1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Sốt xuất huyết: Những ngộ nhận chết người pptx

5 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 125,1 KB

Nội dung

Sốt xuất huyết: Những ngộ nhận chết người Theo bộ Y tế, sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát thành dịch ở nhiều nơi. Bên cạnh hậu quả do bệnh gây ra, những hiểu biết và xử lý bệnh không đúng cách, cũng góp phần làm cho tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm ở nước ta, đặc biệt gia tăng vào những tháng mùa mưa. Từ nhiều năm qua, sốt xuất huyết luôn là gánh nặng cho ngành y tế và là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm siêu vi trùng cấp tính do bốn týp huyết thanh virút Dengue gây ra. Bệnh nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em. Nhiễm virút Dengue có thể gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng, nhẹ nhất là sốt nhẹ không phân biệt được với bệnh cảm cúm thông thường, hoặc gây ra bệnh sốt Dengue với biểu hiện sốt có thể kèm xuất huyết nhưng không gây ra hiện tượng cô đặc máu và truỵ tim mạch. Dạng nặng nhất là bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể gây ra truỵ tim mạch (sốc) và tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Có phải sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở trẻ tuổi đi học? Bệnh sốt xuất huyết không chỉ xảy ra ở trẻ tuổi đi học mà tất cả mọi người, từ sơ sinh đến người lớn, đều có thể bị sốt xuất huyết. Hiện ở các tỉnh phía Nam, khoảng 70% bệnh nhân sốt xuất huyết là trẻ 15 tuổi trở xuống, 30% trường hợp còn lại là ở người lớn và trẻ lớn trên 15 tuổi. Bệnh sốt xuất huyết chỉ có biểu hiện sốt cao và chỉ khi trẻ sốt cao mới phải đi thử máu để chẩn đoán bệnh? Các dấu hiệu của sốt xuất huyết thường là trẻ sốt cao liên tục từ 2 – 7 ngày; có biểu hiện xuất huyết như chấm hoặc mảng xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, tiêu phân đen. Một số trẻ có biểu hiện truỵ tim mạch xảy ra từ ngày thứ ba đến hết ngày thứ sáu của bệnh khi trẻ hết sốt và có biểu hiện li bì hoặc bứt rứt, đau bụng; tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhẹ, khó bắt; tụt huyết áp hoặc huyết áp không đo được. Thử máu cho thấy dung tích hồng cầu tăng (cô đặc máu) và số lượng tiểu cầu giảm. Đối với các trẻ sốt cao liên tục từ ngày thứ ba trở đi, phụ huynh nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết và nên đưa các cháu đến khám tại các cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc. Theo diễn tiến của sốt xuất huyết, hiện tượng cô đặc máu và tiểu cầu giảm thường bắt đầu xảy ra từ ngày thứ ba của bệnh, do đó mà các bác sĩ thường cho các cháu thử máu từ ngày thứ ba trở đi. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp bác sĩ vẫn có thể chỉ định thử máu sớm hơn để loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng khác gây sốt. Cạo gió, uống Aspirine trị được sốt xuất huyết? Khi trẻ bị sốt cao có thể cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều dùng từ 10 – 15mg cho mỗi ký cân nặng, uống từ 3 – 4 lần trong 24 giờ. Có thể lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao làm kinh. Nên cho các cháu uống nhiều nước (nước cam, nước chanh, oresol, nước chín nguội), cho ăn thức ăn lỏng nhẹ, nằm nghỉ ngơi. Không nên cạo gió, cắt lể làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho cháu. Đặc biệt, không tự ý cho uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày nguy hiểm. Có thể phòng ngừa bằng vắcxin? Bệnh sốt xuất huyết tuy xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất vẫn là vào mùa mưa. Sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành do bị muỗi vằn đốt. Muỗi này sống trong nhà, đẻ trứng trong nước sạch và đốt trẻ vào ban ngày và sẩm tối. Hiện vẫn chưa có vắcxin chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau: diệt muỗi, diệt lăng quăng bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy kín lu, vại, hồ chứa nước; dẹp bỏ các vật chứa nước khác như vỏ xe cũ, gáo dừa, lọ hoa; phun thuốc diệt muỗi. Cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mùng, thoa kem chống muỗi. Các dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết Trẻ ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt. Tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi. Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu ra máu. Trẻ hết sốt mà có một trong các dấu hiệu trở nặng này, phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay để điều trị kịp thời. Khi trẻ bị sốt xuất huyết, phải theo dõi sát. Thời điểm nguy hiểm nhất là lúc trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh), trẻ có thể trở nặng, bị sốc dẫn đến tử vong nhanh nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời. . Sốt xuất huyết: Những ngộ nhận chết người Theo bộ Y tế, sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát thành. tuổi đi học? Bệnh sốt xuất huyết không chỉ xảy ra ở trẻ tuổi đi học mà tất cả mọi người, từ sơ sinh đến người lớn, đều có thể bị sốt xuất huyết. Hiện

Ngày đăng: 26/01/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w