Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Độ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long". Mãi đến thời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Độ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ và vượt qua những chướng ngại nơi núi rừng,
Trang 1Võ thuật Thiếu Lâm Tự
Võ thuật thiếu lâm tự
Bí ẩn tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự
Bí quyết luyện công của Thiếu Lâm
Binh Khí của Thiếu Lâm
Trang 2Võ thuật thiếu lâm tự
NGUỒN GỐC:
Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Độ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long" Mãi đếnthời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Độ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ vàvượt qua những chướng ngại nơi núi rừng, sông biển đầy gian hiểm với hút dữ, cường sơn đạo tặc Từ đó hình ảnh võ thuật được xuất hiện nơi chốnthiền môn (Theo tài liệu giảng huấn của thiền sư Thiện Tâm, sáng tổ Võ Lâm Đạo Việt Nam 1930)
Vào năm 520, Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm, núi Tung Sơn huyện Đặng Phongtỉnh Hồ Nam Sau chín năm "Diện Bích Tham Thiền" nơi đây, ngài đã khai sáng cho Trung Hoa hai nền quốc kỹ tuyệt học và hình ảnh kỳ tài của ngài đượcsuy tôn bất diệt, như một sáng tổ của Thiền Tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự
Chính nhờ vào phép tham thiền "Diện Bích", một kỹ thuật "Quán Tâm trong tĩnh lặng" hay "mặc chiếu", tổ sư đã giác ngộ, cảm nhận được cái sức mạnhsiêu linh của tâm hồn nằm tiềm tàng trong cơ thể con người Cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện, để tập trung thức tỉnh
nó, sẽ trở thành một lợi khí dũng mạnh, bén nhạy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa
Do đó Bồ Đề Đạt Ma đã sáng tác ra môn "Tẩy Tủy", một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng Về sau, người ta gọi là "Nội CôngTâm Pháp", một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực, qua ba giai đoạn chính yếu: Điều Thân, Điều Tức, và Điều Tâm
Cũng như qua hình ảnh mệt mõi của các môn đồ không đủ sức chịu đựng trong những buổi tập thiền định đầy gió lạnh của mùa Đông băng tuyết, Bồ ĐềĐạt Ma sáng chế ra môn "Dịch Cân", một pháp môn ngoại dẫn áp dụng vào võ học nội công trung đẳng, gồm có 12 phép tập luyện thân thể nhằm pháthuy sức mạnh gân thịt, và đã thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các phủ tạng Do đó, môn "Dịch Cân" ngoài hiệu quảcường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong phủ tạng
Ngoài ra, Bồ Đề Đạt Ma còn truyền dạy cho tất cả môn đồ các cấp về "Thập Bát La Hán Môn", gồm có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏemạnh tây chân tự vệ
Sau đây, tác giả Quảng Từ Lão Ni đã đề cập đến Đạt Ma trong pho sách "Võ Thuật Tùng Thủ":
" Vào một sáng tinh sương mùa đông lạnh lẽo, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn
Từ trong tịnh thất, Đạt Ma Tổ Sư bừng tỉnh cơn thiền trong tiếng động mạnh của cánh cửa sổ bị gió thổi đập mạnh vào tường Ngài bước nhanh quathiền viện, thiền đường vắng lạnh trong không khí yên tĩnh siêu nhiên Gần ba chục môn đồ ngồi bất động như ba chục pho tượng nhập đại định, trong tưthế "Kiết già phụ tọa" Tổ sư quan sát toàn diện khung cảnh Mỗi người tuy phảng phất vẻ tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ sự cố gắng cùngcực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước Từng cơn gió lướt qua, nhiều người phải nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết liệt trong cửchỉ kềm chế tối đa Trời rét lạnh như băng đá, máu dồn lên đầu, gương mặt các môn đồ đều đỏ lên, khắc khổ Tổ sư chợt hiểu Vì không đủ nội lực phấnđấu với khí hậu, tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí.nên tất cả đều đang ở torng tình trạng khẩn trương, có thể dẫn đến nộithương, tổn hại nguyên khí, làm cản trở bước đường tu tập Tổ sư tự nghĩ: Ngài phải có trách nhiệm và hành động
Sau đó, mỗi ngày trong chương trình tu học, đầu có giờ tập luyện "Thập Bát La Hán Môn" và "Dịch Cân" do chính tổ sư giảng huấn."
Thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu từ đó Sau khi Bồ Đề Đạt Ma qua đời, các môn đồ Thiếu Lâm dựa vào 18 động tác căn bản của "ThậpBát La Hán Môn" và 12 phép tập vận động của "Dịch Cân" để khai triển thêm nhiều thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ
Mãi đến triều đại nhà Nguyên (1260 - 1368), Thiền sư Viên Trường Quang, tuổi năm mươi, trước khi gia nhập Thiếu Lâm Tự nguyên là một thanh niênkhỏe mạnh, giỏi võ nghệ, thuộc gia đình giàu có Viên Trường Quang dựa vào 18 thế căn bản "Thập Bát La Hán Môn" của Đạt Ma biến chế ra một hệthống quyền cước với bảy mươi hai thế căn bản gọi là "Thất Thập Nhị Quyền Công" Sau đó, Viên Trường Quang còn xuống núi hành hiệp vàkết giaovớinhiều danh sư để thử nghiệm ưu khuyết điểm của "Thất THập Nhị Quyền Công"
Một hôm, Viên Trường Quang được kết giao với một lão sư, Lý Thanh tuổi ngoài sáu mươi Trong trận đấu giao hữu, lão sư Lý Thanh vơi thân thủ nhanhnhẹn đã kềm chế được ngọn đá dũng mãnh của đối phương, đồng thời dùng thế song chỉ của hai ngón tay phải điểm huyệt, làm đau tê buốt bàn chân đácủa Viên Trường Quang
Sau đó, Lý Thanh giới thiệu Viên Trường Quang với Bát Dự Phong, một người bạn thân của ông tuổi năm mươi, đương kim vô địch võ thuật nổi danh lúcbấy giờ tại các vùng Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc Ba người bạn gặp gỡ tâm đầu ý hợp Cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm ngày đêm nghiên cứu võ thuật.Với căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và "Thất Thập Nhị Quyền Công" của Thiếu Lâm, ba người cùng hợp tác chế thêm một trăm bảy mươi động táccăn bản quyền cước, được phỏng theo đặc tính và bộ pháp chiến đấu của "Linh Thú Ngũ Hình" như: Long Hổ, Báo, Xà, Hạc Tất cả đã tạo nên một nềntảng sơ khởi cho võ thuật Thiếu Lâm, được truyền bá rộng rãi từ xưa đến nay
Kỹ thuật huấn luyện:
Võ thuật Thiếu Lâm được người Trung Hoa xem là "ngoại gia quyền" vì được du nhập từ nước ngoài (Ấn Độ) vào, do Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo tạichốn thiền môn nhằm để tăng cường sức khỏe thân tâm, và tự vệ Ngoài việc tập luyện võ thuật, môn sinh còn phải tuân hành mười điều tâm niệm sauđây:
1 - Phải chuyên cần tập luyện võ thuật
2 - Chỉ được dùng đến võ thuật trong trường hợp phải tự vệ
3 - Phải giữ phép lịch sự và kính nhường với những bậc thầy và cao niên
Trang 34 - Phải đối xử tử tế, và có lòng thành tín với các đồng bạn
5 - không nên tự ý khoe khoang võ thuật trước mặt mọi người và không được nhận lời thách đấu của bất cứ ai
6 - Không bao giờ gây chiến trước
7 - Không nên dùng rượu và thịt
8 - Không làm việc tà dâm
9 - Không nên có những tánh: công kích, gian tham, và tự phụ
10 - Chỉ dạy võ thuật cho những người có đức hạnh tốt
Về kỹ thuật huấn luyện, tổng quát gồm có bốn bộ môn căn bản: Quyền cước, Binh khí, Nội ngoại Thần Công và Huyệt Đạo Kinh Mạch Trước tiên, bô mônquyền cước được xem là nền tảng sơ khởi trong việc huấn luyện võ thuật Sau đó, môn sinh mới được lần lượt học tập đến các bộ môn Binh khí (nhưcôn, thương, kích, đao, kiếm), môn Nội ngoại thần công (gồm các bí quyết tập kuyện công phu như khí công nội dẫn, ngoại công như ngạnh công vànhuyển công gồm có các phương pháp công phu luyện tập sức mạnh các ngón tay chỉ công: Nhất chỉ thiền, Long Trảo công, ngọa hổ công, luyện lực ởcạnh vàlòng bàn tay; Chưởng Công: Thiết sa Chưởng, Thôi sơn chưởng, Trúc diệp chưởng, luyện về khinh công và phi hành, luyện về Thiết quyền vàThiết tý, luyện về Thiết cước và Thiên cân trụy, luyện về những công phu đặc dị mình đồng da sắt, ), Môn Huyệt Đạo và Kinh Mạch (các phương phápđiểm và giải huyệt bí truyền áp dụng vào chiến đấu đã thương và cứu tử hoàn sanh)
Tất cả đều được truyền dạy lần lượt từ dễ đến khó, từ cấp bậc thấp lên dần cấp bậc cao hơn Về bộ môn quyền cước, khởi đầu từ cách tập đứng cácthế tấn căn bản đến di chuyển từ bước một (Bộ tấn pháp), đến các đòn thế căn bản đánh đỡ về tay (thủ pháp), và các thế đá căn bản hướng tới trước,phía sau, một bên phải trái (cước pháp) Dần dần tập luyện các bài quyền mẫu, các thế đánh đỡ tự vệ và giao chiến mẫu, từ các bài đấu luyện với nhau,
áp dụng từ đơn luyện đến song luyện Cầm Nả Thủ Pháp học cận chiến để bắt bẻ, khóa tay chân, và vật ngã đối phương Càng học lên cấp bậc cao, kỹthuật huấn luyện càng chứa nhiều thế phức tạp, đòi hỏi người môn sinh phải có lòng kiên nhẫn và khó nhọc
Tóm lại, võ thuật Thiếu Lâm mang những đặc tính căn bản như công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực, Về hình thức, quyền pháp di chuyển thườngtheo một đường thẳng tới lui, lên xuống, trước sau, trái phải Di chuyển căn bản theo bốn phương, tám hướng, với thân hình biến chuyển có lúc vữngchắc như núi thái sơn, có luc mềm dẻo linh động, nhanh nhẹn dũng mãnh như cuồng phong vũ bão Tất cả đều được phối hợp trong các tư thế đi, đứng,nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, nhào, Các đòn thế công hay thủ phải được rõ ràng, dứt khoát, thực dụng, sức mạnh là yếu tố chính yếu, tính uyển chuyển làphụ thuộc Trong các động tác không được rườm rà, hay khoa trương hoa dạng, để tránh phí sức lực Các thế tấn công thường nhắm vào các nhượcđiểm trên cơ thể của đối phương
Về sự huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" được quan niệm rằng đặc tính và bộ pháp chiến đấu của năm loài thú Long, Hổ, Báo, Xà, và Hạc lần lượt đượctượng trưng cho sự huấn luyện về tinh thần, bộ xương, sức mạnh, hơi thở, và gân thịt Năm yếu tố này cần được phối hợp lại thành một đồng nhất thể.Cũng như sự kết hợp cần phải có giữa cứng và mềm (nhu cương), trong và ngoài (nội ngoại), thể chất và tinh thần (thân tâm) Do đó, việc huấn luyện
"Linh Thú Ngũ Hình" đòi hỏi một sự cố gắng và kiên nhẫn cao độ, nhằm đạt đến sự ích lợi tối đa cho cơ thể của người tập luyện có những đức tính chínhyếu sau đây:
Thân pháp phải được vững chắc và linh động
Tâm pháp phải giữ được bình tĩnh
Khí pháp nên được điều hòa hơi thở
Nhãn pháp phải được trong sáng, để quan sát rõ ràng cuộc chiến
Quyền cước pháp phóng ra khéo léo, dũng mãnh và nhanh nhẹn
Đấu pháp phải biết dùng đến mưu trí trong mỗi tình thế, và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế: công, thủ, phản, biến, nhu, cương,khí, lực,
Tất cả là những yếu tố cần thiết trong việc huấn luyện để giúp cho môn sinh Thiếu Lâm giữ thế thượng phong, thủ thắng trước đối thủ
Trang 4Bí ẩn tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự
Năm 527, một vị cao tăng từ Ấn Độ tìm đến ngôi chùa Thiếu Lâm trên đỉnh Trung Sơn, Trung Quốc Ở đây ông đã xây dựng lên một „trung tâm" nghiêncứu, giái dục và phát triển võ thuật đầu tiên trên thế giới Đó là Sư Tổ Đạt Ma (còn gọi là Bồ Đề Đạt Ma) với môn phái Thiếu Lâm Tự
Trải qua gần 1500 năm tạo dựng và phát triển, với bao biến cố của lịch sử, Thiếu Lâm Tự cũng gặp nhiều thăng trầm, chùa bị đốt, bí kíp thất lạc Nhữngtuyệt kỹ võ công tuy đã thất thoát nhiều nhưng những gì còn lại vẫn làm đồng đạo võ lâm phải nể phục, giới khoa học phải lắc đầu bó tay không giải thíchnổi Những tuyệt kỹ ta tưởng như chỉ có trên phim ảnh thì các võ tăng Thiếu Lâm lại biểu diễn cho mọi người xem Ta có thể thấy một vị đại sư dùng lưỡiliếm lưỡi hái nung đỏ, nhà sư khác biểu diễn công phu Thiết Bộ Sam bằng cách để một đồng môn dùng thanh sắt vụt thẳng vào người mình cho đến khithanh sắt cứng có hình lưỡi câu Còn một tiểu hòa thưởng biểu diễn một môn „khí công thôi nạp" với một chiếc bát út trên bụng và ba người đàn ông lựclưỡng cũng không kéo được cái bát đã hút chặt vào bụng của anh ta
Các vĩ võ tăng hay biểu diễn các chiêu võ thuật – hay „đậu" trên ngọn côn Chắc các bạn không biết rằng đòn này lại xuất phát từ những người dânchài Chả là Thiếu Lâm Tự nằm trên phần đất miền Nam TQ, nơi đây có nhiều con sông lớn là nơi mà nghề sông nước phát triển và gần TLT là sôngHoàng Hà cũng là một con sông rất lớn Hình ảnh những người sống trên sông có thể dễ dàng nhảy qua những khoảng cách khá xa từ thuyền nọ sangthuyền kia chỉ bẳng cách bám vào cây sào chống thuyền đã giúp các nhà sư Thiếu Lâm – sáng tạo ra nhiều chiêu thức mới với cây côn của mình (giốngcây sào chống thuyền) Chiêu thức này dùng để chánh những cú tấn công dưới thấp và trả đòn từ trên cao xuống hoặc bay vọt qua đầu đối phương raphía sau Nói thì đơn giản như vậy nhưng để làm được như thế các võ tăng phải tập luyện rất vất vả, không phải cứ nhảy lên là được Người sử dụngphải thông thạo khinh công để có thể khống chế được không gian và thời gian „lơ lửng" trên không của mình, để không chỉ đá một cước mà còn đá xoaytròn nhiều cước trên không
„Thiết đầu công" và „Đại lực kim cương chỉ" – nội công và khí công – đại diện cho hai môn công phu Thiếu Lâm nổi tiếng
Triết đầu công – trồng cây chuối bằng đầu, ngoài việc phải có một cái đấu thép, nội công thâm hậu ra người võ tăng phải tinh thông khí công, anh ta phảidùng khí công để cân bằng trọng tâm giữ khí huyết vận động bình thường tránh trường hợp máu dồn quá nhiều về não
Đối với Đại lực kim cương chỉ cũng vậy nhưng không chỉ lấy thăng bằng trọng lượng và trọng tâm mà võ tăng còn phải vận khí về hai ngón tay để nó trởnên cứng rắn có thể đỡ được cả trọng lượng cơ thể ở trên Theo như các cao thủ Thiếu Lâm cho biết, nếu muốn rèn luyện cơ thể trở nên cứng rắn ngoàiviệc luyện tập theo những bài tập khắc nghiệt ra họ còn phải hỗ trợ bằng những bài thuốc ngâm và thuốc uống đặc biệt để „tôi" luyện cơ thể, nhờ vậy cáiđầu có thể đập vỡ và chồng gạch mà không sao; hai ngón tay có thể cắm ngập vào thân cây gỗ lớn rồi bóc ra từng mảnh gỗ Tuy nhiên họ vẫn chépmiệng tiếc rẻ bời giờ đây không còn ai thể hiện được kim cương chỉ bằng cách „trồng cây chuối" trên duy nhất một ngón trỏ Trước đây chỉ có Hải ĐăngThiền sư phương trượng của Thiếu Lâm làm được, nhưng từ khi ông mất (khoảng 10 năm) công phu này bị thất truyền Hy vọng một ngày gần đây kỳ tàiThiếu Lâm sẽ xuất hiện
Giờ đây khi khoa học đã phát triển nhưng các nhà khoa học vẫn phải bó tay trước môn phái Thiếu Lâm Tự đầy bí ẩn Họ không thể lý giải được nhữngcông năng đặc biệt của các võ tăng Thiếu Lâm thậm chí trước những bài tập được coi là bình thường của các võ tăng như đứng tấn nhiều canh giờ (1canh giờ = 2 tiếng) thậm chí ăn uống trong lúc đứng tấn; dùng dây lụa quàng qua cổ treo toòng teng trên cành cây dưới thời tiết lạnh vv vv
Trang 5Bí quyết luyện công của Thiếu Lâm
Bí quyết của võ phái này nằm trong câu khẩu quyết: "Khí nhiều hơn, tập luyện gian khổ hơn" Các nhà sư Thiếu Lâm đã thực hiện câu này từ nhiều thế kỷ
và những nhà vô địch của các võ phái cũng nằm lòng câu này
Trung Hoa còn một câu thành ngữ khác: "Khi bạn đã lên đến đỉnh, chỗ để bắt đầu lại là ở dưới đáy", có ý khuyên chớ nên coi thường và bỏ qua nhữngđòn thế căn bản Càng tập luyện chúng thuần thục, việc ra đòn càng chính xác, linh hoạt, hữu hiệu Ngoài ra, còn phát huy tốc độ ra đòn, sức mạnh và sựdẻo dai
Muốn cơ thể dẻo dai, phải tập vươn dãn bằng các động tác làm nóng người Với Thiếu Lâm, yêu cầu là môn sinh phải cúi gập người tới mức có thể
"hôn"các ngón chân ở hai tư thế đứng và ngồi
Thiếu Lâm dạy ba cấp độ về khí: Tui li (chuyển khí): môn sinh phải chuyển được khí lực ra tay chân khi tung đòn; Baofa li (tụ khí): tụ khí vào điểm chạm đòn
để gia tăng sức công phá; gun li (nén khí): dù ở cự ly gần vẫn có thể tung đòn
Một bí quyết nữa là tinh thần phải hoàn toàn thư giãn, thanh thản Lo âu, giận giữ, buồn rầu hay hưng phấn, vui vẻ đều là cảm xúc có hại, vì làm mất sựquân bình của cơ thể Tinh thần càng thanh thản, thể xác sẽ ở tình trạng hoàn hảo, tốc độ và sức mạnh của đòn tung ra sẽ đạt mức tối đa
Ba phần của cơ thể (đầu, mình, tứ chi) phải phối hợp hoạt động một cách tập trung để phát huy tối đa hiệu năng của đòn đánh Võ thuật Trung Hoa cũngnhắc đến hai sự hòa hợp ngoại và nội tại Ngoại tại là sự hòa hợp giữa tay với chân, vai với hông, chỏ với gối Nội tại là sự hòa hợp giữa tâm với thần,thần với khí và khí với lực Hai sự phối hợp này phải luôn đi với nhau vì mọi chuyển động của các cơ phận đều do mệnh lệnh từ não (tức là thần) Để đạtđược sự phối hợp này, hãy bắt đầu tập các đòn thế thật chậm, từ ý nghĩ đến từng mệnh lệnh cho tay, chân, vai, hông rồi tập nhanh dần lên
Tốc độ ra đòn sẽ tăng tiến dần theo số lần tập luyện Hãy tập zhi quan (đấm thẳng), bai quan (đấm móc), gou quan (đấm vòng) hàng trăm lần mỗi ngày:
cú đấm sẽ trở thành lưỡi gươm nhọn, nhanh, mạnh khủng khiếp
Đấu pháp cá nhân sẽ hình thành sau thời gian dài bền bỉ luyện quyền Sẽ không còn phân biệt đâu là công hay là thủ nữa mà thủ cũng là công và ngượclại Thời điểm tung đòn quyết định cũng sẽ được nhận biết tự nhiên, vì các đòn thế đã nhập tâm thì sẽ tuôn ra trôi chảy một cách bản năng
Trang 6Binh Khí của Thiếu Lâm
Môn Thiếu Lâm được xem là lãnh tụ của võ thuật Trung Quốc Thực ra, quyền thuật phái Thiếu Lâm chỉ nổi tiếng từ Trung Điệp đời Minh trở về saụ Đầuđời nhà Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm phát triển cực thi.nh
Trong niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, các nhà sư Hồng Kỷ, Hồng Chuyển nổi tiếng về côn và tiên Trình Xung Đẩu theo học với hai nhà sư này, có viết sách
"Thiếu Lâm côn pháp xiển tông" và "Thiếu Lâm tiên pháp xiển tông" Trong đời chính Đức nhà Minh, có người ở Từ Khê là Biên Trừng cũng học đượctinh nghĩa của võ thuật, bao gồm quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của võ phái Thiếu Lâm
Sang niên hiệu Sùng Trinh đời Minh, các nhà sư Thiếu Lâm là Hồng Ký, Hồng Tín theo lời mời của Thẩm Tuy Trinh ở Bình Hồ, đến Thái Thương để dạyquyền thuật và thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm cho binh sĩ Đến khi nhà Minh mất, các bậc cố lão, di dân cùng những người thuộc tông thấtnhà Minh trốn vào chùa Thiếu Lâm, gắng sức học tập võ nghệ, để mưu việc khôi phục đất nước Tất cả các tuyệt kỹ về quyền thuật và binh khí Thiếu Lâm
đã được đưa ra truyền dạy, gây cho nhà Thanh phải bao phen kinh hoàng
Những binh khí được liệt vào thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm, gồm:
-Môn binh khí liêm gồm có đao liêm, thương liêm và hổ trảo liêm (còn gọi là nhật nguyệt song bút) Trảo gồm có Kim long trảọ Quài có: Dương giốc quài,
Lý công quài và Tiên lặc quài (còn gọi là câu liêm quài)
-Riêng côn cũng có nhiều loại: trường côn, tề mi côn, đoản côn, tam khúc côn, nhị khúc côn, song côn
-Côn tiên gồm có: đơn tiên, song tiên, trung bình tiên, phương tiên, trúc tiết tiên, nhuyễn tiên
Cách vận dụng mười tám môn binh khí, đại để như thương và côn thuộc về một loại, bởi cách dùng côn và thương có nhiều chỗ giống nhau, nhưng vềđánh xuống (từ chuyên môn gọi là "đả") thì côn nhiều hơn thương Côn pháp của phái Thiếu Lâm còn kiêm luôn cả những đặc tính của thương và bổng,gồm 7 phần thương pháp, 3 phần bổng pháp Trong các loại côn pháp thì côn pháp của Thiếu Lâm là hay nhất Đến như lối hai tay cầm côn với bộ khẩuhướng vào nhau, gọi là âm thủ côn, chính là một lối côn đặc dị của Thiếu Lâm pháị
Theo sách "Kỷ hiệu tân thư" của Thích Kế Quang thì : "Thương có lối Lê hoa thương pháp của họ Dương cùng với lối đánh côn của họ Sa và họ Mã".Theo sách "Thiếu Lâm côn pháp" của Trình Xung Đẩu thì : "Côn có loại Đại tiểu dạ xoa của phái Thiếu Lâm, cùng Âm thủ côn của nhà họ Tôn"
Kích có hai loại khác nhau là trường kích và song kích Trường kích và câu liêm thương thuộc một loạị Kích và câu liêm thương thường nặng ở đầu nênlúc sử dụng không được linh động như thương Song kích thuộc một loại với song câu, song liêm
Đảng, xoa, ba thuộc về một loại đều là những võ khí ngăn trở địch tấn công mau chóng, nhưng dùng không được tiện lợi, nhanh nhẹn, dễ bị chậm chạp,không phải là người có sức mạnh thì không thể dùng được
Trúc tiết tiên, đơn giản, đơn đao thuộc về một loạị Song tiên, song giản, song đao thuộc về một loạị Lối đánh của tiên và giản là lối chém của đaọ
Đại đao, trảm mã đao thuộc về một loại với chùy, phủ (búa), đều là những võ khí nặng nề Ngày xưa, trong lúc hành quân, nếu trận của quân giặc quá kiên
cố, người ta thường chọn những người có sức mạnh cầm chùy dài, búa dài, đại đao hay trảm mã đao hăng hái xông lên mà phá giặc Nếu cá nhânchống nhau với đối thủ thì những võ khí nặng nề này không thích dụng lắm Các loại binh khí này chỉ có các phương pháp: ngạnh đả, ngạnh chước, ngạnhthung, chứ không có nhiều xảo pháp
Lối sử dụng quải có lúc dài, lúc ngắn làm cho kẻ địch khó đề phòng Câu liêm quài còn có phép mộc kéo đối thủ, nhưng rất khó sử du.ng
Kiếm được dùng từ xưạ Phàm các lối sử dụng về khí giới đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà rạ Bởi vì ngày xưa, các võ khí như qua, mâu, kích - đềudùng trong chiến trận hơn nữa lại còn dùng lối đánh nhau bằng xe - cho nên đánh, đâm, tiến thoái đều theo sự tiết chế, mệnh lệnh mà động thủ, không thểnhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa hay mang theo, thường rèn tập có thể tự vệ được Vả lại kiếmthường dùng đánh nhau dưới đất, vì vậy kiếm thuật rất dễ đến chỗ xảo điệu, vì nhiều người học và nghiên cứu, sáng tạọ
Trang 7Kiếm khác hơn đao ở chỗ đơn đao phía mũi rất nặng còn mũi kiếm thì nhe Vì vậy, dùng kiếm mau hơn là dùng đaọ
Các loại binh khí nói trên thường chỉ được truyền dạy trong các chùa Thiếu Lâm - cái nôi của môn võ Thiếu Lâm - hoặc trong các lò võ Thiếu Lâm lớn còn
đa số trong các lò võ và đại đa số người luyện tập môn phái Thiếu Lâm chỉ luyện tập các binh khí thuộc bộ Côn và bộ Kiếm và các dạng biến tướng củahai bộ nàỵ
Trang 8Đồng thời đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều đoá hóa kỳ tài "danh trấn giang hồ", xứng đáng bước vào ngôi vị Minh Chủ Võ Lâm, để giữ gìn hòa bình,không để võ lâm nổi sóng gió Và nhất là, hình ảnh các vị Đại sư, võ công thâm hậu, đạo đức cao siêu, luôn ra tay bảo vệ kẻ cô thế, xua đuổi kẻ hung tànbạo ác, đem lại yên bình cho quốc gia, cho dân tộc
Vậy Võ học Thiếu Lâm phát xuất từ đâu? Khi nào?
Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây.Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núiThiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự
Năm Thái Hòa thứ 19, Bắc Ngụy (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Bạt Đà, dùng để cư trú
mà hành đạo Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây
Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa
La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28 Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngàilên thuyền vượt biển sang trung Hoa Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1 tháng 10 năm Đinh Mùi Vua Lương Võ Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng đểhội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay Đạt ma Tổ Sư bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp
lô điệp quá giang) Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông Năm Hiếu Xương thứ ba, đời BắcNgụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng
và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập Vì thế, Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này Kết quả sau 9năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm
võ công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa
Theo "Tổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn" và "Bồ đề hành kinh" thì Bồ Đề Đạt ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sauTL), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Võ Đế Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyềnlại Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch CânKinh và Tẩy Thủy Kinh, không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núirừng, bịnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo
Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào đời Đường (618 - 907), sau khi 13 võ Tăng giúp Vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630) Lịch sử
võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông Võ Thuật Thiếu Lâm nguyênthuỷ có 18 thế chính yếu Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền Một thế kỷ sau, Giác Viễn Thượng Nhân mở rộng thành 72thế (thất thập nhị huyền công) Từ đó, trải qua các thời đại, các Đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càngphong phú và đồ sộ Đến đời nhà Minh, tùy theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà môn phái Thiếu Lâm chia làm hai hệ phái: Bắc phái (bắc cước) vàNam phái (Nam quyền) Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời Ngài Chí Thiện Thiền sư, không những võ học phát triển trong Tăngnhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ, cứu nguy giúp nước Chùa Thiếu Lâm bị hủy hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844 Chùa bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928 Điều may mắn là mỗilần cháy chùa chỉ bị hủy hoại một phần, ngay cả lần binh lính Mãn Thanh tấn công chùa Sau thời kỳ cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc coi võ thuật ThiếuLâm là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70
Như trên đã nói, các vị Đại Sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời Trong môn đồ Thiếu Lâm Tự,còn lưu truyền lời dạy của Đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: "Nếu có một kẻ nào đó, mà kẻ ấy là mộtngười vô đạo đức xin được truyền thụ võ công, Ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ ấy muốn dâng cho Ta ngàn vàng Con có thể biến đá thànhvàng, một khi con hấp thụ được võ thuật chân truyền từ Thiếu Lâm", và khi mà chúng ta được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì "con có thể xuyên quakim cang thạch bích Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực cần có và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi để con đủ can đảm Khi xoay mình phải nhanh
và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi mà thân người vẫn đúng tư thế, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánhtrăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã Rèn luyện
và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích "[1]
Như vậy, chúng ta thấy võ đức chính là linh hồn của võ thuật, việc tôn cao võ đức là truyền thống từ xưa đến nay của giới võ thuật Một vị võ sư, nội côngthâm hậu, võ công trác tuyệt mà không có võ đức, mang đầy tà tâm thì sẽ gây cho giang hồ nhiều sóng gió, chắc chắn bị võ lâm đồng đạo chê trách và bịtiêu diệt Còn vị được bầu làm Minh Chủ Võ Lâm thì không những võ công cao siêu mà còn có võ đức sáng ngời
Tiên sư nói: "Tập võ giả thượng đức bất thượng lực" nghĩa là, tập võ chuộng đức không chuộng sức Sức tuy đả thương người nhưng chưa chắc tâmphục, còn có đức tuy lực kém mà mọi người tâm phục khẩu phục Cho nên Đức là phẩm chất của người luyện võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một ngườimới học võ có thể đạt được chân công hay không.Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến việc huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một
hệ thống các quy định giới cấm, bắt buột người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: " truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền cho "; " người tậpluyện ấy khỏe thể xác, tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tậm sớm tối không được tùy ý ngưng nghỉ "; " lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh
Trang 9thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá "; " bình nhật phải tôn kính Sư trưởng, không được có hành vi chống cựhoặc ngạo mạn "[2] Như vậy, chúng ta thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tín, phản đối việc cậy khỏe đấu
đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải "lấy đức dày chở vật" cứu khốn phù nguy
Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái đểbiểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính người Thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta Ôm quyền chào còn gọi làmời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn, lễ độ, là bộ phận đạo đức trong quyền, là đầumối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ảnh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái Người tập võ không chỉ
ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời, tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay Trong võthuật có nhiều cách chào khác nhau, tùy theo môn phái, quốc gia; môn phái Phật gia thường chào hợp chưởng[3] Từ năm 1986, người ta chế định raquy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý "lấy võ kết bạn"; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại,chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võthuật
Luyện tập Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện Tục ngữ có nói : "Ngật đắc khổ trung khổ, phương vi nhânthượng nhân" nghĩa là, nuôi được cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc Thượng Nhân được Nên người học võ Thiếu Lâm phải bền lòngvững chí "Trời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bệnh vặt không nghỉ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngàynhư một, năm năm như một"
Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần.Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như : Thiết Sa Chưởng, Thiết Tý Chuyên
Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là "Quyền Thiền Nhất Thể" Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Thiền và Quyền,phương pháp cụ thể là lấy "tọa thiền công" làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các hình thức tọa thiền để luyện Tinh Khí Thần); thông qua tập trung tưtưởng (ý thủ đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều thân; thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo và võđức; thông qua tu tâm dưỡng tánh, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới "quyền thiền hợp nhất" Như thế quyền và thiền có mặt trongnhau, hỗ tương cùng nhau phát triển
Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắcriêng Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judophát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ.Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ ĐềĐạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết
Và dĩ nhiên, Võ học Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng là do các danh tăng Trung Hoa sang truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó pháttriển, cải biến phù hợp với người dân Việt Đó là Việt Võ Đạo (Vovinam)
Qua đây, chúng ta thấy những luồng sức mạnh tiết ra từ võ học, len lõi trong tâm khảm của mỗi con người, làm cho đời sống con người cao quý Tinhthần thượng võ được đề cao, nhất là đời sống được hiển bày, khiến con người đi đến với nhau trong niềm tin chân thật, trong sáng, chắc chắn quốc giahưng thịnh, dân tộc vinh quang
Trang 10Bồ Đề Lão Tổ Là Ai
Tổ sư Bồ đề đạt ma
Nhiều sử sách đã ghi chép lại cuộc đời của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, với những huyền thoại kỳ bí Xuyên qua những tài liệu: "Cao Tăng Truyện’ của NamSơn Đạo Tuyên, "Truyền Đăng Lục" của Thiền Sư Đạo Nguyên, và "Bích Nham Lục" của Phật Quả Viên Ngộ, những huyền thoại về ngài được ghi nhậnnhư: Đạt Ma vượt sóng biển qua Đông Độ, Đạt Ma cởi bè lau qua sông Dương Tử, Đạt Ma xách dép phi hành trên ngọn núi Thống Lãnh, Đạt Ma ngồithiền ngủ gục, cắt mí mắt, rơi xuống thành cây trà đầu tiên (từ đó xuất hiện Trà Đạo) … Tất cả những huyền thoại kỳ bí này nhằm để thi vị hóa sự tôn kínhtối cao của người đời, đối với cuộc đời ngang dọc của Bồ Đề Đạt Ma, một nhân vật siêu phàm, xuất chúng về đường tư tưởng và học thuật, một tâm hồnphóng khoáng, siêu thoát, phá chấp và nghịch đời Ngài đã hiên ngang chủ trương chống lại các triết thuyết theo danh số, giáo điều lúc bấy giờ Đó lànhững nét độc đáo của ngài Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã đi vào lịch sử nhân loại trong suốt 15 thế kỷ qua, bằng nhiều nghi án lịch sử quan trọng, bên cạnhnhững huyền thoại kỳ bí, đã khiến cho một số học giả Đông Tây đặt thành nghi vấn và phủ nhận về nhân vật, cuộc đời của ngài, như các học giả: PhùngHữu Lan (Trung Hoa), P Pelliot, Conze, … Trái lại, sự hiện hữu của ngài đã được chấp nhận qua nhiều sử sách, đại diện gồm có các học giả: Hồ Thích(Trung Hoa), Praboth Chandra Bagchi (Ấn Độ), Suziki (Nhật Bản), Watts, Hebert, Sasaki, Watanabe, Dumoulin, … và các sách "Lịch sử Phật Giáo TrungQuốc", sách "Võ Thuật Tùng Thủ" do tác giả Quảng Từ Lão Ni, tức là Tường Bình Công Chúa con vua Ung Chính đời nhà Thanh
Bồ Đề Lạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La (Bodhi Tara), con thứ ba của vua Chí Vương, thuộc giòng Sát Đế Ly, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc (vùngcao nguyên Dekkan), thuộc phía nam Ấn Độ
Bồ Đề Lạt Ma là pháp hiệu, được đặt khi bái sư với ngài Bát Nhã Đa La (Prajanatra), một tổ sư Thiền Tông đời thứ 27 của Ấn Độ Một hôm, Tổ gọi Bồ
Đề Lạt Ma đến truyền pháp và dạy rằng:
"Sáu mươi năm sau ngày ta viên tịch, đệ tử nên lưu hành sang Đông Độ Trung Hoa truyền đạo, vì môi trường hướng Đông rất thích hợp với Thiền Tông."Tiếp theo đó, Bồ Đề Lạt Ma được sư phụ truyền thụ y bát, để kế thừa nhiệm vụ Tổ Thiền Tông Ấn Độ đời thứ 28
Tại Ấn Độ, Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma nhận thấy niềm tin của Phật tử đã bị xáo trộn, vì sự phân hóa của Phật Giáo, gây nên bởi sáu đại môn đồ của ngài Phật
Đà Tiên, trở thành sáu tông phái khác nhau, với tư tưởng xa dần nguyên lý Phật giáo như: Hữu Tướng Tông, Vô Tướng Tông, Định Huệ Tông, Giới HạnhTông, Vô Đắc Tông, Tịch Tịch Tông
Do đó, ngài đã ra công thuyết phục được sáu vị lãnh đạo sáu tông phái này trở về nguồn chánh pháp đạo Phật Cũng như, ngãi đã cảm hóa được vua DịKiến tỉnh ngộ, vì vua tin vào các tà thuyết xúi dục, ngăn cấm sự bành trướng của Phật giáo Ấn Độ lúc bấy giờ
Để thực hiện lời di huấn của thầy mình, vào năm 517, Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma từ giả Ấn Độ, dùng thuyền vượt biển, trong ba năm, đến Quảng Châu, TrungHoa vào ngày 21 tháng 9 năm 520 (Canh Tý), triều Lương Võ Đế, niên hiệu Phổ Thông thứ bảy
Đến ngày mồng 1 tháng 10 năm 520 (Canh Tý), ngài được vua Lương Võ Đế triệu vào cung Kim Lăng giảng đạo Sau mười chín ngày thuyết giảng tạitriều đình, ngài thất vọng vì căn cơ của nhà vua và các triều thần không thể lãnh hội được những tư tưởng Thiền của ngài trong đề tài Đạt Ma Huyết MạchLuận gồm có: Phật Tâm, Phật Tánh, và Pháp Thân, … ngài tự thán với bài kệ sau:
"Nhất tiển tầm thường, lạc nhất điêu,
Cánh gia nhất tiển, dĩ tương thiêu
Trực quy thiếu thất, phong tiền tọa,
Lương chúa hưu ngôn, cánh khứ chiêu."
Dịch nghĩa tạm như sau:
"Mỗi mũi tầm thường, lạc chim điêu,
Mũi tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu
Trực chỉ Thiếu Lâm, ngồi vách đá,
Vua Lương thôi chớ, thỉnh cùng kêu."
Sau đó ngài cô đơn từ giã cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử, qua vùng Bắc Giang, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại chùaThiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý) đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Đế, niên hiệu Chánh Quang Nguyên TạiThiếu Lâm Tự, ngài ngồi im lặng, mặt hướng về vách đá để tham thiền nhập định Người đời lúc bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy
Bà La Môn ngồi nhìn vách (theo Cao Tăng Truyện)
Trong chín năm (9) "Diện Bích Tham Thiền", ngài đã tiếp độ và truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả (tức Thần Quang) Sau đó lần lượt được kề thừa đến vịLục Tổ thứ sáu (6) Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma viên tịch trong lúc ngồi tham thiền nhập định, vào ngày mồng 05 tháng 10 năm 529 Nhục thân được an táng tạichùa Đinh Lâm, núi Hùng Nhĩ, sau đó bài vị được thờ tại chùa Thiếu Lâm Tự (theo sách Bích Nham Lục) Sau đây là bia văn của Lương Võ Đế tưởngniệm ngài: "-Thấy như chẳng thấy Gặp như chẳng gặp Đối mặt như chẳng đối mặt Xưa đâủ Nay đâủ Oán bấy! Hận bấy!" Và bài tán:
" – Tâm có chăng? Sát nàng sớm lên diệu giác."
Để nhận được hình tướng của ngài, sử có ghi rằng:
"…Sau khi vua Hiếu Trang (con vua Hiếu Minh Đế, Hậu Ngụy) nghe Tống Vân thuật lại việc gặp mặt tổ, tại núi Thống Lãnh, vua liền chỉ thị Tống Vân, hợpcùng một số đại sư Thiếu Lâm Tự, để diễn tả lại các chi tiết về hình ảnh diện mạo của tổ, cho mười tám (18) nhà danh họa chân dung vẽ lại
Trang 11Theo sự diễn tả này, tổ có một thân hình cao lớn vạm vỡ, tướng đi đứng khoan thai lẹ làng Lần đầu tiên, xuất hiện ở bờ biển Trung Hoa, tổ mặc y phụcmàu vàng theo lối Ấn Độ Về sau, tổ hay dùng áo tràng kiểu Trung Hoa, đặc biệt, đầu thường phủ một chiếc khăn để cho sương gió Râu, tóc, lông ngực,lông tay của tổ mọc tự do, dầy đặc dị thường Chân trái có đeo chiếc vòng bạc, được gắn với bốn (4) chiếc chuông vàng nhỏ, tạo nên tiếng ngân vang,trong mỗi bước chân Hai tay luôn đeo chiếc vòng từ ngọc lớn rộng như miệng chén Mũi của tổ to lớn như chiếc mũi sư tử, miệng hay mím chặt, tạothành một đường cong, ẩn sau vùng râu rậm Tổ bị gãy mất hai chiếc răng cửa Đặc biệt nhất là đôi mắt, đa số người Ấn Độ đều có đôi mắt với tròngnâu hoặc đen, bên trong có hình xoắn ốc, trái lại, mắt tổ có màu xanh lỏ, to và có vẻ sâu thẳm như hư vô, không đáy Đôi mắt đó thường nhìn trừng trừngnhư đứng tròng bất động Nhìn ai giống như có một mãnh lực vô hình, khiến người ta xao xuyến, khiếp sợ
Sau nửa tháng, mười tám (18) bức chân dung đặc biệt về tổ được hoàn thành rất đẹp, trong nhiều tư thế khác nhau như đi, đứng hoặc ngồi Mỗi họa sĩtùy theo sở thích và khám phá của mình mà vẽ nên: Tổ vẫn vác chiếc gậy, có treo một chiếc dép, vai mang túi bụi đời, như lần cuối cùng Tống Vân gặptrên núi Thống Lãnh, nhưng chân không đạp lên cành lau, vượt sông Dương Tử, vào một chiều vắng bóng đò ngang độ khách Có bức vẽ tổ đứng sừngsững, trên hòn đá bên một gốc lão tùng cằn cỗi
Có bức vẽ tổ ngồi nhìn vách đá Trấn Võ Động, theo tích "Cửu Niên Diện Bích Tham Thiền" Có bức vẽ tổ nhìn thẳng trực diện, đôi mắt trợn trừng trừng,nhìn thẳng vào người đối diện, đứng ở góc cạnh nào xem, đều thấy tổ nhìn theo Có bức hình thấy tổ chìm trong mưa tuyết, đôi mắt nhìn vào hư vô Mỗibức chân dung là một tuyệt tác danh họa…nhưng Tống Vân cảm thấy thiếu một cài gì, không bao giò vẽ được Mười tám (18) bức họa như mười támxác không hồn, bất động, tuy vẽ Bồ Đề Đạt Ma, nhưng không phải Bồ Đề Đạt Ma Không ai có thể vẽ tổ trên giấy mực…Nếu có chăng? Bóng dáng của
tổ chỉ thành hình được theo tâm hồn tưởng tượng của mỗi người Mười tám (18) bức danh họa này được xếp vào kho tàng quốc gia."
Sau khi hưởng thọ được tám mươi chín (89) tuổi, ngài viên tịch vào năm 529, và để lại cho hậu thế hai công trình khai sáng: Thiền Tông và Võ Học, tạichùa Thiếu Lâm Tự Về sau, nhờ vào các vị sư tổ kế thừa, những thiên tài Trung Hoa, đã gia công phát huy đưa Thiền Tông Đạt Ma lên ngôi vị độc đáo,trong các tông phái Phật Giáo Đại Thừa Cũng như, môn võ học Thiếu Lâm Tự trở nên một quốc kỹ của Trung Hoa, một đại môn phái danh trấn giang hồ,mọi người kính nể, trong suốt mười lăm (15) thế kỷ qua, trên các nước Châu Á Hiện nay, thiền tông Đạt Ma và võ học Thiếu Lâm Tự đã được nhiềungười nghiên cứu và học tập, tại các quốc gia trên thế giới
Nếu muốn nói: - Thiền tông là tâm hồn, võ học là thể xác của Đạt Ma, do đó, sự xuất hiện của hai nền tư tưởng và học thuật này, chính là hiện tượng siêuhóa nghệ thuật thật sự của những con người Đạt Ma, tại Thiếu Lâm Tự Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi vời sựtôn kính cao cả, trong tâm tưởng của người đời