1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

an uong khi tieu chay

2 908 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 32,5 KB

Nội dung

ăn uống khi tiêu chảy

Trang 1

BS Nguyễn Lân Đính

TC Thuốc & Sức khoẻ số 144 (15/07/1999)

Khi trẻ em bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ lúng túng không biết xử trí cách nào cho cháu

bé mau cầm tiêu chảy, trở lại bình thường Trẻ càng nhỏ, như đang bú mẹ mấy tháng đầu, bà mẹ lại càng thắc mắc: có phải ngưng cho bú, ngừng cách nuôi dưỡng bình thường để thay thế bằng một phép kiêng cữ đối phó chăng?

Có bà mẹ chỉ cho ăn nước cháo với đường hay muối kèm với thuốc cầm tiêu chảy Nếu chẳng may, tiêu chảy kéo dài thì cứ thế mà tiếp tục vài ngày cho tới trên 10 ngày: kết quả là bé bị suy dinh dưỡng phải đưa vào bệnh viện truyền tĩnh mạch Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới, sau nhiều năm nghiên cứu, đã đưa ra một phác đồ điều trị tiêu chảy rất đơn giản và hiệu nghiệm, dựa vào những điểm chính yếu sau đây:

Ưu tiên một là bù nước:

Tiêu chảy là mất nước và muối, phải bù lại càng sớm càng tốt, ngay sau lần đi ỉa lỏng đầu tiên Cứ sau mỗi lần tiêu chảy là cho uống bù nước liền (xem phần dưới) Trẻ dưới 6 tháng, nếu còn bú mẹ thì cứ tiếp tục cho bú mẹ Nếu bú bình thì cũng tiếp tục cho bú nhưng pha loãng sữa bột với nước chín: thường đong bao nhiêu muỗng (thìa) lường sữa cho vào một bình, thì chỉ đong 1/2 thôi (vẫn giữ nguyên lượng nước)

và cho bú nhiều cữ hơn, ít nhất là 3 giờ một lần Trong trường hợp tiêu chảy nhiều hơn, thì cần tạm thời chuyển sang một công thức sữa chua hay yaourt Cho trẻ lớn hơn, dưới 2 tuổi mỗi lần cho uống từ 1/4 đến 1/2 tách dung dịch bù nước; cho trẻ lớn hơn - từ 2 đến 10 tuổi - thì cho uống mỗi lần từ 1/2 tách đến 1 tách; cho trẻ trên 10 tuổi và người lớn thì lượng nhiều hơn, tuỳ thích

Uống gì? Uống hỗn hợp muối - đường Cần pha hỗn hợp muối - đường (Oresol) với

đúng 1 lít nước để cho uống dần dần (nếu không mua được Oresol có thể thay thế bằng 1 muỗng cà phê (loại 5cc, sâu, bằng inox) gạt muối và 8 muỗng cà phê gạt đường cát cho 1 lít nước chín Một lít nước dừa thêm một chút muối cũng có giá trị tương đương Viên Hydrite được điều chế để pha với 200ml nước cũng tiện dụng cho những trường hợp mới bắt đầu tiêu chảy; mới thấy xuất hiện, pha ngay, cho uống liền, có thể không phải dùng đến viên thứ 2 đã cầm rồi - đỡ tốn thuốc

Cháo muối, cháo ăn liền, cháo cà rốt

* Cháo muối: Một nắm gạo để nấu cháo với 2 bát nước và một nhúm muối cũng có tác dụng giống như dung dịch muối đường trên đây; lưu ý phải ăn cả nước lẫn xác và chỉ để uống bù nước mất đi thôi - không coi đó là thức ăn được

* Cháo ăn liền: Hiện nay, đã có mặt trên thị trường, sản phẩm cháo ăn liền tiết kiệm được thời gian nấu cháo, chỉ cần có nước sôi là thực hiện được chén cháo + muối

* Cháo cà rốt: Sau đây là một "công thức phối hợp Đông Tây y" dễ thực hiện: 30g cháo ăn liền (tương đương với 1 nắm gạo) + 30g cà rốt (tương đương với 3 lóng ngón tay cà rốt, nguyên vỏ, rửa sạch xắt nhỏ) + 1 muỗng cà phê nước mắm + 2 lát gừng (0,2g) = 1 chén cháo cà rốt đem lại chút pectin cho mau "chặt phân" và cũng

có một chút muối (1,25g) do nước mắm mang lại Gừng có tác dụng làm "ấm bụng", mau cầm tiêu chảy hơn

Từ ngày thứ hai cháo gà

GS Molla, chuyên viên Trung tâm chống tiêu chảy quốc tế, đóng ở Băngladesh, trong một đợt tập huấn tại BV Nhi đồng I, đã nêu lên lợi ích của cháo thịt gà băm nhỏ trong quá trình điều trị tiêu chảy Khỏi tiêu chảy, cho ăn bình thường trở lại có nghĩa

là khẩu phần vẫn gồm đủ 4 loại thức ăn

* Giàu bột đường: cơm, bánh mì, khoai…

* Giàu chất béo: là có thêm dầu hay mỡ;

* Giàu chất đạm: là có thịt, cá, trứng hay đậu khô, tàu hũ;

* Giàu muối khoáng và sinh tố: tức là rau và trái cây

Cẩn thận là về vấn đề vệ sinh: tốt nhất là thức ăn đã nấu chín (như vậy là diệt vi trùng rồi), mềm, nhừ, dễ tiêu Tránh ăn sống và có nhiều chất xơ vẫn có tiếng là

Trang 2

nhuận trường, điều nên kiêng trong thời gian tiêu chảy Chuối chín cây nhất là chuối

sứ thì miễn là vỏ còn nguyên vẹn trước khi lột, bóc bỏ - cũng có thể ăn được Nếu tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày thì không những là ăn uống bình thường trở lại như trước khi bị bệnh, mà nên cho ăn bồi dưỡng thêm số bữa, và ăn có chất lượng mỗi bữa để mau lại sức Nguyên tắc bồi dưỡng là: ăn đủ 4 loại bột, béo, đạm, rau; ăn cân đối trọng lượng giữa đạm: béo: bột đường sao cho đạt tỷ lệ 1:4-5 (Thức ăn bổ nhất về mặt đạm là trứng và sữa Ngoài ra có gan, cật và tim bổ hơn thịt bắp Về mặt muối khoáng - sinh tố: rau, trái cây đậm màu xanh, đỏ, vàng bổ hơn các thứ có màu trắng hay lợt.)

Ăn có đậm độ năng lượng cao: thí dụ phối hợp sao cho đạt 1g/2Calo thì mau lấy lại sức, tăng cân dễ

Một công thức để mau lại sức

Bạn có thể trộn đầu, (không cần thêm nước) trong một thố, có nắp đậy

Sữa đặc có đường 1 hộp

Sữa bột béo 130g Bột cacao nguyên chất 5g

(khoảng 1 muỗng cà phê vun)

Rồi đem chứng cách thủy trong nửa giờ, rồi để dành trong tủ lạnh để cho ăn thêm trong vòng 4 ngày Nếu ngoài các bữa ăn hàng ngày, chỉ cần cho ăn "bồi dưỡng" 133g "kẹo bổ dinh dưỡng" mỗi ngày, đứa trẻ thiếu cân sẽ nạp vào người thêm được gần 500 Calo theo cân đối trọng lượng tối ưu: 1 4 giữa đạm, béo và bột đường, và

sẽ có khả năng tăng cân 1/2kg mỗi tuần - chóng thoát ra khỏi kênh B (nếu suy dinh dưỡng độ I) và trở lại tình trạng dinh dưỡng bình thường và an toàn của "con đường sức khoẻ"

Ngày đăng: 14/08/2013, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w