Ăn uống khi tiêu chảy Kiêng cữ quá mức sẽ làm bệnh nhân suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh, tăng tỉ lệ bệnh và tử vong Bệnh nhân tả và tiêu chảy cấp đang tăng cao khiến người dân lo lắng. Cần hiểu đa số tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể và lây lan theo con đường phân-miệng, nghĩa là nguồn bệnh vào cơ thể từ miệng, theo phân của bệnh nhân thải ra môi trường và tiếp tục lây sang bệnh nhân khác theo con đường này. Quan trọng là bù nước, điện giải Tiêu chảy cấp có thể do virus, vi trùng, độc tố của các vi sinh vật gây ra rối loạn hấp thu và bài tiết nước, điện giải tại ruột. Hậu quả là gây ra mất nước, Na, K, tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến suy dinh dưỡng, xâm nhập của tác nhân gây bệnh và vi khuẩn khác trong đường ruột gây ra nhiễm trùng lan rộng trong cơ thể. Vai trò của dinh dưỡng trong hoàn cảnh này vì thế phải bù đủ nước, muối khoáng, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mau lành bệnh, hạn chế tử vong và quan trọng nhất là phòng bệnh. Tuy nhiên, lưu ý là không nên bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt vì nồng độ đường quá cao mà lượng điện giải quá thấp, áp lực thẩm thấu cao từ đường gây tiêu chảy nặng hơn và gây chướng bụng. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều chất xơ (rau, củ, quả ) và đường đơn giản (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt ) để giảm kích thích ruột. Không quá kiêng cữ Khi bị tiêu chảy quá nặng hoặc kéo dài, tế bào niêm mạc ruột tổn thương làm giảm tiết men lactase giúp tiêu hóa loại đường lactose có trong sữa có thể phải ngưng sữa hoặc chuyển chobệnh nhân uống sữa không có lactose. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần ăn uống đủ chất, đủ năng lượng, đạm, loại chất béo dễ tiêu hóa (dầu thực vật), khoáng chất và vitamin. Các chất đạm, kẽm, vitamin từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Tránh kiêng cữ quá mức hoặc chỉ cho ăn cháo muối hay cháo đường sẽ làm bệnh nhân suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và khả năng chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Để phòng ngừa tả và tiêu chảy cấp, vệ sinh ăn uống là quan trọng nhất. Những bệnh nhânmắc tả gần đây sống trên ghe thuyền, thải chất thải trực tiếp xuống sông rạch làm nguy cơ lây lan rất lớn. Nếu sử dụng nước nhiễm nguồn bệnh để uống hay rửa, chế biến thức ăn hoặc ăn phải thức ăn nhiễm nguồn bệnh thì rất dễ mắc bệnh và lây lan. Rất nhiều người không biểu hiện bệnh nhưng có mang tác nhân gây bệnh tiêu chảy trong ruột và vẫn thải nguồn bệnh ra môi trường. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Chế độ ăn uống vệ sinh, hợp lý và cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật. Nguyên tắc: Đun sôi, nấu chín, gọt vỏ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đưa ra lời khuyên cho khách du lịch đi đến vùng có nguy cơ bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả cao như sau: “Boil it, cook it, peel it, or forget it”, nghĩa làhãy đun sôi, nấu chín, gọt vỏ, còn không thì đừng ăn. Cụ thểchúng ta phải thực hiện: - Chỉ uống nước đun sôi hay đã xử lý bằng chlo hay iod. - Trà và cà phê phải pha bằng nước đun sôi, khi uống nước có gas hay nước giải khát không dùng đá. - Chỉ ăn các thức ăn phải được nấu chín và ăn khi còn nóng, chỉ ăn trái cây do chính mình gọt vỏ. - Không ăn cá và hải sản tái, rau sống và salad hoặc ăn uống ở lề đường. . Ăn uống khi tiêu chảy Kiêng cữ quá mức sẽ làm bệnh nhân suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh, tăng tỉ lệ bệnh và tử vong Bệnh nhân tả và tiêu chảy cấp đang tăng cao khi n người. nước đun sôi, khi uống nước có gas hay nước giải khát không dùng đá. - Chỉ ăn các thức ăn phải được nấu chín và ăn khi còn nóng, chỉ ăn trái cây do chính mình gọt vỏ. - Không ăn cá và hải. bệnh để uống hay rửa, chế biến thức ăn hoặc ăn phải thức ăn nhiễm nguồn bệnh thì rất dễ mắc bệnh và lây lan. Rất nhiều người không biểu hiện bệnh nhưng có mang tác nhân gây bệnh tiêu chảy trong