LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tinh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao độn
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN htt p:// www.lr c.t nu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG MINH TRUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN
Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP-HƯỚNG DẠY NGHỀ HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÁP
NGHIỆP-ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIAO DUC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN htt p:// www.lr c.t nu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LƯƠNG MINH TRUNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN
Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP-HƯỚNG DẠY NGHỀ HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÁP
NGHIỆP-ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIAO DUC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tinh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Tài liệu tham khảo vànội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ cácquy định về quyền sở hữu trí tuệ
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đượcchỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Lương Minh Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đãnhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấplãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Bình, người hướng dẫn khoa học và giúp
đỡ chuyên môn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này
- Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tham giaĐào tạo lớp cao học Quản lý Giáo dục
- Tập thể CBGV, CNV Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn nơicông tác
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác vàchỉ đạo công tác này trong trung tâm là vô cùng phong phú và sinh động, cónhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót
Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, cáccấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này được hoàn thiệnhơn và có giá trị thực tiễn hơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Lương Minh Trung
Trang 5iii iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn của đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở TRUNG TÂM KTTH-HN-DN ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Ở nước ngoài 6
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1 Khái niệm quản lý và biện pháp quản lý
9 1.2.2 Khái niệm hoạt động đào tạo nghề 14
1.2.3 Khái niệm nhu cầu lao động
17 1.2.4 Khái niệm quản lý đào tạo nghề 20
1.3 Hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp -Hướng nghiệp - Dạy nghề 21
1.3.1.Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN 21
Trang 6ivivi1.3.2.Nhiệm vụ của Trung tâm KTTH-HN-DN .22
Trang 71.3.3 Dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng
nghiệp - Dạy nghề 23
1.4 Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề
24 1.4.1 Công tác khảo sát nhu cầu của người lao động và nhu cầu lao động địa phương 24
1.4.2 Công tác lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 25
1.4.3 Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 26
1.4.4 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 27
1.4.5 Công tác đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 29
1.5.1 Yếu tố khách quan 29
1.5.2 Yếu tố chủ quan 31
Tiểu kết chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở TRUNG TÂM KTTH-HN-DN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG 33
2.1 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 33
2.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội 33
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục 35
2.1.3 Khái quát về Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 36
2.2 Thực trạng hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương hiện nay 39
Trang 82.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, … về việc dạy nghề ngắn
hạn cho người lao động 39
2.2.2 Các kết quả đạt được trong hoạt động dạy nghề của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn 40
2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 44
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 45
2.3.1 Quản lý công tác khảo sát nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động địa phương 45
2.3.2 Lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu của người lao động địa phương 51
2.3.3 Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu người lao động địa phương 52
2.3.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu người lao động địa phương 55
2.3.5 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu người lao động địa phương 59
2.4 Đánh giá chung 60
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 62
2.5.1 Yếu tố khách quan 62
2.5.2 Yếu tố chủ quan 63
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở TRUNG TÂM KTTH-HN-DN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG
66 3.1 Nguyên tắc đề xuất 66
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống 66
3.1.2 Đảm bảo tính khoa học 66
Trang 93.1.3 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 67
3.1.4 Đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân 67
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 68
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động ở địa phương về tầm quan trọng của dạy nghề ngắn hạn cho người lao động 68
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên 71
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 76
3.2.4 Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 80
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương 85
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1 Kết luận chung 89
2 Khuyến nghị 90
2.1 Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội 90
2.2 Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội 91
2.3 Đối với UBND huyện và các địa phương trong huyện 91
2.4 Đối với trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 CBGV,CNV Cán bộ giáo viên, công nhân viên
3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
4 GDTX Giáo dục thường xuyên
5 GDTX-DN Giáo dục thường xuyên- Dạy nghề
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng người học tham gia học nghề ngắn hạn tại Trung tâm
KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 41Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN-
DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 42Bảng 2.3 Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 46Bảng 2.4 Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 47Bảng 2.5 Lý do chọn nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 49Bảng 2.6 Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao
động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 50Bảng 2.7 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động
dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn 62Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 85Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 86
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn 37Biểu đồ 2.1 Thống kê số lượng người học nghề ngắn hạn của Trung tâm
KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn từ năm 2011 đến năm 2015 41Biểu đồ 2.2 Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 46Biểu đồ 2.3 Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 48Biểu đồ 2.4 Lý do chọn học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 49Biểu đồ 2.5 Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao
động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 50Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 86Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 87
Trang 13Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm,ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.Căn cứ quyết định trên, ngày 22 tháng 3 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh HảiDương ra Quyết định số 758/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cholao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020” Từ những quyết định trên,
có thể thấy đây là một trong những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước taquan tâm đến việc xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao độngnông thôn chuyển đổi canh tác, chuyển đổi hướng sản xuất, đưa tiến bộ khoahọc kỹ thuật, tri thức vào sản xuất Đổi mới và phát triển đào tạo nghề chongười lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điềukiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ họcvấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề Sau khi được đào tạo nghề sẽ giúpngười lao động có thể tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu, có thu nhập ổnđịnh hoặc tự tổ chức lao động sản xuất đạt năng suất cao Qua đó giúp ngườilao động nhất là lao động nông thôn an tâm làm việc, bớt các tệ nạn xã hội như
cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, xảy ra Từ đó góp phần phục vụ phát triển kinh tế
xã hội của địa phương cũng như xây dựng quê hương đất nước ngày một giàuđẹp và phồn vinh
Trang 14Tuy nhiên, hiện nay việc dạy nghề và quản lý dạy nghề cho người laođộng còn một số hạn chế như: Công tác quản lý đào tạo còn bộc lộ nhiều thiếusót, yếu kém; Nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân dân về công tác đào tạonghề chưa cao, chưa coi trọng công tác này trong hoạt động của đơn vị; Nănglực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của đội ngũ giáo viên dạynghề còn hạn chế, việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạytrong dạy nghề còn ít được quan tâm; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạynghề còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, … Điều đó làm giảm hiệu quả của đào tạonghề và công tác quản lý đào tạo nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngườilao động cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinhdoanh tại các địa phương
Việc đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho người lao động theo hướngnâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người laođộng tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhucầu học nghề là việc làm cần thiết và có tính thời sự Chính vì vậy đã lôi cuốnmột số tác giả, một số nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu
về công tác đào tạo nghề, giới thiệu các nghề trong xã hội cũng như các yêucầu của một số nghề này,… Tuy nhiên, họ ít quan tâm nghiên cứu công tácquản lý đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động
dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề huyện Kinh Môn, tinh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy nghềtheo nhu cầu của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đề xuấtmột số biện pháp quản lý hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất lượngnguồn nhân lực
Trang 153 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm
KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý việc dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DNhuyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
4 Giả thuyết khoa học
Việc đào tạo nghề ngắn hạn hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế thiếu sótnhất là trong công tác quản lý đào tạo Nếu ap dung đồng bô các biện phápquản ly do đề tài nêu ra thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy nghềngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đápứng nhu cầu lao động địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Khái quát một số vấn đề lí luận về dạy nghề ngắn hạn (quản lý, dạynghề, quản lý hoạt động dạy nghề theo nhu cầu của người lao động…) để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứngnhu cầu lao động địa phương ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và nguyênnhân của thực trạng
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ởTrung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầulao động địa phương
6 Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu laođộng địa phương của người lao động ở 25 xã, thị trấn của huyện Kinh Môn,tỉnh Hải Dương trong 5 năm gần đây
Trang 167 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: Sử dụng các phương phápphân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để phân tích các tài liệu: sách,báo, tạp chí, thông tin trên mạng internet, các văn bản, nghị quyết, các báo cáotổng kết, về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến vấnnghiên cứu để hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động dạy nghề, quản lýhoạt động dạy nghề ngắn hạn, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phương pháp này được sửdụng để điều tra thực trạng hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghềngắn hạn ở trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương vànguyên nhân của thực trạng
7.3 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản
lý, giáo viên, lãnh đạo địa phương và nhân dân nhằm thu tập thêm thông tin, bổxung cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để tăng thêm tính khách quancủa kết quả điều tra bằng phiếu hỏi
7.4 Phương pháp quan sát: Quan sát việc dạy của giáo viên và việc thựchành nghề của học viên để làm rõ thêm thực trạng của hoạt động dạy nghề vàquản lý hoạt động dạy nghề của trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn,tỉnh Hải Dương
7.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết quá trình đào tạo nghềtrong 5 năm qua để tìm ra điểm mạnh, điểm hạn chế của công tác quản lý đàotạo nghề ngắn hạn để sử dụng cho quá trình nghiên cứu
7.6 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để phântích các số liệu liên quan đến nội dung dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tinh Hải Dương
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Trang 17Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâmKTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao độngđịa phương.
Trang 18Chẳng hạn: Ở Mỹ, việc đào tạo công nhân kỹ thuật được chú trọng vàtiến hành ngay từ cấp THPT phân ban và các trường dạy nghề cấp trung học,các cơ sở đào tạo nghề sau THPT Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng chứngnhận và chứng chỉ công nhân lành nghề và có quyền được đi học tiếp theo.Thời hạn đào tạo dao động từ 2 đến 7 năm tùy thuộc vào từng nghề đào tạo.Các loại trường tư thục thuộc vào các công ty tư nhân mà công ty của họ khálớn Các nhà trường trong công ty đào tạo công nhân ngay trong công ty mình
và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng
Còn ở Cộng hòa liên bang Đức đã sớm hình thành hệ thống đào tạo nghề
và hệ trung cấp chuyên nghiệp Giáo dục chuyên nghiệp còn là một bộ phậntrung học cấp hai của hệ thống giáo dục quốc dân với các loại hình trường đadạng Họ đã phân thành hai trình độ: Ở trình độ 1 được xếp vào bậc trung họctương đương với THPT từ lớp 9 đến lớp 12; Ở trình độ 2 được xếp cao hơn bậcTHPT Ngoài trường phổ thông mang tính không chuyên nghiệp chỉ nhằm mụctiêu đào tạo chuẩn bị lên đại học còn có các trường phổ thông chuyên nghiệp,
Trang 19trường hỗn hợp,… Học sinh các trường này có thể vào học ở các trường đạihọc chuyên ngành Sau khi tốt nghiệp chủ yếu học sinh ra làm việc sơ cấp Docác loại hình trường rất đa dạng nên không có mô hình tổ chức quản lý đồngnhất giữa các bang khác nhau, có trường công lập, trường tư thục, có trườngthuộc công ty tư nhân chuẩn bị phần nhân lực cho công ty mình,…
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là ở Liên Xô trước đây cũng sớm quantâm đến vấn đề đào tạo nghề, với những đóng góp quan trọng của các nhà giáodục học, tâm lý học như X.I Arkhangenxki, A.E Klimov, T.V Cuđrisep,…dướigóc độ giáo dục học nghề nghiệp, tâm lý lao động, tâm lý học kỹ sư, tâm lý học
xã hội Tuy nhiên, theo nhận xét của T.V Cuđrisep, những nghiên cứu tronglĩnh vực dạy học và giáo dục nghề vào những năm 70 của thế kỷ XX còn mangtính từng mặt, một chiều nên chưa giải quyết được một cách triệt để vấn đềchuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống và lao động Quá trình hình thànhnghề lúc đó được chia thành 4 giai đoạn tách rời nhau đó là: Giai đoạn nảy sinh
dự định nghề và bước vào học các trường nghề; giai đoạn học sinh lĩnh hội cótính chất tái tạo những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; giai đoạn thích ứng nghề
và cuối cùng là giai đoạn hiện thực hóa từng phần hoạt động nghề Quan niệmtrên của T.V Cuđrisep đã tạo ra những khó khăn rất lớn trong quá trình học vàdạy nghề Quá trình đào tạo nghề trở lên áp đặt và không thấy được mối quan
hệ giữa các giai đoạn hình thành nghề
Cũng theo T.V Cuđrisep, để khắc phục những khó khăn hạn chế trên cầnphải có sự nhận thức lại, theo ông sự hình thành nghề của thế hệ trẻ trong điềukiện của giáo dục và dạy học là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất.Quá trình hình thành nghề trải qua 4 giai đoạn nhưng nó có sự gắn bó mật thiếtvới nhau Quan điểm này của ông đã tạo nên nhận thức mới về sự hình thànhnghề, là cơ sở khoa học để xây dựng mô hình đào tạo nghề và nâng cao chấtlượng đào tạo nghề [25]
Từ kết quả trên có thể thấy: Một số nước trên thế giới đã quan tâm tớiviệc đào tạo nghề, hình thành nghề cho người lao động Cho đến hiện nay, hầu
Trang 20hết các nước trên thế giới đều bố trí hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề bêncạnh bậc phổ thông và đào tạo bậc cao đẳng, đại học Do sớm có hệ thống đàotạo nghề nên các nước tư bản phát triển đã tích lũy được nhiều kinh nghiệmtrong quá trình đào tạo Quá trình đào tạo cũng như quản lý đào tạo nghề liêntục được hoàn thiện, đổi mới để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầucủa thực tiễn
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạonghề cũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi đó cóTổng cục dạy nghề Lúc đó đã có một số nhà nghiên cứu như Đặng Danh Ánh,Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Văn Hộ,…nghiên cứu những khía cạnh khácnhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề Tuy nhiên, sau đó nhữngnghiên cứu về đào tạo nghề, quản lý quá trình đào tạo nghề ở nước ta lắngxuống, ít được chú trọng Chỉ đến những năm gần đây do nhu cầu của xã hội vànhu cầu của thị trường lao động, vấn đề đào tạo nghề tiếp tục được quan tâmnghiên cứu trở lại trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn
Đảng và nhà nước từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới rất quan tâm đếncông tác đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề Trong những năm gần đây đãban hành nhiều cơ chế, chính sách giúp cho công tác đào tạo nghề luôn pháttriển và đạt được những thành tựu nhất định Điều này được cụ thể hóa trongLuật Giáo dục năm 2005, Luật dạy nghề năm 2006, Quy chế của trung tâmdạy nghề năm
2007, … Mặt khác, nhiều nhà khoa học cũng đã có các công trình nghiên cứu về
lĩnh vực này như: “Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam” của tác giả Nguyễn Viết Sự (2001); “Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp” của Chu Tiến Quang (2001); “Đổi mới hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ở
Việt Nam giai đoạn 2001-2010” của Đỗ Minh Cương (2001) ; “Giáo dục kỹ thuật- Nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực” của Trần Khánh Đức (2002);
“Giáo dục nghề nghiệp- Những vấn đề và giải pháp” của Nguyễn Viết Sự
Trang 21(2005); “Thị trường lao
Trang 22động Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thơm (2006); “Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề” của Trung tâm Lao động- Hướng
nghiệp- Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nguyễn Hùng chủ biên (2008);…
Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay, công tác đào tạo nghề cho người lao động
có nhiều bước phát triển nhanh Do xu thế thời đại và hội nhập quốc tế nên cácngành nghề đào tạo được đa dạng Hệ thống các trường dạy nghề phát triểnkhông ngừng, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo được đầu tư cótrọng tâm, trọng điểm Tuy nhiên số lượng nhân lực qua đào tạo còn thấp, chấtlượng không cao Cơ cấu nguồn nhân lực qua đào tạo trong các lĩnh vực nhất làlĩnh vực nông nghiệp còn mất cân đối Các ngành nghề lao động chân tay chongười lao động nông thôn ít được quan tâm Do đó những vấn đề về quản lýhoạt động dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn cũng ít được quan tâm
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm quản lý và biện pháp quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là hoạt động của con người tác động
vào tập thể người khác để phối hợp, điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêu chung” [23].
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý theo các hướng khácnhau Đó là: Cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức
Theo Điều khiển học thì quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngườitrong quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục đích đã định
Các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý nhìn từ nhữnggóc độ khác nhau, cụ thể:
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
Trang 23nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [9].
Theo M.I.Konđacôp: “Quản lý xã hội một cách khoa học không phải là
cái gì khác mà chính là việc tác động một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, làm cho hệ thống đó phù hợp với những quy luật vốn có của nó” [16].
Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” (Mác- Anghen toàn tập- Tập 4) [15].
Các nhà lý luận quản lý như: Frederich Wiliam Taylor (1856-1915), Mỹ;Henri Fayol (1841-1925), Pháp; Max Weber (1864-1920), Đức, đều đã khẳngđịnh: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xãhội
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của
chủ thể quản lý đến đối tượng bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận với mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người” [20].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [18].
Theo Phan Văn Kha, khái niệm quản lý trong hoạt động giáo dục được
hiểu là: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” [12].
Tác giả Nguyễn Bá Dương quan niệm: “Hoạt động quản lý là sự tác
động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua
Trang 24con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội” [7].
Còn theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý một hệ thống xã hội là
tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ- nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới lục đích dự kiến” [13].
Hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “Hoạt
động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích đề ra” [5].
Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được
mục tiêu đã đề ra thông qua điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” [1].
Hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt lại quan niệm: “Quản lý là một
quá trình có tính định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được đến mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [17].
Từ rất nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau của các tác giả nêutrên, chúng ta thấy:
- Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xãhội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được mục đích đề ra Sự tácđộng của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởiđem hết năng lực, trí tuệ của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổ chức vàcho cả xã hội
- Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đó làquan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
- Quản lý là quá trình tác động có ý thức; là phối hợp các nguồn lựcnhằm thực hiện mục tiêu chung để tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi
Trang 25Khách thể quản lý
Môi trường quản lý
Mục tiêu quản lý
Từ những phân tích trên chúng tôi hiểu: Quản lý là quá trình tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích đề ra.
Như vậy quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản là: Chủthể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản lý,các thức quản lý và môi trường quản lý Những nhân tố đó có quan hệ và tácđộng lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý
Để thực hiện tốt công tác quản lý thì cần chú trọng tới 4 chức năng củaquản lý Đó là:
Kế hoạch hoá: Là việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô
lớn Căn cứ vào thực trạng và dự định của tổ chức để xác định mục tiêu, mụcđích, những biện pháp trong từng thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu dự định
Tổ chức: Là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các
thành viên, bộ phận nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch Nhờ việc tổ chức cóhiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối nguồn lực, vật lực, nhân lực
Chỉ đạo: Đó chính là phương thức tác động của chủ thể quản lý Lãnh
đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành đểđạt mục tiêu của tổ chức
Trang 26Kiểm tra: Thông qua một số cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực
tế, theo dõi giám sát thành quả lao động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa nhữnghoạt động sai Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động tự quản lý
Với những chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển xã hội Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự kỷ cươngtrong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển [21]
Khi chúng ta thực hiện được đầy đủ các chức năng của quản lý cũng cónghĩa là nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý: Thể hiện ý chí của chủ thể quản
lý đồng thời phải phù hợp với sự vận động và phát triển của các yếu tố có liênquan đến quản lý là: Yếu tố xã hội - môi trường, yếu tố chính trị - pháp luật,yếu tố tổ chức, yếu tố quyền uy, yếu tố thông tin
Tóm lại, quản lý là quá trình tác động có ý thức để điều khiển, hướng dẫn các hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.
1.2.1.2 Khái niệm biện pháp quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “Biện pháp là cách làm,
cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [23].
Biện pháp quản lý là nội dung, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thểnào đó của chủ thể quản lý Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là cáchthức mà chủ thể quản lý sử dụng nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giảiquyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạtmục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.Trong nhà trường thì biện pháp quản lý hoạt động dạy và học là những cáchthức tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học của cán bộ,giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả đề ra
Theo nghĩa hẹp thì biện pháp quản lý là tổng thể những cách thức màchủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mụctiêu đề ra
Theo nghĩa rộng thì biện pháp quản lý còn bao hàm cách thức hoạt độngcủa chính bản thân chủ thể, cách thức giải quyết vấn đề cụ thể phát sinh trongquá trình quản lý
Trang 27Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu: Biện pháp quản lý là sự tác động, chỉhuy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đểchúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và đúng với ý chí củangười quản lý.
Trong đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề ngắn hạn nói riêng, biệnpháp quản lý là sự tác động là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thểquản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để các hoạt động đào tạo nghề đạtđược hiệu quả cao nhất Trong đào tạo nghề, các biện pháp quản lý phải có mụctiêu xác định rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn, biện pháp cótính khả thi và đạt được mục tiêu đặt ra
1.2.2 Khái niệm hoạt động đào tạo nghề
1.2.2.1 Khái niệm nghề
Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm,
theo sự phân công lao động của xã hội” [23].
Theo tác giả Nguyễn Hùng thì: “Những chuyên môn có những đặc điểm
chung gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại gần giống nhau Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người” [11].
Như vậy, có thể hiểu: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm
ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhucầu của xã hội
1.2.2.2 Khái niệm đào tạo nghề (dạy nghề)
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì: “Dạy nghề là cung cấp cho
người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc nghề nghiệp được giao”.
Trang 28Tác giả William Mc Gehee cho rằng: “Dạy nghề là những quy trình mà
các công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của công ty”.
Ông Max Forter (1979) đưa ra khái niệm dạy nghề là đáp ứng bốnđiều kiện:
- Gợi ra những giải pháp cho người học;
- Phát triển tri thức, kĩ năng và thái độ;
- Tạo ra sự thay đổi trong hành vi;
- Đạt được những mục tiêu chuyên biệt
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật dạy nghề số
76/2006/QH11, trong đó viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang
bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [14].
Tổng hợp các quan niệm của các tác giả trên trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi hiểu: Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
1.2.2.3 Khái niệm đào tạo nghề ngắn hạn
Là cách thức đào tạo nghề trong thời gian ngắn đối với người có trình độhọc vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học nhằm tạo cơ hội cho người họctìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
Qua các khái niệm trên, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trongviệc giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngaynhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thựchiện công việc Dạy nghề giúp cho người lao động có kiến thức chuyên môn,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin được việc làm trong các
cơ quan, doanh nghiệp hoặc có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân
Hiện nay, dạy nghề mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành Sựtích hợp thể hiện ở chỗ nó đòi hỏi người học sinh hôm nay, người thợ trong
Trang 29tương lai phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng.Đây là điểm khác biệt lớn trong dạy nghề so với dạy văn hóa.
Điểm khác biệt tiếp theo cần kể đến đó là: Nguyên lý và phương châmcủa dạy nghề: Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làmchính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổchức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người học, đảm bảo tính giáo dục toàndiện [22]
Căn cứ vào thời gian đào tạo, đào tạo nghề hiện nay được phân loại gồm:đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn Đào tạo ngắn hạn là loại hình đào tạo cóthời gian đào tạo dưới 1 năm gồm dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên.Loại hình này chủ yếu áp dụng đối với phổ cập nghề, xây dựng làng nghề mới
và khôi phục làng nghề truyền thống ở các địa phương Loại hình này có ưuđiểm là có thể tập hợp được đông đảo lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, nhữngngười không có điều kiện học tập trung vẫn có thể tiếp thu được tri thức Đốivới đào tạo dài hạn là loại hình đào tạo nghề có thời gian từ 1 năm trở lên, làhình thức đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề Loại hình này chủ yếu ápdụng đối với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ Đào tạo nghềdài hạn thường có chất lượng cao hơn đào tạo nghề ngắn hạn
Về hình thức đào tạo nghề nhìn chung rất phong phú và đa dạng Có thểgiới thiệu một số hình thức sau:
+ Đào tạo nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấpnghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khóa tậptrung và liên tục Có thể hiểu đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tậptrung tại các cơ sở đào tạo nghề với quy mô đào tạo tương đối lớn, chủ yếu làđào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao
+ Đào tạo nghề thường xuyên: Là hình thức đào tạo nghề trực tiếp, trong
đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việcthông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặcngười truyền nghề
Trang 30Ở các cơ sở dạy nghề địa phương hiện nay hầu hết tồn tại loại hình dạynghề ngắn hạn trong đó có dạy nghề sơ cấp 3 tháng và dạy nghề thường xuyêndưới 3 tháng.
1.2.3 Khái niệm nhu cầu lao động
Trong quá trình phát triển, một xã hội công nghiệp với sự phát triển mạnh
mẽ của KHCN, nhu cầu đào tạo nhân lực của các ngành sản xuất - dịch vụ ngàycàng cao và càng đa dạng tương ứng với các giai đoạn công nghiệp hóa Saucách mạng công nghiệp, giai cấp tư sản lớn mạnh nhanh chóng, họ yêu cầu giáodục phải hướng về cuộc sống, đào tạo một đội ngũ nhân lực mới, tức là lớpngười được giáo dục có đủ khả năng tham gia có hiệu quả vào nền công, thươngnghiệp hiện đại và trở thành những công nhân kỹ thuật thành thạo [10]
Theo tác giả A.V.Côvaliov: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà mỗi cá
nhân cần được thỏa mãn để có thể tồn tại và phát triển”.
Lao động: Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay
đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người Thực chất là sựvận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội; laođộng cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất đểsản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người Có thể nói lao động là yếu tốquyết định cho mọi hoạt động kinh tế
Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi
lao động và những người ngoài tuổi lao động nhưng trong thực tế vẫn thamgia lao động
Cầu lao động: Là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức
giá có thể chấp nhận được Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể muađược hang hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt
ra Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cảtăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng
Cung lao động: Là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận
được ở mỗi mức giá nhất định Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao
Trang 31động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giáđặt ra Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả Khi giá cả tăng thìlượng cung lao động tăng và ngược lại.
Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn khôngthoải mái về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó Nhu cầu gắn liềnvới sự tồn tại, phát triển của con người, cộng đồng và tập thể xã hội
Căn cứ vào nguồn gốc có hai loại nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu vật chất
và nhu cầu tinh thần
+ Nhu cầu vật chất: Là các nhu cầu về ăn, mặc, ở, … đảm bảo cho ngườilao động có thể sống được, thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu cùng với sự pháttriển của xã hội
+ Nhu cầu tinh thần: Là nhu cầu bậc cao hơn, nó đòi hỏi những điều kiện
để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực nhằm tạo ra tâm lý thoải mái
Cả 2 yếu tố vật chất và tinh thần cùng tồn tại trong bản thân người lao động
Trên cơ sở hiểu biết chung về nhu cầu, chúng ta thấy:
Nhu cầu lao động: Là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạtđộng chân tay và hoạt động trí óc nhằm cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cảitạo con người Nhờ quá trình lao động và thông qua lao động mà tư duy conngười ngày càng hoàn thiện và phát triển từ người nguyên thủy cho đến ngườihiện đại Tuy trong cùng một xã hội nhưng nhu cầu lao động của mỗi người rấtkhác nhau, đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục Để có nhu cầu lao độngchúng ta cần giáo dục về giá trị lao động, hình thành trong mỗi con người khátkhao được cống hiến tài năng, trí lực của bản thân cho xã hội Mà bước ban đầu
là làm những điều đơn giản nhất Bởi nếu chúng ta không biết lao động từ nhỏthì lớn lên sẽ không biết quý trọng giá trị lao động, không biết làm việc vàđương nhiên trở thành kẻ vô dụng Chính vì vậy, nó thôi thúc con người cầnphải lao động, và con người đang làm việc là đang đáp ứng nhu cầu lao độngcủa mình [6]
Trang 32Như vậy, nhu cầu lao động là những đòi hỏi, mong muốn được tham giavào hoạt động lao động, đóng góp công sức tạo ra sản phẩm phục vụ cho cánhân và xã hội Muốn như vậy thì mỗi con người phải có kỹ năng lao động và
kỹ thuật lao động Từ đó nảy sinh nhu cầu học nghề (nhu cầu đào tạo nghề)
Nhu cầu học nghề (nhu cầu đào tạo nghề) của một người là những gìngười đó cần học để có thể đạt được mục tiêu học được một nghề nhất địnhtrong cuộc sống Thông thường nhu cầu học thường xuất phát từ những mongmuốn hay nguyện vọng của chính người học Đôi khi người học không tự mìnhthấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của ngườilàm công tác đào tạo để có thể thấy rõ hơn
Như vậy, nhu cầu đào tạo nghề là những mong muốn được đào tạo mộtnghề để đạt được mục tiêu trang bị một nghề nhất định trong cuộc sống
Để thỏa mãn nhu cầu đào tạo nghề của người lao động thì phải quan tâmtới việc đánh giá nhu cầu đào tạo của họ trước khi thực hiện đào tạo họ
Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề: Việc đánh giá nhu cầu đào tạo nghề
trong một tổ chức cần được dựa trên ba yếu tố: phân tích tổ chức, phân tích
công việc và phân tích con người (I.L Goldstein, 1993; Paul M Muchinsky,
1996; Paul E Spector, 2000) [6]
+ Phân tích tổ chức: Việc đào tạo nghề cho người lao động trong một tổ
chức phải căn cứ vào quy mô của tổ chức, nhu cầu đào tạo nghề trong tổ chức
và thời điểm đào tạo nghề Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đốivới việc đào tạo nghề cho người lao động là đào tạo cho họ các kỹ năng nghềnghiệp
+ Phân tích công việc của người lao động: Nó được quy định bởi đối
tượng đào tạo nghề (người lao động) Sự phân tích này liên quan tới việc thựchiện các hoạt động lao động và các thao tác nghề trong thực tế của người laođộng Theo Paul M Muchinsky (1996), phân tích công việc của người lao độnggồm bốn bước cơ bản: Phát triển các ý tưởng về công việc; Phát triển các nhómvấn đề về công việc; Phát triển kiến thức, kỹ năng, năng lực và các công việc
Trang 33thích hợp; Thiết kế môi trường đào tạo từ sự kết hợp các kiến thức, kỹ năng củacông việc.
+ Phân tích con người: Phân tích con người để tìm lời giải cho hai câu hỏi: Ai là những người cần đào tạo trong tổ chức? Loại hình đào tạo nào cần
cho họ? Việc phân tích về kiến thức, kỹ năng và năng lực của người lao động ở
trên là một trong những nội dung quan trọng của phân tích con người Bởi lẽ,kiến thức, kỹ năng và năng lực của người lao động có liên quan đến việc thựchiện các nhiệm vụ mà tổ chức giao cho họ Việc phân tích con người giúpchúng ta nắm được chính xác nhu cầu đào tạo người lao động trong tổ chức:Những ai cần được đào tạo nghề, đào tạo về nghề gì và hình thức đào tạo là gì.Trong một tổ chức, nhất là các tổ chức lớn thì nhu cầu đào tạo nghề là rất đadạng Xác định được chính xác nhu cầu đào tạo của người lao động là côngviệc không dễ dàng Phân tích con người trong tổ chức còn giúp chúng ta phâncông nhiệm vụ cho người lao động một cách phù hợp: phù hợp với trình độ, kỹnăng và năng lực của họ [6]
1.2.4 Khái niệm quản lý đào tạo nghề
Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trườngnhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho học sinh, sinh viên Đây là công việckết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thực hiệnchương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánhgiá, kiểm tra, thi tốt nghiệp cùng các quy trình đánh giá khác, các chính sáchliên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các
cơ sở đào tạo nghề
Quản lý đào tạo nghề là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của toàn hệ thống theo kế hoạch
và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lý các yếu tố sau theomột trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của các
Trang 34cơ sở đào tạo nghề, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo Theo chức năngquản lý là: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá Còn theo quytrình quản lý là: Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp; Hình thức tổ chức; Hoạtđộng dạy nghề (chủ thể là người dạy); Hoạt động học nghề (chủ thể là ngườihọc); Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo nghề; Môi trường; Tổchức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá; Tổ chức bộmáy Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Trong quá trình quản lý đào tạo nghề có quản lý đào tạo nghề ngắn hạn
Đó là quá trình diễn ra trong một thời gian ngắn (ngắn về thời gian, thấp vềtrình độ) Người học có thể học trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng) và chỉ cầnnắm bắt được những nguyên lý và làm được những kỹ thuật cơ bản của mộtnghề nào đó Do đó, để phù hợp với thực tiễn, chúng tôi kết hợp sử dụng cả haicách trên trong quá trình quản lý đào tạo nghề ngắn hạn tại đơn vị
Nhiệm vụ của quản lý đào tạo nghề chính là ổn định duy trì quá trình đàotạo nghề và đổi mới phát triển đào tạo nghề, đón đầu những tiến bộ khoa học
kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội Từ đó đáp ứng nhu cầu củanền kinh tế xã hội, nhu cầu của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp và nhucầu của lao động địa phương trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
1.3 Hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp - Dạy nghề
-1.3.1.Chức năng của Trung tâm KTTH-HN-DN
Theo Hướng dẫn số 132/SGD&ĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2008của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương thì các Trung tâm KTTH-HN-DN
có chức năng cụ thể như sau:
Là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động Trung tâm có chức năng thực hiện giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho họcsinh bậc trung học phổ thông và người lao động; liên kết với các cơ sở dạynghề để tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn và các lớp trung cấp nghề cho
Trang 35người lao động Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Giáo dục
và Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ngành có liên quan
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theoquy định của pháp luật [19]
1.3.2.Nhiệm vụ của Trung tâm KTTH-HN-DN
Theo Hướng dẫn số 132/SGD&ĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2008của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương thì các Trung tâm KTTH-HN-DN
có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Dạy kỹ thuật (công nghệ), dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệpcho học sinh THPT, Trung tâm GDTX theo chương trình của Bộ Giáo dục &Đào tạo
- Bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường THPT về giáo dục kỹthuật tổng hợp, hướng nghiệp
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp,hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông; thử nghiệm, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ mới phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề Mở lớpdạy nghề cho thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi địa phương có nhu cầu
và trung tâm KTTH-HN-DN có điều kiện góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuậttrực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị chongười học năng lực thực hành một số nghề đơn giản hoặc năng lực thực hànhmột số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷluật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìmviệc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêucầu của thị trường lao động
- Kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động- Thươngbinh và Xã hội
Trang 36- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệudạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo Đưa nội dung giảng dạy vềngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làmviệc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổchức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm
đủ về số lượng; phù hợp với nghành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quyđịnh của pháp luật
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề
- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuậtphục vụ giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người họcnghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thựctập tại doanh nghiệp
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham giacác hoạt động xã hội [19]
1.3.3 Dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề
-Chức năng dạy nghề ở các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp
- Dạy nghề có hai hình thức chính đó là dạy nghề cho học sinh phổ thông vàdạy nghề cho thanh niên, lao động nông thôn theo Đề án 1956
Nghề phổ thông là nghề phổ biến, thông dụng Những nghề ấy có kỹthuật tương đối đơn giản, quy trình dạy nghề không đòi hỏi thiết bị phức tạp,thời gian đào tạo ngắn (70 đến 105 tiết) phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năngđầu tư của địa phương
Trong kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quântại Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo từ ngày 23-24/7/1993 tại Hà
Nội có ghi: Dạy nghề cho học sinh phổ thông với tư cách là dạy tri thức, kĩ
năng lao động, hướng nghiệp là chính.
Trang 37Vậy dạy nghề phổ thông là dạy học học sinh bậc trung học hiểu biết,nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản nhất và biết thực hiện các thao tác thựchành cơ bản của một nghề nào đó Qua đó tìm hiểu về nghề nhằm giúp cho việcđịnh hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.
Dạy nghề cho thanh niên và người lao động là nhằm cung cấp cho họnhững kĩ năng, kĩ xảo của một nghề nào đó mà sau khi tốt nghiệp họ có thểthực hiện thành công nghề mình đã học để tự nuôi sống bản thân và gia đình
Hiện nay tại Hải Dương hình thức dạy nghề theo Đề án 1956 đang đượccác trung tâm thực hiện giảng dạy theo chỉ tiêu phân bổ của Sở Lao độngThương binh và Xã hội, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh giao cho các đơn vịtùy thuộc vào quy mô của từng đơn vị Nhìn chung các trung tâm KTTH-HN-
DN chủ yếu tập trung giảng dạy một số nghề cơ bản Các nghề phi nông nghiệpnhư: May công nghiệp; thêu tay; điện dân dụng; cơ khí; Hàn điện;… Các nghềnông nghiệp như: trồng trọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi thủy sản;
…Tuy nhiên việc dạy nghề là theo đăng ký dạy nghề hàng năm với các sở màchưa chú ý đến nhu cầu của người lao động trong việc họ muốn học nghề gì?Thị trường đang cần những lao động qua đào tạo như thế nào? Nhu cầu của laođộng địa phương là gì? Chính vì vậy dẫn đến tình trạng là các lớp học nghềngắn hạn cho người lao động thường không duy trì được sĩ số đông đủ, tìnhtrạng học viên đến lớp còn ít, người học không hiểu mình học nghề để làm gì,người học sau khi học nghề không làm đúng nghề mình được đào tạo do đóchất lượng dạy nghề bị ảnh hưởng không nhỏ
1.4 Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề
1.4.1 Công tác khảo sát nhu cầu của người lao động và nhu cầu lao động địa phương
Cần phải điều tra nhu cầu lao động và lao động địa phương để tìm hiểuxem địa phương đó cần tuyển lao động có ngành nghề gì? Chẳng hạn như: Ở
Trang 38các địa phương có nhiều nhà máy xí nghiệp cần lực lượng lao động trẻ nhiềuthì nên mở một số nghề như: May công nghiệp; hàn; điện tử - điện lạnh; Còn
ở các địa phương trang trại phát triển thì nên tập trung vào một số nghề như:Chăn nuôi thú y; trồng rau an toàn, Ở địa phương có nghề truyền thống nhưlàm hàng mây tre đan, làm chổi, … thì cần điều tra xem họ có muốn phát triểnnghề truyền thống của họ không để giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện để họ pháttriển các nghề truyền thống của địa phương mình Đối với người dân địaphương có muốn học nghề và sống bằng nghề truyền thống đó không để giúp
đỡ họ yêu thích và gắn bó với nghề đó của địa phương Mặt khác khi khảo sátnhu cầu của người lao động trên các địa bàn cần chú ý đến việc phát triển KT-
XH của địa phương đó Điều này hết sức quan trọng vì việc nắm bắt nhu cầucủa địa phương, của nhà tuyển dụng có liên quan mật thiết với nhu cầu củangười lao động Bên cạnh đó cũng cần điều tra nhu cầu của người lao động đểbiết được mong muốn nghề nghiệp của họ như thế nào thì việc mở các lớp đàotạo nghề sẽ thu hút được học viên dễ dàng hơn
Chính vì vậy việc quản lý khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động
và nhu cầu nguồn nhân lực ở các địa phương là rất quan trọng đối với những cơ
sở đào tạo nghề, nó sẽ giúp cho công tác tuyển sinh đầu vào một cách dễ dànghơn, chất lượng học viên qua đào tạo nghề có việc làm và gắn bó với nghềđược đào tạo cũng được nâng cao hơn
1.4.2 Công tác lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
Quản lý hoạt động lập kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn ở trung tâmKTTH - HN - DN là: Quản lý quá trình đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào:Tổng số học viên theo chỉ tiêu; cách thức tuyển sinh và các chế độ ưu đãi; trình
độ học vấn phù hợp với nghề đăng ký; động cơ học tập và sức khỏe
Trước mỗi khóa đào tạo nghề thì nhà quản lý cần phải lập được kế hoạchdạy nghề theo từng nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn Nội dung của kếhoạch dạy nghề ngắn hạn cần phải thể hiện được:
Trang 39- Mục tiêu đào tạo chung và mục tiêu đào tạo thực hành, lý thuyết.
- Thời gian và phân bổ thời gian cho các mô đun của khóa học
- Thời gian thực học tối thiểu cho hoạt động dạy nghề
Căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng tiến độ đào tạo cho khóahọc, năm học, lịch trình giảng dạy của các nghề trong trung tâm và c ơ sở đàotạo qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắtchương trình và chuẩn bị cho môn học như: Giáo trình, tài liệu tham khảo,phương tiện dạy học, Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáoviên để hoàn thành được chức năng, trách nhiệm của mình, đảm bảo chấtlượng đào tạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho hoạt động đào tạo đạt đượcmục tiêu của chương trình đào tạo
1.4.3 Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạnthực chất là quản lý chương trình đào tạo bao gồm toàn bộ nội dung kiến thứccủa các mô đun, môn học được bố trí theo thời lượng một nghề, theo cấp đàotạo Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo là thực hiện đúng, đủ nội dung đã đượcđặt ra theo mục tiêu xác định của mỗi nghề Quản lý việc tổ chức và chỉ đạothực hiện kế hoạch dạy nghề ở trung tâm đó là:
+ Đảm bảo thực hiện nội dung, chương trình đào tạo: Nội dung dạy nghềngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề, tập trung vào năng lực thực hànhnghề và phù hợp với thực tiễn Chương trình dạy nghề phải được giám đốc tổchức biên soạn và phê duyệt
+ Quản lý hoạt động dạy của giáo viên: Quản lý việc thực hiện kế hoạchgiảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý sinh hoạt chuyên môn,việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quyđịnh Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên.Đánh giágiáo viên thông qua học viên, đồng nghiệp và người quản lý
Trang 40+ Quản lý hoạt động học của học viên: Quản lý quá trình học tập tại lớp,thực hành ở xưởng và ở cơ sở sản xuất Theo dõi, tìm hiểu để nắm được nhữngbiểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyệncủa học viên Khuyến khích, động viên học viên phát huy các yếu tố tích cực vàkhắc phục tiêu cực để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
1.4.4 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy nghề ngắn hạn là khâu không thể thiếutrong quá trình đào tạo nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn Đánh giá là độnglực để thúc đẩy tích cực và là công cụ đo trình độ người học Qua đánh giá giúpcho các nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch dạyhọc đồng thời giúp giáo viên luôn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn của ngườihọc gồm:
- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu đào tạonghề Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả họctập của người học và đó cũng chính là độ giá trị của đánh giá Không đạt yêucầu này thì coi như cả quá trình đánh giá không đạt
- Đảm bảo tính khách quan Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của đánhgiá kết quả học nghề ngắn hạn vừa đòi hỏi kết quả đánh giá, phải phản ánhđúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của người học vừa đòi hỏi kết quảđánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá Thực hiệnđược yêu cầu này không những nhằm thu được những thông tin phản hồi chínhxác mà còn đảm bảo sự công bằng trong đánh giá vốn là một trong những yêucầu có ý nghĩa giáo dục và xã hội to lớn
- Đảm bảo tính công khai Đảm bảo tính công khai trong đánh giá kếtquả học nghề ngắn hạn từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quảkhông những có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dân