Cách cho trẻ ăn, uống khi bị tiêu chảy Vào lúc chuyển mùa như hiện nay, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virus, viêm họng, viêm tai giữa, do dùng kháng sinh… thường kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Tiêu chảy thường khiến trẻ suy nhược, mất nước, gầy yếu. Trong một số trường hợp tiêu chảy, trẻ nôn mửa và truỵ tim mạch nhanh, dẫn đến suy thận. Nhiều trường hợp do không được điều trị kịp thời hoặc gia đình tự chữa bệnh cho con có thể dẫn đến tử vong. Uống nước: tiêu chảy nhiều hơn nhưng mau khỏi Với bệnh tiêu chảy thông thường, nhiều gia đình rất chủ quan tự điều trị cho trẻ tại nhà. Các cách điều trị của các bậc phụ huynh rất sơ khai theo kiểu kinh nghiệm truyền miệng và “sáng tạo” một cách khó tin. Có người khi thấy con bị tiêu chảy nghe hàng xóm mách uống nước ngọt và nước trái cây rất hiệu nghiệm đã vội cho con uống. Nhưng bệnh chẳng thấy giảm, chỉ khi thấy con nôn mửa, tiêu chảy nhiều hơn và lả đi mới vội vàng đem con đến bệnh viện. Có nhiều gia đình thì sợ con uống nhiều nước sẽ càng “chảy” nhiều đã không cho trẻ uống một tí nước nào. Theo BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM thì đây là quan niệm sai lầm và sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ. BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cũng cho biết, bệnh tiêu chảy trẻ em nguy hiểm nhất là sợ mất nước và mất điện giải. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy phải bù nước ngay trước khi đưa đến bệnh viện. BS. Lộc lưu ý các bậc cha mẹ khi bù nước cho trẻ bằng dung dịch ozeron nên dùng loại mới, vì loại ozeron sản xuất trước đây có áp lực thẩm thấu kém hơn. Khi pha ozeron phải đảm bảo pha trong đúng 1 gói 1 lít nước đun sôi để nguội; trước khi cho trẻ uống phải lắc đều, trong vòng 24 giờ phải uống hết, quá thời gian trên còn thừa phải đổ đi. Các bác sĩ tại khoa điều trị tích cực BV Nhi TƯ cũng khuyến cáo, khi bị tiêu chảy nên cho trẻ “ăn ít uống nhiều”. Tránh thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá ; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận mà nên cho trẻ uống nhiều nước. Do cơ thể trẻ thải ra quá nhiều nước nên cần uống để bù lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô và dẫn đến bệnh khác. Nước có tác dụng như chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Nên cho trẻ ăn gì khi mắc bệnh? Nhiều người không cho con ăn rau, dầu mỡ, hoa quả, tôm cá khi trẻ bị tiêu chảy, vì cho rằng những thức ăn này khó tiêu, chua hoặc tanh. Có người mẹ đang cho con bú thấy con bị tiêu chảy liền chữa bệnh cho con bằng cách… chỉ ăn cơm với muối. Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ ăn uống như bình thường, nhằm giúp trẻ có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Nếu trẻ đang bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng số lần bú. Ngoài đảm bảo dinh dưỡng, điều này còn có tác dụng chống mất nước do tiêu chảy. Nên cho trẻ ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thức ăn cho trẻ phải được nghiền nhỏ, nấu hơi loãng hơn thường ngày. Mỗi bữa ăn cần có đủ chất bột như gạo, khoai lang; thức ăn cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng; thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng như rau xanh và quả chín. Trẻ khi bị tiêu chảy thường chán ăn. Các bậc cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và kiên trì động viên, khuyến khích trẻ ăn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép chưa nấu chín và không uống nước lã. Tốt nhất là các loại thức ăn thì nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không nên ăn thức ăn tuy đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu, nhất là không được bảo quản cẩn thận. Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn. Bệnh nguy hiểm vì không thấy đau bụng Theo BS Nguyễn Văn Lộc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ. Trẻ mắc bệnh do ăn đồ thiu, đồ nguội, không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn nhiều quá những thức ăn không đúng với lứa tuổi. Tiêu chảy do nhiễm virus rota là hay gặp nhất. Khi trẻ tiêu chảy có máu nhầy ở phân là do lỵ amid và đi ngoài ra nước như nước rửa thịt là do lỵ trực trùng. Trẻ cũng bị tiêu chảy do siêu vi trùng, nấm, tưa miệng. Nếu tiêu chảy do ăn nhiều chất có acid sẽ thấy xung quanh hậu môn của trẻ đỏ, rát. Đối với bệnh tiêu chảy có vi khuẩn tả, BS Lộc cảnh báo: Bệnh nguy hiểm vì nó không có triệu chứng đau bụng. Cần lưu ý khi trẻ đi ngoài sẽ chảy như tháo cống, nước đục như nước vo gạo. Trẻ sẽ nôn mửa và truỵ tim mạch nhanh và dẫn đến suy thận trước thận (yếu tố không phải do thận làm sự cung cấp máu cho thận bị giảm). Trẻ mắc tiêu chảy có vi khuẩn tả do tiếp xúc với nguồn lây như người trong gia đình hoặc xung quanh mắc bệnh, do ăn những thức ăn nhiễm vi khuẩn tả. Về cách xử trí, BS Lộc cho hay: nếu trẻ mắc tiêu chảy, cha mẹ phải cho trẻ uống bù nước ngay, trước khi đưa con đến bệnh viện. Với trẻ mắc tiêu chảy do vi khuẩn tả phải đưa ngay đến bệnh viện để được truyền nước, cách ly trẻ và báo với cơ quan y tế tẩy trùng trong nhà và xung quanh khu vực bệnh nhân ở. BS Lộc nhấn mạnh: Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắt trũng sâu, mạch nhanh nhỏ khó nắm bắt, không đi tiểu được (do cơ thể không đủ nước), li bì phải nhập viện ngay tránh nguy cơ tử vong. . Cách cho trẻ ăn, uống khi bị tiêu chảy V o lúc chuyển mùa như hiện nay, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virus, viêm họng, viêm tai giữa, do dùng kháng. trí, BS Lộc cho hay: nếu trẻ mắc tiêu chảy, cha mẹ phải cho trẻ uống bù nước ngay, trước khi đưa con đến bệnh viện. V i trẻ mắc tiêu chảy do vi khuẩn tả phải đưa ngay đến bệnh viện để được. khi n trẻ lâu bình phục hơn, v những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa v tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. V v y, cần tiếp tục cho trẻ ăn uống