NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ I- Tên đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG II- Nhiệm vụ và nội dung: - Tổng hợp các số liệu và kế thừa các nghiên cứu, tài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TS Võ Thanh Thu
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 22 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
I- Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Tổng hợp các số liệu và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan
- Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành du lịch nói chung và
phát triển du lịch theo hướng bền vững cho tỉnh Phú Yên
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phá triển bền vững
du lịch Phú Yên
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/09/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: GIÁO SƯ TIẾN SĨ VÕ THANH THU
Trang 5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Mai Hoàng Hà – tác giả Luận văn cao học này Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
Tác giả luận văn
Mai Hoàng Hà
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Võ Thanh Thu đã tận tình hướng dẫn, định hướng về nội dung và phương pháp nghiên cứu, giúp bài luận văn đi đúng hướng, đúng trọng tâm Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo giảng dạy và phòng Sau Đại học của trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi tại trường
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn các Ban lãnh đạo, các Chuyên gia, các Anh, Chị ở Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Phú Yên, Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Phú Yên, Cục Thống kê tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để tôi
có nguồn dữ liệu và có thêm động lực hoàn thành luận văn
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn hết sức mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu và chân tình của Quý thầy cô và các bạn đọc
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ qua email:
Trang 7TÓM TẮT
Những năm gần đây tỉnh Phú Yên đã xác định du lịch là ngành kinh tế động lực và thời gian qua tỉnh đã đạt một số thành quả bước đầu Do đó, để thành công và tồn tại trên thị trường hiện nay thì tỉnh cần tập trung cải thiện hơn nữa để du lịch Phú Yên thật sự phát triển và là điểm đến du lịch thân thiện - chất lượng đối với thị trường du lịch trong và ngoài nước
Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng của hoạt động du lịch Phú Yên, đầu tiên là tìm hiểu về các hoạt động du lịch, các yếu tố liên quan, hệ thống hoá cơ sở lý luận về các hoạt động chính của du lịch, từ đó làm
cơ sở để phân tích thực trạng tình hình kinh doanh các hoạt động du lịch của tỉnh, tổng hợp những thuận lợi tỉnh đã đạt được đồng thời là tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trước mắt cần phải đối mặt Sau cùng đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, Cục Thống Kê tỉnh Phú Yên, các tạp chí du lịch, các tài liệu khác đã công bố ở những hệ thống khác nhau, hệ thống qua mạng internet cũng như các nghiên cứu liên quan thông qua việc hỏi các chuyên gia và những người có chuyên môn liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Từ đó tác giả thống kê và phân tích số liệu thu thập được Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh Phú Yên của những năm gần đây và những yêu cầu phát triển du lịch cho ngững năm sắp tới, tác giả đã xác định được những giải pháp cụ thể và những kiến nghị thực tế trong hoàn cảnh hiện tại để dễ dàng nhìn rõ vấn đề mà khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua
Trong quá trình viết, luận văn sẽ không tránh khỏi những bất cập và sai sót
Kính mong quý Thầy/Cô xem xét và góp ý cho luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 8ABSTRACT
In recent years, Phu Yen Province has identified tourism as a dynamic economic sectors and the Province has achieved some initial achievements Therefore, in order to succeed and survive in the present market, the province should focus on further improvement to tourism in Phu Yen truly develope and become a friendly tourist destination - quality for domestic and foreign tourism market
Therefore, the main objective of this study is evaluate the quality of tourism activities, the first is learning about tourism activities, the relevant factors and systematize the rationale for the main activities of tourism, which serve as a basis to analyze the current status of business and tourism activities in the province, summarizing the advantages the province has achieved simultaneously is to find the cause of the trouble before eyes need to face Finally give some solutions Phu Yen tourism development towards sustainability
To perform this study, the authors used primary and secondary data are collected directly or indirectly from the report of the Culture, Sports and Tourism Department, General Statistics Office in Phu Yen, the travel magazines, other materials were published in the different systems, the system through the internet as well as related research by the questioning of experts and those with expertise concerning subject of study Since, the author counts and analyses the colleted data
On the basis of synthesis, analysis of tourism activities in Phu Yen Province of recent years and the requirements of tourism development for the coming years, the author has identified the specific measures and the practical recommendations in the present circumstances to easily visible problem that overcomes the existence of restrictions in recent years
During the writing process, the thesis will not avoid shortcomings and flaws I wish you will consider and contribute your ideas to make the thesis to be better
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 4
6 Đóng góp của đề tài 7
7 Bố cục của luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 9
1.1 Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững 9
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững 9
1.1.2 Khái niệm về du lịch bền vững 11
1.1.3 Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội 12
1.1.4 Ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững 13
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững 16
1.2.1 Chỉ tiêu khách du lịch 16
1.2.2 Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 17
Trang 101.2.3 Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch 17
1.2.4 Chỉ tiêu về tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 18
1.2.5 Chỉ tiêu về bảo vệ tài nguyên - môi trường 18
1.2.6 Chỉ tiêu về mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch 18
1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững 19
1.3.1 Nguồn tài nguyên du lịch 19
1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng 19
1.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch 20
1.3.4 Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch 20
1.3.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch 21
1.3.6 Tham gia của cộng đồng 21
1.3 Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch bền vững 21
1.3.1 Một số kinh nghiệm quốc tế 21
1.3.2 Một số kinh nghiệm trong nước 23
1.3.3 Một số bài học rút ra cho phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN 27
2.1 Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên 27
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội 29
2.1.3 Tiềm năng du lịch 30
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch 34
2.2 Phân tích tính bền vững trong phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên 37
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về du lịch 37
2.2.2 Tình hình khai thác khách du lịch 39
Trang 112.2.2.1 Doanh thu du lịch 39
2.2.2.2 Số lượt khách du lịch 41
2.2.2.3 Cơ cấu khách du lịch 44
2.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch 45
2.2.3.1 Cơ sở lưu trú 45
2.2.3.2 Công ty lữ hành và các đại lý 47
2.2.3.3 Các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng 49
2.2.3.4 Sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch 51
2.2.4 Lao động trong du lịch 54
2.2.5 Công tác quảng bá du lịch 57
2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch bền vững 60
2.2.7 Công tác tuyên truyền cho cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững 61
2.2.8 Đầu tư du lịch 63
2.3 Đánh giá chung về phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên 65
2.3.1 Những kết quả đạt được 65
2.3.2 Kết quả khảo sát chuyên gia về các mặt hạn chế, tồn tại 67
2.3.3 Những hạn chế trong hoạt động DL tỉnh Phú Yên và những nguyên nhân chủ yếu 70
2.3.3.1 Hạn chế về công tác quản lý nhà nước 71
2.3.3.2 Hạn chế về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 72
2.3.3.3 Hạn chế nguồn nhân lực du lịch 73
2.3.3.4 Hạn chế về công tác tổ chức, quảng bá du lịch 74
2.3.3.5 Hạn chế về sản phẩm du lịch 75
2.3.3.6 Hạn chế về bảo vệ môi trường 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 80
Trang 123.1 Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững 80
3.1.1 Mục tiêu chung 80
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 80
3.1.3 Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch trên địa bàn Phú Yên đến năm 2025 81
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững 82
3.2.1 Giải pháp công tác quản lý nhà nước về du lịch 82
3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 82
3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch 83
3.2.4 Giải pháp công tác tổ chức, quảng bá du lịch 84
3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa phương về du lịch 86
3.2.6 Giải pháp về sản phẩm du lịch 88
3.2.7 Giải pháp về vốn đầu tư 89
3.3 Kiến Nghị 90
3.3.1 Đối với ngành du lịch tỉnh Phú Yên 90
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch 91
3.3.3 Đối với người dân Phú Yên 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững 10
Bảng 1.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 14
Bảng 2.1 Một số tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu của Phú Yên 30
Bảng 2.2 Một số di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Phú Yên 32
Bảng 2.3 Một số lễ hội tiêu biểu của Phú Yên (theo âm lịch) 33
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu du lịch của Phú Yên 40
Bảng 2.5 Diễn biến lượt khách du lịch đến Phú Yên 42
Bảng 2.6 So sánh lượt khách du lịch đến Phú Yên và các tỉnh lân cận 43
Bảng 2.7 Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Phú Yên 44
Bảng 2.8 Số cơ sở lưu trú của Phú Yên 46
Bảng 2.9 Số cơ sở lữ hành của Phú Yên 48
Bảng 2.10 Những hàng hoá, đặc sản của vùng đất Phú Yên 52
Bảng 2.11 Cơ cấu lao động ngành du lịch của Phú Yên 54
Bảng 2.12 Một số chương trình, hội nghị, hội chợ du lịch tiêu biểu đã tham gia 59
Bảng 2.13 Một số dự án đầu tư du lịch tiêu biểu đang triển khai 64
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát chuyên gia 67
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu dự báo về du lịch đến năm 2025 81
Bảng 3.2 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường cho du lịch 87
Trang 15DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch Phú Yên 55 Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra về tính bình đẳng trong việc phân chia chính sách ưu đãi và mức độ thực hiện các chương trình, chính sách về du lịch 68 Biểu đồ 2.2 Kết quả điều tra về sản phẩm du lịch và sự quản lý trong công tác khai thác 69 Biểu đồ 2.3 Kết quả điều tra về các tiêu chí phát triển du lịch bền vững mà tỉnh đã đạt được 70
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Yên 27 Hình 2.2 Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Phú Yên 38 Hình 3.1 Kênh thông tin đến khách du lịch 84
Trang 17LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ (phía Bắc giáp tỉnh Bình Định và phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông, Phú Yên cách Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 560 km về phía Nam theo tuyến QL 1A, tỉnh lỵ là Thành phố Tuy Hòa), có lợi thế và giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch, nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh Có bờ biển dài 189km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, có núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang
vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Vịnh Vũng Rô; nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Tràm, Bãi Từ Nham, Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm…; nhiều gành đá nổi tiếng như: Gành
Đá Đĩa, gành Đỏ, gành Dưa, gành Yến, và nhiều đảo nhỏ ven bờ như: Nhất Tự Sơn, hòn Chùa, hòn Than, hòn Dứa, hòn Nưa, hòn Yến, hòn Lao Mái Nhà…Dưới biển là những rạn san hô đẹp và nhiều loại đặc sản biển sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực
của du khách về thăm Phú Yên (Nguồn: Cẩm nang Du lịch Phú Yên 2014)
Với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, sự phát triển của Phú Yên trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo DL phát triển đã dần làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, nhất là các vùng ven biển góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở các vùng du lịch, gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, trên thực tế
DL Phú Yên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, quá trình phát triển gặp không ít khó khăn, trở ngại so với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thì Phú Yên
là địa phương mà ngành DL kém phát triển nhất Bên cạnh đó, việc khai thác hoạt động DL Phú Yên vẫn còn chưa rõ quy hoạch, nhiều dự án vẫn còn dang dở ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan… do đó làm cho ngành DL của tỉnh vẫn chưa phát triển bền vững
Trang 18Vì thế vấn đề đầu tư và phải làm như thế nào để khai thác các sản phẩm du lịch sao cho tương xứng với tiềm năng, phương thức thực hiện ra sao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như đạt được mục tiêu phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững là hết sức cần thiết Vậy nên, vấn đề đặt ra ở đây là phải phát triển mạnh ngành DL, để DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc tìm các giải pháp thực tế về việc phát triển DL theo hướng bền vững là vấn đề rất quan trọng đồng thời là vấn đề có ý nghĩa cơ bản lâu dài đối với kinh tế Phú Yên Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2030 nhằm làm cho du lịch Phú Yên phát triển bền vững hơn
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch Phú Yên thời gian qua
- Đề xuất các biện pháp phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2030 theo hướng bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động DL ở tỉnh Phú Yên
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DL Phú Yên theo hướng bền vững
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Về thời gian: số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2011 – 2015, những giải pháp được đề xuất đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, niên giám thống kê…trong và ngoài nước đã được công bố Nguồn dữ
Trang 19liệu của Tổng cục thống kê; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Hiệp hội du lịch Việt Nam; UBND Tỉnh Phú Yên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên (Sở VHTTDL), các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác…
+ Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành
điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch…về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, Chi cục Thống kê tỉnh, Tổng cục Thống kê, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về du lịch trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu chính thức được công bố của các tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Phú Yên, Hiệp hội Du lịch các tỉnh lân cận… Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên
+ Phương pháp chuyên gia: tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của Phú Yên
để phỏng vấn, điều tra, có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp với
thực tiễn của địa phương
+ Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp: thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch Phú Yên, các công trình khoa học đã được công bố về phát triển du lịch, những mô hình, cách làm hiệu quả trong phát triển du lịch, nhất là ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, tác giả
áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn phát
Trang 20triển du lịch, làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây dựng các giải pháp và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững + Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá
so sánh giữa Phú Yên với một số tỉnh có điều kiện tương tự, đặc biệt là trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của du lịch sinh thái tại Phú Yên, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên cứu
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Các nghiên cứu nước ngoài: cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội,
HĐDL đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 940 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại của thế giới (UNWTO, 2011) Theo dự báo đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công nghiệp” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những ngành xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Sự đóng góp của du lịch vào GDP dự kiến sẽ tăng từ 9,2% năm 2010 lên 9,7% vào năm 2020 (WTTC, 2010) Điều này đã đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển hoạt động du lịch của nhiều nước Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phát triển DLBV nhằm hạn chế tác động tiêu cực của HĐDL, đảm bảo sự phát triển lâu dài Các nghiên cứu về du lịch bền vững cho thấy du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội Có thể kể đến một số công trình sau:
+ Công trình nghiên cứu của Hall và Richards (2000) “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững)
đã chỉ ra vai trò đóng góp to lớn của các cộng đồng địa phương đối với DLBV, nếu không có cộng đồng địa phương thì hoạt động DLBV không thể được đảm bảo và ngược lại, DLBV cũng sẽ đem tới những lợi ích nhất định cho các cộng đồng địa
Trang 21phương Qua đó cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa phát triển DLBV và cộng đồng địa phương
+ Anand và Sen (1996) với nghiên cứu “Sustainable development: Concepts and Priorities, United Nations Development Programme” (Phát triển bền vững: Các khái niệm và sự ưu tiên, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) Tác giả đã đưa ra một nhận định tương đối đầy đủ về phát triển bền vững Theo đó “Phát triển bền vững cần được hiểu một cách toàn diện, đầy đủ trên cả 3 khía cạnh là: tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống con người” Đồng thời, tác giả chú trọng đến yếu tố sử dụng hợp lý đất đai, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm năng lượng và giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội
+ Nghiên cứu của Ernst Lutz, World Bank (1998) với đề tài “Agriculture and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development” (Nông nghiệp và Môi trường, nhận thức về phát triển nông thôn bền vững) Nghiên cứu đã nhấn mạnh việc gắn kết hài hòa giữa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường rừng Các quốc gia chỉ có thể đạt được sự thành công trong phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông thôn khi và chỉ khi đi theo hướng phát triển bền vững
+ Sharpley, R., (2009) với Nghiên cứu “Tourism development and the environment: beyond sustainability?” (Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững?) đã chỉ ra điểm hạn chế của các mô hình phát triển du lịch hiện tại Nghiên cứu này cung cấp các quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch bền vững, tạo cho người đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về phát triển du lịch bền vững Đồng thời, trình bày rõ mối tương quan giữa bền vững du lịch và bền vững môi trường
- Các nghiên cứu trong nước: DL hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, du lịch Việt
Trang 22Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn Cụ thể như công tác quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, tình trạng mất vệ sinh – an ninh trật
tự tại các điểm du lịch vẫn thường xảy ra; nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa đủ khả năng vươn ra thị trường quốc tế; nguồn nhân lực về du lịch chuyên nghiệp chưa
đủ đáp ứng Chính vì vậy, đề tài về ngành DL đặc biệt là phát triển DL theo hướng bền vững hiện nay luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các hiệp hội, tổ chức và các cá nhân Dưới đây là một số các tài liệu khoa học và công trình nghiên cứu có liên quan:
+ Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Phạm Trung Lương và các tác giả (2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” đã chỉ ra những vấn đề thực tiến, những khó khăn và tồn tại về phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam Qua đó đề tài cũng đưa ra một số giái pháp để thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
+ Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001) với nghiên cứu “Du lịch bền vững” đã hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững, nêu lên các cơ
sở khoa học nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
+ Vũ Văn Đông (2014) trong luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu” Tác giả nghiên cứu thực trạng và tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững với mô hình nghiên cứu dựa trên 12 nhân tố với 92 biến quan sát ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
+ Lưu Thanh Đức Hải (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, tr 231–241 Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng du lịch Nghiên cứu này cũng hướng đến xác định xu hướng phát triển du lịch tại Cần Thơ qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại thành phố Cần Thơ
Trang 23+ Trần Thị Hồng Lan (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 11+12, tr 14-21 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch thành phố trên quan điểm phát triển bền vững Từ đó đưa ra giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Tp Đà Nẵng Giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước, giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch, giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương, giải pháp đối với du khách
Du lịch đóng một vai trò hàng đầu trong sự nghiệp phát triển KTXH của Việt Nam, là lĩnh vực được Chính phủ rất quan tâm, được coi là một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp đáng
kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ quốc gia Việc khai thác và phát huy tiềm năng
du lịch ngày càng được quan tâm hơn Hiện nay có khá nhiều tài liệu khoa học và công trình nghiên cứu về ngành du lịch của cả nước nói chung và Tỉnh nhà nói riêng Tuy nhiên về các hoạt động du lịch hướng đến phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là tại Phú Yên thì hầu như rất ít Trong khi, du lịch Phú Yên rất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên du lịch lại chưa thể cất cánh Đề tài mong muốn tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động du lịch của tỉnh Phú yên, góp phần đưa ngành du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho công tác quản lý đối với các sở ban ngành (Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên), các DN kinh doanh du lịch ở tỉnh Phú Yên qua các đóng góp của tác giả về một số giải pháp phát triển du lịch ngày càng theo hướng bền vững được rút ra từ những mặt còn hạn chế, tồn tại
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Trang 24Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và du lịch bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững du lịch tỉnh Phú Yên
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Phú Yên theo
hướng bền vững
Trang 25
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU
LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Hoạt động phát triển là áp lực của cuộc sống, là qui luật tất yếu của sự tiến hóa, trong hoạt động phát triển KTXH có hai mặt: một mặt giúp cho cải thiện chất lượng môi trường sống, giúp con người có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú về văn hóa… Mặt khác là đã tạo ra hàng loạt các vấn đề như khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái về chất lượng…
Nhưng phát triển như thế nào để con người của thế hệ hiện tại và tương lai có được cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất và tinh thần phong phú Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “phát triển bền vững” Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (1980), “phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo
và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau” định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển – UNCED (1987) được đưa ra sử dụng rộng rãi hơn là:
“phát triển bền vững thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau” Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể thực hiện mãi mãi (Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2012)
Ở Việt Nam, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần VIII (1996) cũng đã khẳng định: “bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên như một bộ phận không thể tách rời của phát triển bền vững”
Trang 26
Bảng 1.1 Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững
PHÁT
TRIỂN
Nguyên tắc này là phát triển để đạt
mục tiêu chính yếu thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa
phương
- Những nhu cầu thiết yếu
- Thúc đẩy tăng trưởng lại
- Nền kinh tế địa phương bền vững
LÂU
DÀI
Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự
phát triển” và “môi trường” phải
tương hợp giữ gìn, bảo vệ lâu dài
những nguồn sống và tôn trọng sức
chịu đựng của môi trường sinh thái
- Phát triển hệ sinh thái
Nguyên tắc này đòi hỏi sự hợp lý,
sự cân bằng trong việc sử dụng
những nguồn tài nguyên nói chung
(giữa hiện tại và tương lai)
- Sự cảm nhận như nhau giữa các thế hệ
- Giữa các thế hệ
- Giữa các quốc gia
- Trong khi ra quyết định
ĐẠO
ĐỨC
Nguyên tắc này hỗ trợ phát triển
bền vững, không làm thay đổi các
giá trị, thái độ và những hành vi
Thiết lập – đề ra các chính sách,
KT – XH, môi trường, kể cả hành
vi của người dân nói chung
- Kinh tế và môi trường
- Những sự thay đổi các giá trị
- Những sự thay đổi hành động
- Đạo đức nói chung
(Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO)
Phát triển bền vững là xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu, phát triển phải gắn với bền vững vì nếu chỉ phát triển thì chưa đủ Phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khỏe giáo dục và phúc lợi xã hội Phát triển bền vững là
Trang 27tạo sự công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, hiện tại và tương lai Phát triển bền vững luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau:
- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện
điều kiện sống
- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa
- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người, sự tự do chính trị, an ninh
- Yếu tố văn hoá: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều
người, và giữ gìn được bản sắc đó
- Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho cuộc sống con người
Nhìn chung: Những quan điểm đã được đưa ra ở trên về phát triển bền
vững phải được thực hiện từ lúc lập kế hoạch hành động, khai thác cho nhu cầu của con người hiện tại và mai sau nhưng không làm xâm hại đến môi trường sống của con người (Nguyễn Đình Hòe - Vũ Văn Hiếu, 2001)
Theo Machado (2003) đã định nghĩa DLBV là: “các hình thức DL đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách DK, ngành DL và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau DL khả thi về kinh
tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của DL phụ thuộc vào nó, đặc biệt
là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” Định nghĩa này tập trung vào tình bền vững của các hình thức DL (sản phẩm DL) chưa hề đề cập một cách tổng quát tính bền vững cho toàn ngành DL
Trang 28Theo Hội đồng DL và lữ hành quốc tế (1996), “DLBV là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng DL mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ DL tương lai” Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung, chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương, đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (1992), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: "DLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách DL và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển HĐDL trong tương lai DLBV nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa 13 dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người" Định nghĩa này hàm chứa đầy đủ các nội dung, các hoạt động, các yếu tố liên quan đến DLBV Định nghĩa này cũng đã chú trọng đến cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hoá
Trong luận văn này, tác giả muốn hướng theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) tuy hơi dài nhưng nó đã tổng quát và đầy đủ nhất với những nội dung liên quan đến phát triển DLBV
1.1.3 Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế -
xã hội
Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy, DL đã mang lại nguồn thu đáng kể góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia Hầu hết các nhà quan sát đều kết luận rằng quy mô của DL là lớn Theo tính toán của Hội đồng Du lịch lữ hành thế giới (WTTC), thu nhập của DL bao gồm cả
Trang 29DL quốc tế và DL nội địa năm 2015 là 7,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và gián tiếp thì ngành DL chiếm 10,6% GDP toàn thế giới Hàng năm, ngành này tạo ra
74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu (WTTC, 2015) Giá trị của
DL còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là ngành xuất khẩu tại chỗ Ở rất nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ yếu và trở thành động lực chủ yếu
để phát triển kinh tế Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), hàng năm khách DL đem lại thu nhập cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương khoảng 35 tỷ USD (UNWTO, 2016)
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển DLBV còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới Phát triển DLBV ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay: DL phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức BVMT và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách DL và cả cộng địa phương DLBV là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục,
và phúc lợi cho xã hội, nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt DL phát triển bền vững là giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái MT trong hiện tại và tương lai Phát triển DLBV là biện pháp thiết thực nhất
để cứu lấy MT thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người Phát triển DLBV là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Có thể nói rằng, phát triển DLBV là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước (Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, 2001)
1.1.4 Ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau:
Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội
và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế Điều cốt lõi, đó là sức
Trang 30sống, sự phát triển và các hoạt động của DN đó có thể duy trì được lâu dài
Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột
Sự bền vững về MT: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con người Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại (Huỳnh Văn Đà, 2010)
Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững:
Để củng cố khái niệm DLBV, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của
DL và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững Các tác giả như: Krippendorf (1982); Lane (1990); Hunter và Green (1994); Godfrey (1994); Swarbrooke (1999) sau khi nghiên cứu tác động của DL trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là không bền vững trong phát triển DL
Bảng 1.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch kém bền vững Du lịch bền vững hơn
Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát
Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
Trang 31Chiến lược phát triển: không lập kế
hoach, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau
Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng
Áp lực và lợi ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích
Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cân bằng
Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương
Kiến trúc theo thị hiếu khách du lịch Kiến trúc bản địa
Xúc tiến marketing tràn lan Xúc tiến marketing tập trung theo đối
tượng Nguồn lực: sử dụng tài nguyên nước,
năng lượng lãng phí
Nguồn lực: sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng
Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ
Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng
Khách du lịch: số lượng nhiều Khách du lịch: số lượng ít
Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kì lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiếng địa phương
Trang 32Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu
Không ý tứ và kĩ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp
Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào DL tình dục
Không trở lại tham quan Trở lại tham quan
(Nguồn: Machado A., 2003)
Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển DL, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động không bền vững Những yếu tố bền vững và không bền vững liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, vào khả năng quản lý
và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự kiểm soát của ngành DL
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Chỉ tiêu khách du lịch
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển DL Chỉ tiêu khách du lịch quyết định sự thành công hay thất bại; quyết định sự phát triển bền vững hay không bền vững của ngành DL Trong chỉ tiêu khách DL, ngoài số lượng tuyệt đối về khách, các chỉ tiêu khác cần phải tính đến trong quá trình phát triển bền vững đó là doanh thu DL, số lượt khách DL, cơ cấu khách DL…Các hoạt động phát triển DL tự phát thường chỉ quan tâm đến việc thu hút tối đa số lượng khách đến và thường không chú trọng đến chất lượng nguồn khách (khả năng chi trả, trình độ văn hoá…) Sẽ là tốt hơn, có hiệu quả kinh tế hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trường hợp lượng khách DL ít (không gây áp lực đến TNMT), nhưng thời gian lưu trú dài hơn và có khả năng chi trả cao hơn Sự quay trở lại của khách DL cũng
là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của DL Như vậy
để đảm bảo cho DL phát triển bền vững thì ngoài sự phát triển liên tục của chỉ tiêu
về số lượng khách, các chỉ tiêu khác có liên quan đến khách du lịch (doanh thu DL,
Trang 33số lượt khách DL, cơ cấu khách DL…) cũng cần được phát triển liên tục và bền vững
1.2.2 Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống CSVCKT trong DL (bao gồm các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành và các đại lý, các khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng, các khu du lịch, các sản phẩm hàng hóa phục vụ DL…) là thước đo phản ánh trình độ phát triển của ngành DL Sự phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng của hệ thống CSVCKT du lịch, một mặt đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách, mặt khác góp phần quan trọng vào việc hấp dẫn, thu hút khách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Để có được một hệ thống CSVCKT có chất lượng cao thì vấn đề đầu tư rất quan trọng Nếu không dược đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì hệ thống CSVCKT trong ngành sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém chất lượng và không có khả năng hấp dẫn khách DL, không có khả năng lưu giữ khách dài ngày, làm giảm khả năng chi tiêu của họ, dẫn đến giảm nguồn thu và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của DL
1.2.3 Chỉ tiêu nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là một ngành có nhu cầu cao đối với đội ngũ nguồn lao động sống Do vậy, trong hoạt động DL, chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có
ý nghĩa quyết định Điều này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động DL Chất lượng đội ngũ lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm DL, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác Như vậy, chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ DL theo hướng bền vững về mặt chuyên môn bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, cần được trang bị kiến thức về tài nguyên, quản lý môi trường, kinh tế môi trường, luật môi trường, và
Trang 34hệ thống kiến thức sâu rộng về xã hội Về mặt kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ trở thành các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hiểu được những mối quan hệ sinh thái và có thể giúp đỡ mọi người dân và du khách trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên tốt hơn Sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ lao động du lịch sẽ đảm bảo cho sự phát triển về chất lượng các sản phẩm, chất lượng các dịch vụ du lịch và như vậy sẽ góp phần đáng kể váo quá trình phát triển DLBV
1.2.4 Chỉ tiêu về tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng
bá du lịch
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thu hút khách DL Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá thông qua việc cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tuyến điểm, về sản phẩm
DL sẽ tạo được lòng tin cho du khách và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút khách DL Sự gia tăng lượng khách du lịch đồng nghĩa với việc tăng trưởng về kinh
tế thông qua HĐDL
1.2.5 Chỉ tiêu về bảo vệ tài nguyên - môi trường
Phát triển DLBV phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển DL cần được quản lý và giám sát để một mặt đáp ứng được nhu cầu hiện tại, mặt khác phải đảm bảo cho nhu cầu phát triển DL trong tương lai Với mục tiêu này, trong quá trình phát triển, ngành DL cần phải có những đóng góp tích cực cho công tác tôn tạo nguồn tài nguyên và BVMT…để giảm thiểu các tác động của HĐDL đến nguồn tài nguyên MT
1.2.6 Chỉ tiêu về mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch
Để đảm bảo cho DL phát triển bền vững, cần có sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương - chủ nhân của các nguồn tài nguyên DL Nếu có được sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng thì chính họ sẽ là người bảo vệ nguồn tài
Trang 35nguyên và MT Do vậy mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với các HĐDL
sẽ phản ánh mức độ bền vững của DL trong quá trình phát triển Để có được sự hài lòng và hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương, thì vai trò - lợi ích - trách nhiệm của họ phải được quan tâm hàng đầu, cụ thể: phải phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển DL, phải phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giám sát thực hiện các dự án đầu tư phát triển DL trên địa bàn tỉnh Tăng cường khả năng và mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh DL trên địa bàn, tạo cơ hội và ưu tiên cho cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng và phát triển DL trên địa bàn để nâng cao mức sống
và tạo công ăn việc làm cho cộng đồng, phúc lợi xã hội chung của cộng đồng được nâng cao lên nhờ các hoạt động phát triển DL trên địa bàn (Phạm Trung Lương và các tác giả, 2002)
1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững
1.3.1 Nguồn tài nguyên du lịch
Tài nguyên DL là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu DL nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm:
- Tài nguyên DL thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng và là một nhân
tố cơ bản để phát triển DL Quốc gia nào có nhiều tài nguyên tự nhiên thì quốc gia
đó có tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách DL đến tham quan
- Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội là yếu tố cơ bản để phát triển DL (Trần Thị Mai, 2006)
1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng
CSVCKT, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan
Trang 36trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
- Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển DL cũng như khai thác những tiềm năng DL của địa phương, mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch
- Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm DL mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp DL với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển CSVCKT phục vụ DL: bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách DL, nơi lưu trú cho khách DL, khu vui chơi giải trí là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách DL hơn (Vũ Đức Minh, 2011)
1.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của DL Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong DL không những thực hiện công tác chuyên môn về
du lịch của mình họ còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho họ có cảm giác hứng khởi trong lúc DL (Vũ Đức Minh, 2011)
1.3.4 Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch
Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi DL tăng lên Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi DL là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75%, trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới 85%
Thứ hai, mức thu nhập (hay điều kiện sống): đây là nhân tố quan trọng để
Trang 37phát triển DL Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm
ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi DL
Cuối cùng là thời gian rỗi: phần lớn mọi người đi DL khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần ) Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển DL (Vũ Đức Minh, 2011)
1.3.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển DLBV, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy DL phát triển Đường lối phát triển DL nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối phát triển KTXH vì vậy phát triển
DL cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội (Vũ Đức Minh, 2011)
1.3.6 Tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các HĐDL làm cho DL phát triển bền vững hơn Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho họ mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển DL Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được Trên đây chỉ là một số nhân tố chủ yếu để phát triển
du lịch ở mỗi địa phương Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng Tuy nhiên các nhân tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển DL thành công (Vũ Đức Minh, 2011)
1.3 Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch bền vững 1.3.1 Một số kinh nghiệm quốc tế
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Malaysia: Ở Malaysia, việc phát
triển DLBV phải được dựa trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các giá trị
đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để tạo ra các sản phẩm DLBV, độc đáo Với mục tiêu này, Malaysia đã xây dựng chương trình DL nghỉ tại nhà dân ở khu làng Desa Murni ngoại ô Kualar Lumpur, từ đó nhân rộng ra ở những nơi khác trên đất nước Malaysia Khách DL tham gia vào chương trình DL nghỉ tại
Trang 38nhà dân được người dân bản địa đón tiếp nồng hậu, được coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày của người dân Đây chính là yếu tố hấp dẫn khách DL (Nguyễn Minh Tuệ, 1999)
- Kinh nghiệm phát triển DLBV ở Thái Lan: việc nghiên cứu nguồn tiềm năng rất quan trọng, nó là cơ sở để hoạch định, tổ chức quản lý DL văn hóa Vào thập niên 70 - 80 của TK XX Thái Lan trở thành đất nước có ngành DL phát triển nóng
Từ thành công của chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước Thái: "Amazing Thái Lan" (Ngạc nhiên Thái Lan) trong lần thứ hai Chỉ riêng năm 1999, số lượng khách
DL quốc tế đến Thái Lan đạt 8.580.332 người, tăng 10,5% so với năm 1998 (Thavarasukha, 2005) Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành DL ở Thái Lan đã dẫn đến suy thoái MT và tài nguyên văn hóa DL của cả nước… Chính điều này đã thúc đẩy Thái Lan phải phát triển DLBV Kể từ năm 1994, Cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã yêu cầu các dự án triển khai ở các ở các điểm tài nguyên văn hóa và MT phải có nghiên cứu về tài nguyên tại khu vực (UNWTO, 2010) Chính sách của chính phủ Thái Lan về DL trong những năm gần đây đã hướng đến phát triển DLBV nhiều hơn TAT đã cố gắng phân tích các bài học đắt giá để đưa ra kế hoạch cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp DL Thái Lan Du lịch văn hóa là một trong những chiến lược để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành DL Thái Lan (Thavarasukha, 2005)
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Vân Nam – Trung Quốc: Vân
Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển KTXH, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý Phát triển DL
ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của Nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương Vân Nam có nhiều khu DL nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho DL của tỉnh phát triển một cách
đa dạng Với sự quản lý khai thác tài nguyên DL được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho DL ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài Quy hoạch các khu DL ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng
Trang 39có một sự định hướng rõ ràng Trong quá trình lập quy hoạch DL có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực như: xây dựng, kiến trúc, DL,
lữ hành, văn hoá và MT Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển DL là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, BVMT và bảo vệ cảnh quan DL
Ở các địa điểm DL thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách DL phải thực hiện một cách nghiêm túc Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu DL, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở sở sản xuất thủ công Chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên (Đoàn Liêng Diễm, 2003)
1.3.2 Một số kinh nghiệm trong nước
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An: khẳng định tiềm năng
và lợi thế về DL, đồng thời nhận thức rõ giá trị của những di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm) Những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn xem bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và phát triển DLBV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Cùng với công tác bảo tồn, tôn tạo, trùng tu các giá trị di sản văn hóa vật thể là gìn giữ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và văn nghệ dân gian mang đậm chất văn hóa xứ Quảng Song song đó, tỉnh cũng huy động cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa
“Công tác phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển DL đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo dựng được thương hiệu du lịch Quảng Nam mà đặc biệt là phố
cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn” Thành phố Hội An đã quyết định hướng đi
“Phát triển DL Hội An bền vững trên nền tảng gắn kết văn hoá và sinh thái” từ những thực tiễn trong quá trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với
DL như: phát triển DL dựa trên cơ sở bảo tồn văn hoá và môi trường; phát triển sản
Trang 40phẩm DL gắn với di sản; xây dựng sản phẩm DL văn hoá gắn với văn hoá DL; quy hoạch hướng tới sự phát triển bền vững và tăng cường thông tin để nâng cao nhìn nhận ý thức của người dân và du khách… Bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm
DL chất lượng cao, vấn đề bảo vệ di sản, tạo mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa các bên tham gia khai thác và bảo vệ di sản phải được đặt lên hàng đầu Chỉ có bảo vệ
di sản một cách tốt nhất thì di sản mới đem lại lợi ích cho những người khai thác di sản và điều này cũng nằm trong những việc làm hướng tới phát triển bền vững (Nguyễn Quyết Thắng, 2012)
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng: bên cạnh
sự gia tăng về số lượng khách DL thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục
vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện MT đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ DL được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DL Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây Ngành DL Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển KTXH Các tệ nạn xã hội liên quan đến DL như mại dâm, ma tuý, tội phạm không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường DL sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân
1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh DL còn thấp Trước những tồn tại trên để hướng ngành DL của tỉnh theo mục tiêu phát triển DLBV thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách HĐDL vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với MT, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu DL, vận động họ tham gia tích cực vào các