1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

120 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN SƠN TÙNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI

TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Trần Sơn Tùng Người hướng dẫn: TS Lý Hoàng Phú

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học cùngtập thể các giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã trang bị cho tôinhững kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã được sự chỉ dẫn tận tình của TS.LýHoàng Phú Tôi xin gửi tới TS.Lý Hoàng Phú lời cảm ơn chân trọng nhất!

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ sở Kế hoạch và đầu

tư, Sở tài nguyên Môi trường của tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện chotôi trong việc thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các bạn, đồng nghiệp vàgia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Sơn Tùng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập chưa từng đượccông bố Các số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu chính thống từ các cá nhân, đơn

vị, tổ chức trong nước và quốc tế Nếu sai, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Sơn Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH VẼ v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ix

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ FDI 8

1.1 Tổng quan về phát triển bền vững 8

1.1.1 Khái niệm và nội dung phát triển bền vững 8

1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững 15

1.2 Tổng quan về FDI 20

1.2.1 Khái niệm FDI 20

1.2.2 Các hình thức của FDI 23

1.2.3 Các phương thức thâm nhập của FDI 26

1.2.4 Đo lường FDI 27

1.2.5 Vai trò của FDI 30

1.3 Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững 32

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững 32

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI nhằm phát triển bền vững 35

1.3.3 Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 45

2.1 Giới thiệu tỉnh Quảng Ninh 45

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 45

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 49

Trang 6

2.2 Thực trạng thu hút vốn FDI tại Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017 51

2.2.1 Yêu cầu trong công tác thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh 51

2.2.2 Tình hình cấp phép đầu tư 55

2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư 57

2.3 Đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh 59

2.3.1 Tác động tích cực của FDI đến phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh 59 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế liên quan đến đóng góp của FDI đến phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh 72

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN TỚI 80

3.1 Định hướng tăng cường thu hút FDI của nhà nước 80

3.2 Định hướng tăng cường thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh 82

3.2.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030 82

3.2.2 Một số định hướng cơ bản thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh 84

3.3 Một số kiến nghị, đề xuất giải pháp 89

3.3.1 Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương 89

3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 97

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường 10Hình 1.2: Tiếp cận phát triển bền vững 11

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 58Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành nghề 58Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và sản lượng bình quân đầu người(GRDP/người) của tỉnh Quảng Ninh năm 2010 đến 2017 61Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ GRDP/người theo FDI 62Biểu đồ 2.5: Vốn FDI và tỷ lệ nghèo đói tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010-2017 63Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn FDI và sản lượng CO2ở tỉnh Quảng Ninh năm 2010-2017 67Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa sản lượng CO2và FDI 68Biểu đồ 2.8: Diễn biến nồng độ SO2trong không khí tại khu vực chịu tác động củahoạt động khoáng sản 69Biểu đồ 2.9: Diễn biến nồng độ NO2trong không khí tại khu vực chịu tác động củahoạt động khoáng sản 69

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thành phần rộng của phát triển bền vững 12

Bảng 1.2: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về kinh tế 17

Bảng 1.3: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về xã hội 18

Bảng 1.4: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về môi trường 19

Bảng 2.1: Vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017 59

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện 1 số dự án có vốn đầu tư nước ngoài năm 2017 60

Bảng 2.3: Ma trận hệ số tương quan giữa FDI và GRDP/người 62

Bảng 2.4: FDI và tỷ lệ lao động trong khu vực FDI tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017 63

Bảng 2.5: Mạ trận hệ số tương quan giữa FDI và tỷ lệ hộ nghèo 64

Bảng 2.6: Ma trận hệ số tương quan giữa FDI và lượng khí CO2 67

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

IUCN Liên minh bảo tồn thế giới có trụ sở ở Thụy Sĩ

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, việc đẩy mạnh thu hútnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước tanói chung và ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đặc biệt là những đóng góp của FDI cho

sự phát triển bền vững của tỉnh còn có nhiều hạn chế Do đó, để đi sâu nghiên cứu

về những đóng góp tích cực cũng như những vấn đề tiêu cực của nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh để từ đó đềxuất những giải pháp thích hợp nhằm thu hút FDI phục vụ mục tiêu phát triển bền

vững, tác giả đã thực hiện luận văn với đề tài: “Thu hút FDI hướng tới phát triển

bền vững tại tỉnh Quảng Ninh”.

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên khái niệm, tính chất của nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài Chương này tác giải cũng làm rõ khái niệm của phát triển bềnvững, các khía cạnh của phát triển bền vững và mỗi liên hệ giữa FDI và phát triểnbền vững cùng với những chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển bền vững

Trong chương 2, tác giả đã khái quát toàn bộ tình hình đầu tư trực tiếp nướcngoài tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017 để thấy được những điểm tích cực

và hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh Quảng Ninh nhằm phát triển bền vững tỉnh

Trong chương 3, tác giả nghiên cứu về những định hướng phát triển của tỉnhQuảng Ninh trong thời gian tới Đồng thời, trên cơ sở phân tích những hạn chếtrong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển bềnvững tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với chính quyền địaphương và nhà nước nhằm cải thiện việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàichất lượng cao vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu phát triển bền vững cả về

3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệdiễn ra mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như ViệtNam

Quảng Ninh là thành phố nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế trọngđiểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đầu mối giao thông quan trọngtrong giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế Quảng Ninh hội tụ những điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sảnxuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trongnước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDPcủa cả nước

Với những lợi thế riêng biệt, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh là mộttrong những địa phương dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án và quy môvốn đầu tư Sự tham gia của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhữngđóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như kíchthích sự phát triển đồng bộ, hoàn thiện cấu trúc phát triển kinh tế và từng bước hoànchỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng laođộng tại địa phương và các địa phương khác di chuyển tới, nâng thu nhập của ngườidân, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục, góp phần không nhỏ vàonguồn thu Ngân sách nhà nước của Quảng Ninh

Mặc dù kết quả thu hút FDI vào tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua là rấtkhả quan, nhưng hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ônhiễm môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện Sốlượng và quy mô dụ án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cấp nước

và xử lý chất thải, y yế và trợ giúp xã hội…còn rất nhỏ bé Vì vậy để đáp ứng chủtrương của nhà nước trong việc cải thiện chất lượng FDI nhằm phát triển bền vững

Trang 13

về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường thì đây thực sự là một vấn đề rất khó khănđối với nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng do ảnh hưởng của nhiềuyếu tố khác nhau như môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, công tác quản lý nhànước hay chính từ quan điểm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Chính vì vậy

việc nghiên cứu đề tài: “Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng

Ninh” là một vấn đề thiết thực có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, giúp cho tỉnh

Quảng Ninh đánh giá đúng thực trạng thu hút và sự dụng nguồn vốn FDI tại tỉnh,qua đó đó có những biện pháp nhằm thu hút và sử dụng ngồn vốn FDI hiệu quả đểphát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, cónhiều cuốn sách, bài nghiên cứu, bài báo trên thế giới cũng như Việt Nam nghiêncứu các lý luận cũng như thực tiến về hoạt động thu hút FDI, phát triển bền vững vàtác động của FDI đến phát triển bền vững như:

* Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài

Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiêncứu, tiêu biểu gồm có những nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu của Campos và Kionosita (2002) với mẫu nghiên cứu gồm 25nước Trung và Đông Âu, cùng với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thuộcLiên Xô cũ, các tác giả cho rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tếtại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi

có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạotốt hơn

- Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI(bao gồm cả nước phát triển và nước đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăngtrưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Theo các tác giả, FDI khôngnhững trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển nguồnnhân lực và công nghệ Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu ngày là, nước nhậnFDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định Nếu nước nhận

Trang 14

FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác độngtích cực đến nước nhận FDI.

- Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu

và cung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà Ông đã sử dụngmột bộ dữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nướcphát triển của các doanh nghiệp nước ngoài Kết quả cho thấy sự hiện diện của cáccông ty nước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người laođộng

- Lipsey và Sjoholm (2004), xem xét tác động của FDI vào vốn con người củacác nước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa công tytrong nước và công ty nước ngoài ở Indonesia Họ thấy rằng mức lương trung bìnhtại công ty nước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50% Ngoài

ra, nếu tính cả hình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh, xã hội, bảohiểm và lương hưu thì các doanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn 60% sovới doanh nghiệp tư nhân sở hữu vốn trong nước Tuy nhiên sự khác biệt về mứclương một phần là vì các công ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân cótrình độ tay nghề cao hơn

* Tình hình nghiên cứu của tác giả trong nước

- Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2006, “Những vấn đề kinh tế-xã hội

nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam Tác giả đã phân tích, làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối

với nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư, trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDIvào Việt Nam trong những năm tới Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hútFDI được các tác giải đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đề cập trựcdiện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnh hưởngcủa FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đó là:kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 15

- Trần Thị Tuyết Lan, 2014, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát

triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” Nội dung của luận văn này là tác

giả đã nghiên cứu lý thuyết và thực trạng công tác thu hút FDI tại vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ và đề ra giải pháp nhằm thu hút FDI và phát triển theo hướng bềnvững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Đặng Thành Cương, 2012, “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An” Đề tài nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại tỉnh

Nghệ An và đề xuất giải pháp tăng cường thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI

- Bùi Huy Nhượng, 2006, “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện

các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” Tác giải của luận văn

ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài,

đã có những đóng góp mới về mặt lý luận liên quan đến khai thấc và thúc đẩy triểnkhai thực hiện dự án FDI Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lýnhà nước đối với các dự án đầu tư trực tiếp ngước ngoài sau khi cấp phép đầu tư.Luận văn cũng phân tích đánh giá toàn diện bức tranh về tình hình thu hút FDI tạiViệt Nam theo sự vận động của nguồn vốn này

Ngoài ra còn rất nhiều đề tài khoa học khác nghiên cứu về FDI và phát triểnbền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên thời gian và khônggian nghiên cứu là khác nhau Do đó, luận văn đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu vào

sự thu hút FDI và sự phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận về FDI, phát triển bền vững và thực trạng nghiên cứu việc thuhút FDI và sử dụng vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2017 đưa ranhững nhận xét, đánh giá những thành tựu và hạn chế của FDI tác động đến sự pháttriển của tỉnh Quảng Ninh như nào, từ đó đưa ra các đề xuất, đồng bộ các giải pháp

về việc nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI để phát triển bền vững tỉnh QuảngNinh trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 16

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện nhữngnhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng phát triển bền vững

- Tìm hiểu về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Quảng Ninh

- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tỉnhQuảng Ninh, từ đó đưa ra những thành tựu đã đạt được; những hạn chế và nguyênnhân của hạn chế trong việc thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnhQuảng Ninh

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDIhướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Lý luận và thực tiễn việc thu hút, sử

dụng vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về FDI và phát triển bềnvững, các tiêu chí đánh giá tác động của FDI đến phát triển bền vững; các vấn đềliên quan đến hiệu quả thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm phát triểnbền vững tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp nhằm thu hút FDI để phát triển bềnvững tỉnh Quảng Ninh

- Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút FDI và đánhgiá tác động vủa FDI đến sự phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn2010-2017

- Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệtchú trọng và các phương pháp sau đây:

Trang 17

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần cơ sở

lý luận của đề tài (chương 1) nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện,

từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếutrong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triểnbền vững tại tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ởchương 1

- Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm

rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trongphần thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh trong chương 2

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI

nhằm phát triển bền vững: Khái niệm, đặc điểm nội dung và các nhân tố ảnh hưởngđến thu hút FDI; khái niệm, đặc điểm, nội dung của phát triển bền vững, các tiêu chíđánh giá phát triển bền vững, mối quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững

Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI

tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017, luận văn đã chỉ ra được những kết quảtích cực trong thu hút và sử dụng vốn FDI, tác động của FDI đến sự phát triển tạitỉnh cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó Các nhận định, phântích của luận văn sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý có cái nhìn tổng thể,đầy đủ về thực trạng nghiên sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Từ thực trạng sử dụng nguồn vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh, luận văn đề xuấtgiải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo việc thu hút FDI hướng tới phát triển bềnvững tỉnh Quảng Ninh Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinhnghiệm thực tiễn và tình hình thực tế tại tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo phù hợp với chủtrương, chính sách về quy hoạch thu hút FDI và định hướng phát triển kinh tế xã hộicủa Quảng Ninh

Trang 18

7 Kết cấu của luận văn: luận văn được kết cấu gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững và FDI

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI nhằm phát triển bền vững tại tỉnhQuảng Ninh

Chương 3 Một sô giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI nhằm phát triển bền vữngtại tinh Quảng Ninh trong thời gian tới

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,nhưng với sự hạn chế nhất định về thời gian, kiến thức, và nguồn tài liệu tham khảonên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi các thiếu sót Tác giả rất mong nhậnđược sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè trong và ngoài trường để luận văn đượchoàn thiện hơn Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Lý Hoàng Phú

đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ FDI1.1 Tổng quan về phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm và nội dung phát triển bền vững

1.1.1.1 Khái niệm

Đây là khái niệm hoàn toàn mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệmphát triển của các quốc gia trên hành tinh từ trước đến nay, phản ánh xu thế của thờiđại và định hướng tương lai của loài người

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng bởi IUCN (Liênminh bảo tồn thế giới có trụ sở ở Thụy Sĩ) trong báo cáo về chiến lược bảo tồn thế

giới: “Bảo tồn nguồn lực sống cho sự phát triển bền vững” với các tham số được

đưa ra có rất nhiều điểm tương đồng với khái niệm được thể hiện bởi Brutlandnhưng báo cáo của chính họ không nhận được sự chú ý đặc biệt Và chỉ sau khi thủtướng của Na Uy cũng là chủ tịch Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đãnhấn mạnh sự cần thiết cho một quan niệm mới về sự phát triển toàn cầu thì mọingười mới bắt đầu chú ý đến sự cần thiết phải phát triển bền vững Đó là:

- Xã hội và môi trường là những vấn đề có liên quan mật thiết với nhau

- Những áp lực về môi trường không bị giới hạn trong một địa điểm hoặc ranhgiới địa lý đặc biệt nào

- Thảm họa môi trường đã từng xảy ra dù chỉ ở một khu vực của thế giới songcuối cùng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ở khắp nơi

- Chỉ thông qua phương pháp tiếp cận bền vững để phát triển thì mới có thểbảo vệ được các hệ sinh thái mong manh của trái đất và mục đích phát triển của conngười mới được đẩy mạnh

Và cũng chính trong báo cáo này Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển

đã đưa ra lập luận rằng phát triển bền vững chỉ có thể diễn ra trong điều kiện phảnánh những “giới hạn thực tế” (realistic limits) và “năng lực thực hiện” của một hànhtinh hữu hạn Ủy ban cũng thu hút sự chú ý của mọi người đến mối quan hệ mậtthiết không thể tách rời giữa đói nghèo, phát triển và môi trường “sự quản lý yếu

Trang 20

kém của hành tinh chúng ta có quá nhiều việc phải làm với sự phân phối khôngcông bằng lợi ích của sự phát triển Việc duy trì sự bất bình đẳng này chỉ có thể cónghĩa là một đợt rút vốn tiếp tục tài nguyên thiên nhiên của thế giới và môi trường.

Rõ ràng, định nghĩa ngắn gọn của Ủy ban Brundtland về phát triển bền vững

là định nghĩa tiêu chuẩn khi đánh giá sự phát triển bền vững bởi nó được sử dụngrộng rãi và tần số được trích dẫn rất lớn Với định nghĩa này chúng ta đều thấy rằng

sự phát triển bền vững có một trọng tâm chính là sự bình đẳng giữa các thế hệ, vàmặc dù định nghĩa về phát triển bền vững hết sức ngắn gọn không đề cập một cách

rõ ràng đến môi trường hoặc phát triển nhưng trong các báo cáo về phát triển đềukhẳng định rằng nhu cầu của con người là cơ bản và cần thiết, nhưng tăng trưởngkinh tế cũng cần đi đôi với việc chia sẻ công bằng nguồn lợi với người nghèo, đây

là sự cần thiết để duy trì nguồn tài nguyên

Như vậy, có thể thấy: “Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh,

trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của công đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh) Bởi vì

sự sống còn của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển” (Nguyến Thế Chinh,

2003)

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định

nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại

mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọngyếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam

Trang 21

1.1.1.2 Nội dung phát triển bền vững

Từ khái niệm phát triển bền vững, thực chất là một sự phát triển có tính tổnghợp cao và có hệ thống Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép 2 nhàmôi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữamôi trường và phát triển trong hình dưới đây

PTBV = A ∩ B ∩ C

Nguồn: (Nguyến Thế Chinh, 2003)

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

Mô hình đó cũng đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thếgiới (WB) phát triển vào năm 1993

- Cực môi trường: Cũng giống như sự phát triển của sinh vật, sự phát triển xãhội phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra Trong bất kì phương án quyhoạch phát triển nào hướng bền vững cũng đều phải tính toán kĩ mối tác động qualại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế-xã hội không làm suythoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm

- Cực kinh tế: Theo quan điểm của trường phái phát triển bền vững, thì sinhlực kinh tế của một xã hội tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dưbằng cách sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự pháttriển kinh tế đơn thuần gây ra Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cách nângcao năng suất, đổi mới công nghệ…Đối với những sản phẩm được chế tạo ra từ

Trang 22

nguồn gốc thiên nhiên, vấn đề chủ yếu là xem xét tài nguyên thiên nhiên có khảnăng tái tạo hay không Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu và chế tạo các sảnphẩm có khả năng thay thế Muốn vậy, phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm

từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển cácsản phẩm thay thế Trong cực này phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định

- Tăng trưởng

KINH TẾ - Hiệu quả

- Ổn định

- Công bằng giữa các thế hệ -Đánh giá tác động môi trường

- Mục tiêu trợ giúp việc làm - Tiền tệ hóa tác động môi trường

- Giảm đói nghèo

- Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thích nghi

-Công bằng giữa các thế hệ - Bảo tồn TNTN

-Sự tham gia của quần chúng - Ngăn chặn ô nhiễm

Nguồn: (Nguyến Thế Chinh, 2003)

Trang 23

Tổng hợp lại ta thấy: Phát triển bền vững là 1 sự phát triển cân đối giữa 3 cựctăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường, không được xem nhẹ cực nào.

Kiểm soát dân cư

Bảo tồn tài nguyên

Đảm bảo năng suất bền vững

Duy trì nguồn tài nguyên

Đa dạng hóa các loài

Giảm thiểu tác động tiêu cực

Kiểm soát cộng đồng

Khuôn khổ quốc gia/ quốc tế

Khả năng kinh tế

Đảm bảo chất lượng môi trường

Kiểm toán môi trường

Khuyến khích tiêu dùng những loại hàng hóađảm bảo về mặt sinh thái

Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cho phép tất cả mọingười đáp ứng được nhu cầu của họ

Ngăn chặn sự gia tăng dân số vượt quá năng lựcsản xuất của hệ sinh thái

Bảo vệ tất cả các hệ thống tự nhiênXác định tiềm năng sản xuất của các hệ sinh tháiGiảm tỷ lệ suy giảm tài nguyên không tái tạoBảo tồn và bảo vệ các loài thực vật, động vậtNgăn chặn việc gây thiệt hại cho hệ sinh thái do

ô nhiễmNgăn chặn việc khai thác và làm suy thoái hệsinh thái

Phối hợp quản lý sinh quyểnTheo đuổi các chính sách kiểm soát sự tăngtrưởng được đưa ra bởi chính phủ các nước

Là mục tiêu của các công tyTheo dõi sự quản lý của các hệ thống quản lýmôi trường

Nguồn: (Bùi Thị Thu Vân, 2017)

Trang 24

Mặc dù định nghĩa về phát triển bền vững của Brudtland khá rõ ràng nhưngchính bản thân nó lại rất phức tạp, vì vậy David Brown, Chủ tịch Viện nghiên cứuphát triển tại đại học Boston đã phân biệt 4 kích thước của phát triển bền vững: (BùiThị Thu Vân, 2017)

- Sự bền vững sinh thái ngụ ý rằng tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được

và những nguồn tài nguyên khác không thể bị cạn kiệt

- Sự bền vững kinh tế có nghĩa là sự cải thiện, phát triển sẽ không phụ thuộcvào các nguồn lực hữu hạn (có khả năng bị cạn kiệt)

- Tính bền vững chính trị đòi hỏi phải có những thay đổi phù hợp với hiện tại

- Tính bền vững về xã hội cho thấy rằng những thay đổi phải được phù hợpvới giá trị cốt lõi, sự mong đợi và tập tục của xã hội

Cũng theo Brown, phương pháp tiếp cận hiệu quả của phát triển bền vững phải:

- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương

- Giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên mà phải được đưa từ bênngoài vào

- Không tìm kiếm sự cải thiện mà quá lệ thuộc vào tài nguyên

- Bảo tồn nguồn tài nguyên, cái rất cần cho sự cải thiện dài hạn

Tiêu chí của phát triển bền vững

Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất

lượng Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tếtrong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi

và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tếđược chia sẻ một cách bình đẳng Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnhvượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một

số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạmnhững quyền cơ bản của con người

Trang 25

Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là,giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiếtkiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đadạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên,mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là,công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạonăng lượng đã sử dụng).

Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăngtrưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển có thu nhập cao vẫnphải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăngtrưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăngtrưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bềnvững về kinh tế (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vềkinh tế Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thìtăng trưởng mới có thể đạt được bền vững (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăngtrưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như

HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởngthụ văn hóa Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có

sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệchgiàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa cácvùng miền không lớn

Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) làtiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình

độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh

Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cầntạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọingười cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số,

Trang 26

phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác độngxấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là,bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi íchgiới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.

Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thônmới, đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,điều kiện tự nhiên Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó,chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm Đó là bảo đảm sựtrong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan Chất lượng củacác yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm địnhtheo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế

Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cảithiện chất lượng môi trường sống Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng

ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tàinguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khaithác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục

hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sửdụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triểnkhông vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học,bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là,bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ônhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trườngnhững khu vực ô nhiễm

1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững

Theo tác giả (Phạm Thị Hồng Vân, 2010) thì đã có mười hai tổ chức vàphương án đánh giá định tính và định lượng phát triển bền vững đó là: Bộ 58 tiêuchí của Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc, bộ 46 tiêu chí của

Trang 27

Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI), Phương án chỉ số thịnhvượng gồm 88 tiêu chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Phương ánChỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 tiêuchí, 65 tiêu chí của Nhóm Bối cảnh toàn cầu, Dấu chân sinh thái, Nhóm Tiêu chíTiến bộ đích thực (GPI), Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì về các tiêu chí pháttriển bền vững (I WGSDI), Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV, Dự án cáctiêu chí Boston, Nhóm Đánh giá các thất bại, Sáng kiến thông báo toàn cầu Trong

đó, đáng chú ý nhất là Bộ chỉ thị của Uỷ ban phát triển bền vững Liên hiệp quốc

(CDS)

Uỷ ban PTBV của LHQ (CSD) được ra đời năm 1992 do sự ủng hộ của Hộiđồng Kinh tế và Xã hội thuộc LHQ và là kết quả trực tiếp của Hội nghị LHQ về môitrường và phát triển Một yếu tố quan trọng trong hoạt động của Uỷ ban này là tậptrung vào việc xây dựng và thử nghiệm một bộ gồm 58 tiêu chí (lúc đầu là 134) Bộtiêu chí này đã bao quát các khía cạnh xã hội, môi trường, kinh tế và thể chế củaphát triển bền vững Mặc dù ý định ban đầu là xây dựng một bộ tiêu chí chung ởcấp quốc gia, sau đó sẽ xuất bản như một bộ số liệu toàn diện theo từng thời kỳ,nhưng hiện nay CSD vẫn thận trọng nhấn mạnh rằng Bộ tiêu chí đó chỉ được sửdụng cho các quốc gia trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các điều kiện riêng củamỗi nước và sẽ không liên quan tới bất cứ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật

và thương mại Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam lựachọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia mình

Trang 28

1.1.2.1 Chỉ tiêu về kinh tế

Bảng 1.2: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về kinh tế Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu

1 Cơ cấu kinh

tế

1 Hiện trạng kinhtế

1 GDP bình quân đầu người

2 Tỷ lệ đầu tư trong GDP

5 Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợODA so với GNP

4 Sử dụng nănglượng

6 Tiêu thụ năng lượng bình quân đầungười/ năm

10 Chất thải nguy hiểm

11 Chất thải phóng xạ

12 Chất thải tái sinh

13 Khoảng cách vận chuyển/người theomột cách thức vận chuyển

Nguồn: (Phạm Thị Hồng Vân, 2010)

Trang 29

1.1.2.2 Chỉ tiêu về xã hội

Bảng 1.3: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về xã hội Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu

4 Tỷ lệ chết 6 Tỷ lệ chết <5tuổi

7 Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh

5 Điều kiện vệ sinh 8 % dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp

6 Nước sạch 9 Dân số được dùng nước sạch

13 Phổ cập tiểu học đối với trẻ em

14 Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáodục cấp II

9 Biết chữ 15 Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

4 Nhà ở 10 Điều kiện sống 16 Diện tích nhà ở bình quân đầu người

5 An ninh 11 Tội phạm 17 Số tội phạm trong 100.000 dân số

6 Dân số 12 Thay đổi dân số

18 Tỷ lệ tăng dân số

19 Dân số đô thị chính thức và khôngchính thức

Nguồn: (Phạm Thị Hồng Vân, 2010)

Trang 30

1.1.2.3 Chỉ tiêu môi trường

Bảng 1.4: Bộ chỉ thị phát triển bền vững về môi trường Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu

1 Không khí

1 Thay đổi khí hậu 1 Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

2 Phá huỷ tầngôzôn 2 Mức độ tàn phá tầng ôzôn

3 Chất lượngkhông khí 3 Mức độ tập trung của chất thải khí ởkhu vực đô thị

6 Hoang hoá 9 Đất bị hoang hoá

7 Đô thị hoá 10 Diện tích đô thị chính thức và phichính thức

12.% dân số sống ở khu vực bờ biển

9 Ngư nghiệp 13 Loài hải sản chính bị bắt hằng năm

4 Nước sạch 10 Chất lượngnước

14 Mức độ cạn kiệt của nguồn nước ngầm

và nước mặt so với tổng nguồn nước

15 BOD của khối nước

16 Mức tập trung của Faecal Coliform

Trang 31

1.2 Tổng quan về FDI

1.2.1 Khái niệm FDI

Cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Đầu tư trựctiếp nước ngoài phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế (nhàđầu tư trực tiếp) muốn có được một mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một thựcthể cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tưtrực tiếp) Mối quan tâm (lợi ích lâu dài) ngụ ý rằng: tồn tại một mối quan hệ lâu dàigiữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp và một mức độ ảnh hưởng đáng kể trongviệc quản lý doanh nghiệp đó Đầu tư trực tiếp liên quan đến cả giao dịch ban đầugiữa thực thể và mọi giao dịch vốn tiếp theo giữa chúng và giữa các công ty con, dù

có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân.” (OECD, 1996)

Một nhà đầu tư trực tiếp là một cá nhân, một doanh nghiệp tư nhân hoặcdoanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, mộtchính phủ, một nhóm cá nhân có liên quan hoặc 1 nhóm các doanh nghiệp có tưcách pháp nhân và/hoặc không có tư cách pháp nhân có liên quan, trong đó một nhàđầu tư trực tiếp sở hữu 10% hoặc hơn cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết củamột doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc tương đương của một doanh nghiệpkhông có tư cách pháp nhân

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tưngước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Namvốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liêndoanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”

Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước

ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” và “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.

Trang 32

Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu khi một nhà đầu tư có quyền kiểm soátđối với một thực thể nước ngoài, thường là một doanh nghiệp được nhà đầu tư tạo

ra hay mua lại, hoạt động đầu tư đó được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việc một nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát một công ty là trung tâm của kháiniệm FDI, giúp phân biệt FDI với các dạng đầu tư quốc tế khác

Quyền kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi thế mà cácnhà đầu tư trực tiếp có được so với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài Tuy nhiên,quyền kiểm soát kinh doanh lại chịu ảnh hưởng nhất định bởi tỷ lệ sở hữu cổ phầntổi thiểu hay quyền sở hữu khống chế của các nhà ĐTNN Tỷ lệ sở hữu cổ phần tốithiểu của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quyết định đến tính chất trựctiếp của các nhà ĐTNN trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanhnghiệp, được qui định bởi luật pháp của từng nước Đối với nhiều nước trong khuvực, chủ ĐTNN chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một

số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bênnước ngoài nhỏ hơn 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ Trong khi

đó, Luật ĐTNN của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốnnước ngoài và qui định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của

dự án (Trần Thị Tuyết Lan, 2014)

Như vậy, qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nướcngoài là đầu tư, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh củachủ ĐTNN Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng củađầu tư nói chung Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so vớicác hình thức đầu tư khác như sau:

Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn

đầu tư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa làdoanh nghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư Đặc điểmnày có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tậpquán, là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ ĐTNN

Trang 33

Thứ hai, FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình

công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vôhình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tàichính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Ngoài ra, hoạt động FDI cònbao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộquyền sở hữu của nhà đầu tư Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏinước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu

tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại

Thứ ba, FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp Điều

này cho thấy tính đa dạng của các hình thức và phương thức đầu tư FDI

Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư vào vốn pháp định Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do pháp luật của

từng nước qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra cácquyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp của các nhà ĐTNN Theo đó, FDI sẽ làngười chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định,

đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trongtrường hợp góp 100% vốn pháp định, nhà ĐTNN có toàn quyền quyết định hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu ở mứckhống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trở thành những chinhánh của các công ty ở nước đầu tư Đây là yếu tố làm tăng tính chất toàn cầu củamạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để các công ty đó thực hiện hoạt độngchu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránh được hàng rào thuế quan, tiếtkiệm chi phí giao dịch

Thứ năm, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần lớn

là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao

Trang 34

Thứ sáu, FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước

ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danhtiếng trên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hànhcác hoạt động sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao Cácnước đang phát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạtđộng FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độquản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh,…

Thứ bảy, FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn Do đó, vốn FDI là

nguồn vốn tương đối ổn định, bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước ở cácnước đang phát triển FDI không phải là vốn vay nên nước tiếp nhận vốn khôngphải lo trả nợ và FDI cũng ít chịu sự chi phối, ràng buộc bởi mối quan hệ chính trịgiữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư như vốn ODA

1.2.2 Các hình thức của FDI

Hiện nay theo luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vànghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật đầu tư, các hình thức FDI tại Việt Nam bao gồm: (Phạm Thị Mai Khanh,2009)

1.2.2.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tưnhân theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tácvới nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài mới

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư

Trang 35

Đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay trên thế giới Theo hình thứcnày, doanh nghiệp mới được thành lập với 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.Cũng từ đó, nhà đầu tư nước ngoài quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sựhoạt động và phát triển của doanh nghiệp, từ quy mô doanh nghiệp, chiến lược kinhdoanh…đến thị trường tiêu thụ Điều này cắt nghĩa vì sao hình thức này được cácnhà đầu tư ưa thích.

1.2.2.2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh

Nhà đầu từ nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tưthành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công tyhợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Doanh nghiệp liên doanh được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và vớinhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định củaluật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Đây là hình thức đầu tư được thực hiện khá phổ biến ở những thị trường mớinổi Để thực hiện hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ liên kết với một hoặc một

số đối tác của nước sở tại, cùng nhau góp vốn hình thành doanh nghiệp mới để tiếnhành sản xuất kinh doanh Hình thức này có ưu điểm là phát huy được thế mạnhriêng của mỗi bên tham gia liên doanh Tuy vậy, cũng không hiếm những trườnghợp sau một thời gian đi vào hoạt động nảy sinh những bất đồng về lợi ích, về quanđiểm kinh doanh…và hậu quả là liên doanh bị tan vỡ

1.2.2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC)

Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinhdoanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.Đây là hình thức được coi là đơn giản nhất trong FDI Nhà đầu tư nước ngoài

sẽ cùng với cơ sở kinh tế của nước sở tại ký kết hợp đồng cùng nhau phối hợp thựchiện sản xuất kinh doanh những mặt hàng nào đó và mỗi bên sẽ đảm nhận nhữngkhâu công việc nhất định Hình thức này không dẫn tới việc thành lập doanh nghiệp

Trang 36

mà tận dụng những sức mạnh sẵn có của mỗi bên, từ nguồn nguyên liệu, nhà xưởng,máy móc, thiết bị, nhân công…cho đến thị trường tiêu thụ Các hợp đồng thường cóthời gian vừa phải, phổ biến là khoảng 1 năm Trường hợp nếu chúng vẫn có khảnăng tiếp tục thực hiện thì có thể được gia hạn thêm.

- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT):

là hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xâydựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định Hết thờihạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam

- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO):

là hình thức đầu tư được kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư

để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyểngiao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyềnkinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợinhuận

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT): là hình thức đầu

tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao côngtrình đó cho nhà nước Việt Nam Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện

dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theothỏa thuận trong hợp đồng BT

1.2.2.4 Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau:

- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh

- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môitrường

Trang 37

1.2.2.5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại ViệtNam Tỷ lệ góp vốn, mô cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực,ngành nghề do Chính phủ quy định

1.2.2.6 Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp:

Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh Điều kiện sápnhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của luật đầu tư, luật về cạnh tranh vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan

1.2.3 Các phương thức thâm nhập của FDI

FDI có thể thâm nhập một nước chủ nhà theo hai phương thức khác nhau:Thông qua đầu tư mới và thông qua việc sáp nhập với hoặc mua lại một doanhnghiệp đang hoạt động tại nước chủ nhà Sáp nhập và mua lại (M&A) là phươngthức thâm nhập chủ đạo của TNC tại các nước phát triển và cũng có tầm quan trọnggia tăng tại các quốc gia đang phát triển TNC lựa chọn giữa 2 phương thức thâmnhập dựa trên mục đích của mình cũng như đặc điểm ngành và điều kiện của nướcchủ nhà Việc lựa chọn phương thức thâm nhập có ý nghĩa đối với cả TNC và cácnước chủ nhà (Phạm Thị Mai Khanh, 2009)

1.2.3.1 Đầu tư mới

Một TNC có thể lựa chọn tiến hành đầu tư mới – tức là tạo ra một cơ sở sảnxuất mới – tại một nước chủ nhà Mặc dù các nhận tố làm cơ sở cho sự lựa chọn làriêng biệt đối với mỗi công ty, phương thức đầu tư mới dường như dễ được lựachọn hơn khi tốc độ thâm nhập và khả năng tiếp cận đối với các tài sản độc quyềnkhông phải là ưu tiên của công ty tiến hành đầu tư và khi khả năng thâm nhập thôngqua M&A, phương thức thay thế, bị giới hạn vì không có các công ty mục tiêu thựchiện hoặc khi có rào cản pháp lý đối với M&A Đầu tư mới là phương thức thâmnhập chủ đạo tại các nước đang phát triển Tại nhiều nước trong số này, sự pháttriển của công ty còn hạn chế, ít khi việc giành được các tài sản độc quyền là động

cơ của FDI và M&A của các công ty nước ngoài thường bị hạn chế Các nước đangphát triển ưa thích đầu tư mới hơn M&A có thể là vì, theo khái niệm, phương thức

Trang 38

M&A liên quan đến sự chuyển giao tài sản từ nội địa sang nhà đầu tư nước ngoài,

sẽ không làm tăng năng lực sản xuất của nước chủ nhà, ít nhất là ban đầu

Mua lại qua biên giới là hình thức chủ đạo trong phương thức M&A Thêmvào đó, mặc dù sáp nhập thường được coi là diễn ra giữa hai đối tác tương đốingang bằng, nhưng trên thực tế, phần lớn là mua lại với một công ty kiểm soát công

ty kia Số lượng của các vụ sáp nhập thực sự ít tới mức đã có gợi ý rằng, vì các mụcđích thực tế, M&A về cơ bản có nghĩa là mua lại

1.2.4 Đo lường FDI

Việc đo lường FDI và các hoạt động kinh tế liên quan sẽ rất hữu ích cho việcxem xét xu hướng và mô hình FDI tại cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, phântích tác động của FDI và sản xuất quốc tế đối với nền kinh tế nước chủ đầu tư vàcung cấp một nền tảng cho các quyết định chính sách về FDI và cho đàm phán quốc

tế về FDI Nhìn chung dữ liệu được thu thập về FDI kém hơn so sánh dữ liệu vềthương mại quốc tế và số liệu ở cấp độ ngành ở đa số quốc gia đều thiếu Tuy nhiên,

dữ liệu về một số thước đo là có sẵn với số lượng nhiều tại một số nước nhất định.(Phạm Thị Mai Khanh, 2009)

Thước đo phổ biến nhất là dòng FDI và lượng FDI lũy kế Dữ liệu về cácthước đo này được thu thập dựa trên cơ sở tiêu chí về sở hữu để xác định FDI,thường dựa trên các định nghĩa của IMF và OECD và không tính tới các dạngkhông góp vốn của FDI Mặc dù những thước đo này còn nhiều hạn chế, dữ liệu về

Trang 39

dòng và lượng FDI lũy kế sẵn có tại nhiều quốc gia và vì thế cho phép so sánh giữacác quốc gia, đồng thời tạo cơ sở cho việc thu được dữ liệu tổng hợp cho khu vực

và toàn cầu

Những thước đo khác về FDI liên quan đến hoạt động của các công ty mẹ vàcác công ty con, ví dụ như chi phí đầu tư, doanh thu bán hàng, tài sản, số lao động,đầu ra, xuất khẩu…Dữ liệu về những tiêu chí này được thu thập tại một số nước Dữliệu về số lượng công ty mẹ và các công ty con của TNC theo nước được UNCTADthu thập từ từng nước riêng lẻ UNCTAD cũng thu thập dữ liệu về tài sản, doanhthu bán hàng, lao động và số lượng công ty con của hàng trăm các TNC lớn nhấttrên toàn cầu

Dòng FDI được do như giá trị của tất cả các giao dịch vốn giữa các nhà đầu tưtrực tiếp (các công ty mẹ) và các công ty con nước ngoài của chúng trong một thời

kì nhất định Dữ liệu được thu thâp hàng năm bởi mỗi quốc gia riêng biệt về dòngFDI ra (vốn được cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp liên quankhác của nhà đầu tư tại nước đó, tới các công ty con nước ngoài của chúng) và dòngdòng FDI vào (vốn mà các công ty con nước ngoài đặt tại nước đó nhận được từ cáccông ty mẹ của chúng, trực tiếp hoặc thông qua các công ty có liên quan khác) Dữliệu được ghi trong các cân thanh toán của quốc gia như “đầu tư trực tiếp có” (đềcập tới dòng FDI vào) và “đầu tư trực tiếp nợ” (đề cập tới đầu tư trực tiếp ra)

Bên cạnh dữ liệu về dòng FDI vào và ra, báo cáo cán cân thanh toán của cácquốc gia cũng có dữ liệu về dòng thu nhập đầu tư trực tiếp từ các công ty con nướcngoài sang các công ty mẹ Vì vậy đối với mỗi quốc gia, dữ liệu được báo cáo vềdòng thu nhập đầu tư trực tiếp vào các công ty con nước ngoài của các công ty mẹđặt tại nước đó và dòng thu nhập đầu tư trực tiếp ra của các công ty con đặt tại nướcngoài của các công ty mẹ nước ngoài

Trong khi dòng FDI đo lường vốn FDI ra và vào hàng năm, FDI lũy kế là giátrị tích lũy của các tài sản là kết quả của các dòng vốn đó FDI lũy kế được đo lườngbằng phần của công ty mẹ trong vốn và dự trữ của công ty con (bao gồm lợi nhuậnđược giữ lại) cộng thêm phần vay nợ ròng của công ty con đối với công ty mẹ FDI

Trang 40

ra lũy kế của 1 quốc gia là tổng FDI lũy kế của các công ty mẹ đặt tại quốc gia đó

và FDI vào lũy kế của một quốc gia là tổng FDI lũy kế mà các công ty mẹ nướcngoài nắm giữ trong các công ty con đặt tại quốc gia đó

FDI lũy kế cho biết vị trí đầu tư trực tiếp của một quốc gia tại một thời điểmnhất định Nếu các dòng FDI dương, cho dù là chúng giảm dần theo năm, chúngvẫn làm tăng FDI lũy kế của các quốc gia FDI lũy kế cho thấy bức tranh dài hạn vềhoạt động FDI của một quốc gia hơn là dòng FDI , những dòng vốn có thể biến đổinhiều theo từng năm

Dữ liệu về FDI lũy kế ra và vào được thu thập tại một số quốc gia thông quacác cuộc khảo sát định kỳ các doanh nghiệp đầu tư trưc tiếp (các công ty mẹ và cáccông ty con nước ngoài của chúng và các công ty con của nước ngoài tại quốc giađó) những cuộc khảo sát này cũng giúp thu thập được các dữ liệu về tài chính vàhoạt động khác Giá trị lũy kế thu được từ những cuộc khảo sát này phản ánh tổngthể giá trị ghi sổ của tài sản (trên cơ sở lịch sử) hơn là phản ánh giá trị thị trường, là

dữ liệu được ưa chuộng hơn để làm cơ sở cho việc đánh giá cổ phiếu nhằm so sánhtài sản của những công ty khác nhau Trong khoảng thòi gian giữa các cuộc khảo sátđịnh kỳ và trong trường hợp các quốc gia không tiến hành các cuộc điều tra như vậy,

dữ liệu lũy kế có thể được ước tính thông qua việc cộng các dòng FDI hàng năm

Dữ liệu về dòng FDI và FDI lũy kế được sử dụng rộng rãi để xem xét xuhướng FDI của các quốc gia và so sánh giữa các quốc gia, cả về bản thân dòng FDI

và FDI lũy kế lẫn tầm quan trọng tương đối của chúng đối với chỉ số quốc gia khácnhư tổng đầu tư cố định và GDP Chúng được sử dụng như những chỉ số không chỉcủa các dòng vốn và nguồn lực (hàng năm và lũy kế) là kết quả hoạt động của cácTNC, mà còn như những chỉ số tương đối về hoạt động sản xuất quốc tế của cácTNC Tuy nhiên cần ghi nhận rằng, dòng FDI không phải là đầu tư theo nghĩa là tàikhoản thu nhập quốc gia (chi phí cho các hàng hóa vốn mới hoặc tài sản cố định),

mà là dòng vốn theo nghĩa cán cân thanh toán (có và nợ trong tài khoản vốn quốctế) Vì thế, mặc dù khái niệm FDI liên quan đến việc mở rộng qua biên giới của sảnxuất của các TNC (và vì thế đầu tư vào vốn cố định hoặc cơ sở sản xuất), nhữngthay đổi của dòng FDI và FDI lũy kế có thể có hoặc có thể không đi kèm với những

Ngày đăng: 09/10/2018, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2002), Foreign Direct Investment as Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies 2. IMF. (2003). Direct investment capital. Trong Foreign direct investmentstatistic (trang 35) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Direct Investment asTechnology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies"2. IMF. (2003). Direct investment capital. Trong"Foreign direct investment"statistic
Tác giả: Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2002), Foreign Direct Investment as Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies 2. IMF
Năm: 2003
4. Nguyến Thế Chinh. (2003). Phát triển bền vững. Trong Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường (trang 72-76). Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế vàquản lý môi trường
Tác giả: Nguyến Thế Chinh
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2003
5. Nguyễn Thị Thanh Hoài. (2012). Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận.Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán , trang 10-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoài
Năm: 2012
8. Phạm Thị Mai Khanh. (2009). Trong P. T. Khanh, Các khía cạnh kinh tế và pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài (trang 20-38). Hà Nội: Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khía cạnh kinh tế vàpháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả: Phạm Thị Mai Khanh
Năm: 2009
9. Phạm Văn Cường. (2015). Báo cáo chất lượng môi trường năm 2015. Quảng Ninh: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chất lượng môi trường năm 2015
Tác giả: Phạm Văn Cường
Năm: 2015
10. Phan Duy Minh; Đinh Trọng Thịnh. (2012). Giáo trình tài chính quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính quốc tế
Tác giả: Phan Duy Minh; Đinh Trọng Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2012
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. (2014). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp quy hoạch pháttriển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2014
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. (2012). Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh: Nguyễn Văn Thành.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 25 năm thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2012
1. Báo công thương. (2017). Công ty Dầu Thực Vật Cái Lân: Tích cực bảo vệ môi trường. Đã truy cập 03/29/2018, từ Công ty dầu thực vật Cái Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Dầu Thực Vật Cái Lân: Tích cực bảo vệ môitrường
Tác giả: Báo công thương
Năm: 2017
2. Báo Quảng Ninh. (2015). Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh. Đa truy cập 03/29/2018, tư Báo Quảng Ninh:http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/201509/gioi-thieu-chung-ve-tinh-quang-ninh-2284365/index.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Báo Quảng Ninh
Năm: 2015
3. Báo Quảng Ninh. (2015). Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh. Đa truy cập 03/29/2018, 2018, tư Báo Quảng Ninh:http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/201509/gioi-thieu-chung-ve-tinh-quang-ninh-2284365/index.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Báo Quảng Ninh
Năm: 2015
5. Công Thanh. (2017). Quang Ninh: Vôn đầu tư cua doanh nghiêp năm 2016 tăng gân 50%. Đa truy cập 03/29/2018, tư Báo pháp luật điện tử Việt Nam:http://baophapluat.vn/chinh-sach/quang-ninh-von-dau-tu-cua-doanh-nghiep-nam-2016-tang-gan-50-313471.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quang Ninh: Vôn đầu tư cua doanh nghiêp năm 2016tăng gân 50%
Tác giả: Công Thanh
Năm: 2017
6. Công ty dầu thực vật Cái Lân. (2017). CALOFIC: “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao Hơn 10 Năm Liền”. Đa truy cập 03/29/2018, tưhttp://www.calofic.com.vn/news/131/46/CALOFIC-Hang-Viet-Nam-Chat-Luong-Cao-Hon-10-Nam-Lien/d,detail_content_page Sách, tạp chí
Tiêu đề: CALOFIC: “Hàng Việt Nam Chất LượngCao Hơn 10 Năm Liền”
Tác giả: Công ty dầu thực vật Cái Lân
Năm: 2017
9. Nhiệt điện Mông Dương. (2018). AES-TKV hỗ trợ Chương trình Giáo dục Thường xuyên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đa truy cập 03/29/2018, tư http://aesvcmmongduongpower.com.vn/aes-tkv-ho-tro-chuong-trinh-giao-duc-thuong-xuyen-huong-toi-mot-tuong-lai-tot-dep-hon/?lang=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: AES-TKV hỗ trợ Chương trình Giáo dụcThường xuyên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn
Tác giả: Nhiệt điện Mông Dương
Năm: 2018
10. Nhiệt điện Mông Dương. (2017). Chính sách môi trường an toàn lao động. Đa truy cập 03/29/2018, tư http://aesvcmmongduongpower.com.vn/phat-trien-ben-vung/moi-truong-suc-khoe-an-toan/chinh-sach-moi-truong-an-toan-lao-dong/?lang=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách môi trường an toàn lao động
Tác giả: Nhiệt điện Mông Dương
Năm: 2017
11. Nhiệt điện Mông Dương. (2017). Nhiệt điện Mông Dương 2 và những nỗ lực không ngừng vì mục tiêu phát triển bền vững. Đa truy cập 03/29/2018, tư http://aesvcmmongduongpower.com.vn/nhiet-dien-mong-duong-2-va-nhung-no-luc-khong-ngung-vi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung/?lang=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệt điện Mông Dương 2 và những nỗ lựckhông ngừng vì mục tiêu phát triển bền vững
Tác giả: Nhiệt điện Mông Dương
Năm: 2017
12. Phạm Thị Hồng Vân. (2010). Giới thiệu một số bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững.Đa truy cập 03/29/2018, tư Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD:http://ipsard.gov.vn/dspr/news/newsdetail.asp?targetID=2497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững
Tác giả: Phạm Thị Hồng Vân
Năm: 2010
14. Thanh Hương. (2016). 4 tỷ USD cho Trung tâm Điện lực Mông Dương. Đa truy cập 03/29/2018, tư Báo đầu tư điện tử: http://baodautu.vn/4-ty-usd-cho-trung-tam-dien-luc-mong-duong-d38572.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: 4 tỷ USD cho Trung tâm Điện lực Mông Dương
Tác giả: Thanh Hương
Năm: 2016
15. Trung ương hội kinh tế môi trường Việt Nam. (2017). Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương Phát triển đi đôi với Bảo Vệ Môi Trường. Đa truy cập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty TNHH Điện lựcAES-TKV Mông Dương Phát triển đi đôi với Bảo Vệ Môi Trường
Tác giả: Trung ương hội kinh tế môi trường Việt Nam
Năm: 2017
4. Bùi Thị Thu Vân. (2017). Đa truy cập 03/29/2018, tư Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh: http://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=22acdda9-e5ce-40f6-9f95-619b5d1d11df Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w