1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)

94 249 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH - BỒI THƯỜNG CỦA BẢO HIỂM

TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM LIÊN HIỆP (UIC)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LÊ QUỐC KHÁNH

Hà Nội – 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định – Bồi thường của Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Họ và tên: Lê Quốc Khánh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ QUỐC CHIẾN

Hà Nội - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ Giám định - Bồi thường của Bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Tác giả Luận văn

Lê Quốc Khánh

Trang 4

Với những kiến thức quý báu có được từ chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và thời gian công tác trong lĩnh vực giám định – bồi thường tại công ty giám định độc lập và công ty môi giới bảo hiểm của bảo hiểm phi nhân thọ, tôi đã hoàn thành luận văn tốt

nghiệp với đề tài: “Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định – bồi thường của bảo

hiểm tài sản – kỹ thuật tại công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)”

Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu cùng toàn thể các Thầy, Cô trong khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

đã tạo điều kiện cũng như giúp tôi thu nhận được những kiến thức quý báu trong

quá trình học tập; đặc biệt đến Ts Ngô Quốc Chiến đã định hướng và hướng dẫn

nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đến bạn bè và đồng nghiệp tại Ban Bồi thường, Ban Tài chính kế toán của Công ty Bảo hiểm liên hiệp (UIC) và đã cùng chia sẻ các thông tin tài liệu và tạo điều kiện và giúp tôi hoàn thiện luận văn này

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018

Tác giả Luận văn

Lê Quốc Khánh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ VI

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, BẢO HIỂM VÀ NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT 7

1.1 Khái quát chung về quản lý rủi ro 7

1.1.1 Khái niệm về rủi ro 7

1.1.2 Khái niệm về quản lý rủi ro 7

1.1.3 Quá trình quản lý rủi ro 8

1.1.4 Các biện pháp nhận dạng rủi ro 8

1.1.4.1 Lập bảng câu hỏi phân tích rủi ro 9

1.1.4.2 Phân tích báo cáo tài chính 9

1.1.4.3 Phương pháp lưu đồ 9

1.1.4.4 Khảo sát thực tế 10

1.1.4.5 Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp 10

1.1.4.6 Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp 10

1.1.4.7 Phân tích các hợp đồng 10

1.1.4.8 Sử dụng tư vấn 10

1.1.4.9 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ 11

1.1.5 Các biện pháp phân loại rủi ro 11

1.1.5.1 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro 11

1.1.5.2 Theo tính chất của rủi ro 11

1.1.5.3 Theo nguyên nhân của rủi ro 12

1.1.5.4 Theo tác động dẫn xuất 12

1.1.6 Các biện pháp quản lý rủi ro 12

1.1.6.1 Né tránh rủi ro 12

1.1.4.1 Ngăn ngừa rủi ro 13

Trang 6

1.1.6.2 Giảm thiểu rủi ro 13

1.1.6.3 Chuyển giao rủi ro 14

1.1.6.4 Phân tán rủi ro 14

1.2 Khái quát chung về bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm 14

1.2.1 Khái quát chung về bảo hiểm 14

1.2.1.1 Khái niệm bảo hiểm 14

1.2.1.2 Bản chất của bảo hiểm 15

1.2.1.3 Phân loại bảo hiểm 15

1.2.2 Một số thuật ngữ trong bảo hiểm 17

1.2.2.1 Quy tắc, hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm 17

1.2.2.2 Người được bảo hiểm, và người thụ hưởng 19

1.2.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền và hình thức bồi thường 20

1.2.2.4 Các điểm loại trừ, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 22

1.2.2.5 Mức miễn thường, bảo hiểm dưới giá trị và trên giá trị 24

1.2.2.6 Đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm 26

1.2.2.7 Trục lợi bảo hiểm 27

1.2.3 Doanh nghiệp bảo hiểm 29

1.2.3.1 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm 29

1.2.3.2 Các hoạt động chính của kinh doanh bảo hiểm 29

1.2.4 Nghiệp vụ giám định bồi thường trong bảo hiểm tài sản kỹ thuật 30

1.2.4.1 Loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật 30

1.2.4.2 Nghiệp vụ giám định bồi thường 30

CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG CỦA BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT TẠI UIC 33

2.1 Tổng quan về Công ty bảo hiểm Liên hiệp UIC 33

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 33

2.1.2 Mô hình tổ chức và hệ thống vận hành 35

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại UIC 36

Trang 7

2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung 36

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật 40

2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động giám định bồi thường của bảo hiểm tài sản kỹ thuật 44

2.1.4.1 Mặt tích cực 44

2.1.4.2 Mặt tiêu cực 45

2.2 Nhận dạng rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường của bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại UIC 46

2.2.1 Các rủi ro tác nghiệp 46

2.2.1.1 Rủi ro từ nhân sự 46

2.2.1.2 Rủi ro do từ nguồn tham chiếu 47

2.2.1.3 Rủi ro từ hệ thống pháp luật 48

2.2.1.4 Rủi ro từ kỳ vọng của khách hàng 49

2.2.1.5 Rủi ro từ chính sách và văn hóa của UIC 50

2.2.2 Các rủi ro nghiệp vụ 52

2.2.2.1 Rủi ro từ sự tính chất phức tạp của công việc 52

2.2.1.6 Rủi ro từ giám định viên và cán bộ giải quyết bồi thường 55

2.3 Phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường tại UIC 57

2.3.1 Hệ thống kiểm soát rủi ro ban bồi thường UIC 57

2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường tại UIC 61

2.3.2.1 Mặt tích cực 61

2.3.2.2 Mặt hạn chế 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TẠI UIC 64

3.1 Định hướng và cơ sở đề xuất giải pháp để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường của loại hình bảo hiểm tài sản kĩ thuật tại UIC 64

Trang 8

3.1.1 Định hướng của các giải pháp được đề xuất 64

3.1.2 Cơ sở đề xuất các giải pháp 65

3.2 Một số giải pháp để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường của loại hình bảo hiểm tài sản kĩ thuật tại UIC 65

3.2.1 Các giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp 65

3.2.3.1 Hệ thống hóa quy trình phối hợp giữa các phòng ban liên quan 65

3.2.3.2 Xây dựng bộ quy tắc, hợp đồng bảo hiểm đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ hệ thống 66

3.2.3.3 Xây dựng quy trình bồi thường rõ ràng, chi tiết 66

3.2.3.4 Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 67

3.2.3.5 Quan tâm thu hút, giữ chân nhân tài 67

3.2.3.6 Bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ 69

3.2.3.7 Đầu tư mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin 70

3.2.3.8 Nâng cao trách nhiệm và nhận thức của khách hàng trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 71

3.2.4 Các giải pháp hạn chế rủi ro nghiệp vụ 72

3.2.4.1 Bố trí nhân sự phù hợp 72

3.2.4.2 Sử dụng các công ty giám định độc lập phù hợp và uy tín trên thị trường 73

3.2.4.3 Thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm 74

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 78

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

Bảo Minh Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh

Bảo Việt Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

CTBH Công ty bảo hiểm

CTGĐ Công ty giám định

CTV Cộng tác viên

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

GĐBT Giám định – bồi thường

GĐV Giám định viên

NBH Người bảo hiểm/ Nhà bảo hiểm

NĐBH Người được bảo hiểm

PJICO Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

PVI Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam

KTNB Kiểm toán nội bộ

QLRR Quản lý rủi ro

TSKT Tài sản - kỹ thuật

UIC Công ty bảo hiểm Liên Hiệp

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ

1 Bảng 1.1 - Bảng kê phí bảo hiểm đối với bảo hiểm cháy nổ bắt

2

Bảng 1.2 - Bảng kê mức khấu trừ tối thiểu đối với bảo hiểm

cháy nổ bắt buộc theo thông tư TT20-2010-BTC 25

2

Hình 2.1 – Công ty TNHH Bảo hiểm Liên Hiệp (United

4 Hình 2.3 – Danh sách Chi nhánh, Văn phòng đại diện UIc 34

6

Biểu đồ 2.5 – Kết quả hoạt động nhân sự của UIC qua các năm

(Nguồn: UIC, 2013 – 2016, Hồ sơ Nhân sự UIC) 36

7

Biểu đồ 2.6 – Kết quả hoạt động kinh doanh của UIC qua các

năm (Nguồn: UIC, 2013 – 2016, Báo cáo tài chính thường

niên)

37

8

Biểu đồ 2.7 – Biểu đồ lợi nhuận của UIC qua các năm (Nguồn:

UIC, 2013 – 2016, Báo cáo tài chính thường niên) 39

9

Biểu đồ 2.8 – Biểu đồ tỷ lệ bồi thường của UIC và thị trường

bảo hiểm phi nhân thọ qua các năm (Nguồn: UIC, 2013 –

2016, Báo cáo bồi thường hàng năm)

40

10

Biểu đồ h 2.9 – Doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của

UIC qua các năm (Nguồn: UIC, 2013 – 2016, Báo cáo kết quả

kinh doanh)

41

11

Biểu đồ 2.10 – Giá trị bồi thường của Bảo hiểmTSKT của UIC

qua các năm (Nguồn: UIC, 2013 – 2016, Báo cáo tổng kết

giám định bồi thường)

43

Trang 11

12

Biểu đồ 2.11 – Số vụ giải quyết bồi thường của Bảo hiểm

TSKT qua các năm (Nguồn: UIC, 2013– 2016, Báo cáo tổng

kết giám định bồi thường)

44

13 Bảng 2.12 – Bảng điều chỉnh số tiền bồi thường tổn thất tại

S&H Vina(Nguồn: UIC, báo cáo bồi thường) 50

14

Bảng 2.13 - Bảng kê chi tiết các hạng mục hàng hóa bị tổn thất

tại kho K2 của VNM (Gia Lâm, Hà Nội) (Nguồn: UIC, báo

cáo bồi thường)

54

15 Bảng 2.14 - Sơ đồ quy trình bồi thường của UIC (Nguồn: UIC

16 Bảng 3.1 – Bảng phân quyền trách nhiệm phê duyệt hồ sơ bồi

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn tập chung nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định – bồi thường của bảo hiểm tài sản – kỹ thuật tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam với các số liệu thống kê thực tế và văn hóa quản trị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản) là Công ty Bảo hiểm Liên hiệp (UIC) để làm nổi bật các rủi ro đặc thù cũng như các biện pháp quản lý ro đặc chưng của doanh nghiệp có văn hóa quản trị từ Nhật Bản

Với các nội dung đã được trình bày chi tiết trong luận văn, có thể được tóm tắt với các nội dung chính như dưới đây

Thứ nhất, tại chương 1 của luận văn tác giả hệ thống hóa các vấn đề cơ bản

nhất của quản lý rủi ro nói chung và đặc biệt các kiến thức về quản lý rủi trong bảo hiểm với nghiệp vụ giám định - bồi thường của loại hình tài sản – kỹ thuật như các định nghĩa, khái niệm, phân loại, về rủi ro và các phương pháp quản lý rủi ro cũng như các thông tin chung về bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ hai, tại chương 2 tiếp theo của luận văn, tác giả dựa trên cơ sơ luận tại

chương 1 đẻ có thể nhận dạng và phân loại các rủi ro trong nghiệp vụ GĐBT của bảo hiểm tài sản – kỹ thuật tại Công ty UIC

Thứ ba, tại chương 3 của luận văn, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý

rủi ro cụ thể, chi tiết nhằm hạn chế các rủi ro đã được nhận dạng và phân loại tại chương 2 qua đó cũng có thêm các đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp là Hiệp hội Bảo hiểm và Bộ tài chính

Trang 13

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm là nghiệp vụ chuyển giao rủi ro trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Người được bảo hiểm – NĐBH) tới Công ty bảo hiểm (CTBH) Do vậy CTBH với vai trò là người mua/ người nhận rủi ro từ khách hàng, trước hết phải có được nghiệp vụ Quản lý rủi ro hoạt động cho trong quá trình kinh doanh bảo bảo hiểm

Với đặc chưng của doanh nghiệp bảo hiểm với hai hoạt động chính là hoạt động khai thác (01) và hoạt động giám định bồi thường (02) trong đó rủi ro tập chung phần lớn vào hoạt động giám định bồi thường vì đây là hoạt động có giá trị lớn, thường xuyên với tính chất công việc phức tạp và thường không được các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm đầu tư về nhân sự, chiến lược quản lý…

Như vậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động hoạt động Giám định – Bồi thường cần được doanh nghiệp bảo hiểm tập chung nghiên cứu và có phương pháp quản lý rủi ro hoạt động giám định - bồi thường đạt kết quả cao nhất

Với tính cấp thiết như đã trình bày bên trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên

cứu “Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định – bồi thường của bảo hiểm tài sản –

kỹ thuật tại công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)” với mục đích áp dụng cơ sở luận về

quản lý rủi ro qua đó nhận dạng rủi ro thực tế tại Công ty UIC và đưa ra được các giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp

2 Câu hỏi nghiên cứu

Làm cách nào để tăng trưởng và phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro đầy thử thách và cạnh tranh là câu hỏi thường trực cho đội ngũ quản trị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm non trẻ mới ra nhập thị trường luôn luôn chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp lâu đời, có thương hiệu

và thị phần ổn định trên thị trường

Trong điều kiện doanh thu ngày càng khó khăn, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm dẫn tới cạnh tranh về giá, về chất

Trang 14

lượng dịch vụ, vì vậy để giữ vững tỉ lệ tăng trưởng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án kiểm soát chặt chẽ chi phí, quản lý rủi ro hoạt động một cách hiệu quả nhất

Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm, một trong hai hoạt động động chính là giám định – bồi thường là nghiệp vụ phát sinh chi phí do vậy có tỷ lệ và mức độ rủi ro cao hơn hoạt động còn lại là khai thác dịch vụ Do vậy câu hỏi được đặt là quy trình quản lý ro cho nghiệp vụ giám định - bồi thường cần được xây dựng

Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, trong những năm qua, là một CTBH non trẻ mới tham gia thị trường với hình thức liên doanh giữa Việt Nam (Bảo Minh) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản do vậy mục tiêu cấp thiết của UIC là nhanh chóng mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng chiến lược nhưng UIC vẫn đặt hàng đầu mục tiêu hiệu quả, chú trọng lợi nhuận bằng các quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ trong các nghiệp vụ bảo hiểm

3 Tình hình nghiên cứu

Quản lý rủi ro là một vấn đề được coi trọng hàng đầu tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bao gồm ngân hàng và bảo hiểm, qua công tác tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy có khá nhiều bài báo, công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng, có thể kể đến một số ví dụ như sau:

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Duy Sinh – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam (2009);

- Bài viết Quản trị rủi ro thị trường ở ngân hàng thương mại của tác giả Phương Ngọc đăng trên website của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ngày 03.10.2013

Nhưng riêng biệt đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và đặc biệt trong loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật thì hiện tại chỉ có một vài tác giả có luận văn

Trang 15

nghiên cứu đến nội dung này, và đề tài nổi bật nhất có thể kể tới luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Ánh Dương – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội với đề tài

“hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ Bảo hiểm TSKT tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV

(BIC) (2015”) Trong luận văn, tác giả Mai Ánh Dương đã đề cập các thông tin

tổng quan về các rủi ro trong quá trình kinh doanh loại hình Bảo hiểm TSKT tại BIC, là một công ty bảo hiểm có cổ phần chính từ Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển BIDV của Việt Nam

Tuy nhiên, trong loại hình bảo hiểm TSKT với đặc tính giá trị bồi thường tương ứng với giá trị tham gia bảo hiểm là tài sản (nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa lưu kho) của doanh nghiệp là rất lớn khi phát sinh tổn thất, vì vậy nghiệp

vụ GĐBT sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro mà trong đề tài của mình, tác giả Mai Anh Dương chưa nghiên cứu và đề cập đến các rủi ro đối với nghiệp vụ GĐBT là một trong hai hoạt động chính của doanh nghiệp bảo hiểm

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro trong nghiệp vụ GĐBT, do vậy trong luận văn này với đề tài:

Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ giám định - bồi thường của Bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC); tác giả với mục đích nghiên cứu và

phân tích chuyên sâu về rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường, tại một công

ty bảo hiểm có vốn đầu tư của nước ngoài (Nhật Bản) với văn hóa quản trị đặc chưng của người Nhật Bản là tin tưởng – trung thành để làm nổi bật nên những rủi

ro đặc biệt trong nghiệp vụ GĐBT

Với nội dung nghiên cứu như trình bày ở trên thì đề tài của luận văn này sẽ không có tính trùng lặp với các đề tài được công bố trước đây

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những phân tích tại mục tính cấp thiết của đề tài, người viết đề xuất mục tiêu nghiên cứu như dưới đây:

Mục tiêu thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết về rủi ro và hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp bảo hiểm, tác giả đã phân tích, nhận dạng các rủi ro trong nghiệp

vụ GĐBT của loại hình bảo hiểm TSKT tại UIC

Trang 16

Mục tiêu thứ hai, sau khi nhận dạng được các rủi ro, tác sẽ đánh giá thực

trạng quản lý rủi ro trong nghiệp vụ GĐBT của loại hình Bảo hiểm TSKT tại UIC

Mục tiêu thứ ba, từ các mục tiêu đã đạt được ở trên, tác giã sẽ cố gắng đề ra

một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ này

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ GĐBT trong bảo hiểm

TSKT tại công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) với nội dung chính của quản lý rủi ro

là nhận dạng, phân loại và có các biện pháp hạn chế rủi ro cụ thể, chi tiết và có tính khả thi nhất

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn này, nội dung nghiên cứu được giới

hạn trong việc quản lý rủi ro của nghiệp vụ GĐBT với ba (02) nội dung chính bao gồm: (01) nhận dạng và phân nhóm rủi ro, (02) đề xuất biện pháp quản lý để hạn chế các rủi ro xuống mức thấp nhất

Về không gian: Do đặc điểm bồi thường tập chung tại trụ sở chính nhưng việc

giám định hiện trường được thực hiện trong toàn thể lãnh thổ Việt Nam vì vậy không gian được giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam

Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên số liệu liên quan đến rủi ro trong nghiệp vụ

GĐBT của loại hình bảo hiểm TSKT tại UIC từ năm 2013 đến 2016

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn, người viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu có liên quan trước đây để rút trích, bổ sung, hiệu chỉnh nhận dạng rõ ràng các rủi ro và phân loại chúng, cụ thể như sau:

Phân tích tổng hợp, tại chương 1 và chương 2 của luận văn này người viết

tổng hợp các cơ sở luận có liên quan trực tiếp đến nội dung để tài để phân tích các rủi ro thực tế trong nghiệp vụ GĐBT

Trang 17

Rút tích, hiệu chỉnh, tại chương 3 của luận văn, người viết đã có những đề

xuất, giải pháp cụ thể dựa trên các phân tích tổng hợp tại chương 2

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu bao gồm ba (03) chương với nội dung chính như dưới đây:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro, bảo hiểm, nghiệp vụ giám định –

bồi thường trong bảo hiểm tài sản - kỹ thuật;

Chương 2: Nhận dạng và phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong nghiệp vụ

giám đinh – bồi thường tại Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC);

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ

giám định – bồi thường tại tại Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC)

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, BẢO HIỂM VÀ NGHIỆP

VỤ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN KỸ THUẬT

1.1 Khái quát chung về quản lý rủi ro

1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Có thể nói, rủi ro là sự bất trắc xảy ra liên hệ đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi Thuật ngữ “rủi ro” được sử dụng trong kinh doanh còn có thể hiểu

là sự nguy hiểm cần được ngăn ngừa hay được bảo hiểm

Có nhiều định nghĩa về rủi ro được các nhà nghiên cứu đưa ra Thường thì các định nghĩa được phát biểu tùy theo quan điểm của từng người và của từng ngành Chẳng hạn, theo quan điểm của bảo hiểm, rủi ro được định nghĩa:

- Là sự tổn thất ngẫu nhiên

- Là khả năng có thể gây tổn thất

- Là khả năng có thể xuất hiện một biến cố không mong đợi

Còn theo xác xuất và thống kê thì “rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đo

lường được bằng xác suất”

Theo quan điểm hiện đại, rủi ro được định nghĩa: “là khả năng sẽ xảy ra một

kết quả có lợi hay không có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu” hay “rủi ro là một điều kiện trong đó khả năng một sự bất lợi sẽ xuất hiện so với đự đoán khi có biến cố xảy ra” (Mai Ánh Dương, luận văn thạc sĩ 2015)

Nhìn chung, rủi ro được hiểu theo nghĩa không những chỉ là khả năng mà còn

là tổn thất của chính bản thân nó, hoặc của một vật thể, hoặc của một chất có sự hiện diện của mối nguy hiểm

1.1.2 Khái niệm về quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,

Trang 19

những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công

1.1.3 Quá trình quản lý rủi ro

Quá trình quản lý rủi ro gồm các nội dung chính như sau:

Nội dung thứ nhất: Nhân dạng – phân tích – đo lường rủi ro;

Nội dung thứ hai: Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro;

Nội dung thứ hai: Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện;

Nội dung thứ hai: Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công;

Trong nội dung của luận văn này, tác giả tập chung vào nội dung thứ nhất và thứ hai trong việc nhận dạng, phân tích rủi ro của nghiệp vụ GĐBT trong bảo hiểm TSKT tại UIC qua đó có những đề xuất để kiểm soát, phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất

1.1.4 Các biện pháp nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, nghiên cứu môi trường hoạt động cũng như các hoạt động của tổ chức nhằm thống kê tất cả các loại rủi ro, bao gồm cả những rủi ro đã và đang xảy ra và cả các loại rủi ro mới có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến doanh nghiệp Các phương pháp chủ yếu được sử dụng nhằm nhận dạng rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm có thể kể tên như liệt kê dưới đây:

- Lập bảng câu hỏi phân tích rủi ro;

- Phân tích báo cáo tài chính;

- Phương pháp lưu đồ;

- Thanh tra hiện trường;

- Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp;

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp;

- Phân tích các hợp đồng;

- Sử dụng tư vấn;

- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ

Trang 20

1.1.4.1 Lập bảng câu hỏi phân tích rủi ro

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc nhận dạng rủi ro Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc theo môi trường tác động (vĩ

mô, vi mô,…) và xoay quanh các vấn đề như: Doanh nghiệp đã gặp phải những loại rủi ro nào? Mức độ tổn thất? Tần số xuất hiện? Biện pháp phòng ngừa nào đã được

sử dụng? Hiệu quả của các biện pháp đó? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Cần lưu ý đây không phải là hệ thống các câu hỏi dùng để khảo sát hay phỏng vấn như các bảng điều tra thông tin thông thường mà là một hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà quản trị định hướng trong quá trình phát hiện rủi ro

1.1.4.2 Phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp này được A.H Cridle đề xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1962 tại một công ty nhỏ tại Mỹ nhằm nhận dạng rủi ro Ngày nay, phương pháp này đã trở nên phổ biến và được sử dụng với các mức độ và mục đích khác nhau Trong công tác quản trị rủi ro, bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, các báo cáo hoạt động kinh doanh, người ta có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, nguồn nhân lực hay trách nhiệm pháp lý

Đối với mỗi loại hình doanh nghiêp khác nhau thì báo cáo tài chính cũng có những khoản mục khác nhau Do vậy, công việc của nhà quản trị rủi ro là phải nghiên cứu từng khoản mục để xác định các loại rủi ro tiềm năng Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch người ta không chỉ phát hiện các loại rủi ro thuần túy và còn giúp nhận dạng được những rủi ro suy đoán Vì vậy để sử dụng phương pháp này đòi hỏi các nhà quản trị rủi ro phải hiểu biết các chỉ tiêu tài chính, các nguồn thông tin về tài chính và những chứng từ hợp pháp trong doanh nghiệp

1.1.4.3 Phương pháp lưu đồ

Đây là phương pháp mô hình hóa bằng sơ đồ để nhận diện rủi ro Để thực hiện phương pháp này, trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của

Trang 21

doanh nghiệp Tiếp theo là liệt kê các rủi ro tiềm năng mà doanh nghiệp có nguy cơ phải đối mặt

1.1.4.4 Khảo sát thực tế

Đối với nhà quản trị rủi ro thì khảo sát thực tế là công cụ hữu ích trong việc cung cấp các thông tin có giá trị, giúp phát hiện ra những rủi ro mà trước đó không phát hiện được Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá, các nhà quản trị có khả năng nhận dạng được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải

1.1.4.5 Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Để nhận dạng rủi ro, các nhà quản trị rủi ro cần thường xuyên giao tiếp và hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để nắm bắt tình hình và nhận dạng những nguy cơ rủi ro mới

1.1.4.6 Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp

Thông qua các buổi trao đổi, thảo luận với các tổ chức, cá nhân bên ngoài có quan hệ với doanh nghiệp như: Các cơ quan thuế, công an, các tổ chức, hiệp hội, nhà quản trị rủi ro có thể phát hiện thêm các nguy cơ rủi ro

1.1.4.7 Phân tích các hợp đồng

Các hợp đồng kinh tế rất dễ dẫn đến các rủi ro pháp lý và các rủi ro khác trong quá trình thực hiện hợp đồng Để tránh rủi ro, gây tổn thất, các hợp đồng cần phải được nghiên cứu kỹ từng điều khoản, những người thực hiện hợp đồng cần chú ý kiểm soát chặt chẽ chúng để tránh những sai sót dẫn đến kiện tụng, tranh chấp Các loại rủi ro thường phát sinh từ hợp đồng bao gồm: Rủi ro trong ký kết hợp đồng, Rủi ro trong thực hiện hợp đồng

1.1.4.8 Sử dụng tư vấn

Thông qua tư vấn, nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm được những thông tin cần thiết về mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp từ nguồn tin bên ngoài Mục đích sử dụng tư vấn là nhằm tìm kiếm những rủi ro mà nhà quản trị

Trang 22

không thấy hoặc bỏ sót Các nhà tư vấn có thể là các chuyên viên kiểm toán, luật sư, các chuyên viên thống kê, các nhà đầu tư,…

1.1.4.9 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ

Các nhà quản trị rủi ro có thể tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất qua các biến cố rủi ro đã xảy ra tại doanh nghiệp Các thông tin trong quá khứ cho phép

dự báo các thông số có liên quan đến các rủi ro tiềm năng Số liệu thống kê cho phép các nhà quản trị rủi ro đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng

mà doanh nghiệp phải đối mặt Số liệu thống kê tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, phân tích một số vấn đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,… Số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ cho phép nhà quản trị rủi ro có thể lập kế hoạch dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp

1.1.5 Các biện pháp phân loại rủi ro

Rủi ro cho doanh nghiệp rất đa dạng và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới và phức tạp hơn trước Trong lĩnh vực quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, người ta chia rủi ro thành bốn (04) loại theo các yếu tố đặc chưng như: Phạm vi ảnh hưởng, tính chất, nguyên nhân, tác động dẫn xuất của rủi ro

1.1.5.1 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro

Bao gồm rủi ro cơ bản và rủi ro cá biệt Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh

từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của mọi người Hậu quả của rủi ro cơ bản là rất nghiêm trọng, khó lường, phạm vi ảnh hưởng rộng Rủi ro cá biệt là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân và tổ chức Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng cá biệt đến từng cá nhân hoặc tổ chức mà không ảnh hưởng nhiều tới cộng đồng, xã hội

1.1.5.2 Theo tính chất của rủi ro

Bao gồm rủi ro suy đoán và rủi ro thuần túy Rủi ro suy đoán còn gọi là rủi ro đầu cơ, là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích Đây là loại rủi ro khá phổ biến trong kinh doanh và được các nhà đầu tư chấp

Trang 23

nhận vì nó tồn tại cơ hội kiếm lời Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu xảy ra thì chỉ có thể dẫn đến tổn thất mà không có cơ hội kiếm lời

1.1.5.3 Theo nguyên nhân của rủi ro

Bao gồm rủi ro do các yếu tố khách quan và rủi ro do các yếu tố chủ quan Rủi

ro do các yếu tố khách quan là những rủi ro phát sinh do các yếu tố khách quan, ngoài tầm kiểm soát và ý muốn của nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Đây thường là các loại rủi ro do các nguyên nhân thuộc môi trường vĩ mô gây nên như động đất, bão lụt, khủng hoảng kinh tế, rủi ro chính trị, rủi ro văn hóa,… Loại rủi ro này rất khó kiểm soát và khống chế Khả năng quản lý loại rủi ro này phụ thuộc vào khả năng dự báo và sự thích nghi của doanh nghiệp Rủi ro do các yếu tố chủ quan là rủi

ro bắt nguồn trực tiếp từ hành vi của nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp

1.1.5.4 Theo tác động dẫn xuất

Bao gồm rủi ro trực tiếp và rủi ro gián tiếp Rủi ro trực tiếp là rủi ro do chính nguyên nhân gây ra tác động Rủi ro gián tiếp là rủi ro do hậu quả của rủi ro trực tiếp gây ra Các biện pháp kiểm soát rủi ro

1.1.6 Các biện pháp quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hành động,… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp

Các biện pháp quản lý rủi ro được chia thành các nhóm có thể kể tên như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, phân tán rủi ro

1.1.6.1 Né tránh rủi ro

Đây là biện pháp né tránh những hoạt động làm phát sinh tổn thất, mất mát hay những kết quả không mong muốn Để né tránh rủi ro, người ta thường chủ động

né tránh các hoạt động có nguy cơ rủi ro Nhà quản trị sẽ tìm hiểu, phân tích các dự

án có nguy cơ rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro

Trang 24

Biện pháp này có thể giúp cho các doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ một tổn thất nào mà rủi ro được phát hiện có thể xảy ra nhưng cũng khiến doanh nghiệp

bỏ lỡ các cơ hội kiếm lời Hơn nữa không phải rủi ro nào cũng có thể né tránh được

Ví dụ, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không thể né tránh rủi ro tỷ giá biến động (Mai Ánh Dương, luận văn thạc sĩ 2015)

1.1.4.1 Ngăn ngừa rủi ro

Đây là biện pháp ngăn ngừa không cho rủi ro xảy ra bằng cách tác động vào nguyên nhân gây ra rủi ro Với biện pháp này, doanh nghiệp không né tránh bằng cách không thực hiện hoạt động tiềm ẩn rủi ro mà chỉ tác động vào các nguyên nhân gây ra chúng để ngăn ngừa rủi ro xảy ra

1.1.6.2 Giảm thiểu rủi ro

Khi không thể né tránh hay ngăn ngừa rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp để giảm số lần xuất hiện các rủi ro hay giảm mức độ mất mát khi tổn thất xảy ra

Tổn thất sẽ phát sinh khi rủi ro xảy ra là một hàm số của hai biến số: Khả năng xảy ra rủi ro và mức độ mất mát Vì vậy, để giảm thiểu tổn thất do rủi ro mang lại thì có thể tác động vào một trong hai biến số trên Doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro bằng một số biện pháp sau:

Thứ nhất, giảm số lần xuất hiện rủi ro (giảm thiểu khả năng xảy ra sự kiện bất

lợi) Thí dụ, khả năng doanh nghiệp bị hỏa hoạn sẽ được làm giảm bớt bằng việc thiết lập một chương trình phòng ngừa hỏa hoạn bằng cách thay thế dây dẫn điện

cũ, sử dụng các vật liệu chống cháy trong các khu vực có khả năng tiềm ẩn hỏa hoạn nhất

Thứ hai, làm giảm mức độ mất mát gắn liền với rủi ro Lấy lại ví dụ về hỏa

hoạn trên, mất mát gắn liền với hỏa hoạn, tức là khi có hỏa hoạn, phải tốn tiền để khắc phục Sự mất mát này có thể được giảm thiểu bằng cách: Lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thiết kế các điều kiện thuận lợi để chữa cháy tại các khu vực dễ gây hỏa hoạn

Trang 25

1.1.6.3 Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro là chuyển chức năng tạo ra rủi ro cho bên khác gánh chịu Việc chuyển giao rủi ro được thực hiện rõ nét nhất là giao kết các hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm, khi đó công ty bảo hiểm sẽ là người mua/ nhận rủi

ro từ phía doanh nghiệp Trong trường hợp này doanh nghiệp đã chuyển giao rủi có thể xảy ra cho công ty bảo hiểm gánh chịu nhưng lại đối mặt với rủi ro phát sinh khác có thể chấp nhận được là đóng phí bảo hiểm

Trong nội dung trình bày của luận văn này với đề tài tài: Quản lý rủi ro trong

nghiệp vụ Giám định - Bồi thường của Bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)“ các biện pháp chuyển giao rủi ro sẽ được trình bày chi tiết

tại Chương 3 với các nội dung chính: CTBH chuyển giao rủi ro trong nghiệp vụ giám định bồi thường bẳng cách chỉ định Các công ty giám định độc lập thực hiện việc giám định và lập báo cáo đề xuất bồi thường

1.1.6.4 Phân tán rủi ro

Là việc phân chia tổng rủi ro của doanh nghiệp thành các dạng khác nhau, từ

đó tận dụng sự khác biệt để bù trừ cho nhau Doanh nghiệp có thể thực hiện phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm,…

Cũng cần lưu ý rằng các quyết định về quản trị rủi ro, giống như tất cả các quyết định quản trị của doanh nghiệp, đều phải căn cứ trên việc phân tích giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp đối với mỗi kỹ thuật, phương pháp khả thi trong việc kiểm soát rủi ro doanh nghiệp

1.2 Khái quát chung về bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.1 Khái quát chung về bảo hiểm

1.2.1.1 Khái niệm bảo hiểm

Hiện nay, khái niệm về bảo hiểm được ghi nhận theo nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu và một trong các khái niệm được

Trang 26

ghi nhận khái quát hóa theo hướng chung nhất như sau:“Bảo hiểm là một hoạt động

dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo luật thống kê” (Nguyễn Văn Định 2008, tr 10)

1.2.1.2 Bản chất của bảo hiểm

Từ khái niệm được ghi nhận bên trên thì bản chất của bảo hiểm là: Hệ thống

các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi

ro bất ngờ gây ra cho người được bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục Có thể nói, khái niệm trên ít nhiều đã lột tả được bản

chất của bảo hiểm với các nội dung chính:

Thứ nhất quan hệ kinh tế: Doanh nghiệp đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo

hiểm

Thứ hai quỹ bảo hiểm: Công ty bảo hiểm xây dựng quỹ bảo hiểm dựa trên phí

bảo hiểm của toàn bộ doanh nghiệp (khách hàng) đóng phí

Thứ ba bù đắp tổn thất: Công ty bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường khi có tổn thất

xảy ra với NĐBH

1.2.1.3 Phân loại bảo hiểm

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm ngày nay đã trở nên hết sức đa dạng, phong phú Hiện nay trên thế giới có bốn (04) loại hình bảo hiểm, đó là: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại

Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức ngành bảo hiểm mà mỗi nước có thể triển khai tất cả hoặc chỉ triển khai một số loại hình trong số bốn (04) loại hình bảo hiểm nói trên

Trang 27

Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật là một trong các loại hình bảo hiểm Cơ bản của Bảo hiểm Thương mại, với các nội dung chi tiết được trình bày như dưới đây

i) Bảo hiểm xã hội

Theo Luật bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 thì bảo hiểm

xã hội là: “Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động

khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm

- Bảo hiểm xã hội tự nguyên bao gồm các chế độ: Hưu trí, tử tuất;

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định

ii) Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác

và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội Về cơ bản, loại hình bảo hiểm này mang đầy đủ tính chất của bảo hiểm xã hội Xã hội càng văn minh thì bảo hiểm y tế cũng ngày càng phát triển, bởi nhu cầu được bảo

vệ, được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh một cách bình đẳng là những nhu cầu chính đáng và có tính xã hội cao đối với mọi tầng lớp dân cư

iii) Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp cũng có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác và cũng có thể triển khai kết hợp với bảo hiểm xã hội Khi triển khai kết hợp, nó chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội Vì thế, mục đích, đối tượng và tính chất của bảo hiểm thất nghiệp cũng tương tự như bảo hiểm

xã hội

Trang 28

iv) Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng góp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng

Theo tính chất của bảo hiểm, bảo hiểm thương mại được phân ra thành hai (02) loại:

Loại hình thứ nhất là bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm các rủi ro có liên quan

đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ con người;

Loại hình thứ hai là bảo hiểm phi nhân thọ: là bảo hiểm các rủi ro thường độc

lập với tuổi thọ con người Trên thị trường thế giới cũng như tại Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ thường được chia thành 03 nhóm nghiệp vụ: (1) Bảo hiểm hàng hải (bảo hiểm cho tàu bè, hàng hóa chuyên chở bằng đường biển, ); (2) Bảo hiểm

TSKT (bảo hiểm cho tài sản, công trình, hàng hóa trên cạn, ); (3) Bảo hiểm Phi

hàng hải (bảo hiểm cho xe cộ lưu hành trên đường bộ, bảo hiểm sức khỏe con người,…)

1.2.2 Một số thuật ngữ trong bảo hiểm

1.2.2.1 Quy tắc, hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm

i) Quy tắc bảo hiểm (đơn bảo hiểm)

Quy tắc bảo hiểm chính là những quy định chung của mỗi một loại hình bảo hiểm và là một bộ phận không thể tách rời của HĐBH

Xét về nguyên lý bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm cũng như HĐBH được phân thành 2 loại: bảo hiểm mọi rủi ro (all risk) và bảo hiểm định danh (name risk)

Bảo hiểm mọi rủi ro: Là loại bảo hiểm cho tất cả các nguyên nhân loại trừ một

số nguyên nhân được quy định trong quy tắc Những nguyên nhân bị loại trừ là những nguyên nhân xảy ra thường xuyên, trái với bản chất của bảo hiểm là bất ngờ

Trang 29

và không lường trước được Các sản phẩm mọi rủi ro như: Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, mọi rủi ro xây dựng lắp đặt, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn cá nhân

Bảo hiểm định danh: là loại hình chỉ bảo hiểm cho một số loại rủi ro nhất

định Nếu nguyên nhân gây ra tổn thất không thuộc những nguyên nhân này thì công ty bảo hiểm sẽ không phát sinh trách nhiệm phải bồi thường Các sản phẩm bảo hiểm định danh như bảo hiểm cháy (A), nổ (B), giông bão (G), giông bão lụt (H), máy bay rơi…

Công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm có thể thỏa thuận điều chỉnh nội dung của quy tắc bảo hiểm bằng các điều khoản sửa đổi bổ sung và được ghi rõ trong HĐBH mà không thể trực tiếp sửa bộ quy tắc bảo hiểm này

ii) Hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm

Theo Điều 12 của Luật kinh doanh bảo hiểm, HĐBH được định nghĩa như

sau: “HĐBH là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm,

theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

HĐBH có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm Cụ thể như sau:

HĐBH mang tính tương thuận: HĐBH được thiết lập dựa trên sự chấp thuận

của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội

HĐBH là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền

của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm

Trang 30

HĐBH có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì

cho dù HĐBH được giao kết nhưng chỉ phát sinh nghĩa vụ chính của phía NĐBH là đóng phí bảo hiểm, nhưng nghĩa vụ của CTBH chưa phát sinh là chi trả bồi thường

HĐBH có tính chất tin tưởng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa CTBH và NĐBH

được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau

HĐBH có tính chất phải trả tiền: Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí

bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra

HĐBH có tính chất gia nhập: HĐBH là một hợp đồng theo mẫu Quy tắc bảo

hiểm do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào

HĐBH có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một

thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm) Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là HĐBH sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp

Trong đặc thù của ngành bảo hiểm có phát sinh giấy chứng nhận bảo hiểm là bản tóm tắt các nội dung chính trong HĐBH với các thông tin chính của HĐBH như: tên, địa chỉ, số tiền tham gia bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, mức miễn thường, phí bảo hiểm và danh sách tên các điều khoản bổ sung…

1.2.2.2 Người được bảo hiểm, và người thụ hưởng

Theo Điều 3 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thì NĐBH và Người thụ hưởng được định nghĩa như sau:

“Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng

Trang 31

Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.”

Trong bảo hiểm TSKT thường NĐBH là tổ chức, doanh nghiệp và cũng chính

là người thụ hưởng Trong một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, dự án đầu tư…thì người thụ hưởng sẽ được chỉ định là chủ đầu tư hoặc ngân hàng ho vay vốn

Ngoài ra, trong loại hình bảo hiểm TSKT thì NĐBH sẽ được liệt kê nhiều bên

có liên quan để đảm ghi nhận đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các bên đối với HĐBH

1.2.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền và hình thức bồi thường

i) Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trên HĐBH và là mức trách nhiệm cao nhất CTBH sẽ bồi thường cho bên mua bảo hiểm (NĐBH) khi có tổn thất xảy ra

Số tiền bảo hiểm có thể khác giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm, và đây là giá trị mà NĐBH khai báo và mong muốn CTBH sẽ bảo hiểm cho tài sản của mình ii) Phí bảo hiểm

Quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng được hình thành từ hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của DNBH Hoạt động cung ứng này dựa vào nhu cầu chuyển giao rủi ro từ người mua bảo hiểm sang DNBH Để gánh chịu tổn thất thay cho bên mua bảo hiểm, DNBH phải có khả năng tài chính đủ mạnh để chi trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết

Trên thực tế, khả năng tài chính này không thể tự bản thân DNBH có được mà phải dựa trên cơ sở đóng góp mang tính cộng đồng của những người tham gia bảo hiểm Chính vì lẽ đó, khi yêu cầu DNBH cấp bảo hiểm, bên NĐBHH sẽ phải trả những khoản phí nhất định để DNBH sử dụng khoản tiền này duy trì được hoạt động kinh doanh của mình

Trang 32

Theo Điều 3 của Luật kinh doanh bảo hiểm, thì phí bảo hiểm: “Phí bảo hiểm

là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”

Phí bảo hiểm được ghi nhận bằng cách tính theo tỉ lệ với số tiền bảo hiểm được khai báo, hiện tại trên thị trường bảo hiểm TSKT đang áp dụng hai (02) phương pháp tính phí bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm cụ thể:

- Phí ấn định: Được áp dụng đối với với một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, và tỷ lệ phí đã được Bộ tài chính quy định khung biểu phí

Ví dụ đối với bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc theo TT20-2010-BTC, tỉ lệ phí bảo hiểm được quy định như sau:

Bảng 1.1 - Bảng kê phí bảo hiểm đối với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo thông

tư TT20-2010-BTC

- Phí tự định: Được CTBH định phí dựa trên các thông tin của tài sản được bảo hiểm như mức độ rủi ro, giá trị, lịch sử tổn thất…

iii) Số tiền và hình thức bồi thường

Số tiền bồi thường là mức trách nhiệm bồi thường của DNBH cho NĐBH trong trường hợp có tổn thất xảy ra Số tiền bồi thường được xác định trên cơ sở chi phí khắc phục tổn thất, số tiền tham gia bảo hiểm và những điều khoản, điều kiện

Trang 33

của Hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật Có thể ghi nhận một số nguyên tắc xác định số tiền bồi thường chính như dưới đây:

- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm

- Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

- Trả tiền bồi thường tương đương với giá trị khắc phục thực tế mà NĐBH

đã chi trả cho các đơn vị sửa chữa thực hiện công việc sửa chữa/ thay thế tài sản thiệt hại Đây là hình thức bồi thường được thực hiện trên thị trường do tính thuận tiện và phù hợp với thực tế

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền Sau khi đã hoàn thành việc bồi thường cho NĐBH thì CTBH sẽ thực hiện các công việc thu hồi và truy đòi tới bên thứ 3 nếu có phát sinh thông qua việc thu hồi hoặc bán thanh lý các tài sản thiệt hại cũng như yêu cầu NĐBH chuyển quyền yều bồi thường tới Bên thứ 3 nếu nguyên nhân tổn thất có phát sinh từ sự chủ quan của

Trang 34

nhận các nội dung sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm Điểm loại trừ này sẽ được ghi nhận theo ba (03) tiêu chí lớn đó là:

Thứ nhất là loại trừ chung: Hầu như bất kì loại hình bảo hiểm Tài sản kỹ thuật

đều ghi nhận loại trừ đối với các nguyên nhân mang tính rủi ro đạo đức hoặc tổn thất thảm họa có giá trị vô cùng lớn ví dụ như: Hạnh động ác ý của NĐBH, chiến tranh xâm lược, bính biến nổi dậy, tước quyền sở hữu cả chính quyền hợp pháp

Thứ hai là loại trừ về nguyên nhân: Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường

cho các tổn thất, thiệt hại đối với tài sản phát sinh từ các nguyên nhân được ghi nhận trong điểm loại trừ

Ví dụ trong điểm loại trừ 1.a.i và 1.b.ii của quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro ghi nhận:

1 Tổn hại cho tài sản được bảo hiểm gây ra bởi:-

- (a) (i) thiết kế sai, khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc tay nghề kém, khuyết tật ẩn tỳ, hư hỏng dần, biến dạng hoặc hao mòn do quá trình sử dụng;

- (b) (ii) ăn mòn, gỉ, điều kiện cực đoan hoặc sự thay đổi của nhiệt độ,

độ ẩm, khô của thời tiết, mục nát, nấm mốc, hao hụt, bốc hơi, mất trọng lượng, thay đổi màu sắc, mùi vị, chất liệu hoặc bề mặt, hư hại do tác động của ánh sáng, sâu bọ, côn trùng, trầy sướt

Thứ ba là loại trừ về tài sản: CTBH sẽ không bồi thường cho các tài sản bị tổn

thất, thiệt hại cho dù phát sinh từ bất kì nguyên nhân nào

Ví dụ trong điểm loại trừ 6.a của quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro ghi nhận

6 Tổn hại cho:

(a) tiền, séc, tem phiếu, chứng khóan các loại, khế ước, thẻ tín dụng, các loại trang sức quý, đá quý, kim loại quý, vàng nén, lông thú, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, trừ khi chúng được xác nhận là được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm này, và khi đó sẽ được bảo hiểm cho những rủi ro nêu dưới đây;

ii) Hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm

Trang 35

Để HĐBH tài sản – kỹ thuật có hiệu lực hay nói cách khác tổn thất được xác nhận thuộc phạm vi bảo hiểm thì ngoài việc xem xét tổn thất phát sinh thực tế thuộc rủi ro được bảo hiểm cũng như không thuộc điểm loại trừ của HĐBH thì Luật kinh doanh bảo hiểm, điều 15 còn yêu cầu các điều kiện sau:

Điều 15 Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

1 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ

phí bảo hiểm;

2 Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

3 Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

1.2.2.5 Mức miễn thường, bảo hiểm dưới giá trị và trên giá trị

Đối với việc xem xét bồi thường cho tổn thất về TSKT bất kì thường số tiền bồi thường sẽ có trênh lệch với số tiền khiếu nại (giá trị khắc phục thực tế) các điều kiện điều khoản của HĐBH như dưới đây

i) Mức miễn thường

Mức miễn thường được ghi nhận trong HĐBH là giá trị mà NĐBH sẽ phải tự chịu (tự bảo hiểm) cho mỗi và mọi tổn thất phát sinh sau khi đã áp dụng tất cả các điều kiện, điều khoản của hợp đồng này bao gồm cả điều kiện luật tỷ lệ (bảo hiểm dưới giá trị), với ý nghĩa giúp NĐBH nâng câp cao ý thức bảo vệ tài sản, chế các tổn thất phát sinh cũng như giảm thiểu công việc giải quyết khi phát sinh các tổn thất nhỏ, không đáng kể so với chi phí hành chỉnh xử lý và giải quyết tổn thất Đối với thị trường hiện tại thì mức miễn thường còn là tiêu chí quan trọng để điều chỉnh tỷ lệ phí bảo hiểm cho mỗi hợp đồng bảo hiểm tài sản do vậy để tạo sự canhjt tranh lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm thì đối với loại hình bảo hiểm bắt

Trang 36

buộc cho tài sản (Cháy nổ bắt buộc theo TT20-2010-BTC) có quy định khung giá trị mức miễn thường cho các HĐBH cụ thể theo giá trị tài sản tham gia bảo hiểm

Bảng 1.2 - Bảng kê mức khấu trừ tối thiểu đối với bảo hiểm cháy nổ bắt

buộc theo thông tư TT20-2010-BTC

Bảo hiểm dưới giá trị và bảo hiểm trên giá trị là những khái niệm chỉ áp dụng đối với HĐBH tài sản và đã được quy định chi tiết trong Luật kinh doanh bảo hiểm, điều 42, điều 43 và được tóm tắt như dưới đây:

ii) HĐBH tài sản dưới giá trị

Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng

Trong trường hợp HĐBH tài sản dưới giá trị được giao kết, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng

iii) HĐBH tài sản trên giá trị

Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị

Trang 37

Trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm Mục đích của quy định số tiền bồi thường không được lớn hơn giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm là để tránh việc người mua bảo hiểm cố tình phá hoại tài sản để được bồi thường nhiều hơn giá trị tài sản đang có

Để tránh thiệt thòi cho người mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định DNBH phải trả lại cho người mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đóng thừa nếu họ trót mua bảo hiểm trên giá trị

1.2.2.6 Đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

i) Đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một dịch vụ giữa nhiều CTBH với nhau, trong đó có một CTBH đứng đầu và các CTBH đồng bảo hiểm Khi tổn thất xảy ra, mỗi nhà đồng bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường theo tỷ lệ đồng bảo hiểm của mình (%) tương ứng với tỷ lệ khoản khoản phí bảo hiểm trên tổng phí bảo hiểm mà NĐBH phải chi trả

Tỷ lệ đồng bảo hiểm của mỗi CTBH phụ thuộc vào khả năng tài chính và đánh giá về mức độ rủi do được chính CTBH đó quyết định

Đối với loại hình bảo hiểm TSKT do tính chất giá trị tham gia bảo hiểm hay giá trị bồi thường rất lớn, hay nói cách khách mức độ rủi ro cao nên trong mỗi HĐBH sẽ có đồng bảo hiểm Trong đó CTBH đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm thu xếp dịch vụ, điều kiện điều khoản của HĐBH, giải quyết bồi thường, hoặc các tranh chấp phát sinh sau đó các CTBH đồng bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ thực hiện các quyết định của CTBH đứng đầu

Bên cạnh các yếu tố tích cực của việc thực hiện đồng bảo hiểm như chia sẻ rủi

ro, cơ hội lựa chọn nhiều CTBH…thì cũng có các yếu tố tiêu cực như khó thống

Trang 38

nhất về điều kiện điều khoản của HĐBH, hay giải quyết bồi thường hoặc các CTBH

sẽ phải chia sẻ doanh thu (phí bảo hiểm)

ii) Tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà doanh nghiệp đó đã chấp nhận đảm bảo

Khi tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho khách hàng, sau

đó nhận khoản bồi thường từ công ty nhận tái bảo hiểm Đây là một nghiệp vụ được thực hiện giữa các nhà bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm, không liên quan đến NĐBH Hầu hết trong mọi trường hợp, tái bảo hiểm được thu xếp trước khi người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm

1.2.2.7 Trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là hành vi của cố tình gian dối, lừa đảo người tham gia bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền từ DNBH mà đáng lý ra họ không được hưởng Trục lợi bảo hiểm rất đa dạng, dưới nhiều hình thức Ngành bảo hiểm trên thế giới thông thường chia hành vi trục lợi làm hai dạng: Trục lợi cứng và trục lợi mềm

Trục lợi cứng là hành vi cố tình lập hồ sơ khiếu nại cho một vụ tổn thất không

có thật hoặc cố tình tạo ra một vụ tổn thất, tự phá hủy tài sản để đòi bồi thường bảo hiểm

Trục lợi mềm là hành vi người được bảo hiểm khai tăng khiếu nại hợp pháp

của họ hoặc kê khai không trung thực tình trạng tài sản tham gia bảo hiểm trước khi

ký HĐBH nhằm mục đích hưởng lợi bất hợp pháp như được hưởng một mức phí bảo hiểm rẻ hơn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo hiểm Tuy nhiên, có thể kể đến một số nguyên như sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật

không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý hoặc hình phạt nhẹ nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận

Trang 39

Nguyên nhân thứ hai: Việc trao đổi thông tin giữa các DNBH còn hạn chế nên

khi NĐBH tham gia bảo hiểm cho cùng một đối tượng tài sản ở nhiều nơi vẫn có thể nhận bồi thường nhiều lần ở các nơi đó;

Nguyên nhân thứ ba: Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu

kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm Nhiều người dân nhận thức còn rất mơ hồ về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giống như quỹ phúc lợi Cho nên đã có rất nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyền lợi bảo hiểm;

Nguyên nhân thứ tư: Do sự cản trở về không gian địa lý dẫn tới việc khó hoặc

chậm tiếp cận hiện trường tổn thất, dẫn tới NĐBH có thể thay đổi hiện trường, diễn biến tổn thất, mức độ thiệt hại để đạt được những tình tiết có lợi;

Nguyên nhân thứ năm: Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm

hoặc đại diện của công ty bảo hiểm Họ có thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng lợi dụng các kẽ hở về giấy tờ, về thủ tục giám định, bồi thường để trục lợi Cán bộ của công ty bảo hiểm cũng có thể tiếp tay cho khách hàng để cấp các HĐBH sau khi tổn thất đã xảy ra;

Hậu quả của trục lợi bảo hiểm là vô cùng lớn Có thể kể đến một số hậu quả

do trục lợi bảo hiểm gây ra như sau:

- Đối với DNBH, hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí còn tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp;

- Đối với khách hàng, những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi bởi vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra Do vậy doanh nghiệp nào có nhiều vụ gian lận thì sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm;

- Đối với xã hội, gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán bộ, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và

Trang 40

thiếu sự công bằng Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội

1.2.3 Doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.3.1 Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, điều 3.5 giải thích từ ngữ, đã định nghĩa về doanh nghiệp bảo hiểm với nội dung: “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.”

Như vậy ngoài đặc điểm cơ bản của một doanh nghiệp dịch vụ là tối đa hóa lợi nhuận thì DNBH còn có các đặc điểm nổi bật khác

Đặc điểm thứ nhất: DNBH là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của người được

bảo hiểm,

Đặc điểm thứ hai: Có trách nhiệm chi trả bồi thường (bằng tiền hoặc bằng tài

sản) cho NĐBH hoặc người thụ hưởng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm (tổn thất phát sinh và không thuộc điểm loại trừ của HĐBH);

1.2.3.2 Các hoạt động chính của kinh doanh bảo hiểm

Với các đặc điểm cơ bản và khác biệt nêu trên, thì hoạt động của DNBH sẽ bao gồm hai (02) hoạt động chính dưới đây

Hoạt đồng thứ nhất: Hoạt động khai thác (hoạt động thu phí và ghi nhận rủi

ro bảo hiểm)

Hoạt động thứ hai: Hoạt động giám định – bồi thường khi có tổn thất phát

sinh

Trong nội dung nghiên cứu của luận này với đề tài “Quản lý rủi ro trong

nghiệp vụ Giám định - Bồi thường của Bảo hiểm tài sản kỹ thuật tại Công ty bảo

hiểm Liên Hiệp (UIC)”, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động thứ hai (02)

của Kinh doanh bảo hiểm, các nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo của luận văn này

Ngày đăng: 08/10/2018, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Thu Thủy, Thị trường bảo hiểm thế giới 2013 và triển vọng 2014 – 2015, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm số 1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường bảo hiểm thế giới 2013 và triển vọng 2014 – 2015
2. Mai Ánh Dương, luận văn Thạc sĩ, Hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản - Kỹ thuật tại Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ánh Dương, luận văn Thạc sĩ
3. Nguyễn Văn Định, Giáo trình bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bảo hiểm
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
4. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
5. Phạm Thị Định, Nguyễn Văn Định, Giáo trình kinh tế bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế bảo hiểm
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
6. Quốc hội, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010, Luật số 61/2010/QH12 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kinh doanh bảo hiểm 2010
7. Quốc hội, Luật dân sự 2015, Luật hình sự 2015 với các sửa đổi bổ sung 8. UIC, Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội 2013 ÷ 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật dân sự 2015, Luật hình sự 2015 với các sửa đổi bổ sung" 8. UIC, "Báo cáo kết quả kinh doanh
9. UIC, Báo cáo tổng kết giám định bồi thường, Hà Nội 2013 ÷ 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết giám định bồi thường
10. UIC, Quy trình bồi thường, Hà Nội 2016; Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình bồi thường
11. Capgemini, Global Trends in Non-Life Insurance: Policy Administration, xem 20.03.2015, <https://www.capgemini.com/resource-file-access/resource/pdf/Global_Trends_in_Non-Life_Insurance__Policy_Administration.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capgemini
12. OECD, Global Insurance Market Trends 2014, xem 20.03.2015, <http://ww w.oecd.org/daf/fin/insurance/Global-Insurance-Market-Trends-2014.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: OECD, Global Insurance Market Trends 2014
13. Insurance Europe, European Insurance in Figures, Statistic No. 48, February 2014, xem 25.03.2015, <http://www.insuranceeurope.eu/uploads/Modules/Publications/european-insurance-in-figures-2.pdf>;Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Insurance" Europe, "European Insurance in Figures
14. Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam: https://webbaohiem.net/gian-lan-de-truc-loi-bao-hiem-bi-phat-den-100-trieu-dong.html Link
15. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: http://www.iav.vn/AllArticle/268/vi-VN/Default.aspx Link
16. Tổng công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC): http://www.uic.vn/gioi-thieu/ Link
17. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Trục lợi bảo hiểm 2013, 04.10.2013, <http://www.iav.org.vn/News/Item/ 1828/226/vi-VN/Default.aspx Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w