suc khoe cho bé
Trang 1• 10 loại bột cho bé 6 - 9 tháng tuổi
• AIDS (bệnh Sida)
• Bàn học thông minh
• Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm tăng trí thông minh 28
• Bất thường tinh hoàn ở các bé trai
• Bệnh viêm tai giữa đang gia tăng ở TP HCM
Trang 2• Biếng ăn ở trẻ em 135
• Các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn khi biết nguyên nhân 136
• Các thuốc thông thường trong điều trị biếng ăn ở trẻ em 8
• Các trung tâm khám chữa bệnh tại Hà Nội
• Các trung tâm khám chữa bệnh tại TP HCM
• Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh
• Cách phòng nguy cơ nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh
• Có nên cắt da qui đầu ở trẻ nhỏ?
• Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh
• Cần cảnh giác với các khối u ổ bụng ở trẻ
• Chẩn đoán xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em
• Chế độ ăn cho học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học (13 - 18 tuổi)
• Chế độ ăn cho trẻ em tiểu học (6 - 12 tuổi)
• Chế độ ăn giàu chất béo giúp giảm co giật ở trẻ động kinh
• Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Trang 3• Chuyện ăn uống của bọn trẻ 9
• Chăm sóc răng cho con bạn nhân dịp hè
• Coi chừng thiếu máu ở trẻ
• Con không thích thừa cân! Làm thế nào để trẻ không bị béo phì?
• Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học
• Down - Hội chứng down
• Game có hại cho trẻ
• Hình như con tôi bị mộng du Phải làm gì?
• Hẹp bao quy đầu
• Hẹp môn vị
• Hội chứng viêm não cấp là gì?
• Hen phế quản ở trẻ em
• Hen phế quản ở trẻ em
• Hen suyễn
• Hoa quả & rau dành cho trẻ từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi 39
• Internet và trẻ nhỏ
• Khai giảng năm học mới - Bảo vệ sức khoẻ cho con đi học
• Không nên lấy trọng lượng của trẻ làm mục tiêu phấn đấu 23
Trang 4• Làm gì khi bé sốt 138
• Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
• Mùa hè, viêm não trẻ em có nguy cơ bùng phát thành dịch
• Mùa lạnh đề phòng viêm phổi trẻ em
• Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con
• Ngay sau khi sinh, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo không?
• Ngày càng có nhiều trẻ em thành phố bị béo phì
• Những lời khuyên giúp phòng chống các bệnh thông thường 55
• Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em 96
Trang 5• Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 21
• Phòng khám mới cho các bà mẹ
• Phòng tránh cận thị học đường
• Siêu vi viêm gan B
• Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
• Tôi nên làm gì khi con tôi nhét vật gì đó và tai hoặc mũi của nó? 108
• Thận trọng với chứng hạ canxi huyết ở trẻ nhỏ
• Thời tiết thay đổi, phòng ngừa bệnh trái rạ bằng cách nào? 88
• Thức ăn và trí nhớ trong mùa thi
• Thực đơn cho trẻ 2 - 3 tuổi
• Thực đơn cho trẻ 3 - 5 tuổi
• Thực đơn dành cho bé từ 6 đến 9 tháng
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 - 2 tuổi
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 - 12 tháng
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 - 9 tháng
• Toàn bộ trẻ em được tiêm chủng phòng viêm gan B
Trang 6• Trẻ bị ngã va đụng đầu: Nên làm gì? 122
• Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?
• Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể
• Trẻ em dưới 2 tuổi đánh răng thế nào? Nuốt kem có hại gì? 104
• Trẻ em và bệnh ung thư xương
• U nguyên bào võng mạc ở trẻ em
Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng Con bạn hầu như không đói Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn
Chiến tranh bên bát ăn thường hay xảy ra nhất khi bé lên 2 hay lên 3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống Bởi trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh Giờ đây bé muốn thử “tự
Trang 7vệ” Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà vì
để không bị đói Sự biếng ăn của trẻ đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân khác Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình Nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món “chủ lực” của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn:
1 Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé
ăn Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn
2 Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định Trẻ em thích cuộc sống điều độ
3 Hãy giảm số bữa ăn Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháohay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành
4 Hãy giảm những bữa ăn vặt Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ
5 Hãy giảm khẩu phần ăn của bé Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh Ngần này thì
có thể ăn được Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng
6 Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi
nó không muốn ăn Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử
7 Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
8 Hãy để cho bé tự chọn Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó
9 Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé Đó chẳng qua là khẩu vị Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán
10 Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây
11 Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích
12 Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ” Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?
13 Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa
14 Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột Bé chỉ cần biết là bạn muốn
nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
15 Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn bên bàn ăn gia đình Ngồi ăn một mình thật buồn chán Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm
tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét
16 Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bénhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy
17 Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy
để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó
18 Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều
19 Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon
20 Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bérất ghét trở nên ngon hơn
Một số nguyên nhân gây biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon Tùy theo từng nguyên nhân, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp khắc phục khác nhau Sau đây là ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) về vấn
đề này:
1 Biếng ăn do tâm lý:
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa Các tình huống thường gặp trong thực tế:
• Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ
• Mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc
• Bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn
• Bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định
• Không khí bữa ăn căng thẳng
• Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa
2 Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn:
• Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán
• Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng
• Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi
• Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa
• Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm
3 Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
• Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 4 tháng)
Trang 8• Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm)
4 Biếng ăn do bệnh lý:
• Suy dinh dưỡng
• Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan ) và virus
• Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột
5 Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy,
ngồi, đứng, đi Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường
6 Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn
đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi)
7 Biếng ăn do cha mẹ: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng
con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt
8 Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5 % trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi
tiêm phòng hoặc sau chấn thương
Các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn khi biết nguyên nhân
Nếu bạn xác định được con mình biếng ăn là do đâu (xem nguyên nhân gây biếng ăn), việc khắc phục tình trạng biếng ăn sẽ không còn quá khó khăn nữa
Hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:
• Biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn Cần tránh các hành vi ép buộc như đè
bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt Khi trẻ ốm, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái, bột, sữa
có thể dây vào áo một chút cũng không sao
• Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức
ăn xay nhuyễn Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé
• Biếng ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu; xổ giun cho trẻ 6 tháng một lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị
bệnh nhiễm trùng
• Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thúc ép
trẻ ăn Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ để chờ trẻ ăn trở lại
• Biếng ăn do thuốc: Sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho trẻ; tránh sử dụng thuốc bổ khi không
có đơn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn
• Biếng ăn bẩm sinh: Đối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ
dinh dưỡng
Khi con biếng ăn
Có những giai đoạn đột nhiên bé bỏ bữa, không thèm ăn cả những món ăn vặt như kem, chè, kẹo, bánh Lại cương quyết không chịu uống sữa!
Ba, mẹ phải làm gì trong lúc này?
Thạc sĩ, bác sĩ Phương Khanh – TT Dinh dưỡng TP.HCM, đã đưa ra một vài gợi ý cho những bậc phụ huynh tham khảo
• Xúp rau, củ: nấu chín nhừ các loại rau như rau dền, rau muống, mồng tơi, rau ngót, rau đay … nhưng đừng quá loãng Nếu bé không muốn ăn rau, có thể thay bằng củ cải, bí rợ, củ khoai tây, cà rốt, su su,… Bạn cũng có thể trộn món xúp này với bánh mì, hoặc phô mai
để tăng cường thêm dưỡng chất
• Rau nghiền: Nấu chín các loại rau, rồi nghiền nát bằng tay hoặc máy xay Để đa dạng hóa thức ăn, và đảm bảo cung cấp đủ chất cho
bé, nên cho ăn món ăn này ít nhất một lần trong ngày Có thể ăn kèm với bánh mì, xà lách trộn với đậu, hoặc bánh kẹp nhân thịt
• Nước ép củ tươi: Hàm lượng vitamin có trong củ tươi cao hơn đã nấu chín, với tỷ trọng calo khá thấp, giúp bé tái cân bằng thức ăn tốt hơn Nếu con bạn thích ăn, trong mỗi bữa ăn có thể cho bé nửa củ cà rốt hay dưa leo, củ cải Nên nạo thành sợi với những củ cà rốt, giúp trẻ dễ nhai Hoặc trộn xà lách với trứng, cũng là một món khá hấp dẫn Trong trường hợp bé không thể ăn, có thể thay bằng trái cây tươi Chúng ta cũng “chịu khó” ép cà rốt, cà chua, dưa hấu, quít thành nước cho bé dễ uống hơn
• Nước hoa quả: Vì có chứa đường tự nhiên nên món này làm cho bé ngon miệng hơn, cung cấp nhiều calo hơn Nên cho bé uống vào bữa trưa hoặc lúc ăn xế Nếu bé không chịu, chúng ta chế biến thành mứt, hoặc xay nhuyễn trộn với đường, sữa chua, phomai hoặc kem, sẽ ngon miệng hơn
• Cá tẩm bột chiên: sẽ cung cấp nhiều vitamine B, chất sắt, protein và khoáng chất như iốt, selen – hai thành phần hiếm có trong các thức ăn khác Mỗi tuần nên cho bé ăn cá hai lần, khoảng 60 – 80 g trọng lượng tịnh cho bé từ 4 – 6 tuổi và 80 – 100g cho bé từ 7 – 10 tuổi Nếu con bạn không thích, nên chế biến dưới dạng tẩm bột chiên giòn, trẻ sẽ khó nhận ra đó là món cá Cũng có thể trộn thêm với xốt mayonnaise Trong trường hợp bé không thể ăn được, nên thay bằng món trứng, vì một quả trứng tương đương với 50g cá hoặc thịt Như vậy, một tuần, trẻ có thể ăn được từ 2 – 3 quả trứng
• Thịt cũng là một thực phẩm tốt: Vì đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong thời kỳ tăng trưởng: protein, vitamine B, sắt Mỗi ngày, cho
bé từ 4 – 6 tuổi một khẩu phần 60g – 80g thịt (hoặc các thức ăn tương đương như cá, trứng, jambon), và 80 – 100g ở trẻ 7 – 10tuổi Nếu trẻ thích ăn, nên nấu thịt băm Còn nếu bé “chê”, cha mẹ nên cho ăn thịt gia cầm, hoặc thịt trắng như bê, heo, jambon
• Sữa cần thiết cho sự tăng trưởng: vì là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cũng như các protein và vitamin nhóm B, A, D Đây là thực phẩm quý giá cho sự tăng trưởng và làm chắc xương của bé khi còn nhỏ cũng như sau này Nên cho bé uống ít nhất là nửa lít sữa mỗi ngày, hoặc những sản phẩm tương đương như sữa chua, phô mai Nếu bé thích, thỉnh thoảng chúng ta nên cho uống thêm xirô hoa quả, bột và sữa, rau nghiền, cháo hoặc món ăn ngọt Đối với trẻ không thích sữa, để có thức ăn tương đương ¼ lít sữa hay 300mg canxi và 8g protein, cần cho bé ăn 2 hộp sữa chua, hoặc 2-3 miếng phô mai
Chúc bé luôn có thể trạng lý tưởng và bạn thành công trong những bữa ăn cùng con mình!
Các thuốc thông thường trong điều trị biếng ăn ở trẻ em
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị biếng ăn Tuy nhiên, thuốc phải được sử dụng hợp lý và đúng chỉ định Nếu không, thuốc
có thể gây tác hại cho trẻ và tốn kém cho gia đình
1 Multivitamin hay multivitamin kết hợp với khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa của cơ thể Đa số trẻ biếng ăn đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng đều
bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất Các chế phẩm thường dùng trong điều trị biếng ăn là các dạng tổng hợp từ nhiều loại vitamin, khoáng chất với hàm lượng gần với nhu cầu cơ thể
2 Các chế phẩm chứa acid amin
Acid amin là đơn vị cấu trúc để tổng hợp protein, thành phần thiết yếu của tế bào, có vai trò kiến tạo, duy tu các mô, và là thành phần cơ bản của
Trang 9các men tiêu hóa, nội tiết tố, kháng thể là những chất tham gia vào quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể Trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn thường thiếu hụt những chất này, nhất là các acid amin thiết yếu, đặc biệt là lysine
• Các chế phẩm hỗn hợp nhiều acid amin thường có đủ 8 acid amin thiết yếu (trong đó có lysine) và một số acid amin không thiết yếu Khi dùng, chú ý không uống cùng với sữa hoặc nước trái cây vì những chất này làm giảm sự hấp thu của acid amin
• Các chế phẩm trong thành phần có lysine (Kiddi Pharmaton)
• Các chế phẩm chỉ chứa arginine có tác dụng làm tăng chuyển hóa của gan đối với ammoniac
5 Men tiêu hóa
Men tiêu hóa hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, giúp cho ruột hấp thu các chất dinh dưỡng trong thời gian sớm nhất, làm trống ống tiêu hóa nhanh tạo cảm giác đói Đa số đều chứa pancreatin (men tiêu hóa tuyến tuỵ), một vài loại có thêm mật (dịch tiêu hóa của gan), pepsin (men tiêu hóa của dạ dày), dimethicon hay simethicon (hút hơi, tránh đầy bụng), cellulose hay papain (nhuận tràng) Có loại chỉ chứa men amylase đơn thuần để giúp tiêu hóa tinh bột để làm thức ăn lỏng mềm, cho trẻ dễ ăn
6 Dibencozide: có tác dụng hoạt hóa các phản ứng tổng hợp protein.
7 Thuốc lợi gan, lợi mật có tác dụng làm gia tăng hoạt động ngoại tiết của gan, làm tăng lượng mật bài tiết giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu chất
béo, thường được dùng trong các trường hợp biếng ăn do nguyên nhân từ gan mật hay có kèm theo bệnh lý gan mật không có tắc nghẽn đường mật Cần phải thận trọng khi chỉ định cho trẻ em, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi Chống chỉ định dùng khi có tắc nghẽn đường mật
8 Các thuốc hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong một số trường hợp đặc hiệu:
• Các chế phẩm chứa vi khuẩn sống sinh acid lactic co tác dụng lên men các thức ăn trong lòng ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng, ức chế phát triển của vi khuẩn gây hại, tái lập lại cân bằng hệ vi sinh của ruột Thuốc thường được sử dụng sau các đợt dùng kháng sinh liều cao, dài ngày trên những cơ địa dễ bị loạn khuẩn ruột Vi khuẩn trong thuốc dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ
và acid dịch vị, do đó không nên pha thuốc với nước nóng và nên uống thuốc sau bữa ăn
• Thuốc có tác dụng hút hơi: có tác dụng chống chướng bụng, tránh hiện tượng căng giãn ống tiêu hóa làm ảnh hưởng đến cường độ vàtần suất các sóng nhu động
• Thuốc làm giảm độ acid dịch vị, giảm sóng nhu động dạ dày tránh nôn ọc
• Thuốc nhuận tràng, trị táo bón
• Thuốc điều hòa nhu động ruột
2 Nội tiết tố glucocorticoid của tuyến thượng thận
Glucocorticoid làm gia tăng sự tiết dịch vị ở dạ dày tạo cảm giác đói, đồng thời giữ nước và muối lại trong cơ thể làm gia tăng trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn, dễ gây ấn tượng là thuốc làm ăn ngon và tăng cân tốt
Các hậu quả do sử dụng glucocorticoid kéo dài rất nghiêm trọng: giảm đề kháng, rối loạn chuyển hoá, loãng xương, tiểu đường, yếu cơ , rối loạnchức năng sinh dục
3 Nội tiết tố insulin của tuyến tuỵ
Insulin có thể gây tình trạng hạ đường huyết cấp rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng
Chuyện ăn uống của bọn trẻ
Nói nôm na, tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường Thời gian này kéo dài khoảng trêndưới 15 năm Điều cần chú ý là toàn bộ tuổi học đường đều liên quan đến các giai đoạn phát triển thể chất của đời người Đây là thời gian quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực, trí tuệ, là thời gian hình thành các thói quen hầu như lưu giữ suốt cuộc đời trong chuyện ăn uống, vận động, lối sống… Đầu tư vào nguồn nhân lực trong xã hội không thể không quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng tuổi học đường
Khi trẻ đến trường, mối quan tâm hàng đầu của trẻ và cả gia đình là kết quả học tập Vì thế, tuỳ theo cách suy nghĩ và điều kiện cụ thể của từng gia đình, chuyện chăm sóc ăn uống của trẻ sẽ diễn ra theo nhiều “trường phái” khác nhau
Ăn “thiếu”
Đối với số trẻ vốn khảnh ăn, không thích thú mấy chuyện ăn uống, thì học là lý do tốt nhất để …không phải ăn Những trẻ hiếu động, ham học hỏi, đôi khi cũng mải mê học những điều mới lạ mà quên mất ăn uống Chương trình học và thời gian học tăng dần khi trẻ lên lớp lớn hơn và làm trẻ đôi khi ăn ít vì… không có thời gian dành cho việc ăn uống, kiến thức và khuynh hướng về dinh dưỡng của trẻ đôi khi phụ thuộc vào… phim ảnh, các thần tượng điện ảnh hay ca nhạc nhiều hơn và các vấn đề liên quan về sức khỏe Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng thì lại tăng lên
do độ tuổi của trẻ ngày càng lớn hơn và để đáp ứng cho việc gia tăng hoạt động về trí não, vì vậy nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) cũng sẽ tăng lên nếu trẻ không được theo dõi và chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng Theo số liệu điều tra qua các năm của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng dinh dưỡng của học sinh các cấp, tỷ lệ SDD cao nhất trong tuổi học đường tập trung vào nhóm học sinh cấp 3 (trên 26% năm 2000) Ở các câp học nhỏ hơn, tỷ lệ này thấp hơn (12,5%) và đang có khuynh hướng giảm dần phù hợp với mức giảm SDD trẻ em trong cộng đồng mặc dù với tốc độ chậm hơn thời gian trước đây
Ăn “thừa”
Với những trẻ được cưng chiều, được sự chăm sóc, lo lắng quá mức của gia đình, có “tâm hồn ăn uống” và điều kiện thừa thải về thực phẩm, thì mọi chuyện ngược lại, nguy cơ béo phì lại là vấn đề cần chú ý Trẻ lớn lên thường thích tự chọn các loại thức ăn theo ý mình, và các thức ăn ở
độ tuổi này đa số trẻ có khuynh hướng ưa thích là thức ăn khô, ngọt, béo là những thức ăn có năng lượng cao Nguy cơ béo phì càng cao hơn
ở trẻ học bán trú do thoi gian ngồi học cao hơn thời gian vận động, không gian giành cho vận động cũng không có, về đến nhà thì đã tối chỉ kịp ăntối, xem tivi và ngủ, tâm lý bố mẹ ông bà lại rất thương vì xa trẻ xuốt ngày nên có miếng ngon nào cũng để dành cho Béo phì tập trung vào học sinh ở các lớp nhỏ và đang có khuynh hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn Ở các trường bán trú, tỷ lệ béo phì cao gấp đôi so với tỷ lệ SDD Thực trạng này thật ra cũng đáng bi quan chẳng kém gì so với trước đây, khi cứ hai đứa trẻ con thì lại có một bị SDD, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn, vì béo phì ở trẻ em dẫn đến hàng loạt các nguy cơ về sức khoẻ sau này
Và thế nào là ăn “đủ”?
Chuyện ăn uống của bọn trẻ thật ra không dễ nhưng cũng chẳng khó Chúng chỉ cần ăn một cách bình thường, tức là không chăm sóc quá đáng Với những trẻ biếng ăn, kém ăn, nên bố trí cho trẻ thêm các bữa phụ vào các lúc giải lao trưa giữa các giờ học bằng bất kỳ loại thực phẩm nào
Trang 10trẻ ưa thích và có thể ăn được như sữa, chuối, khoai, bánh … Bữa chính ăn gộp nhiều loại thức ăn và nên cho trẻ ăn theo ý thích của trẻ thì tốt hơn là cho ăn theo ý thích của bố mẹ Một tô mì gói có thêm ít thịt và rau hay một cái bánh chưng nhỏ hoàn toàn có thể thay thế một chén cơm với đủ thứ thịt cá, canh rau trong bữa ăn chính của trẻ Cơm với muối vừng, muối lạc thì cũng bổ không kém cơm với thịt bò… Còn với những trẻ
có nguy cơ thừa cân, béo phì, thay sữa béo bằng sữa gầy, thay bánh ngọt bằng trái cây, thức ăn đừng chiên xào nhiều dầu mỡ mà đem hấp, luộc, nướng… Vận động thì luôn tốt cho tất cả mọi đứa trẻ, nên dành thời gian cho trẻ vui chơi, tập thể dục thể thao, sinh hoạt đội nhóm để giao tiếp với xã hội Chuyện dinh dưỡng và học tập la chuyện lâu dài, thường xuyên nên phải tập cho trẻ cách ăn uống và thói quen học tập trong suốt
cả năm, tránh sự thay đổi đột xuất vào mùa thi cử
Mùa thi trẻ vẫn ăn bình thường, nếu thời gian học có tăng lên thì thêm cho trẻ một vài bữa ăn phụ là đủ Tránh học ban đêm và ngủ ban ngày, lâungày sẽ tạo thói quen về sinh lý Có trẻ buồn ngủ đến mức ngủ gậc trong phòng thi vì giờ đó có thể cơ thể đã quen với giấc ngủ Thức đêm học bài thì thường được cho là dễ học hơn, nhưng đau có nơi nào tổ chức thi vào giữa đêm khuya, nên đau cần để cơ thể trẻ quen vơi việc tỉnh táo minh mẫn vào giờ đó? Trước buổi thi, nếu quá căng thẳng không ăn được thì cũng đừng cố ép trẻ Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ nuốt là tốt nhất
Dạy con học ăn
Cũng như học nói, học đi, học đọc, học viết…trẻ con cần phải học cả cách ăn uống Giáo dục con mình ăn uống đúng cách để đảm bảo tăng sức khoẻ, tăng trưởng về mặt thể chất, phát triển trí tuệ Các nhà khoa học đã xác định để duy trì hoạt động, cơ thể chúng ta cần khoảng 40 chất vi lượng (13 vitamine, 15 khoáng chất, 4 axít béo, 8 axít amin) Năng lượng đó được lấy từ thức ăn hàng ngày, phải từ hàng chục loại thức ăn mới đủ
Thế nào là ăn uống đúng cách?
Do đó, việc “biết” ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trở nên vô cùng cần thiết để bổ sung đầy đủ các vi lượng đáp ứng nhu cầu của cơ thể Hiện nay, số trẻ em béo phì khá đông nhưng số trẻ em suy dinh dưỡng không phải là hiếm Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất là do cách ăn uống không phù hợp Giáo dục con trong chuyện ăn uống để giúp chúng ăn uống có thói quen ăn uống đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đòi hỏi sự kiên trì lớn của bố mẹ
Đồng thời cũng tạo cơ hội cho chúng những cơ hội để mở rộng sở thích, để thay đổi khẩu vị Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đôi chút trong cách tạo cho con bạn một thói quen ăn uống hợp lý mà không làm cho chúng chán
Những bài học đầu đời
• Hãy rủ con bạn cùng đi chợ, đây là cơ hội tốt để chúng nhận biết được các loại thực phẩm, rau quả khác nhau, để dạy cho chúng cách chọn lựa quả cam ngọt hay quả xoài ngon
• Bạn hãy cố gắng thực hiện nguyên tắc “mùa nào thức ấy” ở mức độ tối đa có thể được Điều này tiện cho việc làm đa dạng thực đơn
và con bạn sẽ không chán vì quanh năm ngày tháng chỉ có một vài món thay đổi
• Hãy khích lệ chúng nói lên ý thích của mình về món mà chúng được ăn: mùi, vị, các thành phần,… hãy dạy chúng nói theo kiểu : món này cay, món kia ngọt … hơn là chỉ đơn thuần “con thích” hay “con không thích”
• Nên rủ chúng cùng tham gia nấu các món ăn với bạn để “đánh thức” cảm giác miệng của chúng Sau đó, việc ăn uống đối với chúng không trở nên khó chịu nữa mà trở thành niềm thích thú
• Hãy kích thích tính tò mò của chúng: đừng bỏ lỡ cơ hội cho con bạn làm quen với mùi vị mới Một cách tự nhiên, tất cả các trẻ em đều thích vị ngọt hơn các vị khác nhưng bằng sự khéo léo của mình bạn sẽ hướng chúng đến những mùi vị khác nhau Hãy để chúng
“khám phá” các món ăn mới, nếu chúng không thích thì không nên ép Tuy nhiên, hãy thử vào lần sau Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ
em cần 4-5 lần để quen với vị mới
• Việc trang trí các món ăn một cách tinh tế cũng sẽ làm cho bữa ăn trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút
• Hãy cùng ăn tối một cách vui vẻ và thư giãn, không nói về công việc hay chuyện bài vở
• Bạn thử thay đổi thói quen vào bữa tối chủ nhật chẳng hạn: bạn hãy thay món hàng ngày bằng món bất ngờ nào đó Tạo nên điều bất ngờ sẽ giúp con và gia đình bạn cảm thấy bữa ăn không đơn thuần là để ăn mà còn là một niềm vui, một điều thú vị
• Trong tủ lạnh nhà bạn nên thường xuyên có sữa chua chứ không phải kem, hoa quả tươi thay cho nước ngọt
• Bạn hãy tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các dịp lễ, sinh nhật … Bởi thường xuyên sử dụng nước ngọt, nước có gaz không có lợicho sức khỏe
• Áp dụng cho con bạn quy tắc “hoặc” chứ không phải “và” Hoặc một cốc nước ngọt hoặc hai cái kẹo chứ không phải là cả hai Không nên cấm đoán mà hãy để chúng tự chọn lựa
Chính bạn là người quyết định thực đơn cho nên bạn phải nhớ sự cân bằng dinh dưỡng không phải chỉ một ngày đã có Nó được xây dựng trong
cả tuần hoặc cả tháng… Sự kiên trì của bạn sẽ được trả công xứng đáng
Các loại thức ăn cần tránh
Đưa thêm một thức ăn mới vào thực đơn của trẻ là một quá trình vừa mang tính thử nghiệm vừa sai lầm.Tăng giờ ăn rất quan trọng để trợ giúp
sự phát triển của bé Có một số loại thức ăn mà các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi đưa vào thực đơn của bé – vì đôi khi dễ bị mắc nghẹn, đôi khi lại gây dị ứng Hướng dẫn sau đây cho biết cần tránh những thức ăn nào
Đối với bé từ 0 - 6 tháng tuổi:
Cần tránh tất cả! Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đề nghị chỉ nên cho bé bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu mà thôi Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem có nên bắt đầu cho bé ăn thêm thức ăn đặc trước sáu tháng tuổi không
Đối với bé từ 6 - 12 tháng tuổi:
• Lúa mì hoặc những sản phẩm làm bằng lúa mì: vì đây là loại ngũ cốc thường gây dị ứng nhất Có thể dùng gạo và bột khi bé được 6-8tháng tuổi
• Mật ong: vì có chứa những bào tử của bệnh ngộ độc Clostridium (một dạng ngộ độc thực phẩm nặng do thức ăn có chứa các độc tố vi trùng Clostridium botulinum) Các bào tử này có thể phát triển, sản sinh ra những độc tố gây rối bộ máy sinh hóa và đe doạ sinh mạng
• Sữa nguyên kem: bé còn nhỏ có thể bị dị ứng khi uống sữa bò Trong năm tuổi đầu tiên, chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa theo côngthức mà thôi
• Lòng trắng trứng: giàu chất đạm nhưng chỉ nên cho bé ăn khi đã được một tuổi Đối với bé 9 tháng tuổi thì ăn lòng đỏ trứng rất tốt
• Bơ đậu phộng và đậu phộng: có thể kích thích dị ứng mạnh, không cho bé dưới 3 tuổi dùng
Đối với bé từ 1 - 3 tuổi:
• Sữa ít chất béo: bé chỉ được bắt đầu uống sữa ít béo khi đã được 2 tuổi Bé nhỏ hơn cần chất béo trong sữa nguyên chất
• Đậu phộng: hạt đậu phộng dễ làm bé mắc nghẹn Để được an toàn, chỉ nên cho bé ăn khi đã được 3 tuổi Cần kiểm tra cẩn thận nếu
bố mẹ có bệnh sử dị ứng
• Bánh mì kẹp thịt: bé mới chập chững biết đi dễ bị mắc nghẹn khi ăn những miếng bánh mì kẹp thịt dù là nhỏ Nếu cho bé ăn thì hãy cắt bánh thành những miếng dài, mỏng
• Nho nguyên trái: dễ mắc kẹt trong cổ họng bé, vì thế cần cắt trái nho thành miếng trước khi cho ăn
• Cà rốt sống: nên cắt thành những miếng thật nhỏ hoặc nấu chín để tránh mắc nghẹn
Trang 11• Bơ, phô-mai: bẻ thành những miếng nhỏ và thường xuyên trông chừng quá trình ăn của bé
• Kẹo cứng, bắp, kẹo cây: có nguy cơ làm mắc nghẹn Nếu không cắt ra thành những miếng nhỏ được thì đừng cho bé ăn
An toàn khi cho bé ăn
Nhiều bé khó ăn, cứ nghiêng hết bên này qua bên kia, rồi lại khóc, rồi ho và sặc Phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé khi ăn:
• Đặt trẻ ngồi ngay ngắn trên ghế ăn của bé
• Đừng bao giờ để bé ngồi ăn một mình
• Tập cho bé tư thế ngồi ăn
• Không bao giờ đút bé ăn khi bé đang khóc hoặc khi bé đang nằm vì khi ấy bé rất dễ bị sặc
• Trước khi đút muỗng đầu tiên, hãy kiểm tra xem trong chén bột hoặc cháo của bé còn sót xương gà hoặc xương cá nào chưa được lấy
ra vì một mảnh xương nhỏ cũng có thể làm cho bé mắc nghẹn, bị hóc
• Cẩn thận đối với các món ăn có dạng tròn và trơn tuột như chả cá thác lác, quả nhãn, đông sương… Khi cho bé ăn thì đừng quên cắt nhỏ các loại thực phẩm này
• Không bao giờ ẵm bé một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa
• Khi hâm nóng thức ăn, đặc biệt là khi dùng lò vi ba, nhớ phải khuấy đều bột hoặc cháo cho bớt nóng, kiểm tra độ nóng của thức ăn rồi mới đút cho bé ăn để tránh làm bé phỏng miệng
• Đút từng muỗng nhỏ, cho bé thời gian cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ; đừng hối thúc
• Nếu bé bị nghẹn và khó thở, hãy gọi cấp cứu Hãy ghi chép sẵn các số điện thoại cần thiết
Tuyệt đối không dùng nước củ dền pha sữa cho trẻ nhỏ
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước dền bổ cho máu Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4-5 tháng, vì có thể gây ngộ độc Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị Hiện nay, hầu hết tủ thuốc cấp cứu của các bệnh viện ở Việt Nam đều không có thuốc điều trị ngộ độc do nước củ dền
Theo các bác sĩ nhi khoa, đối với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng nước ấm pha sữa là được vì trong sữa đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng rồi
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận khoảng 10 ca ngộ độc do nước củ dền Con số tuy không lớn nhưng việc cứu chữa các ca nặng rất khó khăn, vì thuốc đặc hiệu Methylen Blue 1% dạng tiêm lại quá hiếm Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 của TP HCM đã phải xoay xở bằng cách tự xin bác sĩ bạn hoặc bệnh viện bạn trong những lần đi công tác nước ngoài (tại các nước nói trên, Methylen Blue không được bày bán ở hiệu thuốc vì thuộc danh mục thuốc cấp cứu) Mỗi bác sĩ khi đi công tác cũng chỉ mang về được khoảng mươi ống
Hiện bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ còn hơn chục ống Methylen Blue để phòng thân Mới đây, ngày 14/7, cháu Huỳnh Chấn Hào, hơn 3 tháng tuổi, ở quận 4 TP HCM, đã thoát chết nhờ những ống thuốc này Cháu bị ngộ độc nước củ dền, toàn thân tím đen, suy hô hấp rất nặng Trong cơn thập
tử nhất sinh, cháu Hào được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 Do bệnh viện không có thuốc nên cháu được chuyển ngay tới Bệnh viện Nhi đồng 1
Khi bé ăn tham
Ăn tham không phải là một tội, nó chỉ là một “tật xấu” bé xiu xíu thôi Hình như đứa bé nào cũng có một thời kỳ mắc phải tật đó Nếu khoảng thời gian đó kéo dài (từ 1 đến 2 năm chẳng hạn), bạn có thể gặp những chuyện bực mình do bé mang lại nhất là khi đi ăn ở những chốn tiệc tùng hoặc nơi công cộng
Để ngăn chặn tật xấu bé xíu này của con trẻ, không cho nó “cơ hội phát triển”, bạn hãy:
• Tập cho bé thói quen chỉ được ăn khi người lớn cho phép
• Nghiêm khắc yêu cầu bé không được vòi vĩnh thêm phần ăn của người khác
• Dạy bé thói quen chia sẻ thức ăn cho người khác Khen ngợi bé mỗi khi bé thực hiện lời khuyên ấy
• Đọc chuyện cổ tích liên quan đến tật xấu tham ăn cho bé nghe
• Phạt bé mỗi khi bé dằn dỗi và dành ăn với anh, chị trong nhà
• Thưởng bé một buổi tối đi chơi cuối tuần khi bé ăn uống ngoan ngoãn suốt tuần
• Dạy bé “chế tạo” một món ăn (dễ làm) và đem mời mọi người
Sữa nào có nhiều dưỡng chất?
Gần đây, khi xu hướng ăn kiêng phát triển, nhiều người ngạc nhiên khi thấy các nhà sản xuất khuyến cáo không phải loại sữa nào cũng béo như nhau
Sữa tươi và sữa hộp (sữa đặc có đường) có gì khác nhau?
Về mặt dưỡng chất thì một hộp sữa đặc có đường tương đương với một lít sữa tươi Sữa đặc có đường có thể làm từ sữa bò tươi, hoặc từ bột sữa gầy, và tùy theo nguyên liệu mà thành phần dưỡng chất có thể khác nhau đôi chút Tuy nhiên trong sữa đặc có đường như tên gọi, có bổ sung thêm đường saccharose (đường mía)
Thế nào là sữa gầy?
Sữa gầy (skimmed milk powder) là sữa bột đã loại bỏ phần lớn chất béo Trong sữa gầy, hàm lượng chất béo chỉ còn khoảng 1,5% so với sữa bột nguyên kem (full cream milk powder) là 26%, và sữa đặc có đường khoảng 8%
Do loại bỏ chất béo, nên hàm lượng protein và đường lactose trong sữa gầy cao hơn trong sữa béo Sữa gầy là nguồn cung cấp đạm khá đầy đủ
và các loại acid amin cần thiết
Như vậy sữa gầy tốt hơn sữa bột nguyên kem?
Chưa hẳn, mỗi loại đều có cái đủ cái thiếu Trong sữa gầy, hàm lượng chất béo được loại bỏ đi gần hết, điều này cũng có nghĩa là các vitamin trong dầu (A, D, E, K) cũng bị mất theo Ngoài ra, cũng do hàm lượng lactose trong sữa gầy cao, nên người có cơ địa không thích hợp với đườnglactose (thiếu men tiêu hóa lactose), nếu uống sữa gầy dễ bị tiêu chảy
Ngoài thị trường có nhiều loại sữa bột đóng bao, có khi giá chênh lệch nhau gần gấp đôi Có phải loại sữa bột rẻ tiền đã bị pha trộn, hoặc là đã hết hạn sử dụng?
Sữa bột ngoài thị trường, nói chung có hai loại:
• Loại cao cấp, chế biến thẳng từ sữa bò tươi Ðó là loại sữa gầy và sữa béo Giá hai loại sữa này cũng ngang ngang như nhau (đóng bao) Ngoài ra, sữa gầy và sữa béo cũng có thể được bổ sung thêm dưỡng chất để gần giống với sữa mẹ, thích nghi với dinh dưỡng của trẻ em tuỳ theo độ tuổi Loại này thường đóng hộp 0,5kg, 1 kg
Trang 12• Loại thường, cũng được làm từ sữa bò, nhưng đó là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến phô mai Nguời ta lấy đi hầu hết chất béo
và một phần lớn protein từ sữa bò tươi để làm phô mai Phần nước còn lại được làm khô lại thành bột, nước ngoài gọi đó là bột whey Ðây chính là sữa bột loại rẻ tiền, và thường được đóng trong bao 20 hoặc 25kg Còn chuyện sữa rẻ tiền do pha trộn hoặc sữa bột hết đát lại là chuyện khác
Sữa bột loại thường (bột whey) bị loại bỏ phần lớn protein thì còn gì là sữa nữa?
Bởi vậy ở nước ngoài, người ta gọi đó là bột whey, chứ không gọi là sữa bột Trong bột whey, thành phần chủ yếu là đường lactose (60-70%), hàm lượng protein chỉ còn khoảng 12-16% so với 30% ở các loại sữa bột khác
Tùy theo cách chế tạo phô mai mà có nhiều loại bột whey khác nhau Có loại "cao" protein (acid type powder), có loại "thấp" protein (sweet type powder), có loại bột whey bỏ khoáng (demineral whey), có loại được bổ sung protein đậu nành cho thành phần có vẻ giống sữa Thực ra, protein sữa cung cấp nhiều acid amin tốt hơn so với protein đậu nành
Có thể pha bột whey để uống như sữa?
Ðược, với điều kiện "bụng dạ" phải chắc chắn, vì hàm lượng đường lactose trong bột whey rất cao, uống vào dễ bị sôi bụng, tiêu chảy Bột whey thường được dùng để làm bánh vì giá rẻ
Muối trong thức ăn cho trẻ
Trong những tháng đầu đời, thận trẻ chưa hoàn chỉnh, không nên cho các bé dùng muối Đối với các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ dưới 1 tuổi, luật lệ cũng quy định rõ ràng lượng muối có thể chấp nhận
Thức ăn béo và quá mặn có hại cho bé:
Mọi người đều biết ăn quá mặn tạo nguy cơ bị cao huyết áp, dẫn đến các bệnh tim mạch Đối với trẻ trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi, vấn đề chưa phải là vậy, mà là chống thừa cân Có gia đình cho trẻ dùng jambon, thịt nguội trong các bữa ăn hoặc trong ngày, đậu phộng chiên, đậu phộng da cá, khoai tây lát mỏng chiên giòn Đó là những thức ăn được trẻ thích dùng, có chứa nhiều muối và nhiều chất béo, nhưng rất nghèo vềchất xơ, vitamin, khoáng chất hay vi chất dinh dưỡng
Với bánh kẹo, các thức ăn chơi vừa mặn và vừa béo là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em hiện nay Ăn mặn kéo theo uống nước, mà trẻ con lại thích nước ngọt hơn là nước chín
Lượng muối ăn (Nacl) cho trẻ con có thể tính theo nhu cầu nước uống (kể cả nước trong thức ăn) là 1g muối ăn cho mỗi lít nước dùng trong ngày Mùa nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều sẽ uống nhiều, ta căn cứ vào lượng nước ấy để tính số muối mà trẻ cần
Một số thức ăn có nhiều muối:
• Khoai tây chiên đóng gói chứa 1,5g muối cho 100g
• Đậu phộng rang muối cũng thế
• Jambon chứa 1g muối/100g
• Trong các bánh quy và bánh gato cũng có muối
Trong chế biến thực phẩm, muối được sử dụng để át các vị không mong muốn như vị đắng và làm tăng vị ngọt Cần lưu ý, trong các thức ăn đóng hộp, đã có nêm đủ mặn, cho nên không thêm muối nữa
10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ
Một số trẻ không thích sữa mặc dù ai cũng biết sữa là một nguồn calci – calcium rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là chiều cao của trẻ con Cứ để nguyên thì có nhiều cháu chỉ thích uống nước ngọt, hay sẵn lòng uống nước cam vào bữa ăn thôi Sữa chua có thể thay thế được phần nào sữa ngọt, nhưng chẳng mấy cháu ăn được lượng khuyến cáo 4-5 hũ mỗi ngày
Sau đây là một số biện pháp dễ áp dụng để đưa thêm calci vào bữa ăn tạo những thói quen có lợi cho các cháu trong thời kỳ tăng trưởng
• Bữa ăn sáng cho cháu ăn loại “ngũ cốc điểm tâm” giòn giòng luôn luôn có sữa tươi kèm theo - nếu không chịu món sữa ngọt này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm mềm dễ nuốt và mặn có tàu hũ cũng giàu calci Hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương Bắc, là một món ngon có tính cách “văn hóa ẩm thực”
• Đăng ký cho cháu váo danh sách uống sữa ở trường lớp
• Trời nóng, khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam Trẻ con thích hơn sữa đơn thuần nhiều (Khỏi cần khuyến khích vì trẻ con nào chẳng mê ăn kem)
• Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có “tăng cường” calci
• Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với những hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao…
• Cho ăn bánh có nhân trộn vời sữa
• Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, càri có thịt, đậu, khoai,…
• Nên cho ăn pho mai và sữa chua vào những bữa ăn phụ
• Giải khát: nhớ cho uống nước cam, quít, sẵn giàu có calci, có khi còn tăng thêm calci
• Về rau, cho nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác
Quan trọng hơn cả: giải thích cho con bạn nếu cháu muốn cao khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hay ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa cũng tốt… Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly – sợ sổ sữa thì dùng sữa gầy hoàn toàn, còn đang tuổi học sinh thì chừng 2% chất béo, cho các em lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem
10 cách ăn uống lành mạnh
Ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn chưa đủ Bạn cần phải dạy trẻ ăn uống lành mạnh
1 Khi nào trẻ muốn ăn, tập cho các em chọn thức ăn và chuẩn bị bữa ăn
2 Các loại rau, củ, quả đều hấp dẫn các em Thỉnh thoảng, nên khuyến khích các em ăn các loại rau quả khác bằng cách bày biện lên đĩa theo những hình ảnh vui mắt
3 Bỏ thêm rau quả vào những món ăn mà các em thích Nên nhớ, ở tuổi mẫu giáo, cho các em ăn thêm không đúng bữa có thể dẫn đến tác dụngngược lại vì nhiều em sẽ không chịu ăn thức ăn của người khác cho hoặc bé sẽ không chịu ăn bữa ăn chính
4 Khi cho và thưởng đồ ăn cho các em (hoặc phạt không cho ăn) có thể dẫn đến tình trạng khó bảo
5 Nếu các em không thích thì không nên ép
6 Khi đã no, không nên bắt các em ăn thêm Vì như thế nó sẽ ngầm phá hỏng mục đích điều chỉnh chế độ ăn uống cho các em
7 Trẻ mệt mỏi hoặc khó chịu thường không thích ăn nhiều Những lúc này không nên cho các em ăn những thức ăn mới
8 Dẫn bé đi chợ, đi siêu thị Chỉ cho trẻ mới biết đi nhận định đúng về màu sắc và hình thể và so sánh kích thước của chúng Dạy cho trẻ mẫu giáo các loại rau quả, thức ăn có các mẫu tự theo bảng chữ cái
9 Sử dụng các trò vui khi khuyến khích trẻ ăn ngon miệng
10 Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh
Trang 13Tập cho bé những thói quen tốt trong ăn uống
Khi nào bé có thể ăn cùng với gia đình?
Khi bé được 2 tuổi, đa số các bé đã nói bập bẹ được những câu ngắn và sẽ rất hãnh diện nếu được cùng trò chuyện, được tham gia vào bàn ăn cùng với cả gia đình và bé luôn trông vào mẹ, vào bố, vào ông bà để học, để bắt chước theo cách ăn, cách nói Do đó, từ sau 3 tuổi, bạn có thể hướng dẫn cho bé một số điều cần thiết khi ăn, ví dụ: không được vừa ngậm cơm vừa nói chuyện& Tuy bé có thể cùng ăn chung với gia đình nhưng xin bạn vẫn chú ý hơn đến một số thực phẩm có thể làm cho bé sặc như đậu rang, hạt mãng cầu, hạt sa bô chê, bơ đậu phộng& và khôngbao giờ để bé ngồi ăn một mình, dù là với những thực phẩm an toàn Bạn có thể xắt rau củ hoặc thịt thành những miếng nhỏ hơn cho đến khi bé nhai giỏi
Đến giờ ăn mà bé lại thích chơi hơn
Càng lớn bé càng hiếu động hơn và thích chơi hơn ăn, dù bạn đã chú ý chọn những thức ăn mà bé thích nhất Bạn nên tổ chức bữa ăn vào những giờ cố định Khi còn khoảng 10 - 15 phút đến giờ ăn, hãy chuẩn bị dần cho bé: khéo léo nhắc bé biết là sắp đến giờ ăn và có thể cho bé tham gia vào những khâu chuẩn bị, bé sẽ vô cùng hãnh diện được mẹ nhờ, mang giúp mẹ cái muỗng, cái bát, ca nước đặt vào bàn Tránh cho béchơi những đồ chơi hay những trò chơi "quá hấp dẫn" đến sát giờ ăn, bé sẽ quá mệt hoặc quá mê chơi mà không chịu ăn nữa Tránh sử dụng đồchơi, mở vô tuyến truyền hình Bạn có thể làm cho bé thích thú bữa ăn bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, về màu xanh của rau, màu
đỏ của cà rốt Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và thay đổi theo thức ăn của gia đình sẽ giúp bé thích thú hơn khi ăn Cũng không nên biến bữa ăn thành buổi sơ kết "thành tích quậy" của bé trong ngày, hoặc để bàn về những việc phiền lòng trong ngày của bố mẹ
Làm gì khi bé ăn quá ít?
Bạn hãy bình tĩnh; rầy la hay trừng phạt chỉ làm tình hình xấu đi Nếu bé đã được bác sĩ khám và đánh giá là hoàn toàn bình thường về mặt sức khỏe, có thể thử một số phương án: cho bé tham gia vào việc chọn mua, chuẩn bị dọn ăn Ðối với các trẻ lớn, có thể tự phục vụ thức uống, thức
ăn bạn cần kiểm tra lại xem bé có uống quá nhiều nước ngọt, nước trái cây đóng hộp hoặc sữa giữa hoặc trước các bữa ăn chính, nhất là trong những tháng nóng Nếu có, bạn nên thay thế các loại nước này bằng nước chín hoặc nước lọc Về sữa, sau 1 tuổi, bé cần trung bình 2 ly sữa (250ml/ly) hoặc 500 ml sữa/ngày Nếu bé vừa qua một đợt bệnh, còn đang mệt và lười ăn, có thể bé cần sự hỗ trợ của một số sinh tố để khởi động lại
Một số nguyên tắc chung:
• Tập cho bé làm quen dần với nhiều loại thức ăn khác nhau đúng lúc, ngay từ giai đoạn bé tập ăn dặm, lúc bé mới 5 - 7 tháng tuổi ở giai đoạn này, do bé đang hình thành khẩu vị dần dần nên tập cho bé ăn ở giai đoạn này sẽ dễ hơn Bé càng lớn sẽ càng khó sửa đổi khẩu vị, khó tập cho bé ăn hơn
• Không bao giờ trộn thuốc, nhất là những loại thuốc mà bé không chịu uống vào thức ăn như ly sữa, chén bột, chén cháo& làm trẻ sợ vàluôn cảnh giác với thức ăn
• Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục mililít sữa Có bữa trẻ sẽ ăn ít lại rồi sau đó ăn bù
• Bạn không cần quá nguyên tắc Hãy cho phép bé tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo Nhiều khi bé lại thích tự bốc thức
ăn bằng tay hơn là ngồi nghiêm chỉnh để mẹ đút Chén, đĩa, ly, tách, muỗng có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương làm cho bữa ăn của bé thật sự trở thành một cuộc vui Ðôi khi có một bạn hàng xóm xấp xỉ tuổi bé sang nhà cùng ăn thì bé lại ăn giỏi hơn để biểu diễn tài ăn giỏi
• Lớn lên một chút, bé lại thích được hỏi mình muốn ăn gì Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn cùng mẹ và phụ lặt rau, rửa cà ở những lần rửa cuối Chắc chắn các món ăn có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn
• Ðừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như để trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn hành vi ăn uống Trẻ
sẽ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn
• Trong vòng 1 - 2 giờ trước bữa ăn chính, không cho trẻ ăn quà vặt làm cho trẻ ngang dạ khi vào bữa ăn
• Có những giai đoạn bé thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần Ðiều chính yếu là bạn đừng lo sợ
Đừng để con bạn bị suy dinh dưỡng!
Năm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng
1 Sự nghiêm trọng của suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém khi trưởng thành
Ðáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường Ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau Do đó, suy dinh dưỡng trẻ
em cần được sự quan tâm của mọi người
2 Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi Vậy phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em bằng cách nào?
• Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
• Trẻ biếng ăn, ăn ít, da, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt
• Trẻ buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt
• Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần
• Chậm phát triển vận động: chậm biết lật, ngồi, bò, đi, đứng
• Đo khoảng giữa vòng cánh tay thấy dưới 13 cm
3 Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?
• Thiếu ăn, ăn không đủ để phát triển: Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể Ðể đáp ứng nhu cầu đó, cần
cho trẻ ăn uống đầy đủ theo lứa tuổi Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng của trẻ nhỏ Từ tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ăn thêm ngoài sữa mẹ Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ăn bột muối, thức ăn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ăn động vật, rau xanh, hoa quả Ðây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ăn nhiều bữa trong ngày
vì trẻ nhỏ không thể ăn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn Ðiều này có liên quan đến vấn đề chăm sóc trẻ
• Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ
ra đứa con nhẹ cân, còi cọc Ðứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng
• Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Ðây là tình trạng hay gặp ở nước ta Chế độ
nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi
Trang 14• Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chăm sóc về ăn uống, đứa trẻ cần chăm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống
nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm và chăm sóc về vệ sinh Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ăn, tắm giặt cho trẻ, xử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng
4 Những đứa trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng?
• Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật
• Trẻ không đủ sữa: không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa
• Trẻ đẻ nhẹ cân: nhẹ hơn 2,5 kg hay trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba
• Trẻ ở gia đình đông con: điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận
• Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp
5 Cần làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình?
Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình Do đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung cụ thể sau đây:
1 Chăm sóc ăn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tăng cân 10-12 cân trong thời gian có thai Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván
2 Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng
3. Cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, dặm) từ tháng thứ 5 Tô màu đĩa bột, tăng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) ăn nhiều bữa
4 Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một năm Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp) Thực hiện tiêm phòng đầy đủ Chăm sóc
7 Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện Ðảm bảo
vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh
8 Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hoá, năng động, lành mạnh Có biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba
Phòng chống thiếu vitamin A
Tầm quan trọng:
Vitamin A được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay, thiếu Vitamin A vẫn đang là một vấn đề sức khoẻ cần được giải quyết Nhiều chức phận quan trọng của Vitamin A đối với cơ thể đã được khoa học ngày càng làm sáng tỏ Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (Iốt, Vitamin A, Sắt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đối với sức khoẻ cộng đồng Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên thế giới có khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt (tổn thương mắt do thiếu Vitamin A dẫn đến mù loà) và có tới 251 triệu trẻ bị thiếu Vitamin A nhưng chưa tới mức bị khô mắc (thiếu Vitamin A cận lâm sàng) ậ Việt nam, trước đây hàng nǎm có khoảng 5000 – 6000 trẻ em bị mù hoàn toàn do thiếu Vitamin A Chỉ riêng tại trường trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu (Tp Hồ Chí Minh) trước đây
đã phát hiện có hơn một nửa số trẻ bị mù là do nguyên nhân thiếu Vitamin A
Trong những nǎm vừa qua, nhờ triển khai tốt chương trình bổ sung Vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc mà chúng ta đã giải quyết cơ bản tình trạng khô mắt ở trẻ, không còn mối đe doạ mù loà cho trẻ em chúng ta Tuy nhiên thiếu Vitamin A vẫn còn tồn tại, mức Vitamin
A trong máu vẫn dưới mức bình thường ý nghĩa quan trọng của vấn đề là ở chỗ: thiếu Vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù loà mà nó còn làm tǎng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm giảm sự tǎng trưởng của trẻ Chính vì vậy tiếp tục quan tâm phòng chống thiếu Vitamin A là thiết thực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho con em chúng ta
Vai trò của vitamin A đối với cơ thể
Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau:
• Tǎng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường Thiếu Vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc
• Thị giác: Vitamin A có ai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu Vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu (quáng gà)
• Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết Khi thiết Vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà
• Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể Thiếu Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tǎng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ
Mới đây người ta còn phát hiện Vitamin A có khả nǎng làm tǎng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…
Nguyên nhân thiếu vitamin A
Có thể lấy Vitamin A từ thức ǎn và được dự trữ chủ yếu ở gan Thiếu Vitamin A chỉ xảy ra khi lượng Vitamin A ǎn vào không đủ và Vitamin A dự trữ bị hết Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A gồm:
• Do ǎn uống thiếu Vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin A mà phải lấy từ thức ǎn, do vậy nguyên nhân chính gây thiếu Vitamin A là do chế độ ǎn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A) Nếu bữa ǎn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả nǎng hấp thu và chuyển hoá Vitamin A ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, nếu trong thời kỳ này mẹ ǎn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ
• Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A
• Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hoá Vitamin A
Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá Vitamin A đồng thời làm tǎng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tǎng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bệnh thêm trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao
Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A
• Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu Vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều Vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ǎn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu Vitamin A
• Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài vào suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu Vitamin A
• Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong nǎm đầu, nếu ǎn uống thiếu Vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu Vitamin A
ở con Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu Vitamin A càng cao
Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?
• Bảo đảm ǎn uống đầy đủ:
• Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ǎn đủ chất, chú ý thức ǎn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ
Trang 15• Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ǎn bổ sung, bữa ǎn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tǎng hấp thu Chú ý các loại thực phẩm giảu Vitamin A và caroten như: Gan, trứng, sữa, cá, rau lá xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, da cam Bữa ǎn cần cân đối và có đủ chất đạm và dầu mỡ giúp tǎng hấp thu và chuyển hoá Vitamin A
• Bổ sung Vitamin A dự phòng: Chương trình Vitamin A triển khai phân phối viên nang Vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đối tượng như sau:
• Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi Mỗi nǎm uống hai lần, mỗi lần được uống 200.000 đơn vị quốc tế (trẻ từ 6-11 tháng tuổi chỉ uống 100.000 đơn vị)
• Các bà mẹ trong vòng tháng đầu sau đẻ cần được uống một liều Vitamin A (200.000 đơn vị)
• Ngoải ra, trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng ở cộng đồng cũng như trong bệnh viện, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ cũng đều được uống một liều Vitamin A
• Sử dụng các thực phẩm có tǎng cường vi chất dinh dưỡng: Muối Iốt (Iốt được trộn vào muối ǎn để phòng chống các rối loại do thiếu Iốt) Sắt được trộn vào nước mắm để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng Vitamin A cũng được trộn vào một số thực phẩm như đường, mỳ ǎn liền, bánh kẹo… để phòng chống thiếu Vitamin A Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu đưa các vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm Trong những nǎm không xa thì giải pháp này là quan trọng để giải quyết thiếu Vitamin A ở nước ta
• Giáo dục dinh dưỡng: Song song với các giải pháp nói trên cần đẩy mạnh công tác giáo dụch dinh dưỡng tới mọi người dân để biết cách sử dụng các nguồn thực phẩm giàu vitamin A sẵn có đưa vào bữa ǎn hàng ngày của gia đình và của trẻ nhỏ
Dễ nhớ - Lâu quên
“Bạn nên nhắc nhở con mình ăn sáng đầy đủ và đều đặn Khoa học đã chứng minh rằng một người có ăn sáng – dù bữa ăn sáng chỉ là cốc sữa
với bánh bích quy – thì ngày hôm đó làm việc sáng suốt và thông minh hơn người không ăn sáng gấp từ 3-4 lần và lâu dài, một người ăn sáng đều có chỉ số IQ cũng như khả năng minh mẫn khi về già cao hơn rất nhiều so với người hay bỏ bê bữa sáng.”
Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em có một biến đổi nhất định Sự thay đổi về hoocmôn cũng như phát triển về thể lực khiến cho cáchoạt động của não có đôi chút “chệch đường”
Các em tỏ ra rất khó khăn khi phải học đi học lại một bài mà vẫn không thuộc hoặc thuộc ở thời điểm học nhưng lại quên ngay sau đó Tuy nhiên, các em lại nhớ vanh vách các kết quả thể thao, tên các nhân vật trong những bộ phim võ hiệp nhiều tập dài dằng dặc hoặn những bài hát đang thịnh hành mà không cần một chút nỗ lực nào Vì vậy, các chuyên gia cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn nhấn mạnh rằng vai trò của người mẹ trong giai đoạn trẻ từ 12 tuổi trở lên là rất quan trọng
Gỉải quyết những phức tạp của tuổi “Ô mai”
Loại bỏ sang một bên việc tính tình các em “sáng nắng, chiều mưa” hay những rung động vẩn vơ, sự dễ xúc động, dễ ảnh hưởng khiến cho tính cách dễ dàng biến đổi xấu đi hoặc tốt lên, chúng ta chỉ nhìn vào khía cạnh thể chất của con bạn Hầu hết những đứa trẻ trong độ tuổi này nếu không được quan tâm chu đáo thì đều học hành sa sút hơn giai đoạn phát triển trước đó (chúng ta lại nhấn mạnh lần nữa rằng những quan tâm
ở đây không tính đến mặt tinh thần) Nguyên nhân chủ yếu chính là trí nhớ và sức tập trung của các em
Bạn hãy quan tâm đến sức khoẻ của con và lưu ý đến những biến đổi thể chất nữa Để có trí nhớ tốt cũng giống như để có sức khoẻ tốt, các bác
sĩ chuyên môn khoa thần kinh khuyên nên cho con đi ngủ cũng như thức dậy đúng giờ giấc quy định Bạn nên theo dõi những sinh hoạt của con Trẻ lứa tuổi này rất hay hành động theo cảm hứng Đừng để con bạn có hôm đi ngủ sớm, có hôm thì thức học đến khuya Hãy đặt ra giờ ngủ và giờ dậy cụ thể và nhắc nhở con bạn tuân thủ
Khẩu phần "Ăn để nhớ"
Khẩu phần ăn hàng ngày của con bạn phải cân bằng về dinh dưỡng và đặc biệt là có những chất cần thiết cho hoạt động trí não hoặc hệ thần kinh Đó là các chất như phospholipid (có nhiều trong trứng, não - tủy súc vật, đậu mè các loại…), các sinh tố nhóm B như B1, B12, PP, acid folic (có nhiều trong giá sống, gan, trứng…), sinh tố C (có nhiều trong rau, quả tươi, nhất là cam, quýt, bưởi), các loại acid amin đặc biệt là tyrosin (có trong thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm gốc động vật nói chung)… Các chất này không những cần thiết cho hoạt động trí não mà còn làm cho con bạn hăng hái, hoạt bát vui vẻ và trở nên tích cực trong việc tiếp nhận và lưu trữ thông tin trong trí nhớ
Nếu con bạn luôn ăn được điểm tâm với các thực phẩm gốc động vật thì suốt buổi sáng sẽ học tập tốt, tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, mau nhớ
và nhớ kiến thức mới đã học
Các acid béo cũng vô cùng cần thiết cho việc cấu tạo não bộ trẻ em từ khi còn là bào thai đến 18 tuổi, đồng thời rất tốt cho người lớn trong hoạt động trí não Các axít báo này có nhiều trong đậu nành, lạc, dầu hướng dương, mỡ cá,… được sử dụng dưới hình thức kho, nấu luộc chứ khôngnên rang, xào vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các axít béo này
Những "liều thuốc" cho não bộ
Bị stress, thiếu tự tin, lo lắng, không an tâm, sợ hãi cũng sẽ gây giảm trí nhớ Do đó, bạn cần giúp con phân chia thời khoá biểu sao cho “giờ nào, việc nấy” ổn định
Theo lời khuyên của bác sĩ, thì não bộ có thể hoạt động hữu hiệu trong 45 phút nhưng sau đó phải giải lao hay chuyển sang động tác tay chân, tập vài động tác thể dục 5-10 phút rồi mới làm việc trở lại Bạn hãy làm cho con hiểu rằng sự tập trung trong khi học là vô cùng quan trọng Dù thời gian học không nhiều nhưng trí não hoạt động với hiệu quả cao, rồi nhớ bài còn lâu hơn là ngồi suốt ngày bên bàn học để “gạo bài” rồi sau một giấc ngủ là quên gần hết
Trong trường hợp con bạn hết học chính rồi đến học thêm, học văn hóa rồi còn học các môn năng khiếu … nếu thấy con có tình trạng mệt mỏi, quá sức về tinh thần và thể lực, giảm trí nhớ, kém tập trung, suy nhược thần kinh thì bạn nên dùng một số thuốc để cung cấp dinh dưỡng cho não
bộ, giúp tăng trí nhớ như Magie B6, Pho-L … Những thuốc này chứa phosphoserine, chất tham gia vào quá trình tái tạo tế bào thần kinh bị cạn kiệt do hoạt động trí óc
Nhưng thuốc giúp trí nhớ không gì tốt hơn là những món ăn hàng ngày như trứng luộc, lạc, sữa đậu nành, thịt, cá và rau quả tươi Nếu con bạn chưa được chăm lo đúng khẩu phần ăn hàng ngày thì bạn cũng đừng nên nghĩ đến việc cho con dùng thuốc
Chất béo trong thức ăn
Trẻ em dưới 18 tháng:
Chất béo (lipid) là nguồn năng lượng chính và có vai trò sinh lý quan trọng trong sự phát triển của trẻ em Các vitamin A, D, E và K đều tan trong các chất béo
Chất béo cần thiết cho hệ thần kinh
Não của trẻ, từ khi mới sinh đến 12 tháng tăng mỗi ngày 2g Sự phát triển của não rất quan trọng ở 3 tháng cuối thai kỳ và tiếp tục cho đến 2 tuổi.Các tế bào của hệ thần kinh sẽ được hoàn chỉnh sau đó lối 5 năm Chỉ khi các bé lên 6 – 7 tuổi, sự myelin hóa các sợi thần kinh mới hoàn tất.Trong thực phẩm, các chất béo được cấu tạo bởi 26 acid béo, gồm 2 loại: acid béo no (thịt, sữa), acid béo không no (thực vật) có một nối đôi (dầuoliu, lạc, vừng, đỗ tương ) và nhiều nối đôi (cá, sò, ốc )
Trong đó, một số phải do thức ăn cung cấp vì cơ thể không có khả năng tổng hợp Đó là trường hợp 2 nhóm acid béo không no nhiều nối đôi là:
• Acid linoleic (omega 6): vừng (mè) hạt, dầu oliu, dầu lạc (đậu phộng)
• Acid linolenic (omega 3)
Ưu điểm của dầu thực vật so với mỡ động vật là chứa nhiều acid béo không no cần thiết (acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic) rất cần để phòng tránh bệnh tim mạch cho người lớn tuổi và rất cần để xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh, tế bào não cho trẻ em từ sơ sinh đến 4 – 5 tuổi
Cholesterol cũng là một chất béo mà cơ thể rất cần để xây dựng màng tế bào và sản xuất một số hormon, vitamin D và acid mật
Trang 16Trẻ em có nhu cầu về chất béo cao hơn người lớn
Thông thường, nhu cầu hàng ngày về chất béo cho trẻ em, thanh niên và người trưởng thành là 35% tổng nhu cầu năng lượng với acid béo no không quá 10% so với acid béo không no và một nối đôi Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên cung cấp chất béo 45 – 50% nhu cầu tổng năng lượng
Do đó, cũng không nên cho trẻ nhỏ chỉ dùng sữa lấy bớt kem hay sữa không kem
Chất lượng các chất béo trong sữa mẹ
Trong sữa mẹ, lượng chất béo chiếm gần đến 50% năng lượng (trung bình 40g/lit với sự thay đổi từ 13 đến 84g/lit)
So với sữa bò, sữa mẹ chứa 4 lần nhiều hơn acid béo không no và 4 – 5 lần nhiều hơn về acid béo thiết yếu, rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh hay nhũ nhi Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi hai acid béo thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ: acid linoleic va acid linolenic.Lưu ý: Phần lớn trẻ nhỏ từ 8 tháng đến 12 tháng thường bị thiếu acid linoleic là chất có tác dụng bảo vệ da, niêm mạc, phòng chống cholesterol
và các bệnh tim mạch (OMS khuyến cáo nên có từ 4 đến 10% năng lượng trong khẩu phần)
Lượng acid linoleic ở một số thực phẩm (g/100g thực phẩm ăn được)
Tăng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ em
Con bạn đang ở độ tuổi thích khám phá và học hỏi rất nhanh Vì vậy, đây là lúc tập cho con thói quen tốt trong ăn uống Trẻ mẫu giáo thường thích tìm hiểu về thực phẩm và chuẩn bị các món ăn cùng với mẹ Những câu hỏi đáp sau đây giúp bạn biết nên cho con ăn thêm gì và bằng cáchnào
Ðứa con 4 tuổi của tôi bị sâu răng vì ăn ngọt Phải làm sao?
Ðể cứu vãn tình trạng này bạn thường cấm con ăn đồ ngọt Như thế chẳng khác nào bạn lại kích thích sự thèm muốn của trẻ Hãy bảo cho con bạn biết món đồ ngọt nào là nó được ăn nhưng phải có giới hạn Ở nhà, bạn vẫn có thể để các loại đồ ngọt như nho khô, ya-our trái cây, cam, dưa hấu và một ít bánh qui trong tủ đựng đồ ăn hay tủ lạnh Con bạn sẽ ăn những món này với món tráng miệng Nếu trẻ thích và thường xuyên
ăn bánh qui, kẹo ngọt, bạn phải tập cho con biết hạn chế sự thèm ăn ngay lúc đầu và bỏ hẳn về sau
Ăn rau quả có ích lợi gì với trẻ? Ðứa con 3 tuổi của tôi chẳng hề để ý đến bất cứ món gì khác ngoại trừ món đậu Hãy giúp tôi
Trẻ thường bỏ ăn là do món ăn không hấp dẫn, không có mùi thơm để kích thích các em chứ không phải do mùi vị của món ăn đó Ðừng ép con bạn phải ăn nhiều loại rau quả mà hãy từ từ, kiên nhẫn Có thể phải mất 5 - 10 lần hay nhiều hơn nữa con bạn mới quen dần được với một món
ăn mới Bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách như: dẫn con đi chợ cùng và để chúng chọn rau quả giúp bạn Hãy tập cho trẻ thói quen biết liên hệ giữa thực phẩm với những gì trẻ được ăn Một đứa trẻ 3 tuổi đã có thể giúp mẹ làm món rau trộn Có một cách khác cũng khá thú vị cho những nhà có một chút đất là tận dụng miếng đất nhỏ ấy để trồng một vài cây rau và cho con bạn cùng chăm sóc nó
Con bạn không chịu ăn sáng và đến trường với cái bụng đói
Có một cách khiến con bạn phải ngồi vào bàn ăn sáng là bạn phải làm một bữa sáng thật hấp dẫn Bữa điểm tâm đã dọn sẵn, nếu con bạn khôngthích ăn thì ít nhất nó cũng ngồi nhấm nháp cho đến hết Nếu làm như thế vẫn không ổn thì bạn hãy đổi phương án khác bằng một ly nước trái cây ngay khi trẻ thức dậy Như thế sẽ khiến con bạn thấy thoái mái, hưng phấn hơn và sẵn sàng ăn hết bữa sáng Khi nào trẻ không thích bữa điểm tâm như thế nữa, bạn hãy đổi thành sữa chua trái cây với bánh hình chữ cái hoặc hình thù các con thú thử xem Bạn cũng nên bỏ vào cặp của trẻ một ít quà vặt để chúng nhẩn nha ăn trên đường đi học, chẳng hạn như trái cây hay bánh xốp, bánh mì ngọt
Con tôi không chịu uống sữa Tôi sợ nó bị thiếu canxi Có cách nào tăng lượng canxi trong khầu phần ăn của trẻ không?
Con bạn sẽ bị thiếu canxi nếu không được uống sữa Vậy hãy tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn cho trẻ
Ai cũng biết sữa cung cấp lượng canxi cao nhất, tuy nhiên các loại thực phẩm như bơ và sữa chua cũng là nguồn cung cấp can xi rất tốt Bạn cũng có thể tăng lượng can xi cho trẻ khi cho trẻ ăn sô cô la sữa, bánh mì sữa hay ca cao nóng Nên hầm xương nấu súp cho cháu ăn, đó cũng
là một cách thêm canxi Nên cho cháu dạo chơi ngoài trời nhiều
Trẻ em ăn vặt nhiều có tốt hay không?
Quà vặt đem đến cho trẻ một năng lượng cần thiết vì thế hầu hết các trẻ nên được ăn 5 bữa trong ngày (3 bữa ăn chính và 2 hoặc 3 bữa ăn nhẹ tuỳ theo sở thích của trẻ) Ðậu, bơ, bánh ngọt, sữa chua và trái cây, bột ngũ cốc, sữa sẽ mang đến cho trẻ thêm cacbonhydrat và protein trong khi
đó kẹo hay bánh quy lại chứa rất ít dinh dưỡng về các chất này
4 lời khuyên dinh dưỡng
Ngoài việc cho con bú sữa mẹ, những người nuôi con nhỏ đều nên biết về những thức uống độc hại cho trẻ để tránh, biết cách cho ăn dặm, chế
độ dinh dưỡng hợp lý
1 Sữa mẹ: “ SỮA MẸ LÀ THỨC ĂN TỐT NHẤT CHO TRẺ”
Nên cho trẻ bú mẹ liền ngay sau khi sinh, nếu mẹ sinh mổ thì cố gắng cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt
Trong 4 tháng đầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
Để sữa mẹ tiết ra nhiều, bà mẹ cần:
• Cho trẻ bú mẹ càng nhiều lần càng kích thích tạo sữa nhiều
• Mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (4 nhóm thực phẩm), không kiêng khem
• Nghỉ ngơi nhiều
• Tránh căng thẳng
Nên cho bé bú mẹ kéo dài đến 18-24 tháng tuổi
2 Các thức uống độc hại đối với trẻ:
• Rượu
• Trà
• Cà phê
• Các loại nước ngọt nếu dùng quá nhiều
• Tất cả các loại thức uống bán rong ngoài đường phố
3 Ăn dặm:
• Trẻ bắt đầu ăn dặm ở lứa tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng
Trang 17• Nguyên tắc ăn dặm:
o Ăn từ ít đến nhiều
o Ăn từ loãng đến đặc
o Bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm thực phẩm: bột, béo, đạm, rau và trái cây
Số lượng bữa ăn trong ngày tùy thuộc vào lứa tuổi:
o 0 đến tròn 4 tháng: Bú mẹ hoàn toàn
o 4 tháng đến 6 tháng: 1 đến 2 bữa ăn sệt và bú mẹ nhiều lần
o 7 tháng đến 9 tháng: 2 đến 3 bữa ăn đặc và bú mẹ nhiều lần
o 10 tháng đến 18 tháng: 3 bữa ăn đặc và bú mẹ 2-3 lần, nếu bú cả ban đêm thì tốt
o Trên 18 tháng: ăn 2 đến 3 bữa cơm và 2 đến 3 bữa phụ Thức ăn phụ gồm chè, chuối, khoai, sữa và cho ăn xen kẽ với cácbữa chính
Sau thời gian đó, phải chú ý cho con bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
4 Thế nào là dinh dưỡng hợp lý?
• Đủ về số lượng: 3 bữa mỗi ngày, phải cần cho trẻ ăn bữa sáng, thêm 1 đến 2 bữa phụ trong ngày với các loại thực phẩm như trên
o Đủ về chất lượng: Mỗi bữa ăn chính cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, béo, bột và rau & trái cây
• An toàn vệ sinh:
o Vệ sinh ăn uống:
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Chọn thức ăn có đậy, sạch sẽ, không ôi thiu, không có phẩm màu, không ăn quà vặt bán rong ngoài đường
o Vệ sinh cá nhân:
- Vệ sinh răng miệng: chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
- Vệ sinh thân thể: tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày
o Ngủ: phải ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày
Các bà mẹ cần chú ý khi cho con ăn bổ sung
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ Vì sữa mẹ dễ hấp thu, phù hợp với tiêu hóa của trẻ, đồng thời sữa mẹ giúp trẻ phòng chống các bệnh tật đặc biệt là bệnh ỉa chảy và nhiễm khuẩn hô hấp (vì sữa mẹ có kháng thể)
Trẻ em bú sữa mẹ làm tăng tình cảm giữa mẹ và con Không có loại sữa nào thức ăn nào có thể thay thế được
Nhưng khi đứa trẻ 4, 5 tháng tuổi trở lên, trẻ cần ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ gọi là ăn sam, ăn dặm hay thông thường gọi là thức ăn bổsung (tức là vừa bú mẹ vừa ăn thêm)
Vì sao lại ăn bổ sung? Vì chúng ta đều biết, đặc điểm của trẻ em là lớn với tốc độ rất nhanh, và nhanh nhất là trong năm đầu của cuộc sống Theo các công trình nghiên cứu của thế giới cũng như ở nước ta, nếu lúc có thai người mẹ được ăn uống đầy đủ, cũng như khi nuôi trẻ trong năm đầu, thì mỗi tháng đứa trẻ tăng trung bình từ 600g - 700g (có nghĩa là mỗi ngày tăng từ 20g-25g)
• Cân nặng trung bình khi đẻ 3.000g-3.500g
• 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi 6.000g-7.000g
• 12 tháng cân nặng tăng gấp ba 9.000g-10.000g
Để đáp ứng sự tăng cân đó thì phải được nuôi dưỡng đầy đủ về số lượng cũng như về chất lượng Trong khoa học dinh dưỡng dùng Kcalo để đánh giá về năng lượng thiếu hoặc đủ (một Kcalo nghĩa là năng lượng làm 1 lít mới nóng lên 1o) Nhu cầu năng lượng trẻ em theo Tổ chức Y tế Thế giới quy định trong năm đầu từ 100-110 Kcalo/kg/ngày
Trong sữa mẹ cứ 1.000ml cung cấp 630 Kcalo Số lượng sữa trong một ngày trung bình của người mẹ từ 800-1.000ml Như vậy nếu chỉ nhìn về việc cung cấp năng lượng cho trẻ, sữa mẹ cũng chỉ đủ cho trẻ trong 4, 5 tháng đầu của cuộc sống Vì vậy nếu đứa trẻ khi được 4, 5 tháng tuổi trởlên mà không được ăn bổ sung thêm thì sẽ bị thiếu hụt năng lượng, trẻ sẽ phát triển kém và dễ mắc các bệnh dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,
và khô mắt do thiếu vitamin A v.v
Mặt khác, lúc trẻ 4, 5 tháng tuổi, người mẹ phải đi làm, phải có thức ăn cho trẻ để phát triển, đồng thời để trẻ tập làm quen với thức ăn của người lớn
Làm thế nào để ăn bổ sung đúng: Cho ăn bổ sung đúng là cho ăn những thức ăn ngoài sữa mẹ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
• Không nên cho ăn quá sớm trước 4 tháng tuổi, cũng không nên cho trẻ ăn muộn quá sau 6 tháng tuổi
• Ắn từ từ, từ ít đến nhiều để tập làm quen với thức ăn mới
• Ắn từ lỏng đến đặc để thích nghi với bộ phận tiêu hóa
• Thức ăn đa dạng (tô màu cho bát bột)
• Đủ về số lượng, chất lượng
• Bảo đảm vệ sinh
Muốn thực hiện được các nguyên tắc trên, chị em luôn luôn sử dụng 4 nhóm thức ăn chủ yếu (gọi ô vuông thức ăn) ngoài sữa mẹ:
1 Nhóm thức ăn cơ bản hay gọi thức ăn chủ yếu có khác nhau tùy theo các dân tộc Ví dụ các nước châu Ấu dùng bột mì, khoai tây ở
ta là gạo, ngô, khoai, sắn
Nhóm này cung cấp chất bột gọi là gluxit 1g gluxit cung cấp 4 Kcalo (100g gạo cung cấp 356 Kcalo), gạo là thức ăn chính nhưng không
4 Nhóm 4: là nhóm cung cấp các loại sinh tố (vitamin) và muối khoáng là nhóm rau, quả Nhóm này không cung cấp năng lượng nhưng cũng rất quan trọng đối với trẻ vì nó cung cấp các loại sinh tố C, sinh tố A các chất khoáng Ca v.v nên cho trẻ ăn các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau muống, rau dền v.v có nhiều vitamin A và các loại củ quả có màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, xoàicung cấp caroten (tiền vitamin A) để đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A và nước hoa quả cam, chanh v.v cung cấp vitamin C Sau đây xin ví dụ một số thực đơn cho trẻ ăn bổ sung:
Trang 18• Trẻ dưới 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu
• Từ 4 - 6 tháng: bú mẹ, cho ăn thêm 1 - 2 bữa bột đặc dần ngoài sữa mẹ
• Từ 6 - 12 tháng: bú mẹ, cho ăn thêm 3 bữa một ngày ngoài ra cho ăn thêm nước hoa quả sau và giữa các bữa ăn (chuối, nước cam, xoài, đu đủ v.v )
• Từ 12 tháng - 2 tuổi: bú mẹ, cho ăn thêm hoa quả có ở địa phương: chuối, hồng xiêm, cam, xoài v.v
Và cách nấu một bữa bột loãng cho trẻ 4 - 5 tháng tuổi (Bột trứng: 1 bữa = lưng bát ăn cơm = 160ml)
Các bước nấu:
• Rau nghiền nhỏ hoặc giã nhỏ (lọc lấy nước) hoặc nghiền khi rau chín
• Hòa bột với nước lã, đun trên bếp quấy đều, sôi cho rau vào khoảng 5 phút Trứng đánh tơi cho vào bột để sôi 1-2 phút Sau đó cho muối mắm và dầu quấy đều sôi là được Yêu cầu bột: Chín róc xoong, lỏng sền sệt như nước cơm đặc Nếm nhạt hơn thức ăn của người lớn Nếu trẻ lớn ta sẽ tăng số lượng và bột sẽ đặc hơn
• Chúng ta có thể thay trứng gà bằng thịt (khoảng 30g) hoặc đậu phụ (50g), bằng lạc, bằng sữa (bò, sữa đậu nành) v.v nhưng vẫn đảmbảo nguyên tắc là chế biến phù hợp với lứa tuổi Vì nhu cầu của trẻ rất lớn, nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh Vì vậy việc chế biến phải chú ý các thức ăn phải nghiền nát, nấu kỹ cho dễ tiêu, chế biến đơn giản và tận dụng nguồn thực phẩm có ở địa phương như tôm, cua, cá v.v Không nên chỉ ninh cho trẻ ăn nước mà cho ăn cả cái, vì nếu chỉ ăn nước là thiếu chất đạm vì trong nước chỉ có những axit amin hòa tan, thơm, còn thành phần chính của chất đạm là ở bã
Mặc khác canh cho trẻ ăn cũng cần chú ý cần cho ăn đúng bữa: ăn từ từ Không nên ép ăn hoặc dọa nạt bắt trẻ ăn gây cho trẻ hội chứng sợ ăn Nên động viên trẻ ăn Không nên cho trẻ ăn mì chính vì mì chính không bổ chỉ đánh lừa khẩu vị, không nên cho trẻ ăn mặn như người lớn và cũng không nên ăn nhiều chất đạm quá, trẻ khó tiêu hóa
Tóm lại khi cho trẻ ăn bổ sung chị em cần lưu ý sử dụng thức ăn đa dạng và cách chế biến thức ăn hợp lý đồng thời cũng phải động viên khuyến khích trẻ ăn ăn là một hứng thú, tránh dọa nạt ép ăn gây ảnh hưởng xấu cho trẻ
Bổ sung vitamine ở trẻ khoẻ mạnh
Vitamin là gì?
Vitamin là những chất không thể thiếu được để đảm bảo cho bé có sức khỏe tốt và phát triển, dù cơ thể chỉ cần vitamin với những lượng rất nhỏ
Do cơ thể không tự sản xuất ra vitamin (trừ vitamin D), nên bé chỉ có thể có được đầy đủ các vitamin cần thiết nhờ ăn uống hợp lý, đầy đủ hoặc uống vitamin bổ sung
Bé không có triệu chứng suy dinh dưỡng, hoặc bé đang béo phì có cần bổ sung vitamin không?
Trên lý thuyết, nếu bé đã ăn uống “đầy đủ và hợp lý” và không hề có triệu chứng suy dinh dưỡng, bé không cần uống bổ sung vitamin Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn khuyên là bé nên uống bổ sung vitamin vì các lý do sau:
• Các vitamin vốn có trong thực phẩm có thể bị giảm sút trong quá trình tồn trữ, bảo quản hay nấu nướng Thí dụ: trong gạo trắng khi được giã, vo rửa càng kỹ, lượng vitamin B1 trong gạo mất đi càng nhiều; trái cây càng héo càng chứa ít vitamin C
Các bé béo phì trên 2 tuổi cũng cần được bổ sung vitamin, do trong chế độ ăn có ít chất béo nên việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu(A,D,E,K) cũng giảm
• Các vitamin tan trong nước (các vitamin nhóm B và vitamin C), khi bị thừa thường được thải qua nước tiểu chứ không thể để dành, do
đó cần được cung cấp cho cơ thể hàng ngày Nhu cầu về vitamin có thể gia tăng trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời như tăng trưởng, có thai, cho con bú… Mặt khác, nhu cầu vitamin cũng khác nhau ở từng người
• Tình trạng thiếu vitamin khó nhận biết ngay, nhất là trong giai đoạn đầu Thí dụ, thiếu vitamin A có thể gây ra khô mắt, mù lòa Nhưng khi ở giai đoạn đầu, khi mới có triệu chứng quáng gà, khó nhận ra ngay ở trẻ nhỏ
• Ngoài ra, khi bé bệnh, như các bệnh nhiễm trùng như ho hen, chảy mủ tai, tiêu lỏng, các bệnh mãn tính,… thì việc cho bé uống bổ sungvitamin là điều cần thiết
Phòng thiếu vitamin:
Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin, việc uống bổ sung vitamin với liều thấp có thể vẫn cần thiết bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, hợp lý, ăn đủ các nhóm thực phẩm Mặc dù vậy, chỉ nên dùng vitamin liều cao khi bác sĩ yêu cầu và dưới sự giám sát của bác sĩ vì các vitamin thuộc nhóm vitamin tan trong dầu khi bị thừa sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc
Không nên dùng quá nhiều vitamin
Đối với phần lớn mọi người, uống thêm vitamin là không cần thiết, thậm chí có thể gây hại nếu bị quá liều Vitamin C dùng 1.000 mg/ngày có thể gây rắc rối cho dạ dày (đầy hơi, tiêu chảy); trong khi vitamin B6 với hàm lượng cao lại gây tổn thương thần kinh, mất thăng bằng và giảm trí nhớ
Đó là kết luận do nhóm chuyên gia về Vitamin và Khoáng chất của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) đưa ra Theo họ, còn thiếu bằng chứng xác thực về độ an toàn của các thuốc bổ sung (dạng vitamin và khoáng chất), nhất là ảnh hưởng của chúng tới người già và trẻ em Ngoài
ra, nên loại bỏ germani - một thời được dùng như thuốc điều trị ung thư - vì khả năng gây tổn thương thận, cơ và dây thần kinh của nguyên tố này
FSA khẳng định, những người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và cân đối sẽ không cần bổ sung vitamin hằng ngày Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ:
• Phụ nữ có thai hoặc trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung 400 mg axit folic mỗi ngày để giảm nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh
• Trẻ em ở độ tuổi 6 tháng-2 năm cần bổ sung vitamin A, C và D
FSA đã đưa ra giới hạn an toàn trên (ngưỡng tối đa) cho 9 loại vitamin và muối khoáng thông dụng Những thông số này đang được đem ra thảo luận cùng các nhà sản xuất, quan chức ngành y tế và các nhóm tiêu dùng Báo cáo cuối cùng sẽ được trình lên EU để cơ quan này ra quyết định
về giới hạn an toàn cho các chất bổ sung
Trước đó, các nhà sản xuất không công nhận là vitamin gây nguy hiểm đáng kể tới sức khỏe người tiêu dùng
Ngưỡng tối đa mỗi ngày của một số vitamin và khoáng chất:
• Vitamin B6: 10 mg
• Beta-carotene: 7 mg
• Vitamin E: 727 mg
• Đồng: 5 mg
Trang 19Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ Nhưng khi đã lớn thì người ta ăn cơm và những thức ăn khác Trong thời gian chuyển tiếp giữa
bú mẹ và ăn như người lớn, đứa bé cần được ăn dặm
Để trẻ phát triển tốt, thông minh và khoẻ mạnh, cần cho trẻ ăn dặm hợp lý
1 Ăn dặm là gì?
2 Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
3 Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn dặm?
4 Trẻ ăn dặm những loại thức ăn nào?
5 Tô màu bát bột cho trẻ có nghĩa là gì?
6 Trẻ nên ăn mấy bữa một ngày?
7 Lượng chất đạm (thịt, cá, trứng ) cho một ngày?
8 Chế biến thức ăn dặm
1 Ăn dặm là gì?
Ăn dặm (ăn bổ sung) là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò
2 Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
• Trong 4 - 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ
• Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác
3 Khi cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý những điều gì?
• Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới
• Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ
• Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương
• Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt
• Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng (mè), lạc (đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt; lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn
• Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn
• Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt
• Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao
• Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi
• Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn trở về
4 Khi ăn dặm, trẻ ăn được những loại thức ăn nào?
Ðể phát triển tốt trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay
Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng ,thịt vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:
• Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu (đỗ, lạc), vừng
• Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô
• Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng
• Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau
cải, mồng tơi và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài
Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên trở về
5 Tô màu bát bột cho trẻ có nghĩa là gì?
• Làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm
• Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền )
• Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam
• Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng
6 Trẻ nên ăn mấy bữa một ngày?
• 5 - 6 tháng: Bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng và nước quả
• 7 - 9 tháng : Bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền
• 10 - 12 tháng: Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc + hoa quả nghiền
• 13 - 24 tháng: Bú mẹ + 4 - 5 bữa cháo + hoa quả
• 25 - 36 tháng: 2 bữa cháo hoặc súp + 2 - 3 bữa cơm nát + sữa bò hoặc sữa dậu nành + hoa quả
• Từ 36 tháng trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) nên cho ăn thêm 2 bữa phụ:
Cháo, phở, bún, súp, sữa
Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau trở về
7 Lượng chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng) cho trẻ một ngày là bao nhiêu?
• Trẻ 5 - 6 tháng: 20 - 30 g Thịt (cá, tôm) khoảng 2 - 3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa, nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng
đỏ trứng chim cút
• Trẻ 7 - 12 tháng: 100 - 120 g thịt hoặc 150 g cá, tôm, hoặc 200 g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 - 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì
mỗi thứ chỉ cần 30 - 40g/ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà/bữa Một tuần cho trẻ ăn từ 3 - 4 quả trứng
• Trẻ 13 - 36 tháng: 120 - 150 g thịt hoặc 150 - 200 g cá, tôm, hoặc 250 g đậu phụ/ngày, hoặc 1 quả trứng gà/bữa (ăn cả lòng trắng) 1
tuần ăn từ 3 - 4 quả trứng
Trang 20• Trẻ từ 36 tháng trở lên: 200 g thịt hoặc 250 g cá, tôm, hoặc 300 g đậu phụ, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng nhưng phải giảm
bớt thịt hoặc cá đi (30 g thịt nạc lượng đạm tương đương với 1 quả trứng gà) trở về
8 Cách chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?
Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ Khi bắt đầu ăn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau cũng phải ăn
cả cái
• Nấu bột cho trẻ 5 - 6 tháng tuổi:
+ Bột gạo 2 thìa cà phê (10 g bột)
+ Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ để ăn cả cái)
+ 10 g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2 - 1 thìa cà phê
• Nấu bột cho trẻ 7 - 12 tháng tuổi:
+ Bột gạo 4 - 5 thìa cà phê (20 - 25 g bột)
+ Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn , băm nhỏ, ăn cả cái)
+ 20 g rau xanh ( 2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1 - 2 thìa cà phê
• Nấu cháo cho trẻ 13 - 24 tháng:
Có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ đến mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ + rau xanh và dầu
mỡ như nấu bột nhưng số lượng nhiều hơn
• Nấu cơm nát cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi:
Nấu cơm nhiều nước hơn bình thưòng rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm Hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại củ như bí đỏ, su hào, khoai tây cắt nhỏ 2 x 3 cm, đun chín nhừ, nghiền nát, cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm Thịt, cá băm nhỏ mồi bữa 30-40 g cho vào hấp khi cơm đã chín, nếu dùng thịt nạc, cá, tôm thì phải cho thêm 1- 2 thìa dầu mỡ trộn đều cho trẻ ăn
• Nấu cơm cho trẻ trên 36 tháng:
Có thể ăn cơm như người lớn nhưng cần ưu tiên thức ăn và ăn thêm các bữa phụ Cần xoá bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp,hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương! Nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm
Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đầy đủ chưa, hãy làm bài trắc nghiệm trên webtrẻthơ Hoặc theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển trong Sổ Sức khoẻ của bé Sổ này có phát ở các trạm Y tế Nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt Còn không lên cân, hoặc tụt cân, tức là đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng
Những thức ăn không nên khuyến khích trẻ dùng
Sữa ong chúa là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có chứa nội tiết tố nữ Nếu trẻ sơ sinh sử dụng nó trong thời gian dài thì nội tiết tố nữ ở đó sẽ thúc đẩy cơ quan sinh dục phát triển bất thường
Ngay cả phụ nữ mang thai nếu dùng một lượng lớn sữa ong chúa cũng có thể khiến bé sau này trưởng thành sớm Vì vậy, không nên cho trẻ sơ sinh dùng sữa ong chúa Ngoài ra, đối với trẻ em, cần hạn chế một số thức ăn sau:
Chocolate: Đây là loại thực phẩm tinh chế cung cấp năng lượng rất cao Tuy chứa nhiều chất béo, canxi, sắt nhưng chocolate không thích hợp
nếu dùng nhiều cho trẻ, vì:
• Hàm lượng chất dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ Trẻ cần nhiều protein, vitamin, muối vô cơ, nhưng hàm lượng những chất này trong chocolate rất thấp
• Chocolate chứa nhiều chất béo khó hấp thụ ở dạ dày và ruột của trẻ Chất béo lưu lại trong dạ dày khá lâu gây cảm giác no Nếu ăn chocolate trước khi ăn cơm thì đến bữa trẻ sẽ không muốn ăn nữa
• Chất xơ kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường nhưng trong chocolate lại không chứa chất xơ Vì vậy, trẻ ăn nhiều chocolate
dễ bị táo bón
• Chocolate có chứa axít oxalic, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong sữa
Đường, kẹo: Trẻ thường thích nhất các món ngọt Nếu cứ chiều theo sự đòi hỏi của trẻ, hết kẹo, đến bánh rồi nước ngọt thì bé có thể bị một số
chứng bệnh do thừa đường:
• Chứng béo phì: Lượng đường thừa sẽ được chuyển thành mô mỡ phân bố dưới da, cơ
• Gan phải làm việc nhiều sẽ bị suy yếu
• Lượng insulin cung cấp không đủ để chuyển hoá đường, gây bệnh tiểu đường
• Sâu răng: Việc thường xuyên cho trẻ ăn đường và kẹo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân huỷ đường bám vào kẽ răng, tạo thành những chất axít làm hỏng men răng
Những trái cây có vị chua: Axít trong các loại trái cây có vị chua có thể làm mòn men răng Ngoài ra lượng axít trong dạ dày có thể tăng lên làm
ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn, gây đau bụng và viêm loét dạ dày Thức uống có vị chua như nước chanh… cũng rất hấp dẫn đối với trẻ Nếu dùng quá nhiều loại đồ uống này, một lượng lớn axít hữu cơ sẽ được đưa vào cơ thể, có thể làm hạ pH máu, gây mệt mỏi, yếu sức
Những sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Nhiều người cho trẻ 8-9 tháng tuổi ăn mỗi bữa bột một quả trứng, gần như ngày nào cũng cho trẻ ăn 1 quả hoặc hơn Thực ra, trẻ 1 tuổi trở xuống mỗi tuần chỉ cần 2-3 lòng đỏ trứng là đủ
Sau đây là một số sai lầm thường gặp khác:
• Cho con bú đến 4-5 năm: Việc kéo dài quá lâu thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không đem lại lợi ích cho trẻ Nếu có điều kiện nuôi dưỡng tốt, chỉ cần cho trẻ bú từ 1 năm đến 18-24 tháng là đủ
• Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi: Nhiều người cho trẻ ăn bổ sung quá muộn; trẻ đã ngoài 4- 6 tháng vẫn chỉ cho ăn toàn sữa Ở
độ tuổi này, nên cho trẻ ăn thêm bột, hoặc cháo nấu nhừ, khoai tán nhuyễn, rau xanh, thêm chút dầu hoặc mỡ, thịt, cá Có như vậy trẻ mới chóng lớn
• Việc cho ăn bột sớm quá hoặc nhiều quá cũng không tốt Có những mà mẹ cho trẻ ăn bột khi chưa được 4- 6 tháng tuổi, hoặc cho ăn tới 4 bữa bột/ngày khi trẻ mới 5- 6 tháng tuổi Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa của trẻ
• Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu: Có người mẹ lúc nào cũng cho trẻ ngậm vú, làm cho trẻ biếng ăn, luôn đòi bế, quấy khóc Lại có người quá máy móc, cứ đúng giờ do mình định mới cho bú Không nên cho trẻ ăn một cách tùy tiện hay theo một thời gian biểu quá chặt chẽ Tốt nhất là cho ăn theo nhu cầu của trẻ Thời gian biểu chỉ là tương đối
Trang 21• Không cho trẻ dưới một tuổi ăn hoa quả: Thực ra, khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung là có thể cho ăn thêm nước hoa quả tươi nghiền Trẻ 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát
• Không chú ý cho trẻ uống đủ nước: Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng cơ thể và quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ
Acid Folic
Acid folic còn được gọi là vitamin Bc, B9, vitamin M, folacin, folat, là một sinh tố tan trong nước, thuộc nhóm B (B.complex), đơn vị tính là microgam (mcg)
Những điều quan trọng:
• Acid folid cần thiết cho chức năng tạo hồng cầu
• Giúp chuyển hóa protein, glucid và nhất là chất béo
• Công trình nghiên cứu Framingham, Massachusetts (Hoa Kỳ) mới đây chứng minh thiếu acid folic thì nồng độ homocystein trong máu
sẽ tăng cao và đó là chất dễ gây ra chứng não suy (bệnh Alzheimer) Thiếu acid folic cũng dễ gây xơ vữa động mạch và bệnh tim
• Nhu cầu acid folic cho người lớn là 180 đến 200mcg, đối với phụ nữ đang mang thai cần gấp đôi lượng trên, và cho người mẹ đang nuôi con trong 6 tháng đầu là 280mcg, và 6 tháng kế tiếp là 260mcg Lúc vừa cấn thai và thời kỳ đầu của thai nghén mà đảm bảo đủ
350 – 400mcg sinh tố B9 thì đứa bé sinh ra sẽ được bảo vệ an toàn tránh những khuyết tật ở ống thần kinh, như chứng nứt đốt sống
• Acid folic có vai trò quan trọng trong sự tạo ra acid nucleic - nền tảng duy truyền trong nhân của mọi tế bào (ribo-nucleic acid – RNA và deoxyribonucleic acid – DNA), cho nên nó cần thiết cho sự phân chia của mọi tế bào cơ thể
• Acid folic có thể bị hư hại do lưu giữ dài ngày trong nhiệt độ môi trường
• Từ năm 1998, FDA (Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép bổ sung acid folic vào các sản phẩm ngũ cốc mà người dân
Mỹ hay ăn buổi sáng để hạ thấp tỉ lệ mắc các bệnh do thiếu acid folic
Acid folic có thể giúp gì cho bạn?
• Acid folic giúp giảm bớt tỷ lệ u nang và giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh Alzheimer
• Bảo vệ ngăn ngừa quái thai
• Gia tăng sự sinh sữa
• Bảo vệ năn ngừa những ký sinh trùng đường ruột và ngộ độc thực phẩm
• Giúp da tươi mịn, khoẻ đẹp
• Có tác dụng như một chất giảm đau (chống mệt mỏi)
• Có thể làm chậm quá trình bạc tóc khi được sử dụng kết hợp với acid pantothenic và PABA (paraami-nobenzoic acid)
• Kích thích sự thèm ăn, nếu bạn đang bị mệt mỏi đuối sức vì thiếu vitamin này
• Giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét miệng
• Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Bệnh do thiếu "acid folic"
Khi ăn uống thiếu nguồn acid folic lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng (rối loạn đường tiêu hóa, niêm mạc: dễ bị viêm loét
dạ dày tá tràng, bàng quang, tử cung )
Nguồn acid folic thiên nhiên:
Các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô, ngũ cốc lức
Những chất bổ sung:
Thuốc chứa acid folic ở hai liều lượng 400mcg và 800mcg Liều 1mg (1000mcg) chỉ được kê toa ở Hoa Kỳ
Lượng 400mcg đôi khi cũng có trong các viên B-complex, nhưng thường thì chỉ 100mcg (xem thành phần ở nhãn hộp thuốc)
Liều dùng hàng ngày thường được sử dụng nhất là 400mcg đến 1mg
B-complex có chứa cả acid folic và B12 và các sinh tố nhóm B khác, dùng rất tốt
Độc tính và việc dùng quá liều:
Không có ghi nhận về độc tính, mặc dù một số ít người bị dị ứng ở da khi dùng thuốc chứa acid folic Vì acid folic tan trong nước nên nếu uống
dư thừa sẽ được cơ thể loại ra theo nước tiểu Việc uống acid folic thường xuyên có thể che lấp dấu hiệu bệnh thiếu máu do thiếu B12 Do đó, nếu dùng thức ăn có bổ sung acid folic hoặc uống viên acid folic thường xuyên thì phải đảm bảo chế độ ăn uống đủ sinh tố B12 (thiếu B12 lâu ngày sẽ gây thiếu máu đại hồng cầu, nếu bị che lấp triệu chứng không chữa trị kịp thời sẽ bị thoái hóa thần kinh không phục hồi được)
Acid folic cần thiết cho sự phân chia (sinh sản) tế bào, do đó những người đang bị ung thư hoặc nghi ung thư các loại thì không được dùng thuốc chứa acid folic
Những lời khuyên:
Nếu bạn là phụ nữ, thì phải đảm bảo có đủ lượng acid folic và vitamin B6 Chỉ 400mcg acid folic và 2-10mg vitamin B6 mỗi ngày có thể giảm 42% nguy cơ bệnh tim mạch
Nếu bạn bị nghiện rượu nặng thì nên tăng lượng acid folic
Nếu bạn đang dùng estrogen, thuốc ngừa thai, sulfamid (hợp chất kháng khuẩn), phenobarbital, hay aspirin, thì nên tăng acid folic
Nếu bạn đang dưỡng bệnh, hay chống lại bệnh tật, thì bảo đảm chất bổ sung phải có nhiều acid folic để giúp gia tăng sức đề kháng cơ thể.Liều lớn acid folic có thể gây ra chứng co giật ở những người bệnh động kinh
Làm thế nào đề giúp trẻ hay ăn chóng lớn
Các bậc phụ huynh là những bậc thầy tốt nhất cho con cái của mình! Trẻ con thường hay bắt chước những hành vi cư xử và thái độ của cha mẹ chúng Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể nhằm giúp gia đình bạn có những lợi ích thiết thực
• Ưu tiên cho bữa ăn gia đình: Hãy lập ra thời gian biểu cố định cho các bữa ăn Khuyến khích con trẻ tham gia đóng góp ý kiến về việc lập thời gian biểu, dắt trẻ đi chợ, khuyến khích trẻ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn để tạo hứng thú cho trẻ đối với thực phẩm trước khi ăn
• Tạo không khí hứng thú và thoải mái cho bữa ăn: Tắt TV để dành thời gian trò chuyện và bày tỏ cảm xúc Không kết tội hay phê bình con trong bữa ăn, cũng đừng tranh luận về thức ăn hay hành vi cư xử trong khi ăn
• Ăn sáng cùng con: đây là bữa ăn quan trọng nhất của con bạn Những đứa trẻ được ăn sáng đầy đủ thường có kết quả học tập tốt ở trường Trẻ sẽ tập trung tốt hơn, đạt điểm bài kiểm tra cao hơn, và mau thuộc bài hơn những đứa trẻ không ăn sáng Các bữa ăn khác trong ngày không thể bù đắp được bữa ăn sáng nếu trẻ vì lý do nào đó mà không ăn
• Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ: hãy thiết lập một lối sống khỏe mạnh và vận động Tập cho trẻ ăn tất cả các nhóm thực phẩm và vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ ngày trong hầu hết các ngày trong tuần Hãy cùng trẻ vận động
• Khuyến khích trẻ tập thể dục: tập thể dục sẽ giúp hệ thống cơ xương của trẻ phát triển Hãy dùng những trò chơi vận động để vừa tập vừa chơi Mục đích của việc luyện tập giúp trẻ khỏe mạnh và sử dụng năng lượng một cách có ích, hơn là để làm ốm và tiêu phí năng
Trang 22lượng Hầu hết các trẻ em không phải là những vận động viên thể thao năng khiếu Hãy khuyến khích chúng tham gia những trò chơi vận động và làm cho chúng cảm thấy thích thú với các trò chơi vận động
• Đừng để ý quá nhiều đến chuyện “mập, ốm, cao, lùn” : Đừng phê bình hoặc có những nhận xét không hay về người khác trước mặt trẻ Cũng đừng tự phê bình bản thân mình hoặc phê bình trẻ về những khiếm khuyết của cơ thể
• Hãy nói với trẻ rằng mọi thứ đều ổn: Hãy phản đối nếu trẻ cho rằng phải ăn kiêng để có được thân hình lý tưởng thì mới hạnh phúc, hoàn thiện và được nhiều người chú ý
• Giúp trẻ tự đánh giá bản thân: Hãy tôn trọng trẻ như những người khác Hãy đánh giá cao những kỹ năng và năng khiếu của trẻ Nhìn nhận khả năng sáng tạo, óc thông minh, sự trưởng thành về mặt cảm xúc và những khả năng thể thao hay âm nhạc
Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nếu được chǎm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật ở lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn, mặt khác do sức khỏe của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa và các chức nǎng tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh Vì thế các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chǎm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng
Ở lứa tuổi này bữa ǎn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tǎng trưởng của những thời kỳ tiếp theo Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng Khẩu phần ǎn củatrẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
• Nǎng lượng : nǎng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức ở lứa tuổi này
tiêu hao nǎng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh Nhu cầu nǎng lượng ở lứa tuổi này là 110Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó nǎng lượng cung cấp
là 900 = 1300 kcal Nǎng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ǎn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp nǎng lượng chính trong khẩu phần); chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai tròcung cấp nǎng lượng Tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng nên là: Đạm: Béo: Đường bột = 15: 20: 65
• Chất đạm : chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não Với trẻ nhỏ cần ưu tiên các loại đạm động vật như:
thịt, sữa, trứng, cá , tôm vì chúng có giá trị cao, có đủ các axit min cần thiết cho sự tǎng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tǎng sức đề kháng với bệnh tật Lượng đạm động vật trong khẩu phần ǎn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 % Tuy nhiên nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày Chất đạm rất cần thiết vì nó có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể Khi chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ǎn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại Trong bữa ǎn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ nǎng lượng
Nếu khẩu phần ǎn đủ đạm nhưng thiếu nǎng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng
• Chất béo : Dầu mỡ vừa cung cấp nǎng lượng cao, làm tǎng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan
trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K rất cần cho trẻ Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo,thịt, rau ) cần cho thêm 1 -2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu Mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như: axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ Nếu trẻ đã ǎn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ǎn để trẻ ǎn được
• Các chất khoáng : Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt động chức nǎng sinh lý của cơ thể ở lứa
tuổi này can xi và photpho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hàng ngày trẻ cần 400 - 500mg can xi Can xi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai ), photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi
và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này Tỷ lệ tốt nhất giữa can xi/ photpho = 1/1,5 Chuyển hóa can
xi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D, vitamin D lại có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D dưới dạng dự trữ dưới da sẽ chuyển thành vitamin D hoạt động Do vậy ngoài ǎn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp
6 - 7 mg sắt qua thức ǎn Nguồn sắt tốt có trong thức ǎn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục Nguồn sắt tốt có trong thức ǎn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm Sắt có trong thức ǎn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ǎn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn ưu tiên nguồn thức ǎn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể
• Vitamin : Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A và vitamin C Hai vitamin này rất cần cho
sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tǎng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi ở lứa tuổi này nhu cầu vitamin A chính chỉ có trong các thức ǎn động vật như trứng, gan Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấpcaroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ǎn rau, quả thường xuyên
Những điểm cần lưu ý trong nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
• Thức ǎn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển
• Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ
• Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng
• Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo) Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn
• Cần cho trẻ uống đủ nước: nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể
Vai trò của protein và lysine trong dinh dưỡng trẻ em
PROTEIN VÀ ACID AMIN
Tại sao protein rất cần cho trẻ?
Protein là thành phần thiết yếu của mọi tế bào sống và tham gia vào tất cả các quá trình sống
• Protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể Vai trò tạo hình này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em đang thời kỳ phát triển
• Protein là nguyên liệu thiết yếu để bảo dưỡng và duy trì các tế bào cơ thể
• Protein thiết yếu cho hoạt động bảo vệ, điều hoà cơ thể vì là thành phần của các men tiêu hoá, nội tiết tố, các loại kháng thể, các protein huyết thanh
Trang 23Do đó, trẻ không ăn đủ protein sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, còi cọc; tiêu hoá kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Acid Amin là gì?
Mỗi phân tử protein được cấu tạo từ các acid amin, là một chuỗi các phân tử nhỏ hơn xâu lại với nhau Có tổng cộng 22 loại acid amin Mỗi loại protein có thành phần các acid amin nhất định xâu chuỗi theo một trình tự cũng nhất định, tạo nên tính đặc thù cho loại protein đó
Acid amin thiết yếu là gì?
Cấu trúc protein cơ thể khác với các cấu trúc protein thực phẩm Cơ thể phải tự làm ra các protein của mình bằng cách chọn những acid amin cần thiết từ các protein thực phẩm và xâu chúng lại theo các trình tự đặc thù Quá trình gọi là sự tổng hợp protein
Trong số 22 acid amin, có 8 acid amin, cơ thể không tự tổng hợp được, và bắt buộc phải được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài Do đó, 8 acid amin này được gọi là acid amin thiết yếu, gồm có: isoleusine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine
Thế nào là protein lý tưởng hay protein chất lượng cao?
Những protein thực phẩm nào có đủ các acid amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối tương đối như protein cơ thể sẽ được cơ thể dùng trọn vẹn (100%)
để tổng hợp protein cho cơ thể, và được gọi là protein lý tưởng, hay protein chất lượng cao Thông thường đó là protein của sữa hay của trứng
Còn những protein khác?
Nếu thiếu 1 hay vài loại acid amin thiết yếu, lượng protein được tổng hợp sẽ bị giới hạn bởi loại acid amin thiết yếu có số lượng thấp nhất Thí dụ:Gạo có lượng lysine thấp bằng 65% protein chuẩn, nên nếu dùng gạo riêng lẻ, chỉ có 65% protein gạo được tổng hợp thành protein cơ thể Nói chung, protein động vật có giá trị sinh học cao 80-100%, còn protein thực vật có giá trị sinh học thấp hơn 50-60%, do thiếu một hay nhiều acid amin thiết yếu
Tại sao phải ăn đa dạng các loại thực phẩm?
Các acid amin thiết yếu thiếu hụt không giống nhau trong mỗi loại protein Do đó, nếu dùng chung nhiều loại thực phẩm, chúng có thể bổ sung cho nhau để làm thành một hỗn hợp protein có giá trị sinh học cao hơn khi dùng riêng rẽ Thí dụ gạo thiếu lysine và phần nào thiếu cả
tryptophane và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65%, nhưng hỗn hợp “gạo - đậu nành hay đậu xanh - mè - đậu phộng” có giá trị sinh học rất cao, tương đương với protein sữa trứng, nhờ rằng đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu tryptophan, đã bổ sung cho các thiếu hụt acid amin thiết yếu của gạo
LYSINE
Tại sao phải đặc biệt quan tâm đến lysine ở nước ta?
Có 4 acid amin thiết yếu hay bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn ở nước ta: đó là lysine, threonine, tryptophan và methionine Trong đó, lysine được quan tâm hơn cả vì có nhu cầu khá cao nhưng lại thường bị thiếu hụt nhất trong các khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc (chiếm 70-80% nănglượng) như nước ta hiện nay Mặc khác, lysine dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến nấu nướng thức ăn, và cơ thể tuyệt đối không thể tổng hợpđược lysine (các acid amin thiết yếu kia có thể được tổng hợp từ các acid amin khác qua quá trình chuyển đổi amin) Do đó, thiếu lysine rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ Thiếu lysine dẫn đến giảm tổng hợp protein cơ thể, làm cho trẻ chậm lớn, còi cọc, biếng ăn, hay bệnh, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố
Làm thế nào để tránh thiếu lysine?
Biện pháp tối ưu vẫn là bữa ăn đa dạng hợp lý, có đủ các chất dinh dưỡng trong đó có lysine Thức ăn giàu lysine là trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu, nhất là đậu nành Cũng có thể bổ sung lysine vào thực phẩm Một cách dễ thực hiện khác là có thể bổ sung thêm bằng thuốc bổ có lysine
Cho trẻ ăn dầu hay mỡ?
Hỏi: Khi nấu bột cho bé tôi thường cho thêm mỡ động vật cho ngậy Nhưng tôi nghe nói mỡ có nhiều cholesterol nên không tốt, cần cho trẻ ăn
dầu thực vật Thông tin này có đúng không?
Trả lời: Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng
Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ
Nói chung trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no cần thiết cho cơ thể nhưng lại rất ít hoặc không có axit arachidonic- một axit béo chưa no cần thiết có 3 liên kết kép trong thành phần và có nhiều vai trò trong quan trọng trong cơ thể Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể Mỡ động vật có nhiều cholesterol một chất cũng cần thiết với trẻ em
Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo
Cụ thể, với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên 40%, trẻ 1-2 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30-35% tổng năng lượng khẩu phần Vì bữa ăn của trẻ thường có thịt, trứng, sữa là đã có một lượng nhất định chất béo động vật nên khi bổ sung thêm chất béo, nên nấu một bữa dầu, một bữa mỡ
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm
Khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ
Trẻ ốm thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng Do trẻ mệt mỏi, chán ăn nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn với thức
ăn loãng hơn và mỗi bữa cho trẻ ăn cần nhiều thời gian hơn
1 Ðối với trẻ dưới 4 tháng đang bú mẹ:
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn vì trẻ mệt, khả năng mút vú kém hơn Ðối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được, người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ uống bằng thìa
2 Trẻ từ 5 tháng trở lên:
Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ để tăng cường vitamin và chất khoáng
3 Chế độ ăn uống của trẻ sau khi khỏi ốm:
Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng
4 Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm:
• Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn
• Thức ăn cho trẻ ốm cần nấu loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn
• Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh
• Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
• Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn Ðồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ gây khó tiêu
• Khi trẻ ốm, người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành để trẻ ăn được nhiều Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, bị sổ mũi, bị khó thở, cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng Gia đình cần tập
Trang 24trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm: trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ, trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài Như vậy gia đình
sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời
Không nên lấy trọng lượng của trẻ làm mục tiêu phấn đấu
Theo số liệu của Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh, có khoảng 30-40% trẻ 2-3 tuổi biếng ăn, phần lớn do cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, cách cho trẻ ăn và làm thức ăn cho trẻ Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh cho biết: "Không nênlấy trọng lượng của trẻ làm mục tiêu phấn đấu"
Thưa bác sĩ, vì sao trẻ lại biếng ăn?
Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất phức tạp, đa dạng và có nhiều Tuy nhiên, có một số nguyên nhân cơ bản sau: trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý xã hội; do bệnh lý (trẻ sắp bệnh, đang bệnh, vừa bệnh xong; do bị trào ngược, bị sứt môi chẻ vòm ăn uống khó khăn); do trẻ thiếu sắt, kẽm, lysin; cũng có khi do biếng ăn bẩm sinh; do chế độ ăn không hợp lý, đơn điệu quá; biếng ăn do cha mẹ (cha mẹ nghĩ là trẻ biếng ăn chứ thật sự trẻ không biếng ăn, hoặc thấy con mình nhẹ ký, ăn ít hơn con hàng xóm thì lo lắng và ép con ăn).Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân tâm lý xã hội là quan trọng nhất, thường gặp nhất Do bận bịu, nhiều bậc cha mẹ ít có thời gian dành cho con cái khiến trẻ bị thiếu tình thương và điều này có thể khiến trẻ bị biếng ăn
Cần lưu ý rằng nếu ăn uống là vui vẻ, là thời điểm hấp dẫn, là cơ hội giao tiếp thì sẽ hình thành những thói quen ăn uống tốt sau này cho trẻ Còn nếu ăn uống là bạo lực, là dụ dỗ mua chuộc, dọa dẫm thì trẻ không thể ăn ngon miệng được Thường người lớn ép buộc trẻ ăn mà không biết rằng tuy chưa biết nói hoặc không nói ra, nhưng trẻ cảm nhận được hết những thái độ và hành vi này của các bậc cha mẹ
Đó là những nguyên nhân về mặt tâm lý xã hội tạo nên hành vi ăn uống sai lệch ở trẻ Khi thói quen ăn uống này kéo dài thì bé bắt đầu thiếu chất, mà khi thiếu chất thì càng làm tăng sự biếng ăn Từ biếng ăn trẻ dễ rơi vào suy dinh dưỡng Từ suy dinh dưỡng trẻ lại dễ bị bệnh, mà khi bệnh lại tiếp tục biếng ăn hơn nữa
Hiện nay có thuốc gì để tăng cân cho trẻ không, thưa bác sĩ?
Cho đến nay vẫn chưa có Những thuốc mà ai đó đang dùng cho trẻ không phải là thuốc chống biếng ăn
Việc điều trị một trẻ biếng ăn phải bắt đầu từ đâu?
Điều trị một đứa bé biếng ăn rất phức tạp Muốn điều trị hiệu quả, người thầy thuốc, chuyên gia dinh dưỡng phải tìm hiểu kỹ ở nhiều góc độ để tìm ra đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn Nhiều khi cũng phải cho trẻ uống thuốc để giải quyết tình trạng sức khỏe, bệnh lý trực tiếp Tuy nhiên đó cũng chỉ là điều trị triệu chứng, cái gốc vẫn là phải giải quyết nguyên nhân tâm lý xã hội, môi trường ăn uống
Ở góc độ tâm lý xã hội, ngoài việc mua những thức ăn bổ dưỡng, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, còn phải tạo một không khí ăn uống vui vẻ, cơ hội tiếp xúc cho trẻ, tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ Không nên lấy trọng lượng của con làm mục tiêu phấn đấu, điều
đó vừa sai lầm vừa rất nguy hiểm Những trẻ không mập nhưng khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh vẫn hơn trẻ mập mạp nhưng chậm chạp, kém nhanh nhẹn
Làm thế nào để trẻ tăng cân tốt, thưa bác sĩ?
Để trẻ có thể tăng cân tốt thì năng lượng cung cấp (đồ ăn thức uống hằng ngày cho trẻ) phải vượt năng lượng tiêu hao
Muốn tăng năng lượng cung cấp có nhiều cách Tăng thêm bữa, nếu trẻ ăn quá ít bữa: 2-3 bữa/ngày Ở trẻ nhỏ, ngoài bữa ăn chính bécòn phải được ăn thêm 2-3 bữa phụ Nhưng trước bữa ăn chính một tiếng thì không nên cho trẻ ăn uống gì hết Tăng thêm thức ăn vàotừng bữa ăn cho trẻ Có thể trẻ chỉ ăn hết nửa chén cơm, nhưng có thể cho trẻ ăn thêm một quả trứng luộc hoặc củ khoai lang nhỏ, chùm nhãn, vài cái bánh, nửa cái bánh bao hay trái chuối Tăng dầu mỡ trong bữa ăn chính để tăng năng lượng cung cấp cho trẻ Hoặc có thể cho trẻ dùng thực phẩm cao năng lượng như sữa, bột đậu cao năng lượng (một chén bột đậu cao năng lượng bằng bốn chén bột đậu thông thường)
Ngoài ra, cũng có thể không tăng cung cấp nhưng giảm tiêu hao thì trẻ cũng tăng cân Trẻ tiêu hao nhiều nhất là khi vận động, bị các bệnh lặt vặt như tiêu chảy, cảm cúm, viêm họng, sán lãi nhiều Vì vậy, ngoài cung cấp đủ năng lượng phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, xổ lãi định kỳ (trẻ trên 2 tuổi xổ lãi hai lần/năm)
Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống
Trong khi chế biến thức ăn hàng ngày, chúng ta cần chú ý những nguyên tắc sau:
Không nấu sữa chung với đường: Một số người khi đang nấu sữa tiện thể cho thêm đường vào, để đường dễ tan hơn Cách này không có lợi vì
lysin trong sữa và fructose trong đường dưới tác dụng của nhiệt có thể tạo ra chất độc hại cho cơ thể nếu muốn dùng sữa có đường thì sau khi đun sữa, tắt lửa rồi mới cho đường vào
Không pha mật ong bằng nước sôi: Trong mật ong, ngoài đường glucose và fluctose (chiếm 65 - 80%), còn có nhiều men, vitamin, khoáng chất
Mật ong là một dạng thực phẩm bổ dưỡng Khi sử dụng nên pha mật ong với nước ấm, không quá 60 độ C Nếu dùng nước sôi thì không những không giữ được màu sắc, mùi vị tự nhiên của mật mà còn làm mất tác dụng của enzim và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C
Không pha nước chanh bằng nước sôi: Chanh có hàm lượng vitamin C khá cao Việc sử dụng nước chanh có thể bổ sung vitamin C, làm giảm
mệt mỏi, giải cảm Nhưng nhiều người thường dùng nước sôi để pha nước chanh để làm đường mau tan Điều này vô tình đã làm vitamin C trong nước chanh bị giảm đi đáng kể, mất tác dụng của enzim và làm bay mất tinh dầu chanh
Không ướp thịt với đường: Thịt được ướp đường trước khi nướng hoặc rán sẽ làm vô hiệu hóa vai trò của lysin Trẻ được cho ăn nhiều loại thịt
này có thể bị thiếu lysin, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Nấu cơm: Vitamin B1 nằm ở lớp ngoài cùng của hạt gạo và ở trong mầm gạo Gạo được xây xát quá kỹ sẽ làm mất vitamin B1 và các chất dinh
dưỡng khác Quá trình nấu cơm cũng dễ làm mất vitamin B1 Vo gạo cho đến nước trong sẽ làm mất 40 - 50% vitamin B1 Trong quá trình nấu nếu gạn bỏ nước có thể làm mất tới 60% Vitamin B1
Rửa rau: Rau có thể được tưới, bón bằng nước tiểu, phân tươi chưa ủ kỹ Do đó, rau có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng Biện pháp tốt
nhất là rửa kỹ rừng lá rau dưới vòi nước chảy và rửa nhiều nước nếu ăn sống Rau ngâm với nước muối, lá rau dễ bị nát; với thuốc tím chỉ diệt được vi khuẩn mà không có tác dụng trên trứng giun Có thể ngâm rau với nước pha viên Aquatab
Ngon miệng chỉ đi đôi với niềm vui
Cha mẹ đôi khi quá quan tâm đến khía cạnh dinh dưỡng của thức ăn mà quên mất một điều hết sức quan trọng đó là trẻ chỉ có thể ăn ngon miệng khi trẻ cảm thấy vui sướng trong lòng Hãy làm cho bữa ăn của trẻ thơ tràn ngập niềm vui Trẻ sẽ vui sướng biết bao nhiêu nếu được mẹ
“đối thoại” với trẻ về các sự vật, sự kiện diễn ra xung quanh như bông hoa xinh đẹp đang có trên bàn ăn (bông hoa đẹp quá nè mẹ! bông hoa thơm quá phải không con? bông này là bông hồng, con biết không? nó kêu “chíp chíp” ồ con cũng biết hả? còn con kia? con kia nó kêu
“cốc cốc” ngộ quá, nó kêu giống như gõ mõ ) Mẹ và con cùng cười rạng rỡ Và con ăn, ăn trong niềm vui sướng mà mẹ đã tạo cho con, ăn thật là ngon!
Sau đây là một vài phương cách giúp tạo niềm vui cho trẻ khi ăn:
• Tạo niềm vui cho trẻ bằng hình ảnh và màu sắc: bày nhiều tô chén khác nhau, mẹ cùng trẻ thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa, chim chóc (hoặc vật thật, hoặc tranh vẽ, hình chụp)
• Tạo niềm vui cho trẻ bằng âm thanh: thông qua các bài hát dí dỏm, câu thơ ngộ nghĩnh, chim hót líu lo, tiếng rao hàng kéo dài trầm bổng
Trang 25• Tạo niềm vui cho trẻ bằng sự có bạn và sự tự do: được ngồi ăn chung với cả nhà, được bắt chước người lớn, được cầm muỗng tự ăn một mình, được tự chọn thức ăn, được tự khám phá và làm quen với những món ăn mới theo gương cha mẹ, được ăn vừa sức, được
tự xin phép ngưng ăn khi no, được tham dự những cuộc ăn “thi ăn” trên bàn ăn Trẻ sẽ dễ ăn hơn khi có người khác cùng ăn với mình, như mình
• Tránh làm cho trẻ có cảm giác bị ép buộc: không nên ép trẻ phải ăn những món mà trẻ không thích, phải ăn cho hết chén, phải ăn hết bao nhiêu chén, phải ăn nhanh cho kịp giờ
Để không làm mất các chất có lợi cho cơ thể khi nấu ăn
Trong thực tế, đa số chúng ta không ăn các thực phẩm sống Trước khi dọn lên bàn ăn, chúng ta đều làm các thao tác như: rửa, cắt, nấu hoặc rán Trong các quá trình như vậy, thành phần hoá học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, mà đôi khi làm cho lợi ích của thực phẩm giảm tới con số 0
Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
* Cá: Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ Cũng như đối với
thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay Khi rán, nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút
* Sữa: không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá huỷ Khi nấu sôi sữa,
không giữ trên lửa quá 1-2 phút Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới
đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay
* Rau, quả: Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nên cố gắng nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ
ngoài không khí Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn
Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn hay chế biến tiếp (như làm mứt) Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước từ các quả đó, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn
* Thịt: nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng Không cho thịt vào nước Khi làm tan băng nhanh
bằng cách cho thịt vào nước ấm, nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi
Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại Nhưng cũng cần rán thịt băm cho đúng cách Khi mỡ (dầu) vàochảo chưa nóng, lớp vỏ bảo vệ không hình thành được Lớp ngoài bị quá nóng cũng không tốt: thịt bị cháy thành than, còn mỡ quá nóng bị phân huỷ Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng không bóc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng
* Hạt: Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất Nhưng không nên nấu chúng lâu Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút
Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu
Mặc dù muối được coi là một trong các nguyên nhân gây "trục trặc", nhưng ít ai hoàn toàn không cho muối vào thức ăn Tuy vậy, trong việc có vẻ rất đơn giản này vẫn có những thủ thuật nhất định
Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng đối khoai tây rán chỉ cho muối khi đã rán gần xong
Cho muối vào súp rau khi rau đã chín
Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước
Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong, cho vào cá lúc bắt đầu nấu, cho vào nấm lúc kết thúc
Nếu trước khi rán cá, bạn ướp muối và để 10-15 phút thì khi rán, cá sẽ không bị tróc
Cần cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô
Không nên cho muối vào gan khi rán, ngược lại gan sẽ bị cứng
Có đúng là ăn gì bổ nấy không?
Với quan niệm "ăn gì bổ nấy", nhiều bà mẹ bắt con mỗi ngày ăn 2-3 bộ óc lợn để được thông minh, ăn các loại canh xương để chân tay cứng cáp Nhiều người thường xuyên ăn tim với mong muốn bổ tim, ăn thận nhằm bổ thận Nhưng thực ra, những thực phẩm này không phải lúc nào cũng giúp bổ "đúng nơi đúng chỗ" như vậy
Các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, dạ dày, tràng, óc có thành phần dinh dưỡng không cân đối Nó ít chất đạm hơn so với thịt nạc nhưnglại chứa nhiều cholesterol xấu, không có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch Những người mắc bệnh sau không nên ăn nhiều phủ tạng động vật:
• Bệnh về tim mạch như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao
• Bệnh về thận như thận hư nhiễm mỡ
• Tiểu đường
• Gút (thống phong)
• Béo phì hoặc thừa cân
Những đối tượng kể trên nếu ăn nhiều tim, thận thì chẳng những không bổ mà còn gây hại cho sức khỏe, làm bệnh tiến triển nặng thêm
Việc ăn nhiều óc động vật không giúp trẻ thông minh như nhiều người vẫn tưởng Sự thông minh chủ yếu do di truyền, một phần do giáo dục và sức khỏe Để được khỏe mạnh, trẻ phải ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng (đạm, đường, chất béo, vitamin và chất khoáng) Tỷ lệ đạm trong óc lợn chỉ có 9%, chưa bằng một nửa so với thịt nạc (bò, gà, lợn) Trong khi đó, hàm lượng cholesterol trong óc lợn lại cao gấp 40 lần các loại thịt này Vì vậy, nếu ăn nhiều óc, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc thừa cân, béo phì
Trẻ ăn nhiều xương chưa hẳn đã tránh được bệnh còi xương nếu chất canxi trong xương không được chuyển hóa tốt Bệnh còi xương phát sinh
do cơ thể thiếu canxi Đa số trường hợp còi xương không phải do thực phẩm không cung cấp đủ canxi mà là do cơ thể thiếu vitamin D, khiến cho việc hấp thu, chuyển hóa canxi bị rối loạn Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nhưng tiền vitamin D lại có nhiều ở dưới da người Dưới tác dụng củatia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, nó sẽ chuyển thành vitamin D Vì vậy, muốn trẻ không bị còi xương, ngoài việc tăng cường thức ăn giàu canxi, cha mẹ còn phải cho trẻ tắm nắng hoặc uống vitamin D với liều 400 UI/ngày
Nhu cầu calcium (canxi) hàng ngày
Hàm lượng calcium trong cơ thể tăng từ 27 g lúc mới sanh tới 830 g (số trung bình) ở phụ nữ trưởng thành và 1110 g ở đàn ông trưởng thành
1 Nhu cầu calcium của cơ thể:
• Tại giai đoạn đỉnh của sự tăng trưởng, đàn ông cần 290-400 mg calcium /ngày, phụ nữ là 210-240 mg calcium/ngày Trong khi đó, nghiên cứu ở lứa tuổi 10 –20, nhu cầu calcium mỗi ngày trung bình từ 180-210 mg/ngày đối với đàn ông và 90-110 đối với phụ nữ
• Nhu cầu phosphorus cho cơ thể bằng khoảng ½ nhu cầu calcium Hầu hết thức ăn có nhiều phosphorus Việc thiếu phosphorus không xảy ra ở người khỏe mạnh ngoại trừ trẻ sinh non
• Sữa mẹ cung cấp các khoáng chất; mỗi 100 ml sữa mẹ thì bà mẹ mất 34 mg calcium, 14 mg phosphorus, và 4 mg magnesium Cần lưu
ý những tháng cuối của thai kỳ bào thai mỗi ngày cần 150 mg phosphorus và 250 mg calcium từ bà mẹ Điều thuận lợi là sự hấp thu calcium tại ruột ở bà mẹ mang thai thì cao hơn bình thường
(Nguồn: Pediatric Nutrition Hand book, p.228-229, Edition 4).
Trang 262 Nhu cầu Calcium hàng ngày cho cơ thể:
• Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 210 mg
• Có thai và đang nuôi con bú: 1000 mg
Ngày Tết cho bé ăn uống gì?
Tết, thời tiết miền Nam thường nóng bức, mọi người lại bận rộn, các sinh hoạt của ngày tết thường làm đảo lộn giờ giấc ăn nghỉ của các bé Phần lớn thức ăn ngày tết được chuẩn bị trước vài ngày, và thường rất béo hoặc rất ngọt, ít chất tươi, rất ít rau xanh Các bé nhỏ thường được cho ăn qua loa so với ngày thường, dễ dẫn đến sụt cân Ngược lại, một số bé lớn, đặc biệt là các bé thừa cân lại rất khoái khẩu, ăn nhiều, “ăn mọi lúc, mọi nơi” nên rất dễ tăng cân Để giúp các bé có dinh dưỡng tương đối cân bằng trong ngày tết, những biện pháp đơn giản sau đây sẽ rấthữu ích:
• Dự trữ rau xanh cho bé: Mua nhiều loại rau, nhặt sạch, cho vào ngăn mát của tủ lạnh, dùng dần trong vài ba ngày chợ không họp Những loại củ, quả, như bí đỏ, bí đao, cà chua, bầu, cà rốt, su hào … có thể dự trữ lâu ngày mà không cần tủ lạnh Mặc dù bé có thể
ăn những thức ăn ngày tết ngon lành, nhưng mỗi bữa nên dành ra năm mười phút nấu thêm bát canh để khẩu phần của bé cân đối hơn, giúp bé không bị táo bón, lở miệng, mọc mụn nhọt Ăn trái cây cũng góp phần làm khẩu phần ngày tết đỡ khô khan, đủ chất tươi
• Cho bé uống nước thường xuyên: Thức ăn nhiều đạm, nhiều béo, nhiều đường của ngày tết và thời tiết nóng bức làm bé cần nhiều nước hơn ngày thường Hơn nữa, quần áo đẹp với mẫu mã phức tạp, nhiều tầng lớp, chất liệu nhiều nylon làm bé ra mồ hôi nhiều, càng cần nhiều nước Bé thiếu nước dễ sinh viêm đường hô hấp
• Đa số các bé lớn, nhất là các bé thừa cân, rất thích ăn các thức ăn, đồ uống ngày tết Các thức này lại rất giàu năng lượng Cần có sự kiểm soát: không để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh, nhắc nhở các em ăn vừa phải để tránh tình trạng lên cân quá mức
• Khi đi chơi xa, phải ăn ngoài, cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm Tránh những hàng quán bán ở lề đường, bán ngoài trời, sử dụng nước không sạch, nhiều ruồi nhặn, bụi bặm, dễ tiêu chảy Nước đá làm từ nước không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây rối lạn tiêu hóa Cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống đóng chai, sữa tươi hoặc sữa chua đóng gói rất tiện dụng và đáng tin cậy về vệ sinh
• Duy trì giờ giấc ngủ nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt Bé ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ, ngon miệng
• Các loại thức ăn có thể gây hóc, sặc như hạt dưa, hạt bí, các loại trái cây có hạt nhỏ như dưa hấu, mãng cầu … cần để xa tầm tay các
bé còn nhỏ
Chúng ta hãy cùng bé ăn tết vui và khoẻ!
Bé có bị suy dinh dưỡng hay không?
Những năm gần đây, đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm đi Dù vậy, suy dinh dưỡng vẫn còn gặp rất nhiều ở những vùng dân cư nghèo, ở những bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con
Quả là trẻ em hiện nay cao to hơn thế hệ cha anh khi bằng tuổi chúng Nhưng ở nước ta hiện nay, có khoảng 40% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
• Kinh tế khó khăn, không đủ ăn cho cả mẹ lẫn con
• Trẻ sinh ra không có sữa mẹ, phải uống nước cháo thay sữa
• Trẻ bú mẹ, nhưng từ tháng thứ tư, mẹ không cho ăn dặm đầy đủ
• Trẻ mắc bệnh: sởi, tiêu chảy Mẹ kiêng cữ, không cho bú, chỉ cho ăn cháo muối, cháo đường
• Trẻ bị sốt kéo dài, hay bị các bệnh nhiễm trùng kéo dài hàng tháng làm tiêu hao năng lượng
• Trẻ bị các tật bẩm sinh ở hệ tim mạch, tiêu hoá, thần kinh
• Phổ biến nhất là do trình độ dân trí thấp, bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con Lý do này chiếm đến 60% nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Có hai cách giúp biết khá chính xác bé suy dinh dưỡng hay không
1 Dựa vào cân nặng theo tuổi
Điều kiện chuẩn:
• 70% - 80% : suy dinh dưỡng nhẹ
• 60% - 70% : suy dinh dưỡng trung bình
• Dưới 60% : bé bị suy dinh dưỡng nặng
2 Dựa vào chiều cao theo tuổi
Điều kiện chuẩn:
Trang 27• 4 tuổi : 100 cm
• Sau đó mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm Ví dụ bé 8 tuổi phải cao 120 cm
Kết quả:
• Trên 90% : bình thường
• 80% - 90% : suy dinh dưỡng nhẹ
• 70% - 80% : suy dinh dưỡng trung bình
• Dưới 70% : bé suy dinh dưỡng nặng
• Nếu ở vùng sâu, vùng xa, không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ từ 1 – 5 tuổi Trẻ bình thường 14 cm – 15 cm Nếu dưới 13 cm: suy dinh dưỡng
Cách phòng chống suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ trẻ Tương lai của chúng bị đe dọa vì suy dinh dưỡng để lại di chứng lâu dài Do đó, để giảm
tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, các bà mẹ cần chú ý kiến thức nuôi con của mình:
• Theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm suy dinh dưỡng
• Cho uống dung dịch Orésol khi trẻ tiêu chảy
• Nuôi con bằng sữa mẹ và chủng ngừa sáu bệnh lây : lao, sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván và sốt bại liệt
• Sinh đẻ có kế hoạch
Cứu! Con tôi béo quá
Trẻ bị béo phì, lỗi một phần không nhỏ là ở các bà mẹ
"Cu Rốc tháng sau sẽ chuyển sang ăn chung với nhóm trẻ béo phì Cô giáo bảo trẻ con 8 tuổi, cao 1m30, nặng 35kg là thừa cân rồi Ở nhà em cũng phải cho con ăn kiêng đấy"
Đi họp phụ huynh về, anh Tiến thông báo với vợ Chị Thanh chép miệng: "Nó dư vài cân, khoẻ mạnh thế kia làm sao gọi là béo phì, con người ta mong mập chẳng được Trong lớp tùy cô cho ăn gì cũng được nhưng ở nhà thì cứ cho ăn bình thường" Bà nội Rốc nói thêm: "Giỏ nhà ai, quai nhà ấy Bố nó hồi bé một tuổi cũng nặng bằng đứa hai tuổi Mát da mát thịt thì bụ bẫm, ai lại gọi thằng bé là béo phì bao giờ"
Theo số liệu khảo sát của Trung Tâm dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ ở bậc tiểu học đang bị thừa cân (so với chiều cao) năm 2000 đã tăng 6%, gần gấp đôi
so với năm 1999 (3.9%) Bệnh béo phì ở trẻ đang ở mức báo động không còn là vấn đề mới mẻ nữa Tại sao trẻ dễ mắc bệnh, lỗi một phần là ở các bà mẹ
Từ những quan niệm không đúng:
"Nhìn nhà kia rõ thật buồn cười, mẹ thì ú na ú nần, con lại có chút xíu, chắc là mẹ ăn hết phần con" Thấy cảnh mẹ mập con ốm, đa số chúng ta đều nghĩ vậy Làm sao cho trẻ bụ bẫm là ước muốn của tất cả các bà mẹ Ngoài ra, quan niệm "trẻ bụ bẫm là trẻ khoẻ mạnh", vẫn còn tồn tại ở rất nhiều gia đình Chúng không ăn được, phải bằng mọi cách ép chúng ăn Chúng đã ăn được, cố nhồi cho chúng ăn được nhiều hơn nữa Nếu trẻ con bị suy dinh dưỡng, nghĩa là các bà mẹ vụng về, không biết chăm sóc con Những quan niệm sai lầm ấy góp phần đẩy tỷ lệ trẻ mập phì tăng ngày càng cao Các bà mẹ không biết rằng, suy dinh dưỡng dễ chữa hơn béo phì, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn cao ở các vùng sâu vùng
xa Tại các thành phố lớn, bệnh béo phì đang làm các bác sĩ, chuyên gia về dinh dưỡng phải mất nhiều công sức hơn nhiều so với việc giảm tỷ lệsuy dinh dưỡng ở trẻ
Béo phì do dư thừa lượng calo:
Ngoài những nguyên nhân đặc biệt do di truyền, đa số trẻ bị béo phì vì các thực đơn hàng ngày của các bà mẹ
Cu Rốc tuy đã 7 tuổi nhưng một ngày vẫn uống hai cữ sữa bột, mỗi lần 250ml Ngoài ba bữa ăn chính, vào trường mẹ còn giúi thêm một cái bánhbông lan hay bánh cốm Đi học về là mẹ bồi dưỡng ngay một bát chè sen hay một lòng đỏ trứng gà ngâm mật ong Trước khi đi ngủ, cu cậu lại phải dằn bụng thêm một cái bánh bao Rốc cũng chẳng hào hứng gì lắm nhưng mẹ cứ dỗ dành: "Ăn đi mới mau lớn, mới có sức mà đá banh giỏi như chú Hồng Sơn, chú Huỳnh Đức chứ con" Thế là thằng bé lại vui vẻ chén nốt
Chị Thanh không hiểu rằng, trẻ cần được ăn đầy đủ các chất: tinh bột, rau xanh, đạm trong thịt cá, các chất canxi có trong cua tôm, các chế phẩm
từ sữa Nhưng chỉ cần ăn dư 60 - 70 Kcal/ngày và kéo dài vài tháng là trẻ sẽ bị thừa cân ngay Lượng calo này tương đương với một chai nước ngọt nhỏ hoặc 5,7 viên kẹo hay một muỗng canh sữa đặc có đường, cái bánh ngọt nhỏ những thứ tưởng chừng ít có tác hại, vì vậy các bà mẹ thường không để ý Ai cũng cho rằng, các thức ăn giàu năng lượng như chiên xào, khoai tây nghiền, bơ, cá, thịt, trứng rất cần cho trẻ nhưng hiếm bà mẹ tìm hiểu xem lượng này bao nhiêu là vừa cho trẻ Những bà mẹ tham khảo và áp dụng đúng các thực đơn khoa học hàng ngày để nuôi trẻ đúng đắn lại càng hiếm hơn
Ăn vặt, nguyên nhân gây béo phì:
Ăn vặt, là ăn bất kỳ lúc nào trong ngày Tùy sở thích từng trẻ mà chúng ăn vặt thứ gì Nhưng các thức ăn vặt phổ biến nhất là bánh snack, nước ngọt, sinh tố bịch, bánh kẹp, sôcôla, mứt Ăn vặt chẳng làm trẻ thừa cân giảm lượng thức ăn trong bữa chính, nên chúng càng mập Ngược lại, trẻ suy dinh dưỡng hay ăn vặt lại thấy no ngang trong bữa chính nên chúng không ăn được và càng ốm hơn Ăn vặt khác hoàn toàn với ăn bữa phụ
Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn hai khái niệm này Bữa ăn phụ là những bữa ăn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ, cách bữa chính khoảng 2 giờ Bữa ăn phụ rất cần cho trẻ vì chúng hay hoạt động, đang tăng trưởng Với trẻ suy dinh dưỡng hoặc bình thường, bữa ăn phụ cần nhiều đạm, tinhbột như bánh giò, bánh bông lan, bánh bao Với trẻ đã đủ hoặc thừa cân, bữa phụ là là một quả táo, quả mận hay củ sắn, tức là chỉ có khoáng chất, nước, vitamin Như bữa ăn phụ của cu Rốc ở đây, lẽ ra được thay bằng trái ít ngọt như bưởi, cam, táo, sữa tách bơ hay sữa chua
Học nhiều nhưng lại ít vận động:
Chị Thanh còn rất an tâm vì theo cô giáo thông báo, lớp Rốc có tới phân nửa bị dư cân chứ không riêng gì con chị Cũng thật dễ hiểu, cho con học bán trú hầu hết là những gia đình khá giả nên thực đơn của trẻ cũng tương tự như cu Rốc, nghĩa là năng lượng được cung cấp dư thừa mà vận động thì thật ít Đi và về đều có người đưa đón Chẳng ông bố bà mẹ nào dám cho con đi bộ một mình trong tình trạng giao thông như hiện tại Từ sáng đến chiều, lũ trẻ ngồi học trong phòng, hết chính khóa lại đến giờ tự học Giờ chơi, chúng lại tụ tập từng nhóm trong khoảng sân chẳng rộng rãi cho lắm Hết giờ học ở trường, chúng về nhà ăn tối cùng bố mẹ, rồi lại học bài hoặc xem tivi Mùa hè, Rốc được đi bơi ba buổi mộttuần cùng với bố, nhưng thật ra lịch nào cũng thay đổi xoành xoạch vì có khi bố còn bận việc này việc khác Vào năm học mới rồi thì chẳng còn thời gian đâu mà đi bơi nữa Chỉ những ngày lễ bố mẹ được nghỉ thì Rốc mới hy vọng được đi Đầm Sen Ở đó, nó thoải mái chạy nhảy hay nô đùa cùng mấy anh em họ Nhưng những ngày như thế thật quá ít ỏi so với cả một năm dài
Béo phì, nguyên nhân của nhiều căn bệnh:
Chị Thanh hẳn sẽ không lo lắng gì về sức khỏe của cu Rốc nếu không tình cờ gặp chị Tâm, một người bạn từ thời phổ thông Thấy chị Tâm buồn
bã, chị hỏi thăm mới biết bé Thảo, con chị Tâm, đang bị viêm khớp phải nằm bệnh viện Các bác sỹ cho biết nguyên nhân của bệnh là do bé bị béo phì quá lâu Con bé thừa cân từ lúc bốn tuổi nhưng chị Tâm không để ý, vả lại cũng tặc lưỡi: "Nó tròn trịa thì càng dễ thương" Khi bé Thảo học lớp 6, chiều cao bằng các bạn nhưng đã nặng gần 50kg, và hiện tại mới học lớp 8 con bé xấp xỉ 60kg
Trẻ mập phì sẽ thành người lớn mập phì:
Bác sĩ Kim Hưng, giám đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng TP HCM cho biết: "Gần 80% trẻ mập phì sẽ mập phì cho đến lớn Mức mập phì càng nặng thì sự mập dai dẵng tới lớn càng cao Mập phì cũng làm trẻ vụng về trong sinh hoạt, gia tăng khả năng gặp tai nạn giao thông ở trẻ và nguy hiểm hơn cả, đó là nguyên nhân gây các bệnh như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid "
Ngoài ra, với trẻ em, việc bị phân biệt đối xử do mập quá gây nhiều tác hại tâm lý Trẻ sẽ thiếu tự tin, mặc cảm, ngại giao tiếp vì khi sinh hoạt
Trang 28trong đám đông, chúng thường bị chế giễu: "thằng mập", "béo", "thùng tô nô", "em chã" Như một vòng lẩn quẩn, chúng lại ngày càng mập hơn trước vì sống khép kín và không vận động.
Để giúp trẻ giảm trọng lượng thừa:
Hiểu nguy hiểm của bệnh mập phì, chị Thanh vội vã áp dụng ngay chế độ giảm cân cho cu Rốc Chị cho con ăn toàn thịt nạc, rau xanh, cấm tiệt thằng bé ăn mỡ, béo, bánh kem, bánh ngọt Được hai tháng, thằng bé chỉ xuống gần một ký nhưng nó luôn mồm kêu thèm hết thứ này đến thứ khác Thương con nên thỉnh thoảng chị cho con ăn thoải mái một bữa Hai tháng kế tiếp, thằng bé chẳng những không giảm cân mà còn có vẻ tròn trịa hơn Chị Thanh đành mang con đến Trung Tâm dinh dưỡng để điều trị ngoại trú
"Kiên nhẫn và kết hợp một cách khoa học các thực đơn sao cho vừa đúng nguyên tắc, vừa gần với chế độ ăn, sở thích của trẻ, như vậy mới làm cho trẻ chấp nhận thực đơn một cách vui vẻ" Đó là lời khuyên đầu tiên của các bác sĩ Phải giảm các thức ăn mà trẻ thích một cách từ từ hoặc thay thế bằng các thức ăn năng lượng hơn chứ không thể bắt trẻ ngưng ngay một cách đột ngột Nếu bạn không cho trẻ ăn, rồi lại cho chúng ăn
bù thì lượng mỡ tích tụ sẽ tăng hơn nhiều
“Ăn ít nhưng ít vận động thì hiệu quả giảm cân cũng không thể cao" Phải tạo cho trẻ hứng thú để chúng tự giác giúp gia đình làm việc nhà Tạo điều kiện cho trẻ đi bộ, chạy nhảy càng nhiều càng tốt Hãy giữ cho con bạn một dáng vóc cân đối Một trí óc hoàn hảo chỉ có thể có trong một cơ thể khỏe mạnh Với tình thương của người mẹ, hẳn chúng ta sẽ bảo vệ những đứa trẻ trước nguy cơ thừa cân đang ngày một tăng cao
Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?
Ở trẻ, tuổi đi kèm tích mỡ nhanh là tuổi dễ bị mập phì nhất (dưới một tuổi và sau dậy thì) Nếu chúng không tự thon thả lại sau những giai đoạn này, thì chúng sẽ bị mập phì dai dẳng Mập phì trong hai thời kỳ: trong 2 năm đầu và giữa 4-11 tuổi là nghiêm trọng nhất
Nguyên tắc chung trong điều trị mập phì ở trẻ
• Cần tìm hiểu sở thích về thực phẩm của trẻ để thực hiện chế độ ăn cho phù hợp, tránh tình trạng bắt trẻ ăn toàn những thứ chúng không thích hay ngược lại
• Thực phẩm cho trẻ mập phì vẫn đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng theo nhu cầu để không làm hạn chế sự tăngtrưởng của trẻ Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn chay
• Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột
• Không để trẻ quá đói hoặc bỏ bữa của trẻ, vì như vậy, trẻ sẽ ăn bù vào bữa sau, rất dễ gây tích lũy mỡ
• Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau cải, trái cây tươi, thức ăn giàu chất xơ như khoai, bắp, mì sợi thay cho các đồ quay, rán, chiên xào
• Tránh các loai nước ngọt có ga, nên uống nước ép trái cây, sương sa không đường, không nên uống các loại nước ngọt có pha hương
vị trái cây
• Không khen thưởng trẻ bằng các loại thức ăn ngọt và béo Tuyệt đối tránh tạo nên tâm lý lệch lạc ở trẻ "Ngoan thì mẹ cho ăn bánh, cô-la "
sô-• Tránh cho trẻ nhai chewing gum vì nó làm cho chúng lúc nào cũng muốn nhai
• Không tích trữ những đồ ăn giàu năng lượng trong nhà, chỉ để các loại trái cây có nhiều nước và ít ngọt như mận, bưởi, táo, dưa leo
• Tăng cường cho trẻ vận động Ngoại trừ việc cho trẻ đi tập thể thao, khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ, leo lên leo xuống cầu thang, xách nước tưới cây để tiêu hao nhiều năng lượng hơn Hạn chế cho chúng xem tivi, video, chơi điện tử quá lâu
Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng
Để trẻ không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, cần tránh bắt đầu bữa ăn bằng một món mặn vì nó sẽ kích thích rất mạnh sự thèm ăn Thay vào
đó, hãy cho trẻ dùng rau quả tươi
Không nhất thiết phải ép những trẻ mập ăn kiêng Thực tế cho thấy, điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì nếu trẻ không muốn thực hiện Muốn giảmcân cho con, trước hết, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, rồi sau đó mới hạn chế những thức ăn giàu năng lượng Hãy giảm lượng thức ăn tiêu thụ cho trẻ bằng cách tôn trọng 5 nguyên tắc sau:
1 Không để trẻ ăn ngoài các bữa chính:
• Nhắc nhở trẻ rằng bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp, là lúc mọi người cùng ngồi ở bàn ăn dùng bữa một cách đàng hoàng, lịch
sự
• Coi trọng và thưởng thức bữa sáng như một bữa chính
• Không cho trẻ ăn bữa phụ lúc 10 giờ sáng Nếu trẻ học bán trú tại trường thì tập cho chúng thói quen chỉ dùng bữa phụ khi ở trường
• Yêu cầu trẻ không được rời khỏi bàn ăn khi bữa cơm chưa kết thúc, hãy vừa nói chuyện vừa giúp trẻ hoàn thành bữa ăn
2 Không lấy thêm thức ăn cho trẻ nếu trẻ đã ăn hết phần của mình:
Đây là cách đơn giản nhất để giảm lượng thức ăn được tiêu thụ Dần dần, trẻ sẽ tập được thói quen không đòi ăn thêm phần của người khác Bạn cũng nên chia các món ăn thành từng suất riêng cho mỗi người như ở các hàng ăn
Về lượng cơm, chỉ cần một lưng bát cho mỗi bữa là đủ (nên dùng bát ăn cơm loại nhỏ)
3 Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ cùng trẻ:
Việc vận động nhiều kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ sớm đem lại kết quả trong giảm béo Tốt hơn cả là đi bộ, vì đây là phương pháp vận động đơn giản nhất, không đòi hỏi phải có dụng cụ luyện tập
Thay vì cho trẻ đi bộ mỗi lần 30 phút, bạn có thể chia thành 2 lần, mỗi lần 15 phút Phải tập thường xuyên, kể cả chủ nhật, ngày nghỉ, lễ tết
4 Chăm sóc và giúp đỡ trẻ nhiều nhất trong khả năng có thể:
Trẻ béo hơn mức bình thường không hẳn đã mắc chứng béo phì Do đó, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, tránh gây những xáo động về mặt tâm
lý của trẻ Cần quan tâm đặc biệt hơn về những vấn đề có liên quan đến trọng lượng cơ thể trẻ
Ngoài ra, cần lưu ý, nhắc nhở người thân hoặc cô giữ trẻ về các nguyên tắc chăm sóc để trẻ không bị thừa cân, tránh hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
5 Kiểm tra trọng lượng cơ thể trẻ mỗi tuần
Cần kiểm đều đặn tra trọng lượng trẻ 1 lần/ tuần vào một thời điểm nhất định
Bú sữa mẹ
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm tăng trí thông minh
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong suốt nửa năm đầu đời có chỉ số thông minh (đo khi trẻ được 5 tuổi) cao hơn đến 11 điểm so với trẻ ăn các loạisữa khác và thức ăn đặc Đó là kết luận của một nghiên cứu mới do Viện Quốc gia Sức khỏe Trẻ em ở Maryland (Mỹ) và Đại học Trondheim (Na Uy) phối hợp tiến hành
Nghiên cứu còn cho thấy, các bé bú mẹ cũng giỏi hơn trong việc phân tích hình ảnh hay giải câu đố
Các nhà khoa học khuyến cáo nên áp dụng việc bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cho cả các bé bị nhẹ cân khi mới sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ và một số vấn đề có liên quan
Biết rằng bú mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng vẫn có những vấn đề liên quan làm bà mẹ bối rối Phải thế nào khi mẹ bị bệnh, mang thai, có kinh, quan
hệ vợ chồng ?
Trang 29• Khi mẹ bị bệnh, có nên tiếp tục cho bé bú mẹ không?
• Sinh hoạt vợ chồng có ảnh hưởng gì đến sữa mẹ?
• Trong thời gian cho con bú, mẹ có thể mang thai lại không?
• Mẹ có nên tiếp tục cho con bú khi có thai trở lại?
• Kinh nguyệt và nuôi con bằng sữa mẹ
Khi mẹ bị bệnh, có nên tiếp tục cho bé bú mẹ không?
Mẹ bị bệnh thường là một lý do làm mẹ ngưng cho con bú một thời gian Thật ra, có rất ít trường hợp cần thiết phải ngưng sữa mẹ Nhiều bà mẹ không biết rằng: bắt đầu cho bé ăn một loại thức ăn nhân tạo khác còn đáng lo ngại hơn là cho bé bú sữa của mẹ đang bệnh
A Mẹ nghĩ rằng khi mình bệnh thì không thể cho con bú:
Bà mẹ cần hiểu rằng: Vẫn có thể tiếp tục cho con bú ngay cả khi mẹ bị bệnh Nếu mẹ sợ mình lây bệnh cho con thì thực tế trẻ đã có thể bị lây từ trước khi mẹ phát bệnh (lây qua đường hô hấp, nước bọt hoặc qua sữa ) Mặc khác, khi mẹ bệnh thì trong người sẽ tạo được kháng thể chống lại bệnh tật Lúc này cần phải cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để nhận được các chất bảo vệ này
• Khi mẹ bị bệnh phải điều trị thì nên báo cho bác sĩ biết rằng mình đang trong thời kỳ cho con bú Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc an toàn nhất cho cả mẹ và bé mà không cần ngưng cho bú Trong thời gian dùng thuốc, mẹ cần quan sát các thay đổi nơi em bé để thông báo với bác sĩ
• Chủng ngừa cho bé theo đúng lịch để tạo sức đề kháng chống bệnh, hoặc chữa bệnh cho bé cũng bằng cùng một loại thuốc với mẹ
• Nếu mẹ không muốn cho con bú, có thể vắt sữa cho uống bằng muỗng Như vậy có thể duy trì nguồn sữa để mẹ tiếp tục cho bú khi hếtbệnh
• Cố gắng vắt sữa và cho bú mẹ lại càng sớm càng tốt để không bị giảm lượng sữa cũng như mất sữa Nếu lượng sữa bị giảm sau khi xuất viện, mẹ vẫn có thể hồi phục sữa mẹ Lượng sữa của mẹ sẽ được phục hồi như cũ nếu cho bé tiếp tục bú
• Nếu bé không chịu bú mẹ, cần phải tập cho bé bú mẹ trở lại từ đầu
D Khi bầu vú có vấn đề:
• Nếu là do tắc tia sữa (tắc ống dẫn sữa), các cách giải quyết như sau:
o Đắp ấm và xoa tròn từ chỗ tắc (sờ thấy khối u cục trong vú) đi dần về phía núm vú, và vẫn cho bú vú bên đó
o Nếu vú căng tức nhiều thì có thể vắt bớt một ít sữa cho đỡ đau và giúp bé có thể ngậm vú được
o Có thể cho bé bú ở những tư thế khác nhau trong các bữa bú (bú nằm, tư thế dưới cánh tay )
o Sau đó cần tìm xem nguyên nhân nào làm tắt sữa để phòng tránh (do cho bú trễ, cho bú không thường xuyên, bé ngậm bắt
vú kém, mẹ tỳ quá mạnh các ngón tay vào bầu vú khi cho con bú, mặc áo ngực quá chặt )
• Nếu bị đau núm vú hay nứt vú:
o Tiếp tục cho bú bên vú không đau
o Nếu nứt núm vú thì sau cữ bú, lấy vài giọt sữa cuối thoa lên chỗ nứt cho mau lành
o Xác định nguyên nhân gây đau đầu vú: do dứt trẻ đang ngậm vú khỏi vú quá nhanh, trẻ ngậm vú chưa đúng, bị nhiễm nấm ởvú để khắc phục kịp thời
• Hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp bị nhiễm trùng ở vú (viêm vú, áp xe vú ) Vẫn có thể cho trẻ bú bên vú lành Có khi phải vắt sữa ra
vì sữa còn đọng trong vú sẽ dễ gây áp xe hơn trở về
2 Sinh hoạt vợ chồng có ảnh hưởng gì đến sữa mẹ?
Các bà mẹ thường cho rằng sinh hoạt vợ chồng làm sữa của họ không tốt Đây là một sai lầm vì sinh hoạt vợ chồng không ảnh hưởng gì đến sữa
mẹ, cái cần quan tâm là mẹ có thể có thai lại Các bà mẹ cần tìm biện pháp ngừa thai thích hợp nhất cho mình) trở về
3 Trong thời gian cho con bú, mẹ có thể mang thai lại không?
Việc cho con bú mẹ thường xuyên sẽ làm chậm kinh nguyệt trở lại và chậm có thai, do đó giúp người mẹ sinh thưa hơn Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp kế hoạch hóa gia đình hữu hiệu cho người mẹ
Cần thảo luận vối chồng về lần sinh kế tiếp (vài năm sau ) để chọn lựa một biện pháp tránh thai tốt nhất cho mình cho đến khi có thể sinh lại Điều này phải thực hiện trễ nhất vào lần khám hậu sản cuối cùng (khoảng 6 tuần sau khi sinh), vì sau thời gian này mẹ có thể có thai lại, trong khi trẻ còn đang cần sữa mẹ
• Thuốc viên ngừa thai: Các loại thuốc ngừa thai phối hợp có estrogen và progesteron không thích hợp trong lúc này, vì estrogen có thể làm giảm lượng sữa mẹ Loại thuốc viên ngừa thai chỉ có progesteron thì không làm giảm tiết sữa, đôi khi còn giúp tăng lượng sữa tạo
4 Mẹ có nên tiếp tục cho con bú khi có thai trở lại?
Mẹ có thai vẫn có thể tiếp tục cho con bú mẹ, ít nhất là đến khi thai máy (lúc này đứa trẻ sinh liền trước đó đã hơn 4 tháng tuổi và có thể ăn dặm được) Một số bà mẹ mang thai vẫn cho con bú cho đến khi sinh đứa trẻ thứ hai và cho cả hai trẻ cùng bú mẹ Điều này rất có lợi khi bà mẹ có thai lại quá sớm mà trẻ chưa đủ lớn để có thể cai sữa được
Một số bà mẹ cai sữa vì sợ có hại cho trẻ hoặc cả hai trẻ Tuy nhiên, việc cai sữa quá sớm là rất nguy hiểm cho bé, và y học cho thấy vẫn an toànnếu mẹ đang mang thai tiếp tục cho con bú mẹ
Trang 30Khi mẹ có thai lại, thường thấy có hiện tượng căng sữa và lượng sữa tiết ra có thể giảm vì có sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể Đến cuối thai
kỳ, sữa non bắt đầu được sản xuất
Mẹ cần biết:
• Việc cho bú mẹ trong thời gian mang thai không có hại gì cho cả hai đứa trẻ
• Nếu mẹ cần phải cai sữa trẻ thì giảm từ từ Cai sữa đột ngột có thể gây nguy hiểm và làm trẻ dễ bị mắc bệnh
• Mẹ cần được ăn uống tốt hơn vì phải nuôi đến ba người trở về
5 Kinh nguyệt và nuôi con bằng sữa mẹ:
Một số bà mẹ đang cho con bú có thể cảm thấy ngực căng khi hành kinh Tuy nhiên, chất lượng sữa vẫn không thay đổi và cũng không ảnh hưởng gì đến trẻ Vì vậy, mẹ yên tâm khi cho trẻ bú mẹ trong thời gian hành kinh trở về
• Mẹ để con nằm trên ngực và cho bú Đó là thời gian tốt nhất để tập cho trẻ bú
2 Làm thế nào để mau xuống sữa?
Sau khi sinh, cố gắng cho con gần mẹ càng sớm càng tốt Con cần nằm cùng giường với mẹ hoặc nằm trong nôi cạnh mẹ Sự tiếp xúc giữa mẹ
và con qua cái nhìn trìu mến, sự đụng chạm, ôm ấp, vuốt ve và đặc biệt là việc cho con bú sữa non sớm sẽ giúp mau xuống sữa Khi sữa đã bắt đầu xuống, nếu cho bú thường xuyên sẽ giúp sữa xuống nhiều và nhanh hơn
3 Ngay sau khi sinh, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo không?
Sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa non ngay trong một, hai giờ đầu Ngoài sữa non, không nên cho trẻ uống bất kỳ một loại thức uống nào khác Trước đây vì nhiều lý do, một số bà mẹ thường cho trẻ uống nước cam thảo, nước chanh, nước lọc, mật ong pha loãng hoặc sữa bột trước khi cho con bú sữa non Thật ra, chỉ cần một ít sữa non cũng đã đủ cho trẻ trong thời gian đầu và việc cho uống các loại nước khác có thể gây hại như sau:
• Ảnh hưởng đối với trẻ:
o Không được bú sữa non sẽ dễ bị bệnh vì các loại đồ uống nhân tạo rất dễ bị nhiễm khuẩn, trẻ dễ bị dị ứng, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy Nước cam thảo gây tiết đàm nhớt làm trẻ nghẹt thở
o Trẻ có thể không chịu bú mẹ vì không còn cảm thấy đói
• Ảnh hưởng đối với mẹ:
o Sữa chậm xuống vì trẻ mút ít
o Sau khi sữa xuống, trẻ mút ít sẽ làm đầu vú bị căng tức và dễ dẫn đến viêm vú
o Mẹ cảm thấy khó khăn khi cho trẻ bú và không muốn cho trẻ tiếp tục bú mẹ
o Chỉ cần hai lần bú bình cũng có thể làm thất bại việc cho con bú sữa mẹ
4 Cho bú như thế nào để mẹ có nhiều sữa và bé bú tốt:
• Mẹ nên thường xuyên bế con và cho bú khi nào bé đòi bú Lúc đầu bé có thể bú thất thường, sau khoảng hai tuần lễ, cữ bé bú sẽ ổn định hơn
• Không nên quy định số bữa bú và khoảng cách giữa hai lần bú cho mọi trẻ, vì mỗi trẻ có nhu cầu bú khác nhau Mút vú thường xuyên
sẽ kích thích sản xuất prolactin, giúp xuống sữa sớm hơn
• Cho bú theo nhu cầu sẽ tránh được hiện tượng ứ sữa
Ngay sau khi lọt lòng mẹ, trẻ phải được cho bú bất cứ lúc nào trẻ đòi bú
• Nếu trẻ không đòi bú thường xuyên: có nhiều trẻ rất yên lặng và không khóc khi đói Cần theo dõi nếu thấy trẻ không tăng cân đều, lúc này cần cho trẻ bú nhiều hơn mà không cần đợi trẻ đòi bú
• Nếu trẻ đòi bú liên tục (chưa đến một giờ lại đòi bú), có thể do bế trẻ bú không đúng nên trẻ không nhận đủ sữa, điều này sẽ làm cho
mẹ kiệt sức Do vậy cần cho trẻ bú đúng tư thế
• Nếu mẹ có nhiều sữa: Mẹ nên cho bú hết một bên vú này (để lấy được sữa cuối nhiều chất bổ) rồi hãy cho bú vú bên kia nếu bé còn muốn bú Không được cho bú một nửa bên vú này rồi một nửa bên vú kia, bé sẽ không nhận được sữa cuối, chậm tăng cân và có thể
bị đau bụng Bà mẹ cũng có thể vắt bớt sữa đầu ra ly, cho bú hết sữa cuối trước rồi cho bú phần sữa trong ly sau (bằng muỗng) nếu bécòn bú thêm được
Thời gian cho bú:
• Nhiều trẻ chỉ bú trong vòng 5-10 phút, nhưng có một số trẻ bú lâu đến nửa giờ cũng không sao
• Với những trẻ bú chậm, nếu cho ngừng bú trước khi trẻ muốn dừng thì trẻ sẽ không nhận được đủ sữa Điều này rất không có lợi vì sữa cuối cữ bú rất giàu chất béo, giúp trẻ mau lớn
Cho bú hai bên vú như thế nào?
• Trẻ khỏe thường bú cả hai bên vú cho mỗi cữ bú
• Nhiều bà mẹ cho bú thuận một bên, bên ít cho bú sẽ giảm và ngừng tiết sữa
• Hãy cho trẻ bú hết một bên vú để bảo đảm cho trẻ được bú sữa cuối Sau đó cho bú tiếp vú bên kia nếu trẻ còn muốn bú
Cho bú đêm: Nên cho trẻ bú đêm nếu trẻ muốn bú
• Bú đêm sẽ tạo nhiều sữa vì trẻ mút nhiều
• Bú đêm rất cần cho trẻ khi mẹ đi làm
5 Vì sao trẻ sụt cân trong những ngày đầu?
Mấy ngày đầu bé sẽ bị sụt cân, có khi sụt tới 10% số cân sau khi sinh, do cơ thể trẻ phải tập thích nghi với môi trường bên ngoài và do có sự thayđổi về dinh dưỡng Tuy nhiên sau khi được bú sữa mẹ, trẻ bắt đầu lên cân trở lại và sau 10 ngày trẻ phải đạt số cân bằng lúc mới sinh Trẻ được
bú ngay sau khi sinh sẽ lấy lại số cân nhanh hơn những trẻ không được bú ngay
6 Có nên lau vú trước khi cho bé bú không?
Vệ sinh vú trước mỗi lần cho bú là không cần thiết, nhất là dùng xà bông sẽ làm mất chất nhờn tự nhiên của núm vú, da vú sẽ khô và dễ bị tổn thương, nút núm vú Mỗi ngày, chỉ cần rửa núm vú một lần khi tắm
Những khó khăn khi cho con bú mẹ
Cho con bú là hạnh phúc của người làm mẹ Nhưng những khó khăn kèm theo cũng không ít Nào là chảy sữa ra áo, con không chịu bú, núm vú quá ngắ, quá dài, vú căng tức sữa và đau, ứ sữa, áp-xe vú và rất nhiều những nguyên nhân khác Phải giải quyết làm sao?
Trang 31• Phải làm gì khi vú căng tức sữa và đau?
• Làm sao cho bé bú mẹ khi núm vú bị nứt?
• Làm sao cho bú khi núm vú quá ngắn hoặc quá dài?
• Mẹ phải làm sao khi bé không chịu bú mẹ?
• Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú?
• Mẹ có nên ngưng sữa khi bé bị bệnh không?
• Bé khóc nhiều làm mẹ thật sự lo lắng!
• Cho bé bú như thế nào khi mẹ đi làm trở lại?
• Bé chậm tăng cân có phải do sữa mẹ “nóng” không?
• Làm thế nào để tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ?
Phải làm gì khi vú căng tức sữa và đau?
Chuyện cho con bú không phải lúc nào cũng suôn sẻ
Khi cho con bú, mẹ có thể bị đau ở vú do một trong những nguyên nhân thường gặp sau đây:
1 Tình trạng ứ sữa gây căng tức vú:
Khi sữa bắt đầu “xuống”, hai bên vú có cảm giác căng cứng Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa Vú trông căng bóng vì các mô vú
bị ứ sữa
Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho bú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh
Cách giải quyết khi bị ứ sữa:
• Vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ và cho bú đúng cách
• Nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa mẹ ra cho uống bằng ly và muỗng Vắt sữa nhiều lần nếu thấy cần thiết để tránh ứ sữa
• Đắp ấm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú
• Sốt căng sữa: Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa
Nếu mẹ làm như trên mà vẫn còn nóng sốt trên hai ngày thì cần đến cơ sở y tế để trị bệnh
2 Đau núm vú khi cho bú:
Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bú không đúng tư thế, không ngậm đủ quầng vú vào miệng mà chỉ mút ở núm vú Lúc này, núm vú trông bên ngoài vẫn bình thường
Ngăn ngừa và điều trị đau núm vú:
• Mẹ không nên rửa núm vú bằng xà bông mỗi lần cho bú
• Không nên bôi kem hoặc bôi thuốc vào đầu vú, sẽ không có tác dụng gì mà vú còn dễ bị nhiễm bẩn hơn
• Không cần thiết phải ngừng cho trẻ bú bên vú bị đau mẹ cần xem lại tư thế cho bú và sửa đổi lại cho đúng vì đa số trường hợp đau đầu vú là do cách ngậm vú sai
• Khi bú xong, để cho bé tự nhả vú, cũng như khi muốn ngưng bú ví một lý do nào đó thì không nên rứt vú ra ngay Khi đó, chỉ cần nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào miệng trẻ, trẻ không ngậm chặt vú nữa thì rứt vú ra Nếu rứt vú khi trẻ đang ngậm chặt sẽ gây trầy xước
Cách điều trị như sau:
• Hãy tiếp tục cho bú thường xuyên, nếu vì lý do nào đó bé không bú được phải vắt sữa ra cho uống bằng ly (cốc) và muỗng
• Mẹ cần biết cách cho con bú đúng tư thế, ngậm vú sâu và đầy trong miệng để lấy được sữa ra
• Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để ống dẫn sữa được lưu thông
• Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn
4 Viêm vú và áp-xe vú:
Khi có một ống sữa tắc, vú bị nứt hoặc trầy xước, chỗ đó có thể bị nhiễm khuẩn Vú trở nên sưng đỏ, căng, đau và mẹ bị sốt, thì đó là viêm vú.Khi chỗ nhiễm khuẩn biến thành khối áp-xe chứa đầy mủ, chỗ đó sẽ sưng, nóng, đỏ, đau, mẹ sốt cao kéo dài kèm lạnh run, mệt mỏi nhiều
Cách điều trị áp-xe vú và viêm vú như sau:
• Mẹ cố gắng tiếp tục cho con bú bên vú lành
• Nếu trong sữa có lẫn mủ áp-xe, mẹ nên vắt sữa bằng tay hay bằng dụng cụ hút sữa Cần phải vắt sữa nhiếu lần trong ngày Nếu sữa còn lại trong vú, vi khuẩn có thể lan rộng và làm cạn sữa hoàn toàn
• Nếu mẹ bị sốt liên tục trên hai ngày, cần đến cơ sở y tế điều trị
• Cần uống đủ liều kháng sinh thích hợp, có thể uống thêm thuốc giảm đau và hạ nhiệt (theo chỉ dẫn của bác sĩ)
• Chườm khăn ấm lên vú cho bớt đau, có thể đắp nhiều lần trong ngày
• Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ăn uống đầy đủ Nên xin nghỉ ốm để được nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà
• Khi khối áp xe đã gom mủ, đến cơ sơ y tế để rạch áp xe và dẫn lưu mủ
• Sau khi điều trị, mẹ cố gắng cho bú trở lại càng sớm càng tốt
• Tìm cách phục hồi lại nguồn sữa mẹ
Làm sao cho bé bú mẹ khi núm vú bị nứt?
Khi bé ngậm vú mẹ chưa tốt, cũng như khi mẹ dứt bé ra khỏi vú quá nhanh trong khi đang ngậm chặt vú đều có thể làm tổn thương da vú, gây nứt núm vú
Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm vú hay áp xe vú Viêm vú càng dễ xảy ra nếu trẻ ngưng bú và sữa không thoát ra
Vì vậy, bà mẹ nên:
Trang 32• Sửa lại tư thế bú, tiếp tục cho bé bú mẹ bắt đầu ở bên vú không đau
• Cố gắng để thoáng vú càng nhiều càng tốt
• Sau khi cho bú xong, bôi sữa mẹ lên chỗ vú nứt sẽ giúp da mau lành
• Nếu mẹ không thể tiếp tục cho trẻ bú vì đau nhiều hoặc đau cả hai bên, cần phải vắt sữa thường xuyên bằng tay hay bằng dụng cụ hút sữa, cho uống bằng ly, cốc hoặc bằng muỗng Khi bớt đau thì cho bé bú lại ngay
Làm sao cho con bú khi núm vú quá ngắn hoặc quá dài?
Một số bà mẹ thường nghĩ rằng núm vú ngắn thì bé không bú được Thực ra độ dài của núm vú không quan trọng, chỉ cần trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ mút được sữa
Nhiều đầu vú trông dẹt, ngắn nhưng kéo ra được và co giãn tốt thì không có vấn đề gì, bé vẫn có thể ngậm vú sâu và mút được nhiều sữa Một số núm vú không co giãn tốt trong lúc mang thai nhưng sau khi sinh, do được trẻ mút và kéo dài ra thêm nên vẫn có thể cho bú mẹ được Rấthiếm gặp loại núm vú bị thụt vào
Nếu bà mẹ có loại núm vú ngắn, có thể xử lý như sau:
• Kéo giãn hai bên quầng vú thì núm vú sẽ lồi ra và trông dài hơn
• Nhẹ nhàng kéo đầu vú và quầng vú để tạo thành một cái núm vú Nếu núm vú kéo ra dễ dàng là co giãn tốt Nếu kéo ra được ít là co giãn kém Nếu kéo ra không ra mà còn thụt vào thì đó là núm vú thụt
• Nếu núm vú co giãn dễ dàng, như vậy người mẹ đã có núm vú rất tốt để cho con bú dù có thể ngắn một chút
• Núm vú co giãn ít và núm vú thụt đều xử lý giống nhau Tuy nhiên những bà mẹ có núm vú thụt cần được giúp đỡ trong thời gian dài hơn
• Trước và sau khi mang thai, bà mẹ có thể tập vê đầu vú mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm phút, núm vú sẽ co giãn tốt hơn Khoảng một tháng trước ngày sinh thì không nên tập nữa vì có thể gây sinh sớm
• Sau khi sinh, cho trẻ mút thật mạnh và càng sớm càng tốt Bảo đảm cho trẻ bú đúng cách, núm vú sẽ co giãn tốt
• Nếu vú bị ứ sữa, mẹ phải nặn bớt sữa ra cho vú mềm để dễ dàng cho con bú
• Người mẹ cẩn hiểu rằng trẻ phải tập ngậm đầu vú và một phần quầng vú trong miệng, như vậy giúp cho trẻ bú được với các loại núm
vú ngắn, co giãn kém hoặc vú thụt
Cho bé bú thế nào khi núm vú mẹ quá dài?
Vài bà mẹ có núm vú dài hơn bình thường (riêng với trẻ sơ sinh đẻ non, một núm vú bình thường cũng có thể là quá dài đối với bé) Nếu núm vú dài quá, trẻ chỉ mút núm vú mà không ngậm được quầng vú vào miệng Như vậy, trẻ sẽ không bú được đủ sữa vì không ngậm vú được sâu
Mẹ cần kiên nhẫn cho trẻ tập bú Sau khi bú xong, vắt hết sữa ra cho uống bằng ly (cốc) và muỗng Khi trẻ lớn hơn sẽ tự mút vú dễ hơn
Mẹ phải làm sao khi bé không chịu bú mẹ?
Bé không chịu bú mẹ thường làm cho các bà mẹ cai sữa sớm và luôn cảm thấy bị tách rời khỏi con, có cảm giác bị thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ
Một số cách bé biểu hiện từ chối bú mẹ:
• Bé ngậm vú nhưng không chịu bú hoặc bú rất yếu
• Đôi khi bé khóc và chống lại khi mẹ cố gắng cho bú
• Bé ngậm vú đang bú nhưng sau đó nhả vú ra và khóc hoặc bị ho sặc
• Có một số trẻ chỉ bú một bên vú và từ chối bú vú bên kia
Những nguyên nhân và cách giải quyết khi bé từ chối bú mẹ:
• Bé bị đau do sang chấn, vết thương hay bầm máu sau cuộc đẻ: giúp mẹ tìm cách bế mà không chạm vào vùng bé bị đau
• Bé bị bệnh: điều trị cho bé theo từng bệnh
• Đẹn lưỡi (tưa, nấm): đến bác sĩ để được chữa trị
• Bé mọc răng: uống thuốc hạ sốt, kiên nhẫn tiếp tục cho bú
• Bé bị ngạt tắc mũi: mẹ làm thông mũi bé bằng cách hút mũi, lấy mũi bằng tampon, dụng cụ hút mũi hoặc hút bằng miệng, giữ ấm trẻ
Bà mẹ nên cho trẻ bú những lần bú ngắn và bú nhiều lần hơn bình thường
• Khi trẻ bị bệnh, nếu trẻ không thể bú được thì giúp mẹ vắt sữa ra ly, chén và cho trẻ ăn bằng muỗng
• Do tư thế bú sai: mẹ sửa lại cách cho con bú đúng
• Nếu tia sữa quá mạnh làm cho bé ngộp, sặc: mẹ dùng hai ngón tay trỏ và giữa đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm bớt lượng sữa chảy ra Nếu sữa mẹ quá nhiều, có thể vắt bớt sữa đầu ra ly, cho bú hết sữa cuối trước rồi cho uống phần sữa trong ly sau nếu bé còn uống được
• Những thay đổi làm trẻ khó chịu: cần cố gắng làm giảm sự ngăn cách mẹ con, giảm thiểu những thay đổi nếu có thể Mẹ nên ngưng sửdụng loại xà phòng, nước hoa hoặc thức ăn mới lạ làm bé khó chịu
Giúp đỡ mẹ cho bé bú lại:
• Mẹ luôn gần gũi với bé
• Cho bú bất cứ lúc nào bé muốn
• Giúp bé ngậm vú đúng cách
• Cho bé uống sữa mẹ bằng lý hoặc muỗng: khi phải vắt sữa ra ly hoặc những trường hợp cần thiết phải cho uống sữa ngoài (sữa bột, sữa hộp) thì nên cho bé uống bằng ly hoặc bằng muỗng
• Tránh sử dụng bình và đầu vú cao su vì có thể làm cho bé bỏ vú mẹ sau này
Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú?
Các bà mẹ thường phàn nàn: "Ngực của tôi không thấy căng sữa! Hình như hai vú đã ngừng chảy sữa", "Con tôi khóc quá nhiều", "Con tôi đòi mút vú quá nhiều"
Đây là những lý do phổ biến mà các bà mẹ nêu ra để cho con mình ăn dặm quá sớm, mặc dù vẫn có đủ sữa cho con bú Do đó, cần xem lại thật
sự trẻ có đói không và tại sao trẻ khóc
Sữa mẹ có đủ cho trẻ không?
• Xem lượng nước tiểu: Nếu trẻ chỉ bú, không uống thêm bất kỳ một thức uống nào mà tiểu sáu đến tám lần mỗi ngày thì trẻ đã nhận
được lượng sữa mẹ cần thiết
• Kiểm tra cân nặng: Cân trẻ hàng tuần hoặc nửa tháng Nếu trẻ tăng trên 125g trong mỗi tuần thì bà mẹ đủ sữa.
Trang 33Có nên ngưng cho bú mẹ khi bé bị bệnh không?
Khi bé bị bệnh, các bà mẹ thường không cho bú với các lý do như "bé bệnh không muốn ăn", "khi bé bệnh dễ bị ói", "sợ bé bị tiêu chảy thêm",
"không nên cho bú vì khó tiêu"
Nhưng sau khi ngưng sữa, bé sẽ không chịu bú mẹ trở lại và dẫn đến suy dinh dưỡng
Vì vậy, khi bé bệnh thì bà mẹ nên:
• Cố gắng cho bú được bao nhiêu hay bấy nhiêu và điều này rất quan trọng
• Bé cần thức ăn để phục hồi bệnh tật Bé được bú thì sẽ mau hết bệnh hơn
• Sữa mẹ là thức ăn dễ tiêu hoá nhất đối với bé
• Sữa mẹ có thể giúp bé bớt tiêu chảy
• Một trẻ bệnh cần được cho bú mẹ càng nhiều càng tốt
Cho bé dưới 6 tháng tuổi bị bệnh bú như thế nào?
• Bé cần bú mẹ tiếp tục, bú càng nhiều càng tốt
• Bé tiêu chảy cần được bù nước và điện giải với dung dịch ORS (cho uống bằng muỗng qua đường miệng)
• Tiếp tục cho bú mẹ sau khi bình phục Nếu lúc đầu bé từ chối, mẹ phải tập lại cho bé và giữ nguồn sữa liên tục
• Nếu bé không thể bú, cần vắt sữa cho uống bằng muỗng
Cho trẻ trên 6 tháng tuổi bị bệnh ăn như thế nào?
• Tiếp tục cho bú mẹ
• Nếu trẻ tiêu chảy, cho uống dung dịch ORS cùng với sữa mẹ
• Trong vài ngày đầu, chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa (5 đến 6 bữa một ngày)
• Ngay khi vừa bình phục, cần cho trẻ ăn tăng dần từ ít đến nhiều và thường xuyên hơn Trẻ cần thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm để phát triển lại bình thường
Theo dõi trẻ sau khi bệnh:
Điều này rất quan trọng cho sức khoẻ của trẻ Người mẹ ngoài việc tiếp tục cho bú mẹ và cung cấp thêm một số thức ăn cần thiết cho trẻ, còn phải cân trẻ thường xuyên, mỗi tuần hoặc mỗi tháng và ghi vào biểu đồ tăng trưởng Nếu dinh dưỡng đúng, trẻ sẽ lấy lại số cân đã mất khi bệnh
và tiếp tục phát triển, không bị suy dinh dưỡng
Bé khóc vì cơ thể tạm thời tăng nhu cầu sữa:
• Thường xảy ra khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi, bé hay khóc và đòi bú thường xuyên hơn Đó là kho cơ thể bé đột ngột phát triển nhanhnên lượng sữa mẹ cung cấp không đủ cho bé Nếu mẹ cho bú nhiều lần hơn trong vài ngày thì lượng sữa mẹ sẽ tăng và đủ cho nhu cầu của bé
• Khi thời tiết nóng, bé khóc đòi bú vì khát Không cần phải cho bé uống thêm nước (nước có thể dẫn đến tiêu chảy), chỉ cần cho bé bú
mẹ nhiều hơn
Bé khóc vì đau bụng:
• Ở một vài trẻ đau bụng là do những chất trong thức ăn của mẹ được đưa vào sữa, chất này không hợp với bé (ví dụ như cà phê, sữa bó ) Mẹ nên thử ngừng những thúc ăn trên trong 2 tuần lễ Nếu bé hết đau bụng, mẹ phải ngừng ăn những thức ăn này cho tới khi trẻđược 4 đến 6 tháng tuổi Còn nếu trẻ không hết đau bụng thì mẹ vẫn có thể tiếp tục ăn thức ăn trên
• Có một số trường hợp bé bị đau bụng “colic” chưa rõ lý do vì sao Khi bị cơn đau bụng này, bé thường khóc dai dẳng và co hai đầu gối gập vào bụng Thường cơn đau xảy ra vào một thời điểm nào đó trong ngày, thường vào buổi tối Bé khóc hàng tối cho đến khi được 3 đến 4 tháng tuổi rồi tự nhiên hết Tuy bé khóc và đau bụng nhưng vẫn lên cân tốt Do đó, nên cân trẻ đều đặn hàng tháng và khám bệnh tại cơ sở y tế
Cho bé bú như thế nào khi mẹ đi làm trở lại?
Một trong những lý do thường gặp mẹ không thể cho con bú là khi mẹ đi làm Mẹ cần chủ động thu xếp thời gian của mình để có thể tranh thủ cho con bú
• Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt Không nên nghĩ rằng vì phải đi làm việc lại, cần phải cho bé bú bình với ý định tập cho quen dần với thức ăn nhân tạo Trước khi trở lại làm việc 2-4 ngày, mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn cho người thân hay người giúp việc cách cho ăn và chăm sóc bé
• Mẹ nên tranh thủ cho bé bú sữa mẹ vào ban đêm, sáng sớm và bất cứ lúc nào ở nhà, sẽ giúp duy trì lượng sữa mẹ Như vậy bé sẽ nhận được thêm sữa mẹ ngay cả khi bắt đầu cho ăn bổ sung
• Vắt sữa trước khi mẹ đi làm và để lại cho người nhà cho bé uống bằng ly
• Nên thu xếp thời gian để vắt sữa, có thể cần thức dậy sớm hơn nửa giờ để kịp vắt sữa và cho bú
Trang 34• Cho trẻ bú ngay khi trẻ thức dậy
• Vắt càng nhiều sữa vào trong ly sạch có miệng rộng càng tốt Nhiều bà mẹ có thể vắt được cả ly đầy Đậy ly sữa bằng một tấm vải sạch hay đĩa sạch và để ở nơi mát hay trong tủ lạnh Sữa mẹ có thể để lâu hơn sữa bò vì có chất chống nhiễm khuẩn
• Không cần phải hâm nóng sữa trước khi cho bé uống
• Nếu không vắt sữa thường xuyên, lượng sữa sẽ giảm Vắt sữa giúp cho mẹ được thoải mái và bớt chảy sữa Có thể vắt sữa ở nơi làm việc, cho vào bình sạch có nắp đậy mang theo và đem về nhà cho bé bú Nếu không thể bảo quản, mẹ có thể tận dụng để uống hoặc
bỏ đi, sữa sẽ lại tiết ra Nhiều bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong khi họ phải đi làm việc cả ngày và bé vẫn khoẻ mạnh
Bé chậm tăng cân có phải do sữa mẹ “nóng” không?
Bé không tăng cân có thể do hay bị bệnh (viêm phổi, tiêu chảy ) ăn không hấp thu, hoặc do một trong những nguyên nhân sau đây:
Mẹ không cho bé bú đủ số bữa trong ngày:
Đó là khi mẹ cho bú ít hơn 5 lần mỗi ngày và không cho bú ban đêm Như vậy, bé sẽ không nhận được đủ lượng sữa và chậm tăng cân Tốt nhất nên cho bú mẹ thường xuyên và bú cả vào ban đêm Cho bé bú như vậy một vài ngày sau lượng sữa mẹ sẽ tăng lên và bé sẽ lên cân
Bé bú chưa đủ thời gian trong mỗi cữ bú:
Nếu bé bị ngừng cho bú khi chưa bú xong, bé sẽ không nhận được đủ sữa ở cuối cữ bú nhiều chất béo, do vậy bé thấy đói và bú nhiều hơn nhưng không lên cân Hãy để cho trẻ bú lâu cho đến khi trẻ tự nhả vú ra
Làm thế nào để tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ?
Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại Tiết sữa lại là khi sữa mẹ giảm đi và mẹ cần tăng lượng sữa cho con bú; hoặc mẹ đã ngừngcho con bú nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại
Dưới đây là những lý do gây ít sữa mẹ thường gặp:
• Bé mắc bệnh hoặc mẹ bệnh nên bé không được bú trong một thời gian
• Bé đã được nuôi bằng sữa ngoài, bây giờ mẹ lại muốn nuôi con bằng sữa mẹ
• Bé kém phát triển do ăn thức ăn không phải là sữa mẹ
• Bà mẹ muốn nhận con nuôi
Dù các nguyên nhân ít sữa mẹ có khác nhau nhưng cách khắc phục đều giống nhau Mẹ nên nhập viện hoặc tham vấn các cộng tác viên dinh dưỡng tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể:
• Mẹ cần có niềm tin là sẽ có đủ sữa cho con bú
• Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú
• Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn cho đủ chất, ngoài 3 bữa ăn chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ Không nên kiêng cữ thái quá Cần nhớ rằng sữa mẹ tạo nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ được ăn uống tốt và đủ chất Ở nhiều địa phương, các bà mẹ dùng đu đủ nấu với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa Đây là những thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sữa mẹ và làm mẹ tin tưởng vào việc cho con bú sữa của mình
• Mẹ nên ở gần và bế bé nhiều hơn để có thể cho bé bú ít nhất 10 lần trong ngày và cho bú bất cứ khi nào bé muốn Yếu tố quan trọng nhất để tăng tạo sữa mẹ là phải cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt
• Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên Mẹ nên ngủ cùng với bé và cho bú cả ban đêm
• Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú trong mỗi cữ bú, bú hết vú này mới chuyển sang vú kia
• Trong khi chờ đợi tiết sữa lại hoặc tăng lượng sữa, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa ngoài Với sữa hộp, mẹ không nên sử dụng bình sữa và đầu vú cao su mà nên pha sữa trong ly rồi cho uống bằng muỗng hoặc bằng ly Khi sữa mẹ đã tăng nhiều hơn trước, mẹ có thểgiảm lượng sữa ngoài dần dần
• Nên kiểm tra sự tăng cân của bé để biết bé có nhận đủ lượng sữa không Nếu bé vẫn chưa tăng cân tốt (cân bé mỗi tuần hoặc nửa tháng) thì không được giảm sữa ngoài Nếu thấy cần thiết có thể tăng lượng sữa ngoài trong vài ngày
• Mẹ cố gắng cho bé ngậm vú bú khi chưa có sữa hoặc ít sữa Lúc này, mẹ có thể cho bé ngậm vú chung với một ống dây dẫn sữa pha sẵn bên ngoài, để bé vừa ngậm vú mẹ vừa mút được sữa, hoặc pha sữa ngoài trong bình nhựa mềm, khi bé ngậm vú bú thì bóp bình nhỏ giọt sữa lên chỗ vú mẹ gần miệng bé để bé mút vào Làm như vậy rất có lợi vì chỉ khi nào vú mẹ được ngậm bú nhiều thì sữa mới tiết ra nhiều
• Mẹ nên uống nhiều nước để có đủ cho việc tạo sữa và cho nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là khi khát thì phải uống nước ngay
• Khi nghĩ là mình không có đủ sữa cho con bú, mẹ nên đến cơ sở y tế khám bệnh, uống thuốc làm tăng lượng sữa
Khoảng thời gian để làm tăng lượng sữa và tiết sữa lại rất khác nhau tùy theo từng trường hợp Mẹ dễ tiết sữa lại nếu bé còn nhỏ, còn được bú
mẹ dù một đến hai lần trong ngày hoặc chỉ bú đêm
Nếu bé đã ngừng bú mẹ, có thể sẽ mất một đến hai tuần hoặc lâu hơn trước khi sữa xuống nhiều (tùy theo thời gian ngưng bú) Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tiết sữa lại nếu kiên trì cho bé ngậm vú thường xuyên
Việc tiết sữa lại cũng không khó đối với những bé đã ngừng bú từ lâu Một số trường hợp xin con nuôi cũng đã thành công trong việc tạo nguồn sữa mẹ
Cách bồng bế rất quan trọng để bé bú được nhiều sữa
Bé sẽ bú được nhiều sữa mẹ nếu mẹ bế đúng cách và cho bé ngậm vú tốt Nếu chú ý một chút, bà mẹ sẽ tìm ngay ra tư thế thích hợp Nhưng những bà mẹ trẻ chưa kinh nghiệm thì rất nên xem lại tư thế cho con bú của mình:
Cách bế trẻ khi cho bú mẹ:
• Mẹ ngồi ở tư thế thoảI mái và thư giãn
• Bế trẻ bằng hai tay sao cho:
o Đầu và thân trẻ thẳng hàng (đầu trẻ không bị gập hoay xoay nghiêng
o Mặt trẻ quay vào đốI diện vớI vú, môi trẻ vừa tầm với núm vú
Trang 35• Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
• Trẻ được bú từ vú chứ không phảI từ núm vú
• Lưỡi của trẻ được đưa ra trước ôm lấy phần quầng vú phía trước
• Trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ hút sữa dễ dàng và không làm đau vú mẹ
Các phản xạ bú:
• Phản xạ tìm kiếm vú: Nếu có vật gì chạm vào vùng xung quanh miệng trẻ vào lúc đói, trẻ sẽ há miệng và quay đầu về hướng đó
• Phản xạ mút vú: Khi có một vật gì trong miệng trẻ và chạm vào vòm miệng, trẻ sẽ tự động mút Phản xạ mút rất mạnh có ngay sau khi sinh
• Phản xạ nuốt: Nếu miệng đầy sữa, trẻ sẽ nuốt
Trẻ bú tốt là khi:
• Trẻ nằm bú thoải mái và có vẻ thỏa mãn
• Miệng trẻ mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, má chụm tròn Lúc đầu trẻ mút nhanh để tiết sữa ra, sau đó trẻ mút sâu và dài hơi, nghe có tiếng nuốt sữa Thỉnh thoảng trẻ ngưng một chút để thở
Món ăn bài thuốc cho bà mẹ thiếu sữa
Theo y học cổ truyền, sữa mẹ từ huyết hóa thành, nhờ động lực của khí mà vận hóa, lưu thông Do vậy, việc sữa nhiều hay ít liên quan mật thiết đến sự thịnh suy của khí huyết Cuộc sinh nở khiến khí huyết người phụ nữ bị tổn thương, cơ thể hư nhược nên nguồn sữa bị ảnh hưởng (nhất
là những người cơ thể đã sẵn hư nhược hoặc mất máu, mất sức nhiều khi sinh)
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khí huyết của sản phụ Cần chú ý:
• Đảm bảo cung cấp 3.400-3.600 calo/ngày (phụ nữ bình thường chỉ cần 2.500-2.600 calo/ngày) Vì vậy, khẩu phần ăn trong giai đoạn này phải đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất
• Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu
• Thay đổi món ăn thường xuyên để tăng khẩu vị
• Ăn làm nhiều bữa, không nên ăn quá no một lúc
• Không kiêng khem quá mức Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu
• Kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản, gỏi cá), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè) Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạttiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa
Để tăng sữa, có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc sau:
• Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30 g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị Ăn thịt, uống nước hầm; có thể dùng thường xuyên
Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50 g để tăng cường khí huyết
• Đương quy 100 g, thịt dê 200 g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt
dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa) Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa Người táo bón không nên dùng
• Vừng đen 30 g (giã nhỏ), gạo tẻ 50 g, nấu cháo Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa
Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa
Trong sữa non, lượng glubulin miễn dịch IgA rất cao Khi trẻ bú, IgA không được hấp thu mà hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus Vì thế, sữa non chính là thức ăn mà đứa trẻ cần khi nó vừa ra đời, tuy số lượng ít nhưng chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu trẻ mới đẻ Ngoài ra, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống nhanh phân su ra ngoài, ngăn chặn vàng da cho trẻ
Các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh Cho trẻ bú sớm sẽ kích thích sữa về sớm, giúp co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ
Một số bà mẹ lo sợ bé của họ bắt đầu cắn khi mọc răng Việc này thỉnh thoảng xảy ra, nhưng thường do bé có những chỗ khác của nướu răng bị ngứa, và không phải do bé muốn thử những “chiếc răng mới” của mình Khi bé đang bú, lưỡi bé sẽ bảo vệ vú mẹ vì lưỡi sẽ phủ lên lợi dưới Nói cách khác, chừng nào bé còn đang nuốt sữa, bé không thể cắn được
Các biện pháp đối phó với việc hay cắn của bé:
• Sẵn sàng dùng ngón tay để kết thúc việc cho bú Theo dõi sự thay đổi trong cách bú của bé; ngay khi bé ngừng mút những mút dai đềuđặn và bắt đầu bú từng ngụm ngắn, hãy chấm dứt quá trình bú của bé Nếu bạn thấy mặt bé lộ vẻ nghịch ngợm, hãy thôi cho bé bú
• Nếu bạn không nghe tiếng bé mút và bị bé cắn, hãy la to “Đừng!” và kết thúc buổi cho bú Không cho bé bú lại ít nhất là nửa giờ
• Tránh để cho bé ngậm vú hoài trong giai đoạn bé hay cắn
• Cho bé khăn sạch mềm và tẩm lạnh hay vòng… cho bé cắn trước khi bú
Cách trị viêm tắc tia sữa
Cần lau rửa sạch đầu vú sau khi cho trẻ bú để ngừa chứng viêm tuyến sữa Viêm tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình
Một số nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa:
Trang 36• Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh
• Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ
• Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông
• Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung
• Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú
• Cơ thể sau sinh chính khí suy
• Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch
Các bài thuốc chữa viêm tuyến vú:
• Giai đoạn nhũ thống - sữa ứ trệ:
o Triệu chứng: vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, sắc da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sốt, sợlạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngực tức Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng
o Bài thuốc gồm: qua lâu 12 g, ngưu bàng tử 12 g, sài hồ 12 g, hoàng cầm 10 g, liên kiều 8 g, sơn chi tử 10 g, thiên hoa phấn
16 g, tạo giác thích 8 g, kim ngân hoa 12 g, trần bì 10 g, thanh bì 12 g, cam thảo 6 g Sắc uống ngày một thang
• Giai đoạn ung - làm mủ:
o Triệu chứng: bầu vú sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng, sốt cao, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác
o Bài thuốc gồm: hoàng liên 10 g, hoàng cầm 12 g, liên kiều 10 g, ơn chi tử 12 g, cát cánh 12 g, đại hoàng 10 g, đương quy 12
g, bạch thược 12 g, đinh lang 10 g, bạc hà 8 g, mộc hương 8 g, thăng ma 10 g, hoàng kỳ 12 g, bạch chỉ 12 g, xuyên sơn giáp
6 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g Sắc uống ngày một thang
• Giai đoạn vỡ mủ:
o Triệu chứng: do mủ tự vỡ hoặc chích rạch tháo mủ, thân nhiệt hạ, sưng đau giảm Nếu mủ đã vỡ mà vẫn không giảm sưng đau, thân nhiệt cao, chứng tỏ nhiệt độc còn thịnh, làm mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành truyền nang nhũ ung
o Bài thuốc gồm: nhân sâm 10 g, bạch truật 12 g, xuyên sơn giáp 6 g, bạch chỉ 12 g, thăng ma 10 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ
12 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g, thanh bì 12 g Sắc uống ngày một thang
Một số tình huống đặc biệt khi cho con bú mẹ
Mẹ có đủ sữa cho hai trẻ sinh đôi không? Mẹ sanh mổ thì có sữa cho bé bú mẹ không? Bé sinh thiếu tháng, nhẹ ký có thể bú mẹ được không? Làm thế nào để nuôi trẻ sứt môi, hở hàm ếch, chẻ vòm hầu?
1 Mẹ có đủ sữa cho hai trẻ sinh đôi không?
• Các bà mẹ đều có đủ sữa để nuôi cả hai đứa trẻ Khi mẹ càng cho bé mút vú thì sữa sẽ càng tiết ra nhiều Vì vậy, nếu cả hai trẻ đều được cho bú thì sẽ có đủ sữa cho cả hai (nhiều bà mẹ còn có đủ sữa cho ba đến bốn đứa trẻ )
• Mẹ cần tìm ra cách cho bú tốt nhất sao cho thuận lợi cho mình và cho hai trẻ Mỗi người có thể làm một cách khác nhau Có thể cho cả hai trẻ bú cùng một lúc hoặc trẻ trước trẻ sau, mỗi trẻ bú một bên hoặc thay đổi lần lượt hai vú
• Cần sự giúp đỡ của người chồng và gia đình, cùng bàn bạc cách giúp đỡ mẹ chăm sóc hai đứa trẻ
2 Bé sinh thiếu tháng, nhẹ ký có thể bú mẹ được không?
Những đứa trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,8 kg thì không thể bú mút đủ mạnh để kích thích tạo sữa, cũng như trẻ nhỏ hơn 1,5 kg thì hoàn toàn không thể tự mút vú mẹ được
Cho trẻ sinh nhẹ ký (sinh dưới 2,5 kg) bú như thế nào?
• Mẹ phải vắt sữa để cho bé uống bằng ly hoặc bằng ly và muỗng, một ngày ít nhất 8 lần (cách mỗi 3 giờ thì cho một cữ) sẽ giúp sữa được tạo ra liên tục Nếu mẹ chỉ vắt 1-2 lần mỗi ngày thì sữa mẹ sẽ cạn dần và mất sữa
• Khi bé có thể bú được, cố gắng giúp bé học cách mút vú mẹ càng sớm càng tốt, để kích thích phản xạ tạo sữa
• Giúp bé ngậm vú mẹ cho đúng Điều này có thể khó khi miệng bé nhỏ mà núm vú lại to Tuy nhiên nếu bé được tập ngậm vú tốt thì sẽ nhanh chóng có thể tự bú được tốt hơn
• Sức bé bú được tới đâu thì cho bú tới đó, rồi sau đó vắt sữa còn lại cho uống bằng muỗng
• Cần luôn giữ ấm vì những trẻ nhỏ rất đễ bị lạnh ngay cả trong thời tiết nóng Một trẻ bị lạnh thi phải sử dụng năng lượng từ thức ăn để giữ ấm cơ thể, nên không đủ năng lượng để phát triển Các tốt nhất là cho bé ngủ cùng với mẹ và đắp chung chăn
• Nên cân bé đều đặn để chắc chắn rằng bé tăng cân tốt
Cho trẻ nhẹ cân uống bao nhiêu sữa là đủ cho một ngày?
• Ngày đầu tiên: 60 ml cho mỗi kg cân nặng của trẻ Chia làm 8 bữa (hay cho uống cách mỗi 3 giờ)
• Ngày thứ hai: 80 ml/kg
• Ngày thứ ba: 100 ml/kg
• Từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy: mỗi ngày tăng 20 ml/kg
• Từ ngày thứ tám trở đi: 200 ml/kg/ngày
• Duy trì lượng sữa này cho đến khi cân nặng bé đạt cân nặng của trẻ bình thường và có thể tự bú mẹ
Làm gì khi mẹ chưa xuống sữa?
• Trẻ sinh nhẹ cân phải cho bú sớm trong vài giờ đầu tiên để tránh hạ đường huyết, cho nên có thể không chờ được tới khi mẹ xuống sữa Vì vậy một vài cữ ăn đầu tiên của trẻ có thể “mượn” sữa của một bà mẹ khác dư sữa (con của bà ấy bú không hết )
• Hoàn toàn yên tâm khi dùng sữa của bà mẹ này để cho con của bà mẹ khác uống Sữa mẹ rất an toàn, có thể dùng tươi, không cần phải tiệt trùng Cố gắng cho bé bú càng sớm càng tốt, trong vài giờ đầu sau khi sữa được vắt ra
Hỗ trợ cho bà mẹ có con sinh nhẹ ký:
• Đối với các bà mẹ này, cán bộ y tế cần có sự giúp đỡ đặc biệt trong việc tạo ra và duy trì nguồn sữa mẹ Trẻ nhẹ cân không thể tự mút
vú mạnh để kích thích tạo sữa, nhưng lại cần sữa mẹ hơn cả những trẻ bình thường khác
• Mẹ nên tin tưởng rằng: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé Mình có thể cho đứa con nhỏ của mình bú được, mình sẽ có đủ sữa cho con Bây giờ mẹ làm một điều tốt là vắt sữa cho bé uống, sau này bé đủ lớn sẽ có thể tự bú mẹ dễ dàng hơn
• Mẹ nên ở gần con càng nhiều càng tốt Sự vuốt ve, ẵm bồng sẽ làm cho mẹ cảm thấy yêu trẻ và giúp sữa tiết ra
3 Làm thế nào để nuôi trẻ sứt môi - hở hàm ếch - chẻ vòm hầu?
• Các khuyết tật này có thể được chữa trị khi trẻ lớn hơn Vì vậy, vấn đề là phải cho ăn để trẻ lớn và đủ sức chịu đựng một cuộc phẫu thuật
Trang 37• Trẻ sứt môi, hở hàm ếch phía trước miệng thì có thể bú mẹ Cần giúp trẻ ngậm được cả quầng vú vào miệng thì một phần vú sẽ che được chỗ hở và trẻ có thể bú tốt hơn
• Trẻ bị chẻ vòm hầu sâu (hở ở thành trên và sau họng) thì sẽ khó bú hơn Có thể vắt sữa cho uống bằng muỗng hoặc nhỏ giót dạ dày bằng một loại ống nhựa đặc biệt Mẹ cần hỏi ý kiến nhân viên y tế để được giúp đỡ
4 Mẹ sanh mổ thì có sữa cho bé bú mẹ không?
Trường hợp này cũng không có gì ngăn cản việc nuôi con bằng sữa mẹ Mẹ cần cho trẻ bú ngay sau khi con được cho gần mẹ Nếu mẹ gặp khó khăn vì vết mổ, vẫn có thể cho con bú ở tư thế nằm nghiêng, hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế khi đặt bé vào vú trong 1 đến 2 ngày đầu Điều quan trọng là bé cần được bú sớm trong vòng 24 giờ đầu tiên (nếu có thể) và cho bú theo nhu cầu của bé
Nếu bé bị cách ly mẹ vì một lý do nào đó thì vẫn có thể làm nhiều cách:
• Mẹ nặn sữa vào bình và đưa nhân viên y tế ở khoa chăm sóc trẻ sơ sinh cho uống (bằng ly, bằng muỗng) Cần vắt sữa thường xuyên
để duy trì lượng sữa mẹ
• Nhờ nhân viên y tế đưa bé đến chỗ mẹ để cho bú vào mỗi cữ bú, hoặc cho mẹ vào khoa săn sóc sơ sinh cho con bú khoảng 3 giờ một lần
• Khi bé được gần mẹ thì cho tập bú mẹ ngay để tạo lại nguồn sữa Mẹ cần kiên trì cho bé mút vú mẹ càng nhiều càng tốt để giúp tạo sữa và tiết nhiều sữa
Nếu lúc đầu chưa có sữa, bé không muốn ngậm vú mẹ thì cần làm một số thủ thuật nhỏ như: pha sữa vào bình và nhỏ sữa bình lên vú
mẹ trong khi bé đang mút vú mẹ, dán một ống dẫn sữa nhỏ lên ngực me và cho bé ngậm chung với vú mẹ
• Nếu gặp khó khăn gì, mẹ có thể trao đổi với các nhận viên y tế và đề nghị giúp đỡ
Khi đi làm mẹ bị chảy sữa ướt cả áo Thật bất tiện!
Những bà mẹ có tia sữa rất mạnh thường thấy chảy sữa trong những tuần đầu sau khi sinh Ở những bà mẹ đang cho con bú, vú chảy sữa ngoàilúc cho con bú là chuyện bình thường Vú cũng có thể tự nhiên chảy sữa khi mẹ nghĩ đến con một cách âu yếm
Việc chảy sữa nhiều và liên tục làm cho các bà mẹ khó chịu, ngượng ngập và lúng túng không biết làm thế nào Tuy nhiên, điều đó cho thấy mẹ
có nhiều sữa và thường thì sau vài tuần, sữa sẽ tự chảy điều hoà hơn
Người mẹ bị chảy sữa cần biết:
• Sau vài tuần sữa sẽ ngừng chảy nhưng vẫn tạo sữa dồi dào
• Người mẹ nên để vài lớp vải sạch hoặc khăn mặt nhỏ dưới áo để thấm sữa Cần thay vải đó thường xuyên và giặt sạch sẽ
• Trong thời gian đi làm, mẹ có thể vắt sữa ra nhờ người khác mang về, hoặc để cất nơi mát mẻ, hợp vệ sinh và cho trẻ uống khi về nhà
Vú được vắt sữa ra sẽ tạo nhiều sữa hơn
Cho những trường hợp người mẹ phải cho bú bình
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong sáu tháng đầu, từ khi lọt lòng cho đến khi ăn được bột Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng được cái may mắn tiết ra được đủ sữa cho nhu cầu phát triển của con mình đối với những người này, họ phải trông cậy vào những nguồn sữa nhân tạo
khác như: Sữa tươi động vật (sữa bò, sữa dê), Sữa bột béo, Sữa bột không béo (còn gọi là sữa bột gầy), Một số công thức sữa bột trên thị trường, Sữa đặc có đường
1 Sữa tươi động vật (sữa bò, sữa dê):
Luôn luôn phải được đun sôi tiệt trùng trong khoảng 10 phút Khi đun nên khuấy đều trên bếp và tránh để lửa nóng quá, dễ bị trào Muốn tránh cho khỏi bị trào, có thể thả vào xoong sữa vài ba hòn bi bằng thủy tinh - loại trẻ em hay chơi - sữa sẽ sôi mà không bao giờ trào!
Nên lựa chọn nhà nuôi bò (hay dê) nào vắt sữa sạch sẽ, hợp vệ sinh, buôn bán không gian dối, và nhất là không pha trộn nước vào sữa
Dù sao, trong hai tháng đầu sau sanh, có muốn nuôi trẻ bằng sữa bò hay dê, cũng phải pha thêm nước theo tỷ lệ một phần sữa tươi nguyên chất pha với một phần nước, có thêm 5% đường cho vừa ngọt Lý do là vì đứa trẻ sơ sinh thận còn yếu chưa thanh lọc được phần urê thừa (dạng chuyển hóa cuối cùng của chất đạm) và nồng độ muối khoáng ở sữa bò hay sữa dê cao hơn sữa người nhiều
Từ 6 tháng trở đi là có thể cho uống sữa bò hay dê nguyên chất (không cần pha thêm nước) mỗi ngày một cháu uống khoảng 1/2 lít - ngoài những bữa bột hay khoai tán với đủ mọi loại thực phẩm đa dạng thích hợp với nhóm tuổi này Sau đây là những số lượng sữa có thể dùng cho mỗi bữa:
Sau đây là lượng sữa bột béo dùng cho mỗi bữa tùy theo số cân của trẻ
Cách pha sữa: Muốn tránh khi pha cho khỏi bị vón cục, có thể làm một trong hai cách:
• Cho sữa bột vào ly trước hoặc là đổ nước vào ly trước
• Theo cách thứ nhất, tất cả mọi thứ đều phải khô ráo trước khi thêm nước: ly, muỗng, sữa, đường cát Bạn hãy lấy muỗng trộn thật đều sữa và đường dưới dạng khô, rồi rót nước vào, vừa rót vừa khuấy đều
• Theo cách thứ hai, sau khi để lượng nước cần thiết vào ly, múc sữa bột bằng một muỗng khô ráo, đổ sữa lên trên mặt nước và khuấy đều, sau cùng có thể thêm đường theo ý muốn và khuấy tiếp.(Trở về)
3 Sữa bột không béo (còn gọi là sữa bột gầy):
So với sữa bột béo, sữa bột không béo có các đặc tính sau đây: màu trắng tươi (trong khi sữa bột béo trắng ngà) Sữa bột gầy ngả sang màu ngà
và vàng phần nhiều là sữa cũ, quá hạn sử dụng nên đã biến chất Mới mở bao hay hộp ra, sữa có dạng tơi rời, thuần nhất, không vón cục Ngay khi đã ra lẻ trong bao nylon trong suốt, lấy tay nắm bên ngoài sẽ có cảm giác các hạt sữa cọ nhau kêu "rin rít" khác với sữa bột béo, cho cảm giácmềm dẻo hơn (do ảnh hưởng của chất béo)
Trang 38Mở bao nylon ra, phải mau đóng lại vì sữa này hút ẩm rất mau: muỗng múc rất mau dính loang lỗ sữa bột trắng, sữa trong hộp lớp mặt trên cũng
có khả năng thành một mảng trên phần tơi rời bên dưới
Sau đây là lượng sữa bột gầy dùng mỗi bữa tùy theo số cân của trẻ
Cách pha: Cũng có thể áp dụng như sữa bột béo Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, đối với sữa bột gầy, phần nhiều chỉ có cách
pha thứ nhất (nghĩa là trộn phần khô trước, rồi mới rót nước vào ly) là có hiệu quả Cách pha thứ nhì chỉ đạt hiệu quả tốt (là không vón cục) nếu gặp được sữa bột đóng hộp, bảo quản tốt, và còn trong thời hạn sử dụng, chưa bị quá "date"! (Trở về)
4 Một số công thức sữa bột trên thị trường
Điều cần biết là những loại công thức này đã được pha chế để cho thích nghi với các nhu cầu của đứa trẻ tùy theo loại tuổi: phần nhiều nhãn hiệu sữa nào cũng có hai công thức chính, một cho trẻ dưới 6 tháng, một cho trẻ trên 6 tháng
Những sữa này rất tiện cho người pha, chỉ cần theo hướng dẫn in phía ngoài hộp, nhưng giá tiền thường khá cao, nên người ta thường có khuynh hướng pha loãng (chưa đủ liều lượng) để tiết kiệm
Đối với những người mẹ bị mất sữa vì một lý do nào đó (sanh mổ, bị bệnh phải cách ly với con ) những công thức này thực sự rất có ích trong việc nuôi dưỡng đứa bé, song giá cao nên thường vượt ra khỏi khả năng mua của những gia đình nghèo
Lưu ý là nếu nuôi con bằng sữa hộp (bột) thì cần từ 7 đến 10 hộp 450 - 500g/tháng mới đủ cho một em bé
Cần chú ý khi mua, nên chọn cho đúng, thứ sữa bảo đảm là hàng thật, bảo quản đúng quy cách, ở nơi thoáng mát và nhất là còn trong thời hạn
sử dụng
Nếu lỡ mua phải loại sữa cũ (quá date), nhiều khi mở ra sẽ có nguy cơ sữa bị trở mùi hôi do chất béo bị ôxýt hóa Sữa sẽ bị ngả màu vàng sậm
và nếu có pha với nước, chỉ một lúc là thấy lắng thành hai lớp: một lớp nước tương đối trong phủ trên phần cặn bên dưới do sữa đã bị biến chất
và không còn hòa tan đều thành một nhũ tương đục, trắng, thuần nhất Cho con dùng sữa này thì rất có thể thấy cháu "bú nhiều mà chẳng lên cân được bao nhiêu"! (Trở về)
5 Sữa đặc có đường
Đây là loại sữa thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam, với giá phải chăng và dễ bảo quản ở nơi khí hậu nóng, không cần phải có tủ lạnh cũng
để dành được vài ngày, không sợ hư vì hàm lượng đường rất cao (khoảng 40% trọng lượng)
Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng mà nói, sữa đặc có đường là loại DỞ NHẤT để nuôi trẻ con: chỉ khi nào hết không còn thứ nào khác để lựa chọn, thì mới phải dùng đến sữa này, vì những lý do sau:
• Nếu pha ngọt vừa miệng, thì sữa đã quá loãng không đủ hàm lượng (do phải thêm nước)
• So với năng lượng, thì tỷ lệ chất đạm quá thấp, dùng thuần sữa đặc để nuôi con có nguy cơ không lớn nổi vì thiếu chất đạm!
• Tỷ lệ đường cao khiến cho trẻ nuôi bằng sữa này hay bị hư răng nhất là hay "sún răng cửa" (và đặc biệt là răng cửa hàm trên hơn là hàm dưới)
• Sữa này thường thiếu vitamin A trừ khi đã được bổ sung đặc biệt (trong trường hợp này nhà sản xuất chắc chắn có ghi bên ngoài hộp).Sau đây là lượng sữa đặc có đường dùng mỗi bữa tùy theo số cân của trẻ (cần thêm sữa bột gầy và dầu)
Từ 6 tháng tuổi trở đi, tức là thời hạn bắt đầu có thể cho uống sữa bò tươi nguyên chất mà không cần pha thêm nước, cần đa dạng hóa cách cho
ăn, cách chế biến (đổi món) cho đỡ nhàm chán
Sữa có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn hơn là để y nguyên, uống chóng chán, dù biết rằng rất bổ! Thí dụ như làm yaourt hoặc là có thể thêm một số chất để sữa được thêm phong phú về mặt mùi vị cacao Hoặc vắt thêm chanh hay cam, quýt, ướp lạnh, chất chua của trái cây làm cho casein của sữa hơi sánh đặc lại, cộng thêm với mùi thơm của trái cây chẳng khác yaourt là bao mà lại thơm hơn Thêm trứng và đem hấp chín, bạn sẽ biến sữa thành bánh flan Cũng thành phần này nếu bạn cho vào cối làm kem có thêm hương vị dâu, vani, cacao hay sầu riêng thì
ly sữa đã trở thành một món các cháu sẽ đòi chứ không cần phải ép mới chịu uống nữa! (Trở về)
Sau cùng, để giúp bạn trong việc cân, đong, đo, đếm, xin giới thiệu một số dụng cụ thông dụng mà gia đình nào cũng có: đó là tách, ly, muỗng lớn
10g 9g 8g 7g 10g 10g
5g
0 1.5g 2g 5g 5g
Cho 2 bé sinh đôi bú mẹ
Không cần nói bạn cũng biết chăm sóc 2 bé cùng một lúc cần rất nhiều thời gian và công sức Cho 2 bé cùng bú không chỉ vì lý do sức khoẻ và kinh tế mà còn thuận lợi hơn nhiều so với bú sữa ngoài Các bà mẹ của những cặp song sinh thường cho rằng cho bé bú sữa mẹ dễ hơn và ít tốnthời gian hơn là phài chuẩn bị pha sữa và cho bé bú sữa bình, đặc biệt khi người mẹ nắm vững kỹ năng cho 2 bé bú cùng một lúc
Nhiều bà mẹ lo lắng về khả năng tạo đủ sữa cho 2 bé bú, nhưng đa số phụ nữ đều có khả năng tạo nguồn sữa dồi dào đủ cho 2, thậm chí 3 bé cùng bú
Ngay khi biết mình đang có mang song thai, bạn nên khởi sự những chuẩn bị đặc biệt Tất nhiên, bạn được nhiều sự giúp đỡ càng tốt trong những tuần đầu tiên sau khi sanh bạn cũng nên tham khảo kinh nghiệm của những phụ nữ đã từng nuôi con sinh đôi bằng chính sữa của mình Nhiều nơi còn có hội của những bà mẹ sinh đôi, bạn cũng có thể liên hệ với nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ ở địa phương; các nhóm này thường cung cấp tài liệu về chăm sóc và cách nuôi con sinh đôi bằng sữa mẹ
Gần phân nửa số cặp song sinh đều sinh thiếu tháng Suốt thời gian mang thai bạn nên làm những việc nhằm làm giảm rủi ro sinh non và những rắc rối khác bằng cách duy trì chế độ ăn giàu calori – ít nhất là 2900 calori/ngày và protein (đạm) ít nhất là 1100 gram/ngày Hãy tham khảo ý kiến
Trang 39của cơ sở y tế về chế độ kiểm tra bản thân, qua đó biết được các dấu hiệu sinh non.
Tạo nguồn sữa dồi dào: Việc cung cấp đủ sữa cho 2 bé hoặc hơn phụ thuộc vào sự cạn sữa hoàn toàn và thường xuyên của vú mẹ Nhiều ngườisinh non hoặc bé rất nhẹ ký khi sinh ra thường không kiên trì cho bé bú một cách hiệu quả đủ để kích thích sự tạo sữa dồi dào Vì vậy, nên sử dụng loại máy hút tự động, với đầu hút đôi Khi các bé được sinh sớm 2 tuần hoặc hơn; hoặc trọng lượng khi sinh dưới 2 kgs Thậm chí nếu bé khoẻ mạnh và bú mẹ thường xuyên, bạn cũng nên hút mỗi bên ngực chừng 5 – 10 phút sau mỗi lần cho bú để sữa cạn nhằm kích thích tạo nguồn sữa dồi dào
Nếu bé đang ở giai đoạn chăm sóc đặc biệt, không thể bú mẹ, bạn hãy dùng máy hút ít nhất 8 lần/ngày Bạn phải nhắm mục tiêu tạo ra ít nhất ½ lít sữa một ngày cho mỗi bé
Nuôi 2 hoặc 3 bé bằng sữa mẹ: Bạn nên cho bé bú ít nhất 8 lần/ngày Điều này có nghĩa là phải đánh thức bé dậy cứ 3 giờ/lần vào ban ngày và buổi tối để cho bú và cứ 4 – 5 giờ/lần lúc khuya cho đến khi bé luôn tăng cân mà không cần phải bú thêm sữa ngoài
Một số bà mẹ thích cho các bé bú đồng thời, trong khi số khác thích cho từng bé bú riêng biệt Tất nhiên cho 2 bé bú cùng lúc tiết kiệm được thời gian và cần thiết nếu cả 2 cùng đói Nếu bạn muốn cho các bé bú cùng lúc, đây là 3 tư thế căn bản:
• Ôm chặt cả 2 bé, chân của 2 bé xuôi bên nhau hoặc bắt chéo lên nhau
• Ôm chặt 1 bé và ôm bé kia theo tư thế “ôm bóng”
• Ẵm cả hai bé theo tư thế “ôm bóng”
Trong những tuần lễ đầu, bạn cần nhờ người khác giúp đưa các bé lên ngực cùng lúc Bạn cũng cần vài cái gối để đễ đặt 2 bé đúng tư thế Nên đưa bé bú yếu lên trước rồi đến bé bú mạnh hơn lên ngực để cho bú Việc cho cặp song sinh bú sẽ dễ dàng hơn khi bé được nhiều tháng tuổi vì
ít phải nâng đầu cũng như áp bé ngậm vú mẹ
Cho từng bé bú, mỗi bé chỉ bú ở một vú, bạn dễ xoay trở và có nhiều thời gian hơn cho mỗi bé Bạn có thể quyết định cho từng bé bú bất kỳ khi nào bé thấy đói hoặc 2 bé bú và ngủ gần như chung một thời gian biểu Để tập thói quen chung cho cả 2 bé, bạn chỉ việc cho bé thứ 2 bú (đánh thức bé dậy nếu cần) sau khi đã cho bé thứ 1 bú Be song sinh thường có xu hướng thích vú này hơn vú kia, vì thế bạn nên thay đổi vị trí các bé
ở mỗi lần bú trong những tuần đầu để 2 bên ngực được kích thích đều nhau Điều này đặc biệt quan trọng khi một bé bú mạnh hơn bé kia.Những người sinh 3 thường cho 2 bé bú cùng lúc rồi mới cho bé còn lại bú cả 2 bên vú, hoặc người phụ giúp cho bé thứ 3 bú bình thay vì bú mẹ Nhớ luân phiên các bé trong lần cho bú kế tiếp Trong những tuần lễ đầu, nếu các bé lên cân đều, bạn không nên thay sữa mẹ bằng sữa ngoài bạn phải chắc chắn rằng ngực mình được kích thích qua động tác bú của các bé để nguồn sữa luôn đầy đủ Việc tránh dùng sữa bình cũng giúp hạn chế khả năng tắt tuyến sữa và nhiễm khuẩn ngực
Tự chăm sóc: đối với bà mẹ nuôi 2 hoặc 3 con, việc nghỉ ngơi, ăn uống nhiều là rất tốt Đa số các bà mẹ cho con bú thường đói bụng và khát nước nhiều hơn bình thường, nhưng nếu ăn uống quá độ và trở nên mệt mỏi, bạn sẽ mất sự thèm ăn và sụt cân Các nhà dinh dưỡng học khuyên rằng một người đang nuôi con song sinh bằng sữa của mình cần ít nhất 3000 calori/ngày Khẩu phần ăn nên bao gồm thực phẩm giàu protein và khoảng 1,2 lít sữa hoặc hơn trong một ngày Các sản phẩm làm từ sữa cũng cần có số lượng tương đương hoặc bổ sung thêm chất calcium, vitamin C, B-Complex, men bia cũng rất có lợi cho người mẹ
Theo lứa tuổi
Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp cho sự tiêu hoá sữa mau lẹ hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ dứt sữa (bỏ bú) sau này Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hoá chất bột trong bột sữa và cháo Riêng bột đậu, phải
6 tháng trở lên mới tiêu hoá được Vì thế không được lạm dụng, thấy bé ăn bột được và khá lên lại cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sinh ra bao nhiêu bệnh rắc rối Sữa vẫn luôn luôn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này Bé bốn tháng ăn hai, ba muỗng bột, bé 5 - 6 tháng ăn bốn, năm muỗng bột là nhiều Nên thêm mỡ, dầu vào bột
Từ tháng thứ 5, bé được ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu nấu nhừ, dùng nước pha sữa, rồi dần dần cho ăn luôn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối, hoặc chút sữa, chút đường gì cũng được Từ tháng thứ sáu cho thêm thịt vào hầm với rau cải như trên, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn ba bốn lần thôi
Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy tròng đỏ, ăn tuần hai lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 trứng là nhiều Bé cũng có thể
ăn thêm cam, chuối Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé bú sữa bò cần được bổ sung sinh tố
C
Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu lúc đầu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép Kiên nhẫn nhập từ từ cho bé
Hoa quả & rau dành cho trẻ từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi
Hoa quả: Táo, lê, chuối, đu đủ, dưa hấu, mận, mơ khô, mơ tươI, nho khô, quả bơ, kiwi (trộn cùng sữa bột nếu cần)
1 Đào Trần 01 quả đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa lại bằng
nước nguội, rồi gọt vỏ, xắt nhỏ, bỏ hạt Xay nhuyễn rồi lọc quarây
2 phần ăn
2 Dưa hấu Xắt nhỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đậy lại và hấp 3-5 phút, sau đó xay
nhuyễn rồi lọc qua rây
Vitamin A & C
3 Mận Gọt vỏ 01 mận, xắt nhỏ, cho nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 phút
cho mềm Xay nhuyễn rồi lọc qua rây 2 phần ăn
4 Mơ & Lê Lấy 5 quả mơ tươi và 2 quả lê gọt vỏ, thái miếng lát nhỏ, hấp cả
hai thứ khoảng 6-8 phút Để nguội, xay nhuyễn, lọc qua rây 12 phần ăn Vitamin A & C
5 Mơ khô, Đào và
mận
Cho 50g hoa quả vào nước lạnh, đun sôI, đun tiếp trong 10 phút
Để ráo, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm nước luộc của chính nó nếucần cho đủ độ đặc, lọc qua rây Nếu cần có thể trộn thêm sữahoặc bột
2 phần ăn Vitamin A &
sắt
6 Táo & nho khô 01 quả táo gọt vỏ, bỏ lõi, thái lát mỏng, thêm 10g nho khô đã rửa
sạch, đun trong 10 phút, thêm nước nếu cần Xay nhuyễn rồi lọcqua rây
2 phần ăn
7 Kiwi & chuối 1/4 quả Kiwi xay nhuyễn, lọc qua rây để loại bỏ hạt đen Nghiền
nhuyễn chuối rồi trộn lẫn với kiwi ăn ngay sau khi làm
1 phần ăn Vitamin A &
đó xay nhuyễn cùng với chuối và nước cam Ăn ngay sau khi làm
1 phần ăn Vitamin C &
Kali
Trang 409 Đào, táo & lê 1 quả táo gọt vỏ, bỏ lõi, tháI nhỏ 1 quả đào chín, bỏ vỏ, tháI nhỏ.
1 quả lê, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ Cho táo vào nồi với 2 môi canhnhỏ nước Đun sôi, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút Thêm đào và lêvào, đun thêm 3-4 phút nữa Xay nhuyễn và lọc qua rây
7 phần ăn
10 Hỗn hợp (mơ khô,
tươi, mận, đào khô)
25g mơ khô, đào khô, mận khô 1/2 quả táo, 1/2 quả lê, gọt vỏ,
bỏ hạt, lõi, tháI nhỏ hoặc 2 quả mơ tươi gọt vỏ, bỏ hạt Cho nướcsôi và toàn bộ hoa quả vào nồi, đun sôI trong khoảng 8 phút Làmráo hoa quả, giữ lại nước nếu cần Xay nhuyễn rồi lọc qua rây
Lê và táo gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ cho vào nồi đun chừng 7-8 phút
Cho lê, táo vào xay nhuyễn rồi lọc qua rây Chuối xay nhuyễn
2 Bí xanh 350g bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, lõi Hấp hoặc cho nước sôi vào đun trong 15 phút
Xay nhuyễn rồi lọc qua rây
6 phần ăn
3 Khoai tây, cà chua Khoai tây (100g) rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml
nước sôI vào đun trong 20-30 phút, rồi gọt vỏ, nghiền nghuyễn bằng rây (khôngdùng máy xay), thêm sữa cho bớt đặc
Hoặc có thể nướng khoai tây trong lò, bỏ vỏ rồi nghiền qua rây Không dùng máy
Cà rốt gọt vỏ, thái mỏng Cho cà rốt và đổ nước sôI vào nồi Đun trong 10 phút
Cho thêm hành tây vào đun thêm trong 15 phút nữa Vớt ra để ráo, xay nhuyễn,lọc qua rây Thêm nước hoặc bột hoặc sữa nếu cần
1 phần ăn
5 Bí xanh, khoai tây
& hoa lơ xanh
Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi nước đun nhỏ lửa trong 15 phút cho đếnkhi nhừ Thêm bí xanh, xúp lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa Vớt ra để ráo rồixay nhuyễn, lọc qua rây Thêm sữa cho bớt đặc
1 phần ăn
6 Cà rốt & hoa lơ
trắng 50g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút Sau đó cho thêmhoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây 1 phần ăn
7 Nước dùng rau 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 nhánh cần tây, 1.75 lạng rau củ gồm củ cải trắng, đỏ,
gọt vỏ, 1 nhánh mùi tây, 25g bơ
Xắt nhỏ rau, đun bơ chảy và rán sơ qua hành tây trong 5 phút Cho toàn bộ raucòn lại vào nồi, thêm 900ml nước Đun sôi rồi ninh trong 1 giờ Lọc bỏ hết bã Lấynước làm nước dùng rau Bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đá
8 Cà rốt & đậu Hà
lan
+ 200g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ+ 40g đậu Hà lan
Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút Sau đó thêm đậu Hà lan
và đun tiếp 5 phút nữa Xay nhuyễn, thêm nước nếu cần
Cho một chút dầu olive vào nồi, đảo sơ qua hành tây trong 2 phút sau đó cho toàn
bộ rau (trừ đậu Hà lan) Cho nước sôi hoặc nước dùng rau vào nồi Đun sôI lênrồi đun trong 20 phút Sau đó thêm đậu Hà lan & đun trong 5 phút nữa Xaynhuyễn rồi lọc qua rây Thêm nước nếu cần rồi cho bột ngũ cốc vào
1 phần ăn
10 Hỗn hợp rau ngọt
(cà rốt, củ cải,
khoai tây hoặc bí
xanh hoặc bí ngô)
40g cà rốt, gọt vỏ, thái nhỏ 60g củ cải (trắng/đỏ), gọt vỏ, thái nhỏ 40g khoai tâyhoặc bí xanh hoặc bí ngô, gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ 60ml nước
Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun Đun sôi, rồi đun tiếp trong 25-30phút hoặc đun cho đến khi rau nhừ Vớt ra và xay nhuyễn rồi lọc qua rây Thêmsữa nếu cần
1 phần ăn
11 Tỏi tây, khoai lang
& đậu Hà lan
10g tỏi tây, rửa sạch, thái nhỏ 80g khoai lang, gọt vỏ, tháI nhỏ 60ml nước dùngrau 10g đậu Hà lan
Cho tỏi tây & khoai lang vào nồi, cho nước dùng rau vào đun sôi Đun trong 15phút, rồi thêm đậu & tiếp tục đun trong 5 phút nữa Xay nhuyễn rồi lọc qua rây
1 phần ăn
12 Bí & Lê 150g bí gọt vỏ, bỏ lõi Hấp 12 phút 1/4 quả lê gọt vỏ, bỏ lõi Cho vào hấp cùng bí
5 phút nữa Xay nhuyễn rồi lọc qua rây
1 phần ăn
3 món bột cho bé ở lứa tuổi bắt đầu ăn dặm (bột loãng)
BỘT SỮA - BÍ ĐỎ (Một chén cung cấp 166 calo)
Nguyên liệu:
• Bột gạo 10g (2 muỗng canh gạt)
• Sữa bột – loại sữa bé vẫn thường dùng: 12g (3 muỗng canh gạt)
• Bí đỏ 30g (3 muỗng canh gạt)
• Dầu 2,5g (1/2 muỗng cà phê)
• Đường 10g (2 muỗng cà phê)
• Nuớc 200ml (lưng 1 chén)
Cách làm:
• Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn