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số chovay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ.Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn Nếu huy độngnguồn tiền gửi nói chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng có hiệu quả sẽ làm tăngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận Điều đó cũng cónghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tùy thuộc chủ yếu vàohoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng đó bởi tiền gửi tiền gửi tiếtkiệm là một trong những kênh huy động chủ lực của các NHTM.

(Doanh số huy động TGTK năm nay Doanh số huy động TGTK năm trước)

-Tốc độ tăng trưởng

tiền gửi tiết kiệm

(%) = Doanh số huy động TGTK năm trước

x 100

1.1.6.2 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản tiền gửi tiết kiệm huy động

Chỉ số này xác định kết cấu của nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động, thông qua

đó để phát hiện mặt mạnh, điểm yếu của từng nguồn tiền gửi tiết kiệm đối với hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Nếu ngân hàng nào có tỷ trọng tiền gửi tiết kiệmtrong kỳ hạn cao, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận;ngược lại, ngân hàng nào có tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao chiếm tỷ trọnglớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn

Số dư từng khoản TGTK huy động

Cơ cấu các khoản TGTK huy

động(%) = Tổng nguồn TGTK huy động x 100Mỗi loại tiền gửi tiết kiệm có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh toán,thời hạn… phản ảnh chất lượng nguồn huy động Do đó, việc xác định rõ tiền gửitiết kiệmhuy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểuhóa chi phí đầu vào

Chúng ta sẽ so sánh những nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài với cácnguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn để xem xét sự ổn định của nguồn tiền gửitiết kiệm; từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn dài, bởi đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc đầu tư vàcho vay của mình Chi phí huy động cũng là vấn đề mà các ngân hàng đều quantâm, nên để có được chi phí đầu vào hợp lý và có lợi cho ngân hàng thì các ngânhàng cần phải xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất để có biện pháp tối thiểuhóa chi phí nếu cần thiết Trong thực tế, các khoản huy động từ các doanh nghiệp,

tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải, rất có lợi cho hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng; cho nên, để đẩy mạnh hiệu quả công tác huy độngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

vốn từ tiền gửi tiết kiệm thì các ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng củanhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình Bên cạnh đó, cáckhoản vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ khu vực dân cư rất tiềm tàng, giúp ngânhàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán không dùng tiềnmặt, tiết kiệm chi phí lưu thông, có lợi cho nền kinh tế.

1.1.6.3 Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm/ Tiền gửi tiết kiệm huy động

Chi trả lãi tiền gửitiết kiệm là một khoản chi phí đối với ngân hàng Để huyđộng được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay và đầu tư của mình, thì mỗingân hàng phải bỏ ra một chi phí nhất định, đó chính là lãi suất đầu vào Chỉ tiêunày phản ánh mức lãi mà ngân hàng phải trả cho mỗi đồng vốn mà ngân hàng huyđộng được, cụ thể là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nếu chỉ số nàycao, tức lãi suất đầu vào cao, thì ngân hàng phải đẩy lãi suất cho vay lên để đảm bảolợi nhuận cho ngân hàng (thông thường, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suấthuy động của các NHTM không được phép vượt quá 3.5%/năm) - trong môi trường

tự do cạnh tranh, cho vay với lãi suất cao tất nhiên ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn Tuynhiên, nếu chỉ số này thấp thì sẽ có lợi cho ngân hàng, nhưng lại không thu hútđược khách hàng đến gửi tiền Vấn đề đặt ra là các ngân hàng phải xây dựng chomình một chính sách lãi suất hợp lý để vừa thu hút được lượng khách hàng lớn, vừađem lại nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại và đề xuất mô hình nghiên cứu

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng

1.2.1.1 Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố thuộc khách hàng

- Ý thức tiết kiệm của dân cư

Xu hướng hiện nay của các NHTM ở các nước phát triển là đẩy mạnh côngtác huy động vốn trong khu vực dân cư, nơi mà tầng lớp trung lưu đang tăng lênnhanh chóng, có nhiều tiền nhàn rỗi và tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm ở các nước này chiếmmột tỷ trọng khá cao trong vốn huy động (thường là 80%) Đây là lượng tiền tạmTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

thời nhàn rỗi trong dân cư mà ngân hàng có thể dùng để cho vay Thực tế đã chứngminh: nếu quốc gia nào có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô và chất lượng công tác huyđộng tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng lên và do đó công tác tín dụng cũng phát triển.

- Thu nhập của dân cư

Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư,

có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tăng lên Tuynhiên, khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định được một cách dễ dàng; dovậy, muốn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất thíchhợp cùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng

- Lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng vào đồng bản tệ

Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hay có nguy cơ xuấthiện lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiết kiệm, họ thích tích trữvàng hoặc ngoại tệ mạnh như đô la hơn, với kỳ vọng là bảo toàn được giá trị Tronghoàn cảnh này, nếu ngân hàng không có chính sách huy động vốn thích hợp và hấpdẫn như tiền gửi đảm bảo bằng vàng, tiền gửi có tính đến trượt giá, thì sẽ không huyđộng được tiền gửi tiết kiệm từ dân cư và lạm phát có thể bị đẩy lên cao hơn

- Chu kỳ chi tiêu

Chu kỳ chi tiêu cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiếtkiệm của một NHTM trong một thời gian nhất định, và thông thường vào chu kỳ chitiêu thì tiền gửi giảm xuống Chẳng hạn, vào dịp Tết Nguyên Đán, tiền gửi tiết kiệmchẳng những không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để mua sắm Tết

Môi trường chính trị, pháp luật

Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành kinh tế, khôngriêng gì ngân hàng Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ.Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định

Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đếnquan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tácđộng hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kì quốc gia nào Cụ thể việc huyđộng vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạngthất nghiệp, tỉ lệ lạm phát Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải phải chịu

sự quản lý chặt chẽ gắt gao hơn so với các doanh nghiệp khác Thực tế là ngân hàngphải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của Chính phủ, củaNHTW Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy độngvốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả củaviệc huy động vốn Bởi khi các chính sách của Nhà nước, của NHTW như chínhsách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hútvốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM

Môi trường kinh tế

Hoạt động của các NHTM nằm trong hoạt động kinh tế chung của đất nướcnên dĩ nhiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoái của nềnkinh tế Khi nền kinh tế vào thời kì tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiệntích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàngthuận lợi hơn Mặt khác, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho ngânhàng, từ đó ngân hàng phải tìm biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quảthiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình Khi môi trường đầu tư mở rộngthì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền đề cho việc mở rộngvốn tự có của ngân hàng

Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệthất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói chung

và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn bởi ngườidân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sản có tính

ổn định cao khác như vàng, ngoại tệ mạnh… còn các doanh nghiệp buộc phải thuhẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt độngcủa ngân hàng.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứngdụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại

và phát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đến hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại như dịch vụ ngân hàng tại nhà (Homebanking), máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Money), thư tín dụng (L/C),

hệ thống thanh toán điện tử, đã làm cho tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua ngân hàngngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao

Trong quá trình thu hút vốn, các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnhtranh không những của các ngân hàng trong ngành mà còn của các tổ chức tài chínhkhác Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng dễ bắt chước đòi hỏi các ngân hàng phải rất

cố gắng trong việc đưa thêm những tiện ích vào sản phẩm cũng như triển khainhững chương trình huy động tiền gửi hấp dẫn nhằm thu hút được khách hàng Bêncạnh đó, các ngân hàng còn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài chính khác như: Cáccông ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… Các tổ chức này tuy không cóchức năng nhận tiền gửi như ngân hàng song lại có nhiều dịch vụ phong phú thu húttiền đầu tư của người dân và các doanh nghiệp

Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa- xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạtđộng của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động tiền gửi nói riêng Nó quyếtđịnh đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư Và nhữngtập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng Nếunhững vùng dân cư người ta quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ làchính thì việc huy động vốn sẽ gặp khó khăn Chẳng hạn vào thời kì vàng có giá trịthì người ta dùng tiền nhàn rỗi đi mua vàng về cất trữ… còn khi người dân có nhucầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn Khi

đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên

Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rấtphát triển Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toánqua ngân hàng Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dânTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2018, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại Hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông Khác
3. Nguyễn Thị Thái Hà (2011), Một số kết quả nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 73: 38 – 43 Khác
5. Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 103 Khác
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP.HCM Khác
8. Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Chí Dũng (2017), Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng, Tạp chí Tài chính.Tiếng Anh Khác
9. Almossawi M. (2001), Bank Selection Criteria Employed by College Students in Bahrain: An Empirical Analysis, International Journal of Bank Marketing, Vol. 19, No. 3, 2001, pp. 115-125 Khác
10. Arebgeyen, O. (2011), The Determinants of Bank Selection Choices by Customers: Recent and Extensive Evidence from Nigeria International, Journal of Business and Social Science Vol. 2, No. 22 Khác
11. Awang M. S. (1997), Bank Selection Decision: Factors Influencing the Selection of Banks Banking Services, University of Utara Malaysia.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác
12. Cicic M., Brkic N. and Agic E. (2004), Bank Selection Criteria Employed by Students in a Southeastern European Country: An Empirical Analysis of Potential Market Segments’ Preferences; University of Sarajevo Khác
13. Colgate M, Hedge R. (2001), An investigation into the switching process in retail banking services, International Journal of Bank Marketing, Vol. 19, pp.201-212 Khác
14. Haron, S., Ahmed, N. and Planisek, S. (1994), Bank patronage factors of Muslim and non-Muslim customers, International Journal of Bank Marketing, Vol.12 No.1, pp. 32-40 Khác
15. Holstius, K. and Kaynak, E. (1995), Retail banking in Nordic countries:the case of Finland, International Journal of Bank Marketing, Vol. 13 No. 8, pp.33- 49 Khác
16. Kamakodi, N. and Khan, B.A. (2008), An insight into factors influencing bank selection decisions of Indian Customers, Asia-Pacific Business Review, Jan- March, 2008 Khác
17. Md. Nur-E-Alam Siddique, (2012), Bank Selection Influencing Factors:A Study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City, Asian Business Review, Vol. 1, September 2012, pp. 80-90 Khác
18. Mokhlis, S. (2009), Determinants of Choice Criteria in Malaysia’s Retail Banking: An Analysis of Gender-Based Choice Decisions, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 1(2)1450-1467 Khác
19. Rao, A.S. and Sharma, R.K (2010), Bank Selection Criteria Employed by MBA Students in Delhi: An Empirical Analysis, Journal of Busin ss Stu i s Quarterly, Vol. 1, no. 2, pp. 56-69 Khác
20. Schram, J. (1991), How Student Choose their Banks: US Banker, 110, 75-78 21. Shevlin, Ron, and Catherine Graeber (2001), What Influences Consumers’ Choice of Banks?, Forrester Research, Inc. October 2001TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w