Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN DIỆU LY
Hà Nội, 2018
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 8340101
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN DIỆU LY
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Châu
Hà Nội, 2018
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS 6
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 6
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 6
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 7
1.1.3 Các mô hình cạnh tranh 7
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics 18
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics 18
1.3.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics 19
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics 20
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM 31
Trang 52.1 Tổng quan về Công ty Bee Logistics Việt Nam 31
2.1.1 Thông tin cơ bản 31
2.1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Bee Logistics Việt Nam 31
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bee Logistics Việt Nam 32
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh, các đối tác, khách hàng chính và thị trường hoạt động 35
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 36
2.2 Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Bee Logistics Việt Nam 37
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp theo các tiêu chí cạnh tranh 41
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng thị phần 47
2.3.2 Chất lượng dịch vụ 54
2.3.3 Hiệu quả kinh doanh 69
2.3.4 Trình độ khoa học công nghệ 73
2.3.5 Chất lượng nguồn lực 73
2.3.6 Giá trị vô hình của doanh nghiệp 76
2.3.7 Khả năng hội nhập quốc tế 78
2.4 Đánh về năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam 83
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM 88
3.1 Cơ hội thách thức đối với ngành Logistics tại Việt Nam trong thời gian tới 88
3.1.1 Cơ hội 88
3.1.2 Thách thức 90
3.2 Định hướng phát triển kinh doanh và những thuận lợi khó khăn của Công ty Bee Logistics trong thời gian tới 91
3.2.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty Bee logistics Việt Nam thời gian tới 91
Trang 63.2.2 Các thuận lợi và khó khăn của Công ty Bee logistics Việt Nam thời gian tới 92
3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam 93
3.3.1 Nâng cao năng lực điều hành, chất lượng nguồn lực và phân bổ nguồn lực 93
3.3.2 Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ logistics 96
3.3.3 Tăng cường marketing và quảng bá doanh nghiệp 97
3.3.4 Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng riêng cho doanh nghiệp 98
3.3.5 Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực logistics 98
3.3.6 Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và phản hồi của khách hàng 99
3.3.7 Tăng cường năng lực tài chính 101
việc 102
3.3.9 Học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước 103
3.3.10 Xây dựng chiến lược chuyên môn hóa và đa dạng hóa trong ngành logistics 103 3.3.11 Tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường 104
3.3.12 Nâng cao chất lượng để tăng uy tín và giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp 104 KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC i
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác cho tới thời điểm hiện tại
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018
Tác giả Luận văn
NGUYỄN DIỆU LY
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam” tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ của nhiều cá nhân tập thể, tác giả xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn GS.TS Hoàng Văn Châu đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế này
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin được gửi tới Ban giám đốc cùng toàn bộ nhân viên
Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận hàng nhập, Bộ phận giao nhận vận tải Công ty Bee Logistics Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội 442 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội đã hỗ trợ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
Bee logistics Công ty Bee Logistics Việt Nam
Hải An Công ty Cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An
Sotrans Công ty Cổ phần Kho vận miền nam
Tân Cảng Công ty Cổ phần đại lý giao nhận vận tải và xếp dỡ Tân
Cảng
Viconship Công ty Cổ phần Container Việt Nam
Vinafreight Công ty Cổ phần Vinafreght
Vinatrans Công ty Cổ phần kho vận ngoại thương
Trang 10Bảng 2.5 Xếp hạng một số công ty giao nhận vận tải Việt Nam 2015-
2017 theo lợi nhuận sau thuế
46
Bảng 2.6 Doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2016 và 2017 của một số
doanh nghiệp logistics cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
48
Bảng 2.7 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hàng
hóa nội địa/quốc tế cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
năm 2017
49
Bảng 2.8 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
49
Bảng 2.9 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm
2017
50
Bảng 2.10 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kê khai Hải
quan cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
51
Bảng 2.11 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
51
Bảng 2.12 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải pháp
phân phối cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
52
Bảng 2.13 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác cạnh 52
Trang 11tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.14 Tổng hợp về điểm đánh giá thị phần của Bee Logistics và
các công ty cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
53
Bảng 2.15 Tốc độ tăng trưởng thị phần của Bee Logistics Việt Nam và
các công ty cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
54
Bảng 2.16 Danh mục các dịch vụ cung cấp của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
56
Bảng 2.17 Tỷ lệ đảm bảo thời gian giao hàng của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
57
Bảng 2.18 Tỷ lệ đảm bảo an toàn hàng hóa của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
58
Bảng 2.19 Đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
60
Bảng 2.20 Điểm đánh giá về cách thức phục vụ của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
62
Bảng 2.21 Đánh giá chất lượng kho bãi của các Công ty Logistisc cạnh
tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
63
Bảng 2.22 Đánh giá cho điểm về giá cả dịch vụ cung cấp của các Công
ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm tại
thời điểm 31/01/2018
68
Bảng 2.23 Hệ thống đảm bảo chất lượng của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
69
Bảng 2.24 Tỷ lệ ký được hợp đồng cung cấp dịch vụ của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
70
Bảng 2.25 Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
71
Bảng 2.26 Đánh giá cho điểm về hiệu quả kinh doanh của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
72
Trang 12Bảng 2.27 Các ứng dụng khoa học công nghệ tại Công ty Bee
Logistics Việt Nam
73
Bảng 2.28 Tổng số lao động của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực
tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
74
Bảng 2.29 Số lượng lao động theo trình độ của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
74
Bảng 2.30 Tỷ lệ lao động theo trình độ của các Công ty Logistisc cạnh
tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
75
Bảng 2.31 Đội xe của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với
Bee Logistics Việt Nam năm 2017
76
Bảng 2.32 Số năm kinh nghiệm trong ngành Logistics Việt Nam của
các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
năm 2017
77
Bảng 2.33 Đánh giá về giá trị thương hiệu của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
78
Bảng 2.34 Số lượng các đại lý giao nhận quốc tế của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
79
Bảng 2.35 Số lượng các chi nhánh/văn phòng đại diện ở nước ngoài
của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt
Nam năm 2017
80
Bảng 2.36 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Công ty Logistisc
cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
81
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2023
của Công ty Bee Logistics Việt Nam
92
Trang 13HỆ THỐNG CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter 8
Hình 2.1 Logo của công ty Bee Logistics Việt Nam 31 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức công ty Bee Logistics Việt Nam 32 Hình 2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Bee
Logistics Việt Nam
Hình 2.7 Điểm chung quy trình cung cấp dịch vụ của các công ty
Gemadept, Vinalink, Viconship, Vinafreight, Vinatrans, SAFI, Hải An,
Tân Cảng, Sotrans và Bee Logistics
61
Trang 14TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (Công ty Bee Logistics Việt Nam)
là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế hàng đầu Việt Nam với các chi nhánh và văn phòng đại diện tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ…Với đội ngũ hơn
480 nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện tính đến tháng 06/2017, làm việc tại các văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Nam Định, Bình Dương, Nha Trang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ngãi, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Phnom Penh, Yangon, Bangkok, Sihanoukville, cùng với mạng lưới đại lý, đối tác đáng tin cậy tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, Bee Logistics đang hoạt động mạnh mẽ và có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong lĩnh vực vận tải quốc tế
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt
Nam” được nghiên cứu trong phạm vi về không gian nghiên cứu là hoạt động kinh
doanh, chiến lược kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam và phạm vi về thời gian nghiên cứu là kết quả kinh doanh của Công ty Bee Logistics Việt Nam giai đoạn 2012-2017 và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới
Luận văn có kết cấu 3 chương bao gồm Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp Logistics; Chương 2: Thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Công ty Công ty Bee Logistics Việt Nam; Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
Chương 1 của Luận văn là một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics với các khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics
Chương 2 của Luận văn này đã đưa ra những thông tin cơ bản về lịch sử hình thành và quá trình phát triển và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bee Logistics Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 Cùng với đó, chương này cũng phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam và những đánh giá
về lợi thế và bất lợi trong cạnh tranh của Bee Logistics Việt Nam trong sự tương quan
Trang 15với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Những mặt tồn tại trong cạnh tranh của Bee Logistics Việt Nam là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới
Chương 3 của Luận văn là các đề xuất giải pháp đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam trong điều kiện môi trường kinh doanh ngành logistics trong thời gian tới có nhiều biến động nhưng cũng có nhiều cơ hội được đưa ra bởi định hướng phát triển ngành Logistics nói chung của Chính Phủ Tác giả hi vọng các giải pháp này đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp và góp phần khắc phục các bất lợi trong cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 16LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Hiện nay trên quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu khách quan Đối với các tất cả các nước trên thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa các nước với nhau đồng thời có điều kiện
để phát huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc
tế Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Việc tham gia vào hội nhập quốc tế
đã đem lại rất nhiều cơ hội cho phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng – một lĩnh vực đóng góp doanh thu tương đối lớn vào nền kinh tế
Các hoạt động về xuất nhập khẩu và ngoại thương dần chiếm vị trí quan trọng trong xu thế phát triển đó Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương tại Việt Nam hiện nay là sự xuất hiện và phát triển của ngành Logistics-giao nhận vận tải quốc tế Các công ty về Logistics hiện nay cung cấp dịch vụ vận tải đa dạng và phong phú, từ vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không…nhằm đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 06 năm 2017, cả nước có khoảng 1.500 doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế và 25/30 tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải dưới nhiều hình thức khác nhau do
đó tính cạnh tranh trong ngành Logistics Việt Nam là khá khắc nghiệt Các công ty logistics thế giới đầu tư một cách mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam để khai thác được các thế mạnh của thị trường giao thương trọng yếu tại Đông Nam Á và đáp ứng các nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tại địa phương Các chi nhánh của các công ty logistics thế giới cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty logistics Việt Nam nhằm chiếm được các lợi thế về thị phần và khách hàng Những công ty này có các thế mạnh về vốn, đầu tư và thị trường nhưng lại có những hạn chế so với các công ty nội địa về việc
am hiểu thị trường địa phương, văn hóa, thói quen và nhân khẩu học…
Trang 17Được thành lập vào năm 2004, Công ty Bee Logistics Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt này Công ty đang từng bước xây dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng mình để chiếm giữ được một thị phần nhất định và xây dựng được thương hiệu Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty Bee Logistics Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nhiều khía cạnh về năng lực tài chính, chất lượng nguồn lực, chất lượng dịch vụ cung cấp, giá trị thương hiệu và giá trị vô hình, khả năng hội nhập và liên kết quốc tế, để từng bước có được lợi thế cạnh tranh trong ngành logistics Việt nam
Với những lý do kể trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam” được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc
tế và ngành Logistics Việt Nam đang có những thuận lợi để phát triển Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 - 20%/năm Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới 2017, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16 - 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua
Trong những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như:
Luận văn thạc sĩ “Assessing the challenges and opportunities for small and
medium enterprises (SMEs) in the Vietnamese apparel retail market” của tác
giả Jong Geun Lee, Trường đại học Iowa State năm 2014;
Trang 18 Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp du lịch Bến Tre” của tác giả Nguyễn Thành Long, Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Hoàng Nguyên Khai Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, một nghiên cứu tổng quan” của tác giả Phạm Thu
Hương đăng trên Tạp chí Kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương, số 478, tháng 9/2016;
Công trình nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam trong hội nhập Kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh,
NXB Lao động xã hội Hà Nội năm 2005
Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, luận văn có kế thừa và phát triển thêm các điểm mới từ các Luận văn Thạc sỹ sau:
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam” kế thừa những điểm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của Luận văn Thạc sỹ “Nâng
cao năng lực cạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Sầm Thị Quỳnh, Đại học kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với các tiêu chí cạnh tranh về nguồn lực, dịch vụ, cơ chế điều hành của các doanh nghiệp logistics Việt nam nhằm cạnh tranh một cách toàn diện với các doanh nghiệp logistics nước ngoài trên thị trường Việt Nam và các thị trường liên quan là thị trường khu vực và thế giới
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam” nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics cụ thể, tham khảo một số các tiêu chí cạnh tranh đã được đưa ra trong
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics Việt Nam” của ThS Lê Xuân Trường được công bố tại Tạp chí
Trang 19Giao thông vận tải số tháng 03/2014 Trong đó nghiên cứu đề cập đến một số các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, cụ thể như: Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý; nguồn lực về vật chất và kỹ thuật; năng lực tài chính của doanh nghiệp; chất lượng lao động; giá bán của sản phẩm; chất lượng của sản phẩm; trên cơ sở mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee
Logistics Việt Nam” đã đề cập đến nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
hơn và toàn diện hơn, trên cơ sở so sánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp logistics cụ thể với các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp logistics đó trên thị trường Việt Nam
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy: các tác giả đều đề cập đến cơ sở lý luận về cạnh tranh, các tiêu chí về cạnh tranh trong ngành logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics và thực trạng năng lực cạnh tranh của đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam Do đó, đề tài nghiên cứu này là đề tài đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, lựa chọn năng lực cạnh tranh của đối tượng cụ thể là Công ty Bee logistics Việt Nam để nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu về Năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam, Luận văn đặt mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Bee Logistics Việt Nam để giúp công ty ngày một hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cung ứng và có một vị trí vững chắc hơn trong ngành Logistics Việt Nam
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp Logistics
Phân tích thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Công ty Công ty Bee Logistics Việt Nam
Trang 20 Dựa trên những vấn đề nghiên cứu được đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam
Phạm vi về không gian nghiên cứu là hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
Phạm vi về thời gian nghiên cứu là kết quả kinh doanh của Công ty Bee Logistics Việt Nam giai đoạn 2015-2017 và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới
6 Phương pháp nghiên cứu
Bài Luận văn kết hợp lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của công ty logistics cụ thể, có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phương pháp thống kê, khảo sát đối tượng là các khách hàng của doanh nghiệp trên cơ sở các tiêu chí khảo sát cụ thể doanh nghiệp đã thực hiện với số liệu cụ thể Ngoài ra Luận văn còn
sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp, đồng thời đưa ra các dự báo
về triển vọng phát triển của ngành và của doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm đạt được mục đích và hiệu quả nghiên cứu
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, lời cảm
ơn, tóm tắt nghiên cứu và danh mục bảng biểu và chữ viết tắt, bài Luận văn được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Chương 2: Thực trạng vềNăng lực cạnh tranh của Công ty Công ty Bee Logistics Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
Trang 21CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh có nguồn gốc từ tiếng Latin – competere, được hiểu là
hành động đua tranh giữa các chủ thể trong xã hội với nhau để giành lấy một yếu tố hoặc một thành quả nào đó Theo đó, các quan điểm về cạnh tranh ra đời với các góc nhìn và đánh giá khác nhau:
Theo quan điểm Triết học: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” (Mác, 2011)
Theo quan điểm của Kinh tế học: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường” (Samuelson và
Nordhaus, 1995)
“Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều
hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Porter, 1998)
“Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
(OECD, 2008)
“Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và
sự tiện lợi” (Đặng Đức Thành, 2010)
Nhìn chung, từ các quan điểm trên về cạnh tranh, có thể thấy, cạnh tranh là một quan hệ kinh tế tất yếu, phát sinh trong cơ chế thị trường với sự tranh đua giữa các chủ
Trang 22thể kinh tế thông qua các hành động, nỗ lực và biện pháp, để giành lấy các lợi thế về điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhằm chiếm lĩnh thị trường và giành lấy khách hàng, qua đó giành lấy thị phần và tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích tiêu dùng
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Song song cùng với khái niệm cạnh tranh, khái niệm năng lực cạnh tranh ra đời nhằm cụ thể hóa các yếu tố các doanh nghiệp có thể sử dụng trong cạnh tranh để chiếm
ưu thế trên thị trường:
“Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu
khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” (Bộ Thương mại
và công nghiệp Anh, 1998)
“Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủkhác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh
nghiệp” (Garelli, 2005)
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần
lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” (Trần Sửu, 2005)
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị trường, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước
và ngoài nước” (Lê Đăng Doanh, 2015)
Từ các khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể thấy rằng, khi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường thông qua các ưu thế về giá cả hoặc sự khác biệt hóa
về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp để đạt các mục tiêu
và lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp
1.1.3 Các mô hình cạnh tranh
Trang 23Trong cạnh tranh hiện đại, có nhiều mô hình cạnh tranh mà từ đó doanh nghiệp
có thể áp dụng để phân tích các yếu tố trên thị trường và đưa ra các giải pháp về cạnh tranh hiệu quả
1.1.3.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh
Mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh” của Micheal Porter (Porter’s Five Forces) được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979.Mô hình năm lực cạnh tranh của Porter là một công cụ phân tích sử dụng năm lực cạnh tranh để quyết định khả năng sinh lợi của một ngành và định hình chiến lược cạnh tranh của công ty Hình 1.1 dưới đây thể hiện mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter:
Hình 1.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Nguồn: Porter, 1979
Theo M Porter, trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của ông:
CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG
SẢN PHẨM THAY THẾ
KHÁCH HÀNG
NHÀ CUNG
CẤP
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào Quyền lực
thương lượng
của nhà cung ứng
của khách hàng
Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Quyền lực thương lượng
Trang 24 Sức ép của khách hàng: luôn biến đổi, khách hàng có quyền thương lượng và tạo áp
lực lên doanh nghiệp khi chuyển sang mua hàng haysử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác với giá thấp hơn, chất lượng cao hơn và các dịch vụ kèm theo tốt hơn Đồng thời, khách hàng mua hàng số lượng lớn hoặc sử dụng dịch vụ trong một thời gian dài có thể đòi đảm bảo đủ cung, khuyến mại, giảm giá
Sức ép từ các nhà cung cấp: được tạo ra khi sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung
cấp có ít sản phẩm thay thế, hay đóng một vai trò quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có sự khác biệt so với sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác, chi phí để khách hàng chuyển đổi nhà cung cấp là cao, vàcó rất ít nhà cung cấp tương tự có thể cung cấp hàng hóa/dịch vụ
đó
Rào cản để các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành: yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu cao,
yêu cầu có sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, chính sách của chính phủ về việc gia nhập ngành, sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ hiện tại, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao, trong ngành tồn tại lợi thế kinh tế theo qui
mô, các doanh nghiệp trong ngành có lợi thế tuyệt đối về chi phí là các loại rào cản
mà các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể phải đối mặt khi gia nhập ngành Căn cứ theo nguồn của rào cản có sáu loại rào cản là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, khả năng tiếp cận kênh phân phối, vốn đầu tư ban đầu, chi phí chuyển đổi, các bất lợi về chi phí khác Căn cứ vào đặc điểm của rào cản có rào cản về tài chính, công nghệ, thương mại và các rào cản khác
Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: dựa theo cấu
trúc cạnh tranh của ngành (số lượng doanh nghiệp và qui mô của các doanh nghiệp), đặc điểm sản phẩm không có sự khác biệt, tốc độ tăng trưởng ngành và nhu cầu thấp, năng lực cạnh tranh trong ngành, chi phí cố định và lưu kho, rào cản rút lui khỏi ngành
Nguy cơ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế: sản phẩm, dịch vụ thay thế có giá thấp
hơn, chất lượng tốt hơn, được bán kèm theo các điều kiện hậu mãi tốt
Trang 25Phân tích năm lực lượng cạnh tranh từ Sức ép từ các nhà cung cấp, sức ép từ khách hàng, mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành, rào cản
để các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành, nguy cơ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế giúp doanh nghiệp đánh giá được về năng lực cạnh tranh của mình, làm cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đối phó được với sức ép từ nhà cung cấp sẽ có những lợi thế về cung đầu vào và cầu đầu ra trên thị trường Đồng thời phân tích chỉ tiêu cạnh tranh trong ngành của các đối thủ cạnh tranh hiện tại như thị phần, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, chất lượng nguồn lực và các giá trị vô hình của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá được một cách chính xác vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh Rào cản gia nhập ngành cao sẽ hạn chế sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, ngược lại rào cản gia nhập ngành thấp sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3.2 Mô hình phân tích tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp (SWOT)
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một doanh nghiệp SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm
và dịch vụ Trong giới hạn của Luận văn này, tác giả sử dụng SWOT như một công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở các giá trị bên trong doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên ngoài Hình 1.5 dưới đây thể hiện mô hình tổng quát phân tích tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp:
Trang 26Hình 1.2 Mô hình phân tích SWOT
Nguồn: Ngô Kim Thanh, 2011
Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh theo từng cặp, tương ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp như sau:
Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp
để tận dụng những cơ hội bên ngoài Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội
Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách
tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này
Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi
hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài
Chiến lược WT: Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên
trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài Một tổ chức đối đầu với vô số mối
đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh
PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
T1 T2
…
S1 S2 … W1 W2 …
Trang 27không an toàn chút nào Trong thực tế, một tổ chức như vây phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện những yếu tố doanh nghiệp có
so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng, hướng tới mục tiêu cuối cùng về lợi nhuận và uy tín Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu
tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường để thấy được những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp trong cùng một ngành
1.2.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh được hình thành trong môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp cùng ngành với nhau, được tạo nên trong mối tương quan giữa năng lực cốt lõi của doanh nghiệp với các phương thức cạnh tranh doanh nghiệp sử dụng Môi trường cạnh tranh ngành đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, kết hợp với các yếu tố môi trường để tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh Khi đó, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra được năng lực cạnh tranh nhất định trong ngành
Năng lực cạnh tranh được đánh giá qua nhiều tiêu chí như tiêu chí về khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị phần của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực và sự tương tác với khách hàng, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hay các giá trị vô hình của doanh nghiệp
Trang 28 Bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành cũng có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên một khía cạnh nào đó nhờ vào năng lực cạnh tranh của mình Do đó, năng lực cạnh tranh mang tính tương đối và có thể thay đổi theo thời gian, dựa trên sự thay đổi về nguồn lực của các doanh nghiệp
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần doanh nghiệp
Tiêu chí về khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần doanh nghiệp đo lường bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường Doanh nghiệp có thị phần lớn, tốc độ tăng trưởng cao thì doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thị phần của doanh nghiệp có thể tính theo công thức:
Rt =
x 100%
trong đó, Rt là tốc độ tăng doanh thu; Dt là doanh thu kì kế toán; Dt-1 là doanh thu kì
trước (Nguyễn Thu Thủy, 2011)
1.2.3.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp
Trong môi trường cạnh tranh, khách hàng đánh giá doanh nghiệp chủ yếu trên yếu tố sản phẩm, dịch vụ cung cấp.Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp là sự vượt trội của sản phẩm dịch vụ đó so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại về chất lượng và giá cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo Khi đó, những sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích tiêu dùng cao nhất trên một đơn vị giá sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn theo công thức:
Trang 29K = trong đó Q là lợi ích tiêu dùng và G là giá cả tiêu dùng, bao gồm chi phí mua và chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ
Yếu tố về hệ số co giãn của cầu theo giá cũng quan trọng trong đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Hệ số co giãn của cầu theo giá phản ánh mức
độ phản ánh mức độ phản ứng của cầu theo giá hay theo sự thay đổi của giá Cầu về một sản phẩm hay dịch vụ được coi là co giãn với giá nếu lượng cầu thay đổi nhiều khi giá thay đổi Cầu được coi là không co giãn nếu lượng cầu thay đổi ít khi giá thay đổi
Độ co giãn của cầu theo giá được xác định bằng công thức sau:
Ngoài yếu tố về giá cả, yếu tố về chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng trong đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.Mỗi doanh nghiệp xác định phải lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi để cạnh tranh, nhất là đối với doanh nghiệp lương thực thực phẩm.Kinh tế thị trường đồng nghĩa với quy luật cạnh tranh đã trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không cũng đều chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh Từ đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách thích ứng với thị trường, trong quá trình sản xuất số lượng phải đi đối với chất lượng.Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm hiểu các giải pháp nâng các chất lượng sản phẩm, nói cách khác doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ.Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao giá trị của sản phẩm khi sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn
vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí
hoặc sản phẩm phải sửa chữa (Lý Kim Chi, 2017) Nâng cao chất lượng sản phẩm,
Trang 30không chỉ làm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc
tế, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, tạo ra doanh thu, giải quyết triệt để tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm, gây ra khó khăn đời sống của người lao động Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, mới lạ, đáp ứng thị hiếu khách hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ nhanh sản phẩm với số lượng lớn, tăng giá trị bán thậm chí có thể giữ vị trí độc quyền đối với sản phẩm mà có ưu thế
riêng so với sản phẩm cùng loại (Nguyễn Hoàng Dũng, 2017)
1.2.3.3 Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt
động kinh tế đó (Ngô Đình Giao, 1997)
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại
và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất là điều tất yếu
Một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: cho biết trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động =
Trang 31 Vốn lưu động ròng: thể hiện mối quan hệ cân đối phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn
và cơ cấu tài sản
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Các tiêu chí phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = á
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời = á ươ đươ
Các chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển vốn:
Vòng quay vốn kinh doanh
Vòng quay vốn kinh doanh =
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất LN trước thuế và lãi vay của TS = ư à ã
à ì â
Tỷ suất LN sau thuế và lãi vay của TS = à ì â ế
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu = ì â ế
Trang 32(Nguyễn Thu Thủy, 2011) 1.2.3.4 Chất lượng nguồn lực và khả năng tương tác với khách hàng
Chất lượng nguồn lực là yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn lực của mỗi doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực và vật lực doanh nghiệp có Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể được phản ánh thông qua trình độ học vấn hay tỷ lệ nhân công lành nghề trong doanh nghiệp hay các chính sách đào tạo phát triển của doanh nghiệp dành cho nguồn nhân lực của mình, các chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc, đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu nguồn lực phản ánh qua số lượng và chất lượng trang thiết bị máy móc được trang bị
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xu thế hội nhập, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng Do đó các doanh nghiệp tương tác tốt với khách hàng hơn
sẽ có những lợi thế nhất định trong cạnh tranh Chỉ tiêu khả năng tương tác với khách hàng được đánh giá dựa vào các phiếu khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp Tỷ lệ khách hàng muốn quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp càng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng trong việc chiếm lĩnh thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh
1.2.3.5 Trình độ khoa học công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ phản ánh hàm lượng công nghệ được doanh nghiệp đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chỉ tiêu này thể hiện ở số lượng các phần mềm công nghệ sử dụng để vận hành hoạt động của doanh nghiệp.Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng
có khả năng nâng cao hoạt đông sản xuất của mình, gia tăng năng suất và tiết kiệm chi phí
1.2.3.6 Giá trị vô hình của doanh nghiệp
Các yếu tố hình thành nên giá trị của một doanh nghiệp gồm có giá trị dồn tích, giá trị hiện tại vốn có và giá trị tiềm năng tương lai Trong đó, giá trị dồn tích bao gồm lịch sử hoạt động, hình ảnh trong mắt công chúng và danh tiếng, văn hóa làm việc và
Trang 33trình độ quản lý; giá trị hiện tại vốn có bao gồm hoạt đông hiện tại và khả năng tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và giá trị ròng; giá trị tiềm năng trong tương lai bao gồm tiềm năng tăng trưởng, cộng hưởng trong quá trình
M&A và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Adam Bakar, 2013)
Giá trị vô hình của một doanh nghiệp có thể bao hàm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và giá trị tài sản thương hiệu của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín hay danh tiếng của doanh nghiệp phản ánh một quá trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, thông qua sự minh bạch trong báo cáo tài chính, sự hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước, qua tác phong làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp, và qua văn hóa ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác và các bên liên quan
Giá trị tài sản thương hiệu:
Theo Tập đoàn Interbrand (Interbrand, 2014) giá trị thương hiệu có thể được tính
như sau:
1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
1.3.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Logistics
Doanh nghiệp Logistics là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về logistics
Theo định nghĩa của Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals- CSCMP) Hoa Kỳ đưa ra năm 2001: “Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc
dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
Thu nhập ròng
Giá trị thương hiệu
Hệ số sức mạnh thương hiệu của công ty
Trang 34vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Như vậy, các doanh nghiệp logistics là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa, vận chuyển, lưu kho và làm các thủ tục khác liên quan để hàng hóa được lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối theo nhu cầu của khách hàng Đây là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Doanh thu thu được là doanh thu cung cấp dịch vụ cho khách hàng
1.3.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Với đặc thù của ngành Logistics với môi trường ngành có nhiều biến động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics thể hiện những năng lực bên trong của doanh nghiệp để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đối với khách hàng Các năng lực bên trong này, được so sánh trong sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để thấy được những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics xuất phát từ môi trường cạnh tranh ngành, thông qua các định hướng về chiến lược của các doanh nghiệp và thể hiện qua các tiêu chí về thị phần, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh, các giá trị vô hình và các yếu tố về liên kết và hợp tác quốc tế của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics được đánh giá thông qua cả các yếu
tố về định tính và định lượng, do đặc thù của đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp Các yếu tố về định lượng là các chỉ tiêu về thị phần, hiệu quả sản xuất kinh doanh, các vòng quay tài sản, vốn, khả năng sinh lời, còn các yếu tố định tính là thang đo chất lượng dịch vụ cung cấp dưới đánh giá của các đối tác chuyên môn, các khách hàng của doanh nghiệp, uy tín và thương hiệu Các yếu tố vô hình là một phần quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics do chất lượng tạo nên uy tín và thương hiệu
Trang 35 Cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics có thể thay đổi theo thời gian, dựa trên sự thay đổi về nguồn lực của các doanh nghiệp
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Tốc độ tăng trưởng thị phần: Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành nghề lĩnh vực khác, thang đo về thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần cũng được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thang đo này cho thấy năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, vị thế của các doanh nghiệp trên thị trường và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong xu thế tăng trưởng chung của ngành cũng như so với các đối thủ cạnh tranh
Thị phần tương đối = Phần doanh thu của doanh nghiệp / Phần doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Thị phần tuyệt đối = Phần doanh thu của doanh nghiệp / Phần doanh thu của toàn ngành
Chất lượng dịch vụ: là yếu tố các doanh nghiệp logistics luôn hướng đến để thu hút
và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó thể hiện được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Với đặc thù của ngành cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ ngành logistics có thể bao gồm các yếu tố sau:
Danh mục dịch vụ cung cấp: Phần lớn các công ty logistics hoạt động trên thị
trường Việt Nam luôn cố gắng để đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Điểm chung của danh mục dịch vụ của các công ty logistics bao gồm các dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa, quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế, đại lý vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, dịch vụ kho bãi, dịch vụ khai quan hàng hóa Ngoài ra các doanh nghiệp Logistics hiện nay còn mở rộng các dịch vụ thêm các dịch vụ đóng gói, sửa chữa container, dịch vụ khai thác cảng, bến bãi…
Thời gian và độ an toàn: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
dịch vụ của các công ty logistics Thời gian thường được tính từ khi hợp đồng
Trang 36cung cấp dịch vụ được kí kết đến khi việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành
Độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn,
và giữ nguyên được trạng thái ban đầu vận chuyển ở cảng đi Hai yếu tố này thường được đánh giá dựa trên thực tế hàng hóa vận chuyển, thời gian được tính căn cứ trên các line hàng truyền thống
Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng
gửi hàng từ điểm xuất phát tới địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door), được xác định như sau:
T VC = T DC + T XD + T K (giờ hoặc ngày) T
Dci =
(giờ hoặc ngày)
T DC = ∑ DCi (giờ hoặc ngày) T XD = ∑ XDj (giờ hoặc ngày)
Trong đó:
+ T VC là thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng Thông thường thời gian này được thống nhất giữa bên vận tải và chủ hàng, được quy định trong điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng vận tải;
+ T DC là thời gian phương tiện di chuyển Tùy theo phương thức vận tải, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phương thức vận chuyển
+ Li là khoảng cách vận tải của phương thức vận tải i (km);
+ Vkt là tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phương thức vận tải I (km/giờ hoặc km/ngày)
+ T XD là thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện vận chuyển, tùy thuộc số các phương thức vận tải vận chuyển lô hàng, thời gian xếp dỡ sẽ là tổng của thời gian xếp dỡ tại các điểm nhận và trả hàng;
+ T K là thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do các yếu tố bất khả kháng, sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và đầu mối thugom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa không liên tục, trục trặc trong tổ chức vận chuyển hoặc xếp dỡ, kiểm tra lô hàng…
Độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa:
Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển: T VH = ∑
∑ x 100%
Trang 37Tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển: T VH = ∑ ∑ x 100%
Trong đó:
+ ∑ làKhối lượng hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển;
+ ∑ là Khối lượng hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển;
+ ∑ là Khối lượng hàng hóa giao nhận
Độ tin cậy về thời gian vận chuyển: tiêu chí được thể hiện qua tình chính xác về
thời gian giao nhận lô hàng và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng trên tuyến, thời gian tập hợp và giao nhận hàng hóa trên đường Tiêu chí này được đánh giá qua Tỷ lệ hàng giao chậm so với quy định:
T GHC = ∑ ∑ x 100%
Trong đó:
+ ∑ là Tổng số lô hàng bị giao chậm theo quy định;
+ ∑ là Tổng số lô hàng hóa giao nhận
(Nguồn: TS Nguyễn Thị Phương, 2015)
Cách thức phục vụ: Với đặc điểm ngành cung cấp dịch vụ logistics, vai trò của
nhân viên kinh doanh và nhân viên tư vấn là đặc biệt quan trọng trong việc kết nối giữa khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp Do đó thái độ phục vụ của nhân viên một mặt giúp thu hút khách hàng và tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp, mặt khác tạo nên thiện cảm và uy tín cho doanh nghiệp
Chất lượng kho bãi: Hoạt động và chất lượng kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp
đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp logistics Chất lượng kho bãi logistics càng tốt thì doanh nghiệp logistics càng có cơ sở để mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, nâng cao khối lượng hàng hóa vận chuyển trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chất lượng kho bãi của doanh nghiệp logistics bao gồm vị trí, diện tích, chức năng lưu trữ hàng (kho thường, kho lạnh,…)
Trang 38 Giá cả: Với sự phát triển của ngành Logistics hiện nay, các công ty kinh doanh
logistics chủ yếu cạnh tranh nhau bằng giá cả dịch vụ và chất lượng của dịch vụ Hơn nữa, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, thị phần của các công ty logistics nước ngoài đến 80% đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp logistics trong nước làm cho sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt Phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam có xu hướng theo đuổi chiến lược chi phí thấp, giảm chi phí để qua đó giảm giá thành dịch vụ cung cấp Đối với dịch vụ logistics, giá của dịch vụ thường bao hàm chi phí của tất cả các dịch
vụ liên quan nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng
Hệ thống đảm bảo chất lượng: Hệ thống đảm bảo chất lượng là hệ thống quy
chuẩn kiểm soát hoạt động về chất lượng của các doanh nghiệp Việc kiểm soát các yếu tố trong chuỗi cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics giúp đảm bảo sự chính xác trong từng khâu, hạn chế và khắc phục lỗi phát sinh kịp thời, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics
Hiệu quả kinh doanh
Tỷ lệ kí được hợp đồng cung cấp dịch vụ: Với mỗi công kinh doanh dịch vụ
Logistics, để có được các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhân viên kinh doanh của công ty đều phải trải qua quá trình tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tiếp cận khách hàng, báo giá cho khách hàng và cuối cùng là kí hợp đồng với khách hàng Do
đó, chỉ tiêu về số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics được kí kết và giá trị hợp đồng hàng năm là một tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, qua đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó
Giá trị cung cấp dịch vụ logistics là tổng giá trị của tất cả các hợp đồng mà nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp kí được với khách hàng trong một năm.Chỉ tiêu giá trị hợp đồng và số lượng hợp đồng qua các năm cho biết một cách khái quát nhất tình hình, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics.Thông
Trang 39qua đó có thể đánh giá được chất lượng thực hiện việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong năm Chỉ tiêu tỷ lệ kí được hợp đồng cung cấp dịch vụ và tỷ
lệ giá trị hợp đồng được kí kết hàng năm của một công ty logistics được tính như sau:
Trình độ khoa học công nghệ: Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các doanh
nghiệp hiện nay có xu thế sử dụng khoa học công nghệ để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình Các doanh nghiệp Logistics có sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý nhân sự…
Chất lượng nguồn lực: Yếu tố về trình độ nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình
cung cấp dịch vụ và các yếu tố về cơ sở hạ tầng của công ty logistics là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường
Giá trị vô hình của doanh nghiệp: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, các yếu tố về
uy tín doanh nghiệp, giá trị thương hiệu luôn được khách hàng quan tâm Khách hàng có xu hướng lựa chọn các công ty logistics uy tín để hợp tác làm ăn với mong muốn đảm bảo về thời gian, chi phí và hàng hóa Uy tín của doanh nghiệp góp phần tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời, giá trị thương hiệu giúp đem lại cho doanh nghiệp nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ hơn Chính vì điều này,
uy tín doanh nghiệp và giá trị thương hiệu cũng là một trong những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về kinh tế và các lợi ích khác về thương hiệu
Khả năng hội nhập quốc tế: Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với đặc trưng
cơ bản của doanh nghiệp logistics là luôn vươn ra thế giới, do đó khả năng hội nhập
Trang 40quốc tế thể hiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Yếu tố này được xem xét ở các góc độ sự đa dạng về line vận chuyển hàng hóa, số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài, hay các đối tác ở nước ngoài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của mình
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế Nó bao gồm tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh với mỗi doanh nghiệp bao gồm
môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp (Robbins và các tác giả khác, 2003)
1.3.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài là các lực lượng ở bên ngoài doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài bao gồm
hai yếu tố là môi trường tác nghiệp và môi trường chung (Robbins và các tác giả khác,
2003) Đối với các doanh nghiệp logistics, yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới doanh nghiệp trên các phương diện tại hình 1.3 sau đây:
Hình 1.3 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
NHÓM TẠO
PHẨM THAY THẾ
DOANH NGHIỆP
NHÀ CUNG CẤP
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
KHÁCH HÀNG
NHÂN KHẨU HỌC
Nguồn: Robbins và các tác giả khác, 2003