Kinh tế lượng là một môn học giúp nghiên cứu các yếu tố thị trường. Bài tập nhóm giữa kỳ chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến cách mua hàng online, đặc biệt của các bạn sinh viên. Hi vọng nó sẽ hữu ích với các bạn Số liệu được tổng hợp ngẫu nhiên Dùng phần mềm EVIEW để phân tích
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN : KINH TẾ LƯỢNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG
***
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ YÊU THÍCH ĐỐI VỚI HÌNH THỨC MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Lớp K51D Danh sách nhóm:
1.Nguyễn Anh Thư 1201016520 2.Nguyễn Đức Trọng 1201016601 3.Lâm Ngọc Tú 1201016612 4.Phạm Phú Vinh 1201016655
Ngày hoàn thành: 02/03/2014
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1.1 Một số khái niệm 4
1.2 Tổng quan về tình hình mua sắm trực tuyến ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh 4
1.3 Xác định các biến và mô hình đề nghị 5
1.4 Số liệu và phương pháp nghiên cứu 7
Chương 2: Kết quả hồi quy 8
2.1 Kiểm tra đa cộng tuyến 8
2.2 Kiểm tra phương sai thay đổi 8
2.3 Chữa bệnh cho mô hình 9
2.4 Kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mô hình và ý nghĩa hệ số hồi quy 10
Chương 3: Giải pháp 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Phần trăm người Việt Nam sử dụng Internet và tỷ lệ người mua sắm online trong số đó……… 4
Hình 2: Kết quả hồi quy mô hình đề nghị gốc……… 7
Hình 3: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình gốc……….7
Hình 4: Kiểm tra phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White…………8
Hình 5: Kết quả hồi quy mô hình (1)………8
Hình 6: Kết quả hồi quy mô hình (2)……… … 8
Hình 7: Kết quả hồi quy sau khi khắc phục đa cộng tuyến……… 9
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Mua sắm từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện đa dạng các hình thức mua sắm cũng như phương tiện mua sắm khác nhau Và một trong những hình thức đó chính là mua sắm trực tuyến Trong vài năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến và được một bộ phận đông đảo người dân lựa chọn
để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của mình nhờ có sự bùng nổ Internet và việc sử dụng Internet đã trở thành một hành vi thường nhật của hầu hết mọi người Mua sắm trực tuyến được ưa chuộng rộng rãi vì nó không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại, mà còn tạo cho họ sự đa dạng trong lựa chọn hàng hóa trên Internet Theo kinh nghiệm của các hãng kinh doanh trực tuyến thành công trên thế giới, một trong những nhân tố đảm bảo thành công là các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng mục tiêu Do đó, nghiên cứu này tập trung vào hai mục tiêu chính Trước hết, nghiên cứu tiến hành điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trực tuyến của khách hàng Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức
độ yêu thích của khách hàng đối với loại hình mua sắm mới này
Trang 4Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Mua sắm
Mua sắm là các hoạt động lựa chọn và mua hàng hóa trực tiếp tại các điểm bán lẻ, đây không chỉ là một hoạt động mua bán đơn thuần mà còn là hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, ngoài ra còn là một hoạt động giải trí Mua sắm là thuật ngữ có nghĩa hẹp hơn với khái niệm mua Mua sắm thường được thực hiện ở các địa điểm cố định (tại các cửa hàng, các cửa hàng bách hóa, tiệm tạp hóa hoặc chợ, siêu thị ), các mặt hàng mua sắm thường rất đa dạng và phong phú, phù hợp với sở thích
và thị hiếu của người mua
1.1.2 Mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hoá, dịch vụ từ một người bán trong thời gian thực, mà không có một dịch vụ trung gian, qua Internet
Nó là một hình thức thương mại điện tử Một cửa hàng trực tuyến, eShop, cửa hàng điện tử, internet cửa hàng, webshop, webstore, cửa hàng trực tuyến, hoặc cửa hàng ảo gợi lên sự tương tự vật lý của sản phẩm, dịch vụ mua tại một cửa hàng bán lẻ gạch-và-vữa hoặc trong một trung tâm mua sắm Quá trình này được gọi là Kinh doanh-người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (Business to Customres)
1.2 Tổng quan về tình hình mua sắm trực tuyến ở Việt Nam và
Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam, thu hút một số lượng không nhỏ người Việt tham gia vào hình thức mua sắm mới mẻ này
Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA - Bộ Công thương) ngày 29/10 đã đăng tải báo cáo thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2013 Theo đó, có khoảng 36% người Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn một nửa trong số này có mua sắm online
Trang 5Hình 1: Phần trăm người Việt Nam sử dụng Internet và tỷ lệ người mua sắm online
trong số đó
Tính theo số tuyệt đối, với việc Việt Nam đã cán mốc 90 triệu dân vào tháng 11/2013(ước tính của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), mỗi năm sẽ có khoảng 18 triệu người Việt tham gia mua sắm qua kênh thương mại điện tử
1.2.2 Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm mua bán hàng hóa online lớn nhất cả nước Các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng và cả giá tiền, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân trong cả nước, mà đặc biệt là sinh viên Các mặt hàng được giao dịch nhiều nhất vẫn là quần áo, giày dép và các loại đồ điện tử, gia dụng…
1.3 Xác định các biến và mô hình đề nghị
Xác định các biến đưa vào mô hình
INCOME
(Thu nhập)
Ashok Kumar Chandra, Devendra Kumar Sinha,
5/2013 “Factors affecting
the online shopping behavior: A study with reference to Bhilai- Durg”:
Thu nhập là một trong những yếu tố tác động đến nhu cầu mua sắm online, quan hệ đồng biến.
Triệu đồng/tháng Thu nhập càng cao thì
người tiêu dùng càng yêu thích mua sắm Kỳ vọng (+)
EXPEN
(Chi tiêu) Tiểu luận “ Xu hướngmua sắm trực tuyến
của sinh viên trên địa bàn TP.HCM” năm
2012 của nhóm sinh
Triệu đồng/tháng Chi tiêu càng nhiều thì
người tiêu dùng càng có
xu hướng thích mua sắm
Kỳ vọng (+)
Trang 6viên ĐH Mở: Chi tiêu càng cao thì lượng tiền trung bình bỏ ra cho hình thức mua sắm trực tuyến càng cao
GENDER
(Giới tính)
Huang Jen-Hung, Yang Yi-Chun, 4/2010, Gender differences in adolescents’ online shopping motivations:
Nữ giới có tần suất mua sắm trực tuyến cao hơn nam giới
Biến ảo Nữ = 1; Nam = 0 Nữ
giới thường yêu thích mua sắm hơn nam giới
Kỳ vọng (+)
SHIP
(Thời gian giao
hàng)
UPS, 5/2012, Online shopping customer experience study: Việc giao hàng nhanh chóng
là một nhân tố hấp dẫn người tiêu dùng đối với hình thức mua sắm trực tuyến
ngắn thì người tiêu dùng
có xu hướng thích mua hàng qua mạng hơn vì tiện lợi hơn Kỳ vọng dấu (-)
SAVE
(Mức độ tiết
kiệm)
Lui Cheuk Man, 2012.
“Factors affecting consumers purchasing decisions in online shopping in Hong Kong”:
Giá cả rẻ là một yếu tố khiến người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn truyền thống.
được khi mua hàng qua mạng càng lớn thì người tiêu dùng càng thích mua hàng qua mạng hơn Kỳ vọng (+)
PAY
(Hình thức
thanh toán)
Biến ảo Chuyển khoản = 0; Thanh
toán trực tiếp khi nhận được hàng = 1 Thanh toán bằng hình thức thanh toán trực tiếp khi nhận được hàng thì người tiêu dùng sẽ thích mua hàng qua mạng hơn Kỳ vọng (+)
COMPARE
(So sánh giá
cả)
Biến ảo Có = 1; Không = 0 Việc
so sánh giá cả giữa các website dễ dàng sẽ khiến người tiêu dùng thích mua hàng qua mạng hơn
Kỳ vọng (+)
Trang 7(Mức độ yêu
thích mua sắm
trực tuyến)
Tiểu luận “ Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM” năm
2012 của nhóm sinh viên ĐH Mở
Đo lường trên thang 7 với mức yêu thích đi từ thấp đến cao
Mô hình đề nghị:
FAV = β1 + β2GENDER + β3INCOME + β4EXPEN + β5PAY + β6COMPARE
+ β7SAVE + β8SHIP + Ui
Dạng hàm: Hàm tuyến tính theo tham số.
1.4 Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Số liệu được thu thập thông qua bảng khảo sát online tại địa chỉ https://docs.google.com/forms/d/1wUmKPH9IEUr8NATMMeiSQHj3f6UloySQOJgqe iNHXqk/viewform
Link kết quả khảo sát: https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?
key=0AksohLXOGxlzdG5EdEY4X3g5TGhFa3V2M0F4OWtJeFE#gid=form
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 72 sinh viên ngẫu nhiên trên toàn địa bàn TPHCM trong khoảng thời gian từ 27/02/2014 đến 02/03/2014, trong đó số sinh viên
đã sử dụng qua hình thức mua sắm trực tuyến là 49 (đạt tỉ lệ 68,06%) Các tính toán của mô hình hồi quy đề nghị được tiến hành dựa trên dữ liệu của 49 sinh viên kể trên Phương pháp nghiên cứu nhóm lựa chọn là phương pháp bình phương bé nhất OLS Các số liệu và mô hình hồi quy được tính toán trên phần mềm Eviews 6
Chương 2: Kết quả hồi quy
Sau khi nhập số liệu thu được từ bảng khảo sát và cho chạy hồi quy với phần mềm Eviews 6, ta được kết quả:
Trang 8
Hình 2: Kết quả hồi quy mô hình đề nghị gốc
2.1 Kiểm tra đa cộng tuyến
Kiểm tra đa cộng tuyến bằng cách kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến độc lập, ta có:
Hình 3: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong
mô hình gốc
Có thể thấy hệ số tương quan giữa 2 biến Income và Expen = 0.8017 là cao( > 0,8) Nói cách khác, có hiện tượng đa cộng tuyến giữa 2 biến này Điều này là đúng với học thuyết kinh tế của Keynes: C = Co +mpc.Yd ( với C là tiêu dùng, Yd là thu nhập khả dụng)
2.2 Kiểm tra phương sai thay đổi
Kiểm tra phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White, ta có:
Trang 9Hình 4: Kiểm tra phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định White
Đặt giả thiết Ho: Phương sai của sai số không đổi, H1: Phương sau của sai số thay đổi Mức ý nghĩa 5% = 0,05
Ta thấy Prob Chi-Square của mô hình = 0,8589 > 0,05 => Chấp nhận giả thiết Ho Vậy ta có thể kết luận không có hiện tượng phương sai thay đổi
2.3 Chữa bệnh cho mô hình
Ở đây, do trong mô hình đề nghị có hiện tượng đa cộng tuyến, ta tiến hành chạy các
mô hình hồi quy phụ để xác định biến loại khỏi mô hình (Vì dữ liệu không ở dạng thời gian nên không sử dụng phương pháp Sai phân cấp 1, cũng như thời gian hạn chế nên không thể khảo sát thêm mẫu).Để khắc phục hậu quả của đa cộng tuyến, ta tiến hành chạy mô hình hồi quy phụ để xác định biến loại ra khỏi mô hình:
(1): FAV= α + β1 EXPEN (2): FAV= γ + β2 INCOME
Hình 5: Kết quả hồi quy mô hình (1) Hình 6: Kết quả hồi quy mô hình (2)
Trang 10Kiếm định ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% và giả thiết Ho: βi=0, H1: βi≠0, ta thấy hệ số hồi quy của cả hai biến đều < 0,05 => bác bỏ Ho => 2 biến đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình này So sánh hệ số xác định mô hình trong 2 trường hợp, ta thấy R2 của (1) > R2 của (2) (0.2687 > 0.1424) => Ta loại biến INCOME khỏi mô hình
Ta thiết lập lại mô hình hồi quy:
FAV = β1+ β2EXPEN + β3GENDER + β4 COMPARE + β5PAY + β6SAVE
+ β7SHIP+ Ui Kết quả hồi quy:
Hình 7: Kết quả hồi quy sau khi khắc phục đa cộng tuyến
2.4 Kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mô hình và ý nghĩa hệ số hồi quy
Kiểm định các hệ số hồi quy với mức ý nghĩa 5% và giả thiết Ho: βi=0, H1: βi≠0
p-value(β2) = 0,0091 < 0,05 => Bác bỏ Ho => Biến EXPEN có ý nghĩa thống kê p-value(β3)= 0,0086 < 0,05 => Bác bỏ Ho => Biến GENDER có ý nghĩa thống kê p-value(β4)= 0,6053 > 0,05 => Chấp nhận Ho => Biến COMPARE không có ý nghĩa thống kê
p-value(β5)=0,0027 < 0,05 => Bác bỏ Ho => Biến PAY có ý nghĩa thống kê
p-value(β6)=0 < 0,05 => Bác bỏ Ho => Biến SAVE có ý nghĩa thống kê
p-value(β7)= 0,784> 0,05 => Chấp nhận Ho => Biến SHIP không có ý nghĩa thống kê
Kiểm định mô hình với mức ý nghĩa 5% và giả thiết Ho: R =0, H1: R 2 2 ≠0
P-value(F)=0 < 0,05 => Bác bỏ Ho => Mô hình phù hợp
Trang 11Ý nghĩa các hệ số hồi quy (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)
Khi chi tiêu tăng/ giảm 1 triệu đồng, mức độ yêu thích đối với hình thức mua sắm trực tuyến tăng/ giảm 0,2273 đơn vị
Mức độ yêu thích đối hình thức mua sắm trực tuyến ở Nữ cao hơn Nam 0,7435 đơn vị Mức độ yêu thích đối với hình thức mua sắm trực tuyến ở hình thức thanh toán Chuyển khoàn ngân hàng cao hơn Thanh toán trực tiếp khi nhận được hàng 0,788 đơn vị
Khi giá hàng hoá mua sắm trực tuyến rẻ hơn so với hình thức mua truyền thống 1% thì mức độ yêu thích đối với hình thức mua sắm trực tuyến tăng 0,053 đơn vị và ngược lại
Chương 3: Giải pháp
Trong vai trò của một doanh nghiệp, nếu như muốn bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì trước hết chúng ta phải nhận thức được nhu cầu, sở thích của khách hàng và từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược khiến khách hàng có thái độ tích cực đối với sản phẩm đó Với kết quả hồi quy như ở Hình 8 cùng ý nghĩa các hệ số hồi quy đã phân tích ở mục 2.4, nhóm chúng em xin đề ra một số định hướng nhắm gia tăng mức độ yêu thích của sinh viên trên địa bàn TPHCM đối với hình thức mua sắm trực tuyến như sau:
Nhóm khách hàng nữ là nhóm khách hàng tiềm năng nhất Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần phải phát triển mạnh các mặt hàng mang tính đặc thù cho Nữ giới như thời trang, mỹ phẩm… để khai thác lợi nhuận từ nhóm khách hàng này Bên cạnh đó, cần mở rộng hơn các sản phẩm, dịch vụ thu hút các nam sinh viên như thể thao, điện tử
Kết quả hồi quy cho thấy các bạn sinh viên cảm thấy ưa thích mua sắm trực tuyến hơn khi hình thức thanh toán là Chuyển khoản ngân hàng thay vì Thanh toán trực tiếp khi nhận được hàng Điều này tuy trái với kì vọng nhưng tương đối hợp lý khi xét đến các tính chất nhanh, an toàn (khi không phải giữ tiền mặt) của hình thức thanh toán chuyển khoản Chính vì thế, các doanh nghiệp sẽ cần phải cải thiện và phát triển hơn nữa hệ thống thanh toán trực tuyến của mình, bằng cách liên kết với nhiều ngân hàng, chấp nhận thanh toán bằng nhiều loại thẻ điện tử
Trang 12Cuối cùng, đó chính là tầm quan trọng của dịch vụ giao hàng Khách hàng sẽ luôn cảm thấy hài lòng hơn nếu họ được giao hàng trong thời gian sớm nhất Một mạng lưới giao hàng rộng trên toàn địa bàn TPHCM là một mục tiêu mà rất nhiều các nhà kinh doanh trực tuyến phải hướng đến
Hạn chế của bài nghiên cứu này là số lượng mẫu quan sát quá nhỏ so với tổng thể, dẫn tới việc không mang tính khái quát cao
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashok Kumar Chandra, Devendra Kumar Sinha, 5/2013 Factors affecting the
online shopping behavior: A study with reference to Bhilai- Durg.
http://www.garph.co.uk/IJARMSS/May2013/12.pdf
2 Bùi Thanh Tráng, 11/2013 Nhận thưc rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng.
3. Huang Jen-Hung, Yang Yi-Chun, 4/2010, Gender differences in adolescents’ online
http://www.academicjournals.org/article/article1380718805_Huang%20and
%20Yang.pdf
4. Lui Cheuk Man, 2012 Factors affecting consumers purchasing decisions in online
http://www.itc.polyu.edu.hk/UserFiles/access/Files/BA/FYP1112/14090/09013452 D.pdf
5 Nargez Delafrooz, Laily H Paim, Sharifah Azizah Haron, Samsinar M.Sidin và Ali
Khatibi, 4/2009 Factors affecting student’s attitude toward online shopping.
http://academicjournals.org/article/article1380535988_Delafrooz%20et%20al pdf
6. Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thuý Ngân, 2012 Xu hướng mua sắm
trực tuyến của Sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
http://luanvan.net.vn/luan-van/xu-huong-mua-sam-truc-tuyen-cua-sinh-vien-tren-dia-ban-thanh-pho-ho-chi-minh-50558/
7. Nielsen Hongkong, 6/2010 Global trends in online shopping a Nielsen global
http://hk.nielsen.com/documents/Q12010OnlineShoppingTrendsReport.pdf
8. Trần Hữu Hảo, Phạm Ngọc Ý, Đặng Công, Trần Thuỷ Trúc, Trương Trần Tuấn
Anh, 5/2009 Xu hướng mua hàng qua mạng của người dân Thành phố Hồ Chí