Du lịch hướng tới chuyên nghiệp hóa.
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ ngành Du lịch một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương? Đây là vấn đề cốt lõi mà đề án “Tập trung xây dựng mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành Du lịch” đặt ra và nghiên cứu. Theo kiến nghị của nhóm tư vấn, để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghiệp vụ phục vụ yêu cầu ngày càng cao của du khách, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch, cần xây dựng mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức lại các khóa đào tạo, tăng cường sự liên kết trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tăng số lượng lao động có kỹ năng làm việc trong ngành Du lịch và nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở công lập.Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo là sự chấp nhận của người sử dụng lao động và tỷ lệ tìm được việc làm. Thời gian qua, các cơ sở dạy nghề tại Nha Trang đã cung cấp một nguồn nhân lực đáng kể cho các DN kinh doanh du lịch với số lượng khoảng 1.800 sinh viên (SV). Tuy chưa có cuộc điều tra nào về tỷ lệ tìm được việc làm “đúng ngành, đúng nghề” của SV sau ra trường và đánh giá của các nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo, song qua khảo sát, có đến 30% DN lựa chọn hình thức tuyển dụng nhân viên trực tiếp từ các trường dạy nghề. Đây là điều đáng mừng vì nó thể hiện sự quan tâm của DN đến chất lượng đào tạo của các trường. Đại diện của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang cho biết: Nhiều SV của trường sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm tại các khu du lịch cao cấp như Vinpearl Land, Diamond Bay… Các khu nghỉ mát này cũng đã làm việc với trường để “đặt hàng” và tuyển dụng trực tiếp tại trường.Tuy nhiên so với yêu cầu, thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này hiện vẫn còn một số tồn tại mà nguyên nhân là do ngành Du lịch phát triển quá nhanh và quá “nóng”, khiến ngành đào tạo theo không kịp. Các trường có đào tạo nghiệp vụ du lịch hiện nay đều là những trường đào tạo đa ngành và du lịch là ngành mới bổ sung sau nên chưa có giáo trình chuẩn để đào tạo nghiệp vụ về du lịch; giáo viên thiếu trầm trọng cả về lượng lẫn về chất, cơ sở vật chất về thực hành cũng thiếu. Ngoài ra, lĩnh vực này còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong việc phát triển đào tạo nên trường không biết được yêu cầu thực tế của DN; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo trong việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với quy hoạch đào tạo, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành.Sự hình thành của nền kinh tế toàn cầu đã tạo nên các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận bởi các quốc gia, trong đó có tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong ngành Du lịch. Với thị trường mục tiêu là khách du lịch quốc tế cao cấp, Khánh Hòa phải chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân lực có kỹ năng đáp ứng được chất lượng dịch vụ tương đương quốc tế. Chính vì vậy, một trong các kiến nghị của nhóm tư vấn là các cơ sở dạy nghề công lập phải từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước nên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở thực hành cho các trường, đây là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để tiết kiệm chi phí chung cho xã hội, đồng thời tăng cường hợp tác với DN để tạo điều kiện cho SV thực tập tại DN. Chương trình đào tạo nghề hiện nay cần phải được đổi mới và cập nhật để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của ngành Du lịch, không những của Việt Nam mà còn hướng tới đáp ứng được tiêu chuẩn chung của các nước trong khu vực. Nếu có điều kiện, nhà trường nên mở thêm trung tâm sản xuất và thực hành để tạo các dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo, giúp SV có điều kiện thực tập, vừa tạo thêm kinh phí cho trường. Trước mắt, có thể cung cấp dịch vụ lữ hành trong khi chưa có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ về nhà hàng và khách sạn; tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng và đổi mới giáo trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư liệu, trao đổi giáo viên, SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường nên có cuộc khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ phía SV đã tốt nghiệp, DN tuyển dụng… về kỹ năng nghiệp vụ SV còn thiếu khi đi làm để có những điều chỉnh thích hợp và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho DN…Hiện nay, đào tạo lại là một nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ DN nào. Điều này lại càng đặc biệt cần thiết với nguồn nhân lực du lịch Khánh Hòa hiện nay đang trong tình trạng “thừa mà thiếu”, thừa người không biết làm việc, thiếu người có kỹ năng. Nhiều DN tựï tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh của mình, các khách sạn 4 – 5 sao tại Nha Trang đều thuê công ty quản lý nước ngoài cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn, đồng thời đào tạo luôn đội ngũ nhân viên tại chỗ theo tiêu chuẩn của chính họ như Sofitel, Novotel, Melia, Six Senses của khu nghỉ mát Ana Mandara… Các DN đánh giá rằng hình thức đào tạo này giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí và theo dõi, đánh giá được kết quả học tập của nhân viên. Các đơn vị tổ chức đào tạo hiện nay nên có thêm các khóa đào tạo có chủ đề DN quan tâm như kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, quản trị nhóm, marketing về du lịch… Ngoài ra, với quy mô tuyển sinh và đào tạo như hiện nay sẽ không thể đáp ứng đủ cho kế hoạch phát triển ngành trong vòng 3 năm đến. Do vậy, Trung tâm Xúc tiến du lịch cần tổ chức các cuộc vận động giới thiệu về nghề nghiệp trong ngành Du lịch và triển khai ngay kế hoạch marketing cho việc tuyển sinh vào ngành Du lịch tại các trường phổ thông trung học và cộng đồng dân cư. Khi lượng SV đăng ký theo học nghề du lịch cao thì thị trường cung cấp dịch vụ đào tạo sẽ phát triển phù hợp.Đây là lần đầu tiên, ngành Du lịch tổ chức nghiên cứu một đề án liên quan đến một vấn đề rất quan trọng của ngành. Việc nhận thức đầy đủ các yếu tố đang tác động xấu và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho ngành Du lịch Khánh Hòa có giải pháp phát triển tích cực hơn, hiệu quả hơn. Bởi lẽ ngành Du lịch ở nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp so với một số nước trên thế giới. Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và trình độ nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Hy vọng khi được phê duyệt, đề án này sẽ là cơ sở nghiên cứu để Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xem xét, lựa chọn và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh.(Theo Báo Khánh Hoà) . Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang cho biết: Nhiều SV của trường sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm tại các khu du lịch cao cấp như. nguyên nhân là do ngành Du lịch phát triển quá nhanh và quá “nóng”, khiến ngành đào tạo theo không kịp. Các trường có đào tạo nghiệp vụ du lịch hiện nay đều