1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

123 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Đa số các quyết định này được đưa ra dựa trên việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty và kế hoạch tài chính ngắn hạn, chiến lược trong dài hạn của công ty.Phân tích tài chính giúp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

VƯƠNG THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

VƯƠNG THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THẾ HÙNG

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty cổ phần Tậpđoàn Hoa Sen” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khácđảm bảo theo đúng quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đượcđăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Tác giả luận văn

Vương Thị Thanh Mai

Trang 4

LỜI CẢMƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Thế Hùng, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trình bày

để tôi có thể hoàn thiện nội dung và cả hình thức của luận văn

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính 9

1.2.1 Khái niệm, chức năng của phân tích tài chính 9

1.2.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 11

1.2.3 Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính 14

1.2.4 Lập kế hoạch tài chính 29

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 39

2.1 Quy trình nghiên cứu 39

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 39

2.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị 39

2.2.2 Các tài liệu kế hoạch 40

2.2.3 Tài liệu khác 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1 Phương pháp so sánh 41

Trang 6

2.3.2 Phương pháp loại trừ 42

2.3.3 Phương pháp mô hình Dupont 44

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HOA SEN 48

3.1 Giới thiệu Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen 48

3.1.1 Lịch sử hình thành 48

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 48

3.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 52

3.2 Tình hình tài chính của Tập đoàn Hoa Sen từ năm 2013 đến 2017 53

3.2.1 Phân tích khái quát 53

3.2.2 Phân tích các nhóm tỷ số tài chính 66

3.2.3 Phân tích Dupont mở rộng 81

3.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen 83

3.3.1 Ưu điểm 83

3.3.2 Hạn chế 85

CHƯƠNG 4 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HOA SEN 88 4.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn 88

4.2 Lập kế hoạch tài chính 89

4.2.1 Dự báo doanh thu 89

4.2.2 Các báo cáo tài chính dự kiến 95

4.2.3 Kết quả dự kiến 99

4.3 Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tập đoàn 100

4.3.1 Nâng cao khả năng thanh toán 101

4.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 102

4.3.3 Nâng cao khả năng sinh lời 104

4.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện môi trường làm việc 106

4.4 Kiến nghị 107

4.4.1 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước 107

4.4.2 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 108

Trang 7

KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 8

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

10 n/a Not available (các chỉ tiêu, số liệu không

có/ không xácđịnh)

Trang 9

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cấu trúc thông thường của ngân sách tiền mặt 33

Bảng 1.2 Các dòng tiền ra 34

Bảng 3.1 Biến động tài sản qua các năm từ 2013 – 2017 54

Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản qua các năm từ 2013 – 2017 55

Bảng 3.3 Biến động nguồn vốn qua các năm từ 2013 – 2017 57

Bảng 3.4 Hệ số tài trợ thường xuyên giai đoạn từ 2013 – 2017 59

Bảng 3.5 Biến động doanh thu – chi phí – lợi nhuận 60

Bảng 3.6 Cơ cấu doanh thu – chi phí năm 2013 đến 2017 63

Bảng 3.7 Tóm tắt lưu chuyển tiền tệ giai đoạn từ 2013 – 2017 64

Bảng 3.8 Tỷ số khả năng thanh toán ngành thép giai đoạn từ 2013 – 2017 67

Bảng 3.9 Các đòn bẩy tài chính giai đoạn từ 2013 – 2017 68

Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn từ 2013 – 2017 72

Bảng 3.11 Tỷ số khả năng sinh lời giai đoạn từ 2013 – 2017 76

Bảng 3.12 Tỷ suất sinh lợi năm 2017 Hoa Sen so với Nam Kim 80

Bảng 3.13 Tỷ số giá thị trường một số cổ phiếu ngành thép 80

Bảng 3.14 Phân tích Dupont Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn từ 2013 – 2017 82

Bảng 4.1 Sản lượng thép trong nước 9 tháng đầu năm 2017 91

Bảng 4.2 Dự báo tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu 95

Bảng 4.3 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 dự kiến 97

Bảng 4.4 Bảng cân đối kế toán dự kiến tại ngày 30/9/2018 98

Bảng 4.5 Các chỉ số tài chính dự kiến năm 2018 99

Trang 10

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình lập kế hoạch tài chính ngắn hạn 31

Hình 2.1 Mô hình Dupont phân tích ROA 46

Hình 3.1 Mô hình Tập đoàn Hoa Sen 50

Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Hoa Sen 51

Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn từ 2013 – 2017 59

Hình 3.4 Biểu đồ khả năng thanh toán giai đoạn từ 2013 – 2017 66

Hình 3.5 Công suất sản xuất sản phẩm (ngàn tấn/ năm) 69

Hình 3.6 Biểu đồ phát triển hệ thống chi nhánh của Tập đoàn 70

Hình 3.7 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thành phẩm 71

Hình 3.8 Biểu đồ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn từ 2013 – 2017 74

Hình 3.9 Biểu đồ chỉ số về các khoản phải thu giai đoạn từ 2013 – 2017 76

Hình 3.10 Diễn biến giá nguyên liệu (USD/ tấn) 79

Hình 4.1 Sản lượng sản xuất thép thô 90

Hình 4.2 Xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc 91

Hình 4.3 Nhập khẩu thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 92

Hình 4.4 Thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 93

Hình 4.5 Tiêu thụ thép/ đầu người các quốc gia (2015) 94

Trang 11

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, hơ ̣p tác và liên kết kinh tế trên bình diê ̣n toàn cầu cũng như khu vực là

xu thế tất yếu Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất Việt Nam đã và đang bước vào nền hội nhập kinh tế với tư cách là thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế quốc tế: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Rõ ràng rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội nhận được là không ít thách thức, đặc biệt là hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản Theo thống kê, năm 2015 có khoản 94.754 doanh nghiệp thành lập mới nhưng có tới 80.588 doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động; tính riêng 6 tháng đầu năm 2016 có tới 36.600 doanh nghiệp phá sản hoặc chờ phá sản

Vậy để tồn tại và nắm bắt các cơ hội phát triển trong điều kiện hội nhập, các nhà quản trị luôn phải lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu, cho doanh nghiệp Trong đó, các quyết định tài chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định quản lý tài sản và quyết định phân chia cổ tức đóng vai trò vô cùng quan trọng Đa số các quyết định này được đưa ra dựa trên việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty và kế hoạch tài chính ngắn hạn, chiến lược trong dài hạn của công ty.Phân tích tài chính giúp các nhà quản trị nhận định chính xác, trung thực, khách quan tình hình hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính

Trang 12

2

Sắp tới, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực các doanh nghiệp thép nội địa sẽ phải đối mặt với việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm thép có xuất xứ từ các quốc gia thành viên với ưu thế vượt trội về giá cả cũng như chất lượng Thêm vào đó, việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ vô hình chung tạo nên xu hướng áp dụng rào cản phi thuế quan tại thị trường các quốc gia thành viên Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng như thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường của các quốc gia thành viên.Đây là nhận định của ông Lê Phước Vũ – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần (CP) Tập đoàn Hoa Sen Nhưng để làm được điều này, các doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Hoa Sen nói riêng cần hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân và có những kế hoạch tài chính phù hợp

trong tương lai Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen” làm luận văn thạc sỹ kinh tế Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen 5 năm qua như thế nào?

- Những hạn chế nào cần khắc phục trong hoạt động tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen?

- Dự kiến tình hình tài chính năm tiếp theo củaCông ty CP Tập đoàn Hoa Sen như thế nào? Cầnđưa ra các hành động, giải pháp cụ thể gì đểcải thiện những hạn chế trong tài chính của Tậpđoàn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá về tình hình tài chính và lập kế hoạch tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen Đưa ra các giải pháp cải thiện hạn chế về tài chính của Tậpđoàn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu và hệ thống hóanhững lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính

Trang 13

3

- Phân tích tình hình tài chính để thấy được xu hướng phát triển và vị thế củaCông

ty CP Tập đoàn Hoa Sen trong 5 năm qua; thấy được những hạn chế trong công tác quản lý tài chính của Tậpđoàn

- Lập kế hoạch tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen trongnăm tới

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại; đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch tài chính đặt ra

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tài chính củaCông ty CP Tậpđoàn Hoa Sen

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tình hình tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn từ đầu năm tài chính 2013 đến hết năm tài chính 2017

- Lập kế hoạch tài chính cho năm tài chính 2018

4 Kết cấu của luận văn

Để giải quyết các vấn đề được đặt ra cho đề tài nghiên cứu, luận văn được chia làm

4 chương chính như sau:

 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

 Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

 Chương 3: Phân tích tình hình tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen

 Chương 4: Lập kế hoạch tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài

Trang 14

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích tài chính là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh Nhiều tác giả

đã đề cập đến phân tích tài chính doanh nghiệp với những nội dung chuyên sâu nhất định, có thể kể đến một số công trình như:

Đỗ Huyền Trang tác giả luận án “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ” (năm 2012)nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu.Luận án

đã chỉ ra rằng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng được xác định trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc yếu tố đầu vào, nhưng phải phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu để thực hiện các mục tiêu cụ thể trước mắt và mục đích phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhằm tiếp tục khẳng định vai trò xuất khẩu chủ lực của sản phẩm gỗ chế biến Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh riêng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó các chỉ tiêu mang tính chất đặc thù có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các loại máy móc thiết bị của từng công đoạn sản xuất – mỗi công đoạn có yêu cầu kỹ thuật và chất lượng được quy định chặt chẽ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu – loại hàng tồn kho được dự trữ nhiều do đặc thù sản xuất và có giá trị lớn trong hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – loại chi phí chiếm đến

80 – 85% tổng chi phí sản xuất sản phẩm

Luậnán “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Nguyễn

Trang 15

5

Thị Quyên xuất phát từ lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công khai, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện hành.Luận án cho rằng: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán hết sức quan trọng, có vai trò tạo lập và củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như cung cấp những thông tin chính thống, công khai của doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tế hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hiện hành chưa cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết cho người sử dụng Vì thế, để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác của thông tin tài chính, làm căn cứ tin cậy cho người sử dụng - đặc biệt là các nhà đầu tư - cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công khai trên cơ

sở quán triệt các quan điểm mang tính nguyên tắc: (1) Công khai, minh bạch (2) Đơn giản, dễ hiểu (3) Kịp thời, khách quan Từđó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng như kiến nghịđiều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thúy trong luậnán “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” (năm 2013) cho rằng hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty chứng khoán mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và sự phát triển của cả nền kinh tế Tuy nhiên, cho đến nay chưa hề có bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đảm nhận công việc phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán.Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam như: Xây dựng được đội ngũ những người phân tích tình hình tài chính

có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp (có chứng chỉ về phân tích báo cáo tài chính, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán); cần phải bổ sung các phương pháp mới được áp dụng rộng rãi ở các nước

Trang 16

6

phát triển như phương pháp hồi qui, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp Dupont; bổ sung một số nô ̣i dung phân tích tình hình tài chính đ ặc trưng trong các công ty chứng khoán như: Phân tích tình hình bảo đảm vốn điều lệ so với vốn pháp định, phân tích tình hình biến động về tỷ suất đầu tư tài sản cố định, phân tích khoản dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động…

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải với luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc

Bộ Giao thông vận tải” (năm 2013): Nêu được tính chất đặc thù của đặc điểm ngành kinh doanh tác động đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh riêng của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, đó

là các công trình giao thông vận tải thường có thiết kế riêng và phương pháp thi công riêng; mỗi công trình được xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những điều kiện thi công khác nhau Do đó, đòi hỏi phải có các chỉ tiêu đánh giá tính sáng tạo và hiệu quả của việc sử dụng các giải pháp thi công hợp lý thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đánh giá được hiệu quả của công tác phục vụ thi công của các doanh nghiệp, đánh giá sự hài lòng của chủ đầu tư về tiến độ, thời gian, chất lượng, giá cả

Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề được tập trung nghiên cứu trên thế giới từ mấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau

về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp Trong luận án “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (năm 2014), tác giả Đỗ Hồng Nhung đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp Đặc biệt là quy trình này sẽ được ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể Thêm vào đó, tác giả

đã đề xuất một số chỉ tiêu mới phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp

Trang 17

7

như tỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng tiền/vốn chủ sở hữu bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời) truyền thống đang được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Luận án của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.” (năm 2015): Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp dự báo dòng tiền phổ biến

là theo kế hoạch hoạt động và theo tỷ lệ phần trăm doanh thu Những phương pháp này phải dựa trên tài liệu nội bộ của doanh nghiệp và thường bị tác động bởi các suy đoán chủ quan của người làm dự báo Để giúp cho các đối tượng bên ngoài có thể

dự báo chính xác dòng tiền khi không có các thông tin nội bộ, Luận án này đã xây dựng và kiểm định các mô hình dự báo như mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền,

mô hình các thành phần dồn tích gộp chung, mô hình các thành phần dồn tích cụ thể

và mô hình tỷ suất dòng tiền Các mô hình dự báo của Luận án được xây dựng và kiểm định dựa trên các thông tin kế toán được công bố trên Báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông qua phân tích hồi quy OLS, REM và FEM Luận án đã đi đến kết luận mô hình hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) là mô hình phù hợp trong

dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Kết quả hồi quy FEM cho thấy các mô hình dự báo mà Luận án đã xây dựng đều có khả năng đáng kể trong dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cho các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Khả năng dự báo của các mô hình này khác nhau (giá trị hệ số R2 tương ứng của các mô hình từ 51% tới 93%) trong đó

mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể có khả năng dự báo cao nhất Vì vậy, các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể áp dụng các

mô hình dự báo của Luận án này trong dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định kinh tế

Tác giả Nguyễn Đức Dũng với luận án “Nghiên cứu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” (năm 2016) nghiên cứu

Trang 18

8

ảnh hưởng của các thông tin từ báo cáo tài chính,trong đó tập trung vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam và chứng minh rằng khi lợi nhuận thay đổi (đặc biệt khi lợi nhuận bị âm) thì thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ chi phối và tác động đến quyết định của nhà đầu tư

- Luận án cũng chứng minh rằng việc thiếu thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ không làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng) nhưng sẽ làm giảm sự tự tin trong việc ra quyết định của các nhà đầu

- Luận án chứng minh ảnh hưởng của phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ(theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp) đối với hiệu quả thông tin cung cấp cho nhà đầu tư Luận án phân tích ảnh hưởng luồng tiền của các hoạt độngtới việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư Luận án cũng chứng minh sự quan tâm của nhà đầu tư đối với hai thông tin chưa được cung cấp trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là luồng tiền trên cổ phiếu và luồng tiền tự do của doanh nghiệp Nhóm tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính tại các doanh nghiệp

cụ thể:

Tác giả Vũ Minh Đức với luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính công ty cổ phần Viwaseen3” (năm 2015) hệ thống hóa những vấn đề lí luận chung về phân tích tài chính, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần Viwaseen3 từ đó đưa

ra các giải pháp và kiến nghị

Tác giả Bùi Hoàng Giang với luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí” (năm 2015) dựa trên những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí như hoàn thiện phương pháp và nội dung phân tích tài chính, hoàn thiện Quy chế quy định phân tích tài chính, hoàn thiện quy trình phân tích tài chính…

Trang 19

9

Tác giả Nguyễn Kim Phương cùng luận văn thạc sỹ “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa” (năm 2015) phân tích thực trạng tài chính của Công ty cổ phần đường Biên Hòa giai đoạn từ 2010 - 2014, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báo tài chính công ty giai đoạn

2015 - 2017 Qua đó đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về tài chính của công ty

Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Hương “Phân tích Báo cáo tài chính của Công

ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh” (năm 2016) nghiên cứu các lý luận về Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính; tìm hiểu công tác phân tích vàđánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh Từ những kết quảđạt được,tác giảđưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với tình hình nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

Tuy các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung hoặc một khía cạnh nhất định về chỉ tiêu phân tích, tình hình phân tích tài chính ở một doanh nghiệp cụ thể, nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến công tác phân tích tài chính và đặc biệt là việc lập kế hoạch tài chính sau phân tích tại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen Vì vậy, luận văn sẽ làm rõ tình hình tài chính đồng thời lập kế hoạch tài chính cho Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen; nghiên cứu không giống với bất cứ nghiên cứu nào trước đây

1.2 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính

1.2.1 Khái niệm, chức năng của phân tích tài chính

1.2.1.1 Khái niệm

Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động và hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra

Tài chính doanh nghiệp được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh, đo lường cụ thể Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính không những thể

Trang 20

10

hiện tình trạng tài chính, sức mạnh tài chính, an ninh tài chính, mà còn thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, thông qua phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính là cách tiếp cận khoa học, chính xác Nói cách khác, phân tích tài chính hay phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính là cách thức tiếp cận tài chính doanh nghiệp có

độ tin cậy và tính xác thực cao Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: phân tích tài chính

là hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định Hoặc phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá quá khứ, hiện tại và tương lai đối với tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng cần quan tâm

Hai quan điểm trên thống nhất với nhau, đều nhận định rằng phân tích tài chính là phương pháp để thu thập thông tin tài chính Tuy nhiên, cũng có những quan điểm toàn diện hơn về phân tích tài chính, như quan điểm của GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Trọng Cơ cho rằng: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếuđã qua và hiện nay của doanh nghiệp,tìm ra nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; dự đoán các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà

họ quan tâm.[15]

1.2.1.2 Chức năng

Phân tích tài chính là công cụ để nhận thức các hiện tượng, quá trình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có được thông tin làm căn cứ cần thiết để điều hành và quản lý Các chức năng cơ bản của phân tích tài chính là: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp

Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp và các bên liên quan qua sự vận động của các nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ Quan hệ kinh tế của

Trang 21

Chức năng dự đoán: Mỗi doanh nghiệp trong từng chu kỳ phát triển đều hướng đến những mục tiêu nhất định Để có quyết định phù hợp đáp ứng được mục tiêu mong muốn các nhà quản lý cần thấy được tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, những gì sẽ xảy ra Đó là chức năng dự đoán tài chính

Chức năng điều chỉnh: Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính Khi đã có thông tin dự báo tài chính, nhằm chủ động, có phương hướng giải quyết những vấn đề khó khăn trước khi chúng trở nên bế tắc hoặc có giải pháp điều chỉnh nhằm thay đổi các kết quả không mong muốn đòi hỏi các nhà quản lý cần dự vào dấu hiệu phân tích để phát hiện kịp thời các yếu tố mới nảy sinh, phân tích nó nhằm đề xuất biện pháp kịp thời

1.2.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau Donhu cầu

về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt độngtài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng các nhucầu khác nhau của từng đối tượng Điều đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phântích hoạt động tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển; mặt khác, cũng tạora sự phức tạp trong nội dung và phương pháp của phân tích hoạt động tài chính

Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết địnhvới mục đích khác nhau Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với mỗi đối tượngsẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau và có vai trò khác nhau

Trang 22

12

1.2.2.1 Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý

Là người trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhấttài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mụctiêu sau:

- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đãqua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi rotài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ;

- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận ;

- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;

- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp

Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính và tạo cơ

sở để lập kế hoạch tài chính, làm nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chínhmà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp

1.2.2.2 Phân tích hoạt động tài chính đối với các cổ đông

Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sửdụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc cácđơn vị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toánvề giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia

và thặngdư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được củadoanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinhlời của doanh nghiệp Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Tiền lời bình quân cổ phiếu củadoanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thường không hài lòng trước tiền lời đượctính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiền lời này chênh lệch rất xa so với tiền lờithực tế.Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên

Trang 23

13

nghiệp trung gian (chuyên giaphân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có những cuộc tiếp xúctrực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệpvà đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính

Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp vàước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năngsinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

1.2.2.3 Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng

Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứngnhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắc đượckhả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay Do đó, phân tíchhoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của kháchhàng Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản chovay ngắn hạn có những nét khác nhau.Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặcbiệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Hay nói cách khác làkhả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản chovay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khảnăng sinh lời của doanh nghiệp

mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năngsinh lời này

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanhnghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặtmạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúpcho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đíchmà họ quan tâm

1.2.2.4 Phân tích hoạt động tài chính đối với người lao động

Lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho người lao động là thu nhập và các cơ hội thăng tiến, ngoài ra ở một số doanh nghiệp người lao động cũng nắm giữ một số cổ phần nhất định và được chia cổ tức tương ứng Các khoản thu nhập của người lao

Trang 24

1.2.3 Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính

1.2.3.1 Phân tích khái quát

Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp

Quy mô tài chính của doanh nghiệp thể hiện phạm vi hoạt động, các mối quan hệ kinh tế với các bên liên quan trong việc huy động và sử dụng vốn Quy mô tài chính

sẽ phần nào phản ánh trình độ quản lý và năng lực của doanh nghiệp trên thị trường Quy mô tài chính được phân tích thông qua so sánh biến động với các kỳ trước của một số chỉ tiêu:

Tổng tài sản (Total assets): khái quát về tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp

Giá trị của tài sản chính là vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vốn kinh doanh lớn càng lớn cho thấy năng lực tài chính càng cao so với bên ít vốntương đồng về điều kiện kinh doanh

Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Để vốn kinh doanh phát huy hết vai trò trong quá trình luân chuyển đòi hỏi nhà quản lý cần sử dụng tài sản một cách tốt nhất Cơ cấu tài sản sẽ phản ánh chính sách đầu tư của doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh và mang lại hiệu quả hay không Đồng thời với một cơ cấu vốn tối ưu, chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp sẽ nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp là cao nhất Tuy nhiên, thực tế không thể xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu mà việc huy động vốn chủ yếu căn cứ vào mục tiêu sử dụng vốn và điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh của

Trang 25

15

doanh nghiệp Tài sản và cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn là hai mặt của tổng tài sản, nó lệ thuộc vào nhau đòi hỏi nhà quản lý lưu ý xem xét khái quát quy mô tài chính thông qua chỉ tiêu này

Vốn chủ sở hữu (Equity)

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết năng lực tài chính của các chủ sở hữu doanh nghiệp, thể hiện

sự độc lập tài chính với các bên liên quan đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT = Lợi nhuận trước thuế (EBT) + Chi phí lãi vay (I)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thường là một năm tài chính, không phân biệt nguồn vốn được huy động từ đâu, chi phí cần bỏ ra để được sử dụng nguồn vốn

đó Các nhà đầu tư cũng như quản trị doanh nghiệp rất quan tâm đến chỉ tiêu này khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn

Lợi nhuận sau thuế (NI – Net profit)

NI = Tổng thu nhập - Tổng chi phí = EBIT – I – T (chi phí thuế TNDN)

Lợi nhuận sau thuế còn gọi là lợi nhuận ròng là phần lãi thu được của các chủ sở hữu sau một giai đoạn kinh doanh nhất định Đây là cơ sở để đánh giá các chính sách kinh doanh, trình độ quản lý chi phí, năng lực sinh lợi sau khi tính đến chi phí

sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài và nguồn gốc cho sự tăng trưởng bền vững về tài chính của doanh nghiệp

Dòng tiền thu về trong kỳ (IF – Inflows)

IF = IFo + IFi +IFf

Tổng dòng tiền thu về trong kỳ bằng tổng hợp các dòng tiền thu được từ tất cả các hoạt động: Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (IFo), dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư (IFi) và dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính (IFf) Chỉ tiêu này cho

Trang 26

16

thấy quy mô dòng tiền của doanh nghiệp, quy mô dòng tiền càng lớn với các yếu tố khác tương đồng thì doanh nghiệp càng có lợi thế so với đối thủ, năng lực tài chính càng cao Tuy nhiên, để đảm bảo quy mô dòng tiền trong kỳ tăng cần đánh giá chỉ tiêu dòng tiền thuần

Dòng tiền thuần (NC – Net cash flow)

Dòng tiền thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động liên quan đến việc tạo tiền Một doanh nghiệp có doanh thu lớn, dòng tiền thu về lớn nhưng dòng tiền vào được tạo ra vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi ra bằng tiền nên dòng lưu chuyển thuần âm; khi hiện tượng này kéo dài sẽ là bằng chứng cho thấy sự suy thoái tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường Ngược lại, khi dòng tiền thuần dương quá lớn và liên tục, tức là dòng tiền tạo ra dư thừa quá lớn so với nhu cầu chi trả có thể là dấu hiệu của việc ứ đọng tiền mặt, tăng chi phí trong việc giữ tiền Để có những đánh giá rõ ràng hơn cần xem xét dòng tiền thuần gia tăng từ ảnh hưởng của các hoạt động nào

NC = NCo + NCi + NCf

Các nguồn tiền chính của một công ty có thể thay đổi theo giai đoạn tăng trưởng của nó Với một công ty ở giai đoạn trưởng thành thì nguồn tiền chính nên là từ HĐKD Trong dài hạn, một công ty phải tạo ra tiền từ HĐKD, nếu dòng tiền thuần

từ HĐKD mà liên tục bị âm thì công ty cần phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu

để tài trợ cho phần thiếu hụt Nhưng cuối cùng thì các nhà tài trợ vốn này cũng sẽ phải được bồi hoàn lại tiền nhờ HĐKD, hoặc họ sẽ không tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp Tiền được tạo ra từ HĐKD có thể được dùng cho hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính Nếu công ty có những cơ hội kinh doanh hoặc cơ hội đầu

tư khác tốt thì nó nên sử dụng tiền cho hoạt động đầu tư Nếu công ty không có các

cơ hội đầu tư sinh lời, nó nên trả lại vốn cho các nhà cấp vốn, tức là dùng tiền vào một hoạt động tài chính Trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng, dòng tiền từ HĐKD có thể bị âm trong một số thời gian nào đó do nó cần đầu tư thêm vào hàng

Trang 27

17

tồn kho và các khoản phải thu nhằm tăng trưởng kinh doanh Điều này không thể duy trì lâu dài được nên cuối cùng tiền chủ yếu đến từ HĐKD để doanh nghiệp có thể hoàn vốn cho những người cho vay và đầu tư Cuối cùng, dòng tiền từ HĐKD cần phải đủ lớn để tài trợ được cho cả chi phí đầu tư hay công ty cần có một dòng tiền tự do Tóm lại, những điểm cần cân nhắc ở khi phân tích dòng tiền thuầnlà:

- Dòng thu và chi tiền chính của doanh nghiệp là gì?

- Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD có dương hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tư hay không?

Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản

Cân đối tài chính là yêu cầu và mục tiêu của công tác quản trị tài chính, phân tích khái quát cấu trúc tài chính nhằm cung cấp thông tin, phát hiện các dấu hiệu mất cân đối cục bộ để thiết lập, tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động tài chính Sử dụng kết hợp phương pháp

so sánh với các kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu sau:

Cấu trúc tài sản

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 1 – Nợ phải trả = 1 – Hệ số nợ

Tổng tài sản Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ tài chính của doanh nghiệp Các nhà đầu

tư cho vay thường thấy an tâm hơn khi hệ số trên gần 1, tuy nhiên hệ số tự tài trợ lớn cũng đồng nghĩa với chi phí vốn lớn hơn, hệ thống đòn bẩy tài chính chưa được

sử dụng nhằm khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Do đó, cần căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, chính sách của từng doanh nghiệp để cân nhắc một cơ cấu tài chính phù hợp, đạt hiệu quả

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn

Hệ số trên phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản theo thời gian Thông thường, các doanh nghiệp không được huy động nguồn vốn

Trang 28

18

ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn Nếu hệ số tài trợ thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 1 tức là doanh nghiệp có đủ nguồn vốn tài trợ trong dài hạn, an toàn trong thanh khoản Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có thể xảy ra bất ổn về tài chính khi khoản nợ đã đến hạn nhưng chưa thể thu hồi vốn từ các tài sản đã đầu tư

Cấu trúc doanh thu chi phí

Hệ số Giá vốn/ Doanh thu = Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Hệ số Tổng chi phí/ Doanh thu thuần = Tổng chi phí

Doanh thu thuần Các chỉ tiêu trên cho biết để thu về một đồng doanh thu cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Các hệ số trên càng nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí tốt, hiệu quả hoạt động cao và là cơ sở cho sự phát triển bền vững Quy mô và trình

độ tổ chức hoạt động trong mỗi lĩnh vực ngành nghề là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu trên

Cấu trúc dòng tiền

Tài sản, thu nhập và dòng tiền có mối quan hệ mật thiết với nhau, một doanh nghiệp

có quy mô tài sản lớn, lợi nhuận cao, dòng tiền thu vào nhiều nhưng không thể cân đối với các khoản cần chi ra bằng tiền thì vẫn có thể tuyên bố phá sản Vì vậy cân đối dòng tiền quyết định sự “tồn, vong” của doanh nghiệp, chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong đánh giá cấu trúc dòng tiền là hệ số tạo tiền:

Hệ số tạo tiền = Dòng tiền thu về (Inflows)

Dòng tiền chi ra (Outflows)

Hệ số trên cho biết mỗi đồng tiền doanh nghiệp chi ra sẽ thu về bao nhiêu đồng Hệ

số này càng cao và lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh khoản tốt, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, tạo lập các quan hệ thương mại Ngược lại, khi hệ số tạo tiền nhỏ hơn 1 cũng tức là dòng tiền thuần âm sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thu chi, biểu hiện của mất cân bằng thanh khoản, rủi ro tài chính xuất hiện

Trang 29

19

Cân đối về dòng tiền là cân đối về thu chi và dự trữ tiền, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cũng như các điều kiện cụ thể, nhà quản lý cần thường xuyên kiểm tra cân đối dòng tiền để chủ động trong chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh Hệ số tạo tiềncần được xem xét theo từng hoạt động chính của doanh nghiệp được thể hiện trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

* Lưu chuyển tiền từ HĐKD

Ở phần này, nhà phân tích cần tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền từ HĐKD Một số công ty cần có tiền phục vụ cho HĐKD (để duy trì các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho, ) trong khi một số mô hình kinh doanh lại khiến công ty có rất nhiều tiền Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, ta có thể xem xét sự tăng, giảm của các khoản phải thu, tồn kho, phải trả để biết xem công ty đang tạo ra tiền hay phải chi tiền cho HĐKD và tại sao

Việc so sánh giữa lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với lợi nhuận sau thuế cũng mang lại những thông tin hữu ích Với công ty ở giai đoạn trưởng thành, do lợi nhuận sau thuế bao gồm cả các khoản chi phí phi tiền mặt (chi phí khấu hao) nên dòng tiền thuần từ HĐKD cần phải lớn hơn lợi nhuận sau thuế Mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền từ HĐKD còn cho thấy chất lượng của lợi nhuận Nếu một công ty có lợi nhuận sau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ HĐKD kém thì đó có thể là một dấu hiệu của chất lượng lợi nhuận thấp Công ty có thể đang sử dụng các chính sách kế toán có lợi cho việc tăng lợi nhuận nhưng lại không tạo ra tiền từ HĐKD

Từ đó tìm hiểu về sự biến động của cả lợi nhuận và dòng tiền thuần và cân nhắc về ảnh hưởng của những biến động này lên mức rủi ro của công ty cũng như khả năng

dự báo dòng tiền trong tương lai của công ty

- Những nhân tố chính quyết định dòng tiền từ HĐKD là gì?

- Dòng tiền từ HĐKD cao hơn hay thấp hơn lợi nhuận sau thuế?

- Dòng tiền từ HĐKD có ổn định không?

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Trang 30

20

Trong phần hoạt động đầu tư, nhà phân tích cần đánh giá từng khoản mục môt Mỗi khoản mục đều thể hiện hoặc là nguồn tiền, hoặc là sử dụng tiền của doanh nghiệp Điều này cho phép ta hiểu được xem tiền đang được tiêu cho (hoặc nhận từ) cái gì Phần này sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã đầu tư bao nhiêu tiền cho tương lai vào các khoản như bất động sản, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bao nhiêu tiền cho việc đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, và bao nhiêu tiền cho cá khoản đầu tư tài sản tài chính như cho vay hay mua trái phiếu Nó cũng cho biết xem doanh nghiệp thu được bao nhiêu tiền từ việc bán các tài sản đó

Nếu công ty thực hiện một khoản đầu tư vốn lớn, ta cần biết xem tiền đầu tư hoặc lấy từ đâu Tiền đầu tư đó có phải là tiền từ HĐKD tạo ra hay là từ hoạt động tài chính

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Trong phần này, nhà phân tích cũng cần xem xét từng khoản mục để hiểu được xem công ty đang thu hút hay hoàn trả vốn, cũng như bản chất của nguồn vốn là gì Nếu mỗi năm công ty đều vay nợ thêm thì ta cần cân nhắc tới thời điểm đáo hạn nợ là bao giờ Phần này cũng cho biết lượng cổ tức hoặc chi trả cùng giá trị của cổ phiếu quỹ mà công ty mua lại Đây chính là các cách thức hoàn trả vốn khác nhau cho chủ

sở hữu của công ty

ty Như vậy, các tỷ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn,

Trang 31

21

trong khi các tỷ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công

ty với chi phí rẻ hơn Các ngân hàng cũng sử dụng các tỷ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu Những nhà quản lý sử dụng các

tỷ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Cáctỷ số tài chính có thể phân thành năm nhómcơ bản[1]như sau:

- Nhóm khả năng thanh toán

- Cácđòn bẩy tài chính

- Hiệu quả sử dụng tài sản

- Khả năng sinh lợi

- Cáctỷ số giá thị trường

Khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán giúp doanh nghiệp đánh giá tiềm năng và nguy cơ trong hoạt động huy động vốn và hoàn trả nợ để có biện pháp quản lý kịp thời

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn Đây là một trong những chỉ tiêu tài chính thông dụng nhất, nó cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán Chỉ số này càng cao càng cho thấy mức độ thanh khoản cao của doanh nghiệp.Tỷ số này đối với mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính ngắn hạn như tín dụng ngân hàng, và tính biến động của hoạt động kinh doanh Một doanh nghiệp

có dòng tiền càng dễ dự đoán trước, tỷ số thanh toán hiện thời được chấp nhận càng thấp Tỷ số này nhỏ hơn 1 sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang mạo hiểm tài chính vì mất cân bằng, một phần vốn ngắn hạn đã được dùng đầu tư dài hạn

Khả năng thanh toán nhanh

Trang 32

22

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng giống như tỷ số thanh toán hiện thời nhưng

đã loại trừ yếu tố hàng tồn kho, loại tài sản kém thanh khoản nhất trong các tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho thường kém thanh khoản xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: (1) Có nhiều loại hàng tồn kho khó bán vì còn đang trong quá trình sản xuất dở dang, một số hàng hóa là sản phẩm chuyên dụng; (2) Hàng tồn kho đã bán thường

sẽ chuyển thành các khoản phải thu trước khi được chuyển thành tiền mặt Một vấn

đề khác trong tính thanh khoản của hàng tồn kho là thời điểm khi các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, hoạt động kinh doanh không tốt, cũng chính là thời điểm khó khăn nhất trong việc tiêu thụ hàng tồn kho

Tuy nhiên, thực tế trong giá trị tài sản lưu động còn bao gồm một số tài sản ngắn hạn khác mà tài sản này còn kém lưu động hơn cả hàng tồn kho Do đó, trên thực tế

ở tử số của tỷ số thanh toán nhanh, công thức có thể lấy giá trị cộng dồn các khoản tài sản lưu động có tính thanh khoản tốt hơn hàng tồn kho

Tỷ số thanh

toán nhanh =

Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu

Nợ ngắn hạn Tương tự tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh mà một doanh nghiệp

cố gắng đạt được phụ thuộc vào các đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ số thanh toán nhanh sẽ cung cấp phương pháp tốt hơn để đánh giá khả năng thanh khoản khi mà hàng tồn kho khó chuyển đổi thành tiền Nếu hàng tồn kho có tính thanh khoản tốt, tỷ số thanh toán hiện thời sẽ là phương pháp thích hợp

để đánh giá khả năng thanh khoản

Các đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) = Tổng nợ

Tổng tài sản

Trang 33

23

Tỷ số phản ánh mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản; cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ số này thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ Ngược lại nếu tỷ số này quá cao sẽ khiến doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, khả năng tự chủ tài chính thấp và khả năng tiếp tục được vay thấp Để có thể đánh giá tỷ số sợ của doanh nghiệp cao hay thấp ta thường so sánh với tỷ số nợ bình quân ngành

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu Tỷ số này có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 1 tùy theo mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của lĩnh vực, ngành kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia Những ngành có tốc độ quay vòng vốn nhanh thường có tỷ số này cao Ngành thương mại thường có tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao hơn so với ngành sản xuất, tỷ số này còn rất cao trong các ngành tài chính và ngân hàng

Tỷ sốkhả năng thanh toán lãi vay

Việc sử dụng nợ nói chung tạo ra lợi ích cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi lợi nhuận tạo ra lơn hơn chi phí lãi vay phải trả Nếu không, gánh nặng lãi vay sẽ gây thiệt hại cho cổ đông Để đánh giá khả năng trả lãi sau mỗi kỳ hoạt động của công ty chúng ta sử dụng tỷ số thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT

Chi phí lãi vay Trong tỷ số trên giá trị lợi nhuận trước thuế được lấy số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh không kể đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường, như vậy ta có thể đánh giá lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả lãi vay hay không

Trang 34

24

Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ Nếu khả năng sinh lời của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong khi sử dụng quá nhiều nợ vay thì tỷ số trả lãi sẽ giảm Tỷ số này cần lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới đủ khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất để chi trả lãi vay Nếu tỷ số chi trả lãi vay nhỏ hơn 1 có thể đánh giá: (1) doanh nghiệp đang vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay, (2) khả năng sinh lời của doanh nghiệp quá thấp khiến lợi nhuận tạo ra không đủ thanh toán các khoản lãi vay

Tỷ số khả năng trả nợ

Khi thực hiện vay nợ, ngoài lãi vay doanh nghiệp còn cần quan tâm đến việc hoàn trả gốc vay Do đó, đểđo lường khả năng trả nợ chúng ta sử dụngtỷ số khả năng trả

nợ

Tỷ sốchi trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

Tỷ số này tính toán khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn như doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế Thông thường nợ gốc sẽ được sử dụng để đầu tư mua hàng hóa, nguyên vật liệu và tài sản cốđịnh, sau đó được trang trải từ doanh thu nhận về và khấu hao; trong khi đó lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả lãi Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi sẽ có bao nhiêu đồng có thể được sử dụng để trả nợ

Hiệu quả sử dụng tài sản

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là dự trữ hàng hóa cần thiết của mỗi doanh nghiệp, đặc biệtở doanh nghiệp sản xuất và thương mại Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của từng loại hàng cũng như tổng số hàng tồn kho ở mức tốiưu, đồng thời cần thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển

Trang 35

Số ngày tồn kho = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày tồn kho cho biết thời gian bình quân vật liệu, thành phẩm, hàng hóa phải nằm trong kho Số ngày tồn kho tăng và lớn cho thấy rủi ro về tài chính tăng, khả năng sinh lời giảm do chậm luân chuyển Thời gian lưu kho tăng cũng đồng nghĩa với chi phí bảo quản tăng, tăng chi phí tài chính nếu nhưđây là hàng được tài trợ bằng nguồn vốn vay Tuy nhiên, đểđưa ra đượcđánh giá đầyđủ hơn vềdự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp cần quan tâm đến đặcđiểm ngành nghề, chính sách dự trữ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Khả năng quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một tài sản của doanh nghiệpđang tạm thờibị các bên liên quan chiếm dụng Các khoản phải thu thường chiếm một phần không nhỏ trong tài sản lưu động, nếu quản trị loại tài sản này không tốt doanh nghiệp có thể “mất trắng” cả gốc và giá trị gia tăng của mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Để có chính sách tín dụng và giải pháp quản trị nợ phù hợp, các nhà quản trị cần quan tâm đến việc phân tích số vòng quay của khoản phải thu trong năm và thời gian bình quân để một khoản nợ có thể được thu hồi

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu

Bình quân giá trị khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm

Trang 36

26

Vòng quay khoản phải thu Các chỉ số trên cho phép nhà quản lýxácđịnh số ngày bình quân một khoản vốn bị chiếm dụng, dựa vào tình hình của doanh nghiệp đểđưa ra nhữngđánh giá, quyếtđịnh phù hợp

Vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu

Bình quân giá trị tài sản lưu động Chỉ số nàyđo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu

Nó cho biết mỗi đồng tài sản lưu động doanh nghiệp bỏ ra thu về bao nhiêu đồng doanh thu

Vòng quay tài sản cốđịnh

Vòng quay tài sản cốđịnh = Doanh thu

Bình quân tài sản cốđịnh ròng Chỉ số cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh như máy móc, thiết bị và nhà xưởng Nó chỉ ra mỗi đồng tài sản cốđịnh doanh nghiệpđang sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Khi sử dụng phương pháp so sánhđối với chỉ tiêu này cần lưu

ý tính nhất quán trong phương pháp tính khấu hao, bởi giá trị tài sản cốđịnh ròng bằng nguyên giá sau khi trừđi giá trị khấu hao

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu

Bình quân tổng tài sản

Tỷ số vòng quay tổng tài sản phảnánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung Tỷ

số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu/ biên lợi nhuận (ROS – Profit margin on sales)

Trang 37

Tỷ suất sức sinh lợi căn bản (BEP – Basic earning power ratio)

Bình quân tổng tài sản

Tỷ số này được thiết kế đểđánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, loại trừảnh hưởng của thuế vàđòn bẩy tài chính

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA – Return on total assets)

ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Bình quân tổng tài sản

Tỷ số ROA cho biết mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng tài sản dành cho cổđông ROA phảnánh mức sinh lời sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với các bên cho vay và Nhà nước

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on common equity)

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Bình quân vốn chủ sở hữu

Tỷ số ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng tài sản dành cho cổđông Đứng trên góc độ các cổđông, đây là tỷ số quan trọng nhất, đo lường khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông

Lợi nhuận trên một cổ phần (EPS – Earnings per share)

EPS = Lợi nhuận cho cổđông thường x 100%

Trang 38

28

Số lượng cổ phiếu thường lưu hành

Tỷ số nàyđo lường năng lực trả lãi của doanh nghiệp cho các cổđông thường, là cơ

sở xácđịnh giá trị tăng thêm của vốn cổ phần thường Các nhà đầu tư thường so sánhEPS giữa các lĩnh vực đầu tư khác nhau, giữa các doanh nghiệp cùng ngành để quyếtđịnh đầu tư tăng thêm hay rút vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tỷ số này càng cao càng đượcđánh giá tốt nếu như các yếu tố khác là tương đồng

Nhìn chung các tỷ sốđánh giá khả năng sinh lời có giá trịphụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro của ngànhkinh doanh Có những ngành tỷ số này rất cao như ngànhăn uống, dịch vụ, du lịch … có ngành tỷ số rất thấp như ngành kinh doanh vàng bạc, kinh doanh ngoại tệ, chế tạo, … Do đó, đểđánh giá chính xác cần so sánh vớicác tỷ suất về lợi nhuận bình quân ngành hoặc với các doanh nghiệp tương tự trong cùng ngành

kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho giá trị của công ty gồm:

Tỷ số giá trên thu nhập cổ phiếu (P/E – Price/ Earnings ratio)

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu

Lợi nhuận trên cổ phầnEPS

Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty Tỷ số này cao đồng nghĩa với thị trường kỳ vọng tốt vàđánh giá cao triển vọng phát triển của công ty trong tương lai

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu P/E được tính cho

Trang 39

cổ tức cao

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại

cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA

Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách (M/B – Market/ Book ratio)

M/B = Giá thị trường của cổ phiếu

Giá sổ sách của cổ phiếu

Tỷ số M/B cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao càng cho thấy thị trườngđánh giá tốt triển vọng của doanh nghiệp và ngược lại.Đối với các nhà đầu tư, M/B là công cụ giúp

họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ M/B nhỏ hơn 1), khi đó có 2 trường hợp xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp

1.2.4 Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là khía cạnh quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp bởi nó định hướng, tạo sự kết nối và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu nhất định.Có hai vấn đề cần quan tâm trong quá trình lập kế hoạch tài chính là kế hoạch dòng tiền và kế hoạch lợi nhuận Kế hoạch dòng

Trang 40

30

tiền sẽ bao gồm trong đó dự báo các dòng tiền thu về, phương án huy động vốn cho doanh nghiệp Kế hoạch lợi nhuận sẽ gồm báo cáo tài chính dự kiến Cả kế hoạch dòng tiền và kế hoạch báo cáo tài chính dự kiếnđiều giúp nhậnđịnh về tài chính của nội bộ doanh nghiệp trong tương lai; nó cũng là yêu cầu thông thường mà những nhà đầu tư tài chính hiện tại và tiềm năng muốn biết

Quy trình lập kế hoạch tài chính sẽ được bắt đầu bằng việc lập chiến lược tài chính trong dài hạn Từ đó, nhà quản lý sẽ tính toán, đưa ra kế hoạch tài chính cụ thể cho từng giai đoạn hoạt động Kế hoạch hoạt động và nguồn ngân quỹ ngắn hạncũng sẽ tác động vàđiều chỉnh các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Chiến lược tài chính dài hạn sắp xếp hoạt động tài chính của công ty và lường trước các tác động của các hoạtđộng này trong các giai đoạn từ 2 năm đến 10 năm Những chiến lược 5 năm thường được xây dựng, xem xét cẩn thận các thông tin mới có thể xảy ra Thông thường, các công ty đang gặp trở ngại trong doanh thu, hay vòng đời sản phẩm ngắn, hoặc cả hai, sẽphải sử dụng các chiến lược trong thời gian ngắn hơn Chiến lược tài chính dài hạn là một phần của kế hoạch phát triển tổng thể cùng với kế hoạch sản xuất, marketing, hướng đến mục tiêu chiến lược của công ty Những kế hoạch dài hạn xem xét việc đầu tư vào tài sản cốđịnh, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động phát triển sản phẩmmớivà marketing, cấu trúc nguồn vốn, và các vấn đề quan trọng của tài chính công ty Nó cũng bao gồm việcthanh lý các dựán, loại bỏ một số sản phẩm, chi nhánh; nguồn vốn hoàn trả các khoản vay đến hạnhay thu mua một công ty khác Những kế hoạch này được tài trợ bằng dòng tiền từngân sách các năm tiếp theo và kế hoạch lợi nhuận

Kế hoạch tài chính ngắn hạn cụ thể hóa các hoạt động tài chính trong ngắn hạn và tiên liệu các tác động có thể của chúng Luận văn sẽ nghiên cứu chủ yếu vào việc lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn Những kế hoạch này thường được đề ra cho giai đoạn từ 1 đến 2 năm Một số biến số đầu vào quan trọng là lượng doanh thu dự báo và một số dữ liệu tài chính của hoạt động kinh doanh Các biến đầu ra quan trọng là ngân sách tiền mặt và Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến và Cân đối kế

Ngày đăng: 12/10/2018, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2015. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp
[11] NguyễnĐức Dũng, 2016. Nghiên cứu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
[12] Vũ Minh Đức, 2015. Phân tích tài chính công ty cổ phần Viwaseen3. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính công ty cổ phần Viwaseen3
[13] Bùi Hoàng Giang, 2015. Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí.Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí
[14] Nguyễn Thị Thanh Hải, 2013. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải
[16] Nguyễn Thanh Hiếu, 2015. Dự báo dòng tiền từ hoạtđộng kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo dòng tiền từ hoạtđộng kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
[17] Đỗ Thị Hương, 2016. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh.Luận văn thạc sỹ. Trườngđại học lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh
[18] Nguyến Đình Kiệm và đồng sự, 2011. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
[19] Nguyễn Minh Kiều, 2014. Tài chính doanh nghiệp căn bản (Lý thuyết – bài tập & bài giải). Tái bản lần thứ tƣ, có sửa chữa bổ sung. Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp căn bản (Lý thuyết – bài tập & bài giải)
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
[21] Đỗ Hồng Nhung, 2014. Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
[22] Nguyễn Kim Phương, 2015. Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa.Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên Hòa
[23] Nguyễn Thị Quyên, 2012. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
[24] Nguyễn Thị Cẩm Thúy, 2013. Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam.Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
[25] Đỗ Huyền Trang, 2012. Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ. Luậnán tiến sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ
[26] Brigham, E. and Ehrhardt, M., 2014. Financial mangement: Theory and Practice. 14 th ed. [pdf] available through: www.cengage.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial mangement: Theory and Practice
[27] Gitman, L. and Zutter, C., 2012. Principles of managerial Finance [pdf] available at:http://homes.ieu.edu.tr [28] http://s.cafef.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of managerial Finance
[2] Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt, 2017. Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh HSG Niên độ tài chính 2015 – 2016 Khác
[3] Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, 2017.Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV niên độ tài chính 2016 – 2017 Khác
[4] Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, 2016.Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen Khác
[5] Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, 2016.Quy chế quản trị Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w