Sot xuat huyet

5 412 0
Sot xuat huyet

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sot xuat huyet

Thuốc và Sức khoẻ ngày 23/04/2004 * Thông tin y dược TP Hồ Chí Minh: hai tuần nữa sẽ có vǎcxin phòng bệnh thuỷ đậu Nhiều bác sĩ không biết tên gốc của thuốc Nên uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày? Ǎn ít calo để sống lâu hơn * Cẩm nang y học Sốt xuất huyết và cách phòng tránh * Tư vấn sức khỏe Trẻ gầy còm chữa thế nào? * Thông tin y dược TP Hồ Chí Minh: hai tuần nữa sẽ có vǎcxin phòng bệnh thuỷ đậu Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, số bệnh nhân thủy đậu nhập viện không nhiều hơn nǎm trước: quí 1/2004 là 91 ca (so với quí 1/2003 là 163 ca), nhưng số mắc đến khám và điều trị tại các bệnh viện nhi có tǎng trong những tuần qua và hiện đang có chiều hướng giảm. Đây là diễn tiến bình thường, bệnh thường tǎng vào tháng hai, ba, tư hàng nǎm. Theo các bác sĩ, đây là bệnh tương đối lành tính, phụ huynh không nên quá lo lắng. Vǎcxin phòng bệnh sẽ được nhập về trong khoảng hai tuần tới. (TT) Nhiều bác sĩ không biết tên gốc của thuốc Hội nghị tổng kết hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị đã được Bộ Y tế tổ chức ngày 22/4, tại Hà Nội. Theo báo cáo của Vụ Điều trị (Bộ Y tế), hiện nay mới có 61% số sở y tế và 56% số bệnh viện trực thuộc Bộ thành lập đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện. Phần lớn các đơn vị chưa thực hiện nghiêm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn. Việc kê đơn thuốc theo tên gốc còn gặp khó khǎn do trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ biết tên biệt dược mà không biết tên gốc; còn tình trạng kê thuốc trùng lắp trong một đơn thuốc. Cá biệt có đơn thuốc, bác sĩ kê đến 500 viên cho một loại thuốc. (TN) Nên uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày? Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) Quảng cáo trên bản tin này sẽ được chuyển đến 27735 người trong ngày hôm nay. Dành cho thông báo cho thấy, uống từ 2-3 tách cà phê/ngày không hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, dùng một lượng cà phê (khoảng 100-150 ml cà phê loãng/ngày) có thể giúp ngừa nguy cơ hen suyễn, giảm 25% ung thư ruột kết, 45% bệnh sỏi mật, 80% sơ gan và gần 90% bệnh Parkinson. Trong khi đó, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Dinh dưỡng Anh khuyến cáo mọi người nên dùng nhiều loại nước khác nhau trong ngày như sữa, nước hoa quả . để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất các loại khoáng chất khác nhau. (TN) Ǎn ít calo để sống lâu hơn Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho biết, việc ǎn uống có chừng mực có thể làm tǎng tuổi thọ của con người. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thử nghiệm chế độ ǎn uống với hàm lượng calo rất thấp cho những người tình nguyện và nhận thấy, sau một thời gian thử nghiệm, những người này đều giảm đáng kể lượng cholesterol, huyết áp và các nhân tố khác có thể gây các bệnh về tim mạch, vốn là cǎn bệnh gây chết người nhiều nhất. Ngoài ra, các nhân tố dẫn đến các cǎn bệnh như tiểu đường, ung thư và Alzheimer cũng đều giảm mạnh. Theo nhóm nghiên cứu, đây là những bằng chứng mạnh mẽ nhất từ trước tới nay củng cố giả thuyết rằng việc ǎn ít calo có thể làm tǎng tuổi thọ của con người. (LĐ) * Cẩm nang y học Sốt xuất huyết và cách phòng tránh Mỗi nǎm trên thế giới có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết nhập viện, trong đó ít nhất 2,5% tử vong. Những thông tin gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy các nước châu A' đang phải đối phó với nguy cơ bùng phát của một dịch sốt xuất huyết mới. Tại Việt Nam, sự gia tǎng đột ngột các trường hợp sốt xuất huyết đang là một mối lo cho xã hội. Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền, đặc biệt phát triển tại các vùng nông thôn, nơi mà điều kiện vệ sinh môi trường kém. Cơ chế truyền bệnh Sốt xuất huyết là một bệnh do siêu vi khuẩn Dengue gây ra, bệnh truyền từ người này qua người khác do một loài muỗi vằn (cái) mang tên Aedes aegypti. Khi muỗi chích, mầm bệnh được truyền đi. Chỉ từ 2-7 ngày sau, người bệnh bắt đầu sốt . Bệnh có quanh nǎm, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa. Dù ngày nay y học phát triển, số người chết vì bệnh này ngày càng giảm đi đáng kể nhưng diễn biến của bệnh vẫn rất phức tạp, kể cả ở trẻ em và người lớn. Trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn, đặc biệt trẻ ở khu vực có nhiều muỗi, quanh các vùng sông rạch, nơi có nước ao tù nước đọng quanh nǎm. ở thành thị, những bồn chứa nước, bình hoa, hồ cá cũng có thể trở thành nơi Dành cho thông báo sản sinh muỗi . Dấu hiệu nhận biết Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi. - Trẻ nhỏ sốt cao, thường không đi kèm ho và sổ mũi. Mặc dù có uống thuốc hạ sốt, vài giờ sau trẻ lại tiếp tục sốt cao 38 -39 độ. Do vậy, người thân đừng quá sốt ruột khi bệnh sốt liên tục nhiều ngày. - Đôi khi có thêm dấu xuất huyết (thường là những chấm nhỏ mầu đỏ như đầu kim ở tay chân hay khắp người, có khi là những vết bầm hay bị chảy máu mũi .). - Trẻ lớn hơn thì thường sốt nhẹ, có khi nhức đầu, cảm thấy đau nhức ở sau mắt, nhức mỏi khắp người, đau các khớp và có các dấu xuất huyết. - Bệnh nhân có khi đau bụng dữ dội. Đau ở vùng dưới sườn bên phải. Nên làm gì? Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, lời khuyên của bác sĩ là: - Nằm nghỉ ở nơi thông thoáng. - Uống nước nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài hớp nhỏ, nếu có điều kiện, nên uống nước cam chanh pha ngọt (có sinh tố C). Nếu trẻ uống nước chanh chua quá dễ bị ói, người thân càng thêm lo âu. - Chỉ dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt (không uống aspirin hay các chất tương tự). - Đến khám bệnh mỗi ngày để theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng. Có khi phải đi xét nghiệm mỗi ngày. - Các diễn tiến khác của bệnh cần được thông báo đầy đủ cho bác sĩ để dễ theo dõi. Dấu hiệu bệnh nặng Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ nǎm của bệnh, bao gồm: - Đau nhiều ở vùng dưới sườn bên phải, có khi đau dữ dội. - Sốt rất cao, hoặc là vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt, môi tím tái, vẻ mặt lờ đờ. - Có khi đi đại tiện, phân mầu đen, ói ra máu, chảy máu mũi rất nhiều . - Bệnh nhân có thể ói nhiều lần, ói liên tục, vật vã, lạnh tay chân, tím các đầu ngón tay, ngón chân, xanh tái quanh môi, lờ đờ . Khi có một trong các dấu hiệu này, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện. Điều trị như thế nào? - Mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, chỉ dùng thuốc hạ nóng. Thầy thuốc có thể sẽ yêu cầu đến khám và theo dõi các xét nghiệm máu mỗi ngày. - Bệnh nặng hơn, cần nhập viện để dễ theo dõi, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ hơn và có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nhiều lần mỗi ngày. - Trường hợp trầm trọng, điều trị phức tạp hơn. Trong mọi trường hợp, cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của thầy thuốc. Hiện nay, người ta đang nghiên cứu thuốc chủng ngừa bệnh này, đang thử nghiệm tại Thái-lan và một số nước khác. Cách phòng tránh bệnh - Tốt nhất, tránh để muỗi chích: cần ngủ mùng ban ngày cũng như ban đêm. - Diệt muỗi, diệt lǎng quǎng. Lưu ý đậy kín các nơi chứa nước, tốt nhất, thay nước mỗi tuần hai lần những lu, bồn chứa nước, hồ cá. - Dọn dẹp sạch sẽ các khu vực quanh nhà, không để ao tù nước đọng. * Tư vấn sức khỏe Trẻ gầy còm chữa thế nào? Trẻ gầy còm do nhiều nguyên nhân: ǎn thiếu, ǎn uống không đúng cách hoặc không hợp vệ sinh. Có thể kiểm tra để tẩy giun cho trẻ, cho trẻ ǎn đúng cách . Trẻ gầy còm là trẻ nhỏ hơn trẻ cùng tuổi, gầy hơn trẻ cùng tuổi. Mức độ nặng là bụng to, rốn lồi, da nhǎn nheo, đen xạm, ít chịu chơi, hay quấy khóc, đại tiện lỏng, hay ốm vặt, lười nhác. Đi khám bác sĩ sẽ bảo là trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ chậm liền thóp, chậm mọc rǎng, chậm biết đi, chân cong thì cháu bị còi xương và suy dinh dưỡng. Nguyên nhân của gầy còm. Một là do ǎn uống thiếu. Gia đình không đủ ǎn, các cháu thiếu ǎn. Hai là cách cho ǎn không đúng, cháu ǎn vặt linh tinh, lúc cái củ, cái ngô, lúc quả mơ, lúc quả mận. Khi ǎn bốc bằng tay. Bàn tay nhiều đất bám. Thế là ǎn không sạch. Ǎn như vậy không tiêu được. Bụng không tiêu thì không ǎn được. Dẫn đến trẻ gầy còm. Bàn tay bẩn mang theo vi trùng như giun, sán . Vì giun sán mà thành đau bụng, tiêu chảy. Có nhiều giun trong bụng thì nó ǎn mất chất bổ nuôi người nên trẻ càng gầy. Tiêu chảy, đau bụng thì sinh chán ǎn mệt mỏi. Như vậy lại càng gầy còm hơn. Vậy làm thế nào để trẻ không gầy còm, ǎn nhiều, chóng lớn, ngoan và chǎm học. Trước hết phải giữ vệ sinh cho các cháu. Phải rửa sạch rau quả trước khi ǎn. Phải rửa tay trước khi cầm thức ǎn. Cho các cháu ǎn thành bữa - tùy tuổi. Trên 1 tuổi cho ǎn 6 bữa 1 ngày. Bữa nọ cách bữa kia 2 giờ. Trẻ 2-3 tuổi cho ǎn 5 bữa mỗi ngày. Bữa nọ cách bữa kia 3 giờ. Trẻ 4-6 tuổi cho ǎn 4 bữa một ngày. Các cháu càng ít tuổi càng cần ngủ nhiều. Cháu trên 1 tuổi ngủ 15 giờ trong ngày. 2-3 tuổi ngủ 13 giờ. 5-6 tuổi ngủ 12 giờ. Nếu cháu hay lấy tay gãi hậu môn, đêm ngủ hay chảy dãi ra bên mép, bụng to, rốn lồi hay đau bụng chung quanh rốn, đại tiện phân sống thì cần tẩy giun cho trẻ. Thuốc tẩy giun: Vỏ rễ cây xoan 6g x 3 gói, cam thảo 4g x 3gói, vỏ quýt 4g x 3 gói, hạt cau già 4g x 3 gói. Cho 1 bát nước (200ml) đun cạn còn 50ml, cho uống mỗi gói đun 1 lần uống lúc bụng còn đói. Hoặc dùng: - Hạt cây sử quân, bóc vỏ, bỏ đầu hạt 6g x 3 gói, hạt cau già 6g x 3g, vỏ vối 6g x 3 gói. Cho 1 bát nước (200ml) đun cạn còn 1 chén (50ml) cho uống. Mỗi ngày đem 1 gói đun liền 3 buổi sáng để uống. Sau khi uống thuốc 1 giờ mới cho ǎn. Sau tẩy giun có thể dùng thuốc bổ sau: - Củ mài rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng phơi khô. - Hạt đậu ván trắng, sao vàng. - Tất cả giã thành bột trộn với mật ong làm thành viên bằng quả nhãn. Mỗi ngày cho các cháu ǎn 6 viên. BTV thực hiện: Đoàn Kim Thảokimthao@vdc.com.vn Lập đăng ký mới Thay đổi đǎng ký hoặc ngừng sử dụng Dịch vụ VDC Newsletter Hỗ trợ font tiếng Việt Góp ý với Dịch vụ VDC Newsletter 2001 VDCmedia (Vietnam Datacommunication Company. All rights reserved.)

Ngày đăng: 14/08/2013, 12:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan