1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN XU THẾ PHÁT TRIỂN của THẾ GIỚI TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY của THỜI đại ý NGHĨA đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

29 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 407 KB

Nội dung

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn ra với nhiều chuyển biến sâu sắc, bất ngờ, nhanh chóng và đầy kịch tính trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, làm cho tính chất thời đại ngày càng phức tạp thêm bởi những biểu hiện của nó.Xã hội loài người tiến lên phía trước theo quy luật khách quan nhưng với đường đi không phải lúc nào cũng thẳng tắp, đều đặn, nhịp nhàng. Những bước phát triển của xã hội được đo hoặc đánh dấu bằng những phương thức khác nhau, nhưng cách đánh giá có tính khái quát và chuẩn xác nhất là thông qua hình thái kinh tế xã hội, là xác định sự phát triển xã hội bằng những chuyển biến, những thay đổi có tính chất bước ngoặc, được bắt đầu từ những sự kiện đặc biệt, báo hiệu sự chuyển hoá về chất của đời sống xã hội. Thước đo của sự phát triển của xã hội loài người như vậy là “đo” bằng thời đại.Nhận thức rõ bản chất và nội dung của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một công việc rất cần thiết; Mỗi quốc gia, dân tộc cần biết mình sống trong thời đại gì và bối cảnh thế giới như thế nào, với những tính chất, đặc điểm, nội dung và xu hướng phát triển ra sao. Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp chúng ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với sự phát triển lịch sử; lường trước được những thách đố phức tạp, vừa tránh được những vấp váp, sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc cuốn trôi trước phong ba, bão táp của đời sống chính trị quốc tế.

Trang 1

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA THỜI ĐẠI - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM



MỞ ĐẦU

Những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn ravới nhiều chuyển biến sâu sắc, bất ngờ, nhanh chóng và đầy kịch tính trên cácmặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, làm cho tính chất thời đạingày càng phức tạp thêm bởi những biểu hiện của nó

Xã hội loài người tiến lên phía trước theo quy luật khách quan nhưngvới đường đi không phải lúc nào cũng thẳng tắp, đều đặn, nhịp nhàng Nhữngbước phát triển của xã hội được đo hoặc đánh dấu bằng những phương thứckhác nhau, nhưng cách đánh giá có tính khái quát và chuẩn xác nhất là thôngqua hình thái kinh tế - xã hội, là xác định sự phát triển xã hội bằng nhữngchuyển biến, những thay đổi có tính chất bước ngoặc, được bắt đầu từ những

sự kiện đặc biệt, báo hiệu sự chuyển hoá về chất của đời sống xã hội Thước

đo của sự phát triển của xã hội loài người như vậy là “đo” bằng thời đại

Nhận thức rõ bản chất và nội dung của thời đại cũng như cục diện vàtình hình thế giới là một công việc rất cần thiết; Mỗi quốc gia, dân tộc cầnbiết mình sống trong thời đại gì và bối cảnh thế giới như thế nào, với nhữngtính chất, đặc điểm, nội dung và xu hướng phát triển ra sao Hiểu biết sâu sắc

về thời đại giúp chúng ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiệntượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xatrông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa

có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với sự phát triển lịch sử; lường trước đượcnhững thách đố phức tạp, vừa tránh được những vấp váp, sai lệch trên đườngđi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc cuốn trôi trước phong ba, bão táp của đờisống chính trị quốc tế

Trang 2

Nói một cách khác, vấn đề thời đại là căn cứ khách quan và tiền đề cầnthiết để các chính Đảng đi theo chủ nghĩa Mác phân tích tình hình, xác địnhnhiệm vụ, phân chia trận tuyến, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách,triển khai thực hiện một cách khoa học Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn

đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như bây giờ, chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thếphát triển của thời đại và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác địnhđúng con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đốingoại đúng đắn, sáng tạo

Với ý nghĩa đó, trong học phần môn nguyên lý chủ nghĩa xã hội khoa

học, tác giả chọn phần nhỏ: “Xu thế phát triển của thế giới trong giai đoạn

hiện nay của thời đại và ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam” làm nội dung

viết tiểu luận

NỘI DUNG

1 Xu thế phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay của thời đại

1.1 Cách tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin về thời đại

Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtlịch sử (tức là góc độ triết học chính trị - xã hội) để xem xét toàn diện về thờiđại; Đồng thời, kế thừa giá trị tư tưởng của những người đi trước, các nhàkinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã xem xét vấn đề thời đại khác hẳn

về chất so với những nhà tư tưởng trong lịch sử, thể hiện rõ tính khoa học vàphù hợp với sự vận động của chính lịch sử loài người

* Về khái niệm thời đại

Thời đại là khái niệm dùng để phân biệt sự khác nhau về chất giữa cácgiai đoạn phát triển của một lĩnh vực nào đó; Vì vậy, khái niệm “thời đại”được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: sử học, khảo cổhọc, khoa học kỹ thuật, nhân chủng học…

Trang 3

Chủ nghĩa xã hội khoa học xem thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người; Nói đến thời đại là thời kỳ lịch sử dài, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau; Mỗi thời đại có những nội dung, đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của nó, nghĩa là phải dựa trên những cơ sở khách quan, khoa học Ngoài khái

niệm thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin còn sử dụng khái niệm thời đại lịch sử,thời đại mới, thời đại hiện nay… đây đều là những khái niệm khoa học, mỗikhái niệm nhấn mạnh những góc độ khác nhau, nhưng điểm chung nhất đều là

sự khái quát ở tầng nấc cao nhất về tiến trình phát triển và xu thế cơ bản của

lịch sử xã hội loài người, cả thời gian và không gian Không bao giờ chủ

nghĩa Mác - Lênin xem xét thời đại một cách trừu tượng, chung chung và ápđặt chủ quan

* Tiêu chí xác định thời đại:

Do phương pháp tiếp cận, lợi ích giai cấp, tiêu chí xác định hoặc góc độnhìn nhận không giống nhau, nên trong lịch sử từng xuất hiện cách phân chiathời đại khác nhau, hàm chứa những quan niệm phong phú về thời đại:

- Cách phân chia thời đại dựa trên những tiêu chí sinh học và kỹ thuật.Chẳng hạn Vicô, nhà xã hội học người Italia (1668 – 1744) đã phân chia cácthời đại như phân chia các giai đoạn của một đời người: thời thơ ấu, thanhniên, thành niên và tuổi già Có người lại lấy yếu tố kỹ thuật để phân chia:thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy móc hơinước, thời đại tên lửa và vũ trụ…

- Phân chia dựa vào những yếu tố đặc thù của xã hội: Nhà triết học duytâm Hegel (1770 -1831) phân biệt lịch sử phát triển của loài người thành bathời kỳ: thời kỳ phương Đông, thời kỳ cổ đại và thời kỳ Giecmanh Nhà xãhội chủ nghĩa không tưởng Phurie (1772 – 1837) chia tiến trình lịch sử thành

4 giai đoạn phát triển: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh

Trang 4

Nhìn chung, những cách phân chia trên đều có sự khái quát cao, đều cónhững căn cứ và có những yếu tố hợp lý nhất định, phản ánh khá rõ một mặtnào đó của lịch sử, nhưng tất cả đều là cách nhìn phiến diện, mới chỉ nhấnmạnh một vài khía cạnh của sức sản xuất mà chưa cho thấy tính chất và bảnchất xã hội của từng giai đoạn lịch sử, cũng như động lực thúc đẩy sự thay thếlẫn nhau giữa các thời đại trong tiến trình vận động xã hội loài người; chưathấy hết quá trình phát triển xã hội loài người là quá trình lịch sử tự nhiên Dựa trên phương pháp luận biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đểphân tích xã hội, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã xem xét thời đạimột cách khoa học, phù hợp với sự vận động, phát triển của lịch sử loàingười Căn cứ vào hai tiêu chí sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Học thuyết macxít về hình thái kinh tế - xã hội:

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến thế

kỷ XIX là các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô

lệ, phong kiến và chủ nghĩa tư bản Từ đó, các ông rút ra kết luận: Hình tháikinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái kinh tế - xãhội tư bản chủ nghĩa Kế thừa tư tưởng khoa học trong phát triển vĩ đại củaC.Mác và Ph.Ăngghen về hình thái kinh tế - xã hội, V.I.Lênin đã cụ thể hoáthêm một bước, cho rằng riêng thời đại tư bản chủ nghĩa có thể phân chiathành nhiều giai đoạn và chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủnghĩa tư bản

Tiếp cận vấn đề thời đại từ hình thái kinh tế - xã hội là cách tiếp cận có

cơ sở khoa học và triển vọng nhất với những lý do sau đây:

- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội không chỉ trang bị cho chúng tanhững nhận thức rằng sự vận động của lịch sử xã hội là do sự tác động củacác yếu tố cơ sở kinh tế và cả yếu tố kiến trúc thượng tầng, mà còn giúpchúng ta nhận thức được nội dung, tính chất, đặc điểm của các thời đại lịch

Trang 5

sử, cũng như tính chất, đặc điểm của từng giai đoạn trong mỗi thời đại lịch sử

cụ thể Cách tiếp cận theo góc độ hình thái kinh tế - xã hội vừa phân biệt đượcnhững nấc thang phát triển lớn của xã hội, vừa chỉ ra được bản chất, động lựcphát triển của lịch sử, của thời đại; nó không những giải quyết đúng đắn thờiđại hiện tồn, mà còn làm rõ được thời đại đã qua cũng như chiều hướng pháttriển của thời đại sắp đến theo những quy luật khách quan vốn có của sự pháttriển xã hội loài người Cách tiếp cận này vẫn thể hiện rõ tính khoa học và

toàn diện hơn cả: Bởi, một mặt, nó thừa nhận yếu tố kinh tế và mọi yếu tố

kiến trúc thượng tầng đều tác động qua lại lẫn nhau và tất cả đều ảnh hưởng

đến quá trình phát triển; mặt khác, trong khi nhấn mạnh vai trò to lớn của các

yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hoá, thì nó vẫn khẳng định những quan hệ kinh

tế xét đến cùng, vẫn là quan hệ quyết định C.Mác viết: “Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại” 1

- Khẳng định “thời đại là thời kỳ lịch sử hình thành, phát triển và dầndần ngự trị của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”2 có nghĩa là một mặt,coi trọng sự hình thành phát triển và tiến tới thống trị của hình thái kinh tế -

xã hội mới, đồng thời cũng thấy được đầy đủ chiều hướng suy tàn, tiêu vongcủa hình thái kinh tế - xã hội cũ, thấy hết tính phức tạp của sự đan xen đầymâu thuẫn giữa các hình thái kinh tế - xã hội, giữa các chế độ xã hội trongthời đại lịch sử, nhất là trong giai đoạn đầu của thời đại, giai đoạn “hìnhthành” một hình thái kinh tế - xã hội mới; Đồng thời, cũng cần khắc phục về

sự ngộ nhận về thắng lợi của hình thái kinh tế - xã hội mới, nhất là khi hìnhthái mới ấy trong giai đoạn hình thành Nói thời đại là thời kỳ lịch sử hình

1 C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr.553

2 Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác

- Lênin trong thời đại hiện nay, Nxb.CTQG, H, 1996, tr.129

Trang 6

thành, phát triển và dần ngự trị của một hình thái kinh tế - xã hội không cónghĩa là trong suốt cả thời đại lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội ấy chỉ có pháttriển đi lên, không có những thoái trào, thậm chí thụt lùi.

- Tuy có thể trong những văn cảnh nào đó, trong những trường hợp nào

đó, người ta dùng khái niệm thời đại theo nghĩa hẹp hơn thì cũng cần thốngnhất hiểu khái niệm thời đại được dùng ở đây là khái niệm để phân biệt

“những nấc thang phát triển” lớn của xã hội loài người, là thời đại lớn Điều

đó sẽ tránh được tình trạng cứ phải loay hoay phân biệt thời đại với thời kỳ,với giai đoạn lịch sử, lẽ dĩ nhiên trong từng thời đại cụ thể, lại có những thời

kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau

Thứ hai, căn cứ xác định giai cấp nào đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử Căn cứ để xác định giai cấp trung tâm trong xã hội: Một là, giai cấp đó phải

đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến đã ra đời trong hiện thực; Hai là,

cuộc đấu tranh của giai cấp đó phải phù hợp với lợi ích căn bản của đa số nhândân lao động và trở thành xu thế tất yếu của lịch sử

Căn cứ này cho phép xác định mâu thuẫn cơ bản và xu hướng đấutranh giai cấp trong xã hội có giai cấp

Như vậy: sự ra đời của một thời đại mới bao giờ cũng gắn với sự xuất

hiện một hình thái kinh tế - xã hội mới và sự xuất hiện hoặc thay đổi giai cấptrung tâm

Với cách tiếp cận trên cho thấy: Lịch sử xã hội loài người đã và đang

trải qua 5 thời đại lịch sử: Nguyên thủy - Nô lệ - Phong kiến - tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai đoạn thấp của hình thái kinh

tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

* Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay:

Trang 7

Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay đã được V.I.Lênin đề cập là xoá

bỏ giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, đồng thời thiết lập những cơ sở

xã hội mới là xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Về thời đại mới, thời đại hiện nay hay thời đại chúng ta là những kháiniệm đồng nghĩa, được V.I.Lênin sử dụng rộng rãi và có thể thay thế nhau.Trong tuyên bố tại Hội nghị đại biểu tại Mátxcơva năm 1957 và năm 1960,các Đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa đã đưa ra quanniệm về thời đại ngày nay, thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức về

nội dung, tính chất của thời đại: “Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga”.

Thực tế cho thấy, cách mạng tháng mười Nga thắng lợi và Nhà nước xãhội chủ nghĩa đầu tiên ra đời năm 1917 đã đánh dấu sự chấm hết của thời đạiđộc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra thời đại mới, thời đại của sự quá độ lớnlao nhất trong lịch sử loài người, tiến tới một xã hội hiện thực không cònngười bóc lột người, không còn nô dịch giữa người với người

Đây là thời đại cách mạng giải phóng dân tộc, phá tan hệ thống thuộcđịa, đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đem lại cho hàng tỷ nhân dân ở Á, Phi, Mỹlatinh độc lập, tự do, chủ quyền và quyền tự quyết con đường phát triển Sauchiến tranh thế giới thứ hai, liên tiếp xuất hiện cao trào cách mạng giải phóngdân tộc: thập kỷ 1940 và 1950 của Châu Á, thập kỷ 1960 của Châu Phi vàthập kỷ 1970 của Mỹ latinh, xoá sổ toàn bộ hệ thống thuộc địa trên thế giới Đây cũng là thời đại phát triển của phong trào công nhân, phong trào đấutranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Các phong trào này đãtiến công chủ nghĩa tư bản ngay tại các trung tâm của chúng và trên toàn thếgiới, buộc chính quyền tư sản phải điều chỉnh nhiều chính sách kinh tế - xã hội;

Trang 8

phải từ bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa quân phiệt đáp ứng ngàycàng nhiều hơn lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.

Nhận định tại Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân thế giới

tháng 1 - 1960: “Thời đại chúng ta mà nội dung chủ yếu là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga

vĩ đại, là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, là thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, là thời đại chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ và hệ thống thuộc địa bị thủ tiêu, là thời đại ngày càng có thêm nhiều dân tộc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, là thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới,… Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người”

1.2 Xu thế phát triển của thế giới trong giai đoạn hiện nay của thời đại

A, Toàn cầu hoá: là xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế thị

trường hiện đại Xét về bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mốiliên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả cáckhu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới Qúa trình đó được thúc đẩybởi các nhân tố chủ yếu sau:

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất mà biểu hiện tập trung nhất là sựphát triển khoa học kỹ thuật

Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác sống ở thời kỳ tư bản tự docạnh tranh, mặc dù không dùng thuật ngữ “toàn cầu hoá” nhưng đã phát hiện

ra xu thế xuất hiện và vận động của nó Theo C.Mác và Ph.Ăngghen động cơ

và mục đích của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là tư bản có thể tăngthêm đến mức vô hạn, tức là tạo ra giá trị thặng dư với tất cả khả năng có thểcủa nó Những yêu cầu gay gắt của việc tiêu thụ sản phẩm để tái sản xuất tưbản chủ nghĩa trong khi cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng cao và tỷ suất

Trang 9

lợi nhuận bình quân có xu hướng giảm xuống buộc tư bản phải phá vỡ giớihạn chật hẹp của thị trường trong nước để bước ra thị trường thế giới Đóchính là do thúc đẩy của quá trình quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ, hệ quả là lựcluợng sản xuất phát triển nhanh chóng Sức sản xuất phát triển lại đòi hỏi phá

vỡ rào cản thương mại giữa các quốc gia, xoá bỏ sự bảo hộ mậu dịch để cácluồng vốn, lao động được tự do lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Ngày nay,

sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với quá trìnhbiến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của các công nghệcao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, côngnghệ vũ trụ…) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đưaloài người từ nền văn minh công nghiệp tiến đến nền văn minh tin học, từ cơ khíhoá sản xuất lên tự động hoá, tin học hoá sản xuất Cách mạng khoa học - côngnghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản, sâu sắc không những trong công nghệsản xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với đó sự pháttriển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế thếgiới được vận hành thống nhất bởi cơ chế thị trường

- Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia tạo ra sự liên kết giữacác nền kinh tế quốc gia, làm cho kinh tế thế giới được cố kết gắn bó hơn

Hiện nay, các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia là lực lượng chiphối quá trình toàn cầu hoá; Các công ty này đang kiểm soát 2/3 thương mạithế giới, 4/5 lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 9/10 kết quả nghiêncứu và chuyển giao công nghệ thế giới; Hiện nay, có 500 công ty xuyên quốcgia hàng đầu thế giới, trong đó có 435 công ty (chiếm 87%) thuộc các nướcG7 (số liệu tham khảo Nhận thức về thời đại ngày nay - GS.TS Vũ Văn Hiền,Nxb CTQG, H.2010) Qúa trình tổ chức lại nền kinh tế toàn cầu, phân chia lạithị trường và khu vực ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia tạo ra sựphân công quốc tế mới về lao động và sản xuất

Trang 10

- Sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế đem lại sự ra đời của các địnhchế kinh tế toàn cầu

Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá dẫn đến sự ra đời các tổ chứcquốc tế và khu vực về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính: Trước hết,phải kể đến Liên hiệp quốc (UN) với 188 nước thành viên, chiếm đại bộ phậncác nước trên thế giới Ngoài ra, còn có các tổ chức khác như Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới(WB), Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệphội các nước Đông Nam Á (ASEAN)… Các tổ chức này đóng vai trò ngàycàng cao trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế và chính trị chung của thếgiới và khu vực

- Sự chuyển đổi chính sách phát triển của các quốc gia theo hướng mởcửa, tự do lưu thông các yếu tố của quá trình sản xuất

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra theo các xuthế: tài chính tiền tệ đang phát huy vai trò to lớn trong đời sống kinh tế toàncầu: mậu dịch quốc tế sẽ thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế và liên kết khu vực;các công ty xuyên quốc gia sẽ thúc đẩy làn sóng sáp nhập các xí nghiệp xuyênquốc gia; kết nối mạng internet sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất và sinhhoạt của loài người Ảnh hưởng chính trị - xã hội của toàn cầu hoá kinh tếtheo hướng tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau làm gia tăng các lợi ích chung củacác quốc gia, do đó thúc đẩy hoà bình và phát triển chung của thế giới

Tuy nhiên, nói đến quá trình toàn cầu hoá, không thể quan niệm mộtcách đơn giản, phiến diện Mặt trái của toàn cầu hoá cũng tạo ra những khảnăng quốc tế hoá các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như buôn bán

ma tuý, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, lan tràn chủ nghĩa khủng bố, lâynhiễm căn bệnh HIV/AIDS… đe doạn gây bất ổn kinh tế - xã hội

Trang 11

Trong quá trình toàn cầu hoá, sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển

và đang phát triển ngày càng tăng, hố ngăn cách giàu, nghèo ngày càng lớn

Do các nước phát triển có ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường nêntrong khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa họ và các nước phát triển cònnhiều bất bình đẳng, phần lớn lợi ích toàn cầu hoá được dồn vào các nướcphát triển Vì vậy, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nước cầnphải chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, tuỳ theo khả năng, mụctiêu phát triển của mình mà có chính sách hội nhập quốc tế và khu vực chophù hợp nhằm tranh thủ các tác động tích cực và hạn chế, các tác động tiêucực của toàn cầu hoá, đồng thời các nước phát triển và các tổ chức quốc tếcần phải trợ giúp các nước nghèo, chậm phát triển, phải hoãn nợ, giảm nợ vàxoá nợ cho các nước này

B Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển

Từ những hậu quả của các cuộc chiến tranh trên thế giới, các quốc giađều nhận thấy tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và phát triển Trong thực

tế, không một nước nào có thể phát triển được trong hoàn cảnh có chiến tranh,

do vậy hoà bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.Hoà bình gắn với phát triển Có hoà bình mới có điều kiện thu hút vốn đầu tưnước ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để pháttriển đất nước Đất nước phát triển mới bảo vệ được hoà bình, nhưng phảiphát triển theo hướng tiến bộ, vì lợi ích của nhân dân, chứ không phải vì lợiích của vài nhà đại tư bản

Xu thế hoà bình và phát triển tác động tới mọi nhóm nước và mọi mốiquan hệ quốc tế:

- Ngày nay, giữa các nước lớn không còn mâu thuẫn về phân chia thuộcđịa như ở các thế kỷ trước, mà tồn tại những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế vàảnh hưởng chính trị ở những khu vực nhất định trên thế giới Những mâu

Trang 12

thuẫn đó buộc các nước lớn phải giải quyết bằng con đường hoà bình và hợptác, chứ không phải bằng con đường chiến tranh.

- Các nước có chế độ chính trị khác nhau thực hiện phương châm vừa hợptác, vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hoà bình Các nước xã hội chủ nghĩa lànhững nước có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học công nghệ chưaphát triển, do vậy cần tranh thủ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của cácnước tư bản phát triển để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tăngnăng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Mục đích của sản xuất tư bản chủnghĩa là lợi nhuận Các nước tư bản chủ nghĩa thấy được những tiềm năng to lớn

về đầu tư, mở rộng buôn bán trong các nước xã hội chủ nghĩa Cho nên sự hợptác giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là khách quan.Song, sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không

vì thế mà suy giảm Mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp côngnhân vẫn là mâu thuẫn cơ bản nhất Cho nên, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xãhội vừa hợp tác, vừa đấu tranh cũng là tất yếu

- Hợp tác và phát triển hiện nay trên thế giới đang diễn ra dưới nhiềuhình thức đa dạng: hợp tác song phương, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế.Các tổ chức quốc tế như: Liên hiệp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thươngmại thế giới… ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, chính trị củacác nước Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế,khoa học kỹ thuật, hợp tác thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ

và cả hợp tác chính trị

Hoà bình, hợp tác và phát triển là một trong những xu thế khách quantrong quan hệ quốc tế Nói xu thế, có nghĩa là thế giới hiện nay vừa có hoàbình và nhất định có hoà bình, vừa chưa có hoà bình, vừa có hợp tác và pháttriển thực sự Nguyện vọng, đòi hỏi bức xúc của loài người là phấn đấu đạt tớicái đích: hoà bình, hợp tác và phát triển

Trang 13

C, Xu thế dân chủ hoá đời sống quốc tế

Ở thế kỷ XX, khi thế giới có hai phe, hai khối là tư bản chủ nghĩa và xãhội chủ nghĩa, các vấn đề quốc tế chủ yếu do các nước lớn đặc biệt là hainước đứng đầu hai phe, hai khối là Liên Xô và Mỹ chi phối Riêng Mỹ có thểchi phối quyền lực của Liên hiệp quốc cùng các tổ chức quốc tế lớn như:WTO, IMF, WB nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ Tuy vậy, ý thức độc lập tựchủ của các nước ở cả hai phe, hai khối cũng ngày càng phát triển

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, cácnước lớn tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ, ở thế thượng phong đã lợi dụng

cơ hội mới để tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của mình về mọi mặt trêntoàn thế giới Mỹ nhanh chóng thực hiện chủ nghĩa đơn phương Khi Mỹ bấtchấp Liên hiệp quốc, đơn phương tiến hành chiến tranh xâm lược Ápganixtan,thì không chỉ bị nhân dân thế giới phản đối mà còn bị các nước đồng minhcủa Mỹ ở Tây Âu và Liên hiệp quốc không đồng tình, “chủ nghĩa đơnphương” và vì thế cũng thất bại

Các nước thuộc liên minh Châu Âu thừa nhận rằng, ngày nay các nướcđang phát triển đã và đang có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyếtcác công việc quốc tế cũng như tháo gỡ những bế tắc cho việc tự do hoáthương mại, vì vậy các nước lớn cần phải thường xuyên đối ngoại với cácnước đang phát triển Các tổ chức như Liên hiệp quốc, WTO, IMF, WB… cóvai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đã thoát khỏi sự chiphối độc quyền Mỹ và một vài nước lớn, thể hiện một xu hướng ngày càngdân chủ hoá

Hiện nay, nhiều vấn đề toàn cầu mới nổi lên, trong đó vấn đề an ninhphi truyền thống mới nảy sinh riêng các nước lớn không tự mình giải quyếtnổi, mà phải nhờ đến sự hợp tác của các nước vừa và nhỏ cùng các tổ chứcphi chính phủ Hơn nữa, các nhà nước cũng không có đủ nguồn lực và khả

Trang 14

năng chuyên môn để giải quyết khả năng toàn cầu ở từng quốc gia, khu vực

và toàn thế giới; Các tổ chức phi chính phủ ngày càng phát triển mạnh mẽ vàtham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề của đời sống quốc tế đang là xuthế lớn của thế giới đương đại

D Xu thế nêu cao ý thức độc lập, tự lực tự cường bảo vệ lợi ích dân tộc của các nước.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệhiện đại, của phong trào cách mạng trên thế giới, của phương tiện thông tin,các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi dân tộc cơ bản của mìnhnhư quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọncon đường phát triển… Mặt khác, các nước lớn, các nước giàu thường ỷ lạivào những thế mạnh về kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nướcnghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc lột về kinh tếthông qua quan hệ trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí tiến hành cảnhững cuộc chiến tranh xâm lược, lật đổ Điều đó dẫn tới cuộc đấu tranh củacác nước dân tộc chủ nghĩa đòi quyền bình đẳng, đòi tôn trọng lợi ích quốcgia dân tộc của họ

Trong thời đại ngày nay, trình độ dân trí thế giới được nâng cao, dânchủ trong đời sống quốc tế được phát huy, ý thức độc lập tự chủ của các quốcgia, dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ Điều đó, không có nghĩa là cácnước đó phát triển biệt lập, đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà họ đang nỗlực bảo vệ lợi ích dân tộc, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong bối cảnhtoàn cầu hoá, góp phần vào công việc chung của thế giới Vì vậy các chínhsách gây chiến tranh xâm lược, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khácbằng cách thực hiện các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”,đối xử bất bình đẳng, không tôn trọng nhau đều vấp phải phản kháng quyếtliệt của các quốc gia có chủ quyền và không được dư luận thế giới đồng tình

Ngày đăng: 15/10/2018, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w