THUYẾT TRÌNH LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH

9 230 1
THUYẾT TRÌNH LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, HỘ KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Pháp luật về công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân , Hộ kinh doanh  I Công ty hợp danh: 1/ Khái niệm và đặc điểm: a) Công ty hợp danh: ( điều 172- luật doanh nghiệp 2014) -Công ty hợp danh: doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung( thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn + Thành viên hợp danh: thành viên tham gia vào công ty với tư cách là người có thể độc lập thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty + Thành viên góp vốn: thành viên chỉ góp vốn vào công ty để được chia lợi nhuận( nếu có) theo tỉ lệ phần vốn góp Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty - Trong công ty phải có ít nhất một thành viên là thành viên hợp danh có chứng chỉ nghề( nếu là nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật -Công ty hợp danh không được phát bất kì loại chứng khoán nào -Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Trong thực tế, công ty hợp danh chỉ phổ biến đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, có điều kiện như kiểm toán, luật sư, công chứng, tư vấn hệ thống quản lí Vd: chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề công chứng viên, thẻ hành nghề luật sư, thẻ chuyên gia( đối với các chuyên gia tư vấn, đánh giá chứng nhận hệ thống quản lí ),… b) Vốn của công ty hợp danh: - Vốn của công ty hợp danh: VNĐ, ngoại tệ, máy móc, - Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hẹn như đã cam kết Nếu góp đúng hẹn, thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp( điều 173- Luật doanh nghiệp 2014) Giấy chứng nhận gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty + Vốn điều lệ của công ty + Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên + Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên + Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp + Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp + Họ, tên, chữ kí của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty -Trường hợp thành viên chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó với công ty Trường hợp không góp đủ và đúng thời hạn cam kết gây thiệt hại công ty thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Tài sản góp vốn của thành viên sẽ được chuyển quyền sở hữu và mang tên công ty Quyền thành viên hợp danh và góp vốn: + Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết vấn đề công ty + Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng phần vốn góp + Cty giải thể hoặc phá sản thì thành viên được chia phần còn lại công ty tương ứng tỉ lệ vốn góp + Thành viên góp vốn mất, người thừa kế được hưởng tương ứng phần vốn mà thành viên đã góp Các quyền khác theo quy định luật này và điều lệ công ty 2/ Quản lí công ty hợp danh: - Thành viên hợp danh có quyền quản lí và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty - Thành viên góp vốn không có quyền quản lí công ty - Trường hợp thành viên góp vốn, tham gia quản lí, điều hành công ty thì thành viên đó đương nhiên được gọi là thành viên hợp danh - Chủ tịch HĐTV, GĐ/ TGĐ: quản lí và điều hành công việc kinh doanh của công ty với tư cách là thành viên hợp danh - Phân công phối hợp giữa các thành viên hợp danh đại diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp khác 4/ Ưu, nhược điểm của công ty hợp danh: - Ưu điểm + Tạo được sự tin cậy rất lớn cho các đối tác kinh doanh + Trong hoạt động kinh doanh tất cả các thành viên hợp danh được quyền nhân danh công ty + Bộ máy quản lí doanh nghiệp đơn giản + Dễ dàng huy động thêm thành viên góp vốn do thành viên góp vốn chỉ chịu TNHH - Nhược điểm: + Thành viên hợp danh của công ty không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được là thành viên hợp danh của công ty khác nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty + Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh diễn ra rất khó khăn Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý + Nếu thành viên hợp danh chết thì người thừa kế chỉ có thể thế chỗ để trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ¾ số thành viên hợp danh còn lại đông ý Nếu người để lại di sản thừa kế có quá nhiều người đồng thừa kế thì đây quả thực là một rắc rối lớn…  Chế độ liên đới là vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh rất là cao  Số lượng công ty hợp danh ở Việt Nam rất ít II Doanh nghiệp tư nhân: 1/ Khái niệm và đặc điểm: - Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân 2/ Quản lí doanh nghiệp tư nhân: ( chủ doanh nghiệp kiêm giám đốc/ người quản lí) - Chủ DN có toàn quyền quyết định các hoạt động của doanh nghiệp - Chủ DN chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN - Chủ DN là nguyên, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến DN - Chủ DN là người đại diện theo pháp luật của DN 3/ Ưu và nhược điểm của DNTN: - Ưu điểm: + Chủ DN chủ động và nhanh chóng trong các quyết định vấn đề kinh doanh của DN + Vì là chủ DN chịu trách nhiệm vô hạn nên tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác - Nhược điểm: + Phải chịu trách nhiệm vô hạn nên xảy ra nhiều rủi ro cho chủ DN + Chỉ có một người làm chủ nên đôi khi các quyết định mang tính chủ quan III Hộ Kinh Doanh: 1/ Khái niệm và đặc điểm: -Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh(Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định- luật doanh nghiệp 2014 và nghị định 78/2015/NĐ-CP) -Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình -Hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm 2/ Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh: -Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: +Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, thư điện tử (nếu có) +Ngành, nghề kinh doanh +Số vốn kinh doanh +Số lao động -Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình -Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập); chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình (trường hợp kinh doanh ngành nghề cần chứng chỉ hành nghệ) -Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế 3/ Thuế hộ kinh doanh phải nộp: a) Thuế môn bài: -Hộ kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 -Hồ sơ kê khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính Thời hạn nộp hồ sơ là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu chưa hoạt động thì nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng kí giấy phép kinh doanh b) Thuế GTGT: Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng , hộ kinh doanh có mức doanh thu hằng năm trên 100 triệu đồng mới phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định c)Thuế thu nhập cá nhân: Theo khoản 1 Điều 3, thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật là thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân Như vậy, cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thua nhập cá nhân; nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định 3/ Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh: -Ưu điểm: + Quy mô gọn nhẹ + Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản + Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ -Nhược điểm: + Giới hạn nhân công 10 người + Không được bảo vệ thương hiệu + Không có tư cách pháp nhân + Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ + Tính chất hoạt động manh mún + Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu IV Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Hộ kinh doanh Chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân Do một cá nhân là công dân VN, một Cá nhân, nhóm người, tổ chức nhóm người, một hộ gia đình Thành lập và đăng kí Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một Tổ chức có tên riêng, có tài sản, địa điểm có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành lập theo qui định pháp luật nhằm mục đích kinh doanh Tổ chức- Quản líHoạt động Sử dụng không quá 10 lao động, Do cá nhân làm chủ, toàn quyền không có con dấu quyết định đối với tất cả các lao động của DN, việc sử dụng lợi nhuận thực hiện các NV tài chính khác, không có tư cách pháp nhân Chế độ trách nhiệm Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ sản của mình đối với hoạt động king tài sản của mình về mọi hoạt doanh động doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kimh doanh của doanh nghiệp VD Cửa hàng tạp hóa,… Doanh nghiệp tư nhân về phân bó,… Câu hỏi 1/ Chứng khoán là gì? Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phát sinh,… 2/ Vì sao DNTN và CTY hợp danh không được phát hành chứng khoán để huy động vốn? - Công ty hợp danh với đặc điểm về chủ thể tham gia góp vốn là những người có sự quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau kinh doanh Tuy nhiên đặc điểm của chứng khoán lại mang tính phổ thông, một khi công ty phát hành chứng khoán thì sẽ hướng tới mục đích thu hút sự góp vốn rộng rãi mà không quan tâm đến yếu tố nhân thân của người góp vốn Do đó, phát hành chứng khoán không phù hợp với mục đích của các chủ thể góp vốn trong công ty hợp danh - DNTN thường là loại hình doanh nghiệp nhỏ về quy mô hoạt động và vốn cũng như không phân định rõ ràng giữa vốn của chủ sở hữu và vốn của công ty 3/ Hoạt động kinh doanh nào mới phải đăng kí? Trừ các hoạt động sau đây, các hoạt động còn lại đều phải đăng ký kinh doanh: - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối - Bán hàng rong, quà vặt - Buôn chuyến - Kinh doanh lưu động - Làm dịch vụ có thu nhập thấp (Mức thu nhập thấp này sẽ do UBND tỉnh quy định) Lưu ý: Kinh doanh các ngành, nghề có điều kiên phải đăng ký kinh doanh 4/ Chị T kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh bị thua lỗ, các chủ nợ buộc chị T và các thành viên tham gia phải bán nhà và các tài sàn riêng khác để trả nợ Việc làm này đúng hay sai? Đúng Vì cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh Do vậy, trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ nợ, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ này 5/ Ông A hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân, Ông A muốn góp vốn thành lập hộ kinh doanh chung với một người bạn Việc làm này có vi phạm pháp luật không? Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân ... hợp danh công ty không làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không thành viên hợp danh công ty khác không đồng ý tất thành viên hợp danh công ty + Việc chuyển nhượng phần vốn góp thành viên cơng ty hợp. .. doanh cá thể cá nhân hộ gia đình -Hộ cá thể phép kinh doanh địa điểm 2/ Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh: -Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: +Tên hộ kinh doanh, địa địa điểm kinh doanh; số điện thoại,... nghề kinh doanh +Số vốn kinh doanh +Số lao động -Bản CMND cá nhân tham gia hộ kinh doanh người đại diện hộ gia đình -Biên họp nhóm cá nhân việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh

Ngày đăng: 17/10/2018, 11:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan