1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TÁC ĐỘNG VỀ XÃ HỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

24 497 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 339,83 KB

Nội dung

Gia nhập WTO cho phép Việt Nam bước hẳn vào nền kinh tế thế giới. Để tiến lên 1 cách bền vững các chính sách của nhà nước về xã hội đóng vai trò cốt yếu.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 1 TÁC ĐỘNG VỀ HỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO MỤC LỤC I- NHỮNG VẤN ĐỀ HỘI – NHÌN LẠI HƠN MỘT NĂM TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1- Các quy tắc của WTO và cách thực hành trong WTO tác động về hội 2- Thực tế diễn biến một số vấn đề hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1. Việc làm và thu nhập 2.2. Nông nghiệp và nông thôn 2.3. Xoá đói giảm nghèo và công bằng hội 3- Đánh giá chung II- TRANH THỦ PHÁT HUY THỜI CƠ VÀ THUẬN LỢI VỀ MẶT HỘI KHI GIA NHẬP WTO – MỘT SỐ VIỆC CẦN LÀM 1- Thể chế và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ 2- Xây dựng hội công bằng, dân chủ, văn minh 3- Phát triển thị trường lao động cạnh tranh và chất lượng cao 4. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn 5. Hệ thống an sinh hội III- THAY LỜI KẾT CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 2 I- NHỮNG VẤN ĐỀ HỘI – NHÌN LẠI HƠN MỘT NĂM TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Năm 2007, nhờ quá trình đổi mới đã hơn 20 năm tạo thế và lực, trong đó có phần đóng góp của năm đầu tiên gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đạt được thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhờ cải thiện trong chính sách đầu tư, môi tr ường kinh doanh, mở cửa thị trường theo cam kết WTO. Tính đến tháng 12/2007, vốn FDI đăng ký đạt 15 tỉ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu mở rộng với kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 và vượt 3,1% so với kế hoạch. Dự trữ ngoại tệ được bổ sung thêm 9 tỷ USD. Hội nghị lần thứ 15 các nhà tài tr ợ tổ chức đầu tháng 12/2007 tại Hà Nội đã mang lại cho Việt Nam 5,426 tỷ USD ODA cam kết trong năm 2008, tăng 20% so với năm 2007. Việc thực hiện các cam kết WTO khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế lớn nhất hành tinh này đưa đến những thời cơ lớn và thách thức lớn đan xen vào nhau về kinh tế và hội. Vấn đề kinh tế nào cũng có chiều cạnh hộitác động về mặt hội, đồng thời có những vấn đề trực tiếp có tính chất hội, tạo ra những hệ quả hội đặc trưng. Về kinh tế cũng như về hội, nếu biết vượt thách thức có hiệu quả thì thách thức sẽ biến thành thời cơ, còn nếu không biết tranh thủ thời cơ kịp thời thì thời cơ cũng có thể biến thành thách thức. Mặ t khác, từ cuối năm 2007, do những vấn đề đã tích tụ trong nhiều năm trước, cộng với những diễn biến không thuận của kinh tế thế giới, đặc biệt là những khó khăn, thậm chí suy thoái của kinh tế Mỹ, lại thêm những hậu quả ngày càng rõ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nên tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta đã bộc lộ những nhân tố bất ổn, như hiệu quả thấp của đầu tư, nhập siêu tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn, thị trường chứng khoán chao đảo, thị trường bất động sản hình thành bong bóng nguy hiểm, và nhất là lạm phát hai con số tác động xấu đến đời sống của nhân dân, nhất là những người nghèo. Hơn một năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, cả trong nước và quốc tế , về tác động của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chuyên đề này tập trung vào những hệ quả trực tiếp có tính CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 3 chất hội. Để có thể đưa ra những kết luận đủ độ tin cậy, cần phân tích, tính toán bằng các chỉ số định lượng và trên cơ sở một khoảng thời gian đủ dài, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, tuổi thọ, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, hệ số Gini (hay mức độ bất bình đẳng), tỷ lệ biết chữ , tỷ lệ đi học, bình đẳng giới…đó là chưa kể sự phân tích rất cần thiết về lối sống, về văn hoá. Chuyên đề này không có điều kiện tiến hành những nghiên cứu định lượng đó, mà chỉ lựa chọn phân tích một số vấn đề hội khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó có một số nhận xét đánh giá làm cơ sở để đưa ra m ột số gợi ý chính sách. 1- Các quy tắc của WTO và cách thực hành trong WTO tác động về hội WTO là tổ chức kinh tế thế giới thúc đẩy sự lưu chuyển trên quy mô toàn cầu của hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh. Tham gia vào WTO là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, khi đó thị trường trong nướ c của mỗi quốc gia ngày càng liên kết sâu rộng với thị trường thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, WTO đề ra những nguyên tắc bắt buộc các thành viên tham gia phải thực hiện Các nguyên tắc cơ bản của WTO là: (i) Không phân biệt đối xử, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Theo đó, thương mại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên. Nguyên tắc này nằm trong điều khoản “tối huệ quốc” (MFN) được nêu trong tất cả các Hiệp định WTO. Điều khoản MFN được bổ sung bằng điều khoản đãi ngộ quốc gia trong thương mại hàng hóa cũng như thương mại trong các lĩnh vự c dịch vụ mà các thành viên cam kết. Điều khoản đãi ngộ quốc gia nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. (ii) (ii) Thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia, cắt giảm các loại thuế hải quan. Những biệ n pháp phi thuế quan như hạn chế nhập khẩu hay hạn ngạch không được sử dụng. Những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá bị hạn chế tối đa. CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 4 (iii) Minh bạch hoá: bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Việt nam là nước đang phát triển và đang chuyển đổi, nên qua đàm phán đã đạt được kết quả có thời hạn một số năm để chuẩn bị thực hiện cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp, quyền kinh doanh . Dẫu sao, tham gia WTO có nghĩa là nền kinh tế chấp nhận một sự cạnh tranh quyết liệt hơn cả ở trong nước và trên thị trường thế giới. Đương nhiên, Việt nam vẫn hoàn toàn có quyền lựa chọn nhà đầu tư này hay nhà đầu tư khác, thứ hàng hoá dịch vụ của nước này, hãng này hay nước khác, hãng khác, chứ không phải bất kỳ nhà đầu tư nào, hàng hoá nào, dịch vụ nào cũng có thể tự do vào nước ta. Do vậy, có chính sách và biện pháp đúng để tham gia WTO có hi ệu quả, thì nguồn lực của nền kinh tế sẽ được phân bổ hiệu quả hơn trên cơ sở những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và sự phân công lao động quốc tế. Kết cục là sức mạnh của quốc gia sẽ được tăng lên nhờ tham gia vào quá trình đó. Một kết quả dễ thấy về mặt hội khi hội nhập kinh tế quốc tế là ng ười dân được hưởng nhiều loại hàng hóa và dịch vụ với chủng loại đa dạng hơn, chất lượng cao hơn và giá cả thấp hơn so với trường hợp không hội nhập. Điều đó có nghĩa là phúc lợi của mỗi người được nâng lên. Tuy nhiên, không nên chỉ nhìn vào lợi ích toàn cục đó mà bỏ qua những vấn đề hội. Lợi ích của sự phát triển không được phân chia đồng đề u cho tất cả mọi người của mỗi quốc gia nhờ tham gia WTO. Việc làm có thể mất đi ở nhóm người này hay ở nhóm ngành, nghề nào đó do chuyển dịch cơ cấu hay thay đổi lợi thế so sánh. Bất bình đẳng có thể tăng lên do thu nhập sẽ tăng lên với tốc độ khác nhau giữa những nhóm người khác nhau, giữa các vùng miền có điều kiện tự nhiên và hội khác nhau. Và còn nhiều vấn đề khác nữ a như môi trường, công bằng, đạo đức hội… Những vấn đề hội này nếu không được nhìn nhận, đánh giá đúng mức và có giải pháp phù hợp sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực và thậm chí kìm hãm sự phát triển. Mỗi quốc gia đều phải giải quyết tốt những vấn đề đó, tận dụng thời cơ đồng thời hạn chế những thách th ức của quá trình toàn cầu hóa để đảm bảo sự phát triển bền vững. CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 5 2-Thực tế diễn biến một số vấn đề hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1. Việc làm và thu nhập Thị trường lao động là một trong những kênh chính chịu tác động hội khi gia nhập WTO, bởi sự gia tăng nhập khẩu, xuất khẩu, cạnh tranh, áp dụng công nghệ mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài . đều có thể tác động đến việc làm và thu nhập của người lao động. Gia nh ập WTO giúp thay đổi các cách thức sản xuất sản phẩm hội, thay đổi các cách thức tổ chức các nhân tố sản xuất theo nguyên tắc hiệu quả. Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa là các bước đi của cải cách thị trường sẽ nhanh hơn. Một điều quan trọng nữa là với việc gia nhập WTO, những quy tắc được chấp nhận mang tính toàn cầu sẽ làm thay đổi một cách hiệu quả suy nghĩ, hành vi và thúc đẩy người lao động tăng khả năng của bản thân họ. Tất cả những quá trình này dẫn đến nhiều điều chỉnh trong cơ cấu của cả 3 lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Điều này tạo ra cơ hội đáng kể để phát triển thị trường lao động. Khu vực công nghiệ p chứng kiến việc làm được tạo ra ở nhiều ngành nhưng đồng thời cũng có nhiều lĩnh vực bị mất đi việc làm. Trong trước mắt, rất nhiều việc làm mới được tạo ra ở những ngành sử dụng nhiều lao động và không đòi hỏi tay nghề cao mà những nước đang phát triển như Việt Nam có lợi thế do sự phân công lao động quốc tế. Đó là nhữ ng ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, xây dựng, hoặc những ngành xuất khẩu nguyên liệu thô, khai khoáng . Nhưng đồng thời những ngành không còn nhận được trợ cấp của Chính phủ sau khi thực hiện cam kết WTO hay những doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ là những ngành bị mất nhiều việc làm. Nhưng nhìn chung, việc làm tổng cộng ở khu vực công nghiệp tăng lên. Theo s ố liệu khảo sát mới đây của trang web việc làm lớn nhất Việt Nam là vietnamworks.com, chỉ số cầu nhân lực năm 2007 tăng 67% so với năm 2006, đặc biệt cao nhất là những ngành sản xuất, trong khi đó chỉ số cung nhân lực mới chỉ tăng 22%. Điều đó cho thấy rất nhiều việc làm mới đã được tạo ra trong năm qua nhưng nguồn nhân lực hiện tại không đáp ứng đủ và xu hướng này còn tiếp tục trong những năm tới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhu cầu về lao động có CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 6 tay nghề đang tăng rất mạnh và sẽ xảy ra thiếu hụt trầm trọng đối với nhóm lao động có tay nghề. Khu vực nông nghiệp có khả năng mất nhiều việc làm nhất do cơ cấu ngành đang có chiều hướng thu hẹp lại, diện tích trồng trọt giảm đi để chuyển sang nhiều mục đích sử dụng khác, đồng thời năng suất nông nghiệp tăng lên nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hơn. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng, mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ gia đình nông thôn có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm. Với 54% lực lượng lao động hi ện nay là lao động nông thôn, phần lớn trong số đó là chưa qua đào tạo, thì cơ hội tìm việc làm mới của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, lực lượng lao động vẫn còn làm trong ngành nông nghiệp cần phải có kỹ năng làm việc cao hơn để có năng suất cao hơn. Điều này cho thấy vấn đề đào tạo và đào tạo nghề ở khu vực nông thôn có vị trí h ết sức quan trọng. Khu vực thứ ba - dịch vụ - là ngành có nhiều cơ hội tạo ra một số lượng lớn việc làm. Nói cụ thể hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh kích thích sự luân chuyển của hàng hoá và đem lại sự đa dạng phong phú các loại sản phẩm thị trường, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng như nhu cầu việc làm ở khu vực này tă ng lên. Đồng thời, những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, đặc biệt là về bán lẻ và bán buôn tạo ra một số lượng lớn việc làm mới. Nhiều lĩnh vực dịch vụ cao cấp được mở ra như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông cũng tạo ra nhiều việc làm mới. Cũng theo báo cáo của Vietnamworks, nhu cầu lao động ở những ngành dịch vụ như ngân hàng, tài chính, b ảo hiểm là cao nhất trong năm 2007. Một điểm cần lưu ý là khi vào WTO, cạnh tranh thị trường mạnh hơn, tức là người tìm việc chứ không phải việc tìm người. Vì vậy cần nhận thức rõ địa vị chủ động của người lao động, họ không chỉ là người nhận việc. Điều này tất yếu dẫn đến sự di chuyển lao động tăng lên giữa thành th ị và nông thôn, giữa các khu vực và giữa các doanh nghiệp. Do đó, những hạn chế mang tính hành chính ngăn cản di chuyển lao động cần được bãi bỏ. Và điều quan trọng nhất là ảnh hưởng chủ yếu của gia nhập WTO đến việc làm về dài hạn là chất lượng chứ không phải là số lượng, đòi hỏi có thêm nhiều lao động tay nghề cao. CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 7 Việc làm vừa được tạo ra vừa bị mất đi khi thị trường được tự do hoá và những lợi thế so sánh di chuyển giữa các ngành nghề để đáp lại những thay đổi của thị trường. Việc làm chuyển từ ngành này sang ngành khác. Thách thức cho các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu sự mất đi việc làm, đồng thời quản lý tốt nhất s ự di chuyển của việc làm và người lao động giữa các khu vực. Về thu nhập của người lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm qua có một kết quả rõ ràng là làm tăng thu nhập thực tế của người dân. Theo số liệu mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và hội, thu nhập trung bình của người lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2007 tăng lên 10% so với năm 2006. Nă m 2007 cũng là năm sản lượng và giá của nhiều loại nông sản chủ yếu đều tăng như gạo, cá, tôm, cà phê, cao su, hạt tiêu v.v. giúp thu nhập của người nông dân được cải thiện một bước. Tuy nhiên điểm cần lưu ý là trong bối cảnh cạnh tranh, tiền lương thực tế của những lao động có trình độ tăng cao hơn so với người lao động không có tay nghề. Như vậy, bất bình đẳng thu nh ập gia tăng do có sự khác biệt về mức lương giữa nhóm lao động có kỹ năng và khả năng thích ứng cao so với các nhóm lao động khác. Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội khác nhau về thu nhập của người lao động. Chẳng hạn, lao động trong các ngành xuất khẩu, dịch vụ có mức tăng trưởng thu nhập cao hơn do được hưởng lợi nhiều nhất khi hội nhập vào nền kinh t ế khu vực và thế giới. Trong khi đó, nông dân là những người chưa được hưởng lợi nhiều bởi họ không tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, điều đó đồng nghĩa với việc họ chưa thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những nghiên cứu về kinh nghiệm một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines là những nước tham gia hội nhập kinh tế qu ốc tế trước Việt Nam cho thấy nước nào thị trường càng mở cửa hơn cho bên ngoài, thì tiền lương thực tế càng tăng cao. 2.2. Nông nghiệp và nông thôn CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 8 Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khu vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, là khu vực chịu nhiều tác động nhất khi gia nhập WTO. Người nông dân vốn đã không chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức và điều kiện để thích ứng với một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt khi mở cửa thị trường chắc chắn sẽ gặp phải nhi ều khó khăn, nhất là khi không còn được nhà nước bảo trợ về giá nông sản nữa. Mặt khác, công nghệ mới thâm nhập vào nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hướng theo quy mô lớn và thâm canh tăng năng suất. Điều này dẫn đến kết quả là thiếu việc làm cho nông dân và một phần trong số họ sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc phải đi tìm các việc làm thay thế khác. Trong khi đó, đa số người nghèo lạ i là nông dân nên khi chịu những tác động kinh tế lớn, khu vực này tiềm ẩn nhiều vấn đề hội. Hiện nay dân số sống ở nông thôn vẫn chiếm tới hơn 70% dân số cả nước và thu nhập của họ chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. 2/3 dân số Việt Nam ở nông thôn đang ở tình trạng kém phát triển với năng suất thấp so với 1/3 dân số thành th ị. Những khó khăn hiện tại của người nông dân Việt Nam là rất rõ ràng khi họ phải chịu nhiều rủi ro của thiên tai cộng với chi phí sản xuất đầu vào lớn và phải trang trải nhiều chi phí đời sống khác như học hành, chữa bệnh . trong phạm vi thu nhập khiêm tốn hơn nhiều so với người dân ở đô thị. Nông nghiệp và đời sống của người nông dân Việt Nam được lo ngạ i hơn cả bởi những tác động khi gia nhập WTO. Mặc dù vậy, thực tế trong năm qua chưa cho thấy có những tác động tiêu cực lên khu vực này như nhiều người đã dự đoán. Thay vào đó cơ hội cải thiện đời sống của người nông dân đã diễn ra nhờ cơ hội xuất khẩu nông sản nhiều hơn. Hầu hết hàng nông sản năm 2007 đều đượ c giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt trên 10 tỷ USD. Nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên. Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,7 tỷ USD (năm 2006 xuất khẩu gần 1 tỷ USD); thuỷ sản đạt 3,6 - 3,7 tỷ USD (năm 2006 đạt hơn 3 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến dự kiến đạt khoảng 2,5 tỷ USD; cao su khoảng 1,4 tỷ USD; xuất khẩu gạo trên 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD . Nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao trong năm qua do được mùa và giá cao. Như vậy, có thể nói việc gia nhập WTO bước đầu đã đem lại những tác động tích cực cho người nông dân ở Việt Nam. CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 9 Theo những cam kết của Việt Nam khi vào WTO, các sản phẩm nông nghiệp dành cho tiêu dùng trong nước vẫn nhận được khoảng 10% trợ cấp của Nhà nước trên tổng mức tiêu dùng chung mặc dù trợ cấp dành cho nông sản xuất khẩu phải loại bỏ. Mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nông sản giảm từ 23,5% xuống còn 20,9% vẫn là mức khá cao và mang tính bảo hộ cho nông nghiệp trong nước. Đồng thời, Việt Nam vẫn có thể duy trì một hệ thố ng hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước cho nhiều loại nông sản như mía, trứng, thuốc lá và muối. Đây là những thuận lợi chúng ta cần tận dụng để bảo vệ nền nông nghiệp và hỗ trợ nông dân trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Tác động tích cực nhất đối với nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO là mở ra những cơ hội để có thể hợp tác toàn diện trên lĩnh vực khoa học nông nghiệp với các nước phát triển, đẩy mạnh thu hút kỹ thuật nông nghiệp mới, nâng cao hàm lượng kỹ thuật của nông sản, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh . có lợi cho điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và chuyển đổi sản phẩm của vùng nông thôn. Đồng thời, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ kích thích lưu thông, phân phối và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam cũng đang đứng trước một thách thức lớn là tình trạng thiếu việc làm. Điều này là xu thế tất yếu trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực với diện tích canh tác thu hẹp lại để chuyển mục đích sang công nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ sở. Việc áp d ụng máy móc và khoa học kỹ thuật nông nghiệp làm cho năng suất tăng cao hơn nhưng cũng sử dụng ít lao động hơn. Lực lượng lao động nông nghiệp dư ra là nguồn cung ứng lao động cho những ngành khác. Thực tế cho thấy luồng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đang ngày càng tăng lên. Gia nhập WTO cũng có nghĩa là nhiều cơ hội việc làm được mở ra ở những ngành khác, nhất là ở thành thị và các khu công nghi ệp. Vấn đề đáng chú ý ở đây là lực lượng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị hầu hết phải làm những công việc không đòi hỏi tay nghề cao và có mức thu nhập thấp. Hơn thế nữa, việc di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản ở những đô thị lớn, đ òi hỏi phải có những giải pháp toàn diện. CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 10 Kinh nghiệm Trung Quốc về nông nghiệp và nông thôn là rất đáng để nghiên cứu. Kể từ khi bắt đầu gia nhập WTO, Trung Quốc đã hết sức chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn. Trung Quốc thực hiện khẩu hiệu “Ai ai cũng có kiến thức”. Người lao động chưa qua đào tạo và trình độ thấp thì được đào tạo thông qua “chương trình ánh sáng tham gia đào tạo và hướng nghiệp” cho người lao động nông thôn. Chính phủ Trung Quốc còn áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích tạo việc làm trong chiến dịch nông thôn mới, kể cả việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho nông thôn, xóa bỏ học phí cho vùng nông thôn. Ngoài Bộ Lao động và An sinh hội thì Bộ Dân chính cũng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bình quân hàng năm phải đào tạo khoảng 1 triệu người lao động cho vùng khó khăn. Vớ i miền núi khó khăn, tập trung đào tạo nghề, đưa đến các khu vực phát triển để tìm việc làm, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có các chính sách đẩy mạnh phát triển đô thị, tăng cơ hội việc làm và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp hương trấn, đẩy mạnh mậu dịch gia công bên ngoài, đưa lao động đi xuất khẩu; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển nhiều ngành nghề mới và dịch vụ ở nông thôn . để tạo việc làm và tăng thu nhập giảm nghèo. Trung Quốc có chính sách trợ giúp nông nghiệp, đó là điều chỉnh cơ cấu vùng miền. Vùng ven biển giảm diện tích trồng cây lương thực, phát triển nông nghiệp thu ngoại tệ, miền trung và miền tây phát triển nông nghiệp trồng trọ t nhằm đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng miền, đặc biệt chú trọng đến vùng phía tây kém lợi thế so sánh. Trung Quốc thực hiện các cam kết WTO nhưng đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp chất lượng cao thông qua việc hoàn thiện pháp luật về kiểm dịch động thực vật, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm trong nước. Ngườ i nông dân cũng được bảo vệ với nhiều biện pháp cụ thể như đẩy mạnh trợ giúp nông nghiệp, thực hiện chính sách 4 miễn đối với nông dân (miễn thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi, thuế đặc sản nông lâm, thuế giết mổ), giảm đóng góp cho nông dân; đẩy mạnh trợ giúp nông nghiệp, trợ cấp các hạng mục cho nông dân (giống, mua công cụ lớn, sản xuất nông nghiệp tổng hợ p .); đẩy mạnh trợ giúp sản xuất nông nghiệp thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy cải cách hệ thống lưu thông sản phẩm. . – Tư liệu 1 TÁC ĐỘNG VỀ XÃ HỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO MỤC LỤC I- NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI – NHÌN LẠI HƠN MỘT NĂM TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1- Các quy. đề xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1. Việc làm và thu nhập Thị trường lao động là một trong những kênh chính chịu tác động xã hội khi gia nhập WTO,

Ngày đăng: 14/08/2013, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w