Quy chế này hướng dẫn việc quản lý đầu tư xây dựng cải tạo, tôn tạo, bảo vệ và sử dụng các công trình, cảnh quan tại quận Hà Đông, phù hợp với đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn quận đã được phê duyệt và đồ án Thiết kế
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
Ngày 09 tháng 09 năm 2009
QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
QUẬN HÀ ĐÔNG
Chương I QUI ĐỊNH CHUNG
Quy chế này hướng dẫn việc quản lý đầu tư xây dựng cải tạo, tôn tạo, bảo vệ và
sử dụng các công trình, cảnh quan tại quận Hà Đông, phù hợp với đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn quận đã được phê duyệt và đồ án Thiết kế đô thị (cho các tuyến đường chính và các khu chức năng trong quận
Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước
Điều 1 Phạm vi áp dụng:
- Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động xây dựng
và quản lý kiến trúc đô thị đều phải thực hiện theo đúng Quy chế này
- Cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị (Sở QHKT, Sở XD, phòng XD Quận Hà Đông) giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc quản
lý kiến trúc đô thị theo đúng quy định tại văn bản này
- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải
được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế này cho phép
Điều 2 Tóm tắt một số đặc điểm hiện trạng và quy hoạch phát triển của quận, thị xã
1 Vị trí, tính chất, quy mô ( thuyết minh kèm theo bản đồ hành chính):
a.Vị trí :
Thị xã Hà Đông là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây, có toạ độ địa lý 20o59 vĩ
độ Bắc, 105o45 kinh Đông, năm dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13km về phía Tây
Có 15 đơn vị hành chính, 7 phường và 8 xã, gồm : các phường Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Yết Kiêu, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc và các xã: Văn Khê, Kiến Hưng, Phú Lương, Phú Lãm, Yên Nghĩa, Dương Nội, Đồng Mai, Biên Giang
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, quận Thanh Xuân - Hà Nội
Trang 2- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - Hà Tây
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức - Chương Mỹ - Hà Tây
b.Tính chất đô thị theo quyết định 492/2001/QĐ-UB.
- Là thị xã Tỉnh lỵ - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Tỉnh Hà Tây có vị trí liền kề Thủ đô Hà Nội
- Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Hà Tây
- Tính chất đô thị Hà Đông điều chỉnh
- Là Thị xã tỉnh lỵ - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KHKT của Tỉnh
Hà Tây, có vị trí liền kề cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội
- Là một trong những trung tâm dịch vụ đào tạo, y tế chuyên sâu, thương mại, du lịch, dịch vụ ở của khu vực phía Tây Nam vùng thủ đô Hà Nội
- Là một trong những đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm cung cấp điện năng của khu vực phía Tây Nam vùng thủ đô Hà Nội
c Quy mô đô thị
Tổng đất tự nhiên toàn Thị xã là 4.832,64 ha, trong đó đất tự nhiên nội thị là 867,5 ha
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 618,2 ha, bình quân 72 m2/người Trong
đó đất dân dụng là 422,1 ha, bình quân 49 m2/người; đất ngoài dân dụng là 196,1
ha, bình quân 23 m2/người
QHC năm 2001 dự báo:
Dân số đến năm 2010: 125.000 người, nội thị: 85.000 người
Dân số đến năm 2020: 180.000 người, nội thị: 150.000 người
Tính đến tháng 3/2006, dân số toàn Thị xã: 175.682người, nội thị: 87.610 người (chiếm 49,9% dân số toàn Thị xã)
2 Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan:
Không gian đô thị Hà Đông phát triển theo 2 hướng: phía Tây Bắc hướng đường Láng Hòa Lạc, phía Đông Nam hướng QL1A trong phạm vi phía Đông đường vành đai 4 Với tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.900-2.100ha (năm 2010); 3.000-3.500 (năm 2020) và 3.500-4.000ha (giai đoạn hoàn thiện ngoài 2020) Toàn không gian đô thị được chia thành các khu vực chức năng sau:
Khu 1: Phía Bắc sông Nhuệ tiếp giáp ranh giới Thủ đô Hà Nội gồm các phường Văn Mỗ, Phúc La Khu vực này bao gồm 2 khu ở (1a và 1b), trung tâm hành chính cấp Tỉnh (trụ sở UBND Tỉnh và Tỉnh ủy), các công trình công cộng, các trường chuyên nghiệp và trung tâm y tế cấp vùng
Khu 2: Phía Nam sông Nhuệ gồm các phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hà Cầu và xã Văn Khê, 1 phần xã Yên Nghĩa Bao gồm 2 khu ở (2a
và 2b), trung tâm văn hóa, TDTT cấp tỉnh, trung tâm hành chính, thương mại dịch
vụ cấp thị xã
Trang 3Khu 3: Phía Nam đường sắt gồm các xã Phú Lương, Phú Lãm Bao gồm 1 khu ở số 3 và hệ thống các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp cấp vùng
Khu 4: Phía Bắc đường sắt gồm các xã Dương Nội và 1 phần Yên Nghĩa Bao gồm 1 khu ở số 4 Đây là khu vực dự kiến phát triển trong giai đoạn 2010-2020
Khu 5: Phía Tây Nam đường vành đai Thủ đô Hà Nội (đường vành đai 4) Khu vực này bao gồm các khu chức năng chuyên biệt như cụm công nghiệp Đồng Mai, vùng bảo vệ cảnh quan dọc 2 bên bờ sông Đáy, vùng phát triển các loại hình
du lịch và du lịch sinh thái
- Hình thái kiến trúc,
- Lịch sử phát triển (sơ đồ cơ cấu qua các thời kỳ lịch sử )
Quận Hà Đông trước là Thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, là đô thị liền kề phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, nằm dọc trên Quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc, thuộc lưu vực của 2 sông Nhuệ và sông Đáy Hiện nay, đây là vùng đất chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hóa của vùng Thủ đô Hà Nội
Năm 2001, Quy hoạch chung Thị xã Hà Đông đã được UBND Tỉnh Hà Tây phê duyệt tại Quyết định số 492/2001/QĐ-UB ngày 24/4/2001, từ đó đến nay, UBND thị xã Hà Đông đã triển khai lập các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng theo các định hướng của đồ án này Cùng với việc nâng cấp một số xã trong nội thị trở thành phường việc mở rộng không gian Thị xã Hà Đông cũng đã được điều chỉnh mở rộng thêm ra 3 xã: Phú Lương, Phú Lãm thuộc Thanh Oai và Yên Nghĩa thuộc Hoài Đức - theo Nghị định số 07/2003/ NĐ-CP ngày 23/09/2003
Nghị quyết 10/NQ-TU ngày 10/9/2004 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ Hà Tây
đã quyết định tiếp tục mở rộng ranh giới Thị xã Hà Đông thêm 4 xã là Biên Giang, Đồng Mai (thuộc huyện Thanh Oai), xã Dương Nội (thuộc huyện Hoài Đức) và một phần xã Phụng Châu (thuộc huyện Chương Mỹ) để tạo điều kiện và cơ hội cho Hà Đông phát triển nhanh mạnh hơn nữa
3/ Đơn vị hành chính (các phường)
Trang 4Hiện trạng phân bố dân cư Thị xã Hà Đông năm 2005 (theo nghị định số
01/2006/NĐ-CP ngày 04/ 01/2006)
(người)
Diện tích đất
tự nhiên (ha)
Diện tích đất
XD đô thị (ha)
Diện tích đất ở (ha)
Mật độ dân số
đô thị (người /ha đất XDĐT)
Chỉ tiêu đất XD
đô thị (m2/người )
Mật độ
cư trú netto (ng/ha đất ở) Tổng dân số thị xã 175 682 4
832,6
965,1 - -
4 Thống kê các ô phố, tuyến phố theo từng phường:
`- Thống kê và quy định chỉ giới xây dựng cho các tuyến phố trong từng phường:
tên, chiều dài tuyến phố ( điểm đầu, điểm cuối)
T
Mặt cắt ngang (m)
Ghi chú
Lòng
Đường đỏ
Trang 5Chiều dài (km)
Mặt cắt ngang (m)
Ghi chú
Lòng
CP đất
vỉa hè
dăm
Bộ GTVT
Trang 6Thống kê các ô phố trong từng phường: kí hiệu ô phố, diện tích (ha), dân số (người)
1
2
Quy định quản lý kiến trúc đô thị cho từng đường phố (mỗi đường phố quy định thành 1 điều), cho từng ô phố (mỗi ô phố quy định thành 1 điều), nội dung quy định cụ thể như sau:
Chương II QUI ĐỊNH CỤ THỂ
- Dọc trục Quốc lộ 6:
Hiện trạng: Tập trung các công trình công cộng lớn của Thị xã, các trụ sở cơ quan và nhà ở dạng hình ống kết hợp thương mại dịch vụ Đây là trục trung tâm, khang trang nhất thị xã hiện nay
Quy hoạch dự kiến sẽ xây dựng 2 tuyến đường gánh phía Bắc và Nam Thị xã, giảm tải cho QL6 hiện nay
Quy hoạch kiến trúc cảnh quan 2 bên trục đường: Xoá bỏ các kiến trúc cũ, kiến trúc tạm bợ Từng bước thay đổi diện mạo kiến trúc hai bên đường Đối với các công trình thuộc sở hữu nhà nước, khi xây dựng đảm bảo khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ từ 3-10m để trồng cây xanh hoặc lát sân phục vụ đi bộ, tầng cao xây dựng tối thiểu 7 tầng Đối với công trình nhà ở thuộc sở hữu tư nhân, khuyến kích xây dựng có khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ, tầng cao xây dựng tối thiểu 3 tầng, hài hoà với kiến trúc xung quanh
Dọc trục Lê Trọng Tấn: Khuyến kích phát triển các mô hình xây dựng cao tầng với chức năng tổng hợp nhà ở và dịch vụ trong khu đô thị mới Hạn chế xây dựng nhà ở lô phố Không cho phép xây dựng biệt thự thấp tầng Tại các khu vực cần phải cải tạo khuyến kích xây dựng và phải triển mô hình chức năng tổng hợp ở kết hợp với dịch vụ có tầng cao tối thiểu 3tầng
Dọc trục Ngô Thì Nhậm: Đây là trục nối trung tâm hành chính văn hoá với khu vực Nam Thăng Long của Hà Nội.Trên trục này hình thành các khu chức năng độc lập Tuỳ từng khu chức năng cụ thể để có giải pháp quy hoạch chi tiết Dọc tuyến đường vành đai 4: Khuyến khích xây dựng các khu chức năng công cộng như: Cây xanh, công nghiệp, CTCC, Trụ sở cơ quan, Bến bãi đỗ xe v.v a) Các trục cảnh quan
Trang 7Trục cảnh quan sông Nhuệ và sông La Khê: Kè sông và làm đường nội bộ 2 bên, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng và tạo dựng cảnh quan Khuyến kích phát triển nhà có vườn, các dịch vụ ở, dịch vụ du lich, trồng cây xanh hoặc vườn hoa Hạn chế tối đa xây dựng nhà phố hình ống
Trục cảnh quan sông Đáy: Toàn bộ vùng xả lũ không phát triển xây dựng Cho phép hình thành các mô hình trang trại, trồng hoa và cây cảnh hoặc phát triển mô hình du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động cắm trại, vui chơi giải trí
b) Các công trình chủ chốt
- UBND Tỉnh Hà Tây
- UBND thị xã Hà Đông
- Công trình văn hóa (Bảo tàng, nhà hát)
- Công trình thương mại (nằm trên tuyến trục Lê Trọng Tấn)
c) Hệ thống cây xanh và độ che phủ mặt bằng:
Giữ gìn và tôn tạo các cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử văn hoá Tạo dựng hệ thống cây xanh kết hợp mặt nước hoà nhập hài hoà với các khu chức năng trong đô thị để tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái đô thị Gắn kết hợp
lý các loại đất cây xanh: Công viên tập trung, các vườn hoa trong lõi các nhóm nhà
ở, cây xanh đường phố, các khu vực cây xanh cách ly, vùng sinh thái nông nghiệp,.v.v
Đảm bảo tiêu chuẩn đất cây xanh công viên: 10 - 15m2/người, tỷ lệ cây xanh chiếm 8-10% đất xây dựng đô thị
d) Tầng cao xây dựng
Thị xã Hà Đông nằm trong vùng đồng bằng bằng phẳng, không có các điểm cao tự nhiên Các vùng cảnh quan tự nhiên cần được khai thác tăng sự hấp dẫn cho
đô thị là những vùng dọc sông Nhuệ, sông Đáy và sông La Khê hiện nay đều bị che khuất do lịch sử phát triển đô thị hoặc không thể khai thác triệt để vào mục đích tạo cảnh quan cho Thị xã Hà Đông được do điều kiện kỹ thuật
Đồ án này đề xuất cần thiết tạo nên 1 số điểm và khu vực có chiều cao tầm nhìn nổi bật cho Thị xã Hà Đông nhằm hình thành đường chân trời của đô thị có dáng dấp hiện đại và làm điểm nhấn nhìn từ trên cao xuống đô thị
Thị xã Hà Đông là đô thị cải tạo, nên quỹ đất bị đan xen nhiều bởi các khu xây cũ và làng xóm cổ Vì vậy chiều cao công trình xây dựng mới không nên quá cao so với khu vực cũ (lấy chiều cao công trình tại các phường trung tâm hiện nay
để xác định cao độ hiện trạng chung toàn thị xã) Phương án khống chế độ cao xây dựng: Dựa trên nguyên tắc kết hợp tuyến, điểm và diện, căn cứ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất xác định:
Trang 8- Diện: Trong các khu đô thị mới sẽ hình thành các cụm điểm công trình được xây dựng với tầng cao từ 9-25 tầng
- Tuyến : Dọc theo các tuyến đường chính đô thị như: QL6, tỉnh lộ 70, 430, QL21B, đường Lê Trọng Tấn, Ngô Thì Nhậm, khuyến kích tầng cao tối thiểu 7 tầng đối với công trình sở hữu nhà nước và tối thiểu 3 tầng đối với công trình sở hữu tư nhân
- Tại giao cắt các tuyến đường chính khu vực khuyến khích xây dựng từ 5-9tầng
- Các khu vực hành chính, đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, y tế tầng cao tối thiểu 3 tầng
- Các khu làng xóm cổ giữ nguyên tầng cao như hiện nay, hạn chế tối đa xây dựng nhà cao ở bên trong các làng cổ
- Các khu vực khác, tuỳ thuộc vào đIều kiện cụ thể để xác định chiều cao của công trình kiến trúc cho phù hợp
e) Các khu dân cư:
- Khu vực dân cư cũ (thuộc các phường nội thị cũ):
Giữ lại không gian kiến trúc văn hoá truyền thống các khu làng xóm cổ như làng Vạn Phúc, Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Khê, Đa Sĩ v.v
Hạn chế không di dời dân cư và xây dựng nhà cao tầng trong các làng xóm
cổ Khuyến khích giữ nguyên MĐXD và tầng cao như hiện nay, từng bước cải tạo xây dựng chỉnh trang Bỏ xung và hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Các khu đô thị mới:
Pháp triển các khu nhà ở mới theo hướng hiện đại cao tầng, phù hợp với tổ chức không gian vùng Thủ đô Hà Nội
Quỹ đất xây dựng đô thị Hà Đông không nhiều do khống chế bởi nhiều yếu
tố kỹ thuật, taị các khu đô thị mới hạn chế MĐXD thấp, khuyến khích phát triển nhà ở cao tầng gắn kết với hoạt động công cộng đô thị, tạo dựng không gian mở, không gian quảng trường đô thị
Điều 4: Đường phố A
- Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng;
- Khoảng lùi của công trình, tầng cao, hình thức kiến trúc công trình (vật liệu xây dựng, màu sắc, kết cấu, hình thức mặt đứng) ;
- Các phần đua ra ngoài công trình (mặt quay ra đường phố, dọc theo ranh giới cạnh bên của lô đất);
- Hình thức các công trình ở các góc phố giao nhau, vị trí công trình điểm nhấn
Trang 9- Quy định cảnh quan :cây xanh (loại cây), hàng rào (kích thước, vật liệu, kiểu dáng ), Quy định hình thức biển báo, quảng cáo trên toàn tuyến đường (đoạn qua đô thị)
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên từng tuyến phố
- Hành lang an toàn giao thông: khoảng cách (m) Trong phạm vi hành lang an toàn giao thông nghiêm cấm việc xây dựng công trình
Điều 5: Đường phố B
…………
Điều… : Khu vực cần được bảo vệ tôn tạo (khu phố cổ):
1 Ô phố A
- Quy định mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, tầng cao tối đa, các công trình điểm nhấn cho toàn ô phố;
- Quy định vị trí, ranh giới, quy mô toàn khu (diện tích đất)
- Quy định các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch theo từng đường phố trong khu phố cổ: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ khống chế xây dựng, tầng cao, hình thức kiến trúc mặt đứng, vật liệu xây dựng v.v )
- Phân loại hạng công trình theo yêu cầu bảo tồn (Công trình bảo tồn nguyên dạng
cả mặt chính diện và nội thất, công trình chỉ bảo tồn mặt chính còn mặt trong cho phép cải tạo, công trình cho phép cải tạo thay đổi v.v.)
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong từng đường phố: cấp nước, thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường
2 Ô phố B
……
3 Ô phố C
………
Điều … Khu vực cải tạo chỉnh trang:
1 Ô phố A
- Quy định vị trí, ranh giới, quy mô toàn khu (diện tích đất)
- Quy định các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch theo từng đường phố trong khu phố cũ: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ khống chế xây dựng, tầng cao, hình thức kiến trúc mặt đứng, vật liệu xây dựng, màu sắc v.v )
- Quy định công trình nằm trong danh mục bảo tồn (có ý nghĩa về mặt kiến trúc, tạo ấn tượng tốt, góp phần tạo nên nét đặc trưng hình ảnh của đô thị);
- Quy định các giải pháp bảo tồn nguyên trạng kiến trúc (nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới, chồng lấn làm biến dạng kiến trúc ban đầu);
Trang 10- Quy định thời gian bảo dưỡng định kỳ, cá nhân tổ chức có trách nhiệm bảo dưỡng v.v
- Quy định các công trình được phép cải tạo, phá bỏ xây dựng lại
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên từng tuyến phố trong khu vực
2 Ô phố B
……
3 Ô phố C
…
Điều … Các khu chung cư tập thể :
- Tên các khu chung cư trong quận (thị xã), vị trí, ranh giới, quy mô toàn khu (diện tích đất)
- Phân loại các khu chung cư theo thời gian xây dựng, niên hạn sử dụng;
- Quy định các yêu cầu về việc cải tạo, xây dựng mới khu chung cư, nhà ở tập thể :
- Khu chung cư được xây dựng từ 50 năm trở lên, quá niên hạn sử dụng, xuống cấp hoặc nằm trong danh mục nhà nguy hiểm cần được phá bỏ, từng bước có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại
- Khu chung cư, nhà ở tập thể được xây dựng từ 10-50 năm phải có quy định chế
độ bảo dưỡng định kỳ 5 năm/lần
- Nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới, chồng lấn làm ảnh hưởng đến kết cấu và hình thức kiến trúc công trình
- Quy định về bảo vệ các không gian trống (sân chơi, vườn hoa), nghiêm cấm các
tổ chức, tư nhân lấn chiếm không gian, diện tích các khu đất cây xanh, vườn hoa, sân chơi, đất công cộng vào các mục tiêu thương mại, nhà ở
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực
Điều … Khu nhà ở dân tự xây:
1 Khu vực A:
- Quy định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt khống chế xây dựng các tuyến phố, đường phố,ngõ ngách v.v diện tích mặt bằng tối thiểu được phép xây dựng, tầng cao, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng v.v
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường trong khu vực