1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình

107 164 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 817,16 KB

Nội dung

Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chínhmạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của kháchhàng và nâng cao được vị thế, uy tí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NHƯ QUỲNH

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS BÙI DŨNG THỂ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tác giả cũng xincam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả Luận văn

Nguyễn Như Quỳnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất,Tác giả xin gửi đến thầy PGS.TS Bùi Dũng Thể, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ Tác giả tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy cô giáo Trường Đạihọc Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ Tác giả về mọi mặt trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu

Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến Ban Lãnh đạo, nhân viên các phòng,ban chuyên môn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chinhánh Quảng Bình đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ Tác giả trong quátrình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn

Và Tác giả xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, độngviên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho Tác giả hoàn thành khóa học và thực hiệnthành công Luận văn này

Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực

cố gắng của bản thân Tác giả Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luận văn khôngthể tránh khỏi những khiếm khuyết, Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chânthành của quí thầy (cô) và đồng nghiệp để Luận văn này được hoàn thiện hơn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày … tháng … năm 2018

Tác giả

Nguyễn Như Quỳnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG vii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu Luận văn 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

Chương 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Rủi ro Tín dụng (RRTD) 6

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 6

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 7

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 8

1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 10

1.1.5 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng 12

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 15

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng 26

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trong và ngoài nước và bài học và bài học đối với VCB - Chi nhánh Quảng Bình 30

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trong và ngoài nước 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

1.3.2 Bài học đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình35 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB QUẢNG

BÌNH 38

2.1 Giới thiệu về VCB Quảng Bình 38

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 38

2.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình39 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 42

2.2.1 Tình hình rủi ro tín dụng 42

2.2.2 Nhận dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Bình 51

2.2.3 Xử lý rủi ro tín dụng 62

2.2.4 Những ưu điểm và tồn tại của hoạt động QTRRTD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Bình 64

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB QUẢNG BÌNH 75

3.1 Định hướng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 75

3.2 Những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 76

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 76

3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro 78

3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện môi trường Quản trị rủi ro tín dụng 85

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 KẾT LUẬN 91

2 KIẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 96 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂNXÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Vietcombank Chi nhánh Quảng Bình 40

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 41

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Quảng Bình qua 3 năm 2015 -2017 41

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của VCB Quảng Bình qua 3 năm 2015-2017 43

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2015-2017 45

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn cho vay qua các năm 2015-2017 46

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế 47

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu theo loại hình đảm bảo tiền vay 48

Bảng 2.8: Mức trích lập dự phòng rủi ro qua các năm 63

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ năm 2017…….50

Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu theo nguyên nhân giai đoạn 2015-2017 52

Bảng 2.11: Tổng hợp thông tin về mẫu khảo sát………53

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát các nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía khách hàng 54

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát các nguyên nhân rủi ro khách quan từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý 56

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát các nguyên nhân rủi ro từ phía Chi nhánh Vietcombank Quảng Bình 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận chính cho các ngânhàng thương mại Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ần nhiều rủi ro ảnh hưởngđến sự phát triển của ngân hàng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc cácbên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại.Đối với ngân hàng thương mại rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàngkhông thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán

nợ gốc và lãi vay không đúng hạn

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏhoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặcgiảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra Đứng trên quan điểm quản lý toàn bộhoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất

dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạtđộng chung Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằngmức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro.Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chếtối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn,hiệu quả trong tăng trưởng

Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chínhmạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của kháchhàng và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụngtrong và ngoài nước Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mụctiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạtđộng hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập

Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Chi nhánh Quảng Bình thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng chưa đượckiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng: Năm 2015 nợxấu là 12.049 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0,55% trong tổng dư nợ, đến năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

nợ xấu tăng lên một lượng là 3.818 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.6% tổng dư nợ.Điều này phần nào là do tổng dư nợ năm 2016 tăng rất nhanh, tăng đến 21,78% sovới năm 2015, trong đó đã có phát sinh nhiều khoản nợ xấu chủ yếu là phát sinh từcác món cho vay trung dài hạn ở các năm trước Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt

ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả,đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân

bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từrủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng Góp phần nângcao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh

Xuất phát từ các luận cứ trên, việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng là thực

sự cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn Vì vậy Tác giả chọn nghiên cứu đề

tài “Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”.

2 Mục tiêu của đề tài

- M ục tiêu chung:

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng củaNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vịnghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn hướng tới trả lời một số vấn đề như sau:

(1) Công tác quản trị rủi ro tín dụng gồm những nội dung nào?

(2) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình đã đạt được những kết quả gì?

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

(3) Có những hạn chế gì trong tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh giaiđoạn 2015 - 2017?

(4) Giải pháp nào giúp hoàn thiện tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánhtrong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

- Đối tượng điều tra: Các nhà quản lý và cán bộ tín dụng làm việc tại Ngân

hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình;

- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt

Nam - Chi nhánh Quảng Bình;

- Về mặt thời gian: Số liệu phân tích thực trạng trong giai đoạn 2015-2017.

5 Phương pháp nghiên cứu

5 1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp; chọn mẫu điều tra

- Dữ liệu thứ cấpThu thập số liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bìnhđược thu thập chủ yếu tại Chi nhánh Các tài liệu sách báo, tạp chí kinh tế, các côngtrình nghiên cứu có liên quan, các văn bản pháp quy và các tài liệu đã được thôngbáo trên các phương tiện thông tin đại chúng được thu thập từ nguồn Internet, từ thưviện của trường Đại học Huế,…

- Dữ liệu sơ cấp+ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách xây dựng bảng khảo sát về cácnguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và tình hình thực hiện công tác quản trị rủi rotính dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

phát phiếu khảo sát đến các đối tượng được điều tra sau đó thu lại phiếu điều tra đểtổng hợp thông tin.

- Mẫu điều tra: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại bộphận kinh doanh của Chi nhánh hàng gồm 50 cán bộ làm công tác tín dụng trongđang công tác tại các phòng ban: Phòng Khách hàng doanh nghiệp bán buôn,Phòng Khách hàng bán lẻ và 3 Phòng Giao dịch của Chi nhánh để thu thập thôngtin khảo sát

5 2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

+ Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích

để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích So sánh trongphân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùngmột nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu.Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải phápquản lý tối ưu trong từng trường hợp

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số

liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu Sử dụng sốtương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu và diễn tả bằng lời văn

để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp Chi nhánh đã thực hiệntrong thời gian qua

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong nghiên cứu đã thu thập

những ý kiến nhận xét của các cán bộ chuyên môn của Chi nhánh đang làm việc tại

bộ phận kinh doanh, có liên quan đến công tác tín dụng của Chi nhánh Bên cạnh

đó, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các thầy, cô là giảng viên có chuyên môn vềtài chính, kế toán quản trị, tài chính ngân hàng của các Trường, tham khảo ý kiếncủa các anh, chị em làm trong lĩnh vực tín dụng có nhiều năm kinh nghiệm tại cácngân hàng, của những người có nhiều kinh nghiệm thực tế về các vấn đề có liênquan, cần tư vấn để thực hiện Luận văn một cách khoa học và hoàn thiện nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

6 Kết cấu Luận văn PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kiến nghị, nội dung chính của Luận vănđược kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng thương mại;

Chương 2: Thực trạng về Quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Quảng Bình;Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiVCB Quảng Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro Tín dụng (RRTD)

1.1.1 Khái ni ệm rủi ro tín dụng

Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tàisản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêmmột khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định

Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả đượcđầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi khôngđúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng

Rủi ro tín dụng ngân hàng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khôngthực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Đây là loại rủi ro lớn nhất,thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất cho ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thươngmại Thông thường các nghiệp vụ này mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng, còn ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thườngchiếm 90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng Nhưng trong lĩnh vực này cũng chứanhiều rủi ro bởi các khoản tiền vay bao giờ cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn vớinhững tài sản có khác

Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn,

nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được pháthiện và xử lý kịp thời sẽ làm nảy sinh các rủi ro khác

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nộidụng cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

Xét trên khía cạnh nhất định, rủi ro tín dụng có thể được xem xét là:

Là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng có thểkhông trả một phần hoặc hoàn toàn không trả được nợ hoặc chậm trả nợ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Là sự tổn thất hoặc giảm sút chất lượng hoạt động của khách hàng ảnh hưởngđến khả năng trả nợ của khách hàng.

Cũng có thể rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố bất thường khiếnkhách hàng không thực hiện được các cam kết với ngân hàng

Như vậy, cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó cóthể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưaquá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợquá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụngtập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Cách hiểu này

sẽ giúp cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, tríchlập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là công tác quan trọng, không thể thiếu củacác ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng Đây là loại rủi ro lớnnhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất, nó có thể xảy ra ởbất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịpthời sẽ nảy sinh các rủi ro khác

1.1.2 Phân lo ại rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Theo đối tượng sử dụng vốn vay

+ Rủi ro khách hàng cá thể: Thông thường số lượng khách hàng sẽ rất nhiều,tuy nhiên mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn lẻ sẽ thấp, mức độ ảnh hưởng củaviệc mất khả năng thanh toán của từng khoản vay là nhỏ; loại hình giao dịch, cơ cấugiao dịch dễ quản lý

+ Rủi ro khách hàng công ty, tổ chức kinh tế: Tùy theo qui mô của công ty,

tổ chức kinh tế là lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro các khoản vay vàođối tượng này sẽ được đánh giá ở mức vừa hay lớn, tác động của nó đến khả năngthanh toán khoản nợ là vừa hay cao

+ Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: Những Ngân hàng hoạt động phạm vitoàn cầu có sự phân chia theo lãnh thổ quốc gia, nếu trong phạm vi một quốc giaphân chia RRTD tập trung theo khu vực địa lý, ví dụ như mức độ rủi ro khu vựcMiền Bắc, Miền Trung, Miền Nam (Dương Hữu Hạnh, 2013)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

1.1.2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng

+ Rủi ro giao dịch đơn lẻ: Được hiểu là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻnào đó, cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng Loại rủi ronày gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc kháchhàng vay vốn

+ Rủi ro hệ thống: Được hiểu là rủi ro tín dụng gắn liền với nhóm kháchhàng, một ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế Rủi ro hệ thống mang tínhchất vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản lý danh mục cho vay (Nguyễn VănTiến, 2010)

1.1.2.3 Theo giai đoạn phát sinh

+ Rủi ro trong thẩm định: Là rủi ro mà tổ chức tín dụng đánh giá sai khách hàng.+ Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro mà khi vốn vay sử dụng sai mục đích, làmcho khoản vay không phát huy hiệu quả

+ Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sátthu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụngvốn quay vòng vào việc khác không thu được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thuđược nợ(Nguyễn Văn Tiến, 2010).

1.1.2.4 Theo sản phẩm tín dụng:

+ Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là phát sinh từ những khoản cho

vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng.

+ Rủi ro các sản phẩm phái sinh: Là rủi ro tín dụng phát sinh từ những

sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở L/C, bảo lãnh.

Việc phân loại rủi ro tín dụng theo sản phẩm tín dụng khác nhau có đặc

điểm khác nhau cấu thành nên rủi ro khác nhau, để có thay đổi trong qui trình

quản lý rủi ro tín dụng thích ứng (Nguyễn Văn Tiến, 2010).

1.1.3 Nguyên nhân d ẫn đến rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Do khách hàng không đủ năng lực pháp lý: nguời vay phải có đủ năng lựchành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

+ Nhân cách, trình độ quản lý của khách hàng: đây cũng là nguyên nhânquan trọng trong việc dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, khách hàng có khả năng trả nợnhưng cố tình chây ì không có thiện chí trả nợ.

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích kém hiệu quả

+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được

+ Quản lý vốn vay không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản

+ Khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng

- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

+ Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế vàthể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng

+ Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: khôngđánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tàisản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểmtra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng

+ Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu nên việc đánh giá các

dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi màvẫn cho vay

+ Cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinhdoanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giảingân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng

+ Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợinhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh

+ Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác

+ Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ ngân hàng

- Nguyên nhân khác

+ Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nềnkinh tế không ổn định khiến cho cả ngân hàng và khách hàng không thể ứngphó kịp

+ Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tớikhông kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

+ Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăncho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

+ Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trongtrình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng

+ Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạmphát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng

+ Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau.+ Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình pháttriển đất nước

1.1.4 H ậu quả của rủi ro tín dụng

- Đối với nền kinh tế

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung giantài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, cácdoanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đo, thực chất quyền sở hữu nhữngkhoản cho vay vẫn là quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng Bởivậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợicủa người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăngquan ngại về tài chính công như khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng

Bên cạnh đó, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa caonên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnnền kinh tế-xã hội Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngânhàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọađến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng Từ đó sẽ gây ra nhữngbất ổn về kinh tế - xã hội

Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lườngtrước được đối với nền kinh tế-xã hội của một quốc gia (Lê Văn Tú (2014)

- Đối với ngân hàng:

Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát về mặt tài chính mà ngân hàngphải gánh chịu liên quan tới việc người vay vốn không trả đúng hạn hay không thựchiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng Nói như vậy hàm ý rủi ro tín dụng

có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của ngân hàng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp vàlãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đếnhạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, lợi nhuận củangân hàng bị giảm sút, kế họach sử dụng vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinhdoanh không có hiệu quả.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sửdụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào

đó, ngân hàng không có đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vàotình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản

Và kết quả làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uytín, sức cạnh tranh giảm Kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thểdẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực của sự phá sản nếu không có biệnpháp xử lý, khắc phục kịp thời

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặngnhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngânhàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngânhàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệthống ngân hàng nói riêng (Lê Văn Tú (2014)

- Đối với khách hàng

Đối với bản thân chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàngthì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cảnhững nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín

Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chếhơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt chặt cho vay hay thậm chí phảithu hẹp quy mô hoạt động

Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiềngửi và lãi nếu như các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản (Lê Văn Tú (2014)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

1.1.5 Các d ấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy mà sự thất bại đóthường có một vài dấu hiệu báo động Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệubiểu hiện rất rõ ràng Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu củakhoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc xử lý chúng.Nhưng cần phải chú ý là các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trìnhchứ không hẳn là tại một thời điểm, do vậy cán bộ tín dụng phải biết cách nhận biếtchúng một cách có hệ thống Dấu hiệu của các khoản tín dụng có vấn đề có thể xếpthành các nhóm sau:

Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản củakhách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp một số dấu hiệu quan trọng gồm:

+ Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối;

+ Khó khăn trong thanh toán lương;

+ Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi;+ Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản;

+ Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau;+ Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí;

+ Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợkhi đến hạn

- Các hoạt động cho vay:

+ Mức độ vay thường xuyên gia tăng;

+ Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi;

+ Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn;

+ Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến

- Phương thức tài chính:

+ Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn;+ Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sửdụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả;

+ Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

+ Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu;

+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý củakhách hàng

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục tiêu quản trị,điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán

- Cách thức quản lý của khách hàng có biểu hiện:

+ Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm;+ Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham giaquá sâu vào vấn đề thường nhật;

+ Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, của chủ nợ;

+ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên;

Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: khách hàng bị ấn tượng bởi một kháchhàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; ban giám đốc cắt giảm lợinhuận để nhằm đạt được hợp đồng lớn

- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi mộtsản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác

- Sự cấp bách không thích hợp như: do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sảnphẩm dịch vụ ra quá sớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế;tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc

Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật và thương mại

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm

- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuậtmới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

- Những thay đổi từ chính sách nhà nước: đặc biệt chú ý đến sự tác động củacac chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động, môi trường.

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao

- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa thay thế

Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp báocáo tài chính

- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy:

+ Sự gia tăng không cân đối về tỉ lệ nợ thường xuyên;

+ Khả năng tiền mặt giảm;

+ Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có;

+ Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp;

+ Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán;

+ Lượng hàng hoá tăng nhanh hơn doanh số bán;

+ Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời gian thanh toán của các con nợ đượckéo dài;

+ Hoạt động lỗ;

+ Lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ;

+ Không hạch toán đúng tài sản cố định;

+ Làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình;

+ Thường xuyên không đạt kế hoạch về sản xuất và bán hàng;

+ Tăng giá trị quá cao thông qua việc tính lại tài sản;

+ Phân bố nợ không thích hợp;

+ Lệ thuộc vào những sản phẩm bất thường để tạo lợi nhuận;

- Những dấu hiệu phi tài chính khác:

+ Những vấn đề về đạo đức, thậm chí dáng vẻ của nhà kinh doanh cũng biểuhiện dấu hiệu gì đó;

+ Sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh cũng là một dấu hiệu;

+ Nơi lưu giữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái ni ệm

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, sáchlược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trongphạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấpnhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp phong ngừa, hạn chế và giảmthấp nhất nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tíndụng, giảm chi phí bù đắp rủi ro nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tín dụng cảtrong ngắn hạn và dài hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2010)

1.2.2 N ội dung quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị RRTD bao gồm 4 nội dung: nhận biết rủi ro; phân tích và đo lường;quản lý và kiểm soát; xử lý rủi ro tín dụng Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trìnhquản trị RRTD song có một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ratrong quy trình phải luôn có sự gắn kết với nhau tạo thành một chu trình liên tục,như vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định RRTD khi đãđược xác định cần phải được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp quản lý

Cũng trong quá trình theo dõi, hệ thống quản trị RRTD phải có khả năng xácđịnh tìm ra các nguy cơ rủi ro mới và công việc của quản trị rủi ro lại được lặp lại

1.2.2.1 Quy trình qu ản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay tín dụng xuất hiện ở tất cảcác khâu của quá trình cấp tín dụng Rủi ro tín dụng là phạm vi rộng tuy nhiên trongpham vi của đề tài Tác giả xin nêu ra một số nội dung của quy trình quản trị rủi rođối với khách hàng như sau:

1 Giai đoạn thẩm định ra quyết định cho vay

- Ở giai đoạn này cán bộ tín dụng cần tập trung thu thập thông tin, đánh giá,

đo lường các rủi ro có thể xảy ra để quyết định có cho vay hay không, cụ thể:

+ Thu thập, đánh giá báo cáo tài chính của khách hàng 03 năm liên tục nhằmđánh giá tổng quát nhất tình hình hoạt động SXKD của khách hàng, tập trung đánhgiá những chỉ tiêu quan trọng trong BCTC (thanh khoản, hệ số nợ, hàng tồn kho,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

ROA, ROE…);

+ Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp (Điều lệ, giấy đăng ký kinh doanh, sổ đăng kýdanh sách cổ đông…);

+ Đánh giá triển vọng ngành hàng mà khách hàng đề nghị vay vốn;

+ Đánh giá thị trường đầu ra, các nhà cung cấp, năng lực sản xuất hiện tạicủa DN cũng như triển vọng phát triển mở rộng trong thời gian tới…;

+ Thẩm định phương án xin vay, giấy đề nghị vay vốn, xác định nhu cầuvay, thời hạn vay phù hợp vời ngành hàng, quy trình SXKD của khách hàng tránhviệc cấp tín dụng dư thừa, vòng quay lớn hơn thực tế, nếu không sẽ dẫn đến kháchhàng chiếm dụng vốn, sử dụng vốn sai mục đích;

+ Cán bộ tín dụng tuân thủ quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng TMCPNgoại Thương VN, NHNN và các văn bản pháp luật có liên quan

2 Giai đoạn cho vay.

- Giai đoạn này cần thiết lập quy trình kiểm soát giải ngân từ cán bộ tín dụng

 kiểm soát phòng  bộ phận kiểm soát sau  hạch toán giải ngân Cán bộ tíndụng kiểm tra hồ sơ, chứng từ giải ngân, mục đích vay vốn có đầy đủ, phù hợp vớimục đích vay theo hợp đồng tín dụng và phương án vay vốn hay không

3 Giai đoạn kiểm tra sau cho vay

- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay là một khâu đặc biệt quan trọng trong quytrình quản trị rủi ro tín dụng, giúp cán bộ sớm nhận biết, đánh giá được các rủi ro để

có biện pháp xử lý kịp thời

- Kiểm tra sử dụng vốn vay dưới hai hình thức chủ yếu là kiểm tra đột xuấthoặc định kỳ Nội dung kiểm tra theo từng món vay, kiểm tra theo chuyên đề hàngtồn kho, công nợ, vốn hoặc tài sản, kiểm tra tổng thể tình hình tài chính theoquý/năm

- Trong phạm vi của đề tài Tác giả xin tập trung lưu ý một số nội dung việcthực hiện kiểm tra hàng hóa tồn kho như sau:

+ Hiện hữu: Hàng tồn kho được phản ánh trên BCTC là thực sự tồn tại, cán

bộ tín dụng tham gia kiểm kê thực tế hàng tồn kho

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

+ Quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền sở hữu số dư hàng tồn kho tại thờiđiểm cung cấp BCTC cho ngân hàng

+ Đầy đủ: Số dư hàng tồn kho đã bao hàm tất cả các nguyên liệu, công cụdụng cụ, sản phẩm, hàng hóa hiện có tại thời điểm lập BCTC

+ Chính xác: Những khoản hàng tồn kho được tính toán, tổng hợp số liệuchính xác, phù hợp giữa ch tiết của hàng tồn kho với sổ cái

+ Đánh giá: Số dư hàng tồn kho phải phản ánh đúng giá trị thực, cán bộ cầnđánh giá giữa giá trị thị trường và giá trị số sách để nhận biết về nội dung giảm giátrị (nếu có), cân đối giữa vốn cho vay và giá trị hàng tồn kho trên BCTC

1.2.2.2 Nh ận biết RRTD

Nhận biết RRTD là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi ro tồn tạitrong hoạt động tín dụng Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàncầu hoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽthường xuyên hơn Vì vậy, một hệ thống quản trị RRTD có hiệu quả phải là hệthống có khả năng nhận biết hầu hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng Các dấuhiệu rủi ro được phát hiện thông qua tiếp xúc khách hàng, phân tích lịch sử quan hệ

và tài chính của khách hàng, thậm chí cả đối tác của khách hàng Một số dấu hiệunhận biết RRTD:

+ Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh;

+ Năng lực quản trị yếu, đầu tư dàn trải vượt quá khả năng quản trị;

+ Việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp không khoa học, quản lý yếu kém hoặc việc dự toán chiphí và xác định mức sản lượng không phù hợp;

+ Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa haynhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích tổng thể, khó theo dõi dòng tiềndẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền;

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu cáckhoản lỗ;

+ Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hoá sản xuất ra không bán được dẫnđến không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

+ Chậm thanh toán các khoản phải trả;

+ Dòng tiền giảm, mất cân đối vốn;

+ Liên tục đề nghị ngân hàng tăng hạn mức cho vay không phù hợp với tốc

độ phát triển kinh doanh;

+ Tiếp tục vay vốn lưu động mặc dù đã hết mùa vụ;

+ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu gia tăng;

+ Xuất hiện các giao dịch chuyển tiền lớn;

+ Bán tài sản cho các bên liên quan;

+ Đối tác gặp sự cố trong kinh doanh nên không có khả năng thanh toán hoặcthực hiện các hợp đồng với khách hàng

1.2.2.3 Đo lường RRTD

Mục đích của các bước này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác

và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân và quan trọngnhất là lượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra để định giá rủi ro có thể chấp nhậnđược, dự tính lượng dự phòng rủi ro Đây là bước rất quan trọng, bởi vì lý do rấtđơn giản là chúng ta không thể quản lý cái mà chúng ta không đo lường được

Hiện nay các NHTM thường sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lườngrủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và môhình định tính Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên ngân hàng có thể sửdụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng

(a) Mô hình định tính đo lường rủi ro tín dụng

Đối với mô hình này, ngân hàng cần đề cập đến 3 yếu tố sau:

- Yếu tố 1: Phân tích tín dụng: Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần

phải trả lời được 3 câu hỏi cơ bản sau:

Khách hàng vay có thể tín nhiệm và biết họ như thế nào? Khách hàng cóthiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việcnghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” của khách hàng là: Tính cách (Character),năng lực (Capacity), vốn (Capital), dòng tiền (Cash flows), tài sản thế chấp(Collateral) và điều kiện (Conditions) Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giátốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

1- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin

vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tíndụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của kháchhàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay (đối với kháchhàng cũ); còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từtrung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng

2- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của

quốc gia mà đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lựchành vi dân sự Đồng thời NHTM đánh giá khách hàng thông qua lịch sử kết quảhoạt động kinh doanh như lợi nhuận, suất sinh lời, hiệu quả hoạt động và khả năngtrả nợ

3- Vốn (Capital): NHTM đánh giá tình hình tài sản, khả năng và mong

muốn đầu tư của khách hàng

4- Dòng tiền (Cash flows): NHTM phải xác định được dòng tiền thu vào từ

hoạt động kinh doanh, nguồn trả nợ và lãi vay, tiền trả cổ tức cho chủ sở hữu

5- Bảo đảm tiền vay: (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng

và là nguồn tài sản thứ ba có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng NHTM phải đánhgiá giá trị, chất lượng, quyền sở hữu, dễ quản lý, dễ bán của tài sản đảm bảo

6- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng phải đánh giá tình hình kinh

tế, khả năng khoản vay bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về luật pháp và các chínhsách khác

Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, khách hàng

có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào không? Một hợpđồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy địnhnhững điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọakhả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũngphải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng tín dụng

Quyền của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trongtrường hợp khoản vay có vấn đề và khả năng ngân hàng có thể thu hồi được vốn kịpthời với mức độ rủi ro và chi phí hợp lý? Quy định về thế chấp tài sản đáp ứng đượchai mục tiêu của người cho vay:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Ngân hàng có quyền thu giữ và bán tài sản để thu nợ trong trường hợp ngườivay không có khả năng hoàn trả.

Việc thế chấp tài sản sẽ tạo ra lợi thế tâm lý cho người cho vay Khi thếchấp, người vay nợ sẽ chịu áp lực buộc phải nỗ lực hơn trong kinh doanh để có khảnăng trả nợ ngân hàng Do vậy trách nhiệm của cán bộ ngân hàng là phải xác định

rõ liệu ngân hàng có thể hoàn thiện về quyền hợp pháp của mình đối với tài sản thếchấp đó hay không?

- Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín

dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được

áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là:

Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định

Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thậntrọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụngđều được kiểm tra, bao gồm:

+ Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn;

+ Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo;

+ Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sởhữu các tài sản khi người vay không trả được nợ;

+ Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay,trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng;

+ Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng;+ Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn Vì chúng có ảnh hưởng rấtlớn tình trạng tài chính của ngân hàng;

+ Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cườngkiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay;

+ Tăng cường công tác kiểm tra khoản tín dụng khi nền kinh tế có nhiềuhướng đi xuống, hoặc những ngành nghề cho vay có biểu hiện nghiêm trọng trongphát triển;

- Yếu tố 3: Hệ thống tỉ số tài chính đánh giá khách hàng:

Hệ thống tỉ số tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệpđược chia thành 4 nhóm như sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

+ Nhóm tỉ số thanh khoản (Liquidity ratios);

+ Nhóm tỉ số hoạt động (Activity ratios);

+ Nhóm tỉ số đòn bẩy (Leverage ratios);

+ Nhóm tỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios)

Sau khi có kết quả đánh giá 3 yếu tố trên, NHTM có được cái nhìn tổng quát

về khách hàng, từ đó có chính sách tín dụng phù hợp Nếu kết quả đánh giá là tốt,ngân hàng sẽ ưu tiên tăng trưởng, ngược lại ngân hàng sẽ dần loại khỏi danh mụctín dụng Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào cảm tínhcủa cán bộ đánh giá Mô hình này ngày nay được xem là mất thời gian, tốn kém, lạimang tính chủ quan Chính vì vậy, ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng sửdụng phương pháp đo lường RRTD hiện đại hơn mà Tác giả trình bày dưới đây

(b) Mô hình định lượng đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi rohiện đại hơn, đó là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro củatừng đối tượng khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng antoàn tối đa với một khách hàng cũng như trích để trích lập dự phòng rủi ro Có hai

mô hình định lượng RRTD: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ vàphương pháp tính tổn thất tín dụng

1- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ đo lường RRTD đối với từngkhách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉtiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được sử dụng để xemxét cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và quản lý rủi ro theo danh mụckhách hàng

Thang điểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 100, được chia cho bộ chỉ tiêutài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định Tổng điểm ban đầu sẽ

là tổng số điểm tài chính và phi tài chính Điểm cuối cùng để tổng hợp xếp hạngkhách hàng là tổng điểm ban đầu có sự điều chỉnh bởi tham số rủi ro Trên cơ sởtổng điểm cuối cùng, khách hàng được xếp loại vào các hạng theo mức độ rủi rogiảm dần như bảng sau, từ đó ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Với mô hình này đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình chovay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, môhình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điều chỉnh một cáchnhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế Một mô hìnhđiểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàng,

bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụngân hàng

Bảng 1.1: Xếp hạng tín dụng nội bộ

2- Phương pháp tính tổn thất tín dụng (EL - Expected Loss) dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB (Internal Ratings Based)

Đây là phương pháp do Uỷ ban Basel khuyến nghị các NHTM áp dụng Việcước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: Xác suất người vay không trảTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

được nợ (PD - Probability of Default), dự đoán dư nợ của khách hàng tại thời điểmphát sinh nợ xấu (EAD - Exposure at Default), và tỷ lệ phần trăm của dư nợ vaykhông thu hồi được vào lúc phát sinh nợ xấu (LGD - Loss Given Default) Từ đóngân hàng sẽ ước tính được tổn thất tín dụng (EL) như sau:

EL = PD * EAD * LGDTrong đó các yếu tố được xác định như sau:

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số

liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả,khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được

Thứ hai, EAD - Exposure at Default: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời

điểm khách hàng không trả được nợ

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quânTrong đó, LEQ (Loan Equivalent Exposure) là tỷ trọng phần vốn chưa sửdụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được

nợ “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách

hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Thứ ba, LGD - tỷ trọng tổn thất ước tính: đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất

trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả

và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố Hiện nay, tồn tại baphương pháp chính để tính LGD:

Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường Phương pháp

này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường.Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá củakhoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ.Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóatất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai

Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này.Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.

Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác địnhđược EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay Nếu ngân hàng tính chính xácđược tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiềuứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số antoàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng

1.2.2.4 Qu ản lý và kiểm soát RRTD

Đây là phân đoạn thể hiện rõ tính chiến lược của NHTM về quản trị RRTD

Ở phân đoạn này, NHTM sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ để kiểm soát tầnsuất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích

- Thứ nhất, chính sách thiết lập giới hạn tín dụngQuy định giới hạn tín dụng tối đa đối với một khách hàng: Là mức tổng dư

nợ tối đa mà NHTM có thể cấp cho khách hàng Hiện nay quy định ở mức khôngđược vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng

Phân vùng đầu tư: NHTM quy định vùng đầu tư cho từng chi nhánh theo địagiới hành chính

Xác định thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Thẩm quyền phê duyệt tín dụngcho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định cụ thể tùy thuộc địa bàn hoạt động

và năng lực quản lý

Giới hạn tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan: Là mức tổng dư nợ tối đa

mà NHTM có thể cấp cho một nhóm khách hàng liên quan Hiện nay quy định ởmức không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng

- Thứ hai, chính sách xây dựng Quy chế cho vay NHTM xem xét và quyếtđịnh cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật;

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cóhiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp vớiquy định của pháp luật

- Thứ ba, đánh giá RRTD: Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giáRRTD trong hoạt động của ngân hàng Một số chỉ tiêu sử dụng để đánhgiá RRTD:

Dư nợ xấu+ Tỷ lệ nợ xấu = - * 100%

Tổng dư nợ

Dự phòng RRTD đã trích lập+ Tỷ lệ dự phòng RRTD = - * 100%

Tổng dư nợ

Dự phòng RRTD đã trích lập+ Tỷ lệ dự phòng so với nợ xấu = - * 100%

Tổng dư nợ xấu

1.2.2.5 X ử lý RRTD

Đây là phân đoạn cuối cùng trong quy trình quản trị RRTD Xử lý RRTD là

xử lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất Theo đó, khi xảy ra RRTD, NHTM sẽ xử lýqua hai hình thức: xử lý trực tiếp và xử lý thông qua thị trường

- X ử lý trực tiếp: Là việc NHTM chủ động sử dụng hàng loạt các biện pháp

để thu nợ như: tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng/vốn vay, yêu cầu kháchhàng báo cáo thường xuyên để nắm tình hình; yêu cầu khách hàng tăng tỷ lệ đảmbảo, thay đổi phương thức cấp tín dụng, tăng cường kiểm soát vốn vay; hạn chế,giảm dần dư nợ; xây dựng lộ trình giảm dư nợ để thu hồi vốn; dừng cấp tín dụng; cơcấu lại thời hạn trả nợ, kéo dài thời hạn cho vay; sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đãđược trích lập để bù đắp

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất

có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của NHTM Việctrích lập dự phòng rủi ro nhằm giúp NHTM chủ động đối phó với các tổn thất Phânloại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro gồm dựphòng chung và dự phòng cụ thể.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thấtchưa xác định cho tất cả các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 Tỷ lệtrích lập theo quy hiện này là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể cáckhoản nợ Tỷ lệ trích lập theo quy định hiện nay như sau: Nợ nhóm 1: 0%; nợ nhóm2: 5%; nợ nhóm 3: 20%; nợ nhóm 4: 50%; nợ nhóm 5: 100%

Khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý khoản nợ thì khoản nợ xấu đóđược hạch toán ra ngoại bảng và ngân hàng tiếp tục thu hồi nợ Mọi khoản nợđược xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro phải được bảo mật, không được cho kháchhàng biết

- Xử lý thông qua thị trường: Đó là việc NHTM thông qua thị trường để xử

lý RRTD Các biện pháp sử dụng là:

+ Phát mại tài sản đảm: NHTM phối hợp cùng khách hàng thanh lý tài sảnthế chấp để thu nợ Biện pháp này chỉ có thể áp dụng khi khách hàng có thiện chíhợp tác với ngân hàng

+ Bán nợ: Ngân hàng bán khoản nợ hiện tại cho tổ chức tín dụng khác hoặccác tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng mua nợ Biện pháp này có ưu điểm là

xử lý ngay mà không cần có sự đồng ý của khách hàng

+ Khởi kiện: Đối với các khách hàng chây ỳ, không hợp tác thì NHTM làmđơn khởi kiện ra toà án có thẩm quyền để phân xử Nếu toà án xử NHTM thắngkiện, Ngân hàng sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án để thu nợcho ngân hàng

1.2.3 Nh ững nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng của nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

định đến quản trị RRTD của ngân hàng thương mại Nguồn nhân lực tác động đếnquản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm cả ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản trị rủi

ro và toàn bộ cán bộ của ngân hàng

Trước hết, quản trị rủi ro chỉ có thể được thực hiện tốt xuất phát từ quanđiểm, sự ưu tiên và được quyết định bởi ban lãnh đạo ngân hàng Không ít cán bộlãnh đạo ngân hàng có quan niệm sai lầm về rủi ro và quản trị rủi ro và không thểphân biệt được rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng hay đối với vị trí cụthể của bản thân trong ngân hàng

Một số nhà lãnh đạo lại luôn “chạy trốn rủi ro” bởi cho rằng như thế mới là

an toàn, hoạt động của các ngân hàng được lãnh đạo quản lý bởi như vậy không phùhợp với nền kinh tế và thời hiện nay Nhận thức và quan điểm đúng đắn của banlãnh đạo ngân hàng là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Tiếp theo, chất lượng đội ngũ cán bộ của phòng quản trị rủi ro, những cán bộtác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lường rủi ro, tạo

cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh và kiểm soát rủi ro Chất lượng chuyênmôn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đếnhiệu quả năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại

Cuối cùng là chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng ban chuyênmôn rất quan trọng bởi vì họ chính là những người trực tiếp tiến hành các hoạt độngkinh doanh, đối mặt và chịu đựng tổn thất khi xảy ra rủi ro Những kỹ năng, kinhnghiệm và tác nghiệp của những cán bộ này là không thể thiếu được trong hoạtđộng quản trị rủi ro và nâng cao năng lực quản trị rủi ro

1.2.3.2 Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính tốt cho phép các ngân hàng thương mại có khả năng tiếnhành các hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, do vậy không những có thểgiảm thiểu rủi ro mà còn có khả năng chấp nhận tổn thất rủi ro bằng vốn chủ sở hữu

và quỹ dự phòng rủi ro trích lập Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của ngân hàng

là một nhân tố quan trọng tác động đến năng lực quản trị rủi ro được đánh giá trênhai khía cạnh: quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

1 - Quy mô v ốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng

sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép ngân hàng hoạt động với quy mô lớn và đa dạnghoá Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng là khả năng chống đỡ rủi ro tốt

Khi rủi ro xảy ra, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bởitrước tiên là quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là lợi nhuận tích lũy và cuối cùng là vốnchủ sở hữu

Các ngân hàng với quy mô vốn lớn luôn có uy tín cao và được khách hàngtin cậy nhiều hơn do đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Ngoài ra với quy mô vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn

có khả năng hoàn thiện các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro cóhiệu quả

2 - T ỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là quy định chung đối với các ngân hàng thươngmại nhằm đảm bảo an toàn chung cho cả hệ thống ngân hàng Theo Basel II (2004),

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định như sau:

CAR = Vốn tự có (vốn cấp 1 + vốn cấp 2)/(RR tín dụng + RR giá cả thịtrường + RR hoạt động nội bộ) ≥ 9%

Như vậy để đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, các ngân hàngthương mại đã có khả năng chống đỡ rủi ro ở mức độ nhất định Nói cách khác chấphành tốt quy định này tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàngthương mại

1.2.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điềukiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật chophép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động củanền kinh tế Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp đểchủ động và kịp thời xử lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năngsuất lao động và chất lượng của các cán bộ công nhân viên ngân hàng Không cótrang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình địnhlượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện Ngoài ra, công nghệ hiện đại còngóp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng vàkết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiệncác nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.

1.2.3.4 Môi trường kinh tế xã hội và kinh doanh

Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu

tố chủ quan khác nhưng môi trường pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì nănglực quản trị rủi ro dù được đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và đónggóp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng

Sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nóiriêng là yếu tố quan trọng thư hai đối với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro củangân hàng thương mại Hầu hết các hoạt động của các ngân hàng thương mại đều cóquan hệ với nhau và các ngân hàng thường xuyên giao dịch trên thị trường tiền tệ

Những hoạt động của thị trường tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sốngcòn của các ngân hàng thương mại bởi lẽ thị trường này không chỉ là cơ sở hìnhthành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thựchiện toàn bộ các nghiệp vụ phái sinh để phòng chống rủi ro

Ngoài ra, trong điều kiện các nước đều thực hiện chính sách mở cửa và hộinhập quốc tế như hiện nay thì ảnh hưởng của thị trường quốc tế đến việc nâng caonăng lực quản trị rủi ro càng mạnh mẽ hơn trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trong và ngoài nước và bài học và bài học đối với VCB - Chi nhánh Quảng Bình

1.3 1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trong và ngoài nước

1.3.1.1 Trong nước a) Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank (Việt Nam)

Cùng với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Ngân hàng HSBC,Techcombank đã được đối phương giúp đỡ rất nhiều và chuyển đổi thành công

mô hình quản trị tín dụng của mình Đây là một lợi thế rất lớn của Ngân hàngTechcombank bởi lý do HSBC có hoạt động quản trị rủi ro chuyên nghiệp vàchuẩn hóa Để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC đã

áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mựccao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng HSBC luôn đảm bảonguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủphân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụngnhằm quản lý độc lập (Huỳnh Kim Trí, 2012)

Kế thừa những kinh nghiệm trên, Techcombank đã xây dựng hệ thống quảntrị tín dụng phù hợp với điều kiện riêng của mình Cụ thể: tại Chi nhánh, chuyênviên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thuthập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lênphòng thẩm định và phê duyệt tín dụng (Huỳnh Kim Trí, 2012)

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận

hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ,gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệukhông phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm địnhkhách hàng Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, chuyển

bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lậpbên ngoài… nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lờiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

chi nhánh Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất vàtrình chuyên gia phê duyệt tín dụng Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trìnhchuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt,phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kếtquả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kếthợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảođảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giái ngân cho khách hàng

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng,Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của kháchhàng Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báonhắc nợ, nếu khách hàng vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợpthu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm

Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sẽ thựchiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng

b) Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank

Song song với tăng trưởng hoạt động kinh doanh, công tác quản lý rủi rotoàn hàng nói chung và quản lý rủi ro hoạt động, phòng chống rửa tiền nóiriêng đều được Vietcombank triển khai tích cực Hoạt động truyền thông, đàotạo được Vietcombank chú trọng để xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt độngtrong hệ thống (Huỳnh Kim Trí, 2012)

Đào tạo theo hướng từ trên xuống: Hằng năm, Trung tâm đào tạo VCB phối

hợp với Phòng Quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ) tổ chức các lớp đào tạo chuyênsâu về các chính sách và công cụ mới về QLRRHĐ Đối tượng của lớp đào tạo này

là ban giám đốc, cán bộ đầu mối thực hiện công tác QLRRHĐ tại 106 Chi nhánhtrên toàn hệ thống và đại diện của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các khu vực

Các buổi đào tạo vừa kết hợp giữa cập nhật các chính sách, kiến thức mới,vừa hướng dẫn cách sử dụng báo cáo trên hệ thống Hồ sơ rủi ro (Risk profile)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Đồng thời, chương trình còn có trao đổi, thảo luận các tình huống, sự kiện RRHĐthực tế diễn ra tại Vietcombank cũng như các ngân hàng thương mại khác nhằm rút

ra các bài học kinh nghiệm tại đơn vị

Thực hiện công tác đào tạo phù hợp với từng cấp độ và vị trí công việc,Trung tâm đào tạo VCB cũng đã thực hiện các lớp đào tạo về QLRRHĐ cho cán bộnguồn/mới bổ nhiệm vị trí Trưởng/Phó Phòng tại chi nhánh Bên cạnh đó, hình thứcđào tạo e-learning dành cho cán bộ mới cũng được cập nhật nhằm phản ánh cácchính sách, công cụ mới của QLRRHĐ cũng như các lỗi tác nghiệp/rủi ro tiềm ẩntheo từng vị trí Ngoài ra, lúc nào có quy trình mới có liên quan đến hoạt động ngânhàng, các Phòng ban tại Trụ sở chính VCB đều triển khai đào tạo cán bộ thông quacầu truyền hình trực tuyến

Đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị

Bên cạnh các hình thức đào tạo tập trung mang tính định hướng từ trênxuống, Trung tâm đào tạo VCB cũng thực hiện các khóa đào tạo theo yêu cầu riêngtại một số chi nhánh/đơn vị trong hệ thống

Việc tổ chức đào tạo tại các chi nhánh với mục tiêu lắng nghe phản hồi trongthực tế triển khai các chính sách mới về QLRRHĐ; Mặc dù hầu hết các buổi traođổi/đào tạo diễn ra ngoài giờ làm việc (vào ngày thứ bảy) nhưng các chi nhánh đãtham gia rất nhiệt tình, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến có giá trị thực tiễn cao đểPhòng QLRRHĐ tiếp tục có những nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các công cụ hỗtrợ đơn vị kinh doanh để kiểm soát RRHĐ và giảm thiểu tổn thất; cung cấp thêmcác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhưng lại được quản trị rủi ro cao hơn cho kháchhàng cũng như Vietcombank trong thời gian tới

1.3.1.2 Ngoài nước a) Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Citibank (Mỹ)

Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau (Bùi ThịLan, 2010)

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ

chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2018, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vietcombank - Quảng Bình(2015, 2016, 1017), Báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên năm2015, 2016, 2017
2. Vietcombank - Quảng Bình (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2015 và triểnkhai nhiệm vụ năm 2016
Tác giả: Vietcombank - Quảng Bình
Năm: 2015
3. Vietcombank - Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2016 và triểnkhai nhiệm vụ năm 2017
Tác giả: Vietcombank - Quảng Bình
Năm: 2016
4. Vietcombank - Quảng Bình (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2017 và triểnkhai nhiệm vụ năm 2018
Tác giả: Vietcombank - Quảng Bình
Năm: 2017
6. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tếtoàn cầu
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2013
7. Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nhàxuất bản thống kê
Năm: 2004
8. Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro và khủng hoảng
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: NXB Laođộng - Xã hội
Năm: 2013
9. Hồ Diệu (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng Ngân hàng
Tác giả: Hồ Diệu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2010
11. Nguyễn Văn Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: Nguyễn Văn Dờn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia TP.HCM
Năm: 2009
13. Lê Văn Tú (2014), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Lê Văn Tú
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2014
5. Bùi Thị Lan (2010). Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng các nước trên thế giới,Tạp chí Ngân hàng số 6/2010 Khác
12. Nguyễn Văn Tiến (2010). Quản trị rủi ro trong kinh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
14. Luật số 47/2010/QH12 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 ở Việt Nam Khác
15. Luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w