I, Nguồn gốc của tư tưởng HCM về văn hóa, giáo dục Những truyền thống tốt đẹp của dân tộcta đã được lưu truyền qua ngàn đời :Truyền thống hiếu học, chăm chỉ , cần cù, tôn sư trọng đạo, h
Trang 1Mục lục
Mở đầu……….1 Nội dung
1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục
1.1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục……… 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục……… 1.3 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục………
2, Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong việc xây dựng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay……… Kết luận……… Danh mục tài liệu tham khảo………
Trang 2Đề bài : Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Mở đầu
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người không chỉ dành
cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn còn để lại một kho tàng di sản vô cùng quý giá Người luôn quan niệm : “ Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người’ Luôn nhận thức được vai trò to lớn của văn hóa giáo đục, người đã đề lại cho ta nhiều tư tưởng mới
về giáo dục đề từ đó ta có được sự vận dụng vào thực tiễn đất nước để đưa đất nước phát triển hơn nữa Tư tưởng Hồ chí Minh khong chỉ là hệ tư tưởng Đảng, của dân tộc ta mà còn làn kim chỉ nan cho mọi đường lối, chính sách trên con đường đưa đất nước phát triển hơn Theo người, trên con dduowwfng tiến lên XHCN phải có cả tinh thần và vật chất song co người chính là yếu tố quyết định
Và người đã nhấn mạnh rằng : Trong công cuộc kiến thiết đất nước có 4 vấn đề quan trọng cần chú ý đến là : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì thế văn hóa giáo dục có một tầm quan trọng raast đặc biệt Vì vậy em xibn chọn đề tài: Tư tưowrng
Hồ CM về văn hóa giáo dục và sự vận dụng tư tưởng đó trong việc xây dựng nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay Bài viết của em chắc vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy /cô có thể giúp đỡ em để em hoàn thành tốt hơn
Em xib chân thành cảm ơn !
I, Nguồn gốc của tư tưởng HCM về văn hóa, giáo dục
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộcta đã được lưu truyền qua ngàn đời :Truyền thống hiếu học, chăm chỉ , cần cù, tôn sư trọng đạo, ham học hỏi …Không chỉ vậy, người còn có sự ảnh hưởng sâu sắc từ nhưng quan điểm của văn hóa phương đông
và văn hóa phương tây : tinh thần học là chính, học đi đôi với hành, ham mê tìm tòi những chân trời mới…
Trang 3Nguồn gốc đặc biệt quan trọng nhất đó chính là chủ nghĩa Mác – Lê nin và những tấm gương sáng của các bậc vĩ nhân đi trước Tại diễn đàn hội giáo dục nga lần thứ nhất 28-8-1918 Lê Nin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Khẩu hiệu nổi tiếng của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở thành triết lý soodng của hàng triệu con người trên thế giới Ủy ban giáo dục hế kỉ 21 đã đưa giáo dục suốt đời thành một nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỉ mới
Ngoài ra, sau bao năm buôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước người đã học tập được rất nhiều teong nhân dân , trong lao động, tự học là chính Bác nhận ra
phương pháp học gắn liền với nghiên cứu thực tiễn, khác xa với phương pháp học truyền thống Khi tìm thấy con đường cứu nước, người đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến cũng như thực dân , từ đó đã chuẩn bị cho những suy tư về giáo dục sau khi giành độc lập sau này.HCM đa phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến( tầm thường, kinh viện , xa rời thực tế , bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ…) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát)
Nền giáo dục của Việt Nam sau này đã được HCM chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của hội VNCMTN những năm 1925-1927, thực sự ra đời sau thắng lợi của cm tháng 8vaf phát triển cùng với sự nghiệp phát triển của cả dân tộc
Đúc kết giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp thu tư tưởng Mác – Lênin và vận dụng trong trải nghiệm của mình , HCM đã có những quan niệm mới mẻ về văn hóa giáo dục phù hợp với nội tại của người Việt Nam
II, Nội dung quan điểm HCM về văn hóa giáo dục
Văn hóa giáo dục là một trong những lĩnh vực chính của văn hóa Đây là lĩnh vực được HCM rất quan tâm trong suốt cuộc đời cách mạng của mình Những quan điểm của HCM về văn hóa giáo dục được thể hiện qua những nội dung sau đây :
Trang 4A, Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả 3 mục tiêu của văn hóa bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học
Giáo dục là để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn
và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân Mở mang dân trí phải bắt dầu từ việc xóa nạn mù chữ , chống giặc dốt, nâng cao trình độ, kết hợp phổ cập với nâng cao, biến nước ta thành một nước có nền văn hóa cao.Học không phải để chạy theo bằng cấp mà phải có thực học Học
để làm việc, học để làm người, làm cán bộ Người đặt việc học làm cán bộ sau việ chọc để làm việc , học để làm người chính là có hàm ý riêng Trong những việc này, học để làm người là khó nhất.Giáo dục để đào tạo những người vừa có đức vừa có tài , những công dân biết ladm chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Giáo dục còn là để “cải tạo trí thức cũ” “đào tạo trí thức mới” thực hiện “công nông trí thức hóa” “ trí thức công nông hóa “ xây dựng đội ngũ trí thức ngày
đông đảo và có trình độ cao Trong đấu tranh giành độc lạp, tự do trí thức đã có vai trò quan trọng Trong công cuộc xây dựng XHCn vai trò của trí thức ngày càng quan trọng hơn
Nền văn hóa giáo dục còn phải đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh để “ theo kịp các nước khác trên toàn cầu” “ sánh vai cùng các cường quốc năm châu’”
Nói cách khác đào tạo lớp người xây dựng tương lai chính là một nền giáo dục mới
B, Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình , nội dung dạy và học thật khoa học , thật hợp lý, phù hợp với bước phát triển mới của thời đại
Giáo dục phải đảm bảo kiến thức toàn diện Nội dung giáo dục phải bao gồm cả văn hóa, chính trị , khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động Nếu không học văn hóa, không có trình độ thì không học được kĩ thuật, bởi chúng ta
Trang 5đang sống trong một thời đại mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tiến lên như vũ bão, loài người đang vận dụng những thành tựu của khoa học
kĩ thuật để phát triển
Người sau nhiều năm bôn ba ở 5 châu 4 bể đã đúc kết được cho mk ngững kinh nghiệm và sự học hỏi to lớn Người đã nhận thức được vai trò to lớnhững năm 192n của văn hóa giáo dục : Khi cả đất nước bị nô lệ thì văn hóa cũng cùng chung
số phận nô lệ , tuyệt đai bộ phận nhân dân bị đày đọa trong vòng tối tăm, dốt nát
Vì vậy những nhà yêu nước trước tiên phải chủ trương khai dân trí
2, sự vận dụng
Chúng ta không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục…, mà còn có thể học được từ
đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh Các phương pháp này rất gần với những gì đang được nói tới hiện nay như mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội,…
Hiện nay đất nước và thế giới có nhiều đổi thay so với sinh thời Hồ Chí Minh, nhưng những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục vẫn tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà
Trước đây cũng như hiện nay, giáo dục phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả mọi người theo tinh thần “ai cũng được học hành” Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, giáo dục hôm nay tập trung vào mục tiêu tổng quát là chất lượng và hiệu quả, lấy sự phát triển toàn diện
Trang 6con người cả phẩm chất và năng lực làm thước đo của nền giáo dục Dưới ánh sáng quan điểm “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh”, ngày nay Đảng ta nhấn mạnh phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của người học Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, tiếp tục quan điểm “thực dạy, thực học” tức là đi vào thực chất hiệu quả thật sự phục vụ Tổ quốc và nhân dân Cũng như trước đây, với tinh thần thi đua “dạy thật tốt, học thật tốt”, hiện nay đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục tập trung vào ba đối tượng chính: người thầy, người học và người quản lý
Muốn dạy tốt, học tốt, quản lý tốt thì phải dạy thật, học thật, quản lý thật Đó là
điều căn cốt nhất Ngược lại, nếu chạy theo thành tích, hình thức, phô trương, nói
mà không làm, nói một đường làm một nẻo thì số phận giáo dục coi như đã an bài
Thấm nhuần những lời dạy của Bác, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nhà nước đã tập trung đầu tư cho giáo dục Toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm, tạo điều kiện cho Giáo dục và Đào tạo phát triển
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo nước nhà đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo phải phấn đấu vươn lên hơn nữa
Hiện nay, toàn ngành GD&ĐT đang tích cực triển khai việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết 40/QH10; thực hiện phổ cập giáo dục theo Nghị quyết 41/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ, thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết Những chỉ dẫn của Người về Giáo dục
và Đào tạo càng cần được tìm hiểu kỹ để quán triệt và vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện của cơ sở, địa phương Chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt những lời Người căn dặn
Một là : Giáo dục phải hết sức coi trọng va trò của người thầy và phải hình thành cho học sinh thấy vị trí, vai trò của mình để nâng cao nhu cầu, khả năng tự học, phát huy được năng lực sẵn có
Trong trường học, Người chú trọng dạy cho học sinh lòng yêu nước: “ Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.” [7] Hơn ai hết, Người hiểu rõ chỉ có lòng yêu nước, thương nòi mới thúc đẩy mọi người học tập, phấn đấu, mới hết lòng phụng sự nhân dân Nói chuyện với học sinh các Trương Trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương ở Hà Nội, Người nói: “ Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân phong kiến khác hẳn nhau Bây giờ phải học
Trang 7để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức…Học để phụng sự ai ? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân , làm cho dân giàu nước mạnh” [8]
Tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được Hồ Chí Minh quán triệt thực hiện trong ngành giáo dục và toàn xã hội Người phát động phong trào chống nạn mù chữ, thất học , làm cho mọi người dân đều biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, nâng cao dân trí để có kiến thức mới phục vụ cho công cuộc kiến thiết nước nhà Bên cạnh đó, Người yêu cầu ngành giáo dục phải sửa đổi triệt để nội dung chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, khôi phục kinh tế, quốc phòng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thầy giáo, cô giáo đối với xã hội Người nhấn mạnh: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất , những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con
em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang" [10] Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt Bác nhắc nhở: "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con" [11] Hồ Chí Minh là Người đầu tiên vinh danh nghề giáo, đặt người thầy vào vị trí được tôn trọng, cao quý nhất của xã hội Muốn đạt được sứ mệnh vẻ vang ấy, người giáo viên phải nhận thức được mình không phải là gõ đầu trẻ kiếm cơm mà
là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ Người nhấn mạnh người giáo viên là: “ cán bộ chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn” [12]Do đó, người giáo viên phải tăng cường trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương sáng
để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chắm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội hiện nay, mỗi thầy giáo, cô giáo là những chiến sỹ trên mặt trận đó.Đối với người làm công tác quản lý giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ họ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng,
là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Trong công tác quản lý giáo dục, Người chỉ
rõ phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm; chủ trương phải
cụ thể, thiết thực, đúng đắn; kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của Trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm qúy báu và phong phú của quần chúng,
Trang 8của cán bộ và của địa phương.Đối với học sinh, trong thư gửi học sinh ngày khai trường tháng 9-1945, bên cạnh việc đề cao vai trò của học sinh, Bác khích lệ học sinh chăm chỉ học tập để làm rạng rỡ cho nước nhà
Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là phải đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đức, vừa có tài: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng Có tài phải có đức ” [14]
Ngày 21-10-1964, trong bài nói chuyện tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh những nội dung cốt yếu trong giảng dạy và học tập: “ Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất là quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì
có tài cũng vô dụng Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân” [15]
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đó, Người cho rằng nhà trường và thầy giáo phải dạy cho học sinh các nội dung giáo dục như thể dục, trí dục, mỹ dục và đức dục:
- Về thể dục, để làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần phải giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
- Về trí dục: ôn lại những điều đã học, học thêm những trí thức mới.
- Về mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Về đức dục: là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Những nội dung giáo dục trên phải được đưa vào chương trình của tất cả các lớp, các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận:
- Đối với đại học cần phải phù hợp với thực tiễn nước nhà.
- Đối với trung học cần đảm bảo cho học sinh những kiến thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đề xây dựng đất nước, bỏ những phần nào không cần cho đời sống thực tế.
- Đối với tiểu học cần giáo dục cho các cháu yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Giữa “học” và “hành”, Bác cho rằng “học” phải đầy đủ, toàn diện, sát thực
tế; “hành” phải linh hoạt, mềm dẻo; muốn mọi việc làm, mọi hành động cách mạng luôn đúng đắn thì “khi trở về làm việc, cần phải áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cách khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc” [5].
Xuất phát từ nguyên lý quan hệ biện chứng lý luận gắn với thực tiễn, việc học tập lý
luận và hành động cách mạng cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, Bác lưu ý “lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng… Hoạt động sản xuất là nền tảng của thực hành, nó quyết định tất cả các hoạt động khác… muốn hiểu biết lý luận và phương pháp cách mạng, phải thực hành tham gia cách mạng…” [6]“Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức một nửa.
Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải biết kết hợp với thực
hành…” [7] Từ nguyên lý trên, Bác đã chỉ ra một cách cụ thể về việc vận dụng phương thức học đi đôi với hành, Bác nói “ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo, v.v., có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày Đó là học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến…” [8], “các em
sẽ phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong sách vở mà ngay trong những công tác của mình” [9]; đối với cán bộ, đảng viên Bác nói,“Học tập làm cho mỗi đảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản, biến quyết tâm đó thành hành động thực tế trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và đời sống hằng ngày” và“Phương châm, phương pháp học tập là lý luận liên hệ với thực tế Học xong,
Trang 9về xí nghiệp, về hợp tác xã, về cơ quan… Phải biến những điều đã học thành hành động cách mạng thực tế Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông”
Kết luận
Những quan điểm của Hồ Chí minh về văn hóa giáo dục là ột hệ thống quan điểm rất phong phú và đa dạng trong điều kiện đất nước nagfy càng phát triển, vai trò của giáo dục là rất quan trọng thì hệ thống tư tưởng này như là một kim chỉ nan cho sự cải cách để phát triên của giáo dục Vận dụng những tư tưởng này vào thực tiễn, Thấm nhuần những lời dạy của Bác, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nhà nước đã tập trung đầu tư cho giáo dục Toàn Đảng, toàn dân
đã quyết tâm, tạo điều kiện cho Giáo dục và Đào tạo phát triển
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo nước nhà đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo phải phấn đấu vươn lên hơn nữa