1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xử lý muối và sấy khô rong mơ ninh thuận để ứng dụng làm nguyên liệu thực phẩm

142 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Vì thế, để đảm bảo chất lượng nguyên liệu rong dùng trong nghiên cứu và sản xuất, biện pháp hay sử dụng nhất đối với các nhà nghiên cứu, sản xuất các chất từ rong biển và người dân đó là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN NHUNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ MUỐI VÀ SẤY KHÔ RONG MƠ NINH THUẬN ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM

NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN VĂN NHUNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ MUỐI VÀ SẤY KHÔ RONG MƠ NINH THUẬN ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM

Quyết định giao đề tài: 1031/QĐ-ĐHNT ngày 23/10/2017

Quyết định thành lập Hội đồng: 195/QĐ-ĐHNT ngày 09/3/2018

TS MAI THỊ TUYẾT NGA

Phòng Đào tạo Sau Đại học:

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài là công trình nghiên cứu của cá nhân

dưới sự tài trợ kinh phí đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp tỉnh Ninh Thuận

“Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm mới từ rong mơ (Sargassum) tại Ninh

Thuận” do PGS TS Vũ Ngọc Bội làm Chủ nhiệm đề tài Các kết quả nghiên

cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác và

đã được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng trong luận văn.

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2018

Nguyễn Văn Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này,

Trước hết, tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực phẩm và Phòng Đào tạo Sau đại học sự kính trọng, niềm tự hào được học tập và nghiên cứu tại Trường trong thời gian qua

Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được dành cho thầy: PGS TS Vũ Ngọc Bội

- Trưởng Khoa Công nghệ Thực phẩm và TS Khổng Trung Thắng - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn PGS TS Vũ Ngọc Bội - Chủ nhiệm đề tài Nghiên

cứu Khoa học cấp Tỉnh Ninh Thuận “Nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm mới

từ rong mơ (Sargassum) tại Ninh Thuận” đã tài trợ kinh phí để đề tài hoàn thành

có chất lượng

Xin ghi nhận tình cảm và sự giúp đỡ của các Thầy Cô giáo trong Khoa Công nghệ Thực phẩm và tập thể cán bộ Trung tâm Thí nghiệm Thực hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Bình Định đã cho phép tôi được đi học và tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn vừa qua

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2018

Nguyễn Văn Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RONG BIỂN 3

1.1.1 Phân loại rong biển 3

1.1.2 Tình hình sản xuất, sử dụng rong biển trên Thế giới và trong nước 4

1.1.3 Nguồn lợi rong biển trên Thế giới và Việt Nam 8

1.2 TỔNG QUAN VỀ RONG NÂU 12

1.2.1 Đặc điểm của rong Nâu 12

1.2.2 Điều kiện sinh trưởng và phát triển 13

1.2.3 Phân bố rong mơ trên Thế giới và Việt Nam 14

1.2.4 Thành phần hóa học của Rong Nâu 15

1.2.5 Tình hình nghiên cứu rong mơ trên Thế giới và Việt Nam 21

1.2.6 Ý nghĩa kinh tế của rong mơ 23

1.2.7 Quá trình vận chuyển và các biện pháp bảo quản rong khô 24

1.3 KỸ THUẬT SẤY 25

1.3.1 Lý thuyết về quá trình sấy 25

1.3.2 Những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình làm khô 39

1.4 HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA 41

CHƯƠNG II NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU 43

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.2.1 Phương pháp phân tích hóa học 44

Trang 6

2.2.2 Phương pháp phân tích vi sinh 46

2.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 47

2.3 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 53

2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 54

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55

3.1 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ LOẠI MUỐI KHỎI NGUYÊN LIỆU RONG MƠ TIỀN SẤY 55

3.1.1 Xác định nhiệt độ ngâm loại muối ra khỏi rong mơ 55

3.1.2 Xác định chế độ ngâm loại muối ra khỏi rong mơ 56

3.2 NGHIÊN CỨU SẤY KHÔ RONG MƠ BẰNG KỸ THUẬT SẤY LẠNH 60

3.2.1 Xác định nhiệt độ cho quá trình sấy 60

3.2.2 Xác định vận tốc gió cho quá trình sấy 64

3.2.3 Xác định thời gian sấy rong mơ 66

3.2.4 Tối ưu hóa chế độ sấy rong mơ 69

3.3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẤY KHÔ RONG MƠ BẰNG KỸ THUẬT SẤY LẠNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RONG MƠ KHÔ 79

3.3.1 Đề xuất quy trình sấy khô rong mơ bằng kỹ thuật sấy lạnh 79

3.3.2 Sản xuất thử và đánh giá chất lượng rong mơ khô sản xuất theo quy trình đề xuất 81

3.4 NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN RONG MƠ KHÔ 82

3.4.1 Xác định kiểu bao gói rong mơ khô 82

3.4.2 Ảnh hưởng thời gian bảo quản đến chất lượng rong mơ khô 87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC

Trang 8

TAA : Hoạt tính chống oxi hóa tổng

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

RP : Hoạt tính khử sắt

VTM : Vitamin

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sản lượng thu hoạch và tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển ở các

nước châu Á 6

Bảng 1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển ở Việt Nam 7

Bảng 1.3 Sản lượng rong biển trên thế giới phân bố theo khu vực 9

Bảng 1.4 Nguồn lợi, sản lượng thu hoạch và tiềm năng sản xuất rong biển 9

Bảng 1.5 Diện tích rong nâu mọc tự nhiên ở một số tỉnh 12

Bảng 1.6 Thành phần sinh hóa học của một số loài rong mơ vùng biển Jeddah, Saudi Arabia (mg% rong khô) 20

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn vi sinh vật đối với thực phẩm chế biến nhiệt 47

Bảng 2.2 Bảng bố trí thí nghiệm tối ưu hóa quá trình sấy 51

Bảng 2.3 Bảng bố thí thí nghiệm ở tâm tối ưu hóa quá trình sấy 51

Bảng 3.1 Kết quả thí nghiệm theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm 70

Bảng 3.2 Hệ số bj 70

Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm ở tâm 71

Bảng 3.4 Kết quả tính Sbj 71

Bảng 3.5 Kết quả tính tj 72

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định sự tương thích của phương trình theo tiêu chuẩn Fisher 72 Bảng 3.7 Bảng kết quả thí nghiệm tối ưu hóa 73

Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra thành phần hóa học của sản phẩm rong mơ khô 81

Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm rong nâu khô 81

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh về rong mơ thu hoạch tại Ninh Thuận 12

Hình 2.1 Hình ảnh về rong mơ (Sargassum oligocystum) nguyên liệu 43

Hình 2.2 Hình ảnh về rong mơ (Sargassum polycystum) nguyên liệu 43

Hình 2.3 Sơ đồ phản ứng tạo màu của fucose và cystein 44

Hình 2.4 Sơ đồ cách tiếp cận các nội dung của đề tài 48

Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu chế độ xử lý muối 49

Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu chế độ sấy 50

Hình 2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tối ưu hóa chế độ sấy 52

Hình 2.8 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu chế độ bảo quản 53

Hình 3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngâm đến hoạt tính chống oxy hóa của rong nâu sấy khô 55

Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian ngâm nước lạnh đến hàm lượng muối còn lại ở rong mơ khô 57

Hình 3.3 Ảnh hưởng của thời gian ngâm nước lạnh đến độ ẩm của rong mơ khô 58

Hình 3.4 Ảnh hưởng của thời gian ngâm nước lạnh đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô 58

Hình 3.5 Ảnh hưởng của thời gian ngâm nước lạnh đến cường độ màu của rong mơ khô 58

Hình 3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ ẩm của rong mơ khô 61

Hình 3.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô 61

Hình 3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến cường độ màu của rong mơ khô 62

Hình 3.9 Ảnh hưởng của vận tốc gió đến độ ẩm của rong mơ khô 64

Hình 3.10 Ảnh hưởng của vận tốc gió đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô 65

Hình 3.11 Ảnh hưởng của vận tốc gió đến cường độ màu của rong mơ khô 65

Hình 3.12 Ảnh hưởng của thời gian sấy đến độ ẩm của rong mơ khô 67

Trang 11

Hình 3.13 Ảnh hưởng của thời gian sấy đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô 67 Hình 3.14 Ảnh hưởng của thời gian sấy đến cường độ màu của rong mơ khô 68 Hình 3.15 Ảnh hưởng của chế độ sấy đến hàm lượng fucoidan của rong mơ khô 74 Hình 3.16 Ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính chống oxi hóa tống của rong

mơ khô 74 Hình 3.17 Ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính khử sắt của rong mơ khô 75 Hình 3.18 Ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của rong mơ sấy 75 Hình 3.19 Ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính lipoxygenase của rong mơ sấy 76 Hình 3.20 Sơ đồ quy trình sấy khô rong mơ bằng kỹ thuất sấy lạnh 79 Hình 3.21 Ảnh hưởng của kiểu bao gói đến sự biến đổi độ ẩm của rong mơ khô theo thời gian bảo quản 82 Hình 3.22 Sự thay đổi độ ẩm trung bình của rong mơ khô sau thời gian bảo quản 83 Hình 3.23 Ảnh hưởng của kiểu bao gói đến sự biến đổi về hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô theo thời gian bảo quản 84 Hình 3.24 Sự thay đổi hoạt tính chống oxy hóa tổng trung bình của rong mơ khô sau thời gian bảo quản 84 Hình 3.25 Ảnh hưởng của kiểu bao gói đến cường độ màu xanh của rong nâu khô theo thời gian bảo quản 86 Hình 3.26 Sự thay đổi cường độ màu xanh trung bình của rong mô khô sau thời gian bảo quản 86 Hình 3.27 Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng fucoidan của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 88 Hình 3.28 Sự tương quan giữa thời gian và hàm lượng fucoidan của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 88 Hình 3.29 Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng alginate của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 89

Trang 12

Hình 3.30 Sự tương quan giữa thời gian và hàm lượng alginate của rong mơ

khô bảo quản ở nhiệt độ thường 90 Hình 3.31 Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng phlorotannin của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 91 Hình 3.32 Sự tương quan giữa thời gian bảo quản và hàm lượng phlorotannin 91 Hình 3.33 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến hoạt tính chống oxy hóa tổng của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 92 Hình 3.34 Sự tương quan giữa thời gian bảo quản và hoạt tính chống oxy hóa

tổng của rong mơ khô bảo quản ở nhiệt độ thường 92

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rong mơ là đối tượng có giá trị kinh tế cao do trong rong có nhiều chất sinh học có giá trị như fucoidan, phlorotannin, alginate,… Rong biển thường có chứa một lượng nước lớn Do chứa nhiều nước nên rong biển dễ bị hư hỏng sau thu hoạch Khi rong bị hư hỏng, các hợp chất sinh học trong rong cũng bị phân hủy dẫn tới giảm hoặc mất hoạt tính Vì thế, để đảm bảo chất lượng nguyên liệu rong dùng trong nghiên cứu và sản xuất, biện pháp hay sử dụng nhất đối với các nhà nghiên cứu, sản xuất các chất từ rong biển và người dân đó là phơi khô nguyên liệu rong Phương pháp làm khô rong hiện được người dân thường sử dụng phổ biến đó là phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời với ưu điểm là giá thành rẻ nhưng quá trình làm khô thường mất nhiều thời gian, nhân công và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Do vậy, chất lượng rong khô không cao do rong bị biến đổi trong quá trình làm khô Mặt khác, nguyên liệu rong thường chứa muối

và chính lượng muối giữ ở rong khô sẽ hút ẩm làm cho rong khô bị hút ẩm trong quá trình bảo quản dẫn tới chất lượng rong giảm mạnh theo thời gian bảo quản

Vì thế việc nghiên cứu làm khô rong mơ bằng phương pháp sấy hiện đại để chuẩn hóa, lưu giữ nguồn nguyên liệu dùng cho nghiên cứu và sản xuất thực

phẩm là hết sức cần thiết Do vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý muối

và sấy khô rong mơ Ninh Thuận để ứng dụng làm nguyên liệu thực phẩm” là hết

sức cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài nhằm xác định được chế độ

xử lý muối ra khỏi rong mơ và xác định thông số kỹ thuật phù hợp cho quá trình sấy khô rong theo kỹ thuật sấy lạnh

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Các phương pháp phân tích hóa học

3.1.1 Phương pháp xác định độ ẩm

Độ ẩm của mẫu được xác định bằng phương pháp sấy khô đến trọng lượng không đổi theo TCVN 5567: 1991 (Phụ lục 2)

Trang 14

3.1.2 Phương pháp xác định hàm lượng phlorotannin

Định lượng phlorotannin theo phương pháp so màu, sử dụng Folin Ciocalteau (Swanson và cộng sự, 2002), với phloroglucinol là chất chuẩn: Lấy 300μl dịch mẫu bổ sung 01 ml Folin - Ciocalteau 10%, giữ 5 phút Sau đó thêm vào 2 ml Na2CO3 10%, trộn đều, giữ 90 phút trong bóng tối và đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 750nm

3.1.3 Phương pháp xác định fucoidan

Xác định hàm lượng fucoidan tổng theo phương pháp của Usov và cộng sự (2001), hàm lượng fucoidan bằng 2 lần hàm lượng fucose trong mẫu, trong đó định lượng fucose theo phương pháp của Dische và Shettles (1948) Trong đĩa

96 giếng, 50 µL mẫu (nồng độ khoảng 0,3 mg fucose/mL) được trộn với 200 µL acid sulfuric (18M) Đĩa được gia nhiệt trong 30 phút ở 80°C, sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng Lấy 8 µL L-cysteine hydrochloride 3% (w/v) thêm vào hỗn hợp và để yên trong 1 giờ ở 4°C Độ hấp thụ của fucose trong mẫu được tính theo công thức:

ODfucose = [OD405 (mẫu) − OD405 (mẫu trắng)] − [OD430 (mẫu) − OD430 (mẫutrắng)]

3.1.4 Phương pháp xác định hàm lượng natri alginat

Hàm lượng natri alginat trong rong nâu được xác định theo phương pháp của Haug và cộng sự (1968) như sau: rong nâu được cắt nhỏ 0,5 ÷ 1 cm rồi chiết

bằng dung dịch Na2CO3 3% trong 1 giờ ở 70oC, tỷ lệ rong khô/dung dịch Na2CO3 3% là 1/25 (w/v) Dịch chiết được lọc thô bằng túi vải và bã rong tiếp tục xử lý lần hai dưới điều kiện tương tự Dịch chiết được gom lại rồi ly tâm (10.000 vòng/phút, 30 phút) để loại bã rong Dịch chiết được điều chỉnh về pH = 1,8 bằng dung dịch HCl 10% Kết tủa axit alginic được thu nhận bằng phương pháp lọc Axit alginic được trung hòa về pH = 7 ÷ 7,5 bằng dung dịch Na2CO3 10% có khuấy đảo Dịch chiết natri alginat được thẩm tách đối nước trong 72 giờ, cô đặc bằng thiết bị cô quay chân không ở 50oC đến thể tích còn lại 1/10 Sau đó, dịch chiết natri alginat được kết tủa bằng EtOH 96% với thể tích gấp 4 lần thể tích dịch chiết rồi được ngâm 4 giờ Giấy lọc được sấy ở 70oC, để vào

Trang 15

bình hút ẩm rồi cân đến khối lượng không đổi Kết tủa natri alginat được lọc bằng giấy lọc và rửa kết tủa bằng EtOH 96% Giấy lọc và kết tủa natri alginat được sấy chân không ở 50oC trong 4 giờ Hàm lượng natri alginat xác định theo

phương pháp khối lượng, như sau:

Trong đó: A là khối lượng rong khô (g); B là khối lượng giấy lọc (g); C là khối lượng của giấy lọc và kết tủa natri alginat (g)

3.1.5 Phương pháp định lượng laminaran: theo phương pháp của

Angelika và cộng sự, 2016

3.1.6 Phương pháp định lượng ion kim loại nặng

- Xác định thủy ngân (Hg) theo TCVN 7604: 2007

- Xác định Cadmi (Cd) theo TCVN 7603: 2007

- Xác định chì (Pb) theo TCVN 7602: 2007

- Xác định Arsen (As) theo TCVN 7601: 2007

- Xác định thiết (Sn) theo TCVN 7788: 2007

3.1.7 Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hoá

+ Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa tổng

Hoạt tính chống oxy hóa tổng (TAA) được xác định theo phương pháp của Prieto (1999) Lấy 100µl mẫu bổ sung 900µl nước cất và thêm 3 ml dung dịch A (H2SO4 0,6 M, sodium phosphate 28 mM và ammonium Molybdate 4 mM) Hỗn hợp được giữ 90 phút ở 950C Sau đó đo ở bước sóng 695nm với chất chuẩn là acid ascorbic

+ Hoạt tính khử Fe (RP): được xác định theo Zhu và cộng sự, (2002): bổ

sung 0,5ml đệm phosphate pH 7,2 và 0,2 ml K3[Fe(CN)6] 1% vào 500µl dịch mẫu Giữ hỗn hợp 20 phút ở 500C Sau đó thêm vào 500µl CCl3COOH 10%, 300µl nước cất và 80µl FeCl3 0,1% Lắc đều và đo ở bước sóng 655 nm với chất chuẩn là FeSO4

+ Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH: xác định hoạt tính bắt gốc tự do (DPPH)

Trang 16

theo Blois M S (1958): Lấy lần lượt 200µl, 400µl, 600µl, 800µl và 1000µl dịch chiết vào 5 ống nghiệm, bổ sung 3ml DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) (25mg/l) vào từng ống nghiệm làm dung dịch mẫu (mẫu) Ở dung dịch trắng (mẫu trắng) làm tương tự mẫu nhưng thay DPPH bằng 3ml cồn tuyệt đối vào từng ống Mẫu kiểm soát chuẩn bị bằng cách làm giống như mẫu trắng nhưng thay dịch chiết bằng DPPH Giữ các hỗn hợp trong tối ở nhiệt độ phòng Sau 30 phút tiến hành đo độ hấp phụ quang ở bước sóng 550nm Công thức tính phần trăm bắt gốc

tự do như sau:

H: Hoạt tính bắt gốc tự do (%)

Amẫu: độ hấp phụ quang của mẫu thí nghiệm ở bước sóng 550nm

Amẫu trắng: độ hấp phụ quang của mẫu trắng ở bước sóng 550nm

Amẫu kiểm soát: độ hấp phụ quang của mẫu kiểm soát ở bước sóng 550nm

3.2 Phương pháp phân tích vi sinh vật

- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí: theo tiêu chuẩn ISO 6887-1 (9/1999)

- Xác định Escherichia coli: theo tiêu chuẩn ISO/TS 16649-3:2005 (TCVN

7924-3:2008)

- Xác định Salmonella spp: theo TCVN 4829:2005

- Xác định Coliforms: theo tiêu chuẩn ISO 4831:2006 (TCVN 4882:2007)

- Xác định tổng số bào tử nấm men - nấm mốc theo TCVN 8275-1:2010

4 Kết quả nghiên cứu và kiến nghị

4.1 Kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy Luận văn đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu đã được duyệt trong Đề cương luận văn thạc sĩ thể hiện trong các kết luận sau:

1) Luận văn đã xác định được các thông số thích hợp cho chế độ ngâm rong xử lý muối rong mơ tiền sấy: ngâm rong trong nước lạnh (6 o C ± 2 o C) trong

Trang 17

6 giờ sau đó thay nước và ngâm tiếp trong 4 giờ

2) Luận văn đã xác định được các thông số thích hợp cho quy trình sấy khô rong mơ bằng kỹ thuật sấy lạnh: nhiệt độ 46,5 0 C, tốc độ gió là 1,6m/s và thời gian sấy 2,6 giờ Sau khi sấy khô rong mơ có độ ẩm 13,36%, hàm lượng fucoidan 0,0281 (g/g DW), hàm lượng alginate: 0,0325 (g/g DW), hàm lượng laminaran: 0,0253 (g/g DW) và hàm lượng phlorotannin: 0,02099 (g/g DW) và rong hoàn toàn đạt tiêu chuẩn về kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh dùng làm nguyên liệu thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế

3) Đã nghiên cứu bảo quản rong mơ khô và nhận thấy để bảo quản rong ở nhiệt độ thường cần bao gói rong mơ khô bằng bao bì PA hút chân không 100%

4) Luận văn xác định được chế độ bảo quản rong mơ khô: Lưu giữ rong

mơ khô dùng làm nguyên liệu thực phẩm có chứa fucoidan và alginat thì có thể lưu giữ bằng cách đóng bao bì PA hút chân không và bảo quản ở nhiệt độ thường trong 7 tháng Lưu giữ rong mơ làm nguyên liệu thực phẩm có chứa phlorotanin và những chất khác thì chỉ nên lưu giữ bằng cách đóng bao bì PA hút chân không và bảo quản ở nhiệt độ thường trong 2 tháng

4.2 Kiến nghị

Từ các nghiên cứu ở trên cho phép đề xuất ý kiến sau:

+ Cần tiếp tục nghiên cứu bảo quản rong mơ khô để có thể kéo dài hơn nữa thời gian bảo quản sản phẩm rong mơ khô

+ Cần đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất rong khô với số lượng lớn có thể tính toán chi phí từ đó tiến tới thương mại hóa sản phẩm rong mơ khô

5 Từ khóa: Rong mơ khô, sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại, quy trình

trình sấy rong mơ, xử lý muối

Trang 18

MỞ ĐẦU

Việt Nam có nguồn lợi rong biển rất đa dạng và phong phú Theo Nguyễn Hữu Dinh, 1993, vùng biển nước ta có khoảng 794 loài rong biển, trong đó có 310 loài phân bố ở vùng biển từ Quảng Bình trở ra miền Bắc, 484 loài phân bố ở vùng biển từ Đà Nẵng trở vào miền Nam và có 156 loài tìm thấy ở cả hai miền [6]

Họ rong nâu (Sargassaceae) là đối tượng có giá trị kinh tế cao do trong

rong có nhiều chất sinh học có giá trị như fucoidan, phlorotannin, alginate,… Hiện các nhà khoa học đang rất quan tâm đến việc thu nhận các chất sinh học từ rong nâu để sử dụng trong một số lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm

Rong biển thường có chứa một lượng nước lớn Hàm lượng nước trong rong biển tươi thường chiếm vào khoảng 75-85%, còn lại từ 15-25% là các thành phần hữu cơ và khoáng chất Do chứa nhiều nước nên rong biển dễ bị hư hỏng sau thu hoạch Khi rong bị hư hỏng, các hợp chất sinh học trong rong cũng

bị phân hủy dẫn tới giảm hoặc mất hoạt tính Vì thế, để đảm bảo chất lượng nguyên liệu rong dùng trong nghiên cứu và sản xuất, biện pháp hay sử dụng nhất đối với các nhà nghiên cứu, sản xuất các chất từ rong biển và người dân đó là phơi khô nguyên liệu rong Phương pháp làm khô rong hiện được người dân thường sử dụng phổ biến đó là phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời bằng cách phơi rong trên lưới hoặc vải bạt hoặc trên lá dừa hay trên mặt đất Việc phơi rong theo phương pháp thủ công phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có

ưu điểm là giá thành rẻ nhưng quá trình làm khô thường mất nhiều thời gian, nhân công và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết [22] Do vậy, chất lượng rong khô không cao do rong bị biến đổi trong quá trình làm khô Mặt khác, nguyên liệu rong thường chứa muối và chính lượng muối giữ ở rong khô sẽ hút ẩm làm cho rong khô bị hút ẩm trong quá trình bảo quản dẫn tới chất lượng rong giảm mạnh theo thời gian bảo quản

Do đó, việc nghiên cứu làm khô rong nâu bằng phương pháp sấy hiện đại

để chuẩn hóa, lưu giữ nguồn nguyên liệu dùng cho nghiên cứu và sản xuất thực

phẩm là hết sức cần thiết Do vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý muối

Trang 19

và sấy khô rong mơ Ninh Thuận để ứng dụng làm nguyên liệu thực phẩm” là hết

sức cần thiết

Mục tiêu của đề tài: xác định được chế độ xử lý muối ra khỏi rong mơ và

xác định thông số kỹ thuật phù hợp cho quá trình sấy khô rong theo kỹ thuật sấy lạnh

Nội dung nghiên cứu:

1) Nghiên cứu xử lý loại muối khỏi nguyên liệu rong mơ trước khi sấy khô 2) Nghiên cứu sấy khô rong mơ bằng kỹ thuật sấy lạnh

3) Nghiên cứu bảo quản rong mơ khô

Ý nghĩa khoa học của đề tài

Lần đầu tiên đề tài nghiên cứu xử lý muối khỏi nguyên liệu rong mơ và sấy khô rong mơ bằng kỹ thuật sấy lạnh Do vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài

là dữ liệu mới bổ sung dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực rong biển nói chung và rong mơ nói riêng

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Sự thành công của đề tài là cơ sở để doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất rong mơ khô nguyên liệu cung cấp cho các nhà chế biến, sản xuất các sản phẩm

từ rong mơ Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhà sản xuất có nguồn cung rong mơ khô nguyên liệu ổn định phục vụ cho sản xuất các sản phẩm mới từ rong mơ và góp phần nâng cao thu nhập cho người khai thác rong

Do vậy đề tài có ý nghĩa về thực tế

Trang 20

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RONG BIỂN

1.1.1 Phân loại rong biển

Rong biển hay tảo biển có tên khoa học là Marine - algae, marine plant hay seaweed Rong biển là thực vật thủy sinh có đời sống gắn liền với nước

Chúng có thể là đơn bào, đa bào sống thành quần thể Hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình sợi, hình phiến lá hay hình thù rất đặc biệt [6], [7], [8] Rong biển thường phân bố ở các vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triền sâu, vùng biển cạn… Rong Đỏ và rong Nâu là hai đối tượng được nghiên cứu với sản lượng lớn và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và đời sống [7], [8]

Căn cứ vào thành phần cấu tạo, thành phần sắc tố, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh sản mà rong biển được chia thành 9 ngành sau [6], [7],[8]:

1) Ngành rong Lục (Chlorophyta)

2) Ngành rong Trần (Englenophyta)

3) Ngành rong Giáp (Pyrophyta)

4) Ngành rong Khuê (Bacillareonphyta)

5) Ngành rong Kim (Chrysophyta)

6) Ngành rong Vàng (Xantophyta)

7) Ngành rong Nâu (Phaecophyta)

8) Ngành rong Đỏ (Rhodophyta)

9) Ngành rong Lam (Cyanophyta)

Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong Lục, rong Nâu, rong Đỏ Trong ba ngành rong kinh tế kể trên thì rong Nâu là một trong số các loài thực vật biển có thể tự tái tạo đáng lưu ý nhất mà con người đã phát hiện ra Rong nâu chứa rất nhiều polysacarit sinh học quý như alginate, laminaran, fucoidan với khả năng ứng dụng hết sức rộng lớn [6], [7]

Trang 21

1.1.2 Tình hình sản xuất, sử dụng rong biển trên Thế giới và trong nước 1.1.2.1 Sản lượng rong biển được sản xuất trên Thế giới [6], [7]

Việc sử dụng rong biển làm thực phẩm được bắt đầu ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ IV và ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ VI Hiện nay hai quốc gia này cùng với Hàn Quốc là những nước tiêu thụ rong biển thực phẩm lớn nhất và nhu cầu của

họ là cơ sở của một nghề nuôi trồng thủy sản mà hằng năm sản lượng thu hoạch toàn thế giới đạt khoảng 6 triệu tấn rong tươi với một giá trị lên đến 5 tỷ USD Trung Quốc là nước cung cấp rong biển thực phẩm lớn nhất trên thế giới với sản lượng khoảng năm triệu tấn và phần lớn là kombu, được sản xuất ra từ

hàng trăm hec-ta Laminaria japonica theo các phương pháp trồng dây ngoài

biển khơi Hàn Quốc cung cấp khoảng 800.000 tấn rong thuộc ba loài khác

nhau, trong đó 50% là wakame được sản xuất từ Undaria pinnatifida và loài

rong này được trồng theo cách thức tương tự mà Trung Quốc trồng rong bẹ

Laminaria Sản lượng của Nhật Bản khoảng 600.000 tấn và 75% của số này là

nori, được tạo thành từ rong mứt Porphyra, đây là một sản phẩm có giá trị cao,

khoảng 16.000 Đô-la Mỹ/tấn, so với kombu có giá 2.800 Đô-la Mỹ/tấn và wakame có giá 6.900 Đô-la Mỹ/tấn

Alginate, agar và carrageenan là những chất đông tụ và keo hóa, được chiết xuất từ rong biển và cả ba chất này đã đặt nền tảng cho việc sử dụng rong trong công nghiệp Rong biển dưới dạng là nguồn gốc chất keo thực vật này được ghi nhận từ năm 1658 khi mà các chất keo của agar được chiết xuất bằng nước nóng

từ một loại rong đỏ được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản Các chiết xuất từ

rong Ailen, một loại rong đỏ khác (Chondrus crispus), chứa carrageenan và đã

phổ biến trong thế kỷ XIX vì tính chất đông tụ của nó Các chiết xuất từ rong nâu chứa keo alginate mãi đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX mới được sản xuất theo quy mô thương mại Việc sử dụng các chiết xuất của rong trong công nghiệp phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng đôi lúc bị hạn chế

do thiếu hụt nguyên liệu

Hiện nay, khoảng 1 triệu tấn rong tươi được thu hoạch và chiết xuất để tạo

Trang 22

ra ba loại keo thực vật trên Khoảng 55.000 tấn keo thực vật được sản xuất với tổng giá trị là 585 triệu Đô-la Mỹ Sản lượng alginate (213 triệu Đô-la Mỹ) có được qua chiết xuất rong nâu chủ yếu được khai thác trong tự nhiên bởi việc nuôi trồng rong nâu để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp là quá trình tốn kém Sản lượng agar (133 triệu Đô-la Mỹ) chủ yếu từ hai dạng rong đỏ mà một trong số đó đã từng được nuôi trồng từ những năm 1960-1970 và trên một quy

mô lớn từ năm 1990 Sản lượng carrageenan (240 triệu Đô-la Mỹ) chủ yếu phụ thuộc vào rong biển tự nhiên Tuy nhiên những năm đầu của thập niên 1970, công nghiệp carrageenan đã phát triển nhanh chóng nhờ vào các rong biển có chứa carrageenan được nuôi trồng thành công ở các quốc gia có vùng nước ấm với giá nhân công thấp Hiện nay, phần lớn rong biển được dùng để sản xuất carragenan đều có nguồn gốc nuôi trồng

Vào những năm của thập niên 1960, Na-Uy đi tiên phong tiên phong trong việc sản xuất bột rong biển, làm từ rong nâu được sấy khô và nghiền thành bột Bột rong biển được sử dụng làm chất bổ sung vào thức ăn động vật

Tổng giá trị của sản phẩm công nghiệp từ rong biển là 590 triệu Đô-la Mỹ

Và tổng giá trị của tất cả các sản phẩm công nghiệp từ rong biển vào khoảng 5,6

tỷ Đô-la Mỹ

Các nước và lãnh thổ cung cấp là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan Trong khi đó, các nước cung cấp sản phẩm rong biển dùng trong công nghiệp là Đan Mạch, Pháp, Na-Uy, Tây Ban Nha, Mỹ và Nhật

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất, sử dụng rong biển ở châu Á

Tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển ở các nước châu Á được tóm tắt trong bảng 1.1 Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia dẫn đầu của châu Á cũng như thế giới trong nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ rong biển

Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Philippines chiếm vị trí hàng đầu [6]

Trang 23

Bảng 1.1 Sản lượng thu hoạch và tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển

ở các nước châu Á [6]

Quốc gia Loài kinh tế

Sản lượng (tấn tươi /năm)

Hình thức sản xuất

Sử dụng

Chế biến Tồn tại

Nghiên cứu và triển khai

Chưa thấy

Phân loại, sinh trưởng, nuôi trồng

Indonesia

Eucheum, Gracilari, Undaria

73.000 (khô)

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, keo

Nhà máy

Thị trường, ô nhiễm môi trường

483.000 Nuôi

trồng

Thức

ăn, keo

Nhà máy nhỏ

Chất lượng sản phẩm, bệnh rong

Nuôi cấy mô, tạo loài chịu bệnh, di truyền

Malaysia Gracilari,

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, keo

Nhà máy nhỏ

Con người

15.000 Nuôi

trồng

Thức

ăn, keo

Nhà máy

Chưa nghiên cứu sâu

Phân loại, khai thác, nuôi trồng

Nhật Bản

Porphyra, Laminari, Undaria

650.000

Nuôi trồng hiện đại

Thức

ăn, keo

Nhà máy hiện đại

Thị trường

Công nghệ sinh học

Philippine

s

Eucheum, Gracilari, Caulerpa

268.700

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, keo, xuất khẩu

Nhà máy

Chế biến chưa ở trình độ thế giới

Chế biến carrageenan trình độ cao

Sri Lanka Gracilari,

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, xuất khẩu

Sơ chế

Nuôi trồng, chế biến còn kém

Nuôi trồng, chế biến

Trang 24

Thái Lan

Gracilari, Polyvavernos

a

100

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, xuất khẩu

Nhà máy nhỏ

Nuôi trồng quy

mô nhỏ, chế biến còn yếu

Nuôi trồng, chế biến

Trung

Quốc

Gracilari, Porphyra, Laminari, Undaria, Eucheum, Gelidium

1.250.000 Nuôi

trồng

Thức

ăn, keo

Nhà máy

Thị trường, chất lượng sản phẩm, vốn

Nuôi trồng rong biển chất lượng cao, phòng bệnh

Việt Nam

Gracilari, Sargassum, Eucheuma

1.000

Nuôi trồng, khai thác

Thức

ăn, keo, xuất khẩu

Nhà máy nhỏ

Nuôi trồng, chế biến còn kém, thị trường

Nuôi trồng, chế biến

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rong biển ở Việt Nam [6]

Nghiên cứu phân loại rong biển ở Việt Nam có một lịch sử lâu đời Sự ra đời của Viện Hải dương học Nha Trang đã thúc đẩy việc nghiên cứu phân loại rong biển theo hướng được tổ chức hoàn hảo hơn so với trước đây (bảng 1.2) Ngày nay việc nghiên cứu phân loại, sinh học và nuôi trồng rong biển được triển khai ở nhiều cơ quan nghiên cứu trong cả nước, trong đó phải kể đến Trường Đại học Thủy sản (nay là Trường Đại học Nha Trang), Phân viện Vật liệu Nha Trang (nay gọi là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang), Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Viện Hải dương học Nha Trang

Bảng 1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất rong biển ở Việt Nam [6] Thời

1790 “Flora Cochinchinesis” Leureiro J

Thành phần rong biển Theo Phạm Hoàng Hộ, các loài mà Leureiro đề cập đã không tìm thấy

1923 Viện Hải dương học

Nha Trang ra đời

Việc điều tra rong biển được tổ chức và khuyến khích

1954 “Marine plants in the

vicinity of Nha Trang, Dawson E Y

Đây là tài liệu căn bản đầu tiên về tảo học Việt Nam (209 taxon/VN,

Trang 25

Viet Nam” 7 taxon/KH)

Báo cáo tổng kết công

trình nghiên cứu rong

biển Việt Nam

Huỳnh Quang Năng,

Nguyễn Hữu Đại

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu phân loại rong biển (310 loài, 5 thứ, 8 dạng/MB; 4 loài, 1 thứ, 3 dạng/KH; 484 loài, 17 thứ, 13 dạng / Mn; 34 loài, 4 thứ, 4 dạng/KH)

1963 Luận án PTS Tôn Thất

Pháp

Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở Tam Giang

1.1.3 Nguồn lợi rong biển trên Thế giới và Việt Nam

1.1.3.1 Nguồn lợi rong biển Thế giới [18]

Nguồn lợi rong biển trên thế giới rất lớn, song sản lượng rong được khai thác và sử dụng hàng năm không đều (theo tài liệu của FAO về sản lượng rong biển hàng năm trên thế giới) Châu Á là khu vực cung cấp rong Đỏ Trong đó, Philippines kể từ năm 1970 sau khi áp dụng thành công phương pháp phát triển rong Eucheuma bằng bào tử đã chuyển lên hàng đầu thế giới về rong biển nguyên liệu, 85% lượng nguyên liệu sản xuất Carrageenan và Furcellaran hằng năm do Philippines cung cấp Nam Triều Tiên là nước cung cấp nguyên liệu sản xuất Agar với khối lượng lớn nhất trên thế giới, chiếm 52%

Nguồn lợi rong Nâu chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ Canada tập trung hơn 75% khối lượng rong nguyên liệu sản xuất Alginate, trong khi đó khối lượng rong Nâu Châu Á chỉ khoảng 5% Theo FAO ước tính mỗi

Trang 26

năm trên thế giới rong Nâu được khai thác dọc bờ Đại Tây Dương kể cả biển Đen và Địa Trung Hải

Bảng 1.3 Sản lượng rong biển trên thế giới phân bố theo khu vực [18]

Tên khu vực

Sản lượng rong để sản xuất các loại keo (tấn)

Furcellaran Châu Á

Đối với rong Đỏ thì sản lượng chủ yếu tập trung lớn tại Châu Á, đến Châu

Mỹ La Tinh, rồi đến Châu Âu

Việc chọn loại rong nào làm nguyên liệu chính để sản xuất các loại keo rong phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Một trong các yếu tố quan trọng nhất là tính chất ổn định và nguồn nguyên liệu, hay nói một cách khác là phụ thuộc vào khả năng phát triển của loài rong đó trong điều kiện tự nhiên của mỗi nước cũng như chất lượng keo rong được chiết rút từ loài rong đó

Sản lượng và nguồn lợi rong biển trên thế giới được thể hiện trên bảng sau

Bảng 1.4 Nguồn lợi, sản lượng thu hoạch và tiềm năng sản xuất rong biển [18]

(Đơn vị: 1000 tấn)

Sản lượng thu hoạch

Nguồn lợi

Sản lượng thu hoạch

Nguồn lợi

Trang 27

Bắc cực - - - -

1.1.3.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam [6], [8], [18]

Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc

310 loài, miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả 2 miền (Nguyễn Hữu Dinh,

1993) Trong đó có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ (Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porohyza) và rong Bún (Enteromorpha)

Nguồn rong trồng bao gồm chủ yếu các loại rong Đỏ như: rong Câu chỉ

vàng (G verrucosa), rong Câu cước (G acerosa), rong Câu (G asiatica và G

heteroclada), rong Sụn (Alvarezii)

Trang 28

Trong đó G verrucosa và G asiatica được trồng ở vùng nước lợ (Blackish

water) từ năm 1970 ở phía Bắc, phía Nam từ 1980 với tổng diện tích 1.000 ha

đạt sản lượng khoảng 1.500 đến 2.000 tấn khô/năm Rong Câu cước (G

acerosa) cũng được trồng ở vùng thủy triều, vịnh, ao, đìa với diện tích khoảng

100 ha, sản lượng khoảng 150 đến 200 tấn khô/năm

Rong sụn Kapaphycus alvarezii được di trồng vào vùng biển nước ta năm

1993, loại rong này có chất lượng tốt để sản xuất carrageenan Ngày nay trong nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu đang kết hợp việc nuôi trồng rong biển với các loài thủy sản tôm, cá, nhuyễn thể để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước Đây là phương pháp hữu hiệu để vừa phát triển nuôi thủy sản vừa phát triển nguồn lợi rong biển ở các nước trên thế giới nói chung

và ở nước ta nói riêng

Nguồn rong mọc tự nhiên chủ yếu là rong nâu (rong mơ) Trữ lượng khoảng 10.000 tấn khô/năm

Nguồn rong đỏ tự nhiên cũng có khoảng 1.500-2000 tấn khô/năm Có khoảng 14 loài rong đỏ mọc tự nhiên ở nước ta, trong đó rong câu chỉ vàng có trữ lượng lơn và cho chất lượng Agar cao

Ở Việt Nam, rong câu Gracilaria có trữ lượng lớn và là nguồn nguyên liệu chính sản xuất agar, một lượng nhỏ là Gelidium Sản lượng rong tươi khoảng

3000 tấn/năm Trong đó sản lượng rong đỏ chiếm khoảng 100-150 tấn khô/năm (theo Nguyễn Hữu Dinh) Các chuyên gia rong biển Việt Nam phân chia rong đỏ thành các loại: rong Câu chỉ vàng, rong rễ tre, rong chuỗi, rong chân vịt

(Gracilaria cucheumodes), rong câu ống, rong hóa đá…

Theo số liệu nghiên cứu nguồn lợi rong Nâu có giá trị ở vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ trữ lượng rong lớn và chất lượng cao

Diện tích rong nâu mọc tự nhiên ở một số tỉnh duyên hải miền Trung cho thấy trên bảng 1.5, sản lượng trung bình 18.000 tấn tươi/vụ

Trang 29

Bảng 1.5 Diện tích rong nâu mọc tự nhiên ở một số tỉnh [18]

Các địa danh Diện tích Năng suất sinh lượng

(kg/m 2 )

Mùa vụ (tháng)

1.2 TỔNG QUAN VỀ RONG NÂU

1.2.1 Đặc điểm của rong Nâu

Họ rong Nâu (Sargassaceae) là một họ thuộc bộ rong đuôi ngựa (Fucales) ngành rong Nâu (Phaeophyta) Rong Nâu là loại rong to mọc thành bụi, gồm vài trục chính quanh nhánh, nhánh mang phiến dạng của lá, phiến có răng mịn giống như lá mơ do đó có tên là rong lá mơ hay gọi tắt là rong Mơ Các loài rong Mơ đều có phao, phao nhiều ít to nhỏ khác nhau, hình dạng của phao là hình cầu hay trái xoan, đường kính của phao nhỏ khoảng 0.5-0.8 mm, phao lớn khoảng 5-10mm.[18], [20]

Hình 1.1 Hình ảnh về rong mơ thu hoạch tại Ninh Thuận

(hình ảnh do PGS TS Vũ Ngọc Bội chụp)

Rong dài ngắn tùy loài và tùy điều kiện môi trường, thường gặp dài từ vài chục centimet đến vài ba mét hay hơn Chúng bám vào vật bám nhờ đĩa bám hay

Trang 30

hệ thống rễ bò phân nhánh Đĩa bám thường chắc hơn rễ và sóng biển thường đánh đứt rong hơn là nhổ được đĩa bám Thân rong gồm một trục chính rất ngắn,

đa số thường dài trên dưới 1cm, hình trụ, sần sùi Đỉnh của trục chính sẽ phân ra

từ 2 cho đến 4-5 nhánh chính Hai bên nhánh chính mọc ra nhiều nhánh bên Các nhánh chính và nhánh bên sẽ tạo ra chiều dài của rong Chiều dài này khác nhau tùy chi, loài và trong cùng một loài kích thước này cũng thay đổi tùy điều kiện sống, tùy nơi phân bố Trên các nhánh có các cơ quan dinh dưỡng gần giống như lá và các túi chứa đầy không khí gọi là phao Khi rong trưởng thành, trên các nhánh bên sẽ mọc ra các nhánh thụ, ngắn có mang nhiều cơ quan sinh sản đực và cái gọi là đế [20]

Nhờ có hệ thống phao rong luôn giữ vị trí thẳng đứng trong môi trường biển Nếu nước cạn và rong khá dài thì phần trên của rong nằm trên mặt nước [11]

1.2.2 Điều kiện sinh trưởng và phát triển [8], [18], [20]

Rong mơ là những loài rong mọc ở những vùng biển ấm nóng, trên nền đá vôi, san hô chết, nơi sóng mạnh và nước trong, nhất là ven các đảo Chúng mọc từ phía trên của mực nước trung bình thấp của con nước thường đến độ sâu từ 2- 4m Rong mơ là loài có kích thước cá thể lớn và trữ lượng cao nhất trong các loài rong biển Việt Nam Rong nâu mọc trên tất cả các loài vật bám cứng, trên các thành vách đá dốc đứng, các bãi đá tảng, các vùng có đá ngầm hay san hô ngầm, nhưng thích nghi nhất là trên vật bám đá san hô Trên vùng san hô chết, chúng mọc thành quần thể dày, phân bố thành quần thể dày, phân bố tương đối đều, mật độ khi rong trưởng thành có thể đạt 10 cá thể/dm2, cho nên vào mùa phát triển của chúng rất ít các loài rong biển khác có thể mọc chen được vào trong quần thể rong này

Mùa vụ rong nâu có sự sai khác chút ít tùy thuộc từng loài, nơi phân bố, tùy các điều kiện môi trường sống… nhưng nhìn chung quy luật về mùa vụ khá rõ rệt Chúng tăng trưởng rất mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, đa số các loài có kích thước tối đa vào tháng 3, 4 và hình thành các cơ quan sinh sản, sau đó sẽ bị sóng nhổ tấp vào bờ và tàn lụi Đến tháng 7 các bãi rong đều trơ trụi Một số loài như

Trang 31

S mcclurei, S kjellmanianum, S polycystum phát triển và tàn lụi sớm (tháng 4)

Trong khi đó các loài ở vùng dưới triều như S binderi, S microcystum… mọc

chậm hơn, đến tháng 6, 7 đôi nơi vẫn còn quần thể rong này Một vài loài rong thích nghi trong các vũng, vịnh yên sóng có thể tồn tại và phát triển tốt vào

tháng 7 như S polycystum và S longicaulis

1.2.3 Phân bố rong mơ trên Thế giới và Việt Nam

* Phân bố rong mơ trên thế giới

Rong mơ là ngành rong có trữ lượng lớn nhất và phân bố đa dạng nhất với hơn 1800 loài đã được phân loại Trên thế giới hiện nay chỉ riêng các loài rong

thuộc họ Sargassaseae, bộ Fucales đã phân loại được khoảng hơn 400 loài [8],

[11], [16]

Rong mơ (Phaeophyta) phân bố nhiều nhất ở Nhật Bản, tiếp theo là

Canada, Việt Nam, Hàn Quốc, Alaska, Ireland, Mỹ, Pháp, Ấn Độ, kế tiếp là Chile, Achentina, Brazil, Hawaii, Malaysia, Mexico, Myanmar, Bồ Đào Nha

Trong đó bộ Fucales, đối tượng phổ biến và kinh tế nhất của rong nâu đại diện

là họ Sargassaceae với hai loài Sargassum và Turbinaria phân bố chủ yếu ở

vùng cận nhiệt đới Sản lượng rong nâu lớn nhất thế giới tập trung tại Trung

Quốc với trên 667.000 tấn khô, với 3 chi chính là Laminaria, Udaria,

Ascophyllum Hàn Quốc khoảng 96.000 tấn với 3 chi Udaria, Hizakia, Laminaria Nhật Bản khoảng 51.000 tấn Laminaria, Udaria, Cladosiphon, Na

Uy khoảng 40.000 tấn, Chile khoảng 27.000 tấn.[6], [16]

* Tình hình phân bố rong mơ tại Việt Nam

Ở Việt Nam đến nay có khoảng 147 loài rong mơ đã được phân loại, trong

đó các loài rong thuộc chi Sargassum có trữ lượng lớn nhất với khoảng 68 loài

phân bố dọc ven biển Việt Nam và sản lượng ước tính trên 10.000 tấn khô/năm

[12], [16] Theo điều tra tới năm 2011, có 39 loài rong nâu thuộc chi Sargassum

phân bố ở vùng biển Khánh Hòa, tập trung nhiều nhất và có trữ lượng lớn nhất

là ở vịnh Nha Trang với 21 loài phổ biến và sản lượng ước tính gần 4.800 tấn khô/năm [1], [16]

Trang 32

Rong nâu phân bố phổ biến ở các vùng biển Đà Nẵng (chân đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà), Quảng Nam (Cù Lao Chàm, Núi Thành), Quảng Ngãi (Bình 5 Châu, đảo Lý Sơn, Sa Huỳnh), Bình Định (Phù Mỹ, Qui Nhơn), Phú Yên (vịnh Xuân Đài, Cù Mông), Khánh Hòa (vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh), Ninh Thuận (huyện Ninh Hải, Ninh Phước) Trong khi đó vùng bờ biển từ Bình Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu không phát hiện sự có mặt của rong nâu Đoạn bờ biển Tây Nam Bộ thuộc tỉnh Kiên Giang từ Hòn Chông, Hòn Trẹm (xã Bình An) đến thị xã Hà Tiên, Mỹ Đức, giáp biên giới Campuchia

là vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi cho rong nâu phát triển [18] Nhìn một cách tổng quan hai khu vực ở ven biển phía Nam Việt Nam rong nâu phân bố tập trung là vùng ven biển và đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu và huyện Hà Tiên (từ xã Bình An đến Mỹ Đức, Hà Tiên) [11], [16]

1.2.4 Thành phần hóa học của rong Nâu

* Sắc tố

Sắc tố trong rong Nâu là diệp lục tố (chlorophyl), diệp hoàng tố (xantophyl), sắc tố màu nâu (fucoxanthin), sắc tố đỏ (carotene) Tùy theo tỷ lệ loại sắc tố mà rong có từ nâu - vàng nâu - nâu đậm - vàng lục Nhìn chung sắc tố của Rong Nâu khá bền

Trong quá trình bảo quản rong khô có hiện tượng xuất hiện các điểm lấm tấm trắng trên thân cây rong, đó là hỗn hợp muối và đường Mannitol theo tỷ lệ: muối 60-80% Mannitol 20-40% Rong bảo quản không tốt, độ ẩm cao làm cho

Trang 33

mannitol bị phá hủy Công dụng của Mannitol dùng trong y học chữa bệnh cho người già yếu Trong quốc phòng dùng điều chế thuốc nổ theo tỷ lệ hỗn hợp mannitol với hyderogen và Nitơ Ngoài ra mannitol còn dùng điều chế thuốc sát trùng (Mannitol tác dụng với kim loại có tác dụng diệt trùng cao) Do có khả năng này mà ngày nay một số tác giả cho thấy có khả năng sản xuất thuốc trừ sâu có bản chất sinh học (bảo vệ thực vật) từ rong biển

+ Polysaccharid

- Alginic acid: là một polysaccharid tập trung ở giữa vách tế bào, là thành phần

chủ yếu tạo thành tầng bên ngoài tế bào của rong Nâu Alginic và các muối của nó có nhiều công dụng trong ngành công nghiệp, y học, nông học và thực phẩm

Hàm lượng alginic trong rong Nâu khoảng 2÷4% so với rong tươi và 13÷15% so với rong khô Hàm lượng này phụ thuộc vào loài rong và vị trí địa lý môi trường mà rong sinh sống Theo các tài liệu tổng kết của Miyake (1959) cho thấy hàm lượng alginic trong các loài rong nâu có ở các vùng biển Liên Xô cũ là 13÷40% Hàm lượng alginic trong rong Nâu ở các tỉnh miền Trung Việt Nam thường cao nhất vào tháng 4 trong năm

Sự tồn tại của alginic trong tế bào ở dạng gì còn nhiều điều tranh cãi, nhưng số đông cho rằng Alginic tồn tại ở dạng muối Canxi không tan và dạng keo

- Tính chất của alginic và muối alginat:

+ Alginic là acid hữu cơ yếu, không màu, không mùi, không tan trong các dung môi hữu cơ và nước

+ Khi ngâm vào nước thì alginic hút nước trương nở nó có thể hút được lượng nước từ 10-20 lần trong lượng của nó

+ Alginic hòa tan trong dung dịch kiềm hóa trị 1 và tạo thành dung dịch muối kiềm có độ nhớt cao Chẳng hạn Alginic hòa tan trong dung dịch Hydroxit Natri và tạo thành dung dịch Alginat Natri có độ nhớt cao:

Alginic + Hydroxit Natri  Muối kiềm hòa tan

Khi cho acid mạnh tác dụng với muối kiềm thì Alginic được tách ra kết tủa

Trang 34

nổi lên bề mặt dung dung dịch:

Muối kiềm + Acid vô cơ  Alginic

+ Muối Alginat kim loại hóa trị 1: dễ hòa tan trong nước, tạo thành dung dịch keo nhớt, có độ dính, độ nhớt cao, khi làm lạnh không đông, khi khô trong suốt có tính đàn hồi

+ Muối Alginat kim loại hóa trị 2 không hòa tan trong nước, tùy theo kim loại mà có màu khác nhau Khi muối ẩm thì dẻo dễ uốn hình, khi khô rất cứng, rất khó thấm nước (Nhờ có tính chất này mà Alginat có rất nhiều công dụng trong các lĩnh vực khác nhau)

+ Bột Alginat rất dễ bị giảm độ nhớt nếu không được bảo quản ở nhiệt độ thấp Độ nhớt của dung dịch Alginat 5% sẽ bị giảm đi một nửa ngay cả khi bảo quản ở nhiệt độ 300C ± 2 trong thời gian từ 5-10 ngày Có thể dùng chất bảo quản như Acid Benzoic, Acid Socbic, Acid Dehydro Axetic, nếu Alginat đó dùng cho thực phẩm Còn nếu Alginat dùng cho kỹ thuật thì có thể dùng Fomaldehyt hoặc Pentaclorophenol để bảo quản

+ Khác với Agar khi giảm nhiệt độ thì dung dịch Alginat cũng không đông lại, ngay cả khi làm lạnh và tan giá thì độ nhớt và bề ngoài cũng không thay đổi + Các Alginat có khả năng tạo gel khi có mặt các ion Canxi (kể cả canxi Phosphat, canxi cacbonat và canxi Xitrat) Khi ở nhiệt độ phòng và ở trong vùng

pH = 4 -10 Tham gia tạo gel trong trường hợp này do các tương tác tĩnh điện qua cầu Canxi, vì thế các gel này không thuận nghịch với nhiệt và ít đàn hồi + Các Alginat có khả năng tạo màng rất tốt

+ Các Alginat tích điện âm nên có thể keo tụ với các chất tích điện dương

Ví dụ Nhôm Alginat và nhôm Sunphat tạo ra những băng nổi dùng trong môi trường nước

+ Este Hydroxy Propilic của Alginat hòa tan tốt trong môi trường acid

- Acid fucxinic: Có tính chất gần giống với Acid Alginic Acid Fucxinic

tác dụng với Acid Sunfuric tạo hợp chất có màu phụ thuộc vào nồng độ Acid

Trang 35

Sunfuric

Acid Fucxinic + H2SO4 0.1%: cho sản phẩm màu xanh

Acid Fucxinic + H2SO4 10%: cho sản phẩm màu xanh tím

Acid Fucxinic + H2SO4 25%: cho sản phẩm màu tím

Acid Fucxinic + H2SO4 50%: cho sản phẩm màu đỏ

Acid Fucxinic + H2SO4>50%: cho sản phẩm mất màu

+ Nhờ có những tính chất này mà Fucxinic được ứng dụng vào sản xuất tơ sợi màu, phim ảnh màu

+ Muối của Fucxinic với kim loại gọi là Fucxin

+ Fucxinic tác dụng với Iod cho sản phẩm màu xanh

- Fuccoidin: là loại muối giữa acid fuccoidinic với các kim loại hóa trị

khác nhau như Ca, Cu, Zn Fuccoidinic có tính chất gần giống Alginic nhưng hàm lượng thấp hơn Alginic

- Laminarin: là tinh bột của rong Nâu Laminarin thường ở dạng bột

không màu, không mùi và có hai loại: loại hòa tan và loại không hòa tan trong nước

Laminarin có hàm lượng từ 10÷15% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào loại rong, vị trí địa lý và môi trường sinh sống của từng loại rong Nâu Thường thì mùa hè hàm lượng laminarin giảm vì phải tiêu hao cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây rong

Công dụng của Laminarin: dùng cho thực phẩm và chăn nuôi

- Cellulose : là thành phần tạo nên vỏ cây rong Hàm lượng cellulose trong

rong Nâu nhiều hơn rong Đỏ

Công dụng: dùng cho công nghiệp giấy trong công nghiệp xây dựng (kết cấu xi măng)

* Protein

Protein trong rong Nâu không cao lắm nhưng khá hoàn hảo Do vậy rong

Trang 36

Nâu có thể sử dụng làm dược phẩm Protein của rong nâu thường ở dạng kết hợp với Iod hữu cơ như: MonoIodInzodizin, DiIodInzodizin Iod hữu cơ rất có giá trị trong y học Do vậy rong nâu còn được dùng làm thuốc phòng chống và chữa bệnh bướu cổ (Vazdo)

Hàm lượng protein vùng biển Nha Trang dao động từ 8.05 ÷ 21.11% so với trọng lượng rong khô Hàm lượng các acid amin cũng đáng kể và có giá trị cao trong Protein của rong biển

* Chất khoáng

Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong rong Nâu thường lớn hơn trong nước biển Chẳng hạn Iod trong rong Nâu thường lớn hơn trong nước biển từ 80

÷ 90 lần Hàm lượng Barium lớn hơn trong nước biển gần 1800 lần

Một số loài rong nâu còn có khả năng hấp thụ một số chất phóng xạ, do vậy

có thể dùng rong nâu để xác định độ nhiễm phóng xạ của một vùng địa lý nào đó Hàm lượng khoáng của các loài rong nâu Nha Trang dao động từ 15.51- 46.30% phụ thuộc vào mùa vụ, thời kỳ sinh trưởng

Chiều hướng tích lũy khoáng theo Wort cho thấy lượng khoáng tối đa về mùa đông Theo số liệu của các nhà nghiên cứu Viện Hải Dương học cũng nhận xét theo quy luật đó Chẳng hạn hàm lượng khoáng tổng số của loài Sargassum mcclurei biến dộng theo mùa rõ rệt cao nhất vào tháng 12/1997 là 42.805% rồi lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 3/1978 là 21.1% sau đó lại tăng dần vào tháng 7/1978 là 33.75%

Hàm lượng Iod trong một số loài rong nâu dao động từ 0.05 – 0.16% so với rong khô tuyệt đối Hàm lượng này có phần thấp hơn những loài rong nâu vùng biển Hải Phòng trung bình trong khoảng 0.25-0.34% và cũng thấp hơn rong nâu vùng Viễn Đông (phía Bắc Liên Xô cũ) có hàm lượng trung bình 0.24 % Sự biến đổi hàm lượng Iod khá rõ rệt, thường vào mùa đông rong nâu có hàm lượng Iod cao hơn mùa hè

Hàm lượng Iod của rong Nâu ở vùng biển miền Trung khá cao dao động từ

Trang 37

37-82mg% ( 0.0825%) Tuy nhiên về mùa đông hàm lượng Iod sẽ cao hơn

Trong đó, lòa Turbinaria ornata và S.kjellmanianum có hàm lượng cao hơn cả

Từ đó, cho thấy có thể tận dụng chiết rút Iod từ nguyên liệu rong Nâu trước khi chế biến Mannitol và Alginate

Thành phần hóa học của rong Nâu vùng biển Jeddah, Saudi Arabia cũng được nghiên cứu và trình bày trên Bảng 1.6

Bảng 1.6 Thành phần sinh hóa học của một số loài rong mơ vùng biển Jeddah,

Saudi Arabia (mg% rong khô) Loại rong

động từ 0.71-1.60 trong đó loại rong S.vulgare có tỷ số M/G (0.71) khá nhỏ Do

đó, alginate có độ tạo gel cao nhất

Trang 38

1.2.5 Tình hình nghiên cứu rong mơ trên Thế giới và Việt Nam

1.2.5.1 Tình hình nghiên cứu rong mơ trên Thế giới [11]

Năm 1917, Kylin lần đầu tiên phân biệt bộ Fucales là một trong những bộ của ngành rong nâu Sau đó Oltmann (1889) gọi là bộ Fucaceen và chia ra các

nhóm Durvilleae, Loriformes, Fucaceae, Cystosireen và Sargassen De Toni (1891) đổi tên Sargaseen thành Sargassaceae

Năm 1820, J Agarrdh đã lập ra một hệ thống phân loại về chi rong Mơ và

đã mô tả 62 loài Ông chia chi này ra 7 nhóm và sắp vào bộ gọi là Fucoideae Năm 1824, Ông đã bổ sung thêm số lượng lên 67 loài Sau đó một số các tác giả khác như Greville, Gaudichaud, Montagne… có mô tả thêm một số loài nhưng vẫn sắp vào hệ thống của J Agardh Năm 1889, Ông đã bổ sung thêm vào hệ thống phân loại của J.Agardh đưa ra năm 1889 đã được nhiều tác giả đồng thời

và sau này ủng hộ và sử dụng Quan trọng nhất là Grunow (1915-1916), đã triển khai và sử dụng hệ thống phân loại của J Agarrdh, mô tả 230 loài với nhiều thứ

và dạng… Grunow đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức miệt mài nghiên cứu về rong Mơ, đã thu thập mẫu vật ở bờ biển của nhiều nước trên thế giới và nhờ đó

đã có nhiều so sánh quan trọng Một số các tác giả khác đã góp phần vào việc nghiên cứu họ này như Yendo (1907) ở Nhật Bản đã mô tả 41 loài, Waber van Bosse (1913-1928) đã mô tả 45 loài ở vùng biển Đông Ấn Độ…

Đến năm 1931-1936, Setchell nghiên cứu rong biển ở vùng Hồng Kông,

Trung Quốc đã đặc biệt chú ý đến họ Sargassaceae, kế thừa và phát huy hệ

thống của J Agardh và Grunow, Ông đã mô tả 32 loài Từ đó đến nay, nhiều tác giả ở Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Philippines, Sri Lanka, Ấn Độ, Mỹ… đã có nhiều nghiên cứu bổ sung, đã có các hội nghị quốc tế về nó, nâng tổng số loài được biết hiện nay trên thế giới lên khoảng 400 loài

1.2.5.2 Tình hình nghiên cứu rong mơ ở Việt Nam [11]

Ở Việt Nam, Loureiro là tác giả đầu tiên để ý đến một số loài rong mơ nhưng chỉ là những mô tả sơ lược không hình vẽ trong “Flora Cochinchinensis” (1790) Trong những mô tả của Loureiro có một số loài Fucus có thể là những

Trang 39

Sargassum như Fucus granulatus, F.aculeatus, F natans Nhưng theo các mô tả

này thật khó cho chúng ta để có thể tìm lại mẫu vật, những hiểu biết thật sự của chúng ta về họ rong này chỉ bắt đầu vào thế kỷ 19 Cuộc thám hiểm về biển đầu tiên liên quan đến bờ biển Việt Nam được thực hiện trên tàu “La Bonite”

Gaudichaud (1837) đã thu được ở Đà Nẵng loài Turbinaria decurrens và 4 loài rong Mơ là S armatum, S tortile, S heterocytum và S horneri Trong tài liệu năm 1844-1846 còn kể thêm loài S polyporum và S sisymbrioides gặp ở biển Đông Sau đó Buseuil có thu thêm một số loài đó là S cristaefolium, S.bicorne,

S.polycystum, S.parvifolium

Năm 1954, Dawson đến làm việc tại Hải học viện Nha Trang có mô tả

thêm 2 loài tại Nha Trang là S sandei, S crassifolium Cả hai tác giả

Gaudichaud và Dawson đều thu được mẫu rong Mơ vào các tháng 1, 2, 3 trong khi đó nhóm rong này thường phát triển mạnh và trưởng thành vào các tháng sau

đó Các mô tả của tác giả trên thường sơ lược và không đầy đủ các cơ quan của rong Hiện nay không còn mẫu vật nào được lưu giữ tại Việt Nam

Từ đó đến nay việc nghiên cứu họ rong này do người Việt Nam thực hiện

GS Phạm Hoàng Hộ trong luận án 1961 đã ghi nhận được 15 loài, sau đó trong công trình nghiên cứu về rong biển của mình năm 1969, 1985 và một chuyên khảo về chi rong Mơ năm 1967, tác giả đã mô tả được 41 loài 6 thứ và 3 dạng

của họ rong này, trong đó có 2 loài 2 thứ và 2 dạng mới cho khoa học là S

congkinhii, S feldmanii, S piluliferum var nhatranggensse, S hemiphyllum f serrata, Turbinaria ornata var prolifera và T ornata f.cordata Tuy nhiên các

mẫu vật không còn lưu giữ tại Viện Hải dương học Nhiều loài tác giả không thu lại được mẫu nên đã mô tả và hình vẽ sơ lược theo mẫu của các tác giả nước ngoài đã thu được trước đây tại Việt Nam và nay lưu trữ tại Viện Bảo tàng

Thiên Nhiên Paris của Pháp như S horneri, S confusum, S asimile, S

cristaefolium, S.armatum, S.brevifolium, S heterocysrum

Ở miền Bắc, Nguyễn Hữu Dinh trong luận án (1972) và trong công trình về rong biển miền Bắc cùng với các cộng sự (1994) đã mô tả 22 loài rong Mơ, nếu

Trang 40

so với miền Nam đã bổ sung được 9 loài cho khu hệ rong Mơ Việt Nam, trong

đó có 1 loài và 1 dạng mới cho khoa học: S vietnamense và S.mcclurei

F.duplicatum Lê Nguyên Hiếu (1969) trong khi nghiên cứu khu hệ rong biển

miền Bắc đã mô tả 3 loài cùng với đặc điểm phân bố của chúng

Nguyễn Hữu Đại, trong luận án (1992) đã mô tả 52 loài, 8 thứ và 4 dạng

của họ rong Mơ trong đó có 2 loài và 2 thứ mới cho khoa học là S quinhonense,

S phamhoangii, S patens var vietnamense và S polycystu var onusta Tất cả

các mẫu vật về rong Mơ ở hai miền Nam Bắc Việt Nam hiện nay được lưu giữ tại Phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học Nha Trang

Việc nghiên cứu sử dụng và chiết rút keo acid alginic từ rong Mơ cũng đã đạt được một số kết quả nhất định Trần Huy Thái (1976) đã nghiên cứu rong

Mơ làm thuốc ngừa và chống bệnh bướu cổ, dùng làm phân bón hay thức ăn gia súc Huy Thục (1976) đã nghiên cứu sản xuất alginate Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (1981) đã phân tích hàm lượng acid alginic trong một số loài rong Mơ thường gặp và nguồn Iod dùng làm thuốc Trần Văn Ân, trong luận án (1982) đã theo dõi sự biến động hàm lượng cũng như chất lượng acid alginic trong rong Mơ theo thời gian và không gian ở vùng biển Nha Trang và Phan Rang, phương pháp chiết rút và cách sử dụng Hoàng Cường và cộng sự (1980), Lâm Ngọc Trâm, Ngô Đăng Nghĩa và cộng sự (1991, 1995) đã nghiên cứu thành phần hóa học, thử tách chiết mannitol cũng như nghiên cứu cấu trúc của acid alginic từ rong mơ

1.2.6 Ý nghĩa kinh tế của rong mơ [8]

Rong nâu đã được loài người sử dụng từ lâu Chúng có thể dùng làm thức

ăn trực tiếp cho người, gia súc, dùng làm nguyên liệu chế biến keo tảo, nguyên liệu điều chế các hợp chất quý và nguyên tố hiếm

Người dân vùng xứ lạnh như Nhật, Triều Tiên, Trung Quốc dùng rong nâu Laminaria, Undaria làm thức ăn thay rau xanh và thức ăn khô

Keo rong nâu Algil và các hợp chất khác như muối Alginat, Manitol, Laminaria dùng nhiều trong kỹ nghệ chế hồ vải lụa, in hoa làm giấy, tráng phim

Ngày đăng: 15/10/2018, 23:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Hương (2017), “Sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, Số 2, Trường Đại học Nha Trang, Trang 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi chất lượng của rong nho khô nguyên thể trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thường”, "Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Hương
Năm: 2017
2. Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ lên chất lượng bột rong nho (Caulerpa lentillifera)”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, Số 2/2015, Trường Đại học Nha Trang, Trang 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ lên chất lượng bột rong nho ("Caulerpa lentillifera)"”, "Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản
Tác giả: Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Năm: 2015
3. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1990), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản. Tập 2: Ướp muối, chế biến nước mắm, chế biến khô, thức ăn chín, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản. Tập 2: Ướp muối, chế biến nước mắm, chế biến khô, thức ăn chín
Tác giả: Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1990
6. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993), Rong biển Việt Nam: Phần phía Bắc, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rong biển Việt Nam: Phần phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1993
7. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng (2001), “Năm loài mới thuộc chi rong Mơ - Sargassum ở ven biển Việt Nam”, Tạp chí Sinh học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm loài mới thuộc chi rong Mơ - "Sargassum" ở ven biển Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng
Năm: 2001
8. Nguyễn Hữu Đại (1997), Rong mơ Việt Nam: Nguồn lợi và sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rong mơ Việt Nam: Nguồn lợi và sử dụng
Tác giả: Nguyễn Hữu Đại
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
9. Đống Thị Anh Đào (2005), Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB. Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bao bì thực phẩm
Tác giả: Đống Thị Anh Đào
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia
Năm: 2005
10. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thuần Anh (2010), Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản
Tác giả: Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thuần Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2010
11. Lê Đình Hùng, Huỳnh Quang Năng, Bùi Minh Lý, Ngô Quốc Bưu và Trần Thị Thanh Vân (2004), “Thành phần hóa học của một số loài rong kinh tế ở ven biển nam Việt Nam”, Tạp chí hóa học, Tập 2, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thành phần hóa học của một số loài rong kinh tế ở ven biển nam Việt Nam”
Tác giả: Lê Đình Hùng, Huỳnh Quang Năng, Bùi Minh Lý, Ngô Quốc Bưu và Trần Thị Thanh Vân
Năm: 2004
12. Bùi Minh Lý (2009), Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong mơ (Sargassum) tại Khánh Hòa, Báo cáo đề tài cấp tỉnh Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong mơ (Sargassum) tại Khánh Hòa
Tác giả: Bùi Minh Lý
Năm: 2009
13. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Hà (2011), Công nghệ chế biến thực phẩm, Nxb. Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chế biến thực phẩm
Tác giả: Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Hà
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2011
14. Nguyễn Duy Nhất (2008), “Nghiên Cứu Phân thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của polysaccharide từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa.” Luận án Tiến sỹ Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2008.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Phân thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của polysaccharide từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Nguyễn Duy Nhất
Năm: 2008
20. Phạm Đức Thịnh, ( 2015), “Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của Fucoidan có hoạt tính từ một số loài rong Nâu ở vịnh Nha Trang”Luận án Tiến Sỹ Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của Fucoidan có hoạt tính từ một số loài rong Nâu ở vịnh Nha Trang
22. Nguyễn Thị Mỹ Trang, Vũ Ngọc Bội và cộng sự (2016), Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến rong nho (Caulerpa lentillifera) quy mô công nghiệp, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, Mã số KC. 07.08/11-15, Bộ Khoa học và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công nghệ và thiết bị bảo quản, chế biến rong nho (Caulerpa lentillifera) quy mô công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Trang, Vũ Ngọc Bội và cộng sự
Năm: 2016
23. Lê Anh Tuấn (2004), Kỹ thuật trồng rong biển, Nhà xuất bản Nông nghiệp.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rong biển
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tiếng Anh
Năm: 2004
24. Jenny C. C. Chan, Peter C. K. Cheung* and Put O. Ang Jr., (1997), Comparative Studies on the Effect of Three Drying Methods on the Nutritional Composition of SeaweedSargassum hemiphyllum (Turn.) C. Ag., Department of Biology, The Chinese University of Hong Kong, Shatin, New Territories, Hong Kong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Studies on the Effect of Three Drying Methods on the Nutritional Composition of SeaweedSargassum hemiphyllum (Turn.)
Tác giả: Jenny C. C. Chan, Peter C. K. Cheung* and Put O. Ang Jr
Năm: 1997
25. Norra I., Aminah A. and Suri Aminah A. and Suri R. ( 2016), Effects of drying methods, solvent extraction and particle size of Malaysian brown seaweed Sargassum sp. on the total phenolic and free radical scavenging activity, International Food Research Journal 23(4): 1558-1563 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of drying methods, solvent extraction and particle size of Malaysian brown seaweed Sargassum sp. on the total phenolic and free radical scavenging activity
26. Prieto P., Pineda M. & Aguilar M. (1999), Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the formation of a phosphomolybdenum complex: Specific application to the determination of vitamin E. Analytical Biochemistry: 269, 337–341 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the formation of a phosphomolybdenum complex: Specific application to the determination of vitamin E. Analytical Biochemistry
Tác giả: Prieto P., Pineda M. & Aguilar M
Năm: 1999
27. Shilpi Gupta, Sabrina Cox, Nissreen Abu Ghannam, (2011) Effect of different drying temperatures on the moisture and phytochemical constituents of edible Irish brown seaweed, School of Food Science and Environmental Health, College of Sciences and Health, Dublin Institute of Technology, Cathal Brugha St., Dublin 1, Ireland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of different drying temperatures on the moisture and phytochemical constituents of edible Irish brown seaweed
5. Đặng Xuân Cường, Vũ Ngọc Bội, Trần Thị Thanh Vân và Ngô Đăng Nghĩa (2013), Sàng lọc hoạt tính kháng oxi hóa của một số loài rong nâu Sargassum ở Khánh Hòa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w